1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các bạn là đội nhóm làm việc trong một công ty truyền thông, hãy lập kế hoạch truyền thông nhằm quảng bá, thu hút và lôi kéo công chúng đến với đối tác của công ty bạn

20 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các bạn là đội nhóm làm việc trong một công ty truyền thông, hãy lập kế hoạch truyền thông nhằm quảng bá, thu hút và lôi kéo công chúng đến với đối tác của công ty bạn
Tác giả Nguyễn Kiều Hồng Nhung, Ngô Thu Thuỷ, Bùi Bích Phượng, Đặng Thị Huyền Dịu, Phạm Vũ Quỳnh Anh, Võ Nguyễn Khánh Linh, Phạm Thị Mai Linh, Trần Ngọc Linh, Hoàng Hải Hậu
Người hướng dẫn Trần Minh Tuấn
Trường học Học viện báo chí và tuyên truyền
Chuyên ngành Truyền thông đại chúng
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 610,89 KB

Nội dung

Vì vậy, mục đích cụ thể của nghiên cứu, đánh giá về thực trạng, đối tượng mất ngủ trên nhiều phương diện, cách thức để đưa ra kế hoạch truyền thông phù hợp thu hút khách hàng cho Trung t

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA/VIỆN: BÁO CHÍ

-BÀI TẬP LỚN

LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG

ĐỀ BÀI:

Các bạn là đội nhóm làm việc trong một công ty truyền thông, hãy lập kế hoạch truyền thông nhằm quảng bá, thu hút và lôi kéo công chúng đến với đối tác của công ty bạn.

Giảng viên: Trần Minh Tuấn Người thực hiện: Nhóm F9

Lớp tín chỉ: BC02801_43_4 Lớp hành chính: Truyền thông đại chúng A2 – K43

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Trang 2

Danh sách thành viên nhóm: F9

ST

T HỌ VÀ TÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN

1 Nguyễn Kiều Hồng Nhung (Nhóm trưởng) 2351050106

2 Ngô Thu Thuỷ

3 Bùi Bích Phượng

4 Đặng Thị Huyền Dịu

5 Phạm Vũ Quỳnh Anh

6 Võ Nguyễn Khánh Linh

7 Phạm Thị Mai Linh

8 Trần Ngọc Linh

9 Hoàng Hải Hậu

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: Mở đầu……… 4

1 Lời mở đầu……… 4

2 Mục đích nghiên cứu……… 5

3 Đối tượng nghiên cứu……… 5

4 Phạm vi nghiên cứu……… 5

PHẦN 2: Cơ sở lý luận……… 5

I Khái niệm: 1 Xác định và phân tích đối tượng………

5 2 Xây dựng mục tiêu……… 6

3 Thiết kế thông điệp và xác định kênh truyền thông……… 6

4 Phân bổ thời gian và lịch trình hoạt động………

7 5 Huy động nguồn lực……… 7

6 Kế hoạch nghiên cứu phản hồi……… 7

PHẦN 3: Kế hoạch truyền thông theo 5 bước……… 9

I Nghiên cứu để xác định và phân tích công chúng cần tác động……… 9

II Xác định mục tiêu và thiết kế thông điệp……….

12 III Phân tích để lựa chọn các kênh truyền thông và dự kiến xây dựng tài liệu truyền thông……… 14

IV Kế hoạch sử dụng nguồn lực, thiết kế, hoạch định lịch trình thực hiện các hoạt động truyền thông………

……….15

V Lập kế hoạch nghiên cứu phản hồi………

18 KẾT LUẬN………

TÀI LIỆU THAM KHẢO………

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lời mở đầu

Sức khoẻ là món quà vô giá mà bất cứ ai trong chúng ta đều mong muốn có được

Có sức khoẻ là có tất cả Một thể chất khỏe mạnh cùng một tinh thần thoải mái giúp ta

có thể đạt được nhiều điều trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn Ngày nay có vô số những cách thức để nâng cao sức khỏe Từ những việc đơn giản như tập thể dục hằng ngày, ngủ sớm hơn, vận động đi lại nhiều hơn đến những phương pháp trị liệu nhẹ nhàng như gội đầu dưỡng sinh, thiền định,

Xã hội ngày càng tân tiến đã kéo theo những nguy hiểm tiềm tàng từ những căn bệnh thế kỉ Từ các căn bệnh về thần kinh tới các bệnh lí ảnh hưởng trực tiếp tới thể chất Chúng đã và đang kề cạnh trong cuộc sống của rất nhiều người: từ người trẻ, trung niên đến cao tuổi Mỗi một độ tuổi lại mang những bệnh lí điển hình khác nhau Nếu người trẻ vì mải mê chạy đua với đồng tiền và với dòng chảy không ngừng của xã hội, dẫn đến bỏ bê sức khỏe của bạn thân thì những người ở độ tuổi trung niên, người già

dù có mức thu nhập đã ổn định hơn thì lại phải gánh chịu những hậu quả do sự lơ là với sức khỏe của chính mình khi còn trẻ, Tóm gọn lại tại thời điểm hiện tại, tầm quan trọng của sức khoẻ tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung vẫn bị xem nhẹ hơn khi đứng bên cạnh những yếu tố khác của cuộc sống Đặc biệt là với đại bộ phận giới trẻ Chỉ tới khi sức khoẻ giảm sút hay khi điều kiện sống được nâng cao hơn, mọi người mới chú trọng hơn tới vấn đề sức khoẻ Họ tìm kiếm và quan tâm nhiều hơn tới các cơ sở, trung tâm thăm khám sức khoẻ Đó cũng là nguyên cơ cho sự ra đời của các

cơ sở khám, chữa bệnh Với sự mệnh gìn giữ và đẩy lùi những căn bệnh đang đưa chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh đi xuống

Mang trong mình sứ mệnh gìn giữ sức khoẻ cộng đồng ấy, " Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khoẻ cộng đồng " đã chính thức được thành lập vào năm 2023 Với mong muốn đưa công nghệ điện sinh học vào hỗ trợ điều trị bệnh, đẩy lùi bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh Bằng việc áp dụng dòng máy trị liệu DDS vào khám, chữa bệnh - một phương pháp trị liệu công nghệ điện sinh học hiện đại , kết hợp với lí thuyết kinh lạc và đưa thuốc thẩm thấu qua da, mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lí như: viêm khớp, phong thấp, thoái hoá cột sống, đặc biệt là các bệnh lí liên quan đến thần kinh và mất ngủ

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu:

- Mục đích nghiên cứu của dự án truyền thông là để can thiệp, làm thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ của một người, một nhóm người Dự án truyền thông này nhằm quảng

bá, thu hút và lôi kéo khách hàng đến Trung tâm tư vấn phát triển vì sức khỏe cộng đồng CDH để trị mất ngủ bằng phương pháp DDS Vì vậy, mục đích cụ thể của nghiên cứu, đánh giá về thực trạng, đối tượng mất ngủ trên nhiều phương diện, cách thức để đưa ra kế hoạch truyền thông phù hợp thu hút khách hàng cho Trung tâm:

- Về thực trạng: nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân, tần suất và mức độ nghiêm trọng về mất ngủ của đối tượng mất ngủ, nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi công chúng trước khi tiến hành các hoạt động truyền thông và đánh giá khả năng có thể thay đổi, tiềm năng sử dụng dịch vụ của trung tâm

- Về đối tượng: nghiên cứu đối tượng về thói quen, sở thích, nhu cầu thị hiếu tiếp cận

và tiếp nhận các sản phẩm điều trị mất ngủ của công chúng để đưa ra những chiến lược quảng cáo, các kênh truyền thông, tài liệu, thông điệp phù hợp, hiệu quả

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Công chúng đại chúng: 18 - 40 tuổi và 40 - 60 tuổi

- Công chúng mục tiêu: Trên 60 tuổi

3 Phạm vi nghiên cứu:

- Khu vực Hà Nội

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Khái niệm:

1 Xác định và phân tích đối tượng:

- Xác định và phân tích đối tượng là làm rõ những hoạt động truyền thông mà chúng

ta sẽ tổ chức hướng vào ai, nhóm người cụ thể nào Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, mục tiêu tác động mà có những cách xác định đối tượng khác nhau

- Có 2 nhóm đối tượng: trực tiếp và gián tiếp

* Đối tượng trực tiếp (nhóm đối tượng mục tiêu): là mục tiêu tác động trực tiếp của chương trình truyền thông

Trang 6

* Đối tượng gián tiếp ( đối tượng liên quan, nhóm đối tượng gây ảnh hưởng): bao gồm những người có khả năng tác động và gây ảnh hưởng đến sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi của nhóm đối tượng trực tiếp, bởi vì có những mối liên quan gần gũi hoặc chặt chẽ với nhóm đối tượng mục tiêu tác động trực tiếp của hoạt động truyền thông

- Phân tích đối tượng là các phân tích thực trạng, nhằm tận dụng những điểm mạnh

và cơ hội, thấy rõ và lường trước được những hạn chế và thách thức trước khi xác định mục tiêu và các bước tiếp theo của việc lập kế hoạch

2 Xây dựng mục tiêu:

- Mục tiêu của một kế hoạch là sự thể hiện phương hướng và yêu cầu cụ thể của các hoạt động truyền thông trong một khoảng thời gian xác định

- Mục tiêu chung là tuyên bố chung về những điều sẽ đạt được sau khi thực hiện có hiệu quả toàn bộ kế hoạch đã đề ra Còn mục tiêu cụ thể là những cái đích cụ thể để khi kết hợp chúng sẽ đạt được mục tiêu chung

- Các nguyên tắc của việc đề ra mục tiêu (SMART):

* S (Special): Đặc trưng;

* M (Measure): Có thể đo lường được;

* A (Available): Có thế đạt được;

* R (Reality): Thực tế;

* T (Timetable): Trong một khung thời gian xác định.

3 Thiết kế thông điệp và xác định kênh truyền thông:

- Thông điệp chính là một phát ngôn hoàn chỉnh dành cho một nhóm đối tượng cụ thể, trong một hoàn cảnh nhất định nhằm đạt tới mục tiêu thay đổi nhận thức, thái

độ và hành vi của đối tượng Đây là cơ sở để xây dựng các thông điệp cụ thể khi xây dựng tài liệu (chẳng hạn như các tờ gấp, tờ rơi, thư mời, tài liệu phát trong các hội thảo, hội nghị, băng đĩa giới thiệu, phổ biến kiến thức ) hay các sản phẩm truyền thông được phát qua các kênh truyền thông khác nhau (bài nói chuyện, bản tin phát thanh, bài phỏng vấn trên báo in, phóng sự truyền hình )

- Yêu cầu đối với một thông điệp:

* Rõ ràng: vấn đề được đề cập không bị hiếu nhầm sang vấn đề khác

* Dễ nhớ: đơn giản, ngắn gọn và dễ hình dung

* Chính xác: sử dụng thông tin tốt nhất có thể có, thông tin phải cập nhật và không cường điệu

Trang 7

* Thích hợp: phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của đối tượng tiếp nhận thông tin.

* Thúc đẩy hành động: không đưa những thông tin có thể gây thất vọng tới mức không muốn nghe thêm hoặc cho rằng tình trạng xấu tới mức không thể làm gì để cải thiện được nữa

- Xác định kênh truyền thông là chọn lựa kênh truyền thông nhằm chuyển tải thông điệp đến đối tượng Nhà truyền thông cần hiểu biết ưu, nhược điểm của kênh truyền thông đó, cần phân tích về khả năng tiếp cận, tiếp thu, thói quen, sở thích trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông của đối tượng để lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

4 Phân bổ thời gian và lịch trình hoạt động:

- "Thời gian biểu cho các hoạt động" là công cụ hữu ích chỉ rõ tiến trình và thời gian thực hiện các hoạt động, những hoạt động được thực hiện riêng, những hoạt động được thực hiện đồng thời với hoạt động khác, thứ tự để hoạt động này hỗ trợ, làm tiền đề cho hoạt động kia được thực hiện dễ dàng và có hiệu quả cao hơn, nhằm đảm bảo tính khả thi và khả năng hỗ trợ, phối hợp nhằm đạt được kết quả cao nhất

5 Huy động nguồn lực:

- Nguồn lực truyền thông là các yếu tố như: nhân lực, tài chính, tư liệu, phương pháp, cơ sở vật chất - kỹ thuật và quỹ thời gian cho phép Nguồn lực có thể quy về

ba nhóm: nguồn nhân lực, tài chính và kỹ thuật

- Việc quyết định nguồn lực bao gồm hai nhóm công việc chính sau:

* Xác định và quyết định các nhóm tài liệu, trang thiết bị và phương tiện sử dụng cho toàn bộ chương trình/dự án/chiến dịch truyền thông

* Phân bổ các nguồn lực cho tất cả các dự án/chiến dịch/ hoạt động trong các chương trình/dự án/chiến dịch tổng thể

- Các công việc của phân bổ nguồn lực bao gồm:

* Phân công nhiệm vụ cho người, tổ chức liên quan

* Tuyển người cần cho các nội dung, hoạt động

* Đào tạo, hướng dẫn những người có liên quan

* Phân bổ tài chính, phương tiện hỗ trợ

* Duyệt khung thời gian cho các hoạt động và hỗ trợ hoạt động

- Nhà truyền thông cần phải xác định nguồn lực dựa trên cơ sở đảm bảo tối đa hóa các nguồn lực, phải biết nguyên tắc tính hiệu quả trong chi phí, tính thực tế trong việc phân bổ các nguồn lực nhằm hướng tới mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch

Trang 8

6 Nghiên cứu phản hồi :

- Kết quả nghiên cứu, đánh giá phản hồi cẩn được thông báo công khai - những số liệu, kết quả, sự đánh giá và các khuyến nghị để các cán bộ truyền thông cùng chia sẻ; các nhóm công chúng đối tượng biết và chia sẻ kết quả để động viên khích

lệ, để rút kinh nghiệm và có thể được nhân rộng

- Xác định đối tượng nghiên cứu phản hồi bao gồm:

* Những nhóm đối tượng mà chiến dịch truyền thông đã can thiệp

* Những nhóm đối tượng chưa chịu tác động, can thiệp của truyền thông

- 2 phương pháp thông dụng để nghiên cứu phản hồi:

* Phương pháp phỏng vấn sâu: ưu thế là cuộc trò chuyện được mở ra theo những tiêu chí đánh giá của người nghiên cứu, biết gợi mở thì vân đê' sẽ được trình bày chi tiết, đầy đủ; đồng thời có thể quan sát thái độ người trả lời để thẩm định câu trả lời từ đối tượng nghiên cứu

* Phương pháp thảo luận nhóm: các ý kiến bày tỏ và trao đổi, làm rõ những nội dung chính, qua đó, các tiêu chí đánh giá được so sánh đối tượng tham gia có thể’ góp ý cả về nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành có hiệu quả; tạo cơ hội hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn

7 Giám sát, đánh giá và động viên:

- Giám sát, đánh giá và động viên là những hoạt động bắt buộc, rất cần thiết, bảo đảm cho chương trình/kế hoạch/chu trình truyền thông được thực hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn; đồng thời giúp nhà quản lý biết được tiến độ và kết quả đạt được qua từng khâu cũng như toàn bộ chu trình truyền thông

 Giám sát:

* Các mục tiêu, nội dung hoạt động có theo kế hoạch không, cần điều chỉnh gì không.

Có những thiếu sót gì cần bổ sung, có trở ngại gì cần can thiệp

* Thời gian, tiến độ có đảm bảo không, nếu bị chậm so với kế hoạch thì sao.

* Các nguồn lực, tài chính, phương tiện, con người… có được sử dụng đúng mục

đích không

* Việc truyền tải thông điệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng có được

thực hiện đúng không

 Đánh giá:

* Đánh giá kết quả nghiên cứu ban đầu về nhóm công chúng – đối tượng

* Đánh giá việc thiết kế và mức độ phù hợp của thông điệp

* Đánh giá việc lựa chọn kênh truyền thông và chuẩn bị tài liệu

* Đánh giá việc lựa chọn mô hình, chiến dịch truyền thông

Trang 9

* Đánh giá việc nghiên cứu phản hồi, lập báo cáo lượng giá

 Động viên: đây là hoạt động nhằm gia tăng tính tích cực xã hội của người làm truyền thông Mỗi người đều tiềm ẩn tính tích cực xã hội, nếu được khuyến khích, động viên thì năng lực cống hiến sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy, việc này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với những hình thức thích hợp

PHẦN 3: KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG THEO 5 BƯỚC:

I Nghiên cứu để xác định và phân tích đối tượng cần tác động:

1 Phân tích thực trạng:

Năm 2017, khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội tiếp nhận 13.000 bệnh nhân tới khám và điều trị mất ngủ Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 15-20 bệnh nhân Trong

đó, 25% là người trẻ tuổi từ 17-30 tuổi cho thấy bệnh nhân rối loạn giấc ngủ ngày một trẻ hóa Điều đáng nói là ngay cả tình trạng mất ngủ ở người trung – cao tuổi hiện nay cũng

bị bỏ qua và coi nhẹ

Mất ngủ gây ra nhiều hậu quả khôn lường và phiền toái trong cuộc sống Chính vì thế, bệnh nhân mất ngủ thường phải tìm đủ mọi cách để tìm lại giấc ngủ, cải thiện chất lượng sống Trong đó, theo thống kê, hầu hết bệnh nhân mất ngủ đã từng sử dụng thuốc Tây Thậm chí việc dùng thuốc kéo dài cả tháng hoặc tăng liều cao Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường với sức khỏe như: Tích tụ mỡ, tăng cân, béo phì; Gặp các vấn đề về tiêu hóa; Suy kiệt chức năng gan, thận; Tổn thương hệ thần kinh; Giảm tuổi thọ;

Những người bị mất ngủ cũng chia làm hai dạng là mất ngủ mãn tính và mất ngủ cấp hay còn gọi là mất ngắn hạn Mất ngủ cấp thường chỉ kéo dài một thời gian ngắn, thường sẽ

là 1 khoảng như 1 tuần hoặc tối đa là 1 tháng sau đó người bệnh có thể lấy lại giấc ngủ bình thường

Còn nghiêm trọng hơn là có những người thì việc mất ngủ đã trở thành một căn bệnh mãn tính, họ thường gặp phải các triệu chứng như:

 Trằn trọc khó đi vào giấc ngủ

 Hay bị tỉnh giấc nhưng lại khó đi vào giấc ngủ trở lại

 Thường thức giấc sớm

 Thấy mệt mỏi, không thoải mái khi thức dậy

 Không có cảm giác nghỉ ngơi, phục hồi sau khi ngủ dậy

 Cảm thấy lờ đờ, uể oải, không tỉnh táo và hay buồn ngủ vào ban ngày

 Thấy khó chịu, lo âu hoặc trầm cảm

 Người bị mất ngủ kinh niên thường cảm thấy khó tập trung, giảm sự chú ý và ghi nhớ

 Hay bị căng thẳng và nhức đầu

Trang 10

 Tâm trạng hay bồn chồn, dễ cáu giận.

 Cảm thấy khó đưa ra quyết định sáng suốt

 Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác

 Có thể bị ảo giác

Mất ngủ mãn tĩnh đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng: có thể gây thoái hóa

tế bào, ngộ độc tế bào Khi mất ngủ kéo dài và gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp, thì dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ Ngoài ra, những người bị mất ngủ kinh niên cũng rất

dễ bị thừa cân, béo phì, dẫn đến tiểu đường Ngược lại, nếu người gầy bị mất ngủ kéo dài thì lại tăng cholesterol và làm tăng nguy cơ đột quỵ

2.Xác định và phân tích đối tượng cần tác động:

2.1.Phương pháp thực hiện:

- Sử dụng bảng câu hỏi anket:

1 Bạn đang trong độ tuổi nào?

 Dưới 18 tuổi

 18-25 tuổi

 26-64 tuổi

 Từ 65 tuổi trở lên

2 Hiện bạn đang sinh sống tại?

3 Giới tính?

 Nam

 Nữ

 Khác

4 Hiện bạn đang là?

 Học sinh

 Sinh viên

 Đi làm

 Nghỉ hưu

 Mục khác:

5 Bạn có dễ tiến vào giấc ngủ không?

 Có

 Không

6 Bạn đánh giá chất lượng giấc ngủ của bạn như thế nào?

 Tốt, tôi ngủ rất ngon

 Bình thường

 Rất tệ, tôi đau đầu và mệt mỏi khi tỉnh dậy

 Tôi hoàn toàn không ngủ được chút nào

Ngày đăng: 19/03/2024, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w