Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường MỎ ĐÁ XÂY DỰNG LÔ 11A NÚI THỊ VẢI (Trang 48 - 60)

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

3.6.3. Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác

3.6.3.1. Nguyên tắc chung

a. Phân loại các tình huống khẩn cấp:

Cấp 1 (cấp cơ sở): Trường hợp sự cố, tai nạn qui mô nhỏ không lập tức gây nguy hại đối với tính mạng, tài sản và môi trường.

Cấp 2 (cấp địa phương): Trường hợp sự cố, tai nạn qui mô trung bình gây nên những mối nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi trường.

Cấp 3 (cấp quốc gia): Trường hợp sự cố, tai nạn qui mô lớn gây nên mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với cuộc sống con người, môi trường hoặc có khả năng thiệt hại toàn bộ công trình. Tình huống này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất phát từ các tình huống, sự cố thấp hơn do không kiểm soát được và có xu hướng xấu đi nghiêm trọng.

b. Trình tự ưu tiên trong công tác ứng cứu sự cố:

+ An toàn cho tính mạng + An toàn cho tài sản + An toàn cho môi trường

- Trong trường hợp có sự cố khẩn cấp tại bất kỳ bộ phận nào, Đội trưởng, Đội phó hoặc người phát hiện sự cố phải báo cáo ngay về Đội ứng phó sự cố, Đốc xí nghiệp, Giám đốc công ty qua các số điện thoại khẩn cấp trong Danh sách liên lạc trong tình huống khẩn cấp và xin chỉ đạo, đồng thời thông tin ngay cho Đội ứng phó sự cố tại công trường.

49

Hình 13. Sơ đồ quy trình ứng phó sự cố chung tại mỏ c. Quy trình thực hiện

*Bước 1: Bất cứ cá nhân nào khi phát hiện có sự cố cháy nổ hay rò rỉ, sạt lở trong quá trình khai thác, chế biến đá tại mỏ hoặc trên phương tiện vận chuyển phải thông báo ngay với người phụ trách công việc tại hiện trường hoặc người điểu khiển phương tiện và những người đang có mặt bằng khẩu lệnh rõ ràng và đơn giản nhất.

Người phụ trách hoặc người điểu khiển phương tiện tiến hành ngay các việc sau:

- Dừng ngay công việc có liên quan đến sự cố;

- Thông báo đến lãnh đạo xí nghiệp, Công ty;

- Xác định loại sự cố để làm cơ sở để tham khảo đúng quy trình ứng phó đặc thù cho loại sự cố đó;

50

Trong lúc chờ đội ứng phó đến, những người có mặt tại hiện trường cố gắng dùng các thiết bị ứng phó tại chỗ để ưng phó.

* Bước 2: Người phụ trách việc ứng phó sự cố hoặc nguời điểu khiển phương tiện là người trực tiếp chỉ huy quá trình ứng phó ban đầu. Các công việc gồm:

- Cô lập khu vực xảy ra sự cố. Nếu có thể, di chuyển các hàng hóa, thiết bị, phương tiện, người bị sự cố ra khỏi khu vực sự cố để không ảnh hưởng đến phương tiện và tài sản khác.

- Yêu cẩu những đối tượng không liên quan di chuyển ra khu vực an toàn của mỏ. Đối với sự cố cháy nổ trên xe máy công trình, Ưu tiên cứu người việc sơ tán những người không liên quan khỏi hiện trường là rất cẩn thiết.

* Bước 3: Chỉ huy hiện trường đánh giá nhanh quy mô sự cố, nếu sự cố vượt quá khả năng ứng phó của mình thì báo ngay với thường trực ủy ban Tìm kiếm cứu nạn địa phương và đơn vị ứng phó chuyên nghiệp trong khu vực.

* Bước 4:

- Cách ly khu vực nguy hiểm; ngăn chặn sự cố nếu có thể với rủi ro tối thiểu;

- Ngăn ngừa hóa chất bị tràn đổ, không cho thâm nhập vào khu vực sông suối, mương rãnh, các hệ thống cấp thoát khác và các đường cống thoát nước của cảng;

- Sử dụng bình cứu hỏa dạng CO2, bình bọt để dập lửa, nếu không cần thiết thì không dùng nước để dập lửa;

- Sử dụng cát khô, vật liệu thấm hút dầu, thu gom toàn bộ cát, hóa chất tràn đổ vào thùng, phuy chứa chất thải nguy hại, vệ sinh toàn bộ khu vực;

• Tiến hành biện pháp thu gom hóa chất bị rò rỉ tràn đổ ra bên ngoài. Không tự ý xả nguồn chất thải nguy hại hoặc thải bỏ hóa chất bị sự cố ra môi trường;

Sau khi thu gom, giao cho các đơn vị có chức năng xử lý

- Thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố theo kế hoạch đã được phê duyệt;

- Sau khi xử lý sự cố, vẫn tiếp tục phong toả hiện trường sự cố; đóng các cửa thoát nước từ khu vực sự cố ra hệ thống thoát nước thải tập trung đến khi đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại hoàn tất việc thu gom, xử lý xong chất thải nguy hại.

* Bước 5: Khắc phục thiệt hại sau sự cố:

- Bổi thường cho cá nhân liên quan và dân cư xung quanh trong trường hợp sự cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tài sản của con người.

- Với sự cố rò rỉ, nếu không phát triển thành sự cố cháy nổ hay gây tai nạn cho con người thì không để lại hậu quả lớn cho môi trường và con người. Đối với sự cố rò rỉ bắt lửa gây cháy, nổ, việc khắc phục như sau:

+ Cô lập vùng bị ảnh hưởng, giữ nguyên hiện trường phục vụ điểu tra;

+ Kiểm tra các đường lan của các chất bị cháy để sử dụng các hóa chất hay phương pháp xử lý phù hợp;

+ Xác định mức tổn thất, nguyên nhân sự cố và trách nhiệm của cá nhân, tập thể;

51

+ Thông báo bảo hiểm; phối hợp chặt chẽ với bảo hiểm và cơ quan chức năng xác minh nguyên nhân và mức độ tổn thất;

+ Khi được phép thu dọn hiện trường, tiến hành thu dọn từng phần, tránh thêm tổn thất;

+ Đối với người bị thương vong do sự cố, tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ chăm sóc và bổi thường theo quy định;

+ Lập kế hoạch sửa chữa hư hỏng phát sinh từ sự cố;

+ Lập kế hoạch khôi phục hoạt động.

* Bước 6: Điểu tra nguyên nhân, đánh giá quá trình ứng phó sự cố:

Thành lập đoàn đánh giá nguyên nhân gây sự có và hiệu quả quá trình ứng phó sự cố tương ứng với từng cấp độ. Công việc của đoàn đánh giá là:

- Thu thập chứng cứ, tài liệu,trưng cầu giám định nếu cần để xác minh nguyên nhân gây sự cố, trách nhiệm liên quan;

- Lập báo cáo thuyết minh diễn biến sự cố từ lúc phát hiện đến khi sự cố được xử lý xong;

- Đánh giá tình kịp thời, hiệu quả của công tác ứng phó sự cố.

* Bước 7: Tổng kết rút kinh nghiệm từ sự cố:

Các tổ chức tham gia ứng phó sựcố và đơn vị liên quan họp để phân tích nguyên nhân, công tác ứng phó; đưa ra bài học kinh nghiệm. Tổ chức cập nhật và ban hành lại Kế hoạc phòng ngừa, ứng phó sự cố của cơ sở nếu cần thiết.

d. Lực lượng ứng phó

+ Chỉ huy trưởng: là người có trách nhiệm cao nhất phụ trách công tác sản xuất theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Giám đốc Điều hành mỏ, chỉ huy nổ mìn.

- Trưởng công trường sản xuất.

- Cán bộ an toàn vệ sinh lao động và các tổ trưởng sản xuất.

- Nhân viên y tế . . .

Các hoạt động ứng phó theo thứ tự ưu tiên:

- Bảo đảm an toàn cho người.

- Sơ tán người và tài sản.

- Cách ly các khu vực lân cận với vùng nguy hiểm.

- Ứng cứu và khắc phục sự cố, . . .

+ Các Trưởng công trường sản xuất: Trách nhiệm thừa lệnh Chỉ huy trưởng thực hiện các hoạt động theo thứ tự ưu tiên sau đây:

- Thực hiện việc bảo đảm an toàn cho người thuộc phạm vi mình phụ trách và các khách hàng của đơn vị mình.

- Chỉ huy lực lượng của công trường sơ tán người và tài sản của công trường phụ trách và các khu vực khác khi có lệnh của Chỉ huy trưởng.

- Thực hiện ứng cứu và khắc phục sự cố khu vực được phân công . . .

52

+ Trách nhiệm của Tổ kỹ thuật: Thực hiện theo các lệnh điều động của Chỉ huy trưởng đồng thời thực hiện các việc sau:

- Huy động xe nước cứu hỏa, hỗ trợ trong quá trình xe nước hoạt động.

- Cắt điện theo hướng dẫn.

- Chuẩn bị máy cẩu, máy hàn, máy cắt khi có yêu cầu.

- Ngưng hệ thống bị ảnh hưởng.

- Tham gia và đề xuất phương án ứng cứu.

+ Tổ trưởng tổ bảo vệ: Thực hiện theo lệnh điều động của Chỉ huy trưởng bố trí bảo vệ cô lập khu vực nguy hiểm và kiểm soát an ninh trong khu vực.

+ Cán bộ chuyên trách an toàn vệ sinh lao động: có nhiệm vụ kiểm soát an toàn để giải quyết sự cố trong thời gian khắc phục, lập các tài liệu, chứng cứ pháp lý để lưu hồ sơ và đề xuất biện pháp xử lý, rút kinh nghiệm.

+ Đội cấp cứu mỏ bán chuyên trách:

Thực hiện công tác cấp cứu mỗi khi có sự cố xảy ra để sơ cứu người bị nạn, giải quyết sự cố theo lệnh Chỉ huy trưởng.

+ Trách nhiệm Đội phòng cháy và chữa cháy:

Đội phòng cháy chữa cháy trong Công ty và lực lượng này được tập luyện thường xuyên.

Thực hiện theo các nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phê duyệt và đã được diễn tập định kỳ.

Liệt kê các dạng sự cố có thể xảy ra và cac công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố như các mục sau:

3.6.3.2. Công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố rò rỉ, tràn dầu liên quan đến việc lưu chứa, sử dụng nhiên liệu

a. Các công trình cấp phát nhiên liệu

- Kho dầu đã được xây dựng thành một trạm cung ứng có trụ bơm dầu, bồn chứa dầu được đặt trên nền bê tông. Kho nằm trong khu vực SCN.

Kho có 1 bồn có sức chứa 27.000 lít. Kho có mái che, xây tường 20x20 xung quanh, cao 0,85m, tại trạm bơm trang bị bình chữa cháy 35 kg và các dụng cụ chữa cháy khác, nước, cát, tiêu lệnh chữa cháy, bảng cấm lửa và bảng đậu xe khoảng cách 05m.

- Hồ sơ xây dựng kho đã được Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh thẩm duyệt.

b. Các biện pháp phòng ngừa

- Không được phép nhập dầu vào buổi trưa khi trời đang nắng nóng (từ 10h đến 14h).

- Trong lúc nhập dầu sẽ ngưng cung cấp, sẽ phải tắt máy xe khi đổ dầu, không hút thuốc, không sử dụng điện thoại di động... để tránh tạo ra tia lửa hoặc ngọn lửa

53 trần.

- Cấm đậu ô tô, container, xe gắn máy, tập kết hàng hóa..., đặc biệt không được cho sửa chữa các loại xe trong khu vực gần cây dầu.

- Kiểm tra thường xuyên các thiết bị chứa dầu, tránh xảy ra hiện tượng rò rỉ dầu.

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng các két chứa nhiên liệu trên các phương tiện, kho chứa nhiên liệu để phát hiện kịp thời nguy cơ rò rỉ nhiên liệu để khắc phục.

c. Các biện pháp ứng phó

Khi xảy ra sự cố rò rỉ dầu vượt quá khả năng khắc phục tạm thời thì phải báo ngay với cơ quan chức năng và phối hợp thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố.

Nếu có sự cố xảy ra tràn dầu trong khu vực để bồn chứa thực hiện các bước:

- Trước tiên rải bột chữa cháy xung quanh phía ngoài, cô lập vùng nguy hiểm.

- Báo cho nhà cung cấp bơm hút lên xe bồn, xử lý lại nơi rò rỉ.

- Sau khi xử lý hoàn chỉnh, rắc bột chữa cháy xung quanh phía trong nơi để bồn trước khi bơm dầu trở lại.

- Công ty sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom bột chữa cháy và đất đá bị nhiễm dầu đưa đi xử lý theo đúng quy định xử lý chất thải nguy hại.

3.6.3.3. Công trình, biện pháp phòng chống sét do mưa giông a. Các công trình, biện pháp phòng ngừa

- Đã lắp đặt cột thu lôi để tránh sét đánh: Tại mỏ đã lắp đặt 1 hệ thống chống sét đánh thẳng cho khu vực kho nhiên liệu. Hệ thống chống sét được Phòng Cảnh sát PCCC kiểm định nghiệm thu đạt dưới mức độ cho phép <10.

- Giáo dục cho công nhân phương cách tránh sét khi có mưa giông lớn: trước tiên khi thấy có mưa giông lớn xuất hiện lập tức vào nơi an toàn. Trong trường hợp không kịp vào nhà phải đứng xa các vật cao, tránh xa khu vực trạm bơm tại hồ lắng nước đáy moong, tránh xa các vật dụng bằng kim loại như máy móc, thiết bị trên khai trường, người ở vị trí càng thấp càng tốt.

b. Hoạt động ứng phó khi xảy ra rủi ro, sự cố

1. Cách ly người bị nạn ra khỏi nguồn gây sự cố. Sơ cứu kịp thời người bị nạn trước khi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất (trạm y tế xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên).

Bộ phận y tế được trang bị các phương tiện, thuốc men để thực hiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ.

2. Sử dụng xe công tác để vận chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi điện cấp cứu số 115.

3.6.3.4. Công trình, biện pháp phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy a. Các công trình, biện pháp phòng ngừa

54

Để phòng chống khả năng cháy, nổ tại trạm điện và kho chứa nhiên liệu, các khu vực khai tác tại mỏ Công ty áp dụng các biện pháp sau:

- Công ty đã trang bị các phương tiện PCCC phù hợp bao gồm: hệ thống nước và bơm nước, hệ thống báo cháy, bình cứu hỏa, hố cát, còi kẻng báo động, biển cấm lửa và được Công an phòng cháy chữa cháy kiểm tra thường xuyên.

- Hệ thống cấp nước chữa cháy được bơm trực tiếp từ các bồn chứa nội bộ cách 100 – 200m và xe bồn 10m3, hố thu nước và hố lắng.

- Thường xuyên cho phát quang cây cỏ quanh khu vực dễ xảy ra cháy nổ như:

trạm xăng dầu, trạm điện.

- Thành lập đội phòng cháy chữa cháy trong Công ty và lực lượng này được huấn luyện, kiểm tra định kỳ hàng năm. Đội PCCC này làm nòng cốt trong công tác PCCC.

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng cháy, chữa cháy trong khu vực.

- Xây dựng quy định PCCC để CBCNV áp dụng và học tập. Lập phương án phòng cháy chữa cháy tại mỏ, tổ chức thực tập phương án và cứu nạn cứu hộ.

- Tăng cường ý thức phòng cháy chữa cháy cho công nhân viên làm việc trong mỏ.

- Tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ .

- Tại các trạm biến áp tuân thủ QCVN 10:2008/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia an toàn thiết bị, làm hàng rào bằng lưới B40, làm biển báo nguy hiểm cấm lại gần, tổ chức kiểm tra phát quang cây, cành cây gần trụ điện, đường dây điện và trạm biến áp....

Hình 14. Các thiết bị PCCC đã bố trí tại mỏ b. Các công trình, biện pháp ứng phó khi xảy ra sự cố

- Xác định các dạng sự cố cháy nổ: do đốt giấy, hút thuốc lá, chập điện, cháy nổ bình oxy, gas, máy phát điện, máy hàn, các vật tư dễ cháy,…

55

- Địa điểm xảy ra: trụ sở làm việc, công trường thi công, kho nhiên liệu, trạm biến áp…

Phương án thực hiện như sau:

a) Khi có sự cố cháy nổ xảy ra

Khi phát hiện có cháy, người phát hiện bình tĩnh và ngay lập tức ứng phó theo hướng dẫn bên dưới

Nhận định đám cháy lớn hay nhỏ để ứng phó cho hiệu quả.

- Cháy lớn: theo nhận định của người phát hiện là nằm ngoài khả năng chữa cháy của bản thân.

- Cháy nhỏ: theo nhận định của người phát hiện là có thể tự mình chữa cháy:

Hô to “Cháy! Cháy! Cháy!”. Lấy bình cứu hỏa gần nhất, chạy đến đám cháy, rút chốt an toàn, chĩa vòi vào phía gốc ngọn lửa và bóp tay cầm cho đến khi ngọn lửa bị dập tắt hoàn toàn.

- Chú ý: luôn giữ khoảng cách an toàn giữa bạn và đám cháy.

Hô to “Cháy! Cháy! Cháy!”- Bấm chuông báo cháy hoặc gọi số khẩn cấp (Theo bảng liên lạc khẩn cấp) Cúp cầu dao điện nếu có thể - Rời khỏi nơi có đám cháy theo lối thoát hiểm gần nhất. Sự an toàn của bạn là điều quan trọng nhất.

- Tập trung tại khu vực an toàn (sân nhà văn phòng, sân nhà nghỉ công nhân, bãi chứa SCN…), Quản lý kiểm soát số lượng nhân viên để có thể xác định những người còn bị mắc kẹt và đưa ra hành động kịp thời.

Các thành viên đội PCCC tiến hành chữa cháy theo phương án chữa cháy được công an PCCC phê duyệt.

- Chú ý: các thành viên tham gia chữa cháy phải sử dụng phương tiện bảo hộ được bố trí để đảm bảo sự an toàn khi tham gia hoạt động chữa cháy.

b) Thực hiện báo cáo:

Trưởng đơn vị (Giám đốc xí nghiệp) phải thực hiện báo cáo chi tiết trình đại diện lãnh đạo.

3. Thời gian:

Trước khi xảy ra sự cố;

Khi có cháy, nổ;

4. Tổ chức, cá nhân phụ trách:

Người có trách nhiệm cao nhất của Công ty ở khu vực xảy ra cháy nổ để phối hợp với cảnh sát PCCC khi họ tới ứng cứu.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường MỎ ĐÁ XÂY DỰNG LÔ 11A NÚI THỊ VẢI (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)