Sở Khoa học và Công nghệ KH&CN tỉnh Gia Lai là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và công
Trang 1ĐẶNG NGỌC QUÝ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THỊ THU HÀ
Gia Lai, 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Nội dung đề tài này là những kết quả nghiên cứu, những ý tưởng khoa học được tổng hợp từ công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Gia Lai, ngày 28 tháng 8 năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN
ĐẶNG NGỌC QUÝ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lâm nghiệp Phân hiệu Gia Lai, được sự giảng dạy tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong trường và các thầy giáo, cô giáo bên cạnh đó được sự quan tâm giúp đỡ cơ quan công tác, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp tôi trang bị được những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như đạo đức, lối sống, tạo cho tôi hành trang vững chắc trong cuộc sống và công việc sau này
Đầu tiên tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Trần Thị Thu Hà đã tận tình giúp đỡ và định hướng cho tôi thực hiện đề tài này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp Phân hiệu Gia Lai, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, các thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai tại đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi thu thập tài liệu hoàn thành luận văn được tốt nhất
Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất
mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Gia Lai, ngày tháng năm 2023
TÁC GIẢ
ĐẶNG NGỌC QUÝ
Trang 4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 6
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN 6
1.1.1 Các khái niệm có liên quan 6
1.1.2 Nội dung quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN 9
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN 16
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN 18
1.2.1 Cơ sở pháp lý của quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN 18
1.2.2 Chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển KH&CN 20
1.2.3 Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN 21
1.2.4 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai 24
Trang 5Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Gia Lai 26
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 26
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 28
2.2 Khái quát về Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai 32
2.3 Phương pháp nghiên cứu 36
2.3.1 Phương pháp chọn điểm và mẫu khảo sát 36
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 36
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 37
2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu 38
2.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong luận văn 38
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Thực trạng quản lý nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Gia Lai 39
3.1.1 Công tác quản lý lập dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN 39 3.1.2 Quản lý chấp hành dự toán NSNN cho hoạt động KH&CN 44
3.1.3 Quản lý quyết toán NSNN cho hoạt động KH&CN 57
3.1.4 Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN59 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Gia Lai 62
3.2.1 Yếu tố khách quan 62
3.2.2 Nhóm yếu tố chủ quan 66
3.3 Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Gia Lai 68
3.3.1 Những kết quả đạt được 68
3.3.2 Hạn chế 70
3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 72
Trang 63.4 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN
cho hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Gia Lai 74
3.4.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý của tỉnh Gia Lai liên quan đến quản lý NSNN cho hoạt động KH&CN 74
3.4.2 Hoàn thiện công tác lập dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN 75
3.4.3 Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN 76
3.4.4 Hoàn thiện công tác quyết toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN77 3.4.5 Tăng cường chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN 78
3.4.6 Các giải pháp khác 79
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KH&CN Khoa học và công nghệ
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Dung lượng mẫu khảo sát 36
Bảng 2.2: Thang đánh giá Likert 37
Bảng 3.1: Kế hoạch chi cho đề tài dự án KH&CN 42
Bảng 3.2: Đánh giá về xây dựng kế hoạch quản lý chi NSNN cho KH&CN 43 Bảng 3.3: Hệ số tiền công các chức danh 45
Bảng 3.4: Đánh giá về xây dựng định mức chi 46
Bảng 3.5: Phân bổ ngân sách cho các đề tài dự án 48
Bảng 3.6: Đánh giá về phân bổ ngân sách 49
Bảng 3.7: Tình hình chi đầu tư cho KH&CN 50
Bảng 3.8: Thực hiện chi thường xuyên cho hoạt động KH&CN 51
Bảng 3.9: Thực hiện chi cho các đề tài dự án 53
Bảng 3.10: Đánh giá về chấp hành chi NSNN cho hoạt động KH&CN 55
Bảng 3.11: Đánh giá của chủ đề tài về thực hiện chi cho KH&CN 56
Bảng 3.12: Đánh giá về tình hình quyết toán 58
Bảng 3.13: Tình hình xử lý vi phạm 61
Bảng 3.14: Đánh giá thanh tra, kiểm tra 61
Bảng 3.15: Đánh giá về mục tiêu, chiến lược phát triển KH&CN 63
Bảng 3.16: Đánh giá về cơ chế chính sách phát triển KH&CN 64
Bảng 3.17: Đánh giá về sự phát triển khoa học công nghệ 65
Bảng 3.18: Năng lực quản lý của lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ 66
Bảng 3.19: Đánh giá về bộ máy quản lý 67
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Chuyển dịch cơ cấu đóng góp GRDP của Gia Lai vào Vùng Tây Nguyên năm 2010 và năm 2020 29Hình 2.2 So sánh vị thế ngành Nông-lâm-thủy sản các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ 30Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức của Sở KH&CN tỉnh Gia Lai 34
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 3.1: Quy trình lập dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN 39
Biểu đồ 3.2 Kế hoạch chi KH&CN 41
Biểu đồ 3.3: Kế hoạch vốn để thực hiện KH&CN 43
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ phân bổ ngân sách theo lĩnh vực 47
Biểu đồ 3.5: Tình hình xét duyệt đề tài, dự án 52
Biểu đồ 3.6: Tình hình tạm ứng hoạt động KH&CN 54
Biểu đồ 3.7: Tình hình quyết toán cho hoạt động KH&CN 58
Biểu đồ 3.8 Đánh giá về thanh tra, kiểm tra 59
Biểu đồ 3.9 Tình hình thanh, kiểm tra đề tài dự án 60
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngân sách Nhà nước năm 2022 của Bộ Tài chính cho biết, khoản chi cho khoa học công nghệ từ Ngân sách Trung ương dự kiến là 9.140 tỷ đồng, lớn hơn mức 7.732 tỷ đồng chi cho khoa học công nghệ của năm 2021 Như vậy, năm 2022, khoản chi cho khoa học công nghệ của Việt Nam vượt qua ngưỡng 1% tổng chi Ngân sách Trung ương trong năm Đây là điểm mới của năm 2022 mà các năm trước chưa đạt được Cụ thể, năm 2021, chi cho khoa học công nghệ của Việt Nam là 7.732 tỷ đồng, tính trên tổng chi Ngân sách Trung ương của năm là 827.550 tỷ đồng thì chỉ chiếm 0,934% Năm 2022, chi cho khoa học công nghệ dự tính là 9.140 tỷ đồng, tính trên tổng chi của Ngân sách Trung ương là 841.310 tỷ đồng, chiếm 1,086%
Việc tăng chi cho khoa học công nghệ là một trong những giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu trong Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2025, số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm; 100% các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm trực tiếp tham gia Chương trình hình thành các tổ chức nghiên cứu và phát triển; có từ
3 đến 5 ngành sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm làm chủ hoặc tạo ra được công nghệ tiên tiến trong chuỗi giá trị để sản xuất ra các sản phẩm, có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường
Cùng với đó, thúc đẩy tăng năng suất lao động trên cơ sở đổi mới công nghệ, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, sử dụng công nghệ cao; các doanh nghiệp trực tiếp tham gia Chương trình có năng suất lao động cao hơn ít nhất 1,5 lần năng suất lao động khi chưa đổi mới công nghệ Khoảng 5.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp được tập huấn, đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới ở 10 lĩnh vực chủ lực,
Trang 12trọng điểm thông qua hình thức tại chỗ và trực tuyến Hình thành tại mỗi vùng kinh tế ít nhất một mô hình nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ điển hình phù hợp với điều kiện đặc thù của địa bàn để triển khai nhân rộng…
Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ các nguồn: ngân sách nhà nước (chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước); Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; vốn của các tổ chức, doanh nghiệp; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Gia Lai là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở theo quy định của pháp luật
Theo Sở KH&CN tỉnh Gia Lai, kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ hiện chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong tổng chi ngân sách của tỉnh Sở KH&CN đã bám sát Nghị quyết, Chương trình làm việc, các nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND Tỉnh, UBND Tỉnh, Bộ KH&CN, tham mưu cho UNBD Tỉnh đề xuất 04 dự án tham gia các chương trình do Bộ KH&CN chủ trì và quản lý, hướng dẫn triển khai 34 nhiệm vụ cấp tỉnh, tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc và cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được giao
Với những nỗ lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, hiện nay tại Gia Lai có trên 20.000 ha cây công nghiệp đã được ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, nhiều doanh nghiệp đã và đang ứng dụng sản xuất thông minh, công nghệ mới vào chế biến nông sản (Công ty Olam, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Tập đoàn Trường
Trang 13Sinh, ) nhiều đơn vị như Nhà máy đường An Khê, Công ty TNHH MTV Thành Công Gia Lai, đang đi đầu trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn và cơ giới hóa hoạt động sản xuất Tuy nhiên, hiện Gia Lai vẫn còn nguồn tiềm năng lớn cần được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp ư địa phát triển của Gia Lai còn rất lớn với trên 1600 km2 đất đỏ bazan thích hợp cho nhiều loại cây trồng, điều kiện thời tiết thuận lợi; quỹ rừng lớn với hai khu sinh quyển có diện tích trên 100.000 ha đang được bảo tồn nghiêm ngặt Trong đó Vườn Quốc gia Con Ka Kinh có đặc thù tiểu khí hậu rất phù hợp để trồng sâm Ngọc Linh; diện tích đất nông nghiệp lớn với trên 500.000 ha trồng các loại cây công - nông nghiệp như cao su, cà phê, tiêu, chanh dây, v.v Để khai thác các tiềm năng này có vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học và công nghệ trong việc giải quyết một cách căn cơ các vấn đề còn tồn tại về giống cây trồng, quy trình canh tác, chuyển giao và áp dụng các công nghệ chế biến phù hợp Nhiều nội dung về khoa học và công nghệ tại địa phương cũng được trao đổi, thảo luận như: hoạt động chia sẻ thông tin dữ liệu khoa học và công nghệ quốc gia;
cơ chế thanh quyết toán cho các công trình nghiên cứu; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; khung hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở
Hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Gia Lai tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, kết quả vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực quan trọng để nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Hoạt động nghiên cứu-triển khai ở một số lĩnh vực hiệu quả còn chưa cao, nhất là nghiên cứu phục vụ công tác tham mưu, hoạch định cơ chế, chính sách, xây dựng định hướng phát triển ngành, lĩnh vực Số lượng, chất lượng
Trang 14và hiệu quả đổi mới công nghệ còn rất thấp, chưa có bước đột phá Cơ sở hạ tầng về công nghệ cao còn yếu; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong GRDP của tỉnh còn thấp
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN tỉnh Gia Lai gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng KH&CN;
Sự phát triển của khoa học và công nghệ tỉnh Gia Lai; Trình độ của cán bộ quản lý; Chủ trương, chính sách tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ
Vậy, nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Gia
Lai, cần thiết thực hiện nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ
trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Trang 153 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoàn thiện
công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) cho hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ đang công tác tại Sở Khoa học và Công nghệ, Sở tài chính tỉnh Gia Lai và các cơ quan quản lý nhiệm vụ KH&CN và
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước; các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cụ thể là quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
+ Phạm vi thời gian: Các thông tin số liệu thứ cấp về quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN tỉnh Gia Lai từ năm 2020 -
2022 Số liệu sơ cấp thu thập trong tháng 07 năm 2023
4 Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN
- Thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Gia Lai
5 Kết cấu nội dung của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ;
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 161.1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1.1 Nguồn vốn ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015
Nguồn vốn NSNN là tất cả các nguồn vốn được tính dựa trên các khoản thu, chi của Nhà nước, trong đó bao gồm các nguồn từ ngân sách trung ương tới ngân sách địa phương
Nguồn vốn này đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm tài chính mà trong đó nguồn vốn chỉ được bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Nguồn vốn NSNN chủ yếu
từ các khoản thuế, phát hành tiền, lệ phí, phát hành tiền, nhận viện trợ, bán tài sản và đóng góp tự nguyện
1.1.1.2 Quản lý nguồn vốn nhân sách nhà nước
Quản lý nguồn vốn NSNN là hoạt động của các chủ thể quản lý NSNN thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định
Quản lý nguồn vốn NSNN thực chất là quản lý thu, chi NSNN và cân đối hệ thống NSNN
Trang 171.1.1.3 Công nghệ và hoạt động khoa học công nghệ
a Công nghệ
Trong Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 định nghĩa: “Công nghệ
là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”
Xét theo phương diện KH&CN luận thì “Công nghệ có thể được hiểu như mọi loại hình kiến thức, thông tin, bí quyết, phương pháp (gọi là phần mềm) được lưu giữ dưới các dạng khác nhau (con người, ghi chép,…) và mọi loại hình thiết bị, công cụ, tư liệu sản xuất (gọi là phần cứng) và một số tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ) được áp dụng vào môi trường thực tế
để tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ” (Trịnh Ngọc Thạch, 2009)
Như vậy, có thể khái quát về khái niệm công nghệ một cách tổng quát như sau: Công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các kiến thức khoa học, được sử dụng để giải quyết một hoặc một số nhiệm
vụ thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh được thực hiện dưới dạng bí quyết kỹ thuật, phản ánh, quy trình công nghệ, tài liệu,… và các dịch vụ hỗ trợ tư vấn
+ Thông tin: dữ liệu, thuyết minh, dự án, phần mô tả sáng chế, chỉ dẫn
kỹ thuật, điều hành sản xuất;
+ Tổ chức: quan hệ, bố trí, sắp xếp đào tạo đội ngũ cho các hoạt động phân chia nguồn lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành;
+ Phần bao tiêu: nhu cầu thị trường
Khi nói đến công nghệ, người ta thường chỉ nghĩ đến công nghệ theo nghĩa “phần cứng” Nếu hiểu theo nghĩa như vậy thì công nghệ bị giới hạn là
Trang 18những sản phẩm từ những nghiên cứu khoa học công nghệ, những nghiên cứu mang tính ứng dụng cao Nhưng trong khoa học, ngoài nghiên cứu ứng dụng, triển khai còn có nghiên cứu cơ bản Những nghiên cứu cơ bản này mang tính chất làm nền tảng cho những nghiên cứu khác, là cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng và triển khai
b Hoạt động khoa học và công nghệ
Hoạt động KH&CN là hoạt động có hệ thống, có liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các kiến thức KH&CN vào đời sống, xã hội
Hoạt động KH&CN bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển, giáo dục và đào tạo về KH&CN và dịch vụ KH&CN Hoạt động giáo dục và đào tạo về KH&CN là các hoạt động ở bậc đại học, sau đại học và bồi dưỡng thường xuyên dành cho các nhà khoa học và kỹ sư Dịch vụ KH&CN là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội
Theo Luật KH&CN năm 2013, “Hoạt động KH&CN là hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ”
- NCKH là loại hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn Nghiên cứu khoa học gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng;
Trang 19- Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm;
- Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới;
- Sản xuất thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống;
- Dịch vụ KH&CN là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng trí thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn
Hoạt động KH&CN với nội dung như trên chính là đối tượng của quản
lý Nhà nước (QLNN) về KH&CN Hoạt động KH&CN có các đặc trưng: tính sáng tạo, tính rủi ro; tính kế thừa; tính tích lũy Các đặc điểm trên của hoạt động KH&CN có liên hệ với nhau, không thể chia cắt
1.1.2 Nội dung quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN
1.1.2.1 Lập dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN
a Khái niệm
Hằng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán chi ngân sách Nhà nước theo quy định, căn cứ vào kế hoạch xác định, tuyển chọn, xét giao trực tiếp các hoạt động KH&CN trong năm; kế hoạch kiểm tra, đánh giá giữa kỳ, đánh giá nghiệm thu đối với các hoạt động KH&CN trong năm và định mức chi quy định; Sở Khoa học và Công nghệ hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ quản
lý Nhà nước về KH&CN ở địa phương xây dựng dự toán kinh phí đối với các hoạt động phục vụ công tác quản lý Nhà nước về KH&CN và tổng hợp vào
dự toán chi cho hoạt động KH&CN của địa phương, để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
Trang 20- Thứ hai, phải dựa vào chỉ tiêu kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí của ngân sách trong kỳ như số lượng các nhiệm vụ đề tài, dự án,
- Thứ ba, căn cứ nhu cầu kinh phí, khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cũng như khả năng đáp ứng của NSNN trong kỳ kế hoạch để lập dự toán chi
- Thứ tư, căn cứ định mức phân bổ chi ngân sách do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành Các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu sử dụng kinh phí NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra kỳ kế hoạch
- Thứ năm, căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá tình hình quản lý và
sử dụng kinh phí của năm trước
c Quy trình lập dự toán
Quy trình lập dự toán chi cho KH&CN được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán năm hiện hành, chế
độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN theo quy định, yêu cầu nhiệm vụ của năm
kế hoạch để xác định mức chi dự kiến phân bổ cho ngành KH&CN năm kế hoạch Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan tài chính (nếu được ủy quyền) thông báo số kiểm tra và hướng dẫn Sở KH&CN tiến hành lập dự toán kinh phí năm kế hoạch
- Bước 2: Sở KH&CN căn cứ vào chỉ tiêu được giao (số kiểm tra) và văn bản hướng dẫn của cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn vị mình
Trang 21gửi đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan tài chính Cơ quan tài chính tổng hợp dự toán chi ngân sách cho KH&CN vào dự toán chi ngân sách cấp mình để báo cáo UBND trình HĐND cùng cấp quyết định Tại các địa phương Sở KH&CN có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của toàn tỉnh
- Bước 3: Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp mình, cơ quan tài chính trình UBND quyết định giao dự toán cho Sở KH&CN, đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán chi NSNN cho các đơn vị và các phòng ban trực thuộc, bảo đảm khớp đúng với dự toán được UBND tỉnh giao Phương án phân bổ dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị, phòng ban trực thuộc phải gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra Qua thẩm tra, nếu phát hiện phương án phân bổ không đảm bảo các yêu cầu trên thì cơ quan tài chính yêu cầu cơ quan phân bổ điều chỉnh lại Trường hợp
cơ quan phân bổ ngân sách không thống nhất với yêu cầu điều chỉnh của cơ quan tài chính thì báo cáo UBND để xem xét, quyết định
1.1.2.2 Chấp hành dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN
a Khái niệm và mục tiêu
Chấp hành dự toán chi NSNN cấp tỉnh là quá trình tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu chi NSNN theo dự toán được giao thành việc cấp và sử dụng NSNN trong thực tiễn
Thông qua chấp hành dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN có thể tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức
về kinh tế, tài chính của nhà nước đối với lĩnh vực khoa học công nghệ
Thực chất của quản lý việc chấp hành dự toán chi NSNN cấp tỉnh là quản lý quá trình sử dụng kinh phí theo dự toán được giao Mục đích của quản lý việc chấp hành dự toán chi NSNN cấp tỉnh là đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí để bộ máy nhà nước cấp tỉnh thực hiện tốt các chức năng,
Trang 22nhiệm vụ được giao phù hợp với dự toán chi NSNN và các chế độ, chính sách, các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN Quá trình quản lý việc chấp hành
dự toán cũng có nhiệm vụ kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chi NSNN nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoặc quyết định có hay không tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách đó
b Nguyên tắc và nội dung chấp hành dự toán chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động KH&CN
Nguyên tắc chấp hành dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN: đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi của các đơn vị sử dụng ngân sách theo tiến độ và
dự toán được duyệt; các khoản chi ngân sách phải được thanh toán trực tiếp cho người được hưởng; mọi khoản chi ngân sách cho hoạt động khoa học công nghệ phải được kiểm soát trước, trong và sau khi thanh toán chi trả
Nội dung chấp hành chi NSNN cho hoạt động KH&CN là việc bố trí kinh phí kịp thời đáp ứng nhu cầu chi của các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước theo dự toán được duyệt đảm bảo tiết kiệm và đạt hiệu quả cao Các cơ quan được pháp luật quy định có trách nhiệm kiểm soát các khoản chi NSNN cho hoạt động KH&CN theo đúng dự toán và đúng chế độ
Thực hiện dự toán chi NSNN cho KH&CN cần chú ý đến các yêu cầu
Trang 23Quá trình tổ chức điều hành cấp phát và sử dụng khoản chi NSNN cho khoa học và công nghệ cần phải thực hiện đúng các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm các khoản chi đã có trong dự toán NSNN được giao, trừ các trường hợp: dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định; chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao và từ nguồn dự phòng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định;
- Đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi;
Các biện pháp cơ bản để tổ chức tốt công tác quản lý và sử dụng các khoản chi NSNN cho khoa học và công nghệ bao gồm:
- Quy định đầy đủ, kịp thời các biện pháp về tổ chức điều hành chi NSNN cho sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm, quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN, các chính sách, chế
độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cấp phát, sử dụng các khoản chi NSNN (cơ quan tài chính, cơ quan kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý giáo dục và đơn vị sử dụng ngân sách)
- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị
để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động
- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng kinh phí NSNN được giao; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức thảo luận dân chủ, thống nhất trong đơn vị nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ được giao
- Cơ quan tài chính phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí cho khoa học và công nghệ, phối hợp với với cơ quan liên quan điều chỉnh
Trang 24kịp thời dự toán chi trong phạm vi cho phép Hướng dẫn các đơn vị cơ sở trong ngành khoa học thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán hành chính sự nghiệp, hạch toán kịp thời, đầy đủ rõ ràng các khoản chi cho từng loại hoạt động
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi từ NSNN bảo đảm chặt chẽ, đúng chính sách chế độ, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị tổ chức thực hiện có hiệu quả dự toán kinh phí NSNN được giao
- Thực hiện nghiêm chế độ công khai dự toán, quyết toán chi NSNN trong cơ quan theo quy định Tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ, tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn và cán bộ, công chức trong đơn vị được tham gia thực hiện và giám sát thực hiện sử dụng kinh phí NSNN của đơn vị theo quy định của Nhà nước
- Thường xuyên quan tâm chú trọng xây dựng, củng cố, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ của cơ quan quản lý tài chính, cơ quan chủ trì và đội ngũ cán
bộ kế toán trong sở và các đơn vị trực thuộc, bảo đảm đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý NSNN sự nghiệp khoa học
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tình hình nhận
và sử dụng kinh phí NSNN ở các đơn vị trực thuộc và đơn vị chủ trì nhiệm
vụ, đảm bảo chi theo đúng dự toán; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN theo quy định, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, gây thất thoát lãng phí NSNN
1.1.2.3 Quyết toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN
Quyết toán chi NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi ngân sách đầu tư, bao gồm việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các khoản chi ngân sách
Công tác quyết toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN có ý nghĩa thiết thực trong việc nhìn nhận lại quá trình quản lý, điều hành chi NSNN cho hoạt
Trang 25động KH&CN qua một năm, rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết bổ sung cho chu trình công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ năm sau
Quyết toán NSNN là việc tổng kết, đánh giá lại quá trình lập và chấp hành ngân sách Theo nguyên tắc hiện nay quyết toán ngân sách phải làm từ
cơ sở, tổng hợp từ dưới lên, cấp trên không được làm thay cấp dưới Quản lý quá trình quyết toán chi NSNN phải thực hiện được một số nội dung sau:
- Phải đảm bảo tính chính xác của số liệu quyết toán: Sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ cuối năm, số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị, cơ sở khoa học phải được đối chiếu, đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu của
cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước cả về tổng số và chi tiết Khi đó đơn
vị mới được tiến hành lập báo cáo quyết toán năm Ngoài ra, để đảm bảo được yêu cầu quản lý chi NSNN Sở Khoa học và Công nghệ phải lập đầy đủ các biểu mẫu quyết toán theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan tài chính đồng cấp theo đúng thời gian quy định
- Phải xác định được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt quyết toán: Đối với đơn vị dự toán, đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới Sau đó đơn vị dự toán cấp 1 có nhiệm vụ tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm gửi cơ quan tài chính đồng cấp Các cấp ngân sách địa phương có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán trực thuộc và thẩm tra báo cáo quyết toán chi cho khoa học và công nghệ của ngân sách cấp dưới Sau đó, tổng hợp thành báo cáo chi ngân sách cho khoa học và công nghệ gửi Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp đồng thời gửi cho cơ quan tài chính cấp trên
- Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn định mức phân bổ Chỉ một khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết toán các khoản chi NSNN cho khoa học và công nghệ mới tiến hành được thuận lợi Đồng thời, nó mới tạo cơ sở
Trang 26vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính xác, trung thực và khách quan
Việc quyết toán chi thường xuyên NSNN cho KH&CN được thực hiện cùng với quyết toán chi NSNN hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành
1.1.2.4 Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN
Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất tình hình thực hiện nội dung, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện các đề tài, dự án thuộc các Chương trình Mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra, thanh tra quản lý, sử dụng kinh phí chi NSNN cho hoạt động khoa học và công nghệ là:
- Đánh giá được ưu, khuyết điểm của đơn vị trong việc triển khai thực hiện các chính sách chế độ về tài chính, ngân sách đối với hoạt động khoa học
và công nghệ
- Đánh giá được ưu, khuyết điểm trong lập, quyết định dự toán, chấp hành ngân sách và quyết toán NSNN cho hoạt động khoa học và công nghệ
Từ đó có những kiến nghị chấn chỉnh, xử lý về tài chính, kinh tế, con người,
để đưa công tác quản lý và điều hành NSNN vào nền nếp
- Phát hiện kiến nghị bổ sung, sửa đổi chính sách, chế độ về kinh tế, tài chính còn thiếu hoặc không phù hợp thực tế
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN
1.1.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
NSNN là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế - xã hội, do vậy nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng như các chính sách kinh tế - xã hội
và cơ chế quản lý tương ứng Do vậy, việc quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN luôn chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu kinh tế, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng và mức sống của dân cư, qua đó ảnh hưởng đến thu
Trang 27và chi NSNN Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì kinh tế phát triển, thu NSNN nhiều và thuận lợi, do đó quy mô chi NSNN rộng rãi hơn Ngược lại, các vùng núi và trung du, điều kiện sản xuất khó khăn, giao thương cách trở, kinh tế chậm phát triển, thu NSNN sẽ khó khăn, trong khi nhu cầu chi xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và hỗ trợ mức sống của dân cư cao, gây áp lực cho quản lý chi NSNN cấp tỉnh
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh: Các tỉnh có cơ cấu kinh tế hiện đại, quy mô giá trị gia tăng cao, dân cư có kỹ năng tay nghề và trình độ cao thì thu và chi NSNN đều thuận lợi, quản lý chi NSNN nhờ đó dễ dàng hơn Ngược lại, các tỉnh chậm phát triển, thường thu không đủ cân đối chi, phải nhận bổ sung NS từ trung ương sẽ rất bị động trong quản lý chi NS cấp tỉnh, khó khăn rất nhiều trong tìm kiếm nguồn đảm bảo chi…
1.1.3.2 Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN của tỉnh Năng lực cán bộ quản lý chi NS cấp tỉnh, bao gồm năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động NS; năng lực đưa ra được các dự toán hợp lý; năng lực tổ chức thực hiện dự toán năng động; năng lực kiểm tra, giám sát các đơn vị thụ hưởng NS cấp tỉnh… Nếu đội ngũ cán bộ quản lý chi NS cấp tỉnh có năng lực tốt, chất lượng quản lý chi
NS cấp tỉnh sẽ cao và ngược lại Ngoài ra, đạo đức của cán bộ quản lý chi NS cấp tỉnh cũng ảnh hưởng ở mức độ lớn đến quản lý chi NS địa phương Nếu cán bộ tha hóa, vụ lợi, nguy cơ thất thoát, lạm dụng, lãng phí NS sẽ lớn
1.1.3.3 Sự phát triển của khoa học và công nghệ
Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã trở thành nhân tố tác động trực tiếp đến mọi hoạt động kinh tế-xã hội của các quốc gia trên thế giới Tác động của sự phát triển khoa học công nghệ đến quản lý chi NSNN thể hiện: sự phát triển của khoa học công nghệ là điều kiện để nhà nước tiết kiệm chi NSNN cho chi ngân sách đầu tư phát triển do ứng dụng công nghệ mới sẽ
Trang 28tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng công trình và
hạ giá thành Với một lượng kinh phí đầu tư không đổi, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có thể tạo ra kết quả lớn hơn so với công nghệ cũ
Công nghệ quản lý chi NSNN của tỉnh: Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học vào quản lý chi NSNN cấp tỉnh sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt
dữ liệu, tạo tiền đề cho những cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả
1.1.3.4 Khả năng tích lũy của nền kinh tế
Khả năng tích lũy của nền kinh tế ảnh hưởng đến chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động KH&CN Khả năng tích lũy càng lớn thì khả năng chi ngân sách cho hoạt động KH&CN càng lớn
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN
1.2.1 Cơ sở pháp lý của quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN cho hoạt động KH&CN
Cơ sở pháp lý của cơ chế phân bổ vốn cho hoạt động KH&CN thời kỳ
2010 - 2017 dựa trên cơ sở Luật NSNN 2002, luật NSNN 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật KH&CN (2000,2013), chiến lược phát triển KH&CN 2011 - 2020
NSNN cho hoạt động KH&CN được phân cấp và quản lý theo Luật Ngân sách, kinh phí được phân bổ cho các tổ chức KH&CN công lập căn cứ theo định mức chung của khu vực hành chính sự nghiệp Luật NSNN 2002, Luật NSNN 2015 và các văn bản hướng dẫn quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán NSNN Các tổ chức KH&CN là ĐVSN thụ hưởng nguồn kinh phí từ NSNN chịu sự tác động của văn bản này Giai đoạn 2010-2015 việc phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN được thực hiện theo Quyết định 59/2010/QĐ-TTg ban hành Định mức phân bổ chi thường xuyên và quyết định 60/2010/TTg ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn
Trang 29đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 115/2005/NĐ-CP Từ năm 2016 - 2020, việc phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN chịu sự điều chỉnh của Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016 -
2020, QĐ Số 46/2016/QĐ-TTg về định mức phân bổ chi thường xuyên, Nghị định 54/2016 và các văn bản hướng dẫn quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập Ngoài ra, còn dựa trên các thông tư hướng dẫn lập Kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN của Bộ KH&CN hằng năm
Bên cạnh đó, Luật KH&CN 2013, chiến lược phát triển KH&CN
2011-2020 cũng quy định một số vấn đề về xây dựng dự toán và quản lý việc sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ và cam kết mức phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN là tối thiểu 2% tổng chi NSNN
Ngày 10/1/2023 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN)
Thông tư này quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí NSNN thực hiện nhiệm vụ KH&CN được quy định tại Điều 25, 26, 27 và
28 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/1/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN
Các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN thuộc nội dung triển khai của các chương trình KH&CN theo các Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trong từng giai đoạn được áp dụng quy định tại Thông tư này và các quy định tài chính đặc thù (nếu có)
Theo Thông tư số 03/2023/TT-BTC, các yếu tố đầu vào cấu thành dự toán NSNN thực hiện nhiệm vụ KH&CN gồm: Tiền thù lao tham gia nhiệm
vụ KH&CN gồm: Tiền thù lao cho các thành viên tham gia thực hiện nhiệm
Trang 30vụ KH&CN; tiền công lao động phổ thông hỗ trợ các công việc trong nội dung nghiên cứu; tiền thuê chuyên gia trong nước và chuyên gia ngoài nước phối hợp trong quá trình nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ KH&CN
1.2.2 Chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển KH&CN
Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định Nhà nước đảm bảo chi cho KH&CN từ 2% trở lên trong tổng chi NSNN hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH&CN (Theo ChươngVI, Điều 49, Khoản 1, Luật Khoa học và công nghệ năm 2013) Dành cho KH&CN ít nhất 2% chi NSNN là một sự cố gắng lớn trong điều kiện kinh tế xã hội và cân đối NSNN khó khăn Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và nhà nước cho KH&CN
Sự đầu tư này nhằm đạt được những kết quả về KH&CN trong từng thời kỳ
Giai đoạn 2010 - 2020, Chiến lược phát triển khoa học công nghệ 2010 -
2020 nêu rõ mục tiêu tổng quát là: Phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn
2011 - 2020 cũng quy định: “Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia, các sản phẩm quốc gia Phấn đấu tăng tổng đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ đạt trên 2% GDP vào năm 2020 Bảo đảm mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho khoa học và công nghệ không dưới 2% tổng chi ngân sách Nhà nước hàng năm”
Như vậy, các chủ trương, chính sách của Chính phủ về đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ tập trung vào:
- Ngân sách Nhà nước cho phát triển khoa học và công nghệ
Vốn Ngân sách cho KH&CN được xem là một trong những biện pháp quan trọng nhất thể hiện nỗ lực của nhà nước đối với KH&CN Tài trợ từ
Trang 31ngân sách Nhà nước có tính chất châm ngòi, khơi thông thu hút các nguồn vốn khác Mặt khác, trong điều kiện ngân sách còn khó khăn thì việc chi đúng, chi có trọng tâm, trọng điểm và có cơ chế kiểm tra phù hợp sẽ phát huy tính tích cực của vốn đầu tư
Theo quy định, chi từ NSNN cho KH&CN hàng năm không dưới 2% tổng chi NSNN Tuy nhiên để có thể huy động toàn bộ số tiền này còn phụ thuộc rất lớn vào cơ chế của nhà nước về phân bổ, quản lý và sử dụng nó
- Chính sách ưu đãi của nhà nước đối với tổ chức KH&CN, doanh nghiệp + Tổ chức KH&CN: Đây là những đơn vị đóng vai trò bên cung trên thị trường KH&CN Sự phát triển của các tổ chức này quyết định đến sự phát triển của thị trường KH&CN Nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp KH&CN và được hưởng các ưu đãi
+ Các doanh nghiệp: là những đơn vị đóng vai trò bên cầu trên thị trường khoa học và công nghệ Khi doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ
sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, vay vốn, khấu hao
- Thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ phát triển KH&CN của các bộ, ngành, địa phương và Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp nhằm huy động, đóng góp, tài trợ vốn từ NSNN, vốn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để đầu tư phát triển KH&CN
1.2.3 Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN
1.2.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Định
Tỉnh Bình Định đã đạt được nhiều thành công trong việc ứng dụng KH&CN trong nông nghiệp nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả
Hạn chế dịch bệnh: Theo chi cục Thú y tỉnh Bình Định cho biết trong những năm trước, người nông dân bị thiệt hại nặng nề do vật nuôi gặp nhiều dịch bệnh, đặc biệt là bệnh lợn tai xanh Việc nghiên cứu đặc điểm dịch tễ;
Trang 32xác định virus; phân lập các chủng bội nhiễm chưa được thực hiện nên điều trị kém hiệu quả Vì vậy, năm 2010 - 2012, các bác sỹ tại Chi cục thú y tỉnh
đã thực hiện đề tài nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống bệnh tai xanh” Sau gần một năm phân tích các thành phần hóa, lý, thí nghiệm trên chuột bạch, nhóm tác giả đã cho ra đời vắc-xin đặc chủng phòng bệnh mới, phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại tỉnh Kết quả kiểm chứng tiêm phòng vắc- xin trên 600 con lợn nái, lợn sữa tại huyện An Lão, Tây Sơn, cho thấy, vật nuôi bảo đảm an toàn, miễn dịch cao ngay cả ở thời điểm bệnh tai xanh lan rộng
Bình Định là tỉnh có diện tích khoai tây lớn nhưng do các doanh nghiệp, trung tâm của tỉnh chưa chủ động được về giống nên nông dân phải mua từ nhiều nguồn, thậm chí sử dụng giống nhập lậu chứa nhiều mầm bệnh Với sản phẩm sạch bệnh nhập khẩu từ châu Âu, giá bán rất cao nên nhiều gia đình không thể mua được Trên thị trường giống chuối tiêu hồng cũng có tình trạng thiếu sản phẩm bảo đảm chất lượng Trước thực tế đó, Trung tâm Giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT) đã thực hiện đề án
"Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống chuối tiêu hồng và khoai tây sạch bệnh” Trung tâm đầu tư, nâng cấp trang thiết bị làm việc, nhận chuyển giao công nghệ và nghiên cứu, hoàn thiện Cùng đó, đơn vị hỗ trợ kỹ thuật và giống nuôi cấy mô cho nông dân Sau hai năm thực hiện, đến năm
2018, Trung tâm làm chủ được công nghệ, sản xuất giống chuối tiêu hồng và khoai tây sạch bệnh Atlantic, Solara có giá bán chỉ bằng một nửa so với nhập khẩu Quý I năm nay, đơn vị cung cấp gần 10 vạn giống cây nuôi cấy mô cho thị trường với ưu điểm độ đồng đều cao, kháng bệnh tốt, giá bán phù hợp với túi tiền của nông dân trong tỉnh
Lựa chọn đề tài thiết thực: Giai đoạn gần đây tỉnh có nhiều đề tài dự án,
mô hình thuộc lĩnh vực nông nghiệp Trong đó, phần lớn tập trung vào việc chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới; cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch;
Trang 33ứng dụng biện pháp canh tác mới Hầu hết các đề tài, dự án đều phát huy hiệu quả Ngoài ra tỉnh còn có một số đề tài tiêu biểu khác như: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật xử lý làm tăng năng suất và chất lượng của giống táo Đài Loan; đánh giá hiệu quả công thức phối trộn thức ăn ủ men sinh học trong chăn nuôi lợn thịt; điều tra, nghiên cứu lựa chọn một số giống lúa chất lượng
bổ sung vào bộ giống của tỉnh
Thông qua hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, hàng nghìn nông dân được tập huấn kỹ thuật, tham gia hội thảo đầu bờ Cũng nhờ đó, chăn nuôi tập trung công nghiệp, bán công nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyển biến tích cực, toàn tỉnh có 406 trang trại nuôi lợn, gia cầm, tăng 60 trang trại so với cuối năm 2012 Giá trị thu nhập trên đất canh tác tăng khá, năm 2015 thu nhập bình quân 47 triệu đồng/ha, đến năm 2018 chỉ tiêu này đạt 60 triệu đồng
1.2.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Kon Tum
Những năm qua, Kon Tum luôn quan tâm đầu tư Kh&CN trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp Trong đó, ngày càng có nhiều tiến bộ
về kỹ được ứng dụng trên diện rộng, góp phần tạo nên những bước tiến vượt bậc trong nông lâm nghiệp, từng bước tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, cải thiện mức sống của người dân
Tỉnh Kon Tum luôn coi trọng việc phát triển KH&CN, coi đây là động lực để phát triển sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế Trong điều kiện nguồn Ngân sách của Nhà nước và của tỉnh còn nhiều khó khăn, tỉnh đã lựa chọn những đề tài, dự án có tính khả thi, có khả năng ứng dụng cao và có thể đem lại hiệu quả tích cực; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất
Trong việc tăng cường hiệu quả công tác quản lý các nhiệm vụ khoa học công nghệ, Sở KH&CN đã chỉ đạo việc thẩm định thuyết minh, công tác đánh giá, nghiệm thu các đề tài, dự án đã được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo
Trang 34theo trình tự quy định Sở KH&CN triển khai nhân rộng kết quả nghiên cứu thông qua chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ Khoa học và Công nghệ vào sản xuất và đời sống
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ triển khai 6 dự án tạo lập, quản lý
và phát triển tài sản trí tuệ là các nhãn hiệu tập thể của địa phương, doanh nghiệp, góp phần phát triển thương hiệu, nâng cao giá trị và thị phần cho các sản phẩm truyền thống Tăng cường công tác quản lý và kiểm soát an toàn bức xạ, hạt nhân; quản lý tốt các nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra về quản lý tiêu chuẩn, đo lường chất lượng; kiểm định, hiệu chuẩn cho 6.000 phương tiện đo lường góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa trên thị trường và bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng Với mục tiêu đặt sự nghiệp phát triển KH&CN là hàng đầu, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm và coi KH&CN là một trong những động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh
1.2.4 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai
Từ kinh nghiệm quản lý chi NSNN của một số địa phương có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN cho sự nghiệp KH&CN tại tỉnh Gia Lai như:
- Quản lý chi NSNN cho KH&CN chặt chẽ, kiểm soát sự gia tăng mức chi NSNN cho KH&CN khi không cần thiết, coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tư của khu vực tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội
- Quản lý NSNN cho hoạt động KH&CN có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý NSNN cấp tỉnh Chú ý cân đối ngân sách nhằm phát huy vai trò của KH&CN trong phát triển KT-XH
- Thanh kiểm tra quá trình chi NSNN cho hoạt động KH&CN Giám sát chặt chẽ quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN
- Mở rộng quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong quản lý NSNN cho hoạt động KH&CN
Trang 35- Cơ chế phân phối nguồn tài chính linh động giữa các cấp nhằm tạo ra dịch vụ công đáp ứng tốt nhu cầu xã hội cả về số lượng và chất lượng khi nguồn tài chính hạn hẹp
- Đôn đốc chính quyền các địa phương cần huy động tối đa khả năng tài chính, loại bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào ngân sách cấp trên cho hoạt động KH&CN
Trang 36Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Gia Lai
độ Đông Tiếp giáp theo địa giới hành chính bao gồm:
- Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum;
- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên;
- Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk;
- Phía Tây giáp tỉnh Rattanakiri của Campuchia với 80,485 km đường biên giới
Gia Lai là một bộ phận hợp thành của Khu vực Tam giác phát triển (TGPT) Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) gồm 13 tỉnhcủa ba nước, có cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh phía Việt Nam nối qua cửa khẩu Oza Dao phía Campuchia Với 80,485km đường biên giới chung với Campuchia, Gia Lai nằm ở vị trí trung tâm khu vực CLV, cửa ngõ khu vực CLV nối với dải ven biển miền Trung Việt Nam, là hướng ra biển thuận lợi cho khu vực này Nhìn rộng ra trong khuôn khổ kết nối giao thông, Quốc lộ 19 (Việt Nam) nối với Quốc lộ 78 (Campuchia), kết nối khu vực Myanmar là tuyến thuận lợi để hình thành Hành lang kết các địa phương thuộc tiểu vùng phía Mê Kông và là tuyến đường ngắn nhất nối liền hai bờ Ấn Độ Dương (phía Myanmar) và Thái Bình Dương (phía Việt Nam)
Gia Lai nằm trong khu vực tiểu vùng GMS có mối quan hệ chặt chẽ về nguồn nước và đa dạng sinh học Gia Lai nằm ở đầu nguồn của nhiều lưu vực sông lớn chảy xuống phía Đông là vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và phía Tây là lưu vực sông quốc tế Mê Kông
Trang 37Gia Lai nằm ở vị trí giao điểm của tuyến giao thông đường bộ quốc gia: (1) Chạy theo hướng Bắc - Nam có đường Hồ Chí Minh (QL.14) (nối với các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ); chạy theo hướng Đông - Tây có Quốc lộ 19, chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam
có Quốc lộ 25 (nối tỉnh Gia Lai với tỉnh Phú Yên)
Vị trí Gia Lai kết nối theo đường bộ có khoảng cách khá xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng, cả nước: (1) Đối với các cảng biển quốc gia, quốc tế: khoảng cách từ Pleiku thuận lợi nhất là cảng Quy Nhơn là 165 km, cảng quốc tế đầu mối phía Nam là Cái Mép-Thị Vải 554 km, cảng quốc tế khu vực miền Trung là Đà Nẵng là 342 km (2) Đối với các đô thị, khoảng cách từ TP Pleiku đến các trung tâm kinh tế của vùng dưới 200 km có TP Quy Nhơn và
TP Buôn Ma Thuột (tương đương với thời gian di chuyển hiện nay 3 - 4 giờ), riêng TP Kon Tum có khoảng cách 48km hình thành chức năng bổ trợ và mối liên hệ mật thiết giữa hai đô thị Kon Tum và Pleiku ở tiểu vùng phía Bắc Tây Nguyên Ngoài ra các trung tâm lớn còn lại đều trên 200 km Mặc dù nằm xa các trung tâm nhưng Gia Lai vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh khi đã thu hút một lượng lớn hàng hóa, hành khách trao đổi giữa tỉnh và các tỉnh trong vùng
1.1.1.2 Địa hình
Gia Lai có độ cao trung bình từ 700 đến 800m so với mực nước biển,
độ dốc trung bình từ 3 độ đến 150 độ Địa hình rất đa dạng, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây Đỉnh cao nhất là Kon Ka Kinh (huyện K’Bang) 1.748m và nơi thấp nhất là vùng hạ lưu sông Ba (100m) Hướng địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây với 3 kiểu địa hình chính:
- Địa hình đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, độ cao trung bình 500m, độ dốc trung bình 150 độ, phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam của tỉnh
Trang 38- Địa hình cao nguyên có hai cao nguyên đất đỏ bazan là cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng - chiếm gần 1/3 diện tích tự nhiên của tỉnh: Cao nguyên Pleiku phân bố hầu khắp ở phía Tây dãy Trường Sơn, độ cao trung bình từ 600 - 700m và độ dốc trung bình từ 3 đến 150 độ Cao nguyên Kon Hà Nừng phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc đến Ka Nak của huyện K’Bang, có độ cao trung bình từ 800 đến 900m, độ dốc trung bình từ
10 đến 180 độ, với đỉnh Kon Ka Kinh cao nhất huyện K’Bang là 1.748m
- Địa hình đồng bằng, thung lũng chiếm gần 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ven sông suối, bề mặt tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 100m, bao gồm: thung lũng ven sông Ba (từ K’Bang, An Khê đến Krông Pa) có hai thung lũng lớn là thung lũng An Khê và thung lũng Cheo Reo - Phú Túc
Địa hình Gia Lai nằm trong vùng kiến tạo của hoạt động núi lửa với 2 pha chính: với kiểu hình thái địa hình núi lửa (miệng & hang động) và địa hình cao nguyên cao (độ cao 600 - 800 m)
Địa hình đa dạng hình thành cảnh quan tự nhiên có sự khác biệt, độc đáo của riêng Gia Lai Đặc biệt là kiểu địa hình miệng núi lửa điển hình có điều kiện để thu hút các hoạt động nghiên cứu, du lịch khám phá và hướng tới hình thành công viên địa chất
Địa hình Gia Lai một số khu vực thung lũng ít chia cắt qua dãy Trường Sơn để hình thành các tuyến kết nối ngang đường bộ và đường sắt nối duyên hải miền Trung với Tây Nguyên
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Kinh tế
Quy mô GRDP tỉnh Gia Lai đứng thứ ba vùng Tây Nguyên (sau hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk) chiếm 25% toàn vùng GRDP/người của tỉnh đứng thứ 2/3 tỉnh trong vùng Tây Nguyên sau tỉnh Lâm Đồng GRDP/người của tỉnh thấp hơn GRDP/người của vùng Tây Nguyên Thu nhập bình quân
Trang 39năm 2020 của tỉnh bằng 77% thu nhập bình quân của cả nước, xếp thứ 41/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương So với năm 2010 tỉnh xếp thứ 33/63 lùi 8 bậc so các tỉnh trong cả nước Cơ cấu ngành kinh tế của Gia Lai tương tự như cơ cấu của vùng Tây Nguyên thiên về nông nghiệp chiếm đến 36% đảo ngược với cơ cấu kinh tế cả nước thiên về dịch vụ với tỷ trọng 41,1%
Mật độ kinh tế của tỉnh (GRDP/km2) thấp hơn mật độ kinh tế của vùng Tây Nguyên và đứng thứ 3/5 tỉnh trong vùng sau Lâm Đồng và Đắk Lắk và đứng thứ 53/63 tỉnh thành cả nước So với năm 2010 mức độ gia tăng mật độ kinh tế của tỉnh gấp khoảng trên 3,1 lần nhưng về thứ hạng tụt xuống thứ 55/63 tỉnh thành
GRDP bình quân đầu người của tỉnh Gia Lai năm 2020 là 51.887 nghìn đồng, tương đương 2.241 USD, mức thu nhập này thấp hơn mức thu nhập bình quân đầu người của toàn vùng Tây Nguyên, đứng thứ 4/5 tỉnh trong vùng, chỉ cao hơn Kon Tum
Hình 2.1 Chuyển dịch cơ cấu đóng góp GRDP của Gia Lai vào Vùng Tây
Nguyên năm 2010 và năm 2020
Gia Lai và các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk vùng Tây Nguyên chiếm ưu thế tuyệt đối về lợi thế so sánh với các tỉnh Nam Trung Bộ về các ngành NLTS
Nông nghiệp ngành thế mạnh của tỉnh nếu xét ở quy mô Gia Lai đóng góp 1,9 điểm% chiếm khoảng 25,5%; mức đóng góp này là cao hơn đáng kể
so với ngành nông nghiệp của cả nước, của vùng và đứng thứ 3/5 tỉnh sau
Trang 40Lâm Đồng và Đắk Lắk Ngành nông lâm thủy sản của tỉnh chiếm 2,9% tổng GDP khối ngành tương ứng của cả nước, cao nhất trong ba khối ngành Tốc
độ tăng trưởng ngành nông nghiệp nhanh nhất vùng Tây Nguyên Xét trên bình diện vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, khối ngành này tỉnh luôn chiếm ưu thế về quy mô và có vị thế đứng đầu