135 Trang 6 Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành iv 1 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT B BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BOD Nhu cầu oxy sinh hố BTCT Bê tơng cốt thép
Trang 3Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 1
1.1 Tên chủ dự án 1
1.2 Tên Dự án 1
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 1
1.3.1 Công suất hoạt động của dự án 1
1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án 2
1.3.3 Hệ thống thu hồi nhiệt khí thải để phát điện 9
1.3.4 Sản phẩm của Dự án 16
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Dự án 16
1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu 16
1.4.2 Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước 18
1.4.3 Nhu cầu sử dụng điện 20
1.5 Các thông tin khác liên quan đến Dự án (nếu có): 21
2 CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 23
2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 23
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 24
CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 25
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 25
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 25
3.1.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải 27
3.1.1 Hệ thống xử lý nước thải 30
3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 42
3.2.1 Quy trình, giải pháp thiết kế 43
3.2.2 Các biện pháp kiểm soát bụi 44
Trang 4Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành ii
3.2.3 Các biện pháp hỗ trợ khác 87
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 90
3.3.1 Biện pháp quản lý và xử lý CTR sinh hoạt 90
3.3.2 Biện pháp quản lý và xử lý CTR sản xuất 91
3.3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 92
3.4 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có): 93
3.5 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và giai đoạn Dự án đi vào hoạt động 94
3.5.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn 94
3.5.1 Giải pháp về an toàn lao động 97
3.5.2 Phòng ngừa, ứng phó sự cố mất điện 98
3.5.3 Biện pháp khắc phục các sự cố của hệ thống xử lý nước thải tập trung 98
3.5.4 Phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống xử lý khí thải 100
3.5.5 Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 103
3.5.6 Giáo dục môi trường 107
3.6 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có) 107
3.7 Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có) 109
3.8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 109
CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 111
4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 111
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 113
4.2.1 Nguồn phát sinh khí thải: 113
4.2.2 Dòng khí thải, vị trí xả khí thải 114
4.2.3 Lưu lượng xả khí thải tối đa và phương thức xả thải 118
4.2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí 118
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 122
4.3.1 Nguồn phát sinh 122
4.3.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung 122
4.4 Nội dung về quản lý chất thải rắn phát sinh tại cơ sở 123
4.4.1 Khối lượng và chủng loại CTR sinh hoạt phát sinh thường xuyên 123
4.4.2 Khối lượng, chủng loại CTRCN thông thường phát sinh thường xuyên 123
Trang 5Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành iii
CHƯƠNG V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 125
5.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Dự án 125
5.1.1 Kế hoạch dự kiến vận hành thử nghiệm 125
5.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 126
5.1.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch 130
5.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 130
5.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 130
5.2.2 Chương trình quan trắc môi trường tự động, liên tục chất thải 132
5.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 133
CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 135
PHỤ LỤC BÁO CÁO 137
Trang 6Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành iv
B
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BOD Nhu cầu oxy sinh hoá
COD Nhu cầu oxy hóa học
CHXHCN Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa
QCCP Quy chuẩn cho phép
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
Trang 7Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành v
Trang 8Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành vi
Bảng 1-1: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của cở sở 16
Bảng 1-2: Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy 18
Bảng 1-3: Nhu cầu nước cho sản xuất phải cung cấp 19
Bảng 1-4: Thống kê công suất các trạm điện của Dự án 21
Bảng 3-1: Thông số hệ thống thu gom thoát nước mưa 26
Bảng 3-2: Các hạng mục, trang thiết bị, vật tư của HTXL nước thải tập trung 35
Bảng 3-3: Các hạng mục xây dựng của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm 41
Bảng 3-4: Thống kê số lượng và vị trí lắp đặt các thiết bị xử lý bụi 53
Bảng 3-5: Chiều cao và đường kính các ống khói chính tại dây chuyền 3 nhà máy 86
Bảng 3-6: Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 88
Bảng 3-7: Danh sách chất thải nguy hại đã đăng ký phát sinh thường xuyên 92
Bảng 3-8: Bảng tổng hợp các sự cố hệ thống XLNT và giải pháp khắc phục 100
Bảng 3-9: Phòng ngừa và ứng phó sự cố tại các lọc bụi túi vải 102
Bảng 4-1: Các giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm đặc trưng nước thải sinh hoạt 111
Bảng 4-2: Thông số và giá trị giới hạn nước thải sản xuất sau khi xử lý 112
Bảng 4-3: Thông số và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng khí thải sau khi được xử lý 121
Bảng 4-4: Giá trị giới hạn tiếng ồn 122
Bảng 4-5: Giá trị giới hạn độ rung 122
Bảng 4-6: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đề nghị cấp giấy phép 123
Bảng 4-7: Khối lượng, loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh đề nghị cấp giấy phép 123
Bảng 5-1: Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 125
Bảng 5-2: Kế hoạch chi tiết về thời gian quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường 126
Bảng 5-3: Các thông số lấy mẫu nước thải, khí thải và quy chuẩn so sánh 129
Bảng 5-4: Chương trình quan trắc tự động, liên tục khí thải 132
Bảng 5-5: Thông số và giá trị giới hạn các hất ô nhiễm trong khí thải trong chương trình quan trắc tự động, liên tục 133
Bảng 5-6: Dự kiến kinh phí quan trắc môi trường định kỳ hằng năm của cơ sở 133
Trang 9Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành vii
Hình 1-1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng 4
Hình 1-2: Sơ đồ công nghệ hệ thống điện nhiệt dư tại dây chuyền 3 11
Hình 1-3: Sơ đồ cân bằng nước của Dây chuyền 3 – Nhà máy xi măng Xuân Thành 20 Hình 3-1: Hệ thống thu gom và thoát nước mưa 26
Hình 3-2: Hệ thống tuyến thoát nước mưa chung của nhà máy 26
Hình 3-3: Mặt bằng bể tự hoại 3 ngăn 32
Hình 3-4: Mặt cắt bể tự hoại 3 ngăn 32
Hình 3-5: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung 34
Hình 3-6: Hình ảnh khu xử lý nước thải tập trung của Dây chuyền 3 Nhà máy xi măng Xuân Thành 39
Hình 3-7: Hệ thống bảng điều khiển nhà XLNT tập trung 39
Hình 3-8: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải phóng thí nghiệm 40
Hình 3-9: Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm 42
Hình 3-10: Sơ đồ công nghệ xử lý bụi bằng thiết bị lọc bụi túi vải 45
Hình 3-11: Cấu tạo của thiết bị lọc bụi túi 47
Hình 3-12: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi, khí thải lò nung Clinker 49
Hình 3-13: Hình ảnh cấu tạo của thiết bị lọc bụi tĩnh điện 51
Hình 3-14: Ống khói hệ thống tháp trao đổi nhiệt 52
Hình 3-15: Hệ thống lọc bụi tĩnh điện và ống khói thải 52
Hình 3-16: Hình ảnh các thiết bị lọc bụi hoàn thiện của dây chuyền 3 86
Hình 3-17: Khoảng không gian cây xanh trồng xung quanh dây chuyền 3 109
Trang 10Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 1
- Điện thoại: 02263.757.666 Fax: 02263.757.888
Đại diện Chủ dự án: Ông Vũ Quang Bắc Chức vụ: Tổng giám đốc
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Số 0700576529 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp lần đầu ngày 23/02/2012, cấp thay đổi lần thứ 7 ngày 06/7/2022
1.2 Tên Dự án
Tên Dự án: “Đầu tư xây dựng Dây chuyền 3 - Nhà máy xi măng Xuân Thành, công suất 4,5 triệu tấn/năm”
Địa điểm: xã Thanh Nghị, xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư: Quyết định số 1986/QĐ-BTNMT ngày 31/07/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng dây chuyền 3 – Nhà máy xi măng Xuân Thành, công suất 4.500.000 tấn/năm” huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
- Quy mô của Dự án theo tính chất và quy mô đầu tư thuộc nhóm A (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động đầu tư
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
1.3.1 Công suất hoạt động của dự án
Công suất hoạt động được cấp phép theo Quyết định số 1986/QĐ-BTNMT ngày 31/07/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng dây chuyền 3 – Nhà máy xi măng Xuân Thành, công suất 4.500.000 tấn/năm” huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam là:
- Dây chuyền 3 của nhà máy sản xuất xi măng Xuân Thành sản xuất clinker với công suất 12.000 tấn clinker/ngày;
- Dây chuyền nghiền xi măng với tổng công suất nghiền 2x250 tấn/h;
Trang 11Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 2
- Hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải công suất theo tính toán là 17,23 MW;
Công suất hoạt động của Dự án trong giai đoạn hiện tại xin cấp giấy phép môi trường là:
- Dây chuyền 3 của nhà máy sản xuất xi măng Xuân Thành sản xuất clinker với công suất 12.000 tấn clinker/ngày;
- Hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải công suất theo tính toán là 17,23 MW;
1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án
Dây chuyền 3 sản xuất của nhà máy xi măng Xuân Thành được lựa chọn công nghệ sản xuất bằng lò quay theo phương pháp khô với tháp trao đổi nhiệt, với các trang thiết bị đồng bộ, tiên tiến, hiện đại, cùng hệ thống kiểm tra, đo lường điều chỉnh
và điều khiển tự động hóa ở mức cao, cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguyên nhiên liệu ở khoảng rộng, đồng thời đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường Hiện nay các hạng mục của dây chuyền 3 của nhà máy đã hoàn thiện và có thể sử dụng gồm:
- Khâu tiếp nhận nguyên liệu, nhiên liệu và vận chuyển về các kho chứa hoàn toàn được cơ giới hóa
- Căn cứ tính chất cơ lý của các loại nguyên liệu chính, dây chuyền công nghệ lựa chọn sử dụng máy đập búa để đập đá vôi, đá sét được cán trong máy cán trục hai trục có răng
- Sử dụng 02 máy nghiền con lăn đứng để nghiền nguyên liệu nhằm tiêt kiệm năng lượng nghiền và nâng cao khả năng sấy khi nguyên liệu sử dụng có độ ẩm cao
Hệ thống nghiền liệu sử dụng khí thải từ tháp trao đổi nhiệt của lò nung làm tác nhân sấy cho quá trình nghiền nhằm tiết kiệm năng lượng nhiệt
- Nguyên liệu chính cho sản xuất được đập tới cỡ hạt hợp lý và được dự trữ trong kho với thiết bị đồng nhất sơ bộ được lựa chọn để bảo đảm nguyên liệu đồng nhất ở mức cao và ổn định trong quá trình sản xuất
- Lựa chọn hệ thống đồng nhất bột liệu theo kiểu nạp và tháo liên tục nhằm tăng khả năng đồng nhất, hợp lý về thời gian dự trữ và tiết kiệm chi phí xây dựng silô chứa
- Sử dụng máy nghiền con lăn đứng để nghiền than nhằm tiết kiện điện năng, đảm bảo để hệ thống lò nung sử dụng liên tục 100% than trong quá trình vận hành bình thường Trang bị đầy đủ, đồng bộ các thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ cho
hệ thống nghiền và chứa than mịn Sử dụng lọc bụi túi để khử bụi nhằm đảm bảo yêu cầu về môi trường
- Nung luyện clinker thực hiện trong lò quay với tháp trao đổi nhiệt và thiết bị
Trang 12Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 3
làm nguội clinker kiểu ghi với hiệu suất thu hồi nhiệt cao Khí nóng thải ra từ thiết bị làm nguội clinker được tận dụng cho hệ thống phát điện, một phần được sử dụng làm tác nhân sấy cho máy nghiền than và máy nghiền liệu
- Các thiết bị vận chuyển trong dây chuyền sản xuất được lựa chọn phù hợp với tính chất và cự ly vận chuyển nhằm giảm chi phí đầu tư, tiết kiệm năng lượng, an toàn trong vận hành, bảo dưỡng thuận lợi Các dây chuyền vận chuyển đều được xây dựng che chắn giúp giảm thiểu tối đa phát sinh chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh
Hiện nay các hạng mục của giai đoạn sản xuất xi măng chưa được xây dựng
Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất chi tiết như sau:
Trang 13Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 4
Hình 1-1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng
Trang 14Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 5
Thuyết minh dây chuyền sản xuất:
Hiện nay Dây chuyền công nghệ sản xuất dây chuyền 3 của nhà máy xi măng Xuân Thành đã hoàn thiện được giai đoạn 1 của sơ đồ dây chuyền công nghệ, Dây chuyền 3 hiện được phân ra gồm 2 công đoạn chính như sau:
A Chuẩn bị nguyên liệu
1 Đập đá vôi
Đá vôi được khai thác tại mỏ và được vận chuyển về trạm đập tại mặt bằng nhà máy bằng xe tự đổ Từ các phễu tiếp nhận, đá vôi được cấp cho máy đập búa bằng tiếp liệu tấm
Với mục chuẩn bị nguyên liệu có độ ẩm cao, bám dính đến kích thước thích hợp cấp cho máy nghiền liệu kiểu máy nghiền con lăn đứng, máy đập búa 2 rotor được lựa chọn
Đá vôi sạch để điều chỉnh thành phần bột liệu và làm phụ gia xi măng cũng cung cấp từ máy đập này
2 Vận chuyển và chứa hỗn hợp đá vôi
Đá vôi ra khỏi máy đập được hệ thống các băng tải vận chuyển về kho chứa và đồng nhất sơ bộ tại nhà máy Đá vôi dự kiến được chứa và đồng nhất sơ bộ trong kho tròn bao che kín với sức chứa khoảng 55.000 tấn Thiết bị rải sẽ rải liệu theo kiểu chevron, thiết bị rút liệu kiểu cầu cào ngang đống
3 Tiếp nhận và chứa đất sét, nguyên liệu điều chỉnh
Đá sét và quặng sắt được vận chuyển về nhà máy bằng đường bộ Qua phễu tiếp nhận và cấp liệu tấm, đá sét được cán trong máy cán trục hai trục có răng Sau khi cán, đá sét và quặng sắt sẽ được vận chuyển đến kho chứa chứa nhờ hệ thống băng tải
Sức chứa của kho đất sét và nguyên liệu điều chỉnh như sau: Đất sét 2x40.000 tấn, quặng sắt 2x10.500 tấn Kho chứa được trang bị 01 thiết bị rải liệu và 01 thiết bị rút liệu Thiết bị rải liệu kiểu cần dải có công suất 650 tấn/h, thiết bị rút liệu kiểu cầu cào ngang đống có công suất 400 tấn/h
4 Tiếp nhận và chứa than
Than cám 4A Quảng Ninh và than xít được vận chuyển về nhà máy bằng đường thủy và cập bến cảng của nhà máy bên bờ sông Đáy Tại hai bến tiếp nhận than bố trí một cần trục kiểu cố định công suất 400 tấn/h để bốc dỡ than cám và than xít
Trang 15Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 6
vào phễu tiếp nhận và được vận chuyển về kho than tại nhà máy bằng hệ thống băng tải
Than được chứa trong kho dài bao che kín với sức chứa than cám 4x13.500 tấn, than xít 2x10.500 tấn 01 thiết bị rải liệu kiểu cần rải công suất 500 tấn/h, 02 thiết
bị rút liệu kiểu cầu cào ngang đống công suất lần lượt là 300 tấn/h cho than và 400 tấn/h cho than xít
5 Định lượng nguyên liệu
260 tấn và than xít 260 tấn Các két cấp liệu máy nghiền được đặt trên các tế bào cân để điều khiển mức liệu
Các cân cấp liệu có dải cân dự kiến như sau:
+ 02 Cân băng định lượng cho đá vôi : 60-600 tấn/h;
+ 01 Cân băng định lượng cho đất sét : 15-150 tấn/h;
+ 01 Cân băng định lượng cho quặng sắt : 7.5-75 tấn/h
+ 01 Cân băng định lượng cho than xít : 7.5-75 tấn/h
Tỷ lệ phối liệu được điều khiển trực tuyến theo kết quả phân tích thành phần hóa của bột liệu bằng phổ kế X-Ray và được duy trì ở mọi năng suất cấp liệu máy nghiền
Để ngăn ngừa hư hại ở máy nghiền, hệ thống cấp liệu máy nghiền được trang bị các thiết bị tách từ và phát hiện kim loại ở các vị trí thích hợp
6 Nghiền liệu và vận chuyển bột liệu
Dự kiến sử dụng 02 máy nghiền con lăn đứng để nghiền liệu với năng suất danh định 500 t/h Dự kiến sử dụng 3 hệ thống quạt, bao gồm quạt ID, quạt nghiền và quạt lọc bụi
Khí nóng cần thiết cho quá trình sấy liệu được lấy từ khí thải của tháp trao đổi nhiệt Buồng đốt phụ được trang bị để dự phòng trong trường hợp khởi động lò cũng như khi độ ẩm của liệu cao hơn bình thường trong mùa mưa
Bột liệu thu hồi ở cyclone và lọc bụi sẽ được vận chuyển lên đỉnh silo đồng nhất nhờ hệ thống vít tải, máng khí động và gầu nâng
Bột liệu thu hồi ở lọc bụi chung của lò và nghiền liệu khi máy nghiền liệu vận hành bình thường sẽ được đưa về silo đồng nhất Khi máy nghiền liệu dừng, bụi thu hồi
ở lọc bụi có thể được đưa quay lại gầu nâng cấp liệu cho tháp điều trao đổi nhiệt
Trang 16Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 7
Bụi thu hồi ở tháp điều hòa khí thải có thể được thải bỏ khi quá ướt hoặc được vận chuyển như bụi thu hồi ở lọc bụi chung của lò và nghiền liệu như nói trên
Khi vận hành nghiền liệu bình thường (compound operation), bột liệu thu hồi ở lọc bụi chung của lò và nghiền liệu được vận chuyển lên silo đồng nhất
Khi máy nghiền liệu dừng (Direct operation), lưu lượng kế thích hợp sẽ được trang
bị để cho phép xác định lượng bột liệu sinh ra trong quá trình vận hành trực tiếp (không qua silo đồng nhất) từ đó xác định chính xác hơn tỷ lệ bột liệu/clinker
Mẫu đại diện bột liệu được lấy liên tục từ dòng bột liệu đến silo đồng nhất nhờ thiết bị lấy mẫu kiểu vít chuyên dùng để phân tích thành phần hóa và điều khiển trực tuyến cấp liệu máy nghiền
7 Đồng nhất bột liệu
Dự kiến sử dụng 01 silo kiểu đồng nhất liên tục sức chứa 40.000 tấn được trang bị
để chứa và đồng nhất liên tục bột liệu Sức chứa silo tương đương khoảng 2 ngày nhu cầu bột liệu cho vận hành bình thường của lò nung 12.000 tấn clinker/ngày
Hiệu quả đồng nhất của silô khoảng 10:1 Sự kết hợp giữa đồng nhất và điều khiển tỷ lệ phối liệu cấp cho máy nghiền chính xác mang lại độ lệch chuẩn của bột liệu cấp cho lò LSF ≤ 1.2
B Sản xuất clinker
1 Cấp liệu lò
Két cấp liệu lò được đặt ngay bên dưới silo đồng nhất Bột liệu được rút từ silo đồng nhất vào két cấp liệu lò qua hệ thống các cửa rút ở đáy silo đồng nhất, máng khí động theo tuần tự và thời gian được lập trình trước Két cấp liệu lò được lắp trên các tế bào cân để điều khiển và hiệu chỉnh năng suất rút bột liệu từ silo đồng nhất và được trang bị hệ thống rút và định lượng thích hợp
Bột liệu được đưa lên đỉnh tháp trao đổi nhiệt nhờ gầu nâng và cấp bột liệu vào tháp trao đổi nhiệt Trước gầu nâng, thiết bị lấy mẫu tự động bột liệu kiểu vít được trang bị Mẫu bột liệu được vận chuyển tự động về phòng thí nghiệm để phân tích bột liệu cấp cho lò nung
2 Hệ thống nung clinker
Tháp trao đổi nhiệt 2 nhánh, 5 tầng cyclone đồng bộ với buồng phân hủy được trang bị Tháp trao đổi nhiệt được trang bị thang máy thích hợp để vận chuyển cả người, thiết bị và phụ tùng phục vụ công tác bảo dưỡng
Trang 17Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 8
Lò quay tiêu chuẩn 2 (hoặc 3) bệ đỡ và được dẫn động bởi hệ thống dẫn động có tốc độ thay đổi được
Hệ thống lò nung cần trang bị hệ thống khử bụi khí thải phù hợp với năng suất lò
và thiết kế tháp trao đổi nhiệt Dự kiến hệ thống bao gồm: tháp điều hòa khí thải, Quạt ID có tốc độ thay đổi được, lọc bụi túi xử lý khí thải chung của lò và nghiền liệu
Lò quay được trang bị thiết bị làm nguội kiểu ghi hiệu suất cao với hiệu suất thu hồi nhiệt trên 70% Thiết bị làm nguội clinker được trang bị thiết bị đập clinker kiểu trục cán Thiết bị làm nguội clinker được trang bị hệ thống khử bụi riêng Thiết bị làm nguội clinker được lựa chọn sao cho nhiệt độ clinker ra khỏi thiết bị làm nguội không quá 650C trên nhiệt độ môi trường
Các két than mịn được đặt gần máy nghiền than và trang bị 2 hệ thống cân quay để định lượng than mịn cấp cho các vòi phun chính của lò và buồng phân hủy Vòi phun của lò là loại thiết kế sử dụng than có hàm lượng chất bốc thấp và có đặc tính sinh NOx thấp
Hệ thống phát điện tận dụng nhiệt dư được trang bị cho hệ thống lò nung
3 Vận chuyển và chứa clinker
Một băng gầu nghiêng cần được trang bị để vận chuyển clinker từ ghi làm nguội lên silo clinker 02 Silo clinker chính, mỗi silo có sức chứa 100.000 tấn, 01 silo clinker phụ sức chứa 6.000 tấn cũng cần được đầu tư
4 Nghiền và vận chuyển than mịn
Dự kiến sử dụng than cám 4a, 4b HG hoặc tương đương với nhiệt trị khô toàn phần: >6.050 kcal/kg
Tính đến khả năng sử dụng than có hàm lượng chất bốc cao hơn than Hon Gai, khí nóng để sấy than được lấy từ khí thải của tháp trao đổi nhiệt Khí thải tháp trao đổi nhiệt có hàm lượng oxy thấp (< 2%) làm cho nó trở thành nguồn khí nóng đủ an toàn Khí thải tháp trao đổi nhiệt sẽ được khử bụi nhờ cyclone lắng trước khi đi vào máy nghiền than Bụi thu hồi ở cyclone lắng sẽ được đưa trở lại gầu nâng để cấp cho tháp trao đổi nhiệt
Két than thô kết cấu thép đặt trên các tế bào cân kết hợp với cân cấp than đảm bảo định lượng than cho máy nghiền
Giải pháp sử dụng máy nghiền con lăn đứng để nghiền than đã được thừa nhận
Trang 18Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 9
rộng rãi với nhiều ưu điểm Để nghiền than cám có độ ẩm ban đầu khoảng 9%, sử dụng 2 máy nghiền than, mỗi máy có năng suất 50t/h đồng bộ với phân ly hiệu suất cao được trang bị
Than mịn được thu hồi tại lọc bụi tay áo, lọc bụi này được đặc biệt thiết kế cho than mịn, nghĩa là không bị lắng than, thành phễu phải dốc, etc Lọc bụi được trang bị quạt và ống khói cần thiết
Các két than mịn đặt trên các tế bào cân cung cấp than mịn cho các vòi phun của lò
và buồng phân hủy tương ứng
1.3.3 Hệ thống thu hồi nhiệt khí thải để phát điện
Quá trình nung clinker tại lò quay sử dụng than cám 4aHG với nhiệt độ nung khoảng 1.450 0C nên khí thải sau khi ra lò quay và tháp trao đổi nhiệt có nhiệt độ cao đến 330 – 335 0C nên mang theo một lượng nhiệt dư khá lớn khoảng hơn 1000 0C Ngoài ra clinker tạo thành sau khi đã nung luyện tại lò nung có nhiệt độ cao (đến 1.370
0C) nên cần được làm nguội bằng không khí tại thiết bị làm nguội kiểu ghi để giảm clinker xuống ≤ (650C + t0 môi trường); quá trình này tạo nên lượng khí thải khá lớn với nhiệt độ đến hơn 1000oC, có nghĩa cũng mang một lượng nhiệt dư khá lớn Lượng nhiệt dư này nếu không được xử lý hoặc tận dụng sẽ phát tán một nhiệt lượng khá lớn vào môi trường làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động của nhà máy cũng như cư dân cộng đồng
Để xử lý nguồn nhiệt này Công ty Cổ phần xi măng Xuân Thành đã đầu tư 01
hệ thống phát điện nhiệt dư với công suất thiết kế 17,23MW Năng lượng điện phát ra
từ máy phát điện có điện áp 6,3 kV sẽ được nối tới trạm điện chính của nhà máy và tham gia cung cấp điện trực tiếp cho dây chuyền sản xuất của nhà máy Do đó, hệ thống lò hơi thu hồi nhiệt không phát sinh khí thải
Giải pháp tận dụng nhiệt này để vận hành máy phát điện sẽ giúp tạo ra nguồn điện phục vụ sản xuất và tận dụng một phần năng lượng (nhiệt năng) khi đốt than, giúp nhà máy giảm được lượng điện cần cấp từ mạng lưới điện quốc gia Điều này cũng có
ý nghĩa trong việc góp phần giảm phát thải khí thải nói chung cho quốc gia và bảo vệ môi trường
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 4.2 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của 1 tổ máy phát điện
2 Công suất phát điện (tại đầu cực của máy phát) MW 17,23
Trang 19Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 10
6 Nồng độ bụi trong khí thải xả vào môi trường mg/Nm3 30
(Nguồn: Công ty Cổ phần xi măng Xuân Thành, 2019) Ghi chú:
Thời gian vận hành của hệ thống phát điện dự tính hoạt động 330 ngày/năm
Nhiệt độ khí nóng và lưu lượng cần thiết để sấy liệu và than được tính theo độ ẩm trung bình
a, Nguyên lý hệ thống phát điện tận dụng nhiệt thừa
Năng lượng dưới dạng nhiệt dư của khí thải được sử dụng để sản xuất hơi nước quá nhiệt
Tại turbine, hơi nước quá nhiệt đi vào turbine Đầu tiên hơi nước giãn nở trong ống tăng tốc (cánh tĩnh của turbine) để tăng động năng, sau đó đập vào cánh động của turbine, làm turbine quay và sinh công chạy máy phát điện Máy phát điện được dẫn động trực tiếp bởi turbine hơi nước, với công suất nhất định
Hơi nước sau khi giãn nở sinh công ở turbine được làm mát để ngưng tụ và được bơm ngưng tụ đưa quay lại nồi hơi tiếp tục các chu kỳ sau,
Nước làm mát ở bình ngưng tụ có nhiệt độ ban đầu khoảng 300C, và ra khỏi bình ngưng tụ ở nhiệt độ đến 380C, được làm mát ở thiết bị làm mát cưỡng bức nhờ quạt gió
Hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải trong nhà máy xi măng có các đặc điểm riêng sau:
- Hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải không có lò đốt riêng;
- Nồi hơi tận dụng nhiệt khí thải không có ống gia nhiệt không khí (Air heater)
- Hơi nước quá nhiệt có nhiệt độ và áp suất tương đối thấp (hơi nước quá nhiệt
đi vào turbine hơi nước của các nhà máy nhiệt điện có thể đến 500 0C),
- Nguồn điện sản xuất không phát lên lưới điện quốc gia mà chỉ đáp ứng một phần nhu cầu điện năng của nhà máy xi măng
Trang 20Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 11
Hình 1-2: Sơ đồ công nghệ hệ thống điện nhiệt dư tại dây chuyền 3
Khí thải của tháp trao đổi nhiệt trước khi đưa vào sấy liệu sẽ được đưa qua hệ thống nồi hơi kiểu ống nước để thu hồi một phần nhiệt dư Trên đường ống dẫn khí thải đến quạt ID, khí thải nóng được trích ra đưa đến nồi hơi sử dụng nhiệt khí thải của tháp trao đổi nhiệt (nồi hơi SP) Trong nồi hơi, khí nóng sẽ đi từ trên xuống, trao đổi nhiệt với ống nước nồi hơi Ra khỏi nồi hơi này, khí thải có nhiệt độ khoảng 2000C, nhiệt độ này cho phép sấy liệu có độ ẩm đến khoảng 3,2% Nồi hơi SP được trang bị
cơ cấu gõ để rũ bụi và vận chuyển bụi về dây chuyền sản xuất clinker
Trang 21Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 12
Khí thải được lấy từ điểm giữa của ghi làm nguội clinker để có được nhiệt độ cao hơn khí thải tại cuối của thiết bị làm nguội clinker 01 buồng lắng bụi được trang
bị để để lắng một phần bụi clinker trong khí thải trước khi khí thải nóng được đưa đến nồi hơi AQC Nồi hơi AQC được đặt trên kết cấu đỡ bê tông cốt thép Ngoài kết cấu ống nước nồi hơi như nồi hơi SP, nồi hơi AQC còn được chia thành 2 phần: phần đầu
có nhiệm vụ như với nồi hơi SP, phần 2 của nồi hơi này có mục đích sinh hơi nước bão hoà
Hơi nước quá nhiệt ra khỏi nồi hơi này có nhiệt độ khoảng 3400C và áp suất khoảng 0,811 MPa được dẫn đến turbine máy phát điện (đã tính đến tổn thất áp suất qua đoạn quá nhiệt)
Khí thải ra khỏi nồi hơi AQC có nhiệt độ khoảng 800C sẽ được đưa về đường ống khí đến lọc bụi sau thiết bị làm nguội clinker
Các thông số thiết kế chung của dây chuyền sản xuất clinker như sau:
Năng suất lò nung : 12.000 T CLK/ngày
Tiêu hao nhiệt : 730 kcal/kg CLK
Nhiên liệu : Than cám
Nhiệt độ môi trường : 30 0C
Độ ẩm không khí : 85%
Dây chuyền 3 nhà máy xi măng Xuân Thành có công suất 12.000 tấn clinker/ngày lắp đặt trạm điện sử dụng nhiệt khí thải với công suất 17.300 KW bao gồm:
- Nồi hơi SP và phụ kiện: 2 bộ
- Nồi hơi AQC và phụ kiện: 1 bộ
- Tuabin hơi và phụ kiện: 1 bộ
- Máy phát điện và thiết bị điện: 1 bộ
- Thiết bị đo lường: 1 bộ
- Vật tư, phụ tùng thay thế: 1 bộ
Lựa chọn thiết bị:
a/ Nồi hơi SP:
Hệ thống nồi hơi SP bao gồm lò hơi thu hồi nhiệt và các thiết bị phụ trợ phục vụ
lò hơi trong quá trình vận hành Hệ thống này bao gồm:
+ Buồng thu hồi nhiệt bao gồm:
Trang 22Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 13
Các thông số chính của lò hơi:
Năng suất bốc hơi : 76,1 t/h;
Áp suất hơi quá nhiệt : 0,811 MPa;
Nhiệt độ hơi quá nhiệt : 3380C;
Nhiệt độ khí thải đầu ra SP : 205/1980C;
Nhiệt độ nước cấp : 1520C
- Mô tả hoạt động:
Căn cứ vào chức năng, hệ thống các dàn ống được phân làm 3 phần: (1) Phần ống cho hâm nước cấp, (2) Phần ống sinh hơi, và (3) Phần ống quá nhiệt (được bố trí ở đầu vào dòng khí nóng) Nước cấp vào lò được lấy từ bộ hâm nước đặt tại nồi hơi AQC có nhiệt độ 152-1650C được cấp vào bao hơi đặt phía trên đỉnh lò Nước từ bao hơi được đưa vào dàn ống sinh hơi biến thành hỗn hợp nước và hơi nước, sau đó được đưa trở lại bao hơi Tại đây nước và hơi nước được phân ly, nước lắng phía dưới được đưa trở lại ống sinh hơi, hơi nước nằm ở phía trên được đưa qua phần dàn ống quá nhiệt Sau khi ra khỏi dàn ống quá nhiệt, hơi quá nhiệt đạt nhiệt độ khoảng 320oC và
áp suất 1,15 MPa, được đưa tới tuabin
Để an toàn cho lò hơi và hệ thống ống dẫn hơi nước, trên đỉnh nồi hơi có gắn van
an toàn tự động xả hơi nước khi áp lực hơi vượt quá trị số cho phép
Nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt giữa dòng khí nóng và các dàn ống, lò hơi được trang bị một hệ thống búa Hệ thống búa này sẽ định kỳ đập vào các đe gắn phía dưới các dàn ống để tạo rung động rũ lượng bụi của khí lò bám vào các dàn Bụi lò được thu hồi đưa trở về hệ thống lò bằng xích cào lắp dưới đáy lò hơi và một xích cào đấu nối vào một vít tải để vận chuyển bụi
b/ Nồi hơi AQC:
Hệ thống lò hơi AQC bao gồm lò hơi thu hồi nhiệt và các thiết bị phụ trợ phục vụ
lò hơi trong quá trình vận hành Hệ thống này bao gồm:
+ Buồng thu hồi nhiệt chỉ có bộ sinh hơi;
Trang 23Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 14
Hệ thống cung cấp hoá chất và xả;
Hệ thống lấy mẫu
Các thông số chính của lò hơi AQC, gồm:
Năng suất bốc hơi : 29,9 t/h;
Nhiệt độ nước cấp : 48,8oC;
Áp suất hơi quá nhiệt : 0,811 MPa;
Nhiệt độ hơi quá nhiệt : 381,10C;
Nhiệt độ khí tại đầu ra AQC : 72,70C
- Mô tả hoạt động:
Nước cấp vào lò được cấp từ bình khử khí với nhiệt độ đạt khoảng 48,80C, được bơm vào bộ hâm nước đặt ở đầu ra đường khí nóng Nước từ bao hơi của nồi hơi AQC được đưa vào phần ống sinh hơi biến thành hỗn hợp nước và hơi nước, sau đó được đưa trở lại bao hơi Tại đây nước và hơi nước được phân ly, nước lắng phía dưới được đưa trở lại dàn ống sinh hơi, hơi nước nằm ở phía trên được đưa qua phần dàn ống quá nhiệt đặt tại nồi hơi SP Sau khi ra khỏi dàn ống quá nhiệt, hơi quá nhiệt đạt nhiệt độ khoảng 360 - 381,10C và áp suất 0,811 MPa, được đưa tới ống góp hỗn hợp cùng dòng hơi quá nhiệt nồi hơi SP rồi dẫn tới tuabin
- Các hệ thống phụ của tua bin
+ Hệ thống dầu bôi trơn: Hệ thống dầu bôi trơn tua bin được cung cấp đồng bộ
Trang 24Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 15
với thiết bị tua bin có chức năng cung cấp dầu cho các ổ đỡ tua bin với mục đích bôi trơn và làm mát trong quá trình vận hành bình thường, khởi động và ngừng máy cũng như khi sự cố Hệ thống dầu bôi trơn được trang bị gồm:
d/ Máy phát điện:
+ Công suất tại đầu cực máy phát : 17,23 MW
+ Công suất thiết kế máy phát : 18 MW
+ Loại 3 pha, một đôi cực, kích từ tĩnh hoặc xoay chiều, làm mát bằng không khí
- Các thiết bị của hệ thống phát điện sử dụng nhiệt khí thải được trang bị các thiết bị đo lường, giám sát và điều khiển cần thiết cho phép điều khiển quá trình một cách tự động từ phòng điều khiển trung tâm của hệ thống phát điện cũng như đảm bảo
an toàn cho người và thiết bị
e/ Hệ thống ống dẫn hơi
- Hơi quá nhiệt được dẫn từ lò hơi tới tua bin bằng đường ống thép, ống hơi này đi qua đường lưu thông nội bộ trên hệ thống cầu đỡ có độ cao tĩnh không phù hợp với không gian nhà máy hiện hữu Các ống cấp nước cho lò hơi, ống nước ngưng từ tua bin tuần hoàn về lò hơi đi chung trên cầu đỡ của ống hơi Để đề phòng giãn nở trong quá trình hoạt động, các ống hơi được lắp trên các giá đỡ cho phép ống di trượt theo phương dọc ống
- Các đường ống hơi cấp cho tua bin được bọc bảo ôn dày 125mm, vật liệu cách nhiệt là bột samote, bên ngoài được bọc bằng tôn tráng kẽm dày 0,4mm
Trang 25Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 16
Các ống dẫn nước ngưng từ bình ngưng về được bọc bảo ôn dày 50mm, với vật liệu cách nhiệt là bột samote, bên ngoài được bọc bằng tôn tráng kẽm dày 0,4mm
1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu
Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu chính cho dây chuyền 3 sản xuất của nhà máy
xi măng Xuân Thành hiện nay là:
Bảng 1-1: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của cở sở
STT Loại nguyên nhiên,
vật liệu
Đơnvị Khối lượng Nguồn gốc
I Nhu cầu nguyên liệu sử dụng để sản xuất clinker
1 Than cám T/ năm 495.000 Mua từ Quảng Ninh, vận
chuyển bằng đường bộ
2 Than xít T/năm 198.000 Mua từ Quảng Ninh, vận
chuyển bằng đường bộ
3 Dầu DO T/ năm 1.100 Vận chuyển bằng đường bộ,
mua tại các đại lý trên địa bàn tỉnh
4 Đá vôi T/ năm 5.096.520 Nguồn cấp: Mỏ đá vôi Thanh
Nghị 3 và mỏ đá vôi bổ sung
5 Đá sét T/ năm 910.800 Nguồn cấp: Mỏ đá sét Khe Non
2 và Mỏ sét bổ sung T30, T32 (tại xã Thanh Nghị) và các mỏ T53, T54, T55 (tại Thôn Lời xã Thanh Tâm, Liêm Sơn, Thanh Hương huyện Thanh Liêm)
6 Quặng sắt Tấn/năm 102.960 Nguồn cấp: Mua từ tỉnh Hòa
Bình và từ các nhà cung cấp được vận chuyển bằng đường
Trang 26Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 17
Kg/năm 120 Mua từ các nhà cung cấp
4 Hóa chất H2SO4 > 60% Kg/năm 200 Mua từ các nhà cung cấp
5 Hóa chất Polime anion Kg/năm 100 Mua từ các nhà cung cấp
6 Hóa chất NaOH > 90% Kg/năm 400 Mua từ các nhà cung cấp
III Nhu cầu hóa chất cho phòng thí nghiệm
Lít/năm 50 Mua từ các nhà cung cấp
3 Muối (BaCl2.2H2O loại
4 Muối natri cacbonat
Na2CO3 loại 0,5kg/
hộp
Kg/năm 4,0 Mua từ các nhà cung cấp
5 Tri ethanol amin
N(CH2CH2OH)3 loại
500ml/chai
Lít/năm 2,0 Mua từ các nhà cung cấp
6 Amoni NH3.H2O loại
7 NaOH loại 500g/ hộp Kg/năm 5,0 Mua từ các nhà cung cấp
8 Axit axetic CH3COOH
loại 500ml/ chai Lít/năm 6,0 Mua từ các nhà cung cấp
Trang 27Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 18
11 Ethylen glycol C2H6O2
(Loại 500ml/chai) Lít/năm 120 Mua từ các nhà cung cấp
(Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền 3 nhà
máy xi măng Xuân Thành, năm 2019)
1.4.2 Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước
Nguồn cung cấp nước:
Dây chuyền 3 Nhà máy xi măng Xuân Thành sử dụng nguồn nước mặt của sông Đáy để phục vụ cho việc sản xuất của nhà máy theo Giấy phép khai thác nước mặt số 46/GP-UBND ngày 27/9/2019 của UBND tỉnh Hà Nam cấp với lưu lượng khai thác lớn nhất là 5000 m3 /ngày.đêm, tổng lượng nước sử dụng trong năm là 1.825.000
m3/năm Nước được khai thác từ trạm bơm nước công suất 500m3/h được đặt tại bờ sông để bơm nước về trạm xử lý nước thô trong nhà máy Tại trạm xử lý nước thô, có hệ thống trạm bơm hóa chất bơm trực tiếp hóa chất tạo keo tụ vào đường ống nước cấp vào các bể lắng lamen Trước khi vào bể lắng Lamen nước cấp và hóa chất đi qua một bộ trộn hóa chất để đảm bảo hóa chất được hòa tan đều vào dòng nước cấp trước khi vào các bể lắng lamen
Hệ thống xử lý nước được bố trí 04 bể lắng lamen với công suất 125m3/h Bùn lắng cặn tại các bể lamen sẽ được đưa ra bể thu hồi bùn thải Từ bể lắng lamen, nước sẽ được đưa đến bể trung gian Nước tại bể trung gian sẽ được bơm qua hệ thống 03 lọc áp lực sau đó đưa đến các đơn vị tiêu thụ Một phần nước sau lọc áp lực sẽ được đưa vào bể kiểm tra nước sau lọc
Nguồn cung cấp nước sinh hoạt: Nhà máy sản xuất xi măng sử dụng nước sạch được cung cấp từ nhà máy nước sạch xã Thanh Nghị, địa điểm Thôn Kênh, Thanh Nghị, Thanh Liêm, Hà Nam theo hợp đồng cung cấp nước sinh hoạt số 01/HĐCCN ngày 29 tháng 06 năm 2016
Tổng nhu cầu sử dụng nước:
Dự án dự định sử dụng nguồn nước mặt của sông Đáy để phục vụ cho việc sản xuất và sinh hoạt của nhà máy với nhu cầu tiêu thụ như sau:
Bảng 1-2: Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy
2 Nhu cầu nước cho sinh hoạt, nhu cầu khác m3/ngày 291
Trang 28Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 19
Nhu cầu nước cho sản xuất:
Bảng 1-3: Nhu cầu nước cho sản xuất phải cung cấp
1 Nước mất trong quá trình tuần hoàn 250 ~ 3% lượng nước tuần
hoàn
3 Nước bổ sung cho HT phát điện
(Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền 3
nhà máy xi măng Xuân Thành, năm 2019)
Nhu cầu nước cho sinh hoạt
Nhu cầu nước cho sinh hoạt:
Qsh = 100l/người x 450 người = 45000lít/ngày = 45 m3/ngày
Nhu cầu nước cho các hoạt động khác
Nhu cầu nước cho phòng thí nghiệm:
Qtn = 2,0 m3/ngày
Nhu cầu nước cho tưới cây:
Qk = 60 m3/ngày
Nhu cầu nước cấp cho hoạt động rửa đường, dập bụi lớn nhất: 184 m3/ngày.đêm
Nhu cầu nước cứu hoả:
Ngoài ra còn lượng cấp không thường xuyên cấp cho hoạt động phòng cháy chữa cháy Trong đó lượng nước dự trữ cho phòng cháy chữa cháy gồm:
- Lượng nước cấp cho hệ thống chữa cháy vách tường là: Q1 = 54 m3;
- Lượng nước cấp thiết cho hệ thống chữa cháy ngoài nhà là: Q2 = 72 m3;
- Lượng nước cần thiết cho hệ thống chữa cháy Sprinkler là: Q3 = 388,8 m3;
- Lượng nước cần thiết cho hệ thống chữa cháy Drencher là: Q3 = 18 m3;
Căn cứ vào lưu lượng và thời gian yêu cầu chữa cháy thực tế, tổng lượng nước cấp không thường xuyên cho hoạt động phòng cháy chữa cháy là:
Qt = 54 + 72 + 388,8 + 18 = 532,8 m3
Trang 29Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 20
Nguồn nước cứu hỏa được chứa trong bể chứa nước của trạm bơm nước tuần hoàn với lượng nước duy trì liên tục đảm bảo cho hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hình 1-3: Sơ đồ cân bằng nước của Dây chuyền 3 – Nhà máy xi măng Xuân
Thành
(Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền 3
nhà máy xi măng Xuân Thành, năm 2019)
1.4.3 Nhu cầu sử dụng điện
` Nguồn cung cấp điện: Nhà máy xi măng Xuân Thành được cấp điện từ đường dây 110kV của khu vực và một phần từ máy phát điện tận dụng nhiệt thừa lò nung công suất theo tính toán là 17,23 MW Các phụ tải của nhà máy có cấp sử dụng điện áp
là 6kV và 380/220V, 3 pha 50Hz Để phù hợp điện áp sử dụng, nhà máy sử dụng cấp điện áp phân phối trung thế là 6,3kVvà đã đầu tư xây dựng trạm điện chính 110kV/6,3kV để cung cấp điện cho các động cơ trung thế 6kV và các máy biến áp phân
phối 6/0,4kV của các trạm khu vực
Trang 30Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 21
Cấu trúc mạng điện của nhà máy là kiểu sơ đồ hình tia, điện năng 6,3kV sẽ được cung cấp từ trạm điện chính 110kV/6,3kV tới các trạm điện khu vực đặt gần trung tâm phụ tải của các công đoạn sản xuất
Bảng 1-4: Thống kê công suất các trạm điện của Dự án Tên
Công suất máy biến áp (KVA)
TĐ 01 Trạm điện trạm đập đá vôi – kho chứa đá vôi 1600
TĐ 04 Trạm điện đập sét, đập phụ gia, kho than, trạm
TĐ 05 Trạm điện nghiền liệu và xử lý khí thải 1.600
TĐ 06 Trạm điện tháp trao đổi nhiệt và lò nung 1.250
TĐ 07 Trạm điện làm nguội clinker, chứa và vận chuyển
TĐ 10 Trạm điện cho định lượng và nghiền xi măng 1.000
TĐ 11 Trạm điện cho đóng bao – xuất XM bao 1.000
TĐ 12 Nhà văn phòng , xưởng cơ điện, phụ trợ, phụ tải
(Nguồn: Công ty Cổ phần xi măng Xuân Thành, 2019)
1.5 Các thông tin khác liên quan đến Dự án (nếu có):
Các thủ tục môi trường của dây chuyền 3 Nhà máy xi măng Xuân Thành đã được cấp bao gồm:
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư: Quyết định số 1986/QĐ-BTNMT ngày 31/07/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng dây
Trang 31Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 22
chuyền 3 – Nhà máy xi măng Xuân Thành, công suất 4.500.000 tấn/năm” huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
- Sổ đăng ký Chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 35.000392.T (cấp lại lần 1) ngày 09/7/2018 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam cung cấp
- Giấy phép khai thác nước mặt số 46/GP-UBND ngày 27/9/2019 của UBND tỉnh Hà Nam
- Biên bản làm việc ngày 08/3/2023 giữa đại diện của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hà Nam và đại diện công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành xác nhận đã hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động tại các ống khói chính, ống khói làm nguội, ống khói nghiền than 1,2 của dây chuyền 3 Các vị trí thông số đã lắp đặt đảm bảo theo quy định và đã truyền thử dữ liệu mẫu về Sở Tài nguyên và Môi trường
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 18/GP-UBND ngày 01/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam cho phép Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành (Dây chuyền 3) xả nước thải vào nguồn nước sông Đáy đoạn chảy qua thôn Nham Kênh, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
- Dây chuyền 3 của Nhà máy xi măng Xuân Thành đã được cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 2110/TD-PCCC-P4 cấp bởi Cục cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công An
Trang 32Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 23
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU
TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,
quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
“Dự án đầu tư xây dựng công trình dây chuyền 3 nhà máy xi măng Xuân
Thành” tại xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam hoàn toàn phù hợp với
quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/07/2008 và điều chỉnh bổ sung ở Quyết định 1065/QĐ-TTg ngày 09/07/2010 phê duyệt Điều chỉnh, Bổ sung Quy hoạch, Quy hoạch bảo vệ môi trường, Quy hoạch tài nguyên nước Dự án phù hợp với “Quy hoạch phát triển công nghiệp Xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại điều 1, quyết định số 1488/QĐ-TTg năm 2011
“Dự án đầu tư xây dựng công trình dây chuyền 3 nhà máy xi măng Xuân
Thành” tại xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam phù hợp với phát triển,
quy hoạch của địa phương thể hiện tại các văn bản:
- Văn bản sô 27/TTg-KTN ngày 21/03/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc bổ sung Dự án dây chuyền 3 nhà máy xi măng Xuân Thành, tỉnh Hà Nam vào quy hoạch;
- Văn bản số 292 – TB/VPTU ngày 30/06/2016 của văn phòng tỉnh ủy Hà Nam thông báo ý kiến của thường trực tỉnh ủy về chủ trương thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch phục vụ dự án xây dựng dây chuyền 3 Nhà máy xi măng Xuân Thành;
- Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Nam tới năm 2025 và định hướng tới năm 2035;
- Quy định 1663/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 về việc phê duyệt quy hoạch bảo
vệ môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2020, định hướng 2030;
- Văn bản số 1908/BXD-VLXD ngày 12/9/2013 của Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mỏ sét khu vực Khe Non làm nguyên liệu cho Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành vào quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020
“Dự án đầu tư xây dựng công trình dây chuyền 3 nhà máy xi măng Xuân
Thành” tại xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã được Bộ Tài nguyên
và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM tại quyết định số 1986/QĐ-BTNMT ngày 31/07/2019
Trang 33Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 24
Nhà máy xi măng Xuân Thành nằm tại xã Thanh Nghị, xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Mặt bằng Nhà máy xi măng Xuân Thành lân cận mỏ đá vôi Thanh Nghị, cách mỏ sét Khe Non khoảng 8 km về phía Đông Bắc và cách đường dây 110kV khoảng 0,5 km về phía Đông Từ địa điểm xây dựng nhà máy lên tới thành phố Phủ Lý theo QL 1A là 13 km, về phía thành phố Ninh Bình là 17 km
“Dự án đầu tư xây dựng công trình dây chuyền 3 nhà máy xi măng Xuân
Thành” không nằm gần các điểm nhạy cảm khác về môi trường như: Vườn quốc gia;
khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; hoặc Khu di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (được UNESCO công nhận hoặc được Thủ tướng Chính phủ, bộ chủ quản ra quyết định thành lập, xếp hạng)
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Không thay đổi so với nội dung đã được đánh giá khả năng chịu tải của môi trường trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường Do đó hoạt động của
Dự án không ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của môi trường khu vực
Căn cứ văn bản số 18/GP-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam ngày 01/10/2021 cấp Giấy phép xả thải vào nguồn nước, cho phép Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành (Dây chuyền 3) xả nước thải vào nguồn nước sông Đáy đoạn chảy qua thôn Nham Kênh, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Phương thức xả nước thải là tự chảy ra sông Đáy qua mương Lưu lượng xả lớn nhất cho phép xả là 49
m3/ngày.đêm, được đánh giá là đủ khả năng tiếp nhận nước thải của nhà máy (Ltn > 0)
Nước thải được xử lý đạt quy chuẩn QCVN14:2008/BTNMT cột A (Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt với hệ số K=1) trước khi xả ra sông Đáy đoạn chảy qua thôn Nham Kênh, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Do vậy lưu lượng và chất lượng nước thải của dự án phù hợp với nguồn tiếp nhận Việc xả nước thải của cơ
sở sẽ không làm gia tăng nồng độ các chỉ tiêu trong nước tại hệ thống thoát nước Nước thải của cơ sở không có khả năng gây tắc nghẽn dòng chảy cũng như không gây
ảnh hưởng đến chế độ thủy văn dòng chảy của nguồn tiếp nhận
Trang 34Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 25
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Nước mưa chảy tràn qua khu vực dây chuyền 3 nhà máy được thu gom bằng hệ thống thoát nước mưa được xây dựng bao quanh khu đất và dọc theo các tuyến đường giao thông Hệ thống thoát nước mưa được tách riêng khỏi hệ thống thoát nước thải
- Hệ thống thoát nước mặt: Thu gom nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích mặt bằng của nhà máy Hiện tại Công ty đã bố trí hoàn thiện hệ thống mương thoát nước mưa theo như báo cáo ĐTM đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1986/QĐ-BTNMT ngày 31/07/2019
- Hệ thống thoát nước mái: Nước mưa theo các ống dẫn PVC từ trên mái các công trình chảy xuống hệ thống rãnh thoát nước mặt ở phía dưới Các ống dẫn PVC có đường kính D90-114mm
- Quy mô, thiết kế, kích thước, cấu tạo: Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 7957:2008 - Thoát nước, mạng lưới và công trình bên ngoài, tiêu chuẩn thiết kế Hệ thống thoát nước mưa được bố trí dọc theo các tuyến đường nội bộ ngoài phân xưởng Hệ thống thoát nước mưa là hệ thống các rãnh thoát nước hở tiết diện hình chữ nhật có chiều rộng B400 – B2000mm và cống tròn bê tông cốt thép (BTCT) D500 – D1200mm Các tuyến ống được bố trí ngắn, sau các trận mưa cần mở tấm đan kiểm tra, nạo vét lại cống và máng
Dọc theo tuyến cống dẫn nước mưa có bố trí các hố ga cho mục đích lắng cặn
và bảo trì hệ thống cống Khoảng cách giữa 2 hố ga liên tiếp khoảng 50 m Hệ thống thoát nước mưa của Dự án được tính toán đảm bảo khả năng tiêu thoát nước mưa cho trận mưa có cường độ mưa là 100 mm
Hệ thống hố ga có song chắn rác, được xây dựng dọc theo mép bó vỉa sau đó xả
ra rãnh thoát nước mưa của nhà máy Tại rãnh thoát nước mưa của nhà máy sẽ được thu gom vào hố lắng để lắng các bụi đất, bụi xi măng trước khi xả ra sông Đáy Bùn, đất định kỳ sẽ thuê đơn vị có chức năng đến thu gom và nạo vét
Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước mưa Kiểm tra phát hiện hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho toàn hệ thống thoát nước mưa Không để các loại rác thải, chất lỏng độc hại xâm nhập vào đường thoát nước
Trang 35Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 26
Hệ thống thu gom nước mưa bao gồm:
Hình 3-1: Hệ thống thu gom và thoát nước mưa
Hình 3-2: Hệ thống tuyến thoát nước mưa chung của nhà máy
Bảng 3-1: Thông số hệ thống thu gom thoát nước mưa
Nước mưa trên mái
Nước mưa chảy tràn
trên bề mặt
Lưới chắn rác/ Song chắn rác
Trang 36Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 27
9 Mương BTCT B500 CL 105,95 B500 Bê tông cốt thép
14 Mương BTCT B2000 CL 195,89 B2000 Bê tông cốt thép
3.1.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải
Mạng lưới thoát nước thải: Hệ thống nước thải từ các khu vệ sinh được thu gom về bể gom đặt sát tòa văn phòng bằng đường ống HDPE D315, sau đó được đưa vào khu xử lý nước thải tập trung sử dụng hệ thống ống HDPE D76 Nước thải sau khi được xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung sẽ được dẫn theo đường ống thoát nước HDPE D76 tập trung ra cửa xả ra sông
Sơ đồ khối quy trình xử lý nước thải hiện nay của dây chuyền 3 nhà máy được thể hiện dưới hình sau:
Trang 37Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 28
Hình 3 1 Quy trình quản lý nước thải của nhà máy
- Công trình thu gom nước thải: nước thải bao gồm nước thải phòng thí nghiệm với công suất 2 m3/ngày.đêm được thu gom đưa về hệ thống xử lý trước, sau đó đưa về
bể tgom trước khi chảy vào trạm xử lý nước thải tập trung, nước thải sinh hoạt từ khu
Bể phốt được chia làm ba ngăn Các
chất rắn được giữ lại tại ngăn 1, nước
tiếp tục chảy sang ngăn hai để lọc rồi
chảy sang ngăn 3 Nước thải từ ngăn 3
của bể phốt sẽ chảy vào khu xử lý
nước thải tập trung
Nước thải chảy vào hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm
Hệ thống xử lý nước thải tập trung
của nhà máy
Nước thải đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A)
và QVCN 40:2011 (cột A)
Trang 38Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 29
vệ sinh được thu về bể tự hoại 3 ngăn, sau đó được đưa về bể gom trước khi chảy vào trạm XLNT tập trung
Nước thải sau khi được bơm về trạm XLNT sinh hoạt để xử lý sẽ được xả ra sông Đáy tại 01 điểm xả thông qua ống dẫn làm bằng nhựa HDPE D76, có chiều dài
165m sau đó xả ra sông Đáy
- Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của 450 cán bộ, công nhân viên làm việc trong Nhà máy xi măng Xuân Thành với lưu lượng khoảng 45,0 m3/ngày.đêm chủ yếu phát sinh từ các nguồn:
- Nước thải từ hoạt động tắm rửa, vệ sinh cá nhân… của cán bộ công nhân viên;
- Nước thải từ bồn cầu được xử lý bằng bể tự hoại
- Nước thải sản xuất
- Nước làm mát
Nước làm mát sử dụng cho 2 phương pháp làm mát chính:
1 Nước làm mát gián tiếp:
Làm mát gián tiếp sử dụng hệ thống bơm nước tuần hoàn với lưu lượng tuần hoàn liên tục la 348,5 m3/h Nước làm mát sẽ trao đổi nhiệt với các nguồn phát nhiệt thông qua một chất tải nhiệt như dầu bôi trơn tại giàn trao đổi nhiệt với các nguồn phát nhiệt Sau khi trao đổi nhiệt, nước sẽ quay về đường hồi lưu và qua tháp giải nhiệt sử dụng quạt khí để hạ nhiệt độ nước trước khi tiếp tục chu trình làm mát tiếp theo Đối với hệ thống làm mát tuần hoàn lượng nước tổn thất chủ yếu tại công đoạn giải nhiệt
do nước bị bay hơi
2 Nước làm mát trực tiếp
Đối với máy móc thiết bị về nguyên tắc áp dụng làm mát gián tiếp Làm mát trực tiếp áp dụng do các yêu cầu làm mát khí thải trước Khí thải ra môi trường tại ghi làm nguội, đầu ra tháp giải nhiệt Nước làm mát sẽ bị tổn thất do bị bay hơi và thoát đi cùng khí thải qua ống khói
3 Nước thải sản xuất của nhà máy: chỉ có 2 nguồn chính đó là nước thải phòng thí nghiệm và nước thải tại phòng cơ điện Do vậy nhiệt độ nước thải sẽ tương đương nhiệt độ môi trường
- Nước thải từ xưởng cơ điện
Hiện tại nhà máy xi măng Xuân Thành (Dây chuyền 3) không tiến hành xây xưởng cơ điện, toàn bộ máy móc hoặc linh kiện nếu xảy ra vấn đề hỏng hóc sẽ được vận chuyển sang khu cơ điện và được sửa chữa tại khu cơ điện của Dây chuyền 2 Vì vậy Nhà máy xi măng Xuân Thành (Dây chuyền 3) không phát sinh nước thải từ xưởng cơ điện
Trang 39Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 30
- Nước thải từ phòng thí nghiệm
Trong giai đoạn vận hành này của nhà máy chỉ có một nguồn nước thải sản xuất chính là từ phòng thí nghiệm
Nước thải từ phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi kim loại nặng là chủ yếu Lượng nước này chủ yếu là kim loại nặng Fe, Ca… sẽ được nhà máy đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung Lượng nước thải phòng thí nghiệm phát sinh khoảng 2,0 m3/ngày Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước thải: Đường ống cống HDPE D315
để thu gom nước thải đưa về bể thu gom đặt tại khu vực văn phòng, sau đó thông qua
hệ thống đường ống HDPE D76 chuyển đến hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy
Nước thải phòng thí nghiệm xử lý đạt cột A Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt với hệ số Kq = 1; Kf= 1,1) sau đó chảy vào hệ thống XLNT tập trung (công suất 75 m3/ngày.đêm được dẫn vào ống nhựa HDPE D76), cuối cùng xả ra sông Đáy phải đạt cột A quy chuẩn QCVN
14:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt khi xả vào
nguồn nước được dùng cho mục đích sinh hoạt với hệ số K =1)
- Lưu lượng xả thải sau xử lý
- Lưu lượng xả lớn nhất: 49 m3/ngày đêm
- Dòng sông Đáy có chất lượng nước tốt, đây là dòng chảy chính thoát nước mặt trong khu vực Lượng nước đổ thải vào dòng sông Đáy không lớn nên không gây ảnh hưởng đến chế độ thủy văn khu vực tiếp nhận Theo thực tế cho thấy công nghệ xử
lý nước thải của nhà máy đã lắp đặt thì chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A) (với hệ số Kq = 1,0; Kf = 1,1) và QCVN 14:2008/BTNMT cột A (với hệ số K = 1) trước khi xả ra sông Đáy đoạn chảy qua thôn Nhan Kênh, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Vì vậy việc lựa chọn nguồn tiếp nhận thải và vị trí xả nước thải vào sông Đáy là phù hợp về lưu lượng, chất lượng nước thải sau xử lý với mục đích sử dụng nước của khu vực nguồn tiếp nhận
- Phương thức xả thải: Tự chảy
- Các yếu tố thuận lợi cho việc xả thải: chế độ thủy văn, lưu lượng dòng tương đối ổn định, địa hình thuận lợi cho việc xả thải ra sông
Trang 40Chủ dự án: Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành 31
Hệ thống thoát nước thải của dự án được thiết kế ba mạng độc lập gồm mạng thoát nước rửa, mạng thoát nước từ các xí tiểu, ống đứng thoát phân, thoát nước phòng
thí nghiệm, ống thoát nước dùng nhựa PVC:
- Nước thải vệ sinh (nước, xí): nước xí, tiểu được xả vào bể tự hoại để xử lý sơ
bộ trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty Hiện nay Dự án
đã xây dựng hai khu vực nhà vệ sinh riêng biệt với hệ thống bể tự hoại
- Nước thải sinh hoạt: nước rửa chân tay, tắm rửa, vệ sinh cá nhân của cán bộ công nhân viên
- Nước thải sản xuất: nước từ phòng thí nghiệm được xử trước tại hệ thống xử
lý nước thải phòng thí nghiệm, sau đó đưa thẳng đến hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy
Tổng lượng nước thải cần xử lý khoảng 46 m3/ngày.đêm Toàn bộ lượng nước thải này sẽ được thu gom về bể gom có thể tích 40 m3 sau đó được bơm đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy với công suất 75 m3/ngày.đêm, xử lý đạt QCVN 14:2008 (cột A) và QVCN 40:2011 (cột A) đối với nước thải phòng thí nghiệm sau đó về hệ thống XLNT tập trung đạt QCVN 14:2008 (cột A) trước khi xả vào sông Đáy Nhằm đáp ứng xử lý với thành phần nước thải như trên và yêu cầu của nguồn tiếp nhận hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy đã lựa chọn sử dụng công nghệ xử lý kết hợp bể anoxic xử lý thiếu khí và bể aerotank sục khí giúp xử lý các thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước thải như: khử được tổng N, tổng P với hiệu suất cao, xử lý BOD,
3.1.1.1 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Bể tự hoại là một bể trên mặt có hình chữ nhật, với thời gian lưu nước 2 ngày, 60% - 65% các chất lơ lửng lắng xuống đáy bể, qua một thời gian cặn sẽ phân hủy kỵ khí trong ngăn lắng, sau đó nước thải qua ngăn lọc và thoát ra ngoài qua ống dẫn Trong mỗi bể đều có lỗ thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kỵ khí và tác dụng thứ hai của ống này là dùng để thông các ống đầu vào và ống đầu ra khi bị ngẹt
Cấu tạo bể tự hoại như sau: