Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ THU HẰNG
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ THU HẰNG
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9340201 Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phan Diên Vỹ
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một trườngđại học nào Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiêncứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc cácnội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trongluận án
Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024
Phan Thị Thu Hằng
Trang 4và hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau Đại Học, thầy TS Lê Đình Hạc, chị VũThị Thu Hà – Quản lý lớp NCS22 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoànthành được luận án này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các anh chị và các bạn lớp NCS22, đã hỗ trợ tôitrong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án
Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024
Phan Thị Thu Hằng
Trang 5TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, luận án đã trình bày về TNNL và tác động của TNNLđến HQHĐ của các NHTM tai Việt Nam Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứuđịnh lượng với các phương pháp hồi quy OLS, FEM, REM, FGLS, SGMM và Bayesvới dữ liệu thu thập từ 32 NHTM tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2012 đến
2022 với 352 quan sát
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 biến tác động đến TNNL, cụ thể: biếnBANKSIZE có tác động ngược chiều đến TNNL, trong khi các biến DEPTA, ROA,HHI, TEC và GDP có tác động cùng chiều đến TNNL
Kết quả nghiên cứu về đánh giá tác động của TNNL đến HQHĐ của cácNHTM Việt Nam cho thấy rằng TNNL có tác động tích cực đến HQHĐ của cácNHTM tại Việt Nam thông qua các biến độc lập là ICO-non, ICO -com, ICO-trad vàICO-oth Đối với SE, biến ICO-trad không có ý nghĩa thống kê
Đồng thời luận án cũng sử dụng phương pháp Bayes để kiểm định tính vữngcủa mô hình Xác suất hệ số hồi quy của các biến tác động đến TNNL và HQHĐ đềulớn hơn 50% Như vậy, kết quả phân tích Bayes cho thấy mô hình có tính ổn định cao
và các kết luận rút ra sẽ có độ tin cậy Kết quả kiểm định sự hội tụ của các MCMCtương ứng với các hệ số hồi quy trong các mô hình đều thể hiện sự hội tụ
Bên cạnh đó, luận án còn tiến hành xác định các kênh tác động của TNNL đếnHQHĐ Kết quả nghiên cứu cho thấy TNNL từ hoạt động dịch vụ và TNNL từ hoạtđộng khác của ngân hàng là những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu suất sử dụngtài sản của các NHTM Đồng thời, TNNL từ hoạt động khác của ngân hàng có thể làmtăng chi phí của các NHTM Với chi phí hoạt động dịch vụ, kết quả ước lượng môhình với các thành phần của TNNL cho thấy TNNL từ hoạt động khác của ngân hàngthậm chí còn làm giảm chi phí hoạt động dịch vụ của các NHTM
Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả cũng đưa ra các kết luận và các hàm ýchính sách nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng nhằm nâng cao TNNL,gia tăng HQHĐ, giảm thiểu những rủi ro cho NHTM
Từ khoá: Thu nhập, Thu nhập ngoài lãi, hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương
mại, Phương pháp Bayes
Trang 6SUMMARY
The thesis presented Non-Interest Income and the impact of Non-InterestIncome on the performance of commercial banks in Vietnam The thesis usesquantitative research methods with OLS, FEM, REM, FGLS, SGMM and Bayesregression methods with data collected from 32 commercial banks in Vietnam duringthe period from 2012 to 2022 with 352 observations Research results show that thereare 6 variables that impact Non-Interest Income, specifically: the BANKSIZE variablehas a negative impact on Non-Interest Income, while the variables DEPTA, ROA,HHI, TEC and GDP have the same impact direction to Non-Interest Income.Researchresults on assessing the impact of Non-Interest Income on the performance ofcommercial banks in Vietnam show that Non-Interest Income has a positive impact onthe performance of commercial banks in Vietnam through the independent variablesICO-non, ICO-com, ICO-trad and ICO-oth For SE, the ICO-trad variable is notstatistically significant
The thesis also uses the Bayesian method to test the robustness of the model.The probability of regression coefficients of variables affecting Non-Interest Incomeand operating efficiency are all greater than 50% Thus, the Bayesian analysis resultsshow that the model is highly stable and the conclusions drawn will be reliable Theresults of testing the convergence of the MCMCs corresponding to the regressioncoefficients in the models all show convergence
In addition, the thesis also identifies the impact channels of Non-InterestIncome on operational efficiency Research results show that Non-Interest Incomefrom service activities and Non-Interest Income from other banking activities are themain reasons for increasing asset utilization efficiency of commercial banks At thesame time, Non- Interest Income from other bank activities can increase the costs ofcommercial banks With service operating costs, the model estimation results with thecomponents of Non- Interest Income show that Non-Interest Income from other bankactivities even reduces the service operating costs of commercial banks From theabove research results, the author also draws conclusions and policy implications todevelop non-credit products and services to improve Non-Interest Income, increaseoperational efficiency, and minimize risks for commercial banks
Keywords: Income, Non-Interest Income, operating efficiency, commercial
banks, Bayesian analysis
Trang 7MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT X
DANH MỤC BẢNG BIỂU XI
DANH MỤC HÌNH XIII CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1
1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.5.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 5
1.6.KẾT CẤU LUẬN ÁN 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
8 2.1.TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 8
2.1.1.KHÁI NIỆM 8
2.1.2.CÁCH THỨC ĐO LƯỜNG 9
2.2.THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG 12
2.3.THU NHẬP NGOÀI LÃI 13
2.3.1.KHÁI NIỆM 13
2.3.2.CÁCH THỨC ĐO LƯỜNG 14
2.3.3.VAI TRÒ CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG 14
2.3.4.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI 15
2.4.TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 19
2.5.CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 21
2.5.1.LÝ THUYẾT VỀ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG ( MARKET POWER THEORY) 21
2.5.2.LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN LỰC (RESOURCE-BASED VIEW) 22
2.5.3.LÝ THUYẾT VỀ ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP 23
2.5.4.LÝ THUYẾT CHI PHÍ ĐẠI DIỆN (AGENCY THEORY) 24
2.5.5.LÝ THUYẾT PHÁT TÍN HIỆU (SIGNALING THEORY) 25
2.6.CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 26
Trang 82.6.1.CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNNL CỦA
CÁC NHTM 26
2.6.2.CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN HQHĐ CỦA CÁC NHTM 29
2.7.KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 40
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 43
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
44 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 44
3.2.PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HQHĐ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 50
3.3.PHƯƠNG PHAP DANH GIA CAC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNNL CỦA CAC NHTM VIỆT NAM 51
3.3.1.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 51
3.3.2.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 55
3.4.PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN HQHĐ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 57
3.4.1.PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 57
3.4.2.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 59
3.5.MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH KÊNH TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 62
3.6.DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 62
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 64
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 65
4.1.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 65
4.1.1.THỐNG KÊ MÔ TẢ 65
4.1.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN 67
4.1.3.KIỂM TRA ĐA CỘNG TUYẾN 69
4.1.4.KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH POOLED – OLS, MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH, MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN 69
Trang 94.1.5.KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI 71
4.1.6.KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG NỘI SINH CỦA MÔ HÌNH 72
4.1.7.KẾT QUẢ HỒI QUY BẰNG PHƯƠNG PHÁP SGMM 73
4.1.8.KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHÂN TÍCH BAYES 74
4.1.9.THẢO LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 77
4.2.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN HQHĐ CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM 79
4.2.1.THỐNG KÊ MÔ TẢ 79
4.2.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN TƯƠNG QUAN 80
4.2.3.KIỂM TRA ĐA CỘNG TUYẾN 82
4.2.4.KẾT QUẢ HỒI QUY THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG 82
4.2.4.1.KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG HỒI QUY POOLED – OLS 82
4.2.4.2.KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG HỒI QUY FEM 85
4.2.4.3.KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG HỒI QUY REM 86
4.2.4.4.LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY PHÙ HỢP 88
4.2.4.5.KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI 90
4.2.4.6.KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN 91
4.2.4.7.KHẮC PHỤC KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH BẰNG FGLS 91
4.2.4.8.KIỂM ĐỊNH TÍNH NỘI SINH CỦA MÔ HÌNH 94
4.2.5.KẾT QUẢ HỒI QUY BẰNG PHƯƠNG PHÁP SGMM 98
4.2.6.KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHÂN TÍCH BAYES 102
4.2.6.1.KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHÂN TÍCH BAYES ĐỐI VỚI ROA 102
4.2.6.2.KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHÂN TÍCH BAYES ĐỐI VỚI ROE 108
4.2.6.3.KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHÂN TÍCH BAYES ĐỐI VỚI SE 113
4.2.6.4.KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHÂN TÍCH BAYES ĐỐI VỚI TE 118
Trang 104.2.7.THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 123
4.3.KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH KÊNH TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 126
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 130
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 131
5.1.KẾT LUẬN 131
5.2.CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH 132
5.2.1.HÀM Ý CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI 132
5.2.2.HÀM Ý CHÍNH SÁCH KHÁC 134
5.3.HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TNNL CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM XII PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN ROA CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-COM, ICO-TRAD, ICO-OTH) .XXVII PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN ROE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM (BIẾN ĐỘC LẬP ICO-COM, ICO-TRAD, ICO-OTH) .XL PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN TE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-COM, ICO-TRAD, ICO-OTH)
LIX PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN SE CỦACÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-COM, ICO-TRAD, ICO-OTH) .LXXVI PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN ROA CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-NON) XCIII
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN ROE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-NON) CIV
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN TE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM (BIẾN ĐỘC LẬP ICO-NON) CXIV
Trang 11ixPHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN SE CỦACÁC NHTM TẠI VIỆT NAM (BIẾN ĐỘC LẬP ICO-NON) CXXIX PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH KÊNH TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾNHQHĐ CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM CXXXIX
Trang 123 FGLS Feasible Generalized Least Squares
5 Fintech Financial Technology
14 NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần
15 NHTMVN Ngân hàng Thương mại Việt Nam
18 OECD Organization for Economic Cooperation and
Development
20 ROA Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
21 ROE Lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu
22 SGMM System Generalized Method of moments
Trang 13DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Lược khảo các nghiên cứu liên quan 34
Bảng 3.1: Các biến trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL 55
Bảng 3.2 Các biến trong mô hình nghiên cứu tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM 59
Bảng 3.3 Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 63
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ TNNL của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012-2022 66
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến TNNL 66
Bảng 4.2 Ma trận tương quan 68
Bảng 4.3: Hệ số VIF của các biến trong mô hình nghiên cứu 69
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng Pooled – OLS, FEM, REM 69 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật mô hình bằng FGLS 71
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Wu - Hausman 72
Bảng 4.7 Kết quả nghiên cứu về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL tại các NHTM Việt Nam bằng phương pháp SGMM 73
Bảng 4.8 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp Bayes 74
Bảng 4.9 Xác suất của các hệ số hồi quy 75
Bảng 4.10 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 79
Bảng 4.11 Bảng ma trận tương quan của mô hình tác động TNNL đến HQHĐ của NHTM tại Việt Nam 81
Bảng 4.12: Hệ số VIF của các biến trong mô hình nghiên cứu 82
Bảng 4.13 Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled – OLS 84
Bảng 4.14 Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM 85
Bảng 4.15 Kết quả hồi quy theo phương pháp REM 87
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình của ROA 88
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình của ROE 88
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình của TE 89
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình của SE 90
Bảng 4.20 Kết quả kiểm định Wald 91
Bảng 4.21 Kết quả kiểm định Wooldridge 91
Bảng 4.22 Kết quả hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật mô hình bằng FGLS 92
Trang 14Bảng 4.23 Kết quả kiểm định Hausman Test của ROA 94
Bảng 4.24 Kết quả kiểm định Hausman Test của ROE 95
Bảng 4.25 Kết quả kiểm định Hausman Test của SE 95
Bảng 4.26 Kết quả kiểm định Hausman Test của TE 97
Bảng 4.27 Kết quả ước lượng theo SGMM đối với ROA 99
Bảng 4.28 Kết quả ước lượng theo SGMM đối với ROE 100
Bảng 4.29 Kết quả ước lượng theo SGMM đối với SE 101
Bảng 4.30 Kết quả ước lượng mô hình 1 bằng phương pháp Bayes đối với ROA 103
Bảng 4.31 Kết quả ước lượng mô hình 2 bằng phương pháp Bayes đối với ROA 104
Bảng 4.32 Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 1 105
Bảng 4.33 Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 2 105
Bảng 4.34 Kết quả ước lượng mô hình 1 bằng phương pháp Bayes đối với ROE 109
Bảng 4.35 Kết quả ước lượng mô hình 2 bằng phương pháp Bayes đối với ROE 110
Bảng 4.36 Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 1 110
Bảng 4.37 Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 2 111
Bảng 4.38: Kết quả ước lượng mô hình 1 bằng phương pháp Bayes đối với SE 113
Bảng 4.39 Kết quả ước lượng mô hình 2 bằng phương pháp Bayes đối với SE 115
Bảng 4.40 Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 1 115
Bảng 4.41 Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 2 116
Bảng 4.42: Kết quả ước lượng mô hình 1 bằng phương pháp Bayes đối với TE 118
Bảng 4.43 Kết quả ước lượng mô hình 2 bằng phương pháp Bayes đối với TE 119
Bảng 4.44 Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 1 120
Bảng 4.45 Xác suất của các hệ số hồi quy mô hình 2 120
Bảng 4.46 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu 126
Bảng 4.47 Kết quả ước lượng theo SGMM đối với AU 126
Bảng 4.48 Kết quả ước lượng theo SGMM đối với TER 127
Bảng 4.49 Kết quả ước lượng theo SGMM đối với STA 129
Trang 15DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 45
Hình 4.1 Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC 77
Hình 4.2 Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 1 107
Hình 4.3 Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 2 108
Hình 4.4 Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 1đối với ROE 112
Hình 4.5 Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 2 đối với ROE 113
Hình 4.6 Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 1đối với SE
117
Hình 4.7 Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 2 đối với SE
118
Hình 4.8 Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 1đối với TE
122
Hình 4.9 Kiểm định sự hội tụ của các chuỗi MCMC của mô hình hồi quy 2 đối với TE
123
Trang 16Cụ thể, trong báo cáo tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàhoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước quý 1 năm 2023 thì Thu nhập từ hoạtđộng tín dụng của các NHTM chiếm 79,6% tổng thu nhập của NHTM Tuy nhiên, vớiđịnh hướng hạn mức tăng trưởng tín dụng bị hạn chế theo mức trần của Ngân hàngNhà nước (NHNN) trong những năm vừa qua và thời gian tới, lãi suất dần được thúcđẩy cải cách theo hướng thị trường Thêm vào đó, nếu chỉ tập trung vào các hoạt độngtín dụng truyền thống các NHTM sẽ chịu nhiều rủi ro và đối mặt với thách thứcnghiêm trọng trước những sự bất ổn của nền kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
và còn chịu nhiều áp lực thích ứng với tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
Thực tiễn hoạt động ngân hàng cho thấy, việc chuyển mình để thích nghi với xuthế hiện đại, chuyển đổi cơ cấu thu nhập của các NHTM là điều tất yếu Vài năm trởlại đây, các Ngân hàng đã và đang có sự thay đổi trong cơ cấu thu nhập của mình theohướng giảm dần tỷ trọng thu từ lãi và tích cực gia tăng tỷ trọng thu từ các hoạt độngngoài lãi như: dịch vụ, đầu tư, chứng khoán, môi giới, tư vấn… Với việc mở rộng cáchoạt động phi truyền thống, các NHTM có thể phân tán và giảm rủi ro, thúc đẩy cạnhtranh trên phân khúc thị trường rộng hơn, thu nhập từ nhiều nguồn hơn và cao hơn
Một trong các nội dung của đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD được Thủtướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 là:
“Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sựphụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng”,cho đến nay các NHTM vẫn luôn theo đuổi mục tiêu này Điều này cho thấy cácNHTM đang dần chú trọng hơn vào các hoạt động tạo ra TNNL Theo nguồn tổng hợpcủa tác giả về cơ cấu thu nhập của nhóm các NHTM Việt nam niêm yết, tỷ trọngTNNL trên tổng thu nhập
Trang 17có khả năng mang lại dòng thu ổn định hơn cho các tổ chức tài chính, qua đó nâng caohiệu suất hoạt động kinh doanh khi đã được điều chỉnh để phản ánh các rủi ro(Odesanmi & Wolfe, 2007) Theo quan điểm của Chiorazzo và cộng sự (2008) vàBaele và cộng sự (2007), một sự gia tăng trong thu nhập phi lãi có thể cải thiện hiệuquả hoạt động cho các ngân hàng, với ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ đối với nhữngngân hàng lớn Cụ thể tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu của Lê Long Hậu &Phạm Xuân Quỳnh (2016), Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2018)cũng như Văn Thị Thái Thu (2022) đều khẳng định rằng việc tăng cường tỷ lệ thunhập phi lãi mang lại hiệu quả tích cực đối với khả năng tạo lợi nhuận của các ngânhàng thương mại tại Việt Nam Mặt khác, không phải tất cả các nghiên cứu đều ủng hộquan điểm này Dữ liệu từ các nghiên cứu của Delpachitra & Lester (2013), Lepetit,Nys, Rous, & Tarazi (2008), Li & Zhang (2013), Maudos (2017), và Williams (2016)bày tỏ quan ngại về việc thu nhập phi lãi có thể làm tăng rủi ro cho các ngân hàngthương mại Các nghiên cứu khác như của Edirisuriya và cộng sự (2015) và Singh vàcộng sự (2016) - với tập trung vào hệ thống ngân hàng Ấn Độ từ 2003 đến 2013 - cũng
đã chỉ ra rằng thu nhập phi lãi có thể không luôn góp phần vào việc cải thiện doanh thu
và giảm rủi ro cho các ngân hàng
Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kết quả không đồng nhất về mốitương quan giữa TNNL và HQHĐ, sự tác động này có thể thay đổi tuỳ và điều kiệnquốc gia, sự phát triển của hệ thống tài chính và giai đoạn nghiên cứu Bên cạnh đó,mặc dù hầu hết các nghiên cứu đều tìm thấy bằng chứng về tác động của TNNL đếnHQHĐ, tuy nhiên một vấn đề gần như đã bị bỏ quên đó là kênh tác động của TNNLđến HQHĐ Cụ thể, TNNL đã tác động đến những khía cạnh nào của hoạt độngNHTM để từ đó thúc đẩy HQHĐ
Xuất phát từ các vấn đề đã chỉ ra ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Nghiên cứu
tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam" làm luận án nghiên cứu của mình để tìm hiểu về tác động
của TNNL đến HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trang 181.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận án có mục tiêu tổng quát là đánh giá tác động của TNNL đến HQHĐ củacác NHTM Việt Nam Việc nghiên cứu tác động này có ý nghĩa đặc biệt quan trọnggiúp cho các ngân hàng có thể đánh giá ảnh hưởng của TNNL đến HQHĐ của NHTM,
từ đó đưa ra các chính sách, phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng nhằm nângcao HQHĐ, giảm thiểu những rủi ro cho NHTM
Để đạt được mục tiêu tổng quát, luận án có các các mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL của các NHTM Việt
Trang 19Nam
- Đánh giá tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam
- Đề xuất các hàm ý chính sách nâng cao TNNL nhằm đảm bảo sự phát triển
ổn định, bền vững và hiệu quả trong hoạt động của các NHTM Việt Nam
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận án trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:
- TNNL của các NHTM Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL như thế nào?
- TNNL có tác động như thế nào đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam?
- Các hàm ý chính sách nào để nâng cao TNNL nhằm đảm bảo sự phát triển
ổn định, bền vững và hiệu quả trong hoạt động của các NHTM Việt Nam?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài lựa chọn đối tượng nghiên cứu là tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tàichính đã được kiểm toán của 32 NHTM trong nước Nghiên cứu không bao gồm cácNHTM liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và NHTM 100% vốn nước ngoài.Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam được lấy từ Tổng cục Thống Kê Việt Nam,Ngân hàng thế giới (World Bank)
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian
từ năm 2012- 2022
Từ năm 2011, Nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) gặp khó khăn về thanh khoản,
nợ xấu cao có nguy cơ đe dọa đến an toàn của hệ thống ngân hàng Do đó, tái cấu trúc,tái
Trang 20cơ cấu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong giai đoạntiếp theo Ngày 1/3/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định 254/QĐ-TTg Cơ cấu lại
hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định 843/QĐ-TTg ngày31/5/2013 ban hành Đề án Xử lý nợ xấu Đồng thời, ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chínhphủ ký quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắnvới xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” và đề án xử lý nợ xấu được gia hạn theo nghịquyết 42/2017/QH14 đến hết tháng 12/2023 Tính đến nay, các NHTM đã trải qua 2giai đoạn tái cơ cấu là 2012 - 2015 và 2016 - 2021 và đạt được nhiều thành tựu tronghoạt động kinh doanh và đã có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ trong tổ chức, hoạt độngkinh doanh và cơ cấu thu nhập Đồng thời, bắt đầu từ năm 2013, cuộc cách mạng côngnghiệp
4.0 bắt đầu bùng nổ cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và tạo ranhiều thay đổi trong hoạt động của các NHTM Chính vì các lý do đó, tác giả đã chọnthời gian nghiên cứu là giai đoạn 2012-2022
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, nhằm khám phá ảnh hưởng của tỷ lệ thu nhập ngoài lãilên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, luận án đã ápdụng kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng baogồm nhiều kỹ thuật như Pooled OLS, Fixed Effects Model (FEM), và Random EffectsModel (REM), được biết đến là các công cụ phân tích phổ biến Tuy nhiên, sự xuấthiện của hiện tượng nội sinh do độ trễ của các biến trong mô hình có thể dẫn đến vấn
đề tự tương quan và biến đổi phương sai của sai số, làm ảnh hưởng đến tính chính xáccủa các ước lượng Để giải quyết vấn đề này, Arellano và Bond (1991) đã giới thiệuphương pháp Generalized Method of Moments (GMM) như một giải pháp hiệu quả.Thêm vào đó, Blundell và Bond (1998) nhấn mạnh rằng trong trường hợp biến phụthuộc có mối liên kết chặt chẽ với giá trị của chính nó ở các kỳ trước và khi khung thờigian nghiên cứu không quá dài, phương pháp GMM sai phân (DGMM) có thể khôngmang lại hiệu quả do sự yếu kém của các biến công cụ Vì vậy, họ đã phát triểnphương pháp ước lượng GMM hệ thống (System GMM - SGMM), kết hợp cả mô hình
cơ bản GMM và DGMM, để tăng cường độ tin cậy và hiệu quả của phân tích Dựa trênđặc điểm của giai đoạn nghiên cứu từ 2012 đến 2022, cũng như tính chất của dữ liệutài chính có mối tương quan mật thiết giữa các giá trị trong chuỗi thời gian, phươngpháp SGMM đã được chọn làm công cụ ước lượng chính trong nghiên cứu
Trang 21Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, tác giả cũng thực hiện kiểm định tính vữngcủa mô hình thông qua phân tích Bayes Việc sử dụng giá trị p_value để kiểm tra mộtgiả thuyết đã bị chỉ trích từ lâu (Wasserstein & Lazar, 2016) Cơ sở lý luận cho sự chỉtrích này là giá trị p_value là một xác suất có điều kiện, cho biết khả năng dữ liệu xảy
ra nếu giả thuyết được xác định là đúng Nói cách khác, giá trị p_value không cungcấp thông tin liên quan đến xác suất xảy ra giả thuyết Trong khi đó, với thống kêBayes, ngoài các thông tin dữ liệu thông qua hàm hợp lý còn bổ sung thông tin tiênnghiệm từ các nghiên cứu trước đó (Robert, 2007) Do đó, thống kê Bayes sử dụngđược đa dạng các nguồn thông tin nên kì vọng sẽ dự báo chính xác hơn so với thống
kê tần suất
Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả đóng góp một phương pháp suyluận giả thuyết dựa trên phân tích Bayes Ưu điểm của phân tích Bayes so với giá trị p-value là nó cho thấy xác suất xảy ra giả thuyết
1.5 Ý nghĩa của đề tài
1.5.1 Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu tổng kết các lý thuyết về các yếu tố tác động đến TNNL vàtác động của TNNL đến HQHĐ của NHTM Trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu này đãcung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của TNNL đến HQHĐ của NHTMtrong điều kiện nghiên cứu tại một quốc gia đang phát triển là Việt Nam Đồng thời,trong nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra kênh tác động của TNNL đến HQHĐ củaNHTM Cụ thể, TNNL và các cấu phần của nó đã cho thấy tác động tích cực làm giatăng hiệu quả sử dụng tài sản, đồng thời các hoạt động tạo TNNL cũng làm gia tăngchi phí nhưng mức tăng là không đáng kể so với mức tăng hiệu quả sử dụng tài sản,thậm chí là một số hoạt động TNNL còn có tác động làm giảm chi phí lãi và các chiphí tương tự của NHTM Kết quả là TNNL đã góp phần làm tăng HQHĐ của NHTM.Kết quả mới này đã góp phần bổ sung một cách toàn diện hơn cho dòng nghiên cứu vềTNNL và tác động của nó đến HQHĐ của NHTM
1.5.2 Về mặt phương pháp
Dựa vào dữ liệu 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2022, tác giả đãđánh giá các yếu tố tác động đến TNNL và tác động của TNNL đến HQHĐ củaNHTM bằng phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với sự hỗ trợ của phần mềmStata 17.0 Đồng thời, các suy luận về giả thuyết nghiên cứu được tác giả dựa trên kếtquả ước lượng các mô hình bằng phương pháp SGMM của Blundell và Bond (1998)
để khắc
Trang 22phục hiện tượng nội sinh thường xảy ra trong các mô hình kinh tế vĩ mô Bên cạnh đó,
để kết quả thực sự vững, tác giả đã kết hợp phương pháp Bayes để xác định xác suấtxảy ra của các giả thuyết Do đó, các kết quả thu được đảm bảo độ tin cậy để rút ra cáckết luận
1.5.3 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà hoạch định xác định các tác động tíchcực và tiêu cực của các yếu tố tác động đến TNNL và tác động của TNNL đến HQHĐcủa các NHTM, từ đó đề xuất một số chính sách để phát huy các yếu tố tích cực, kiểmsoát và thay đổi các nhân tố tiêu cực để góp phần nâng cao TNNL từ đó gia tăngHQHĐ của NHTM Cụ thể, các đề xuất của tác giả hướng đến nâng cao tỷ lệ TNNL vàgia tăng HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam như: gia tăng tỷ lệ tiền gởi của kháchhàng, giảm và hạn chế nợ xấu phát sinh tại các NHTM, nâng cao tỷ lệ nguồn vốn chủ
sở hữu, mở rộng quy mô hoạt động của NHTM, thực hiện đa dạng hoá thu nhập, tậptrung phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng, đa dạng hoá các tiện ích sản phẩm,nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung phát triển các dịch vụ mới để thu hút các kháchhàng của ngân hàng, xây dựng và phát triển công nghệ hiện đại, nâng cao trình độchuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên
1.6 Kết cấu luận án
Luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêunghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của NHTM
Đưa ra các lý thuyết liên quan đến TNNL, các yếu tố tác động đến TNNL và tácđộng TNNL đến HQHĐ của NHTM và các nghiên cứu đã được thực hiện để hìnhthành mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Nêu lên trình tự các bước và phương pháp thực hiện nghiên cứu về tác động củaTNNL đến HQHĐ của các NHTM Ước tính số lượng mẫu cần thu thập, xây dựng mô
Trang 23hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu liên quan Chương 3 cũng trình bày cáchthức đo lường các biến và nguồn khai thác dữ liệu nghiên cứu của luận án.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của NHTM và các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL.
Trên cơ sở dữ liệu của 32 NHTM Việt Nam và mô hình nghiên cứu, luận án sửdụng Stata17.0 để ước lượng các hệ số hồi quy của các biến trong mô hình và thựchiện các kiểm định liên quan Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm vềtác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của NHTM và các yếu tố ảnhhuởng đến TNNL Trên cơ sở đó, luận án tiến hành thảo luận với các nghiên cứu trước
để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiêncứu của luận án
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Luận án tóm tắt các kết quả nghiên cứu và đưa ra các hàm ý chính sách để nângcao TNNL nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và HQHĐ của các NHTMViệt Nam Đồng thời, Chương 5 trình bày những hạn chế mà luận án chưa giải quyếtđược và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 24CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong chương 2, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết phục vụ cho đề tài bao gồmcác lý thuyết liên quan đến hiệu quả hoạt động của NHTM, TNNL, các yếu tố ảnhhưởng đến TNNL và tác động của TNNL đến HQHĐ của NHTM Bên cạnh đó, tác giảcũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan làm cơ sởcho việc phát triển đề tài
2.1 Tổng quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng
2.1.1 Khái niệm
Farrell (1957) cho rằng hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu
ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những đầu ra đó.Trong tất cả các lĩnh vực kinh tế trong nước hay trên thế giới đều luôn đề cập và đặthiệu quả lên hàng đầu Khi nói đến hiệu quả thì hiệu quả là một phạm trù được sửdụng rất rộng, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở lĩnh vực kỹ thuật, xã hội Đềcập đến hiệu quả, cần phải phân biệt được hiệu quả với kết quả Hiệu quả là một tỷ sốthể hiện sự so sánh kết quả đầu ra với yếu tố nguồn lực đầu vào Kết quả đầu ra thườngbiểu hiện bằng doanh thu, lợi nhuận Yếu tố đầu vào là những nguồn lực như lao động,chi phí, tài sản và nguồn vốn
Theo Nguyễn Khắc Minh (2004), “Hiệu quả - efficiency” trong kinh tế là “mốitương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ” và
“khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phânphối tốt như thế nào” Hiệu quả biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thuđược và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh hoạt động kinh tế đó có chấtlượng hay không, độ chênh lệch dương giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quảcàng cao (Ngô Đình Giao, 1997)
Theo Antonio, Ludger và Vito (2006) thì “Hiệu quả là phép so sánh giữa đầuvào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí Với cùng đầu vào cho trước, hoạt độngnào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn” Vì vậy, đo lường hiệu quả củacác NHTM thì mục tiêu của họ là tối đa hoá lợi nhuận với mức độ rủi ro là thấp nhất
có thể, đó là những NHTM hoạt động kinh doanh với hiệu quả cao HQHĐ củaNHTM còn có thể được hiểu là khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra haykhả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chếtài chính khác (Lý
Trang 25thuyết hệ thống) Một cách diễn đạt khác Berger và Mester (1997) phát biểu rằngHQHĐ của các NHTM thể hiện ở mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí sử dụng cácnguồn lực hay chính là khả năng biến các nguồn lực đầu vào thành các đầu ra tốt nhấttrong hoạt động kinh doanh.
Từ những dẫn chứng nêu trên, chúng ta có thể hiểu về HQHĐ của NHTM theo
3 hướng như sau: Thứ nhất là, tối thiểu hóa chi phí, tức là sử dụng ít nhất các yếu tốđầu vào như vốn, cơ sở vật chất, lao động… để tạo ra đầu ra như trước; thứ hai là, giữnguyên đầu vào nhưng tạo ra lượng đầu ra nhiều hơn; thứ ba là, sử dụng nhiều yếu tốđầu vào hơn nhưng lượng đầu ra được tạo ra tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đầuvào
Trong phạm vi bài viết này, Các NHTM được coi là hoạt động hiệu quả nếu nóđạt đến mức tối đa về kết quả đầu ra trong điều kiện sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vàocho trước
2.1.2 Cách thức đo lường
Về cách thức đo lường thì theo Berger và Humphrey (1997), Heffernan và Fu(2008), thường sử dụng hai phương pháp chính để phân tích HQHĐ của NHTM là:phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính và phương pháp phân tích hiệu quả biên
Nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời: Ở nhóm chỉ số khả năng sinh lời thì
có chỉ số sinh lời so với doanh thu và chỉ số sinh lời so với vốn Chỉ số sinh lời so vớidoanh thu phản ánh một đồng doanh thu của ngân hàng kiếm về được thì lợi nhuậnchiếm bao nhiêu phần trăm, phần trăm đối lập ngược lại có thể suy luận đó là chi phí.Vậy ngân hàng có quản lý tốt về các khoản chi phí để có được phần lợi nhuận tăng lênqua các kỳ
Trang 26kinh doanh trong doanh thu ngân hàng hay không thể hiện thông qua chỉ số sinh lời sovới doanh thu tăng lên Còn tỷ số sinh lời so với vốn, phản ánh một đồng vốn bỏ ra cóđược bao nhiêu đồng lợi nhuận, nói cụ thể hơn chỉ số này đo lường giữa thu nhập hoặclợi nhuận thu về được so với số vốn bỏ ra, tùy thuộc và quan điểm so sánh mà nó sosánh với chi phí sử dụng vốn hoặc mức sinh lời kỳ vọng của người có vốn,… để đánhgiá tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh Trong bài viết này, tác giả đề cập đếnsuất sinh lời trên vốn.
Theo thông lệ quốc tế, hiệu quả sinh lời thường được phản ánh thông qua cácchỉ số tài chính sau: lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận ròng trên tổngvốn chủ sở hữu (ROE), thu lãi biên ròng (NIM), thu ngoài lãi biên ròng (NOM), thunhập hoạt động biên (TNHĐB), hệ số thu nhập trên cổ phiếu (EPS)
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh HQHĐ kinh doanh: Với chiến lược tối đa hóa lợi
nhuận là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào và cácNHTM cũng không ngoại lệ Các NHTM thường nâng cao HQHĐ kinh doanh củamình bằng cách giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở tự độnghóa và nâng cao trình độ nhân viên Bởi vậy, các thước đo phản ánh tính hiệu quảtrong hoạt động của ngân hàng và năng suất lao động của nhân viên gồm các chỉ tiêusau: Tổng chi phí hoạt động so với tổng thu từ hoạt động, Năng suất lao động (Thunhập hoạt động so với Số nhân viên làm việc đầy đủ thời gian), Tổng thu hoạt động sovới tổng tài sản bình quân
Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính: Đi đôi với lợi nhuận thì rủi ro là điều
không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Các nhà quản trịtrong NHTM, ngoài việc quan tâm đến việc nâng cao giá trị cổ phiếu và đẩy mạnh khảnăng sinh lời, thông thường trong hoạt động của mình họ còn thực hiện việc kiểm soátchặt chẽ những rủi ro mà họ phải đối mặt như là: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản và rủi ro thu nhập
Từ trước đến nay, các chỉ số tài chính vẫn được sử dụng khá phổ biến trongphân tích hoạt động kinh doanh của các NHTM vì chúng khá đơn giản và tương đối dễhiểu Tuy nhiên, chính mức độ đơn giản của nó có thể trở thành vấn đề khá phức tạpnếu các nhà quản lý cố gắng đưa ra một bức tranh tổng thể khi kết hợp nhiều mặt,nhiều khía cạnh hoạt động khác nhau của ngân hàng dựa trên phân tích các tỷ số tàichính Nhưng chúng ta thấy rằng, mỗi tỷ số chỉ cho biết hay đánh giá mỗi quan hệ tỷ lệgiữa hai biến
Trang 27số cụ thể ở một khía cạnh đơn, không có một tỷ số nào cho chúng ta các kết luận tổngquát về tình trạng của một ngân hàng Chính vì lẽ đó, khi đánh giá tổng quan thựctrạng của một ngân hàng cần phải xem xét một loạt các chỉ số Việc xem xét đồng thờihoặc việc tổng hợp các kết quả phân tích từ các tỷ số khác nhau có thể đưa đến nguy
cơ nhầm lẫn trong việc đánh giá hoạt động của các ngân hàng vì các chỉ số này chỉ lànhững chỉ số phân tích đơn
Để khắc phục các nhược điểm trong phân tích của các chỉ số tài chính, gần đâycác nhà kinh tế đã ứng dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên để đánh giá HQHĐkinh doanh của các ngân hàng, đây là một phương pháp mới và hiện đại nó giúp chúng
ta có thể nhìn thấy một bức tranh tổng thể trong hoạt động của các ngân hàng
2.1.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả biên
Phương pháp tiếp cận cấu trúc trong việc đánh giá HQHĐ kinh doanh của ngânhàng được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới bên cạnh cách tiếp cận theo các chỉ
số tài chính Có thể được chia làm hai nhóm thực hiện phương pháp tiếp cận cấu trúc
đó là cách tiếp cận tham số và cách tiếp cận phi tham số
Khi thực hiện cách tiếp cận tham số đòi hỏi phải chỉ định một dạng hàm cụ thểđối với đường biên hiệu quả, và có chỉ định của phân phối phi hiệu quả hoặc sai sốngẫu nhiên Tuy nhiên, nếu việc chỉ định dạng hàm sai thì kết quả tính toán sẽ ảnhhưởng ngược chiều đến các chỉ số hiệu quả Các hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tàichính ngân hàng khá phức tạp cùng với các nguồn lực của yếu tố đầu vào – đầu ra đadạng từ nhiều nguồn nên cách tiếp cận tham số thường được ít sử dụng trong việc đánhgiá HQHĐ của NHTM
Cách tiếp cận phi tham số không đòi hỏi các ràng buộc về hình dáng của đườngbiên thực hiện tốt nhất, cũng như không đòi hỏi các ràng buộc về phân phối của cácnhân tố phi hiệu quả trong số liệu như cách tiếp cận tham số, trừ ràng buộc các chỉ sốhiệu quả phải nằm giữa 0 và 1, và giả sử không có sai số ngẫu nhiên hoặc sai số phép
đo trong số liệu Với tiếp cận không dựa trên giả định cố định, phân tích bao dữ liệu(DEA - Data Envelopment Analysis) nổi bật như một công cụ đánh giá hiệu quả đượcứng dụng ngày càng rộng rãi trong quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mạihiện đại (Grigorian, 2002) Được Farrel (1957) đề xuất và sau đó được Charnes,Cooper và Rhodes (1978); Banker, Charnes và Cooper (1984) cùng các nhà nghiêncứu khác mở rộng, DEA là phương pháp đánh giá hiệu suất kinh tế của các tổ chứchoặc các đơn
Trang 28vị ra quyết định (DMU) Phương pháp này dựa trên ý tưởng rằng, bằng cách ước lượngđường biên sản xuất của một đơn vị dựa trên tập hợp các biến đầu vào cụ thể, có thểxác định hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào đó thông qua tỷ lệ giữa kết quả đạtđược so với khả năng sản xuất lý thuyết.
Phương pháp Phân tích Bao Dữ liệu (DEA) là một công cụ quan trọng để đánhgiá hiệu quả tương đối giữa các đơn vị trong một hệ thống đa dạng Theo DEA, đơn vịhoạt động hiệu quả nhất được gán chỉ số hiệu quả bằng 1, còn các đơn vị kém hiệu quảhơn được đánh giá thông qua việc so sánh với biên hiệu quả, nơi mà hiệu suất củachúng được chiếu lên Điều này cho phép xác định các benchmark hoặc chuẩn mực từcác đơn vị hiệu quả, giúp những đơn vị không hiệu quả có thể đo lường và so sánhhiệu suất của mình Phương pháp này cung cấp dữ liệu giá trị cho các nhà quản lý,bằng cách nêu bật hiệu suất hiện tại của đơn vị so với các đơn vị khác trong cùng hệthống, từ đó hỗ trợ trong việc xác định các khu vực cần được cải thiện và đặt ra mụctiêu phát triển cụ thể cho các đơn vị kém hiệu quả
Trong lĩnh vực nghiên cứu, hai phiên bản của Phân tích Bao Dữ liệu (DEA)thường được áp dụng bao gồm mô hình với hiệu quả không biến đổi theo quy mô(CRS
Constant Returns to Scale) và mô hình với hiệu quả biến đổi theo quy mô (VRS Variable Returns to Scale) Mô hình DEA dưới hình thức VRS được tinh chỉnh đểphản ánh cả hiệu quả tăng theo quy mô (IRS - Increase Returns to Scale) và hiệu quảgiảm theo quy mô (DRS - Decrease Returns to Scale) DEA tiết lộ rằng sự không hiệuquả có thể xuất phát từ hai khía cạnh: sự không hiệu quả về quy mô và sự không hiệuquả về kỹ thuật Các chỉ số đo lường từ phân tích DEA bao gồm hiệu quả kỹ thuật tổngthể (HQKT), hiệu quả kỹ thuật thuần (HQKKT), và hiệu quả quy mô (HQQM)
-2.2 Thu nhập của Ngân hàng
Có nhiều quan điểm đề cập đến thu nhập của NHTM Thực sự, nguồn thu nhậpcủa NHTM rất đa dạng Căn cứ vào thu nhập trên bảng báo cáo tài chính, cụ thể báocáo kết quả hoạt động của các NHTM Việt Nam theo quy định hiện hành thì thu nhậpcủa NHTM bao gồm bảy nguồn: thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng, thu nhập lãithuần từ hoạt động dịch vụ, thu nhập lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối,lãi/lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, lãi/lỗ thuần từ mua bán chứngkhoán đầu tư, lãi thuần từ hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
Trang 29Quan điểm khác về thu nhập của NHTM, theo Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự(2010) thu nhập của ngân hàng bao gồm 6 khoản mục lớn: Thu nhập từ hoạt động tíndụng; Thu nhập từ hoạt động dịch vụ; Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối;Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác; Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần và thunhập khác Căn cứ theo đặc điểm kinh doanh, thu nhập của NHTM được chia thành 2
loại:Thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi, bao gồm : Thứ nhất, thu nhập từ lãi là các khoảnthu từ hoạt động tín dụng như: thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, thu lãi cho thuê tàichính, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh….Thứ hai, thu nhập ngoài lãi là các khoản thu từ hoạtđộng phi tín dụng, bao gồm: Thu phí về hoạt động dịch vụ (thanh toán, ngân quỹ, ủythác, tư vấn …); Thu từ các hoạt động khác: thu lãi góp vốn, mua cổ phần; thu về kinhdoanh chứng khoán; thu về kinh doanh ngoại hối; thu từ nghiệp vụ mua bán nợ và cáckhoản thu bất thường khác …
2.3 Thu nhập ngoài lãi
2.3.1 Khái niệm
Có rất nhiều quan điểm đề cập đến thu nhập ngoài lãi, một cách khái quát thìnguồn thu ngoài lãi bao gồm các khoản thu từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoạihối, vàng bạc, đá quí, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động dịch vụ khác Tác giảStiroh (2002) cho rằng TNNL bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, được chia thànhbốn thành phần chính - thu nhập ủy thác, phí dịch vụ, doanh số giao dịch, lệ phí và cáckhoản thu nhập khác Trong nghiên cứu của Huang và Chen (2006) chỉ ra rằng cácnguồn chính của các khoản TNNL đó là thu nhập từ hoạt động phi tín dụng và thunhập từ phí Trong nghiên cứu của Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền vào năm 2010,
họ đã chỉ ra rằng thu nhập phi lãi của các ngân hàng thương mại (NHTM) chủ yếu đến
từ sự chênh lệch giữa thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ không liên quan đến tíndụng và chi phí liên quan đến việc cung cấp những dịch vụ và thực hiện các hoạt độngkinh doanh và đầu tư này Mức tăng của thu nhập phi lãi cho thấy khả năng của ngânhàng trong việc mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ ngoài tín dụng, cũng như hiệu quảcủa những dịch vụ đó Điều này cũng góp phần vào việc giảm thiểu rủi ro trong cáchoạt động kinh doanh thông qua việc phân tán rủi ro giữa nhiều dịch vụ khác nhau
Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu này, TNNL bao gồm các khoản thu nhậpròng từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh đầu tư và các khoản thunhập khác
Trang 302.3.2 Cách thức đo lường
Để đo lường mức độ đóng góp của hoạt động ngoài lãi, tác giả sử dụng tỷ lệtừng nguồn TNNL trên tổng thu nhập hoạt động Theo Chiorazzo và ctg (2008),Busch và Kick (2009), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) TNNL theo 3 thànhphần: thu nhập từ dịch vụ - (COM), thu nhập từ hoạt động kinh doanh và đầu tư -(TRAD), TNNL khác - (OTH), cụ thể:
ICOCOM = COM/(NET+NON)
ICOOTH = OTH/(NET+NON)
ICONON = ICOCOM + ICOTRAD + ICOOTH
Trong đó:
ICONON là tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi;
ICOCOM là tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ;
ICOOTH là tỷ lệ thu nhập thuần từ các hoạt động ngoài lãi khác
NON là thu nhập thuần ngoài lãi;
NET là thu nhập thuần từ lãi
Khi tính toán biến ICONON, nếu các khoản thu nhập thuần ngoài lãi đều có giátrị âm thì xem như ICONON = 0%, ngân hàng không đa dạng hóa thu nhập (Nguyen ThiCanh và ctg, 2015)
Theo DeYoung & Rice (2004), thu nhập ngoài lãi được đo lường dựa trên tỷtrọng TNNL trên tổng tài sản, cụ thể như sau :
Tỷ lệ TNNL trên tổng tài sản = TNNL/tổng tài sản bình quân
Tỷ lệ này phản ánh một đồng giá trị tài sản bình quân của NHTM sẽ tạo ra đượcbao nhiêu thu nhập ngoài lãi trong kỳ Chỉ tiêu này càng cao thể hiện quy mô và hiệuquả hoạt động dịch vụ phi tín dụng của NHTM đó và ngược lại
2.3.3 Vai trò của thu nhập ngoài lãi đối với các ngân hàng
Trong ngành ngân hàng thương mại, thu nhập ngoài lãi đóng vai trò quan trọngtrong việc đa dạng hóa nguồn thu và ổn định lợi nhuận Theo Phạm Quốc Thắng vàNguyễn Hồng Sơn (2019), vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của thu nhập ngoài lãi làgiảm bớt sự phụ thuộc vào thu nhập từ lãi suất Điều này giúp ngân hàng giảm thiểurủi ro do biến động của lãi suất và thị trường tín dụng Trong môi trường kinh doanhđầy
Trang 31biến động, ngân hàng thương mại phải đối mặt với rủi ro lãi suất do sự biến động củathị trường Phạm Quốc Thắng và Nguyễn Hồng Sơn (2019) chỉ ra rằng, thu nhập ngoàilãi giúp ngân hàng giảm thiểu sự phụ thuộc này bằng cách cung cấp một nguồn thu ổnđịnh khác, qua đó giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự ổn định tài chính Ngân hàng cóthể phát triển sản phẩm và dịch vụ như quản lý tài sản, tư vấn đầu tư, và bảo hiểm,nhằm tạo ra nguồn thu ổn định bên cạnh thu nhập lãi suất truyền thống.
Thứ hai, Lê Minh Châu (2020) nhấn mạnh rằng thu nhập ngoài lãi tăng cườngkhả năng cạnh tranh của ngân hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới,
từ đó thu hút và giữ chân khách hàng Thu nhập ngoài lãi từ các dịch vụ mới này giúpngân hàng không chỉ tăng doanh thu mà còn củng cố mối quan hệ với khách hàng.Ngân hàng có thể đầu tư vào công nghệ thông tin để phát triển các ứng dụng ngânhàng di động, dịch vụ thanh toán trực tuyến, và các giải pháp tài chính kỹ thuật sốkhác
Tiếp theo, theo Trần Đức Anh (2021), thu nhập ngoài lãi còn giúp cải thiện tỷ lệROA và ROE, là hai chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinhlời của ngân hàng Sự đóng góp này đến từ việc thu nhập ngoài lãi thường có chi phíbiến đổi thấp hơn so với thu nhập từ lãi suất, từ đó nâng cao lợi nhuận ròng và hiệuquả sử dụng vốn Do đó, ngân hàng cần tập trung vào việc quản lý và tối ưu hóa chiphí của các dịch vụ không dựa trên lãi suất, đồng thời khai thác cơ hội để tăng thu từcác hoạt động này
Như vậy, thu nhập ngoài lãi đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự
ổn định và phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại, qua đó góp phần vàoviệc tăng trưởng kinh tế tổng thể Thu nhập ngoài lãi không chỉ là một nguồn thu bổsung mà còn là một yếu tố then chốt trong việc xây dựng sự ổn định tài chính, tăngcường khả năng cạnh tranh và cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Sự phát triển và quản lý hiệu quả thu nhập ngoài lãi đòi hỏi ngân hàng phải khôngngừng đổi mới và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như các tháchthức kinh tế
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi
Trang 32hơn Bên cạnh đó, Hakimi và ctg (2012) cũng chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô như lãi suất,GDP và lạm phát cũng ảnh hưởng đến TNNL ở Tunisia.
Tăng trưởng kinh tế
Tại các quốc gia có nền kinh tế và thị trường tài chính phát triển, các ngân hàngkinh doanh tại những quốc gia này thường có cơ hội cung cấp rộng rãi hơn các sảnphẩm tài chính, nhờ đó, tạo ra nguồn TNNL lớn hơn Ngược lại, tại các quốc gia cónhững hạn chế nghiêm ngặt về hoạt động ngân hàng thì các ngân hàng hoạt động tạinhững quốc gia này chủ yếu thực hiện chức năng trung gian tài chính Do đó, tỷ trọngTNNL cũng thấp hơn
Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, các thành phần kinh doanh trong nền kinh tếđều hoạt động có hiệu quả, việc này giúp cho hoạt động huy động vốn cũng như chovay của các ngân hàng thương mại diễn ra thuận lợi, đảm bảo khả năng thu hồi vốncũng như mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Tăng trưởng kinh tế cao sẽ giúp gia tănghiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Lạm phát
Khi dự báo lạm phát được thực hiện một cách chính xác, các quản lý ngân hàng
có khả năng chỉnh sửa lãi suất để đạt được mức tăng trưởng doanh thu vượt trội so vớichi phí, dẫn đến việc tăng lợi nhuận của ngân hàng Ngược lại, khi lạm phát xảy ra mộtcách bất ngờ, ít ngân hàng nào có thể kịp thời điều chỉnh lãi suất, khiến chi phí tăngnhanh chóng và vượt qua doanh thu, làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của họ.Lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thươngmại
2.3.4.2 Các yếu tố nội tại của Ngân hàng
Cơ cấu vốn của ngân hàng
Trang 33Nguồn vốn của ngân hàng là cơ sở để duy trì hoạt động và sự phát triển ổn địnhcủa Ngân hàng Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn sẽ giúp các ngân hàngthực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt độngkinh doanh, giúp các ngân hàng có thể đầu tư để phát triển các dịch vụ, đầu tư, muasắm các tài sản sinh lời để đem về TNNL cho ngân hàng Đồng thời vốn chủ sở hữucòn là căn cứ để xây dựng lòng tin đối với khách hàng, quyết định đến quy mô và hiệuquả của các hoạt động kinh doanh của NHTM Do đó, quy mô vốn càng cao sẽ càngthúc đẩy các dịch vụ phi tín dụng và gia tăng TNNL của NHTM.
Quy mô của ngân hàng
Khi đề cập đến yếu tố quy mô của NHTM ảnh hưởng đến TNNL, trước tiênchúng ta cần hiểu được quy mô của NHTM là sự mở rộng hoạt động kinh doanh dướihình thức đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng để tăng thêm thunhập nhằm hướng đến mục tiêu chung tối đa hóa lợi nhuận Bất kỳ một NHTM nàocũng luôn có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động để đa dạng hoá các sản phẩm dịch
vụ Theo DeYoung & Rice (2004), các ngân hàng với quy mô hoạt động lớn sẽ tạo raTNNL cao hơn so với các Ngân hàng có quy mô nhỏ Đối lập với quan điểm trên,Chiorazzo và ctg (2008) lại cho thấy TNNL có xu hướng giảm khi các ngân hàng tăngquy mô với các ngân hàng nhỏ ghi nhận mức tăng đáng kể nhất trong TNNL tại HoaKỳ
Dư nợ cho vay
Hoạt động cho vay luôn mang lại nguồn thu nhập lãi chiếm tỷ lệ cao trong tổngthu nhập của ngân hàng thương mại cổ phần Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sảncàng cao một mặt chứng tỏ thị phần của ngân hàng tập trung vào hoạt động tín dụng
mà không đẩy mạnh các hoạt động phi tín dụng, giảm TNNL Ngược lại, khi TNNLtăng chứng tỏ các NHTM đa dạng hoá thu nhập và giảm dư nợ cho vay Tỷ lệ thu nhậplãi thuần (NIM) phản ánh phản ánh tốc độ tăng trưởng thu từ lãi so với tốc độ tăng chiphí Chỉ số NIM giúp đánh giá khả năng sinh lời và tăng trưởng của một ngân hàng.Chỉ số NIM của NHTM càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng càng được gia tăng, do
đó làm giảm TNNL
Tỷ lệ tiền gởi khách hàng
Huy động vốn là một phần quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.Nguồn vốn huy động từ tiền gởi khách hàng là nguồn tài trợ ổn định và chi phí thấphơn so với các nguồn tài trợ khác Nguồn vốn này càng cao chứng tỏ thị phần của ngânhàng
Trang 34càng lớn, tạo ra nguồn vốn đa dạng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giúpcác ngân hàng tăng thanh khoản, mở rộng các hoạt động tín dụng và phi tín dụng, giatăng TNNL và lợi nhuận của NHTM.
Đa dạng hoá thu nhập
Dịch vụ ngân hàng là hoạt động mang lại thu nhập cho ngân hàng thông qua phídịch vụ, và là nguồn thu ổn định, an toàn của các NHTM Trong bối cảnh cạnh tranhngày càng gay gắt, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, việc đa dạng hoá các dịch vụngân hàng sẽ giúp các NHTM nâng cao khả năng cạnh tranh, hạn chế rủi ro, gia tăngnguồn TNNL và ngược lại Đa dạng hoá được thực hiện bằng cách cải tiến, thay đổi,sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới phong phú hơn Quá trình này sẽ kéo theo sựtăng lên của chi phí và TNNL trrong cơ cấu thu nhập hoạt động của Ngân hàng, từ đócải thiện và thay đổi thu nhập của NHTM
Sự đầu tư công nghệ
Trong thời đại hướng tới kỷ nguyên số như hiện nay, việc đầu tư công nghệkhông thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của các NHTM Nhưng việc đầu tư côngnghệ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận nói chung và TNNL nói riêng tại NHTM như thế nàocần được phân tích rõ để các nhà quản trị trong ngân hàng có những chiến lược phùhợp để thực hiện mục tiêu đặt ra Nghiên cứu của nhóm tác giả Lee & ctg (2021) chorằng, sự phát triển của các công ty Fintech mang tính đổi mới và đột phá như mô hìnhkinh doanh, ứng dụng công nghệ, quy trình vận hành với chi phí thấp hơn và tiện íchhiện đại hơn, sẽ định hình các hoạt động chính của các ngân hàng trong kỷ nguyên kỹthuật số Theo nghiên cứu của Buchak & ctg (2018) và Vives (2019), việc phát triển vàđầu tư vào công nghệ đã trở thành một chiến lược cần thiết cho các ngân hàng do sựthâm nhập vào thị trường ngân hàng của các đối thủ cạnh tranh này, dẫn đến ảnhhưởng lợi nhuận và thị phần của các ngân hàng truyền thống Còn theo nghiên cứu củaBerger (2003) cho rằng, tăng trưởng công nghệ khuyến khích chiến lược đa dạng hóacủa các ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ và sản phẩm mới Từ đó có thểnhận ra được việc đầu tư công nghệ trở thành cơ hội chiến lược của các ngân hàng đểtạo ra các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với xu hướng phát triển như ngân hàng số,thanh toán điện tử… và do đó có thể dẫn đến sự gia tăng lớn trong TNNL Chính vìvây, sự đầu tư công nghệ có ảnh hưởng thuận chiều đến TNNL của các NHTM
Trang 352.4 Tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Từ trước đến nay chúng ta đều thấy rằng thu nhập chính và chiếm tỷ trọng lớncủa NHTM là từ lãi (hoạt động tín dụng) Nhưng trong điều kiện như hiện nay, cáchoạt động tín dụng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, hạn mức tín dụng bị hạn chế theo mức trầncủa NHNN, các NHTM đã dần chuyển hướng kinh doanh từ các hoạt động truyềnthống sang tìm kiếm các nguồn thu nhập khác Điều này đã làm cho thu nhập từ cáchoạt động phi tín dụng ngày càng tăng lên, góp một phần không nhỏ và tổng thu nhậpcủa Ngân hàng Từ đó, tỷ trọng TNNL ở các NHTM ngày một gia tăng đáng kể
Ngoài ra, sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ ngân hàng kết hợp với việc nângcao chất lượng cuộc sống của người dân đã thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ ngân hàngmới, tiện lợi, hiện đại và an toàn hơn Thêm vào đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sựhợp tác giữa các ngân hàng quốc tế đã góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của thươngmại quốc tế, mở ra cơ hội mới cho việc mở rộng dịch vụ không dựa vào tín dụng(Gischer và Juttner, 2003) Căn cứ vào những phát triển này, mở rộng các dịch vụ phitín dụng được coi là một chiến lược hiệu quả để cải thiện năng suất và hiệu suất hoạtđộng của ngân hàng Vì vậy, thu nhập phi lãi đóng một vai trò quan trọng trong việccải thiện sự ổn định và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mạitrong thời đại ngày nay
Trong quá trình mở rộng các lĩnh vực hoạt động tạo ra thu nhập phi lãi cho cácngân hàng thương mại, bao gồm các hoạt động như kinh doanh, đầu tư, dịch vụ thanhtoán, môi giới, và tư vấn, các ngân hàng sẽ tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực cơ
sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ nhân viên Việc này không chỉ giúp giảm bớt chi phíquản lý và hoạt động mà còn tối ưu hóa lợi nhuận Đồng thời, việc đẩy mạnh các dịch
vụ không dựa vào tín dụng còn là cách thức hiệu quả để phân tán rủi ro, nhất là rủi rotín dụng, từ đó nâng cao khả năng ổn định và an toàn tài chính cho ngân hàng
Trong nghiên cứu của DeYoung và Roland (2001) đề xuất ba lý do tại saoTNNL có thể làm tăng sự biến động của thu nhập ngân hàng Lý do thứ nhất, hầu hếtcác khoản vay ngân hàng tiềm ẩn rủi ro tín dụng và biến động của lãi suất nhưng thunhập lãi từ các khoản vay có thể ít biến động hơn TNNL từ các hoạt động dựa trên phí
Lý do thứ hai, trong các hoạt động cho vay, chi phí chủ yếu là chi phí lãi trong khi cácsản phẩm dịch vụ thu phí, chi phí chủ yếu là chi phí cố định hoặc bán cố định (chi phínhân công)
Trang 36Do đó, các hoạt động dựa trên thu phí có thể đòi hỏi đòn bẩy hoạt động lớn hơn so vớihoạt động tín dụng truyền thống, khiến thu nhập của ngân hàng dễ bị giảm sút trongdoanh thu ngân hàng Lý do thứ ba, hầu hết các hoạt động dựa trên phí đều yêu cầu cácngân hàng nắm giữ ít hoặc không có tài sản cố định, điều đó không giống như các hoạtđộng tín dụng truyền thống, các hoạt động dựa trên phí như dịch vụ ủy thác, bán quỹtương hỗ và quản lý tiền mặt đòi hỏi ít hoặc không cần vốn thường xuyên Do đó, cáchoạt động dựa trên phí có thể sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn các hoạt động tíndụng Sử dụng dữ liệu từ các ngân hàng Hoa Kỳ trong những năm 1990, các tác giảchứng minh rằng ba dòng thu nhập truyền thống gồm lãi suất từ các khoản vay, lãi từchứng khoán và phí dịch vụ từ tiền gửi đều ít biến động hơn thu nhập từ các hoạt độngdựa trên phí.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, lý luận cho thấy việc đa dạng hóa nguồnthu nhập và tăng cường thu nhập phi lãi có thể mang lại sự ổn định và cải thiện hiệuquả kinh doanh khi điều chỉnh cho rủi ro, như Odesanmi và Wolfe (2007) đã phân tích.Chiorazzo và cộng sự (2008), cùng Baele và cộng sự (2007), cũng khẳng định rằngviệc tăng cường thu nhập phi lãi có thể nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng,với ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ đối với các ngân hàng lớn Tuy nhiên, không phải tất
cả các nghiên cứu đều ủng hộ quan điểm này Các công trình nghiên cứu củaDelpachitra và Lester (2013), Lepetit et al (2008), Li và Zhang (2013), Maudos(2017), và Williams (2016) đã chỉ ra rằng thu nhập phi lãi có thể làm tăng rủi ro chongân hàng thương mại Nghiên cứu của Edirisuriya và cộng sự (2015) cũng tìm thấybằng chứng về ảnh hưởng tiêu cực của thu nhập phi lãi đến khả năng sinh lời của ngânhàng Một nghiên cứu khác của Singh và cộng sự (2016), phân tích hệ thống ngânhàng Ấn Độ từ 2003 đến 2013, cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa thu nhập phi lãi vớidoanh thu và rủi ro, khiến cho các ngân hàng Ấn Độ ít có xu hướng đa dạng hóa thunhập về hướng này Limei Sun, Siqin Wu, Zili Zhu, và Alec Stephenson (2017) cũng
đã nghiên cứu về các ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 2007-2013 và tìm ra mốiliên kết nghịch giữa thu nhập phi lãi và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Các nhà nghiên cứu khác cho thấy các tác động không rõ ràng hoặc không chắcchắn từ thu nhập phi lãi suất Theo Stiroh và Rumble (2006) , không có mối tươngquan đáng kể nào giữa thu nhập không tính lãi và tỷ suất lợi nhuận bình quân Kết quảkiểm tra thực nghiệm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho thấy mối quan hệ giữakết quả
Trang 37hoạt động và thu nhập phi lãi suất theo tỷ trọng của tổng thu nhập là không chắc chắn.Yingchun Lou (2008) đưa ra một kết luận tương tự Như vây, có rất nhiều kết luậnkhác nhau từ nghiên cứu trước đây về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quảhoạt động của NHTM.
2.5 Các lý thuyết liên quan
2.5.1 Lý thuyết về sức mạnh thị trường ( Market Power Theory)
Khi đề cập đến lý thuyết về sức mạnh thị trường thì có hai hướng tiếp cận chínhliên quan đến lý thuyết sức mạnh thị trường, gồm lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệuquả (structure – conduct – performance (SCP)) và lý thuyết sức mạnh thị trường tươngđối (relative market power (RMP))(Chorareas, Garza‐Garcia, and Girardone, 2011).Hướng tiếp cận thứ nhất được giới thiệu lần đầu bởi Chamberlin (1933) đó là Lýthuyết SCP và sau này được phát triển bởi Bain (1951) Hàm ý của Lý thuyết SCP chorằng việc tập trung quá mức của các doanh nghiệp (ngân hàng) làm gia tăng sức mạnhđộc quyền, do có sự khuyến khích về hợp tác giữa các ngân hàng lớn trên thị trường vàđiều đó làm giảm sự cạnh tranh (Chortareas & ctg., 2011) Còn đối với nghiên cứu củaVan Hoose (2010) cho rằng, vì mức độ cạnh tranh thấp, nên các ngân hàng có khảnăng tập trung càng cao sẽ càng có nhiều khả năng thao túng thị trường bằng cách ápđặt lãi suất huy động thấp và lãi suất cho vay cao Hướng tiếp cận thứ hai đó là lýthuyết RMP, Lý thuyết này lại cho thấy các doanh nghiệp có thị phần lớn và sản phẩmkhác biệt sẽ hoạt động hiệu quả và có thể kiếm được lợi nhuận nhiều hơn (Chortareas
& ctg., 2011) Theo các nghiên cứu của Barney (1991,2002), một trong các chiến lượcvượt qua cạnh tranh là đa dạng hoá, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng sứcmạnh thị trường để có thể tiếp cận các Tập đoàn Bằng cách tham gia vào các thịtrường khác thông qua đa dạng hóa, các doanh nghiệp có thể đạt được sức mạnh cạnhtranh trên thị trường không phải vì vị trí cụ thể của họ trên thị trường đó mà vì vị trícủa họ trên các thị trường khác Nghiên cứu của Palich và cộng sự (2000) cho rằng cáccông ty có sức mạnh thị trường có thể dễ dàng kiểm soát giá thị trường bằng cách đưa
ra chiết khấu, trợ cấp chéo và thực hành mua bán qua lại như những công cụ để ngănchặn các đối thủ cạnh tranh tiềm năng gia nhập ngành Bằng cách này, các công ty cóthể vượt qua cạnh tranh do đó kiếm được lợi nhuận cao hơn lợi nhuận trung bình củathị trường
Trang 38Như vậy, từ các dẫn chứng trên cho thấy với lý thuyết sức mạnh thị trường,doanh nghiệp (ngân hàng) có thị phần lớn, thực hiện đa dạng hoá thì hiệu quả hoạtđộng sẽ gia tăng, từ đó gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
2.5.2 Lý thuyết về nguồn lực (Resource-based View)
Khi đề cập đên lý thuyết về nguồn lực thì lý thuyết này cho rằng nguồn lựcdoanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp trongviệc duy trì được lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động Nếu một doanh nghiệpđược trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và tốt nhất với chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ đạt được hiệu quả hoạt động tốt Và theo đó, lợithế cạnh tranh liên quan đến sự phát triển và khai thác các nguồn lực cốt lõi, các nguồnlực bên trong của doanh nghiệp cũng sẽ được khai thác một cách tối đa
Nghiên cứu của Barney (1991) cho rằng một nguồn lực có tiềm năng tạo ra lợithế cạnh tranh phải đáp ứng một số tiêu chí bao gồm giá trị, độ hiếm, khả năng bắtchước và tổ chức Trước tiên đối với tiêu chí giá trị, các nguồn lực có giá trị nếu chúng
có thể giúp tăng giá trị của dịch vụ hoặc sản phẩm được cung cấp cho khách hàng hoặcnhững người khác phụ thuộc vào doanh nghiệp, và điều này có thể được cải thiện bằngcách tăng sự khác biệt hoặc giảm chi phí sản xuất để nâng cao chất lượng và giá trị của
dịch vụ Tiếp đến, nói về tiêu chí hiếm, nó có liên quan đến số lượng đối thủ cạnh
tranh sở hữu một nguồn tài nguyên quý giá Nếu các doanh nghiệp có cùng nguồn lựchoặc khả năng, điều này có thể dẫn đến tính cạnh tranh ngang bằng Đối với tiêu chíkhả năng bắt chước, để duy trì lợi thế cạnh tranh, các nguồn lực cần có yếu tố khó bắtchước hoặc thay thế, nếu không, các đối thủ khác có thể bắt đầu thu hẹp khoảng cáchbằng cách kiếm được các nguồn lực tương tự Và cuối cùng là tiêu chí tổ chức, cácnguồn lực sẽ không mang lại lợi thế cạnh tranh nếu việc tổ chức, hệ thống và các quytrình của nó không được thiết kế để khai thác tối đa nguồn lực đó
Yếu tố nguồn lực được chia làm hai nhóm: Nhóm thứ nhất là nhóm nguồn lựchữu hình bao gồm các tài sản hữu hình như tòa nhà văn phòng, đại ốc, nhà xưởng,nguyên vật liệu, hàng tồn kho, nhân sự, tài chính; và nhóm thứ hai là nhóm nguồn lực
vô hình như thương hiệu, uy tín, văn hóa doanh nghiệp, quan hệ đối tác, quan hệ vớikhách hàng, kinh nghiệm tích lũy, kinh nghiệm thị trường, khả năng sáng tạo, khảnăng nghiên cứu và học hỏi… Đối với loại hình doanh nghiệp là ngân hàng, đặc thùkinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế, thì nguồn lực tài chính được coi là thước đo sứcmạnh
Trang 39của ngân hàng tại một thời điểm nhất định Các kết quả nghiên cứu của Baral (2005);Phan Thị Hằng Nga (2013) đều cho rằng nguồn lực tài chính có tác động đến thu nhậpcủa Ngân hàng Có nghĩa là, khi ngân hàng có một nguồn lực tài chính mạnh sẽ tạo ragiá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh thông qua việc đa dạng hoá trong nguồn lực phân
bổ vào hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng
Trong ngân hàng thì quy mô hoạt động và nguồn vốn của ngân hàng chính lànguồn lực tài chính trong ngân hàng Về yếu tố quy mô hoạt động thể hiện thông qua
cơ cấu và chất lượng tài sản sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụ thể như chấtlượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của mộtngân hàng Yếu tố nguồn lực vốn chủ sở hữu được coi là cơ sở tạo niềm tin cho kháchhàng, thể hiện khả năng tài chính, năng lực hoạt động của một ngân hàng Nhóm chỉtiêu như khả năng huy động vốn, khả năng mở rộng tín dụng, dịch vụ, khả năng đầu tưtài chính, trang bị công nghệ đánh giá nguồn lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy
mô hoạt động của NHTM (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2015)
2.5.3 Lý thuyết về đa dạng hoá thu nhập
Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đưa ra những lý thuyết về đa dạnghóa thu nhập như theo nghiên cứu của Lin (2010) hay nghiên cứu của Obinne et al.(2012) cung ứng lý thuyết về đa dạng hóa địa lý, đa dạng hóa quốc tế Nghiên cứu củaGambacorta et al (2014), Kiweu (2012) cung cấp lý thuyết về đa dạng hóa thu nhập.Hay nghiên cứu của Chriatiansen và Pace (1994) đã đưa ra lý thuyết về đa dạng hóasản phẩm hoặc dịch vụ hoặc hoạt động Theo Berger và cộng sự (2010), Goetze vàcộng sự (2013) đưa ra lý thuyết về đa dạng hóa tiền gửi, đa dạng hóa tài sản và đa dạnghóa vào các lĩnh vực kinh tế khác nhau Đối với Liang và Rhoades (1991) lập luậnrằng các ngân hàng có thể đa dạng hóa bằng cách đầu tư vào chứng khoán tài chính,tham gia vào các quỹ của Fed và các chứng khoán khác bên cạnh việc cho vay Mặc dùEbrahim và Hasan (2008) gọi đây là đa dạng hóa sản phẩm, nhưng nó có liên quanchặt chẽ đến đa dạng hóa thu nhập được chỉ ra bởi Kiweu (2012)
Theo Ebrahim và Hasan (2008) định nghĩa về đa dạng hóa thu nhập là sự mởrộng sang các dịch vụ tài chính mang lại thu nhập mới ngoài các dịch vụ trung giantruyền thống Một quan điểm khác, đa dạng hóa thu nhập liên quan đến việc kết hợphoặc tạo thu nhập từ các hoạt động tạo thu nhập riêng biệt (Baele và cộng sự, 2006;
Trang 40Kiweu, 2012; Gambarcorta và cộng sự, 2014) Dù là theo quan điểm nào đi chăng nữathì về cơ bản, đa dạng hóa thu nhập đề cập đến việc bên cạnh các nguồn thu nhập lãi từcác hoạt động trung gian truyền thống còn mở rộng sang tìm kiếm thu nhập phi lã từcác hoạt động sáng tạo và đó cũng chính là nhận định mà trong nghiên cứu của Stiroh(2002); Kiweu (2012); Elyasian và Wang (2012); Calmes và Theoret (2013) đưa ra.Nghiên cứu của Stiroh và Rumble (2006); Tabak và cộng sự (2011) đã dùng chỉ sốHerfindahl- Hirschman (HHI) để đo lường sự đa dạng hóa thu nhập, giải thích cho cácbiến thể trong việc phân chia thu nhập hoạt động ròng thành thu nhập từ lãi và thunhập ngoài lãi.
Đo lường sự đa dạng hóa thu nhập khi sử dụng HHI theo công thức sau:
HHI = ( (NON/NI ) 2 + ((NET/NI) 2 ) (1)
Với HHI là mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng nghiên cứu ;NON:Thu nhập thuần ngoài lãi; NET: Thu nhập lãi thuần; NI: Thu nhập hoạt động ròng
Trong đó:
Thu nhập lãi thuần (NET) = Thu nhập từ lãi – Chi phí lãi
Thu nhập thuần ngoài lãi (NON) = Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi
Thu nhập hoạt động ròng (NI) = NON + NET
Theo Horizontal Merger Guidelines, ban hành bởi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Ủyban Thương mại Liên bang Mỹ, các cơ quan quản lý cạnh tranh thường phân loại cácthị trường theo cơ sở như sau: (i) HHI<1,000 nghĩa là thị trường không mang tính tậptrung; (ii) 1,000≤HHI≤1,800: thị trường tập trung ở mức độ vừa phải; (iii) HHI>1,800:thị trường tập trung ở mức độ cao Như vậy, chỉ số HHI càng cao, nghĩa là mức đadạng hoá thu nhập càng thấp và ngược lại
2.5.4 Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết đại diện (Agency Theory) được giới thiệu bởi Jensen và Meckling(1976), đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể (đại diện) và chủ sở hữu(người ủy quyền), nơi mà đại diện được giao phó quyền quản lý tài sản hoặc quyền lựcquyết định cho người ủy quyền Trong lĩnh vực ngân hàng, lý thuyết này hàm ý rằng
có sự không đồng nhất thông tin và mục tiêu giữa quản lý ngân hàng (đại diện) và cổđông (người ủy quyền), có thể dẫn đến vấn đề chọn lọc ngược và rủi ro đạo đức
Trong bối cảnh nghiên cứu về thu nhập ngoài lãi của ngân hàng, lý thuyết đạidiện lý giải cho việc quản lý ngân hàng có thể tập trung vào việc mở rộng các hoạtđộng không dựa trên lãi suất như dịch vụ tư vấn, quản lý tài sản, và các dịch vụ phí
để tăng