34 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .... Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá
Trang 33
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG 7
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 8
1.1 Tên chủ cơ sở 8
1.2 Tên cơ sở 8
1.2.1 Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án 8
1.2.2 Các thủ tục liên quan đến đất đai đã thực hiện 8
1.2.3 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần 9
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 9
1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở 9
1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 9
1.3.3 Tổng mặt bằng mỏ 20
1.3.4 Sản phẩm của cơ sở 22
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 23
1.4.1 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu cho máy móc hoạt động 23
1.4.2 Nhu cầu điện năng và nguồn cung cấp điện 23
1.4.3 Nhu cầu vật liệu nổ và nguồn cung cấp 23
1.4.4 Nhu cầu về nước và nguồn cung cấp 24
1.5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 25
1.5.1 Mô tả tóm tắt quá trình hoạt động của cơ sở 25
1.5.2 Chế độ làm việc 26
1.5.3 Tổ chức sản xuất, biên chế lao động 26
1.5.4 Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt 27
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 30
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 30
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 30
Trang 44
2.2.1 Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải 30
2.2.2 Môi trường không khí 32
2.2.3 Đối với tiếng ồn, độ rung 33
Chương III 34
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 34
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 34
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 34
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt 36
3.1.3 Xử lý nước thải 37
3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 39
3.2.1 Tại khu vực khai trường 39
3.2.2 Giảm thiểu bụi trong hoạt động chế biến 40
3.2.3 Giảm thiểu bụi trên đường vận chuyển 42
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 43
3.3.1 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý đối với CTR sinh hoạt 43
3.3.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý đối với CTR công nghiệp khác 44
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý CTNH 44
3.4.1 Công trình, biện pháp lưu giữ tạm CTNH 44
3.4.2 Các biện pháp xử lý CTNH 46
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 46
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 47
3.6.1 Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình hoạt động 47
3.6.2 Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình hoạt động 48
3.6.3 Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác 48
3.7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 60
3.8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 60
3.9 Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này) 62
3.10 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường 62
Trang 55
3.10.1 Kế hoạch 62
3.10.2 Tiến độ 63
3.10.3 Kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường 63
CHƯƠNG IV 67
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 67
4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 67
4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải 67
4.1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải 67
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với bụi, khí thải 68
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 68
CHƯƠNG V 70
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 70
5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 70
5.1.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ với nước thải sinh hoạt 70
5.1.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ với nước thải sản xuất là nước tháo khô mỏ 70
5.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí ô nhiễm 72
5.3 Kết quả quan trắc tiếng ồn 74
5.4 Kết quả giám sát ảnh hưởng nổ mìn 74
Chương VI 76
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 76
6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 76
6.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 77
6.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 77
6.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 77
6.2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở 77
6.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 78
Chương VII 79
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 80
PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 82
Trang 66
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 77
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các thông số của hệ thống khai thác 10
Bảng 1.2: Tổng hợp các thông số khoan nổ mìn 12
Bảng 1.3: Lượng nước mưa dự kiến rơi vào khu vực moong khai thác trong giai đoạn vận hành 16
Bảng 1.4: Tổng hợp kết quả tính toán lượng bốc hơi trên mặt bằng 17
Bảng 1.5: Tổng hợp kết quả tính lượng nước chảy vào dự án theo ngày mưa lớn nhất 17 Bảng 1.6: Bảng tính toán cân bằng nước phát sinh tại mỏ 17
Bảng 1.7 Bảng liệt kê thiết bị chủ yếu 18
Bảng 1.8: Tổng hợp diện tích các khu vực công trình mỏ 20
Bảng 1.9 Hiện trạng, nhu cầu sử dụng đất 21
Bảng 1.10 Bảng tổng hợp sản phẩm đá xây dựng sau chế biến của cơ sở 22
Bảng 1.11: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước 24
Bảng 1.12 Khối lượng các hạng mục cải tạo, PHMT của dự án 28
Bảng 1.13 Kết quả phân tích chất lượng nước tại suối Ngọt 31
Bảng 3.1 Kích thước bể tự hoại và bể chứa tập trung 38
Bảng 3.2 Danh mục các thiết bị phun nước giảm bụi tại mỗi trạm nghiền 41
Bảng 3.3 Bảng kê danh mục các loại CTNH phát sinh 44
Bảng 3.4 Bảng thống kê dụng cụ, phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại mỏ 59 Bảng 3.5 Các nội dung thay đổi so với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và Giấy xác nhận số 141/GXN-BTNMT ngày 30/11/2018 61
Bảng 3.6 Khối lượng các hạng mục cải tạo, PHMT của dự án 62
Bảng 3.7 Chi tiết các hạng mục cải tạo, PHMT đã thực hiện 65
Bảng 3.8 Bảng thống kê số tiền Chủ cơ sở đã ký quỹ theo quy định 65
Bảng 5.1 Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc nước thải sản xuất 70
Bảng 5.2 Thống kê kết quả quan trắc nước thải năm 2023 70
Bảng 5.3 Thống kê kết quả quan trắc nước thải năm 2022 71
Bảng 5.4 Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc bụi và các thành phần ô nhiễm không khí 72
Bảng 5.5 Kết quả quan trắc bụi và các thành phần ô nhiễm không khí trong phạm vi cơ sở 73
Bảng 5.6 Kết quả quan trắc tiếng ồn trong phạm vi cơ sở sản xuất 74
Bảng 5.7 Danh mục thông số quan trắc chấn động rung do nổ mìn 74
Bảng 6 1: Chi phí quan trắc môi trường 78
Trang 88
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1 Tên chủ cơ sở
- Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Thanh Tâm
- Địa chỉ văn phòng: khu phố Ông Trịnh, phường Tân Phước, huyện Tân
Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
- Người đại diện: Vũ Đức Thành Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Điện thoại: 84-64) 3852.466 Fax: (84-64) 3852.446
- Email: mythiphuong061014@gmail.com
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3500394076 đăng ký lần đầu
ngày 22/05/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 05 ngày 06/08/2018 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp
1.2 Tên cơ sở
- Tên cơ sở: Mỏ đá Lô 11A
- Địa điểm cơ sở: khu phố Ông Trịnh, phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu
1.2.1 Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số doanh nghiệp:
3500394076 đăng ký lần đầu ngày 22/05/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 05 ngày 06/08/2018 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp
- Giấy phép khai thác khoáng sản số 15/GP-UBND ngày 09/04/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc cho phép Công ty CP Thanh Tâm khai thác mỏ đá xây dựng Lô 11A núi Thị Vải
- Giấy chứng nhận đầu tư số 49121000450
- Thông báo số 970/SXD-QLXD ngày 13/04/2017 của Sở Xây dựng về việc cho
ý kiến thiết kế cơ sở Dự án điều chỉnh nâng công suất khai thác chế biến đá xây dựng
mỏ Lô 11A núi Thị Vải, tại xã Tân Phước, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Biên bản kiểm tra công tác PCCC ngày 21/11/2022 của Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
1.2.2 Các thủ tục liên quan đến đất đai đã thực hiện
- Hợp đồng thuê đất số 04/HĐTĐ ngày 21/01/2013 giữa UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Công ty CP Thanh Tâm kèm Quyết định số 2760/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc cho phép Công ty CP Thanh Tâm gia hạn thời gian thuê đất với hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền hàng năm tại xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ
Trang 9- Quyết định số 1661/QĐ-UBND ngày 22/06/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt Phương án cải tạo, PHMT bổ sung của Dự án “Đầu tư điều chỉnh nâng công suất khai thác – chế biến khoáng sản đá xây dựng mỏ đá Lô 11A núi Thị Vải, xã Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 103/GXN-BTNMT ngày 31/07/2019 do Bộ Tài nguyên Môi trường cấp đối với Dự án “Đầu tư điều chỉnh nâng công suất khai thác – chế biến khoáng sản đá xây dựng mỏ đá Lô 11A núi Thị Vải, xã Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH ngày 24/11/2009, mã số QLCTNH: 77.000366.T (cấp lần 01)
Quy mô của cơ sở
Tổng vốn đầu tư của dự án là 103.587.602.000 đ
Quy mô của cơ sở thuộc nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (Điều 7, 8, 9 và 10 Luật Đầu tư công; Phụ lục I phần phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công)
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở
Công suất khai thác: 750.000m3 đá nguyên khối/năm
1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở
1.3.2.1 Công nghệ khai thác
Các công đoạn của quy trình công nghệ khai thác đá xây dựng: Chuẩn bị khai
trường (phát quang thảm thực vật, xúc bốc tầng đất phủ đến bãi tập kết) khoan lỗ
(sử dụng máy khoan lớn 105 để khoan lỗ mìn) nổ mìn (nạp thuốc nổ loại Anfo
nhũ tương theo từng hộ chiếu, nổ mìn bằng phương pháp vi sai điện, khối lượng thuốc
nổ tối đa cho 1 hộ chiếu nổ mìn: 1.900 kg), những vị trí đá nứt nẻ nhiều, độ cứng thấp
sử dụng đầu đập thủy lực phá đá trực tiếp và để phá đá quá cỡ nhằm đảm bảo kích
thước phù hợp của hàm đập Xúc đá nguyên khai lên xe (bằng máy xúc) Vận chuyển đá nguyên khai về khu vực chế biến (bằng ô tô tự đổ) nghiền sàng đá liên
hợp (tổ hợp nghiền sàng) Sản phẩm (đá 4x6, 1x2, 0x4, đá mi) Bãi lưu chứa tiêu thụ sản phẩm;
a Hệ thống khai thác
Trang 10lộ thiên
Bảng 1.1 Các thông số của hệ thống khai thác
Giá trị Công suất 750.000
m 3 /năm
Công suất 450.000
9 Bề rộng mặt tầng công tác tối thiểu Bmin m 50 40,5
Nguồn: Thiết kế cơ sở của dự án
b Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác-chế biến ĐXD của cơ sở
Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác-chế biến ĐXD của cơ sở và các yếu tố tác động như sau:
Trang 1111
Hình 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác-chế biến ĐXD và các yếu tố tác
động môi trường
- Bóc đất tầng phủ: Theo công nghệ xúc bốc bằng phương tiện cơ giới Khối
lượng đất tầng phủ, đá phong hóa một phần sẽ được sử dụng để đắp đê, duy tu nội bộ; phần còn lại bán trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu làm VLSL hoặc đưa về bãi thải tạm trong ranh khai trường rộng 16.930m2 để chờ bán
- Bụi, ồn -Chất thải rắn
Bóc tầng đá phong hoá bằng máy khoan
nổ mìn
Khoan khai thác bằng khoan lớn
105
Nổ mìn làm tơi bằng phương pháp nổ vi sai phi điện
Xử lý đá lớn bằng búa đập thủy lực
Xúc đá nguyên liệu bằng máy đào
Vận tải từ gương khai thác lên khu chế biến bằng ô tô tự đổ
Nghiền sàng đá bằng bộ nghiền sàng liên hợp
đá vệ sinh
Trang 1212
- Công nghệ khoan nổ mìn:
Công tác khoan nổ mìn tại mỏ bao gồm:
- Nổ mìn lỗ khoan lớn 105mm: để khai thác đá và bóc tầng đá phong hóa - Nổ mìn lỗ khoan nhỏ sử dụng sử dụng máy khoan con lắp cần 36-42mm để làm đường vận chuyển, tạo gương khai thác, cải tạo sườn tầng và phả mô chân tầng
Phương pháp nổ mìn áp dụng tại mỏ Lô 11A: Sử dụng phối hợp cả 2 phương pháp :
+ Nổ mìn vi sai phi điện: nổ mìn vi sai phi điện, 4 hàng mìn, mạng nổ hình tam giác đều hoặc hình vuông (tùy thuộc vào điều kiện thực tế và vị trí thi công mà có thể
bố trí số hàng mìn lớn hơn hoặc nhỏ hơn 4 hàng)
+ Nổ mìn kíp vi sai điện trải mặt kết hợp dây truyền nổ xuống lỗ khoan
Phương án đấu ghép mạng nổ: Sử dụng phương án vi sai qua hàng qua lỗ, vì sai hình ném tam giác, nêm hình thang Đặc biệt với những bãi bắn khi đến biên giới kết thúc sẽ áp dụng phương án bắn mìn tạo liên
- Thuốc nổ và phương tiện nổ sử dụng cho mỏ được lấy theo danh mục quy định của Bộ Công thương và quy định về quản lý sử dụng VLN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Vật liệu nổ được nhà cung ứng cung cấp tại khai trường nên tại mỏ không bố trí kho chứa VLN
6 Lượng thuốc nổ cho một lỗ khoan
2,46
7 Lượng thuốc nổ cho 1m dài lỗ khoan G kg/m 9,0 1,12
8 Chiều dài lượng thuốc
Trang 13LK 36-42
mm
Nguồn: Thiết kế cơ sở của dự án
Hiện nay cơ sở được phép sử dụng VLN công nghiệp theo Giấy phép số ATMT ngày 14/12/2021 do Bộ Công thương cấp, một số nội dung chính như sau:
84/GP-1 Địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: tại mỏ đá xây dựng Lô 11A, thuộc
xã Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2 Điều kiện khác: Chỉ được tiến hành nổ mìn khi đã có quyết định bàn giao mặt bằng của chính quyền địa phương đảm bảo hành lang an toàn nổ mìn
3 Thực hiện đúng các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu
nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và những quy định pháp luật có liên quan
+ Giấy phép này có giá trị đến ngày 31 tháng 12 năm 2023
- Phá đá quá cỡ:
Việc phá đá quá cỡ sẽ dùng búa đập lắp đặt trên máy xúc thuỷ lực gầu ngược
- Xúc bốc tại khai trường:
Sử dụng máy đào để phục vụ cho quá trình xúc bốc đất phủ và đá nguyên khai trong mỏ
Trang 1414
lượng vận chuyển tại mỏ bao gồm: vận chuyển tầng phủ (đá phong hóa và đất phủ) và
đá hộc nguyên khai về khu chế biến
1.3.2.2 Công tác tháo khô và thoát nước mỏ
a Tại khu vực SCN, văn phòng và bãi thải tạm
Mặt bằng sân công nghiệp được xây dựng tạo độ dốc 1-2% để lượng nước chảy
về mương thoát nước quanh sân công nghiệp sau đó dẫn về hố lắng để lắng lọc, xử lý
Cụ thể như sau:
+ Đã xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mặt từ trung tâm khu vực chế biến và một phần diện tích khu vực phía Tây mỏ là hệ thống mương hở có tổng chiều dài 360m, rộng 1,2-1,5m, sâu 1,5m dẫn nước về hố lắng thứ cấp 1 có dung tích khoảng 207m3 (kích thước dài 23m, rộng 4-6m, sâu 1,5m)
+ Đã xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mặt tại khu vực phía Đông khu vực chế biến là hệ thống mương hở có tổng chiều dài 250m, rộng 1,8-2,5m, sâu 1,2m dẫn về hố lắng SCN
+ Đã xây dựng 1 hố lắng tại khu vực SCN (phía Nam khu mỏ) có dung tích 1.875m3 (kích thước dài 25m, rộng 15m, sâu 5m) để thu gom toàn bộ nước thải từ hố lắng thứ cấp 1 và hố lắng thứ cấp 2
b Tại khu vực khai trường
- Công ty thực hiện đào rãnh nước ngăn nước mặt chảy tràn vào moong khai thác; tổ chức thu gom nước chảy tràn phát sinh trên toàn mỏ về hồ lắng đã xây dựng tại đáy moong để xử lý trước khi bơm thoát nước theo mương dẫn ra nguồn tiếp nhận Cụ thể các công trình đã xây dựng như sau:
+ Củng cố lại hệ thống hào có sẵn trên núi (dài 420m) để không cho nước chảy tràn vào khu vực khai thác mang theo các chất rắn lơ lửng Tổng chiều dài sau củng cố
là 700m Chiều rộng mặt là 01m, chiều rộng đáy là 0,7 m, chiều sâu 0,8 m
+ Đối với lượng nước mưa rơi trực tiếp, theo địa hình tự nhiên tại moong khai thác chảy về phần địa hình thấp phía Nam khu mỏ, gần khu vực văn phòng mỏ
+ Đường lên trung tâm khu vực khai thác có rãnh nước nên lượng nước chảy theo hào cơ bản ra ngoài khu vực khai thác Tại khu vực tầng khai thác, hệ thống dẫn nước khai trường dẫn về khu vực hố thu nước có diện tích 500 m2 (chia làm 2 hồ lắng thứ cấp 1 và hố lắng thứ cấp 2), sâu 10m, dung tích chứa 5.000m3, vị trí nằm phía Đông Nam khu vực moong khai thác trước khi bơm lên hố lắng tại khu vực moong khai thác dung tích 1.200m3 (kích thước dài 12m, rộng 10m, sâu 10m) để xử lý lắng lọc cơ học sau đó thoát nước bằng cống ngầm ra mương rãnh thoát nước tại SCN trước khi ra chảy về hồ suối Ngọt Nước được tái sử dụng một phần (tưới cây, tưới đường,
Trang 15+ Lưu lượng xả thải đăng ký theo báo cáo đề xuất cấp GPMT:
Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ phê duyệt, toàn bộ nước mưa chảy tràn trên diện tích khu vực 428,11ha (gồm diện tích khai trường và diện tích SCN phần nằm ngoài ranh khai trường) đều được thu gom về hồ lắng cùng với nước ngầm phát sinh trong moong để xử lý trước khi bơm tháo khô mỏ
- Tính toán lượng nước mưa rơi vào moong khai thác, khu vực SCN trong ngày của tháng thứ i trong năm Qmuai:
Theo công thức
Qmuai = F x Zi x C/30 (m3/ngàyđêm) Trong đó: F là diện tích lưu vực hứng nước mưa
Zi là lượng mưa tháng thứ i trong năm, mm/tháng
C = 0,32 là hệ số dòng chảy (theo bảng 5, tính chất bề mặt thoát nước
độ dốc 1-2%, TCVN 7957:2008) đối với khu SCN là nền đất phủ, khả năng thấm nước cao
C = 0,75 là hệ số dòng chảy (theo bảng 5, tính chất bề mặt thoát nước mặt phủ bê tông, TCVN 7957:2008) đối với moong khai thác khi tầng khai thác bên dưới đá bazan, khả năng thấm nước thấp hơn
i: tháng thứ i trong năm lấy giá trị từ 1 đến 12
n: số ngày mưa trong tháng, ngày
Kết quả tính toán lượng nước mưa rơi vào dự án theo tháng (m3/tháng), trung bình ngày trong tháng (m3/ngày) và theo ngày mưa lớn nhất (m3/ngày) được tổng hợp trong Bảng sau:
Trang 16Q ngày max : lượng nước mưa rơi vào mỏ trong ngày lớn nhất của tháng, m 3 /ngày Ngày mưa lớn nhất lấy ngày mưa TB lớn nhất trong giai đoạn 2019 - 2022 (xem bảng 2.5)
Theo mục 4.2.4, TCVN 7957:2008 thì Hệ số dòng chảy C xác định bằng mô hình tính toán quá trình thấm Trong trường hợp không có điều kiệm xác định theo mô hình tính toán thì đại lượng C, phụ thuộc tính chất mặt phủ của lưu vực và chu kỳ lập lại trận mưa tính toán được chọn theo bảng 5
Như vậy, lượng nước mưa tối đa trung bình rơi vào moong khai thác là: 553,2
m 3/ngày
Trang 1717
+ Tính toán lượng bốc hơi trên diện tích moong khai thác
Lượng nước bốc hơi được tính theo công thức:
Bảng 1.4: Tổng hợp kết quả tính toán lượng bốc hơi trên mặt bằng
diện tích moong khai thác
Lượng bốc hơi trung bình
ngày (m)
Khu vực dự án 428.112 m 2
Q ngày (m 3 /ngày)
Như vậy, lượng bốc hơi tối đa tại khu vực moong khai thác là 179,8
m 3 /ngày.
Từ các tính toán trên, tổng hợp kết quả tính lượng nước mưa chảy vào khu vực
dự án trong trường hợp ngày mưa lớn nhất được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.5: Tổng hợp kết quả tính lượng nước chảy vào dự án theo ngày mưa lớn nhất
Lượng nước ngày mưa lớn nhất TB còn lại (m3/ngày) 373,4
Như vậy, tổng lượng nước mưa trung bình ngày mưa phát sinh tại khu vực dự
án là: 373,4m3/ngày
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước của mỏ, cân bằng nước phát sinh tại mỏ như sau:
Bảng 1.6: Bảng tính toán cân bằng nước phát sinh tại mỏ
2
3/năm
6 Lượng nước tái sử dụng phục vụ sản xuất 13.870 m
3/năm
Trang 1818
3/ngày đêm
Nguồn: Công ty Cổ phần Thanh Tâm
Vậy, do mỏ tăng diện tích mở moong và khai thác xuống sâu, thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn khu vực SCN (gồm SCN, khu VP và bãi thải tạm) về hồ lắng nên tăng diện tích hứng nước dẫn đến tăng lưu lượng nước phát sinh và thu gom được tại
hồ lắng đáy moong trong thời gian qua Sau khi tính toán nhu cầu tái sử dụng nước và cân bằng nước thì lượng nước cần tháo khô trong thời gian mỏ tiếp tục hoạt động là 335,2 m3/ngày đêm
1.3.2.3 Công tác chế biến
- Các công đoạn quy trình chế biến đá xây dựng: Đá nguyên khai kích thước cục
<500 mm được chở bằng ôtô từ khu vực khai trường về khu vực cấp liệu mặt bằng SCN, rót vào máng cấp liệu, chuyển xuống bộ hàm nghiền sơ cấp (nghiền hàm) Sản phẩm sau khi nghiền thô (đập) có kích thước đến 100-150 mm được băng tải đưa máy nghiền côn, sản phẩm sau nghiền côn qua máy sàng rung phân loại ra các sản phẩm 0x4; 1x2; 4x6; đá mi Các sản phẩm 0x4; 1x2; 4x6 được đưa về khu vực bãi tập kết thành phẩm và bán cho khách hàng
Số trạm chế biến theo ĐTM đã được duyệt là 4 trạm có công suất từ 200 tấn/giờ/năm đến tổ hợp nghiền sàng có công suất từ 500 tấn/giờ/năm đủ đáp ứng nhu cầu nghiền sàng theo công suất khai thác 750.000m3 đá nguyên khối/năm Tuy nhiên
do các thiết bị đã hoạt động hơn 10 năm nên thường xuyên hỏng, thời gian duy tu dài nên ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, chế biến Do vậy hiện nay công ty đã lắp thêm
3 trạm để tăng hệ số dự trữ thiết bị k=1,1 nâng tổng số trạm công ty đã đầu tư 07 trạm nghiền sàng trong đó có: 02 máy công suất 350 Tấn/h; 02 máy công suất 250 Tấn/h; 01 máy nghiền cát; 01 máy 500 Tấn/h; 01 máy 200 Tấn/h
Các trạm nghiền sàng được bố trí trên mặt bằng SCN có tổng diện tích 8,04ha Công suất chế biến của mỏ lớn nhất tại mỏ theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt là 1.154.250 m3/năm
1.3.2.4 Danh mục máy móc, thiết bị
Nhằm phục vụ cho hoạt động khai thác – chế biến đá tại mỏ, dự án sử dụng các thiết bị được phân làm 03 nhóm chính như sau:
+ Thiết bị khai thác: như máy khoan, máy đào, búa đập thủy lực, ô tô…
+ Thiết bị chế biến: bao gồm tổ hợp nghiền sàng 200-500 T/h
+ Thiết bị phụ trợ: như máy xúc, máy ủi, xe tải nhỏ,…
Chi tiết danh mục các máy móc, thiết bị được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.7 Bảng liệt kê thiết bị chủ yếu
Trang 1919
1 Máy khoan
ngoài
3 Máy đào dung tích gầu 1,2m3 1,2 m3/gầu Cái 01 02
4 Máy đào dung tích gầu 1,6m3 1,6m3/gầu Cái 03 07
5 Máy xúc lật bánh lốp 3,0m3 3,0 m3/gầu Cái 04 03
8 Trạm biến áp
8.1 Trạm biến áp 1.000 kvA 1.000 kvA Trạm 02 03
14 Máy bơm cung cấp xe tưới 150m3/h Cái 01
Nguồn: Công ty Cổ phần Thanh Tâm
Các công tác sửa chữa thiết bị được Công ty ký kết giao với các đơn vị dịch vụ bên ngoài Tại mỏ chỉ sửa chữa những hư hại nhỏ
Sản lượng khai thác thực tế tại mỏ trong Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản năm 2022 như sau:
- Đá: 976.805 m3/năm (nguyên khai)
- Đất đá phong hóa đổ thải: 0m3
Như vậy sản lượng khai thác tại mỏ đảm bảo không vượt công suất cho phép của giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp
Công nghệ khai thác, chế biến
Trang 20+ Diện tích được phép khai thác: 34,53 ha Diện tích đã mở moong khoảng 27,5
ha Khai trường hiện tại là một moong gồm nhiều tầng có chiều cao trung bình 10m, có tầng thấp nhất đến cote +47m Do vậy tại đáy moong đã bố trí 01 hố thu nước rộng
700 m2 (là tầng khai thác thấp nhất, có chức năng thu và lắng nước) kèm 01 trạm bơm thoát nước mỏ
+ Tổng diện tích mặt bằng SCN: 100.044 m2, trong đo diện tích nằm ngoài khai trường là 80.452m2, diện tích nằm trong khai trường là 19.592m2 Trong mặt bằng SCN có bố trí các trạm nghiền, bãi chứa đá, kho chứa nhiên liệu, hồ lắng SCN và các công trình phụ trợ khác
+ 01 nhà văn phòng làm việc xây gạch có diện tích 290 m2 , sân bê tông có diện tích 290m2, được đặt ở phía Nam khu mỏ
+ 01 nhà ở tập thể có diện tích 500m2, 01 nhà ăn+căng tin diện tích 360m2, 01 nhà xưởng (trong đó bao gồm kho chất thải nguy hại 30m2; trạm bơm dầu 20.000 lít,
và xưởng sửa chữa) có diện tích 360 m2 được đặt gần khu văn phòng
Bảng 1.8: Tổng hợp diện tích các khu vực công trình mỏ
Trang 2121
hoạt
Hình 2: Hiện trạng một số công trình của cơ sở
b Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện dự án
- Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất: Mỏ nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016 ÷ 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ngày 07/09/2016 và Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc sửa đổi bổ sung quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ngày 07/09/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Bảng 1.9 Hiện trạng, nhu cầu sử dụng đất
Hiện trạng giải phóng mặt bằng
Hiện trạng thuê đất
1 trường Khai m2 345.300
- Hiện mỏ đang khai thác được 80% diện tích ( khoảng 27,5ha)
- Diện tích đã bồi thường, giải phóng mặt bằng là
- Đã thực hiện thuê đất là 313.199m2
Trang 2222
Hiện trạng giải phóng mặt bằng
Hiện trạng thuê đất
khai thác thấp nhất
là +40 m, cao nhất
là +160m Diện tích đã khai thác nằm trong diện tích đã giải phóng mặt bằng, thuê đất
313.199m2
- Diện tích còn lại chưa giải phóng mặt bằng là 32.101m2
- Diện tích cần thuê đất còn
m2)
- Diện tích SCN hiện đang sử dụng 30.609,4 m2 Trong mặt bằng SCN có bố trí các trạm nghiền, bãi chứa đá, kho chứa nhiên liệu, hồ lắng SCN và các công trình phụ trợ khác
- Diện tích đã bồi thường, giải phóng mặt bằng là 9.235
m2 nằm trong phần diện tích khai trường đã thuê
- Phần diện tích sử dụng còn lại đang thỏa thuận đền bù
- Đã thực hiện thuê đất với STNMT là 9.235 m2
- Diện tích đất khai trường, Công ty đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất sản xuất vật liệu xây dựng (khai thác đá xây dựng) và hợp đồng thuê đất với Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích là 31,32/34,53ha
- Diện tích đất mặt bằng sân công nghiệp: Công ty đã thực hiện giải phóng mặt bằng diện tích SCN là 9.235m2 Phần diện tích đất còn lại 9,08ha Công ty đang thực hiện các thủ tục để giải phóng mặt bằng và thuê đất theo quy định
Công ty cam kết sẽ hoàn tất các thủ tục để thực hiện thuê đất theo quy định
(Hợp đồng thuê đất đính kèm tại phụ lục 01 của báo cáo)
Công suất chế biến đá mỏ Lô 11A cụ thể như sau:
Bảng 1.10 Bảng tổng hợp sản phẩm đá xây dựng sau chế biến của cơ sở
Đơn vị: m 3 /năm
Trang 23[Nguồn: Thiết kế cơ sở dự án]
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
1.4.1 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu cho máy móc hoạt động
Nhu cầu nhiên liệu phục vụ cho các xe máy, thiết bị của mỏ cần cung cấp cho 1
ca sản xuất là 1.552 lít dầu DO
1.4.2 Nhu cầu điện năng và nguồn cung cấp điện
Trong mỏ lắp đặt 04 trạm biến áp trong đó có 3 trạm 1.000 kVA và 01 trạm 560 kVA phục vụ công tác bơm nước khai trường, máy nén khí, hệ thống trạm nghiền sàng, sinh hoạt văn phòng và chiếu sáng
1.4.3 Nhu cầu vật liệu nổ và nguồn cung cấp
Hiện tại Chủ dự án được phép sử dụng VLN theo Giấy phép sử dụng VLN công nghiệp Tiêu hao VLN (trong mỗi 1 năm) khai thác được liệt kê như sau:
1.1 Phá đá gốc
kg
259,585 337,500 220,114
3 Kíp vi sai phi điện xuống lỗ 10/12m Cái 4,434 5,765 3,760
4 Kíp vi sai phi điện xuống lỗ 6m Cái 4,434 5,765 3,760
Trang 2424
Nguồn: Công ty CP Thanh Tâm
Vật liệu nổ công nghiệp được cung cấp bởi đơn vị kinh doanh có chức năng theo từng hộ chiếu Thuốc nổ và phương tiện nổ sẽ được đơn vị cung cấp đến tận khai
trường Vật liệu nổ còn thừa sau mỗi đợt nổ sẽ được nhà cung cấp mang về kho của họ
1.4.4 Nhu cầu về nước và nguồn cung cấp
a Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và nguồn cấp
- Nước sinh hoạt: Tổng số lao động trong mỏ hiện nay là 80 người Lượng nước cấp cho các hoạt động sinh hoạt là 5,6m3/ngày
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt của mỏ: đã khoan 01 giếng khoan cung cấp nước sinh hoạt lưu lượng 6 m3/giờ phục vụ cho sinh hoạt Đã xây dựng 01 bể chứa nước thể tích 30m3 để chứa nước dự phòng, nhưng nguồn nước ngầm tương đối khan hiếm không đủ cung cấp nước sinh hoạt Dự án đang sử dụng nguồn nước máy của Công ty
Cổ phần Cấp nước Phú Mỹ cung cấp
b Nhu cầu nước sản xuất và nguồn cấp
Nhu cầu nước sản xuất chủ yếu phục vụ công tác giảm bụi phát sinh tại cơ sở:
- Lượng nước sử dụng cho 07 máy nghiền là 28 m3/ngày
- Lượng nước sử dụng để tưới đường vào mùa khô là: 10 m3/ngày
Để tiết kiệm tài nguyên nước, hiện nay Công ty đã tái sử dụng nước thải sau xử
lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A để cấp cho các hoạt động sản xuất Phương án cấp nước gồm: xe bồn sẽ đến lấy nước bơm lên từ hồ lắng đáy moong hoặc dùng máy bơm và cấp cho các bồn chứa nước tại các trạm nghiền hoặc sử dụng để tưới đường… với tổng lượng nước tiêu thụ trung bình năm là 13.870 m3/năm tương đương 38
m3/ngày
Nhu cầu sử dụng nước cho cơ sở được tổng hợp như sau:
Bảng 1.11: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước
1 Cấp tại khu văn phòng 5,6 Sinh hoạt của nhân viên, người lao động làm
việc trực tiếp tại mỏ
Trang 2525
SCN
1.5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
1.5.1 Mô tả tóm tắt quá trình hoạt động của cơ sở
1.5.1.1 Tóm tắt quá trình hoạt động của cơ sở
Dự án “Đầu tư điều chỉnh nâng công suất khai thác – chế biến khoáng sản đá xây dựng mỏ đá Lô 11A núi Thị Vải, xã Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 703/QĐ-BTNMT ngày 05/04/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm 2018, công ty Cổ phần Thành Tâm được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 15/GP-UBND ngày 09/04/2018 cho phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng với diện tích khai thác là 34,53 ha; thời hạn khai thác là
18 năm (kể từ ngày được cấp Giấy phép), độ sâu khai thác đến cote +40m Công suất 750.000 m3 nguyên khối/năm
Phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung của Dự án “Đầu tư điều chỉnh nâng công suất khai thác – chế biến khoáng sản đá xây dựng mỏ đá Lô 11A núi Thị Vải, xã Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt tại Quyết định số 1661/QĐ-UBND ngày 22/06/2017
Đến năm 2019, Công ty lập hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với Dự án “Đầu tư điều chỉnh nâng công suất khai thác – chế biến khoáng sản đá xây dựng mỏ đá Lô 11A núi Thị Vải, xã Tân Phước, thị xã Phú
Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 103/GXN-BTNMT ngày 31/07/2019
1.5.1.2 Kết quả hoạt động đến năm 2022 và các nghĩa vụ tài chính
Căn cứ báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản của cơ sở năm
2022 cho thấy:
- Trữ lượng khai thác được cấp phép: 12.586.000 m3
- Tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác trong năm 2022 là: 644.017 m3(nguyên khối); tổng khối lượng khoáng sản đã tiêu thụ trong năm 2022 là: 976.805 m3(nguyên khối)
- Trữ lượng khoáng sản còn lại (tính đến thời điểm báo cáo 31/12/2022) là 9.742.732 m3 (nguyên khối)
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính:
+ Tổng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm 2022: 7.669.130.000 đ
+ Nộp ngân sách Nhà nước năm 2022: 29.737.285.550 (VND) Trong đó:
Thuế Tài nguyên: 9.867.671.450 (VND);
Trang 2626
Phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản: 4.038.209.486 (VND);
Ký quỹ phục hồi môi trường: 280.913.819 (VND);
Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: 6.374.729.000 (VND);
Thuế xuất khẩu khoáng sản: 0 (VND);
Thuế VAT: 6.873.820.460 (VND);
Thuế môn bài: 3.000.000 (VND);
Tiền thuê đất phi nông nghiệp: 12.684.559(VND)
Thuê đất: 547.197.803 (VND)
1.5.2 Chế độ làm việc
- Số ngày làm việc trong năm: 290 ngày
- Số ca làm việc trong ngày:
+ Bộ phận văn phòng: 01 ca;
+ Công trường khai thác: 2 ca Riêng đội thi công nổ mìn 1 ca;
+ Công trường chế biến: 2 ca;
+ Bộ phận bảo vệ: 3 ca
+ Số giờ làm việc trong một ca: 8 giờ
1.5.3 Tổ chức sản xuất, biên chế lao động
Tổ chức sản xuất mỏ đá xây dựng Lô 11A Công ty Cổ phần Thanh Tâm trực tiếp quản lý mỏ đá:
- Bộ phận trực tiếp: tham gia các công đoạn công nghệ: khoan nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển, chế biến đá, tưới nước khai trường
- Bộ phận gián tiếp: gồm bộ phận quản lý, bộ phận kinh doanh và bộ phận phục
vụ sản xuất
Bộ máy của Dự án được tổ chức như sau:
Trang 27Phương án cải tạo phục hồi môi trường của cơ sở hiện nay như sau:
a Phương án cải tạo, phục hồi môi trường
- Cải tạo phục hồi môi trường khu vực moong khai thác: trồng cây xanh ken dày, lắp đặt biển báo, củng cố vách moong để đảm bảo an toàn, vách moong phải được cải tạo đúng theo quy định nhà nước về an toàn; san gạt đáy moong khai thác
- Cải tạo khu vực mặt bằng sân công nghiệp gồm khu chế biến và khu văn phòng: trồng cây xanh xung quanh tạo cảnh quan, tạo bóng mát; khi kết thúc khai thác tháo dỡ các công trình công nghiệp và công trình dân dụng không còn sử dụng, san gạt trồng cây xanh trên toàn diện tích
- Cải tạo khu vực bãi thải tạm: san gạt, trồng cây xanh trên toàn diện tích
- Công tác cải tạo, phục hồi môi trường khác: cải tạo ao lắng, đường vận chuyển, thực hiện quan trắc môi trường trong quá trình cải tạo
Trang 2828
Bảng 1.12 Khối lượng các hạng mục cải tạo, PHMT của dự án
2.1 Củng cố bờ moong ổn định như thiết kế m 3 1.475
II Cải tạo, PHMT khu vực sân công nghiệp, khu văn
phòng
Trồng cây xanh khu vực khuôn viên sân công nghiệp,
2.4 Tháo dỡ khu văn phòng, nhà bảo vệ, căn tin, nhà ăn
- Các công trình phá dỡ (kho vật tư, phụ tùng, nhà bảo
Trang 2929
2.5 Cải tạo mặt bằng khu chế biến
IV Cải tạo, phục hồi môi trường khác
Nguồn: Phương án cải tạo, PHMT bổ sung năm 2017
b Tổng kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường: 5.130.802.618 đồng sẽ được
ký quỹ 18 lần, cụ thể như sau:
+ Lần 1 (năm thứ nhất), số tiền: 1.026.160.524 đồng
+ Từ năm thứ 2 đến lần năm thứ 18 (17 lần), số tiền: 241.449.535 đồng,
- Thời gian ký quỹ từ lần thứ 2 trở đi phải thực hiện trước ngày 30 tháng 01 của năm ký quỹ
- Đơn vị nhận ký quỹ Quỹ Bảo vệ Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Công ty đã nghiêm túc thực hiện việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đúng theo qui định Tổng số tiền đã ký quỹ tính đến năm 2023 là 3.622.824.124 đ Chi tiết các lần ký quỹ kèm số tiền được trình bày cụ thể tại mục 3.10
Trang 3030
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ
NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Mỏ đá xây dựng Lô 11A thuộc loại hình khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường Dự án thực hiện phù hợp với các quy định sau:
- Phù hợp với mục đích sử dụng đất tại dự án là nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016 ÷ 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ngày 07/09/2016 và Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc sửa đổi bổ sung quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ngày 07/09/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ngoài ra, theo nghị quyết số 34/2018/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Theo đó, vị trí mỏ đá xây dựng Lô 11A được định hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác là tạo mặt bằng xây dựng
- Phù hợp theo Quyết định số 3811/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt kết quả thực hiện đề án Nghiên cứu giải pháp bảo
vệ môi trường, phục hồi cảnh quan trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn
tỉnh và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
2.2.1 Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải
Nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước mưa chảy tràn, nước tháo khô moong và nước thải sinh hoạt đã đánh giá trong Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt
- Nước thải sinh hoạt: Toàn bộ nước đen, nước xám (từ bồn cầu, bồn tiểu,
nước tắm rửa) phát sinh tại cơ sở khoảng 5,6m3/ngày được đưa về bể tự hoại 3 ngăn để
xử lý sau đó đưa qua bể lắng 2 ngăn xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B sau đó dẫn về suối Ngọt
- Nước thải sản xuất:
Hiện nay do diện tích mở moong đã tăng nên làm nước mưa chảy tràn phát sinh trong moong tăng dẫn đến nhu cầu điều chỉnh tăng lưu lượng tháo khô mỏ phục vụ khai thác Theo tính toán tại mục 1.3.2.2, lượng nước xả thải theo tính toán cân bằng nước của mỏ trung bình 373,4 m3/ngày đêm, chất lượng nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,9, Kf=1,0
Trang 3131
- Nguồn tiếp nhận nước thải đầu tiên của dự án là hồ Suối Ngọt, sau đó chảy về suối Ngọt trước khi chảy ra sông Thị Vải Mục đích sử dụng nguồn nước sông Thị Vải chủ yếu là tưới tiêu, thoát nước
➢ Đặc điểm suối Ngọt
Suối Ngọt là một con suối tương đối nhỏ nằm cách mỏ khoảng 1.000m về phía Đông Nam, hướng chảy từ Đông Bắc xuống Tây Nam, lưu lượng dòng chảy khá thấp nhỏ hơn 0,5 m3/s (Nguồn tham khảo theo Báo cáo quan trắc môi trường mỏ đá xây dựng núi Ông Trịnh 06/2017)
➢ Đặc điểm sông Thị Vải
Sông Thị Vải là nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng của mỏ đá núi Ông Trịnh Lưu vực sông Thị Vải nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chảy qua địa phận các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh với diện tích lưu vực là 394 km2 Sông Thị Vải dài khoảng 46km, lòng sông sâu (trung bình 30 – 50 m)
và rộng (trung bình 300 – 800 m), lưu tốc dòng chảy trung bình từ 50-100cm/s, cực đại
là 133 cm/s nên rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, đặc biệt là xây dựng các cảng nước sâu Vùng tả ngạn sông Thị Vải có trục quốc lộ 51 - tuyến đường huyết mạch nối liền thành phố biển Vũng Tàu với các trung tâm kinh tế lớn như TP Hồ Chí Minh, TP Biên Hòa cùng với hệ thống cảng nước sâu thì quá trình phát triển công nghiệp và cảng dọc theo lưu vực sông là điều tất yếu Quá trình phát triển công nghiệp trong khu vực
đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung (như tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước qua thuế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động ) mặt khác lại là nguyên nhân làm gia tăng các hoạt động xấu, làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực đối với môi trường, đặc biệt là sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước sông Thị Vải
Về tác động chất lượng nguồn tiếp nhận:
Trong quá trình vận hành, Công ty đã phối hợp với đơn vị có chức năng để lấy mẫu tại suối Cát, vị trí sau nguồn tiếp nhận nước thải từ hồ lắng
Bảng 1.13 Kết quả phân tích chất lượng nước tại suối Ngọt
QCVN MT:2015/BTNMT (Cột B2)
Trang 3232
QCVN MT:2015/BTNMT (Cột B2)
xả nước thải ra ngoài môi trường và không gây tác động lớn tới nguồn tiếp nhận
Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận công trình xử lý nước thải tại mục 1.2, phụ lục kèm theo Giấy xác nhận số 103/GXN-BTNMT ngày 31/07/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Việc đánh giá, kiểm soát chất lượng nước được Công ty thực hiện đầy đủ theo chương trình giám sát môi trường định kỳ đã được phê duyệt và gửi cơ quan quản lý theo quy định Từ khi mỏ đi vào hoạt động đến nay, tại dự án chưa để xảy ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường
2.2.2 Môi trường không khí
Khi dự án vận hành hoạt động chủ yếu phát sinh bụi, khí thải động cơ phát sinh trong phạm vi cơ sở và phát tán ra môi trường xung quanh Do đó, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường được áp dụng căn cứ gồm:
+ QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
Vị trí cơ sở nằm ngoài khu vực đô thị, cách xa khu dân cư tập trung nên phù hợp
Trang 3333
2.2.3 Đối với tiếng ồn, độ rung
Vị trí cơ sở nằm ngoài khu vực đô thị, cách xa khu dân cư tập trung, thời gian làm việc 8h/ngày trong khung giờ từ 6-21h nên phù hợp Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường được áp dụng căn cứ gồm:
+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn
+ QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
Chủ đầu tư tuân thủ, chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo môi trường theo các quy chuẩn nêu trên
Trang 3434
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
3.1.1.1 Khu vực khai trường khai thác
Để tránh hiện tượng nước mặt chảy tràn vào mỏ và thoát nước mưa, Công ty đã thực hiện:
- Đã củng cố lại hệ thống hào có sẵn trên núi (dài 420m) để không cho nước chảy tràn vào khu vực khai thác mang theo các chất rắn lơ lửng Tổng chiều dài sau củng cố là 700m Chiều rộng mặt là 01m, chiều rộng đáy là 0,7 m, chiều sâu 0,8 m
- Đã bố trí hố thu nước tại moong khai thác có vai trò thu toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn khu vực phía moong khai thác để lắng cơ học, hố lắng có diện tích 500
m2 (chia làm 2 hồ lắng thứ cấp 1 và hố lắng thứ cấp 2), sâu 10m, dung tích chứa 5.000m3 trước khi bơm lên hố lắng nước trung gian tại khu vực moong khai thác
+ Đã xây dựng 01 hố lắng tại khu vực moong khai thác dung tích 1.200m3 (kích thước dài 12m, rộng 10m, sâu 10m) để chứa nước sau khi bơm cưỡng bức từ moong khai thác và chảy ra hệ thống mương rãnh sân công nghiệp qua đường ống Ф400mmm
Hình 3: Hiện trạng hồ lắng tại moong khai thác và hồ lắng tại SCN
Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực khai trường được thể hiện như sơ đồ sau:
Trang 3535
Hình 4 Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực khai trường
Các biện pháp vận hành và duy tu: Công ty thường xuyên duy tu nạo vét tuyến
mương thoát nước, hố lắng
3.1.1.2 Khu vực SCN
Mặt bằng sân công nghiệp được xây dựng tạo độ dốc 1-2% để lượng nước chảy
về mương thoát nước quanh sân công nghiệp sau đó dẫn về hố lắng để lắng lọc, xử lý
Cụ thể như sau:
+ Đã xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mặt từ trung tâm khu vực chế
biến và một phần diện tích khu vực phía Tây mỏ là hệ thống mương hở có tổng chiều
dài 360m, rộng 1,2-1,5m, sâu 1,5m dẫn nước về hố lắng thứ cấp 1 có dung tích khoảng
207m3 (kích thước dài 23m, rộng 4-6m, sâu 1,5m)
+ Đã xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mặt tại khu vực phía Đông khu
vực chế biến là hệ thống mương hở có tổng chiều dài 250m, rộng 1,8-2,5m, sâu 1,2m
dẫn nước về hố lắng
+ Đã xây dựng 1 hố lắng tại khu vực SCN (phía Nam khu mỏ) có dung tích
1.875m3 (kích thước dài 25m, rộng 15m, sâu 5m) để thu gom toàn bộ nước thải từ hố
lắng thứ cấp 1 và hố lắng thứ cấp 2
moong khai thác
Hồ lắng trung gian
Hồ suối Ngọt
Bơm
Tự chảy
Suối Ngọt
Mương dẫn nước
Tái sử dụng ( tưới cây, tưới đường, phun sương giảm bụi trạm nghiền
Trang 3636
Hình 5 Hiện trạng cây xanh quanh khu vực SCN và mương dẫn nước
Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực SCN được thể hiện như sơ đồ sau:
Hình 6 Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực SCN
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt
Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tính bằng 100% lưu lượng nước cấp tương đương 5,6 m3/ngày Hiện nay tại mỏ có 3 nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt để phục vụ nhân viên, công nhân thuộc biên chế mỏ sinh hoạt như sau:
+ Nguồn số 1: Nhà vệ sinh tại nhà văn phòng mỏ
+ Nguồn số 2: Nhà vệ sinh tại nhà nghỉ công nhân
+ Nguồn số 3: Nhà vệ sinh di động tại khu vực khai trường và SCN
Nước mưa chảy tràn
- Khu văn phòng
- Khu chế biến
Mương hở, dài 360m
Hố lắng SCN Nước mưa chảy tràn
- Phía Đông khu chế
Hồ suối ngọt
Trang 3737
Toàn bộ nước đen, nước xám (từ bồn cầu, bồn tiểu, nước rửa tay) phát sinh tại
cơ sở khoảng 5,6 m3/ngày được thu gom theo các đường ống nhựa PVC về 1 bể tự hoại
3 ngăn (dung tích bể 9,4 m3) sau đó chảy vào bể lắng 2 ngăn với dung tích 64 m3 để lưu chứa chờ đơn vị dịch vụ có chức năng đến hút đem đi xử lý theo quy định (Không
xả ra môi tường tại khu mỏ)
Hình 7 Hiện trạng khu vệ sinh và vị trí đã xây dựng các bể tự hoại
Công ty bố trí nhà vệ sinh lưu động có bể chứa composite tại các khu vực trong
mỏ như: khu chế biến đá, khai trường để thuận lợi sinh hoạt cho công nhân Định kỳ đơn vị xử lý đến hút nước thải sinh hoạt từ bồn chứa của nhà vệ sinh lưu động đồng thời với các bể tự hoại để đem đi xử lý theo quy định
Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt như sau:
Hình 8: Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt
3.1.3 Xử lý nước thải
3.1.3.1 Xử lý nước thải sinh hoạt
Công trình, thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tại cơ sở như sau:
a Công nghệ xử lý của bể tự hoại 3 ngăn
Nước thải sinh hoạt (gồm nước đen và nước xám) từ mỗi khu vực nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại kiểu ba ngăn với dòng phản ứng ngược sau đó được thu gom về bể lắng 2 ngăn dung tích 64 m3/bể
Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước đen và nước xám → Ngăn chứa nước thải
→ Ngăn lắng → Ngăn lọc → Nhập với nước tắm, rửa → Bể lắng 2 ngăn → Thuê đơn
vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý
Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng
Trang 3838
Tại ngăn phản ứng, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí biogas (CO,CH4, H2S, NH3 …) theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh kỵ khí → CH4+ H2S + Sinh khối mới +…
Khí biogas được thu gom và phát tán vào môi trường qua ống khói Bùn kỵ khí được lắng và lưu giữ trong ngăn phản ứng, nước thải sau khi được tách bùn và khí được dẫn sang ngăn lọc Ngăn lọc kỵ khí có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc, và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước nhờ vật liệu lọc
Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới tác động của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan
- Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn: Tường bể xây bằng gạch thẻ D.200 vữa mac xi măng 75 dày 15mm, trát trong vữa mac xi măng 100 dày 10mm chống thấm, bể xây 3 ngăn (ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc) Kích thước mỗi ngăn 3 m3, thể tích bể 9 m3
Ngăn lọc gồm các lớp sau (từ trên xuống dưới): than củi, than xỉ, gạch 30x30, gạch 60x60
Kích thước thông thủy các bể như sau:
Bảng 3.1 Kích thước bể tự hoại và bể chứa tập trung
Thông số Ngăn chứa Bể tự hoại Ngăn lắng Ngăn lọc Bể lắng
Đánh giá, nhận xét: Dự án phát sinh lượng nước thải sinh hoạt không lớn, bể tự
hoại của mỏ hoàn toàn có thể tiếp nhận và đáp ứng được khả năng xử lý sơ bộ lượng chất thải này trước khi chảy về bể lắng 2 ngăn để lưu chứa chờ đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý
b Công tác giám sát, vận hành
- Bộ phận kỹ thuật thường xuyên giám sát quá trình hoạt động của các bể (mực nước, tình trạng kết cấu bể)
Trang 39Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải → hồ thu nước→ hồ lắng → hồ suối Ngọt → suối Ngọt
b Mô tả các công trình
- Quy mô công suất: 373,4 m3/ngày
- Công nghệ xử lý: lắng cơ học nhằm loại bỏ các chất lơ lửng trong nước thải nhờ thời gian lưu nước để các chất lơ lửng lắng xuống đáy hồ lắng, nước sạch được bơm tháo khô ra khỏi mỏ
- Các thông số kỹ thuật của công trình:
+ Hố thu nước diện tích 500 m2, sâu 10m, dung tích chứa 5.000m3.dự kiến hố thu nước được mở rộng với diện tích 780 m2, chiều sâu tối đa là 10m, dung tích chứa khoảng 7.800 m3
+ Hố lắng dung tích 1.200m3 (kích thước dài 12m, rộng 10m, sâu 10m)
- Đánh giá hiệu quả của công trình:
+ Dung tích hồ lắng 1.200 m3, lưu lượng xả tối đa 373,4 m3/ngày đêm nên thời gian lưu nước tại hồ lắng khoảng 3 ngày để xử lý lắng cơ học Như vậy đảm bảo thời gian lắng đủ lâu để nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, đồng thời điều hòa lưu lượng nước bơm giữa mùa mưa và mùa khô
+ Quy chuẩn đạt được: nước tháo khô sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Cmax với Kq=0,9, Kf = 1,0
- Biện pháp vận hành:
+ Nạo vét hồ lắng với chu kỳ 1 lần/năm khi cần thiết
+ Nhằm kiểm soát chất lượng, lưu lượng nước thải sau xử lý và tháo khô ra nguồn tiếp nhận Công ty thực hiện theo dõi lưu lượng bơm bằng đồng hồ đo lưu lượng,
mở sổ ghi chép, thực hiện quan trắc chất lượng nước thải tại hồ lắng với tần suất 3 tháng/lần Kết quả quan trắc trong năm 2023 cho thấy hàm lượng TSS tại hồ lắng dao động trong khoảng 37-45 mg/l, thấp và nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn Các thông số còn lại đều đạt giới hạn cho phép
3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
3.2.1 Tại khu vực khai trường
- Sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện, thuốc nổ anfo và nhũ tương để giảm lượng bụi phát sinh
Trang 4040
- Trong công tác khoan, công ty áp dụng biện pháp khoan ướt khi sử dụng các máy khoan BMK để giảm bụi tại mặt bằng các bãi khoan Lượng nước sử dụng khoảng
2 m3/ngày
- Tưới nước thường xuyên dọc hệ thống đường nội bộ trong khai trường bằng
xe bồn tưới nước với tần suất 2-4 lần/ngày vào những ngày nắng không mưa Lượng nước tiêu thụ hết 10 m3/ngày
3.2.2 Giảm thiểu bụi trong hoạt động chế biến
Đội chế biến phun nước thường xuyên tại các vị trí phát sinh bụi khi nghiền đá,
cụ thể như sau:
+ Phun nước làm ướt đá tại máng nghiền, hàm đập
+ Phun tưới nước cao tại băng tải
+ Tại các đầu băng tải, sẽ phun sương làm ướt đá sản phẩm để bụi không lan tỏa
+ 07 bồn chứa nước dung tích 5m
Quy trình bơm tưới như sau: Công ty sử dụng xe bồn lấy nước tại hố thu nước
và vận chuyển đến bồn chứa có dung tích là 10m3/bồn đặt tại khu chế biến Sau đó nước từ bồn chứa sẽ được bơm lên dập bụi cho hệ thống chế biến nghiền sàng