VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ VÀO XÂY DỰNG Ý THỨC DÂN CHỦ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG. HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

24 3 0
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ VÀO XÂY DỰNG Ý THỨC DÂN CHỦ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG. HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM, học kỳ 222. Đề tài: Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ vào xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên trường ĐHBK ĐHQG HCM trong giai đoạn hiện nay.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - - BÀI TẬP LỚN BỘ MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HỌC KỲ 222/ NĂM HỌC 2022 – 2023 LỚP: L08 NHÓM: 14 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHAN DUY ANH Tp Hồ Chí Minh - 2023 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA _ ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ VÀO XÂY DỰNG Ý THỨC DÂN CHỦ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Thành viên nhóm: 1914020 Nguyễn Khánh Thành Lộc 1914023 2013654 Nguyễn Tấn Lộc 2011552 Huỳnh Tấn Long 1911551 Nguyễn Hoàng Long Nguyễn Hoàng Luân Tp Hồ Chí Minh - 2023 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ 4 1.1 Bản chất giai cấp của Nhà nước 4 1.2 Nhà nước của Nhân dân 5 1.3 Nhà nước do Nhân dân 8 1.4 Nhà nước vì Nhân dân .10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ý THỨC DÂN CHỦ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUÔC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 14 2.1 Mặt tích cực .14 2.2 Mặt tiêu cực .15 2.3 Nguyên nhân .15 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG Ý THỨC DÂN CHỦ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG.HCM THEO TINH THẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 17 3.1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ 17 3.2 Một số giải pháp xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh 18 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 21 1 MỞ ĐẦU Đề tài "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ vào xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG HCM trong giai đoạn hiện nay" là một chủ đề quan trọng trong thời đại hiện nay, khi mà vấn đề dân chủ và giáo dục công dân ngày càng được đặt lên hàng đầu Trong bối cảnh mà Việt Nam đang phát triển và hội nhập với thế giới, việc đào tạo cho các thế hệ sinh viên trở thành công dân có ý thức dân chủ là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách Việc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ vào xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG HCM là một cách tiếp cận mới mẻ và đầy tiềm năng trong giáo dục công dân Hồ Chí Minh đã đề cao vai trò của dân chủ trong cuộc sống xã hội và đã lựa chọn nhà nước dân chủ là hình thức nhà nước phù hợp nhất với tình hình Việt Nam Vì vậy, việc vận dụng tư tưởng của Người vào giáo dục có thể giúp sinh viên hiểu rõ hơn về giá trị của dân chủ, từ đó phát triển ý thức dân chủ và thực hiện tốt vai trò công dân của mình Ngoài ra, đề tài cũng có ý nghĩa về mặt thực tiễn Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG HCM là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam, có nhiều sinh viên đến từ các vùng miền khác nhau trong cả nước Việc xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên của trường có thể góp phần đào tạo ra các thế hệ sinh viên có đạo đức tốt, có khả năng lãnh đạo và tham gia tích cực vào việc xây dựng đất nước Trong giai đoạn hiện nay, khi mà thế giới đang chịu ảnh hưởng của nhiều thách thức, việc xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết Do đó, việc nghiên cứu và áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ vào giáo dục có thể giúp đưa ra những phương pháp và giải pháp cụ thể để đáp ứng yêu cầu đó Đề tài này sẽ tập trung vào việc tìm hiểu những giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ và phương pháp áp dụng chúng vào việc xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG HCM 2 Nhờ vào đề tài này, chúng ta có thể đưa ra những đóng góp cụ thể để xây dựng một môi trường giáo dục tích cực, nơi mà sinh viên có thể học tập và phát triển các kỹ năng, giá trị, và những phẩm chất cần thiết để trở thành những công dân có ý thức dân chủ, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước Tóm lại, đề tài "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ vào xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG HCM trong giai đoạn hiện nay" là một chủ đề đầy tính cấp bách và tiềm năng Việc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ vào giáo dục có thể giúp nâng cao ý thức dân chủ của sinh viên và phát triển thế hệ công dân tích cực cho sự phát triển của đất nước 3 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ 1.1 Bản chất giai cấp của Nhà nước Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ, nhưng tuyệt nhiên không phải “nhà nước toàn dân” mà được hiểu theo nghĩa là nhà nước phi giai cấp Nhà nước ở đâu và bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp quyết định Nhà nước Việt Nam mới – Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam được thể hiện trên ba phương diện: Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vị trí và vai trò cầm quyền: Nhà nước do nhân dân là người chủ nắm chính quyền Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh nòng cốt của nhân dân là liên minh công – nông – tri, do giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Đảng cầm quyền bằng các phương thức:  Bằng đường lối, quan điểm, chủ trương để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, chính sách, kế hoạch  Bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên của mình trong bộ máy, cơ quan nhà nước  Bằng công tác kiểm tra Hai là, bản chất giai cấp của Nhà nước Việt Nam thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước: Đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là mục tiêu cách mạng nhất quán của Hồ Chí Minh Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ: Nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phát huy cao độ dân chủ, đồng thời cũng nhấn mạnh phải phát huy cao độ tập trung, 4 nhà nước phải tập trung thống nhất quyền lực để tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân Trong Nhà nước Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc Được thể hiện cụ thể như sau: Một là, Nhà nước mới ở Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhiều thế hệ người Việt Nam, của toàn thể dân tộc: Từ giữa thế kỷ XIX, khi đất nước bị ngoại xâm, các tầng lớp nhân dân Việt Nam, hết thế hệ này đến thế hệ khác đã không quản hy sinh xương máu chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc Chính vì thế mà Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trở thành lực lượng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, với chiến lược đại đoàn kết đúng đắn, sức mạnh của toàn dân tộc đã được tập hợp và phát huy cao độ, chiến thắng ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do và lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á Nhà nước Việt Nam mới, do vậy, không phải của riêng giai cấp, tầng lớp nào, mà là thuộc về nhân dân Hai là, Nhà nước Việt Nam ngay từ khi ra đời đã xác định rõ và luôn kiên trì, nhất quán mục tiêu vì quyền lợi của nhân dân, lấy quyền lợi của nhân dân làm nền tảng: Nhà nước Việt Nam mới là người đại diện, bảo vệ, đấu tranh không chỉ cho lợi ích của giai cấp công nhân, mà còn của nhân dân lao động và của toàn dân tộc Ba là, Nhà nước Việt Nam đã đảm đương nhiệm vụ mà toàn thể dân tộc giao phó là tổ chức nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do: Con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và đi đến chủ nghĩa cộng sản là con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định, cũng là sự nghiệp chính của nhà nước 1.2 Nhà nước của Nhân dân  Nhà nước của dân 5 Điều 1: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1946) nói: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.” Điều 32, viết: “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết…” thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ đề ra khá sớm ở nước ta “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” Nhà nước của dân thì mọi người dân là chủ, có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân Những vị đại diện cho dân cử ra chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là công bộc của dân Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh Đây cũng là một kết luận mà Người rút ra khi khảo sát các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nga Nhà nước Việt Nam kiểu mới thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc trong đó công, nông là gốc và trí thức ngày càng có vị trí quan trọng đặc biệt khi đất nước bước vào thời kỳ xây dựng Tất cả mọi người dân Việt Nam, không phân biệt gái trai, giàu nghèo, nòi giống, dân tộc, tôn giáo đều là người chủ của Nhà nước, có trách nhiệm xây dựng Nhà nước Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Hồ Chí Minh khẳng định: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam “Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” Tính chất dân chủ nhân dân là đặc trưng nổi bật của chính quyền nhà nước kiểu mới Trong nước ta, nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân tổ chức ra, nhân viên nhà nước là người được ủy quyền, thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc của nhân dân Thể chế dân chủ cộng hòa đã làm thay đổi tận gốc quan hệ quyền lực chính trị và thực hiện quyền lực, nhân 6 dân được đặt ở vị trí cao nhất, nhà nước không còn là công cụ thống trị, nô dịch dân như trong thời phong kiến, tư bản Nhà nước dân chủ nhân dân do nhân dân trực tiếp tổ chức, xây dựng thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu Hồ Chí Minh nhận thức tổng tuyển cử là một quyền chính trị mà nhân dân giành được qua đấu tranh cách mạng, là hình thức dân chủ, thể hiện năng lực thực hành dân chủ của nhân dân “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ Chính phủ đó thật là chính phủ của toàn dân” Thông qua việc bầu Quốc hội và Chính phủ, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng hình thức dân chủ trực tiếp và đại diện Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền lực tối cao của nhân dân không chỉ thể hiện ở việc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, mà còn ở quyền bãi miễn, kiểm soát, giám sát hoạt động của các đại biểu Cơ chế dân chủ này nhằm làm cho Quốc hội được trong sạch, giữ được phẩm chất, năng lực hoạt động Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” Với vai trò làm chủ nhà nước, thực hiện sự ủy quyền của nhân dân, các đại biểu được bầu ra phải có trách nhiệm gần gũi, sâu sát để hiểu dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân với tinh thần trách nhiệm bàn và giải quyết những vấn đề thiết thực cho quốc kế dân sinh Theo quan điểm Hồ Chí Minh, để thể hiện nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì đại biểu do dân bầu ra phải có mối liên hệ thường xuyên với nhân dân; thoát ly mối liên hệ này, Nhà nước rất dễ rơi vào quan liêu, trì trệ, đứng trên đầu nhân dân, trái với bản chất dân chủ đích thực vốn có của Nhà nước kiểu mới 7 Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do nhân dân làm chủ còn bao hàm một nội dung quan trọng khác đó là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước Hồ Chí Minh viết: “Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là phụng sự cho lợi ích của nhân dân Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân” Là người làm chủ Nhà nước, nhân dân có quyền, thông qua cơ chế dân chủ thực thi quyền lực, nhưng đồng thời nhân dân phải có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Nhà nước, làm cho Nhà nước ngày càng hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi với tư cách là chủ nhân của một nước độc lập, tự do, quyền và nghĩa vụ công dân gắn bó chặt chẽ với nhau Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do dân là Nhà nước dân chủ, thể hiện quyền lực của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là bảo đảm thực thi quyền lực của nhân dân lao động Quan điểm này của Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các quá trình xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Các bản Hiến Pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 đều thể hiện điều đó Trong công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là một nội dung trọng yếu của việc kiện toàn, đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta 1.3 Nhà nước do Nhân dân  Nhà nước do dân Là nước đó do nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình, Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó lại do dân phê bình xây dựng, giúp đỡ Do đó Bác yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ” nghĩa là khi cơ 8 quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn nó Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước do nhân dân trước hết là nhà nước do nhân dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Việc phát huy quyền làm chủ của dân được thể hiện và thực hiện qua việc phát huy vai trò của dân trong xây dựng Đảng Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra điều hệ trọng “phải dựa vào dân mà xây dựng Đảng” Nhân dân “cử ra”, “tổ chức nên” nhà nước dựa trên nền tảng pháp lý của một chế độ dân chủ và theo các trình tự dân chủ với các quyền bầu cử, phúc quyết, v.v… Đó là Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình Đó là Nhà nước do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chỉ tiêu hoạt động, đó là Nhà nước do dân phê bình, xây dựng Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân Khi các cơ quan đó không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn nó Nhà nước do nhân dân còn có nghĩa “dân làm chủ” Người khẳng định rõ: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ” Nếu “dân là chủ” xác định vị thế của nhân dân đối với quyền lực nhà nước, thì “dân làm chủ” nhấn mạnh quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân với tư cách là người chủ Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, “nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân” Nhân dân làm chủ thì phải tuân theo pháp luật của Nhà nước, tuân theo kỷ luật lao động, giữ gìn trật tự chung, đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung, hăng hái tham gia công việc chung, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc, v.v… Nhà nước do nhân dân cần coi trọng việc giáo dục nhân dân, đồng thời nhân dân cũng phải tự giác phấn đấu để có đủ năng lực thực hiện quyền dân chủ của mình Hồ 9 Chí Minh nói: “Chúng ta là những người lao động làm chủ nước nhà Muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm chủ” Không chỉ tuyên bố quyền làm chủ của nhân dân, cũng không chỉ đưa nhân dân tham gia công việc nhà nước, mà còn chuẩn bị và động viên nhân dân chuẩn bị tốt năng lực làm chủ, quan điểm đó thể hiện tư tưởng dân chủ triệt để của Hồ Chí Minh khi nói về nhà nước do nhân dân 1.4 Nhà nước vì Nhân dân  Nhà nước vì dân Đó là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính Trong Nhà nước đó, cán bộ từ chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh” Hồ Chí Minh chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với cán bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân thừa ủy quyền Là người phục vụ, nhưng cán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân “Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường” Cán bộ là đầy tớ của nhân dân là phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính…, là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài… Cán bộ phải vừa có đức, vừa có tài Nhà nước ta là một nhà nước dân chủ trên thực tế và trong hành động Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã nêu bật sự khác nhau căn bản về chất giữa Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với các loại hình nhà nước trước đó: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật 10  Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm  Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn cán bộ phải quan tâm đến những kiến nghị, đề đạt của nhân dân: “Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới Phải chăm lo việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý” Về quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, Hồ Chí Minh xác định: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối” Chức năng đối nội cơ bản của Nhà nước là hướng dẫn nhân dân tổ chức tốt đời sống, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu cần thiết hàng ngày Theo Hồ Chí Minh “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ Chúng ta phải thực hiện ngay:  Làm cho dân có ăn  Làm cho dân có mặ  Làm cho dân có chỗ ở  Làm cho dân có học hành Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập Theo Hồ Chí Minh việc đáp ứng và 11 thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của nhân dân là tiêu chí số một để đánh giá hiệu quả năng lực hoạt động của nhà nước Muốn đạt được mục đích nhân bản đó, vấn đề đặt ra là phải bằng mọi cách giữ cho được định hướng hoạt động của nhà nước, bảo đảm cho bộ máy thật sự trong sạch Nếu hoạt động của nhà nước kém hiệu quả, bộ máy quan liêu, đội ngũ cán bộ công chức, nhất là cán bộ chủ chốt, bị thoái hóa, biến chất thì nhà nước đó đã trượt ra khỏi quỹ đạo dân chủ nhân dân, trở thành một thế lực đối lập với nhân dân Bằng nhạy cảm chính trị, chiêm nghiệm thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã phát hiện và cảnh báo ngay từ rất sớm những căn bệnh có thể phát sinh làm biến dạng, tha hóa nhà nước Quán triệt phép biện chứng duy vật, Hồ Chí Minh ý thức rằng, quản lý đất nước, xã hội là một việc làm khó, cán bộ, công chức của ta lại ít kinh nghiệm, chưa qua đào tạo, chắc chắn có thiếu sót, sai lầm, nhưng nếu biết thành thật, học hỏi, đặt lợi ích nhân dân lên trên hết, trước hết thì có thể khắc phục, sửa chữa được Theo Hồ Chí Minh, nguy hại nhất là khi được nhân dân ủy quyền, một số cán bộ, công chức “đã vác mặt làm quan cách mạng”, kéo bè, kéo cánh để thu vén lợi ích cá nhân Vì ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân mà trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã nảy sinh những “lỗi lầm rất nặng” làm biến dạng nhà nước Hồ Chí Minh sớm cảnh báo những căn bệnh khá phổ biến, đó là trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo Người chỉ ra thực chất, hình thức biểu hiện phong phú của các căn bệnh này, gọi đó là “giặc nội xâm” hết sức nguy hiểm và gây hậu họa nghiêm trọng, làm thất thoát tiền của nhà nước, chậm tốc độ phát triển, nhất là làm xói mòn niềm tin của dân, làm cho dân xa nhà nước Vì thế, chống đặc quyền, đặc lợi, khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước là nhu cầu và việc làm thường xuyên, đảm bảo cho nhà nước thật sự là công bộc của dân Nếu thấu hiểu và làm đúng tư cách đó thì mỗi cán bộ, công chức có thể phòng tránh, ngăn ngừa, không phạm phải những lỗi lầm kể trên Còn nếu “Ai đã phạm những 12 lầm lỗi trên này thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung” Nhận thức và cảnh báo của Hồ Chí Minh về các nguy cơ, căn bệnh phát sinh trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước và cách phòng tránh, khắc phục chúng ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và có tính thời sự, soi đường chỉ lối cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng đạt kết quả cao, đảm bảo cho Nhà nước ta thật sự phục vụ quyền lợi của nhân dân, trở thành công bộc, đầy tớ của dân Như vậy, để làm người thay mặt nhân dân phải đủ cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh Phải như thế thì mới có thể: “Chẳng những làm những việc trực tiếp có lợi cho dân, mà cũng có khi làm những việc mới xem qua như là hại đến dân”, nhưng thực chất là vì lợi ích toàn cục, vì lợi ích lâu dài của nhân dân 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ý THỨC DÂN CHỦ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUÔC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trước tiên cần phải kể đến khái niệm ý thức dân chủ, ý thức dân chủ là ý thức của con người về các quyền của mình Ý thức chỉ cần bao hàm hai khía cạnh chính: Một, biết các quyền căn bản của mình, và hai, khao khát giành lại các quyền vốn được xem là bất khả xâm phạm ấy Các quyền này bao gồm các quyền được lựa chọn, quyền kiểm tra kiểm sát và quyền được đảm bảo hai quyền trước được thực thi Đối với những sinh viên hiện nay đang theo học tại trường Đại Học Bách Khoa thì quyền dân chủ là một trong những quyền cơ bản mà nhà trường cũng như các cấp lãnh đạo luôn luôn đạo điều kiện cho sinh viên, và từ đó hình thành trong các cá nhận đang học tập và làm việc tại trường có một ý thức dân chủ nhất định Và ý thức dân chủ cũng sec luôn có 2 mặt đối lập của nó, là mặt tích cực và tiêu cực 2.1 Mặt tích cực Đa phần sinh viên Bách Khoa đều có được một nhận thức rõ ràng về các quyền lợi và quyền dân chủ của bản thân khi theo học tại trường Cụ thể:  Các hội nhóm trên mạng xã hội được lập ra để sinh viên có thể được tự do trai đổi, bàn luận về các vấn đề học thuật, đời sống và tinh thần  Các câu lạc bộ được đoàn khoa và đoàn trường thành lập và vận hành phần nào giúp cho sinh viên được có những sự lựa chọn phát triển thêm các kĩ năng mềm bên cạnh việc học như là những câu lạc bộ về âm nhạc, kĩ năng,…  Hệ thống hỗ trợ trực tuyền của trường nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được dễ dàng trong việc đưa ra các câu hỏi, thắc mắc cho trường trong các vẫn đề như chường trình học, quy chế mới 14  Các sinh viên cũng dễ dàng trong việc nâng cao chuyên môn của mình khi luôn năng động, tự do trao đổi ý kiến với các thầy cô giáo giảng viên về các vấn đề chuyên môn  Tự do lựa chọn các hành động thiện nguyện xã hội như Xuân Tình Nguyện, Mùa Hè Xanh,…  Được bầu cử lựa chọn ra các ban cán sự, ban chấp hành đoàn,…  Sinh viên được đánh giá, nhận xét về giảng viên đã giảng dạy bộ môn của mình vào cuối mỗi học kì, tạo ra sự minh bạch, công bằng trong công tác giảng dạy và giúp nhà trường dễ dàng thu được những đóng góp khách quan từ sinh viên 2.2 Mặt tiêu cực Bên cạnh những mặt tích cực về ý thức dân chủ của sinh viên Bách Khoa thì vẫn có những mặt tiêu cực nhất định, đa phần là ở những bộ phận chưa thực sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ về quyền dân chủ và tự do của sinh viên đối với nhà trường:  Số lượng sinh viên tham gia đánh giá và góp ý về giảng viên giảng dạy vẫn chưa được tối ưu mà chỉ có một bộ phận nhỏ thực hiện, điều này cho thấy không hẳn toàn bộ sinh viên đã có đầy đủ nhận thức về khả năng dân chủ của mình trong phạm vi trường Đại học Bách Khoa  Vẫn có một vài khía cạnh nhà trường vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ về nhu cầu của sinh viên, ví dụ như việc sinh viên vẫn chưa thể lựa chọn giảng viên giảng dạy cho mình mà phải phụ thuộc vào sự sắp xếp của phòng đào tạo, sinh viên không được xem lại bài làm, bài thi của mình sau mội kì thi khiến cho vẫn đề điểm số được đánh giá của giảng viên vẫn chưa thực sự được minh bạch cần thiết 15 2.3 Nguyên nhân Về mặt tích cực: Sinh viên có thể có được sự ý thức về dân chủ chính là nhờ sự hỗ trợ và tạo điều kiện không nhỏ đến từ phía nhà trường như tạo dựng các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tạo ra các kênh thông tin để sinh viên có thể liên lạc, trao đổi thắc mắc một cách dễ dàng với bên phía nhà trường, tạo điều kiện cho sinh viên được trao đổi kiến thức chuyên môn với giảng viên giảng dạy thông qua hệ thống BkeL Về mặt tiêu cực: Vì nhà trường vẫn chưa thực sự tạo được sự hứng thú nhất định cho sinh viên cũng như chưa khiến cho sinh viên thực sự thấy được hiệu quả thiết thực của những việc đánh giá giảng viên hay đưa ra những góp ý cho phía nhà trường, dẫn đến không nhiều bạn sinh viên ý thức được quyền dân chủ cơ bản này 16 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG Ý THỨC DÂN CHỦ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG.HCM THEO TINH THẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 3.1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam và toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang đấu tranh cho sự tự do, bình đẳng và tôn trọng nhân quyền Hồ Chí Minh tin rằng Nhà nước dân chủ không chỉ là một hình thức của chủ nghĩa xã hội mà còn là một phương tiện để đảm bảo cho nhân dân được đầy đủ quyền lợi và được tham gia vào quản lý và điều hành chính quyền Ông coi Nhà nước dân chủ là một hình thức của chủ nghĩa xã hội, trong đó quyền lực thuộc về nhân dân và được lập ra để phục vụ lợi ích của nhân dân Vì vậy, theo tư tưởng của ông, chính quyền dân chủ phải được thiết lập trên cơ sở sự tôn trọng nhân quyền và bình đẳng Quyền lực của Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của quân đội trong việc bảo vệ chính quyền dân chủ và đấu tranh chống lại các thế lực đe dọa đến sự tự do, bình đẳng và tôn trọng nhân quyền Nhà nước dân chủ cần được xây dựng trên nền tảng của sự hiểu biết, sự tham gia và sự phối hợp của toàn bộ dân chúng Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ đã trở thành một phần quan trọng trong lịch sử của Việt Nam, và được thể hiện qua các chính sách và hành động của chính phủ Việt Nam hiện nay Ngoài ra, tư tưởng này cũng đã ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước đang đấu tranh cho sự tự do và bình đẳng Với sự đóng góp quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ, Việt Nam đã phát triển và tạo ra một chế độ chính trị ổn định và phát triển bền vững, đồng thời cũng trở thành một nguồn cảm hứng cho các nước khác trên thế giới 17 3.2 Một số giải pháp xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh Để xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể thực hiện một số giải pháp như sau: 1 Tăng cường giáo dục về tư tưởng dân tộc, tình yêu và trách nhiệm với đất nước: Sinh viên cần được giáo dục về tư tưởng yêu nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh và phát triển của đất nước Đồng thời, sinh viên cũng cần hiểu và thực hành trách nhiệm của mình với đất nước, góp phần xây dựng và phát triển đất nước 2 Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao: Các hoạt động này giúp sinh viên rèn luyện sức khỏe, tăng cường kỹ năng, tinh thần đoàn kết, giúp họ có những trải nghiệm tích cực và thú vị Đặc biệt, các hoạt động này cần phải được tổ chức dưới hình thức dân chủ, tức là sự tham gia và quản lý của sinh viên 3 Tổ chức các buổi thảo luận, hội thảo và đào tạo chuyên sâu về tư tưởng dân chủ: Đây là cách để giúp sinh viên có thêm kiến thức, hiểu rõ hơn về tư tưởng dân chủ, đồng thời có cơ hội thảo luận và trao đổi với nhau để nâng cao ý thức dân chủ 4 Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào các hoạt động đoàn thể và các tổ chức sinh viên: Điều này giúp sinh viên tham gia và quản lý các hoạt động của mình, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, trách nhiệm, thực hành ý thức dân chủ và phát triển bản thân 5 Thiết lập các tiêu chuẩn đạo đức, định hướng hành vi: Việc thiết lập các tiêu chuẩn đạo đức và định hướng hành vi sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về những giá trị đạo đức và đạo lý, từ đó định hướng và củng cố ý thức dân chủ cho sinh viên 18

Ngày đăng: 20/03/2024, 00:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan