3.1.1.1. Khu vực khai trường khai thác
Để tránh hiện tượng nước mặt chảy tràn vào mỏ và thoát nước mưa, Công ty đã thực hiện:
- Đã củng cố lại hệ thống hào có sẵn trên núi (dài 420m) để không cho nước chảy tràn vào khu vực khai thác mang theo các chất rắn lơ lửng. Tổng chiều dài sau củng cố là 700m. Chiều rộng mặt là 01m, chiều rộng đáy là 0,7 m, chiều sâu 0,8 m.
- Đã bố trí hố thu nước tại moong khai thác có vai trò thu toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn khu vực phía moong khai thác để lắng cơ học, hố lắng có diện tích 500 m2 (chia làm 2 hồ lắng thứ cấp 1 và hố lắng thứ cấp 2), sâu 10m, dung tích chứa 5.000m3 trước khi bơm lên hố lắng nước trung gian tại khu vực moong khai thác.
+ Đã xây dựng 01 hố lắng tại khu vực moong khai thác dung tích 1.200m3 (kích thước dài 12m, rộng 10m, sâu 10m) để chứa nước sau khi bơm cưỡng bức từ moong khai thác và chảy ra hệ thống mương rãnh sân công nghiệp qua đường ống Ф400mmm.
Hình 3: Hiện trạng hồ lắng tại moong khai thác và hồ lắng tại SCN Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực khai trường được thể hiện như sơ đồ sau:
35
Hình 4. Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực khai trường Các biện pháp vận hành và duy tu: Công ty thường xuyên duy tu nạo vét tuyến mương thoát nước, hố lắng.
3.1.1.2. Khu vực SCN
Mặt bằng sân công nghiệp được xây dựng tạo độ dốc 1-2% để lượng nước chảy về mương thoát nước quanh sân công nghiệp sau đó dẫn về hố lắng để lắng lọc, xử lý.
Cụ thể như sau:
+ Đã xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mặt từ trung tâm khu vực chế biến và một phần diện tích khu vực phía Tây mỏ là hệ thống mương hở có tổng chiều dài 360m, rộng 1,2-1,5m, sâu 1,5m dẫn nước về hố lắng thứ cấp 1 có dung tích khoảng 207m3 (kích thước dài 23m, rộng 4-6m, sâu 1,5m).
+ Đã xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mặt tại khu vực phía Đông khu vực chế biến là hệ thống mương hở có tổng chiều dài 250m, rộng 1,8-2,5m, sâu 1,2m dẫn nước về hố lắng.
+ Đã xây dựng 1 hố lắng tại khu vực SCN (phía Nam khu mỏ) có dung tích 1.875m3 (kích thước dài 25m, rộng 15m, sâu 5m) để thu gom toàn bộ nước thải từ hố lắng thứ cấp 1 và hố lắng thứ cấp 2.
Nước mưa Hồ lắng
moong khai thác
Hồ lắng trung gian
Hồ suối Ngọt Bơm
Tự chảy
Suối Ngọt
Mương dẫn nước
Tái sử dụng ( tưới cây, tưới đường, phun sương giảm bụi trạm nghiền
36
Hình 5. Hiện trạng cây xanh quanh khu vực SCN và mương dẫn nước Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực SCN được thể hiện như sơ đồ sau:
Hình 6. Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực SCN 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải sinh hoạt
Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tính bằng 100% lưu lượng nước cấp tương đương 5,6 m3/ngày. Hiện nay tại mỏ có 3 nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt để phục vụ nhân viên, công nhân thuộc biên chế mỏ sinh hoạt như sau:
+ Nguồn số 1: Nhà vệ sinh tại nhà văn phòng mỏ.
+ Nguồn số 2: Nhà vệ sinh tại nhà nghỉ công nhân.
+ Nguồn số 3: Nhà vệ sinh di động tại khu vực khai trường và SCN.
Nước mưa chảy tràn - Khu văn phòng - Khu chế biến
Mương hở, dài 360m
Hố lắng SCN Nước mưa chảy tràn
- Phía Đông khu chế
biến Mương hở, dài
250m
Hồ suối ngọt
37
Toàn bộ nước đen, nước xám (từ bồn cầu, bồn tiểu, nước rửa tay) phát sinh tại cơ sở khoảng 5,6 m3/ngày được thu gom theo các đường ống nhựa PVC về 1 bể tự hoại 3 ngăn (dung tích bể 9,4 m3) sau đó chảy vào bể lắng 2 ngăn với dung tích 64 m3 để lưu chứa chờ đơn vị dịch vụ có chức năng đến hút đem đi xử lý theo quy định (Không xả ra môi tường tại khu mỏ).
Hình 7. Hiện trạng khu vệ sinh và vị trí đã xây dựng các bể tự hoại
Công ty bố trí nhà vệ sinh lưu động có bể chứa composite tại các khu vực trong mỏ như: khu chế biến đá, khai trường để thuận lợi sinh hoạt cho công nhân. Định kỳ đơn vị xử lý đến hút nước thải sinh hoạt từ bồn chứa của nhà vệ sinh lưu động đồng thời với các bể tự hoại để đem đi xử lý theo quy định.
Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt như sau:
Hình 8: Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt 3.1.3. Xử lý nước thải
3.1.3.1. Xử lý nước thải sinh hoạt
Công trình, thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tại cơ sở như sau:
a. Công nghệ xử lý của bể tự hoại 3 ngăn
Nước thải sinh hoạt (gồm nước đen và nước xám) từ mỗi khu vực nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại kiểu ba ngăn với dòng phản ứng ngược sau đó được thu gom về bể lắng 2 ngăn dung tích 64 m3/bể.
Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước đen và nước xám → Ngăn chứa nước thải
→ Ngăn lắng → Ngăn lọc → Nhập với nước tắm, rửa → Bể lắng 2 ngăn → Thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý.
Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng.
Nước đen và nước xám tại nhà
văn phòng
01 Bể tự hoại
3 ngăn, 9,4 m3 Bể lắng 2 ngăn, 64 m3
Thuê hút, xử lý
38
Tại ngăn phản ứng, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí biogas (CO,CH4, H2S, NH3 …) theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh kỵ khí → CH4+ H2S + Sinh khối mới +…
Khí biogas được thu gom và phát tán vào môi trường qua ống khói. Bùn kỵ khí được lắng và lưu giữ trong ngăn phản ứng, nước thải sau khi được tách bùn và khí được dẫn sang ngăn lọc. Ngăn lọc kỵ khí có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc, và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước nhờ vật liệu lọc.
Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới tác động của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan.
- Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn: Tường bể xây bằng gạch thẻ D.200 vữa mac xi măng 75 dày 15mm, trát trong vữa mac xi măng 100 dày 10mm chống thấm, bể xây 3 ngăn (ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc). Kích thước mỗi ngăn 3 m3, thể tích bể 9 m3.
Ngăn lọc gồm các lớp sau (từ trên xuống dưới): than củi, than xỉ, gạch 30x30, gạch 60x60.
Kích thước thông thủy các bể như sau:
Bảng 3.1. Kích thước bể tự hoại và bể chứa tập trung
Thông số Bể tự hoại Bể lắng
Ngăn chứa Ngăn lắng Ngăn lọc
Chiều sâu H (m) 1,5 1,5 1,5 2,0
Chiều rộng B (m) 1,2 1,2 1,2 2,0
Chiều dài L (m) 1,7 1,7 1,7 3,0
Thể tích ngăn 3,06 3,06 3,06
Thể tích bể 9,4 12
Bản vẽ cấu tạo các ngăn của bể tự hoại và bể chứa tập trung, các bản vẽ nghiệm thu được đính kèm tại Phụ lục 1.3.
- Bể lắng 2 ngăn có dung tích 64m3. Tường bể xây bằng gạch thẻ D.200 vữa mac xi măng 75 dày 15mm, trát trong vữa mac xi măng 100 dày 10mm và chống thấm.
Đánh giá, nhận xét: Dự án phát sinh lượng nước thải sinh hoạt không lớn, bể tự hoại của mỏ hoàn toàn có thể tiếp nhận và đáp ứng được khả năng xử lý sơ bộ lượng chất thải này trước khi chảy về bể lắng 2 ngăn để lưu chứa chờ đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý.
b. Công tác giám sát, vận hành
- Bộ phận kỹ thuật thường xuyên giám sát quá trình hoạt động của các bể (mực nước, tình trạng kết cấu bể).
39 3.1.3.2. Xử lý nước tháo khô mỏ
a. Quy trình công nghệ
Mỏ áp dụng biện pháp lắng cơ học để xử lý nước thu gom được tại hồ lắng.
Nước thải (gồm nước mưa trên toàn mỏ, nước ngầm trong khai trường) sau khi tập trung vào hố thu nước moong khai thác được lắng trực tiếp trước khi bơm lên hố lắng trước khi cho chảy tràn ra hồ Suối Ngọt phía Đông Nam khu vực.
Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải → hồ thu nước→ hồ lắng → hồ suối Ngọt → suối Ngọt.
b. Mô tả các công trình
- Quy mô công suất: 373,4 m3/ngày.
- Công nghệ xử lý: lắng cơ học nhằm loại bỏ các chất lơ lửng trong nước thải nhờ thời gian lưu nước để các chất lơ lửng lắng xuống đáy hồ lắng, nước sạch được bơm tháo khô ra khỏi mỏ.
- Các thông số kỹ thuật của công trình:
+ Hố thu nước diện tích 500 m2, sâu 10m, dung tích chứa 5.000m3.dự kiến hố thu nước được mở rộng với diện tích 780 m2, chiều sâu tối đa là 10m, dung tích chứa khoảng 7.800 m3.
+ Hố lắng dung tích 1.200m3 (kích thước dài 12m, rộng 10m, sâu 10m).
- Đánh giá hiệu quả của công trình:
+ Dung tích hồ lắng 1.200 m3, lưu lượng xả tối đa 373,4 m3/ngày đêm nên thời gian lưu nước tại hồ lắng khoảng 3 ngày để xử lý lắng cơ học. Như vậy đảm bảo thời gian lắng đủ lâu để nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, đồng thời điều hòa lưu lượng nước bơm giữa mùa mưa và mùa khô.
+ Quy chuẩn đạt được: nước tháo khô sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Cmax với Kq=0,9, Kf = 1,0.
- Biện pháp vận hành:
+ Nạo vét hồ lắng với chu kỳ 1 lần/năm khi cần thiết.
+ Nhằm kiểm soát chất lượng, lưu lượng nước thải sau xử lý và tháo khô ra nguồn tiếp nhận Công ty thực hiện theo dõi lưu lượng bơm bằng đồng hồ đo lưu lượng, mở sổ ghi chép, thực hiện quan trắc chất lượng nước thải tại hồ lắng với tần suất 3 tháng/lần. Kết quả quan trắc trong năm 2023 cho thấy hàm lượng TSS tại hồ lắng dao động trong khoảng 37-45 mg/l, thấp và nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn.
Các thông số còn lại đều đạt giới hạn cho phép.