1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HỌC PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH (FIN84A) CHỦ ĐỀ XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ CHO KHÁCH HÀNG

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Danh Mục Đầu Tư Cho Khách Hàng
Tác giả Mai Tùng Dương, Nguyễn Thị Ngọc Giang, Quách Thị Hà, Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Thu Phương
Người hướng dẫn ThS. Trần Anh Tuấn
Trường học Học viện ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Thông tin khách hàng và mục tiêu tỷ mức sinh lời cho DMĐT Nhà đầu tư là nhân viên IT 30 tuổi, là độ tuổi cũng đã có cho mình những kinh nghiệm, hiểu biết nhất định trên thị trường tài c

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

- -

HỌC PHẦN

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH (FIN84A)

KHÁCH HÀNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Anh Tuấn

Nhóm thực hiện: nhóm 09

Hà Nội, 2022

Trang 2

2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9 STT Họ và tên Mã sinh viên Nội dung đóng góp Mức độ

đóng góp

1 Mai Tùng Dương 21A4010107 Word: A.I (1.2), B.I (1.3, 1.4)

Excel: 4, 5, 6

20%

2 Nguyễn Thị Ngọc Giang 21A4010127 Word: B.I (1.1), B.II (2.2), C.II

Excel: 7, 8 Tổng hợp: Word, Excel

21%

Record

19%

4 Lê Thị Ngọc Lan 21A4010271 Word: A.I (1.1), B.I (1.2)

B.II (2.1)

21%

5 Nguyễn Thị Thu Phương 21A4010456 Word: A.II (2.1), C.I

Excel: 1, 2, 3 Powerpoint

19%

Trang 3

3

MỤC LỤC

A XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ 4

I MÔI TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 4

1.1 Phân tích nền kinh tế 4

1.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam 4

II MỤC TIÊU ĐẦU TƯ 5

2.1 Thông tin khách hàng và mục tiêu tỷ mức sinh lời cho DMĐT 5

2.2 Xác định rủi ro đối với các cổ phiếu 5

2.1.1 Cổ phiếu LDG 6

2.1.2 Cổ phiếu NTP 6

2.1.3 Cổ phiếu PME 6

2.1.4 Cổ phiếu KDC 6

2.1.5 Cổ phiếu DRI 6

B XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 7

I XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU 7

1.1 Dữ liệu giá và tính tỷ suất sinh lời 7

1.2 Ma trận hiệp phương sai và hệ số tương quan của cổ phiếu 7

1.3 Tối ưu hóa danh mục đầu tư 8

1.4 Xây dựng đường cong hiệu quả và tập hợp danh mục đầu tư 8

II PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU – CỔ PHIẾU KDC 9

2.1 Phân tích cổ phiếu 9

2.2 Định giá cổ phiếu 12

C KẾT LUẬN 13

I RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ 13

II KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

4

A XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ

I MÔI TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

1.1 Phân tích nền kinh tế

 Nền kinh tế thế giới

Tình hình kinh tế thế giới khởi sắc trong năm 2021 khi các quốc gia triển khai mạnh mẽ chiến lược tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 đã giúp giảm nhanh số ca lây nhiễm và tử vong Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi nhưng có xu hướng chậm dần, lạm phát gia tăng nhưng nhìn chung vẫn được kiểm soát trên toàn thế giới Ngoài ra, đại dịch đã gây tắc nghẽn trong chuỗi giá trị toàn cầu làm cho giá nguyên liệu sản xuất tăng là thách thức cho hoạt động sản

xuất kinh doanh của các quốc gia

Dự báo xu hướng kinh tế toàn cầu năm 2022: Các nhà kinh tế tại ngân hàng Morgan Stanley

cho rằng giá cả sẽ không còn tăng như hiện nay, dọn đường cho tăng trưởng GDP toàn cầu 4,7% vào năm 2022

 Nền kinh tế Việt Nam

Trong nước, tiếp nối kết quả đã đạt được của năm 2020, những tháng đầu năm 2021, kinh tế vĩ

mô nước ta tiếp tục ổn định và bắt đầu khởi sắc Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 bùng phát

từ cuối tháng Tư với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao của cả nước, tình hình kinh tế Việt Nam dần ổn định

Giới chuyên gia dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao trong năm 2022: Việt Nam vẫn nỗ

lực duy trì mức tăng trưởng GDP dương, thậm chí xuất khẩu đạt kỷ lục mới, vào Top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế

1.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam

Năm 2020, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng khoán có sức chống chịu với đại dịch Covid-19 và phục hồi tốt nhất thế giới Tiếp nối

sự bùng nổ của năm 2020, thị trường chứng khoánViệt Nam tiếp tục sục sôi trong năm 2021: Tháng 11 năm 2021, lần đầu tiên số lượng tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước vượt 200.000 đơn vị; nửa đầu năm 2021, nhà đầu tư được chứng kiến sự bùng

nổ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn Giá trị vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam cũng vươn lên mức kỷ lục

Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022: theo các chuyên gia của CTCP Chứng

khoán Mirae Asset đánh giá VN-Index được dự báo lên mức 1700 điểm khi tỷ lệ tiêm vắc xin

kì vọng đạt mức trên 70% Với triển vọng kinh tế vĩ mô lạc quan, MAS dự phóng mức EPS tăng trưởng kép giai đoạn 2020-2022 khoảng 29%/năm (thấp hơn mức kỳ vọng của thị trường

là 30%/năm) và mức P/E hợp lý khoảng 16 lần, từ đó dự phóng VN-Index năm 2022 khoảng 1.700 điểm trong kịch bản cơ sở, tăng 15% so với mức đóng cửa cuối tháng 11/2021

Trang 5

5

II MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

2.1 Thông tin khách hàng và mục tiêu tỷ mức sinh lời cho DMĐT

Nhà đầu tư là nhân viên IT 30 tuổi, là độ tuổi cũng đã có cho mình những kinh nghiệm, hiểu biết nhất định trên thị trường tài chính nên có khả năng nắm bắt nhanh nhạy các cơ hội đầu tư tốt

Kế hoạch của nhà đầu tư: một phần vốn nhà đầu tư dùng để đầu tư vào những cổ phiếu ngắn hạn – cổ phiếu mang tính đầu cơ do nhà đầu tư còn độc thân nên có thể cháp nhận rủi ro cao; phần còn lại nhà đầu tư sử dụng vốn dùng để đầu tư vào những mã cổ phiếu dài hạn để nắm giữ lâu dài với mục tiêu là độc lập tài chính

Với số tiền dùng để đầu tư, nhà đầu tư dự định lựa chọn đầu tư vào các mã cổ phiếu có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch lớn trong tuần Qua đó, có thể xác định được tỷ suất sinh lời mong muốn là 1.5%/ tuần

Thông tin khái quát:

Tình trạng hôn nhân Độc thân

Giá trị tài sản ròng 2 tỷ đồng

Giá trị khoản đầu tư dự kiến 200 triệu đồng

Mục tiêu sinh lời kỳ vọng:

Những yêu cầu riêng của khách hàng:

 Tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi các khoản đầu tư thành tiền mặt với giá gần với giá trị thị trường của chúng Khách hàng có thể cần một số tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu đột xuất (ví dụ: trường hợp khẩn cấp, cơ hội đầu tư tốt) nhưng không muốn bán tài sản với các điều kiện bất lợi

 Khoảng thời gian mà lợi nhuận dự kiến từ danh mục đầu tư để đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong tương lai

Thông tin được cập nhật liên tục

 Tư vấn xây dựng mới hoặc cơ cấu lại danh mục đầu tư

 Tiếp cận với hệ thống báo cáo phân tích khách quan, chuyên sâu

2.2 Xác định rủi ro đối với các cổ phiếu

Lựa chọn cổ phiếu cho nhà đầu tư

Trang 6

6

2.1.1 Cổ phiếu LDG

Là cổ phiếu thuộc ngành bất động sản - ngành có tính ổn định cao lại đang có tỷ lệ cầu vượt cung nên về trung và dài hạn Về tổng thể, thị trường nhà ở đóng góp mạnh mẽ vào chu kỳ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế vĩ mô và là một trong những trụ cột quan trọng nhất Nhà ở cũng ngày càng đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế tiêu dùng do nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng cao của người dân

Rủi ro cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành, rủi ro về hành vi người tiêu dùng khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, các vướng mắc trong luật định chưa được tháo gỡ, quy trình pháp lý kéo dài,…

2.1.2 Cổ phiếu NTP

Cổ phiếu thuộc ngành xây dựng và vật liệu, sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm nhựa dùng

để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước Tại miền Bắc, thị phần của NTP chiếm phần lớn và có khoảng 20-27% thị phần trên cả nước

Rủi ro về nguyên vật liệu đầu vào do phần lớn các nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu Bên cạnh đó, NTP cũng gặp rủi ro lớn về cạnh tranh trực tiếp từ Nhựa Bình Minh (BMP), nếu như NTP có thị phần lớn ở miền Bắc thì BMP chiếm thị phần lớn tại miền Nam

2.1.3 Cổ phiếu PME

PME là cổ phiếu thuộc ngành dược và đã hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quyết định số: 1924/QĐ-SGDHCM Ngày hủy niêm yết có hiệu lực vào ngày 06/12/2021

2.1.4 Cổ phiếu KDC

Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô (KDC) chuyên sản xuất và kinh doanh các loại đồ ăn nhẹ, bánh kẹo cho người tiêu dùng Việt Nam Các sản phẩm của Kinh Đô chủ yếu là những loại bánh kẹo và kem

Rủi ro có thể gặp phải: rủi ro trì hoãn thâm nhập thị trường mới; thị trường phân phối, bán

lẻ bánh kẹo đang dần tiến tới bão hòa Bên cạnh đó, KDC gặp rủi ro đối tác trong khi KDC đang gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư khi đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản

2.1.5 Cổ phiếu DRI

Lĩnh vực kinh doanh chính của DRI là đầu tư trồng mới, chăm sóc, khai thác cây cao su,

chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ cây cao su

Rủi ro đặc thù của ngành sản xuất cao su ở Việt Nam nói chung và Dakruco nói riêng phụ

thuộc rất nhiều vào giá cao su trên thế giới

Trang 7

7

B XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

I XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU

1.1 Dữ liệu giá và tính tỷ suất sinh lời

Dữ liệu giá được lấy theo tuần trong giai đoạn từ 01/01/2020 đến 31/21/2020 tại investing.com và cafef.vn

Tính tỷ suất sinh lời của cổ phiếu theo công thức: TSSL = 𝑃1−𝑃𝑜

𝑃𝑜 , bảng tỷ suất sinh lời theo tuần được tính tại file excel

Dựa trên công thức dữ liệu quá khứ, có bảng tỷ suất sinh lời, phương sai và độ lệch chuẩn của từng cổ phiếu như sau:

Bảng 1: TSSL, phương sai, độ lệch chuẩn

TSSL kỳ vọng -0.18% 0.87% 0.88% 1.64% 1.18%

Phương sai 0.006645 0.001425 0.001329 0.004961 0.007777

Độ lệch chuẩn 0.081517 0.037748 0.036449 0.070432 0.088189

Kết quả tính cho thấy: cổ phiếu KDC có TSSL cao nhất 1.64%, sau đó là DRI, PME, NTP và LDG

1.2 Ma trận hiệp phương sai và hệ số tương quan của cổ phiếu

Bảng 2: Ma trận hệ số tương quan

Từ bảng 2 thấy, đa số hệ số tương quan của các cặp cổ phiếu đều dương và nhỏ hơn 1 cho thấy mối quan hệ đồng biến, xét NTP – KDC nghĩa là khi NTP tăng thì sẽ làm tăng giá trị của KDC

và ngược lại Cặp cổ phiếu LDG – DRI có tương quan âm thể hiện mối quan hệ nghịch biến,

có thể nói đây là cặp cổ phiếu có khả năng phòng ngừa rủi ro bằng đa dạng hóa là tốt nhất trong các cặp cổ phiếu còn lại

Theo Karl Pearson, các hệ số tương quan này nằm dưới ± 0.29 thể hiện mối tương quan yếu và nằm trong khoảng 0.30 đến ± 0.49 thì được gọi là tương quan trung bình

Bảng 3: Ma trận hiệp phương sai

Trang 8

8

KDC 0.000024 0.000625 0.000280 0.004863

DRI -0.001387 0.001111 0.000116 0.000686 0.007625

Tương tự như mối quan hệ của hệ số tương quan, các cặp cổ phiếu đều có hiệp phương sai dương ngoại trừ LDG – DRI, điều đó chứng tỏ lợi nhuận của 2 cổ phiếu này ngược chiều nhau Từ đó làm giảm thiểu được rủi ro của danh mục đầu tư Trái lại, nếu ta lựa chọn các cặp cổ phiếu còn lại đều có hiệp phương sai dương thì lợi nhuận 2 cổ phiếu cùng giảm sẽ gây

ra rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư Như vậy ta thấy cặp cổ phiếu LDG – DRI có mức phòng

ngừa rủi ro là tốt nhất

1.3 Tối ưu hóa danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư được tối ưu hóa theo lý thuyết Markowitz bằng cách sử dụng hàm solver

Bảng 4: Danh mục đầu tư tối ưu

1.4 Xây dựng đường cong hiệu quả và tập hợp danh mục đầu tư

Bảng 5: Tập hợp danh mục đầu tư hiệu quả

Expected

return

Minimum variance

Minimum

Dựa vào những số liệu đã được tính toán, nhà đầu tư nên đầu tư với danh mục gồm 15.6% cổ phiếu DRI, 75% cổ phiếu KDC và 9.4% cổ phiếu PME để cho ra mức sinh lời mục tiêu là 1.5%

Trang 9

9

Với danh mục mà cổ phiếu DRI nắm giữ từ 8% - 15.6%, cổ phiếu KDC nắm giữ từ 46% -

90%, cổ phiếu PME nắm giữ từ 9.4% - 45% thì nhà đầu tư đạt mức sinh lời trong khoảng từ

1,1% - 1,5%

Dựa vào bảng tập hợp danh mục đầu tư hiệu quả ta có đường cong tập hợp danh mục đầu tư

hiệu quả như sau:

Biểu đồ 1: Đường cong hiệu quả tập hợp danh mục đầu tư

II PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU – CỔ PHIẾU KDC

2.1 Phân tích cổ phiếu

Thông tin doanh nghiệp: CTCP Tập đoàn KIDO được thành lập năm 1993 Năm 2005, CTCP

Kinh Đô chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán KDC Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh phân phối các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng như dầu ăn, kem, bánh kẹo, thực phẩm ăn vặt và nước giải khát Tiếp tục sứ mệnh trở thành Tập đoàn thực phẩm số 1 tại Việt Nam và mở rộng sang khu vực Đông Nam Á, KIDO

đã phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ rộng khắp cả nước

0.0%

0.2%

0.4%

0.6%

0.8%

1.0%

1.2%

1.4%

1.6%

1.8%

Markowwitz portfolio theory

DMĐT HIỆU QUẢ CỦA KHÁCH HÀNG TSLL: 1.1% - 1.5%

DRI

Nắm giữ: 8% - 15.6%

PME Nắm giữ: 9.4% - 45%

KDC Nắm giữ: 46% - 90%

Trang 10

10

Thông qua ứng dụng công nghệ số và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh truyền thống, KIDO sẽ tiếp tục mở rộng thị trường theo hướng cao cấp hóa và đa dạng hóa nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng suốt cả ngày cho người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi trên khắp mọi miền đất nước

Luận điểm đầu tư

KDC được đánh giá cao nhờ vào các luận điểm sau:

 KDC có vị thế hàng đầu trong ngành dầu ăn và kem tại

Việt Nam

 Chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A) nhằm tăng thị

phần và tối ưu hóa chi phí trong tập đoàn KDC

 Việc quay trở lại mảng bánh kẹo, vốn là thế mạnh

truyền thống của KDC từ khi thành lập

Các tiềm năng tăng giá:

 Quá trình M&A với VOC và TAC nhanh hơn dự kiến

 Doanh thu từ mảng dầu ăn và kem tăng trưởng tốt hơn dự kiến

 Giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng & quản lý thấp hơn dự kiến

 Thành công trong việc quay trở lại mảng kinh doanh bánh kẹo

 Liên doanh với Vinamilk triển khai nhanh hơn với kết quả tốt

Cơ cấu cổ đông:

Tổng số cổ phần của KIDO tại ngày 31/12/2020 là 279.741.356 cổ phần (tương đương với vốn điều lệ 2.797.413.560.000 VNĐ), trong đó:

Biểu đồ 2: Cơ cấu cổ đông KDC

11.06%

7.47%

6.03%

5.25%

5.10%

65.09%

Trần Lệ Nguyên

CT TNHH MTV PPK

CT TNHH Đầu tư KIDO Allright Assets Ltd.

Vietnam Investments Fund III, LP.

Cổ đông còn lại

Trang 11

11

Các tỷ số tài chính:

 Cơ cấu tài sản

Doanh nghiệp duy trì tỷ lệ nợ trên tổng

tài sản trong mức an toàn, tại ngày

31/12/2020, tỷ lệ này nằm ở mức 0,38

lần

Tổng vốn chủ sở hữu năm 2020 đạt

7.699 tỷ đồng, giảm 456 tỷ đồng so với

năm 2019 chủ yếu do thực hiện chi trả

cổ tức 2019 và tạm ứng cổ tức 2020

bằng tiền mặt cho các cổ đông

Tính đến ngày 31/12/2020, tài sản cố định đạt 2.732 tỷ đồng, giảm 136 tỷ đồng so với năm

2019 chủ yếu do khấu hao

 Khả năng sinh lời

Năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất đạt 8.324

tỷ đồng, hoàn thành 101,1% kế hoạch, tăng

15,4% so với năm 2019 chủ yếu là do tăng

trưởng doanh thu của ngành dầu ăn và sự đóng

góp doanh thu của mảng bánh Trung Thu

Doanh thu thuần từ ngành dầu ăn chiếm 84%

doanh thu thuần toàn Tập đoàn và ngành hàng

thực phẩm chiếm 16%

Lợi nhuận gộp năm 2020 đạt 1.765 tỷ đồng tăng 8,2% so với năm 2019 Ngoài ra, Tập đoàn cũng sắp xếp lại kế hoạch sản xuất ở các nhà máy kem để giảm chi phí sản xuất chung vào mùa thấp điểm, từ đó cải thiện mức lợi nhuận gộp chung

Các tỷ số trong năm 2020 phần lớn đều cao hơn các năm trước có thể thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt mặc dù phải đối diện với nhiều làn sóng dịch bệnh COVID-19

Thuận lợi và khó khăn:

 Thuận lợi

Thứ nhất, Kinh Đô hiện nắm 35% thị phần thị trường bánh kẹo cả nước

Thứ hai, hệ thống phân phối rất tốt, công ty đang sở hữu hệ thống bán lẻ rộng khắp Việt Nam với gần 40 Kinh Đô Bakery, hơn 200 Nhà phân phối và 70.000 điểm bán lẻ bánh kẹo, 335 Nhà phân phối và 104.000 điểm bán lẻ nước giải khát, 70 nhà phân phối và

15000 điểm bán lẻ kem và các loại thực phẩm lạnh

Giá trị thương hiệu Kinh Đô đã được gầy dựng trong suốt hơn 10 năm qua được đông đảo người tiêu dùng biết đến 13 năm liền lọt vào danh sách “Hàng Việt Nam chất lượng cao”

do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức Đứng thứ 4 trong top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam, thương hiệu của Kinh Đô đã gắn liền với con người Việt Nam

 Khó khăn

Ngày đăng: 20/03/2024, 09:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w