1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Niên luận vấn đề câu trong các sách tiếng việt thực hành

40 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề câu trong các sách Tiếng Việt thực hành
Tác giả Đỗ Khương Duy
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Thúy An
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Niên luận
Năm xuất bản 2017
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 732,52 KB

Nội dung

Trong đó phần nội dung chính được chia làm ba chương là chương I, chương II và chương III.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

NIÊN LUẬN

“VẤN ĐỀ CÂU TRONG CÁC SÁCH

Năm học: 2016 - 2017

Th ành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

NIÊN LUẬN

“VẤN ĐỀ CÂU TRONG CÁC SÁCH

Năm học: 2016 - 2017

Th ành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2017

Trang 3

TRANG | 1

Xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Trần Thị Thuý An, giảng viên bộ môn Ngôn ngữ

học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã

tận tình hướng dẫn cũng như giúp đỡ, góp ý cho tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện và hoàn thành

bài niên luận này

Chân thành cảm ơn cô!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện

Đỗ Khương Duy

Trang 4

TRANG | 2

TVTH Tiếng Việt thực hành

NXB Nhà xuất bản

ĐHQG Đại học Quốc gia

KHXH Khoa học xã hội

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 5

TRANG | 3

L ỜI CẢM ƠN trang 1

B ẢNG QUY ƯỚC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT trang 2

M ỤC LỤC trang 3

PH ẦN DẪN NHẬP trang 4

1 Lý do chọn đề tài trang 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề trang 4

3 Phương pháp nghiên cứu đề tài trang 4

4 Kết cấu của niên luận trang 4

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI trang 5

1 Về bộ môn Tiếng Việt thực hành và giáo trình TVTH trang 6

2 Lý thuyết về câu trong tiếng Việt trang 6 2.1 Khái niệm câu trang 6 2.2 Đặc điểm của câu trang 9 2.3 Các thành phần trong câu tiếng Việt trang 9 2.4 Phân loại câu trang 15

CHƯƠNG II : VẤN ĐỀ CÂU TRONG CÁC SÁCH

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH trang 19

1 Nội dung về vấn đề câu trong các sách TVTH trang 19

2 So sánh nội dung về vấn đề câu giữa các sách TVTH trang 25

3 Bảng tổng hợp nội dung về câu trong một số sách TVTH trang 27

CHƯƠNG III : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC BIÊN SOẠN VẤN ĐỀ CÂU TRONG CÁC SÁCH TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH trang 30

1 Nhận xét cá nhân trang 30

2 Một số đề xuất trang 33

3 Kết luận chung trang 33

PH Ụ LỤC trang 34

1 Danh mục bảng biểu, sơ đồ được trình bày trong niên luận trang 34

2 Danh mục tài liệu tham khảo trang 38

Trang 6

TRANG | 4

1 Lý do chọn đề tài:

Việt Nam là một quốc gia nằm ở bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á Là một

quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em trải dài sinh sống trên toàn lãnh thổ, trong đó, người

Việt hay người Kinh, là một tộc người chính, chiếm khoảng 86.2 % dân số Việt Nam

Ngôn ngữ chính được người Kinh sử dụng hiện nay là tiếng Việt (Việt ngữ) Tiếng Việt là thứ

tiếng thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm Môn-Khmer và nhánh Việt-Mường Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam, và cũng là ngôn ngữ phổ thông đối với các dân tộc thiểu số tại Việt Nam Thêm vào đó, tiếng Việt được hơn 1 triệu người sử dụng tại Hoa Kỳ (đứng thứ 7 toàn quốc, thứ 3

tại Texas, thứ 4 tại Arkansas và Louisiana và thứ 5 tại California), cũng như trên 100.000 người

tại Canada và Úc (đứng thứ 6 toàn quốc) Theo Ethnologue, tiếng Việt còn được nhiều người sử

dụng tại Anh, Ba Lan, Campuchia, Côte d'Ivoire, Đức, Hà Lan, Lào, Na Uy, Nouvelle-Calédonie,

Phần Lan, Pháp, Philippines, Cộng hòa Séc, Sénégal, Thái Lan, Trung Quốc và Vanuatu Tiếng

Việt cũng còn được dùng bởi những người Việt sống tại Đài Loan, Nga Ngoài ra Tiếng Việt cũng được công nhận là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc vì người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Séc.(1)

Không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển hàng đầu như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản,… đều chú trọng đưa vào chương trình giáo dục đại học một môn học thực hành về tiếng nói của dân tộc Ở bậc trung học, học sinh được rèn luyện các kỹ năng

về tiếng nói của dân tộc ở mức độ phổ thông, còn ở đại học, sinh viên tiếp tục rèn luyện và nâng cao các kỹ năng đó để có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu học thuật ở quy mô lớn và mức độ cao hơn

Ở Việt Nam, hầu hết trong các chương trình giáo dục bậc cao đẳng hoặc đại học, đặc biệt là

khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên luôn phải học một môn Tiếng Việt thực hành (hay Thực hành văn bản tiếng Việt)

Câu là một thành phần quan trọng trong tiếng Việt, nó có chức năng thông báo, diễn đạt một

ý niệm tương đối trọn vẹn và là thành phần cấu tạo nên văn bản Tuy nhiên, câu và những vấn đề

về câu trong các sách Tiếng Việt thực hành (TVTH) cho tới nay vẫn chưa thực sự thống nhất, hiện nay có rất nhiều đầu sách viết về vấn đề TVTH, từ sách tham khảo cho đến giáo trình, thế nhưng

mỗi sách lại đề cập đến câu và vấn đề câu theo những phương diện, quan điểm khác nhau: Có sách

diễn giải khá đầy đủ về câu; có sách lại không đề cập đến các khái niệm cơ bản của câu mà đi

thẳng vào những vấn đề khác của câu nên rất khó khăn cho người học trong việc tiếp cận được vấn đề cũng như việc tìm và chọn ra một đầu sách TVTH phù hợp với nhu cầu của mình

Vì vậy, đề tài này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nội dung về câu tiếng Việt và

những vấn đề câu được đề cập đến trong các sách TVTH, từ đó rút ra một số ưu điểm cũng như

còn hạn chế ở mỗi đầu sách về vấn đề câu để hỗ trợ người học trong việc chọn được một đầu

(1) Theo Wikipedia

Trang 7

TRANG | 5

sách TVTH đầy đủ và toàn diện nhất, đáp ứng được nhu cầu của người học

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Mặc dù là một vấn đề khá được chú trọng trong mảng ngữ pháp tiếng Việt cũng như trong

cơ sở ngôn ngữ học tiếng Việt nhưng ở mảng tiếng Việt thực hành, vấn đề câu nhìn chung chỉ nghiên cứu về câu với vai trò là thành phần tạo lập của văn bản, cách hoà hợp câu trong văn bản, đặc điểm của câu trong các loại văn bản, cách sửa lỗi câu mà ít quan tâm đến khái niệm câu hay

cách phân loại câu, các thành phần trong câu như thế nào, v.v

Một số nhà nghiên cứu có công trình nghiên cứu về câu trong các sách Tiếng Việt thực hành

của họ có thể kể đến như: Nguyễn Đức Dân, nhóm tác giả Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng,

Hữu Đạt, nhóm tác giả Hoàng Anh - Phạm Văn Thấu, Hà Thúc Hoan, v.v

3 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như:

 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết (Tham khảo vấn đề câu trong các tài liệu về TVTH của nhiều tác giả và tổng hợp lại các nội dung được đề cập một cách khái quát

nhất)

 Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết để nghiên cứu đề tài (Phân loại các tài

liệu TVTH có đề cập đến vấn đề câu theo cùng một hướng)

4 Kết cấu của niên luận

Kết cấu của niên luận gồm 3 phần chính: Phần dẫn nhập, phần nội dung chính và phần phụ

lục Trong đó phần nội dung chính được chia làm ba chương là chương I, chương II và chương III

 Phần dẫn nhập

 Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

- Trình bày tổng quan các khái niệm lý thuyết liên quan đến bộ môn Tiếng Việt thực

hành và câu trong tiếng Việt

 Chương II: VẤN ĐỀ CÂU TRONG CÁC SÁCH TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

- Tiến hành tham khảo các đầu sách Tiếng Việt thực hành có đề cập đến vấn đề câu

- So sánh vấn đề câu được đề ở các sách dựa trên các bình diện của lý thuyết câu đã nêu ở chương I

 Chương III: MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC BIÊN SOẠN THÀNH

PHẦN CÂU TRONG CÁC SÁCH TVTH

- Nêu ra một số ý kiến cá nhân liên quan đến việc biên soạn vấn đề câu trong sách

Tiếng Việt thực hành cũng như một số đề xuất để cải thiện vấn đề

 Phần phụ lục

- Bảng biểu, bảng sơ đồ được sử dụng trong trình bày niên luận

- Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 8

TRANG | 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

Chương này trình bày một cách tổng quan các lý thuyết liên quan đến bộ môn Tiếng Việt thực hành

và lý thuyết câu trong tiếng Việt để từ đó có cơ sở trình bày nội dung cho chương II

Vào khoảng năm 1970, Tiếng Việt thực hành bắt đầu được đưa vào giảng dạy trong chương

trình giáo dục đại học ở Việt Nam, tuy nhiên lúc này do còn nhiều khó khăn nên giữa tên môn học

và chương trình thực sự được giảng dạy vẫn chưa có được sự nhất quán Sau năm 1975, khi hoà

bình được lập lại, Bộ Giáo dục lúc bấy giờ đã xác định Tiếng Việt thực hành là một môn học có

cả tính cơ sở và chuyên ngành nên môn học này ngoài giảng dạy cho sinh viên khoa Ngữ văn đã được đưa vào giảng dạy cho những sinh viên thuộc các ngành khác nhau Năm 1995, Bộ đã ban

hành chương trình giáo dục đại cương, một lần nữa xác định Tiếng Việt thực hành là một môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và là môn bắt buộc cho tất cả các sinh viên năm thứ nhất Đối với những sinh viên thuộc nhóm ngành khoa học xã hội - nhân văn thời đó, Tiếng Việt thực

hành là môn học tiên quyết và cốt lõi với thời lượng chương trình khoảng 4 tín chỉ (60 tiết), đối

với các nhóm ngành còn lại, thời lượng cho môn học này là 3 tín chỉ (45 tiết) (2)

Như vậy, trong suốt một quá trình 25 năm, Tiếng Việt thực hành đã xác lập được vị trí của

mình trong chương trình giáo dục đại học, chính thức có một khung chương trình và giáo trình

giảng dạy thống nhất với nhau

Với tư cách một môn học được giảng dạy trong các trường đại học – cao đẳng, đã có rất nhiều

cuốn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan tới vấn đề Tiếng Việt thực hành bắt đầu được biên

soạn và xuất bản từ năm 1995 để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên cũng như là sinh viên Các nhà ngôn ngữ học, Việt ngữ học đã miệt mài biên soạn ra nhiều cuốn giáo

trình khác nhau, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong thế giới sách Tiếng Việt thực hành, hầu hết

họ (các tác giả) đều mong muốn cuốn sách mà mình biên soạn ra sẽ có thể giúp ích cho nhu cầu

dạy và học được dễ dàng hơn Theo từng năm, có thêm nhiều tác giả mới tham gia biên soạn, nội dung cũng ngày càng được đổi mới và hoàn thiện hơn, có thể kể đến một số tác giả nổi bật trong

lĩnh vực biên soạn sách Tiếng Việt thực hành và năm xuất bản sách của họ như: Nguyễn Đức Dân (1995), Hà Thúc Hoan (1996), nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp (1998),

nhóm tác giả Đặng Ngọc Lệ – Nguyễn Kiên Trường (1998), Hữu Đạt (2000), nhóm tác giả Hoàng Anh – Phạm Văn Thấu (2004), nhóm tác giả Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ Việt Hùng (2013) Hiện

tại sách Tiếng Việt thực hành của nhóm tác giả Bùi Minh Toán có thể xem là cuốn giáo trình chính

thức và tiêu chuẩn được dùng để giảng dạy trong các trường đại học và được ấn hành bởi NXB

Giáo dục Việt Nam

2.1 Kh ái niệm câu

Câu là một thành phần trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt, nó được cấu tạo từ các thành

phần nhỏ hơn như từ, ngữ (cụm từ), nói cách khác, câu không là một đơn vị có sẵn như từ mà

(2) Hà Thúc Hoan, Tiếng Việt thực hành, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2007

Trang 9

TRANG | 7

là một đơn vị do người nói dùng từ cấu tạo nên trong quá trình suy nghĩ thông báo(3) Ngoài

ra, câu còn là thành phần chính để tạo nên văn bản trong tiếng Việt Có thể hình dung vị trí

của câu trong tiếng Việt theo sơ đồ sau:

H ình 1 Vị trí của câu trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt

Câu khác với cú ở chỗ: câu là một ngữ đoạn đầy đủ có chức năng thông báo, còn cú cũng

là một ngữ đoạn chưa kết thúc và mới ít nhiều có chức năng thông báo (Theo Lưu Vân Lăng)

Về định nghĩa câu, câu là một khái niệm có rất nhiều định nghĩa, mỗi nhà ngôn ngữ học

lại có một cách định nghĩa khác nhau về câu Theo A.Akhmanôva - Từ điển thuật ngữ ngôn

ngữ học, từ trước đến nay đã có khoảng trên 300 các định nghĩa về câu Aritstole định nghĩa câu là: "Một âm phức hợp có ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận riêng biệt trong đó cũng có ý nghĩa độc lập."

Ở Việt Nam cũng đã sớm có những nhà nghiên cứu Việt ngữ đưa ra các định nghĩa về câu, tuy nhiên định nghĩa câu giữa thời kỳ trước và sau Cách mạng có một ít khác biệt Trước

Cách mạng, các sách viết về ngữ pháp tiếng Việt vẫn còn chịu ảnh hưởng khá rõ của mô tả theo ngữ pháp tiếng Pháp nên câu trong thời kỳ này vẫn chưa có gì đáng chú ý Năm 1936,

Trần Trọng Kim đã đưa ra định nghĩa về câu như sau: “Câu lập thành do một mệnh đề có nghĩa

trọn hẳn hoặc do hai hay nhiều mệnh đề.” Tuy rằng ngữ pháp tiếng Việt đã có một số công

trình nghiên cứu ở giai đoạn này nhưng nhìn chung vẫn còn rất sơ sài, nội dung thường chỉ đề

cập đến vấn đề từ loại hay trật tự từ dưới con mắt của các học giả phương Tây Một số công

trình có thể kể đến như: Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh được in trong quyển

t ừ điển An Nam - Bồ Đào Nha - Latin, xuất bản ở Rome năm 1651 của nhà truyền đạo kiêm

nhà ngôn ngữ học người Pháp Alexandre de Rhodes hay như cuốn Dictionarium Anamitico –

Latinum do Jean-Louis Taberd làm chủ biên, xuất bản năm 1838 Trong cuốn sách này, Taberd đã có những ghi chú đầu tiên về những từ công cụ (những hư từ) của tiếng Việt, ông đã miêu

tả một cách khái quát những hư từ này, cho biết vị trí của chúng trong câu và một số ví dụ minh hoạ kèm theo Bên cạnh các công trình nghiên cứu của người Pháp đã kể trên, cũng có

Trang 10

TRANG | 8

một số công trình là sản phẩm nghiên cứu của trí thức bản ngữ, tiêu biểu là Trương Vĩnh Ký

với công trình Sách mẹo tiếng Annam được viết bằng tiếng Pháp và xuất bản năm 1867.(4) Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề câu đã được chú trọng hơn và cũng có nhiều định nghĩa về câu xuất hiện hơn Nguyễn Lân trong sách Ngữ pháp tiếng Việt đã định

nghĩa: “Nhiều từ hợp lại mà biểu thị một ý dứt khoát về động tác, tình hình hoặc tính chất của

sự vật gọi là một câu” Tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã chỉ ra một số điểm chưa thoả đáng về định nghĩa này cũng trong một cuốn giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt do bà làm chủ biên như sau:

“Câu có nhất định nhiều từ không, nhiều từ là bao nhiêu? Thế nào là một ý hoàn chỉnh Khi

nói về nguyện vọng, thái độ hoài nghi, sự bỏ lửng thì có phải là câu không?”

Tác giả Nguyễn Kim Thản lại không đưa ra định nghĩa của mình về câu mà ông chọn theo một định nghĩa khác của nhà ngôn ngữ học người Nga Viktor Vinogradov vì cho rằng định nghĩa này xác đáng hơn hết: “Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về

mặt ngữ pháp theo quy luật của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng để cấu tạo,

biểu thị tư tưởng Trong câu, không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực mà còn có cả mối quan hệ của người nói với hiện thực.”(5)

Một số định nghĩa về câu khác của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước:

 Theo Uỷ ban Khoa học xã hội (UB KHXB): “Câu là đơn vị dùng từ hay đúng hơn là

dùng ngữ pháp mà cấu tạo nên trong quá trình tư duy, thông báo; nó có nghĩa hoàn

chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp và có tính chất độc lập” (6)

 Theo tác giả người Mỹ Laurence C Thompson: “Ở trong tiếng Việt, các câu được

tách ra khỏi nhau bởi những ngữ điệu kết thúc Một đoạn có một hay nhiều nhóm nghỉ

kết thúc bằng một ngữ điệu kết thúc và đứng sau một sự im lặng hay tiếp một đoạn

khác cũng như vậy là một câu Sự độc lập của những yếu tố như vậy, được phù hiệu

hoá trong chữ viết bởi cách dùng một chữ hoa ở đầu câu và một dấu kết thúc (dấu

chấm, dấu hỏi, dấu chấm than ở cuối câu)” (7) Định nghĩa này đã đưa ra định nghĩa câu theo phương diện hình thức và bỏ qua hoàn toàn phương diện nội dung Cũng gần

với hướng định nghĩa của Filipp Fortunatov (theo trường phái hình thức ngữ pháp):

“Câu là một tổ hợp từ với ngữ điệu kết thúc.”

 Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Câu (sentence) là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ biểu thị

một ý nghĩa trọn vẹn.” (8)

 Trong cuốn Sơ thảo ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo, ông định nghĩa: “Câu là

đơn vị cơ bản của lời nói, của ngôn từ, của văn bản Nó là đơn vị nhỏ nhất có thể sử

dụng vào việc giao tế Nói cách khác, câu là ngôn bản (văn bản nhỏ nhất).” (9)

 Tiếp thu và kế thừa các định nghĩa, quan điểm kể trên về câu, theo Diệp Quang Ban:

(4) Theo Wikipedia

(5) Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, tập I, II, NXB KHXH, Hà Nội, 1964

(6) UB KHXH, Ngữ pháp tiếng Việt, Hà Nội, 1983

(7) L.C Thompson, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Seatle & London, 1965

(8) Nguyễn Thiện Giáp, Cơ sở ngôn ngữ học, NXB KHXH, 1998

(9) Cao Xuân Hạo, Sơ thảo Ngữ pháp chức năng, NXB KHXH, 1991

Trang 11

TRANG | 9

“Câu là đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài)

tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh

giá của người nói hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói giúp hình

thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị thông báo

nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.” (10) Mai Ngọc Chừ trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học tiếng

Vi ệt cũng dẫn định nghĩa này của Diệp Quang Ban khi đề cập đến định nghĩa câu

(tr.316)

Xét về hai mặt nội dung và hình thức cấu tạo thì định nghĩa của Diệp Quang Ban có thể

nói là đầy đủ nhất nhưng vẫn còn dài dòng, chưa đảm bảo tính ngắn gọn, súc tích của định nghĩa nên Đỗ Thị Kim Liên đã đưa ra một định nghĩa tóm gọn về câu như sau: “Câu là đơn

v ị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ, được gắn với ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu

k ết thúc.” (11)

Ví dụ: Chôm chôm chín như thắp lửa suốt cành Gà kêu ổ lúc xế trưa, cùng với khí trời nó hít

thở cả tiếng làng quê xao động (Nguyễn Ngọc Tư)

2.2 Đặc điểm của câu

2.2.1 Câu có chức năng thông báo

Khi người ta nói một câu là người ta đã đưa ra một thông báo (thông điệp), nó có

thể là một phán đoán, một nhận định, một câu hỏi, một câu cầu khiến hay cảm thán Chức năng thông báo của câu được thể hiện khi:

 Câu mang nội dung thông tin

 “Trễ học rồi kìa.” (thông báo)

 Câu dùng để bày tỏ thái độ, cảm xúc, tình cảm

 “Tao ghét mày!” (tình cảm)

 Câu dùng để tác động đến hành động, nhận thức của người nghe

 “ Đứng lên đi!” (tác động đến hành động)

 Mặt trăng gây ra hiện tượng thuỷ triều (tác động đến nhận thức)

2.2.2 Câu phải gắn với một ngữ cảnh nhất định

Vì được sử dụng cho mục đích giao tiếp giữa người với người trong xã hội, câu bao giờ cũng phải gắn với một ngữ cảnh (không gian - thời gian) nhất định để không làm sai lệch ý nghĩa của câu Có thể câu đó đúng trong hoàn cảnh này, nhưng không thể đúng trong hoàn cảnh khác

 Một câu nói “Chúc mừng nha!” có thể đúng trong hoàn cảnh là có tiệc cưới hay

những sự kiện mang tính chất vui vẻ nhưng không đúng trong hoàn cảnh có đám tang hay các sự kiện mang tính chất buồn, nghiêm trang

2.2.3 Câu phải có cấu tạo ngữ pháp độc lập

Thể hiện qua cấu trúc câu thường có cấu trúc chủ – vị (C-V) Cũng có trường hợp câu có cấu trúc đặc biệt chỉ có một thành phần, gọi là câu đặc biệt

(10) Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, tập I, II, NXB Giáo dục, 1992

Trang 12

TRANG | 10

2.2.4 Câu phải có ngữ điệu kết thúc

Để kết thúc câu bao giờ cũng phải có ngữ điệu kết thúc Đi kèm ngữ điệu kết thúc

có thể là các ngữ khí từ như: à, nhỉ, nhé, ư,

 Làm sao mà anh có thể làm ra được việc tồi tệ như thế nhỉ?

 Cô nhẫn tâm làm vậy ư?

2.3 Thành phần câu trong tiếng Việt

Thành phần câu là những thành tố tham gia cấu tạo nên câu Đó là những bộ phận được xây dựng dựa trên các mối quan hệ về ý nghĩa và ngữ pháp trong một ngôn ngữ nhất định.(12)

2.3.1 C ác khuynh hướng nghiên cứu về thành phần câu trong lịch sử

a) Khuynh hướng mô phỏng ngữ pháp truyền thống

Dựa trên xu hướng của ngữ pháp học Việt Nam đầu thế kỷ XX cho đến năm

1950, chủ yếu mô tả ngữ pháp tiếng Việt dựa trên ngữ pháp của các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc Đồng hoá thành phần câu trong tiếng Việt với

thành phần câu tiếng Pháp

Nhà nghiên cứu tiêu biểu có: Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm,…

Hạn chế của khuynh hướng này đó là các nhà nghiên cứu do mô phỏng tiếng Việt

dựa theo tiếng Pháp quá nhiều nên sẽ bỏ qua các đặc trưng riêng biệt của câu tiếng

Việt, vì tiếng Việt và tiếng Pháp không cùng một loại hình ngôn ngữ

b) Khuynh hướng “cú bản vị”

Du nhập vào Việt Nam thông qua một cuốn ngữ pháp tiếng Trung Quốc của

tác giả Lê Cẩm Hy với nhan đề "Tân ước quốc ngữ văn"

Nhà nghiên cứu tiêu biểu có: Phan Khôi, Nguyễn Lân

Hạn chế của khuynh hướng này là xác định được thành phần câu nhưng chỉ

bằng việc nhìn vào vị trí trong câu chứ chưa nghiên cứu triệt để thành phần câu

c) Khuynh hướng dựa vào chức năng và ý nghĩa

Các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng này đều cho rằng thành phần câu thuộc phạm trù chức năng Các thành phần câu phân biệt theo vai trò tổ chức trong

mô hình thành phần câu

Nhà nghiên cứu tiêu biểu có: Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Kim Thản,

Hoàng Trọng Phiến, Diệp Quang Ban,

2.3.2 Quan niệm thành phần câu theo truyền thống

Phân định thành phần câu là một trong những vấn đề phức tạp nhất khi nghiên cứu

về vấn đề câu trong tiếng Việt Tuy nhiên, vị trí của chủ ngữ – vị ngữ (hay cấu trúc C-V) ngay từ thời kỳ đầu đã được xác định ổn định

Từ năm 1960, các nhà Việt ngữ học khi nghiên cứu về thành phần câu đã đặt ra vấn đề phân biệt các thành phần câu và từ đó xuất hiện ba ý kiến chính

a) Phân chia theo thành phần chính (C-V) và thành phần thứ yếu

Những nhà nghiên cứu theo cách phân chia này cho rằng: “Về mặt lí luận cú

(12) Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999

Trang 13

TRANG | 11

pháp, câu có hai thành viên chủ yếu là chủ ngữ và vị ngữ Ngoài ra câu còn có

những thành viên thứ yếu là bổ ngữ và định ngữ Các loại bổ ngữ lại có thể chia ra

các phạm trù nhỏ khác nhau như tân ngữ, bổ túc ngữ, minh xác trạng ngữ.” (13)

b) Phân chia theo thành phần chính, thành phần phụ và TP biệt lập

Theo Nguyễn Kim Thản: “Ngoài hai thành phần chủ yếu ra, câu còn có

những thành phần mà nhà ngôn ngữ học gọi là thứ yếu Ngoài thành phần thứ yếu

còn có thành phần thứ yếu đơn lập Thành phần này còn có đặc điểm bao giờ cũng

bị ngắt ra khỏi các thành phần khác của câu, đứng biệt lập biểu thị những sắc thái

về tình cảm thái độ khác nhau trong câu nói hay phụ chú cho một câu nói.” (14)

Theo cách phân chia này còn có một số tác giả khác như Hoàng Trọng Phiến,

Uỷ ban Khoa học xã hội, Nguyễn Minh Thuyết, …nhưng mỗi tác giả trên lại có

những quan điểm về thành phần phụ khác nhau

c) Phân chia theo thành phần chính và thành thành phần phụ của câu

Diệp Quang Ban cho rằng thành phần phụ của câu gồm bổ ngữ, đề ngữ, phụ

ngữ, liên ngữ, giải ngữ (15)

Nguyễn Văn Hiệp thì cho thành phần phụ của câu gồm khởi ngữ, định ngữ câu, tình thái ngữ, trạng ngữ bên cạnh các thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ

(16)

Như vậy, mặc dù sự nghiên cứu về thành phần câu trong tiếng Việt có nhiều sự phức tạp

và có nhiều luồng ý kiến, quan điểm khác nhau đến từ các nhà nghiên cứu, tuy nhiên tất cả ý

kiến, quan điểm đó đều nhất trí trong một vấn đề đó là chủ ngữ – vị ngữ là thành phần chính trong câu

2.3.3 C ác khái niệm của thành phần câu trong tiếng Việt

Sơ đồ thành phần câu trong tiếng Việt theo hướng phân chia thành phần câu ra

thành phần chính và thành phần phụ:

( 14)Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, tập I, II, NXB KHXH, 1964

( 15)Diệp Quang Ban, Cấu tạo câu đơn tiếng Việt, ĐHSP I, 1984

( 16)Nguyễn Văn Hiệp, Các thành phần phụ trong câu tiếng Việt, ĐH Tổng hợp Hà Nội, 1992

Trang 14

TRANG | 12

H ình 2 Sơ đồ thành phần câu trong tiếng Việt phân chia theo hướng thành phần chính – phụ

2.3.3.1 Th ành phần chính a) Chủ ngữ

Là một trong hai thành phần nòng cốt của câu, nêu ra người, sự vật, sự việc,

hiện tượng và có quan hệ với vị ngữ trong câu Chủ ngữ thường có chức năng thông

báo và thường đứng trước vị ngữ theo cấu trúc C – V, trong một vài trường hợp chủ

ngữ có thể được lược bỏ

Một số trường hợp chủ ngữ lại đứng sau vị ngữ trong câu

“…Lang thang dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

Chủ ngữ thường đảm nhiệm chức vụ là một danh từ hay là đại từ nhân xưng trong câu

Về mặt từ loại, chủ ngữ có thể là số từ, tính từ, đại từ thay thế, đại từ phiếm

chỉ, động từ, …

Xanh là màu chủ đạo của lá (Chủ ngữ là tính từ)

Chủ ngữ có thể là một kết cấu C-V (cụm chủ - vị), lúc này câu đơn sẽ được chuyển đổi thành câu phức

Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc

“… Nỗi buồn không tuổi không tên

Sinh từ đáy vực, chết trên đỉnh trời.”

(Bên cửa hoàng hôn - Nguyễn Đăng Khoa)

Cũng có khi chủ ngữ được hiểu ngầm như trong ví dụ sau:

 “Huế ơi quê mẹ của ta ơi

Nhớ về ngày xưa tuổi chín mười, …”

(Quê Mẹ – Tố Hữu)

Trang 15

TRANG | 13

Ở đây chủ ngữ được hiểu ngầm là tác giả, tác giả nhớ về ngày xưa tuổi

chín mười của mình

Trong các phép đối thoại, chủ ngữ thường được lược bỏ (đối với vai vế mang

tính thân mật)

- Đi về nhé!

Chờ chút nữa đi

Vị trí của chủ ngữ trong câu: Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, nhưng trong một số trường hợp do mục đích tu từ, vị ngữ thường được đảo lên trước chủ

 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

 Uống nước nhớ nguồn

b) Vị ngữ

Là một trong hai thành phần nòng cốt của câu Có mối quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau với chủ ngữ trong câu Vị ngữ thường nêu lên hành động, tính

chất, tình hình của chủ ngữ Là thành phần trung tâm của câu nên có ít trường hợp

vị ngữ bị lược bỏ như chủ ngữ

Khi chủ ngữ có chức năng là chủ thể thông báo thì vị ngữ sẽ một là nội dung thông báo

Vị ngữ thường là động từ và tính từ hoặc có khi là danh từ, số từ kết hợp danh từ hoặc là cụm danh ngữ

 Tha hoá là một quá trình

Tôi lấy cái khăn lạnh, lau sơ sài những dấu tích còn lại của bãi chiến trường (vị

ngữ là động từ)

Cô ta thông minh lắm (vị ngữ là tính từ)

Vị ngữ còn có thể là một từ, một ngữ hay một kết cấu C – V, thường hay đi

với từ “là”

Tôi là sinh viên

Sông Thương nước chảy đôi dòng (vị ngữ là cụm C – V)

Năm nay em 20 tuổi (số từ + danh từ)

Tôi có một con mèo (vị ngữ là cụm danh ngữ)

2.3.3.2 Th ành phần phụ trong câu

Trong câu, ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ (cụm C-V) còn có

các thành phần phụ trong câu Các thành phần phụ có hai đặc điểm như sau:

- Về mặt ngữ pháp: Thành phần phụ của câu có tính chất độc lập Nó không phụ

thuộc vào ngữ pháp của bất kỳ thành tố nào trong nòng cốt câu

Trang 16

TRANG | 14

- Về mặt ngữ nghĩa: Nó thường bổ sung nghĩa cho câu và ý nghĩa được biểu thị

thường là về thời gian, nơi chốn, mục đích, (17)

Các thành phần phụ của câu có thể được lược bỏ trong một số trường hợp mà làm không làm tổng thể ý nghĩa của câu thay đổi

Các loại thành phần phụ:

a) Trong nòng cốt

a1 Định ngữ

Định ngữ là thành phần phụ trong câu Định ngữ thường được nhận diện thông qua từ mà nó hạn định Những từ này có thể là thành phần chính như chủ

ngữ, vị ngữ hoặc thành phần phụ như bổ ngữ

Chị tôi có mái tóc đen ( đen là từ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc” Đen là định

ngữ)

Chị tôi có mái tóc đen mượt mà (đen mượt mà là ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ

“tóc” Đen mượt mà là định ngữ)

Quyển sách mẹ tặng rất hay (mẹ tặng là cụm C-V, làm rõ nghĩa cho danh từ

“quyển sách” Mẹ tặng là định ngữ) Trong câu, định ngữ thường có 3 loại là: Định ngữ chỉ lượng (do số từ, đại

từ chỉ định, phụ từ tạo thành), định ngữ chỉ loại (do danh từ vật thể tạo thành), định ngữ miêu tả (đứng sau danh từ trung tâm), định ngữ chỉ xuất (đứng sau cụm danh từ, làm nhiệm vụ kết thúc cụm danh từ)

a2 B ổ ngữ

Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành cụm động từ hay cụm tính từ

Các loại bổ ngữ thường gặp là: Bổ ngữ tình thái, bổ ngữ đối tượng (trực

tiếp hoặc gián tiếp), bổ ngữ miêu tả

b) Ngoài nòng cốt

Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ/ cụm từ hay một kết cấu C – V

Trong tôi lúc bấy giờ, Sài Gòn như một người mẹ có vòng tay thật rộng, sẵn sàng

đón nhận tất cả những đứa con có ước mơ, có hoài bão đổi đời đến với mình (trạng ngữ chỉ thời gian)

Ở đất Sài Gòn, khái niệm thân nhau và lạ nó cách nhau bởi một tờ giấy được gọi

là tiền (trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm)

( 17) Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999

Trang 17

TRANG | 15

Quán nhậu lại ồn ào, với những tiếng động đặc trưng (trạng ngữ chỉ cách thức)

Để có được học bổng du học, Trang đã phải học chăm chỉ hằng đêm (trạng ngữ

chỉ mục đích)

Giá như đừng quá cố chấp thì nó sẽ không gánh lấy hậu quả như bây giờ (trạng

ngữ chỉ điều kiện, nguyên nhân)

b2 Đề ngữ (khởi ngữ)

Là thành phần phụ của câu thường đứng trước nòng cốt câu chính để nêu lên

một sự việc, sự vật, tình trạng, với mục đích nhấn mạnh như một chủ đề

Giàu, tôi cũng giàu rồi Sang, tôi cũng sang rồi

Đề ngữ thường đứng trước cấu trúc C-V và có quan hệ với cả cấu trúc đó, đề ngữ thường được tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phẩy hay trợ từ “thì”

b3 Ph ụ chú ngữ (Thành phần giải thích)

Là toàn bộ phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu và nhìn trong

toàn bộ nó đứng gần từ mà nó làm rõ thêm

Có chức năng làm sáng tỏ thêm phương tiện nào đó có liên quan đên nội dung câu Giúp người nghe hiểu rõ hơn, đúng hơn nội dung hay ý định của người

nói Phụ chú ngữ được dùng như là một phương tiện tu từ trong văn chương

Phụ chú ngữ thường được đặt sau dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu gạch nối hay đặt trong dấu ngoặc đơn

Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa

đầy một tuổi (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)

c) Thành phần biệt lập:

c1 Th ành phần tình thái

Là bộ phận không nằm trong cấu trúc câu, nhìn trong tổng thể, nó không chiếm một vị trí xác định trong câu

Thành phần tình thái chỉ quan hệ, thái độ, cách đánh giá của người nói đối

với người được nói đến trong câu

Thành phần tình thái thường có 4 tiểu loại:

- T ình thái khẳng định: Đúng (là), đúng thế thật, đúng đấy,

- T ình thái phủ định, bác bỏ: không phải, chẳng phải, …

- T ình thái về thái độ tin cậy: Có lẽ (là), hình như (là), …

- T ình thái ý kiến: Nêu lên ý kiến của người nói, có thể sử dụng một số cách

nói đưa đẩy, rào đón như: Coi bộ, nói của đáng tội, kể ra, …

c2 Th ành phần cảm thán

Là bộ phận không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu, nhìn chung phần này thường đứng trước cấu trúc cú pháp của câu, được thể hiện bằng các từ cảm thán

và thường được dùng để diễn tả cảm xúc chưa có nội dung rõ ràng

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu (Thế Lữ)

c3 Th ành phần gọi đáp

Trang 18

TRANG | 16

Là bộ phận không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu, thường đứng trước

cấu trúc cú pháp của câu

Dùng để thiết lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

Em ơi, mùa xuân đến rồi đó!

Thưa ba mẹ, con mới về

c4 Th ành phần kết nối

Là bộ phận không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu, thường đứng trước

cấu trúc cú pháp của câu

Dùng để kết nối ý câu chứa nó với ý câu của phần văn bản đứng gần nó, có quan hệ với nó

Về hình thức diễn đạt, phần kết nối thường bao gồm:

- Quan hệ từ

- Từ ngữ chuyển tiếp (từ ngữ không chứa quan hệ từ)

2.4 Phân loại câu trong tiếng Việt

Có 2 xu hướng phân loại câu phổ biến hiện nay là phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp

và phân loại câu theo mục đích phát ngôn

2.4.1 Phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp

Phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp cho ta hai loại lớn là câu đơn và câu ghép,

mỗi loại lại có những kiểu nhỏ với những đặc trưng của riêng mình (18)

a) Câu đơn (19)

Theo Đỗ Thị Kim Liên, câu đơn có thể được phân ra làm hai loại là câu đơn

bình thường và câu đơn đặc biệt

+ Câu đơn bình thường: Là loại câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ gắn

bó chặt chẽ với nhau thông qua mối quan hệ ngữ pháp C – V và tạo nên một chỉnh

thể thống nhất (còn gọi là nòng cốt câu) Đây là loại câu trung tâm của việc miêu

tả ngữ pháp về câu và là cơ sở của việc mở rộng nòng cốt câu cũng như phát triển câu ghép

Câu đơn bình thường có đặc điểm là độc lập về ngữ pháp, đủ nòng cốt C – V

và có ngữ điệu kết thúc Nó diễn đạt một ý nghĩa tương đối trọn vẹn mà người nghe, người đọc hiểu được

 Ông Tư nhìn nó và mỉm cười hiền hậu (vị ngữ do động từ đảm nhiệm)

+ Câu đơn đặc biệt: Được làm thành từ một từ hay một cụm từ Có hai loại

chính là câu đơn đặc biệt do danh từ đảm nhận và câu đơn đặc biệt do vị từ đảm

nhận

 Cướp! (câu đơn đặc biệt danh từ)

 Cần thi đua học tốt! (câu đơn đặc biệt vị từ)

b) Câu ghép (20)

( 18) Nguyễn Thiện Giáp, Cơ sở ngôn ngữ học, NXB KHXH, 1998

(19) Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999

(20) Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999

Trang 19

TRANG | 17

Câu ghép gồm hai hoặc hơn hai kết cấu C – V trở lên, trong đó C – V này không bao gồm C – V kia Giữa chúng luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ thành một thể

thống nhất về ý nghĩa

 Trời // chập choạng tối, mặt trời // trôi về phía Tây đỏ rực

C1 V1 C2 V2

Sơ đồ phân loại câu ghép theo Đỗ Thị Kim Liên:

H ình 3 Sơ đồ phân loại câu ghép theo Đỗ Thị Kim Liên

CÂU GHÉP

GH ÉP CÓ CẶP

C ẶP PHÓ TỪ

CÂU

GH ÉP

L ỎNG

Trang 20

TRANG | 18

2.4.2 Phân loại theo mục đích phát ngôn

Căn cứ vào mục đích phát ngôn, chức năng của câu mà người ta phân loại ra

thành 4 loại câu: câu tường thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán Nguyễn Thiện

Giáp đã đưa ra định nghĩa về 4 loại câu như sau: (21)

a) Câu tường thuật (Indicative Sentence)

Là câu có mục đích kể lại, tường thuật lại một sự kiện

 Bộ phim đó hay lắm!

b) Câu hỏi (Interrogative Sentence)

Là câu có mục đích hỏi, có thể là câu hỏi tổng quát hoặc câu hỏi bộ phận, câu

hỏi lựa chọn

 Anh học bài à? Tại sao anh làm việc đó? (câu hỏi tổng quát)

 Mày thích tiền không? (câu hỏi chi tiết)

 Chị thích màu xanh hay màu đỏ? (câu hỏi lựa chọn)

c) Câu mệnh lệnh (Imperative Sentence)

Là câu có mục đích nêu ra yêu cầu, nguyện vọng của người nói

 Hãy đứng lên! Đi ra khỏi lớp tôi!

d) Câu cảm thán (Interjective Sentence)

Là câu có mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói

 Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu (Thế Lữ)

( 21) Nguyễn Thiện Giáp, Cơ sở ngôn ngữ học, NXB KHXH, 1998

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w