SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường MỎ ĐÁ XÂY DỰNG LÔ 11A NÚI THỊ VẢI (Trang 30 - 34)

2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Mỏ đá xây dựng Lô 11A thuộc loại hình khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Dự án thực hiện phù hợp với các quy định sau:

- Phù hợp với mục đích sử dụng đất tại dự án là nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016 ÷ 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ngày 07/09/2016 và Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc sửa đổi bổ sung quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ngày 07/09/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, theo nghị quyết số 34/2018/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, vị trí mỏ đá xây dựng Lô 11A được định hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác là tạo mặt bằng xây dựng.

- Phù hợp theo Quyết định số 3811/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt kết quả thực hiện đề án Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường, phục hồi cảnh quan trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 2.2.1. Khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải

Nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước mưa chảy tràn, nước tháo khô moong và nước thải sinh hoạt đã đánh giá trong Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

- Nước thải sinh hoạt: Toàn bộ nước đen, nước xám (từ bồn cầu, bồn tiểu, nước tắm rửa) phát sinh tại cơ sở khoảng 5,6m3/ngày được đưa về bể tự hoại 3 ngăn để xử lý sau đó đưa qua bể lắng 2 ngăn xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B sau đó dẫn về suối Ngọt.

- Nước thải sản xuất:

Hiện nay do diện tích mở moong đã tăng nên làm nước mưa chảy tràn phát sinh trong moong tăng dẫn đến nhu cầu điều chỉnh tăng lưu lượng tháo khô mỏ phục vụ khai thác. Theo tính toán tại mục 1.3.2.2, lượng nước xả thải theo tính toán cân bằng nước của mỏ trung bình 373,4 m3/ngày đêm, chất lượng nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,9, Kf=1,0.

31

- Nguồn tiếp nhận nước thải đầu tiên của dự án là hồ Suối Ngọt, sau đó chảy về suối Ngọt trước khi chảy ra sông Thị Vải. Mục đích sử dụng nguồn nước sông Thị Vải chủ yếu là tưới tiêu, thoát nước.

Đặc điểm suối Ngọt

Suối Ngọt là một con suối tương đối nhỏ nằm cách mỏ khoảng 1.000m về phía Đông Nam, hướng chảy từ Đông Bắc xuống Tây Nam, lưu lượng dòng chảy khá thấp nhỏ hơn 0,5 m3/s. (Nguồn tham khảo theo Báo cáo quan trắc môi trường mỏ đá xây dựng núi Ông Trịnh 06/2017).

Đặc điểm sông Thị Vải

Sông Thị Vải là nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng của mỏ đá núi Ông Trịnh.

Lưu vực sông Thị Vải nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chảy qua địa phận các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh với diện tích lưu vực là 394 km2. Sông Thị Vải dài khoảng 46km, lòng sông sâu (trung bình 30 – 50 m) và rộng (trung bình 300 – 800 m), lưu tốc dòng chảy trung bình từ 50-100cm/s, cực đại là 133 cm/s nên rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, đặc biệt là xây dựng các cảng nước sâu. Vùng tả ngạn sông Thị Vải có trục quốc lộ 51 - tuyến đường huyết mạch nối liền thành phố biển Vũng Tàu với các trung tâm kinh tế lớn như TP Hồ Chí Minh, TP Biên Hòa cùng với hệ thống cảng nước sâu thì quá trình phát triển công nghiệp và cảng dọc theo lưu vực sông là điều tất yếu. Quá trình phát triển công nghiệp trong khu vực đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung (như tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước qua thuế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động ) mặt khác lại là nguyên nhân làm gia tăng các hoạt động xấu, làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực đối với môi trường, đặc biệt là sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước sông Thị Vải.

Về tác động chất lượng nguồn tiếp nhận:

Trong quá trình vận hành, Công ty đã phối hợp với đơn vị có chức năng để lấy mẫu tại suối Cát, vị trí sau nguồn tiếp nhận nước thải từ hồ lắng.

Bảng 1.13. Kết quả phân tích chất lượng nước tại suối Ngọt

TT Thông số Đơn vị tính Tại suối Ngọt

QCVN 08- MT:2015/BTNMT

(Cột B2)

1 pH - 7,63 5,5 ÷ 9

2 TSS mgO2/L 57 100

3 COD mgO2/L 48 50

32

TT Thông số Đơn vị tính Tại suối Ngọt

QCVN 08- MT:2015/BTNMT

(Cột B2)

4 BOD mg/L 26 25

5 DO mg/L 6,49 

6 P tổng mg/L 0,358 -

7 N-NH4+ mg/L 0,193 0,9

8 N-NO2- mg/L 0,204 0,05

9 N-NO3- mg/L 2,49 15

10 Pb mg/L - -

11 As mg/L KPH 0,1

12 Cu mg/L - -

13 Fe mg/L 0,39 2

14 Dầu mỡ mg/L KPH 1

15 Coliforms MPN/100mL 2.700 10.000

Từ kết quả quan trắc, có thể nhận thấy các thông số giám sát đều nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột A2) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Do vậy có thể khẳng định chất lượng nước mặt tại suối Ngọt chưa bị ô nhiễm. Nước thải phát sinh tại khu vực dự án đều thu gom, xử lý, giám sát chất lượng theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq = 0,9; Kf = 1,0 trước khi xả nước thải ra ngoài môi trường và không gây tác động lớn tới nguồn tiếp nhận.

Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận công trình xử lý nước thải tại mục 1.2, phụ lục kèm theo Giấy xác nhận số 103/GXN-BTNMT ngày 31/07/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Việc đánh giá, kiểm soát chất lượng nước được Công ty thực hiện đầy đủ theo chương trình giám sát môi trường định kỳ đã được phê duyệt và gửi cơ quan quản lý theo quy định. Từ khi mỏ đi vào hoạt động đến nay, tại dự án chưa để xảy ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường.

2.2.2. Môi trường không khí

Khi dự án vận hành hoạt động chủ yếu phát sinh bụi, khí thải động cơ phát sinh trong phạm vi cơ sở và phát tán ra môi trường xung quanh. Do đó, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường được áp dụng căn cứ gồm:

+ QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

Vị trí cơ sở nằm ngoài khu vực đô thị, cách xa khu dân cư tập trung nên phù hợp.

33 2.2.3. Đối với tiếng ồn, độ rung

Vị trí cơ sở nằm ngoài khu vực đô thị, cách xa khu dân cư tập trung, thời gian làm việc 8h/ngày trong khung giờ từ 6-21h nên phù hợp. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường được áp dụng căn cứ gồm:

+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn + QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

Chủ đầu tư tuân thủ, chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo môi trường theo các quy chuẩn nêu trên.

34

Chương III

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường MỎ ĐÁ XÂY DỰNG LÔ 11A NÚI THỊ VẢI (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)