1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp tác và hội nhập quốc tế lý luận và thực tiễn

102 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

, MAU 14/KHCN (Ban hanh kém theo Quyét dinh so 3839 /QD-DHQGHN ngay 24 thang10 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Ha Néi) ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI BAO CAO TONG KET KET QUA THUC HIEN DE TAI KH&CN CAP DAI HOC QUOC GIA Tên đề tài: Hợp tác và hội nhập quốc tế: Lý luận và thực tiễn Mã số đề tài: QG.14.25 Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Hoàng Khắc Nam Hà Nội, 2017 PHẢN I THÔNG TIN CHUNG 1.1 Tên đề tài: Hợp tác và hội nhập quốc tế: Lý luận và thực tiễn 1.2 Mã số: QG.14.25 1.3 Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài TT | Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài 1 | PGS TS Hoang Khắc Nam Khoa Quốc tế học, Chủ trì 2 ThS Tran Van Thanh Truong DHQHKH&NV Thành viên Cục quản trị, Văn phòng Thành viên 3 ThS Nguyễn Khánh Vân Quôc hội Thành viên 4 ThS Hà Lê Huyền Vụ Châu Mỹ, bộ Ngoại Thành viên | 5 ThS Ngô Tuần Thắng giao ˆ Viện Nghiên cứu Đông Nam A, Vién Han lam KHXH Viét Nam Khoa Quốc tế học, Truong DHQHKH&NV 1.4 Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 1.5 Thời gian thực hiện: từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 5 năm 2016 1.5.1 Theo hợp đồng: — đến tháng 5 năm 2017 1.5.2 Gia hạn : từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 5 năm 2017 1.5.3 Thực hiện thực tế: 1.6 Những thay đối so với thuyết minh ban đầu (nếu có): 1.7 Tống kinh phí được phê duyệt của đề tài: 300 triệu đồng PHAN II TONG QUAN KET QUA NGHIEN CUU 1 Đặt vấn đề Hợp tác đã có từ lâu trong lịch sử loài người và diễn ra trong mọi xã hội Hợp tác là hành vi ứng xử thường xuyên của con người trong cuộc sống hàng ngày Khi hình thành nhà nước và quốc gia, hợp tác quốc tế bắt đầu xuất hiện Hợp tác và xung đột chính là hai tính chất cơ bản và là hai hình thức chủ yếu của quan hệ quốc tế Đó cũng là hai dòng chảy chính của lịch sử quan hệ quốc tế Cho đến nay, hợp tác và hội nhập quốc tế đang là xu thế lớn, lôi cuốn mọi quốc gia tham gia và ngày càng tăng trong QHỌT thế giới Là một trong những xu thể lớn nhất của thời đại, hợp tác va hội nhập quốc tế hiện đang ảnh hưởng ngày cảng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội và con người Nó làm thay đổi cả thế giới và tác động mạnh mẽ tới mọi quốc gia Hợp tác và hội nhập quốc tế cũng là một chủ trương lớn của Việt Nam Tuy nhiên, hợp tác và hội nhập chứa đựng cả mặt tích cực và tiêu cực Đồng thời, hợp tác và hội nhập trong thời hiện đại đã có nhiều biến đổi so với trước Trong khi đó, quá trình hợp tác vả hội nhập quốc tế của nước ta vẫn còn sự lúng túng, hiệu quả chưa cao và còn gặp nhiều khó khăn, trúc trắc Thế nhưng, việc nghiên cứu ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu hợp tác và hội nhập quốc tế do còn thiếu nhiều cơ 1 sở lý luận cũng như chưa có công trình nào tổng kết một cách toàn diện về xu thế này trong thời hiện đại Vì thế, việc nghiên cứu để tai nay có tính cấp bách nhằm phục vụ yêu cầu này của đất nước cả về cơ sở khoa học cũng như thực tiễn cho việc thúc đây và nâng cao hơn nữa chất lượng hợp tác, hội nhập quốc tế của nước ta Việc nghiên cứu đẻ tài có cả ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đề tài cần thiết về mặt khoa học khi cung cấp một hệ thống lý luận tương đối đầy đủ về hợp tác và hội nhập quốc tế với những cơ sở lý luận đa đạng, nhiều chiều Những lý thuyết và cơ sở lý luận này sẽ góp phần phát triển cả về bản thê luận, nhận thức luận lẫn phương pháp luận vốn đang còn rất thiểu ở nước ta cho việc nghiên cứu hợp tác và hội nhập quốc tế Ý nghĩa khoa học quan trọng thứ hai của đề tài là cung cấp một sự tông kết về quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế trong thời kỳ hiện nay với đầy đủ các phương diện của nó như cơ sở và chủ thể, đặc điểm và điều kiện, hình thức và biện pháp, xu hướng và tác động, thuận lợi và khó khăn, mặt tích cực và tiêu cực, sự tương tác liên lĩnh vực cũng như nhiều vẫn đề của quá trình này như hợp tác nước lớn-nước nhỏ, toàn cầu hóa, quản trị toàn cầu, Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tải này còn giúp đem thêm những luận cứ khoa học cho nhiều ngành khoa học khác có liên quan đến quốc tế như Chính trị học, Lịch sử, Kinh tế quốc tế, Xã hội học, Luật pháp quốc tế Việc nghiên cứu để tài này còn có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn khi cung cấp những cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của đất nước Các cơ sở khoa học này bao gồm cơ sở lý luận từ hệ thống lý thuyết và lý luận, cơ sở thực tiễn từ sự tổng kết xu hướng hợp tác và hội nhập trong thời kỳ hiện nay Đồng thời, các cơ sở nảy cũng đem thêm những công cụ và phương tiện để tìm hiểu và đánh giá tình hình thế giới cũng như khu vực Từ đó, chúng ta có thể có đối sách thích hợp, phục vụ thiết thực cho công cuộc thúc đây hợp tác quốc tế và phát triển đất nước Không chỉ đóng góp trên phương diện nhà nước, các cơ sở này còn giúp ích cho doanh nghiệp và các địa phương trong hoạt động đối ngoại của mình 2 Mục tiêu Đề tài có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu chung: Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc triển khai hợp tác vả hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng hệ thống lý luận và phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về hợp tác và hội nhập quốc tế như khái niệm, các loại hình, điều kiện, các lý thuyết cơ bản, các quan niệm khác nhau về hợp tác và hội nhập quốc tế - Xác định cơ sở, quá trình, đặc điểm và biểu hiện của xu hướng phát triển hợp tác và hội nhập quốc tế từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay cùng với những tác động của chúng đến QHQT thé gidi - Nghiên cứu quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam và đề xuất giải pháp cho hợp tác và hội nhập quốc tế của nước ta trong tình hình hiện nay 3 Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: Đề tài có cách tiếp cận chủ yếu dựa trên Chủ nghĩa Tự do trong QHQT và đường lôi đối ngoại của Việt Nam Chủ nghĩa Tự do trong QHỌQT là lý thuyết căn bản về hợp tác và hội nhập quốc tế Còn cách tiếp cận dựa trên quan điểm đường lỗi của Việt Nam giúp đem lại góc nhìn từ phía các nước đang phát triển và nhằm phục vụ cho công cuộc hợp tác và hội nhập quốc tế của nước ta Ngoài ra, trong một số vấn đề cụ thể, đề tài cũng sử dụng một số cách tiếp cận khác, ví dụ như quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin và Chủ nghĩa Kiến tạo về một số vấn đề trong hợp tác quốc tế, Như vậy, về tổng thé, dé tài sẽ sử dụng cách tiếp cận toàn diện có tinh đa ngành va liên ngành Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Phương pháp chủ yếu được vận dụng trong đẻ tài là các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn như phương pháp logic-lịch sử, phương pháp liên ngành, phương pháp đa ngành, phương pháp hệ thống-cấu trúc, phương pháp so sánh Các phương pháp đặc thù của quan hệ quốc tế có một vị trí quan trọng trong nghiên cứu để tài bởi nội dung của đề tài tập trung chủ yếu trong lĩnh vực quan hệ quốc tế Đó là các cấp độ phân tích, phương pháp phân tích chính sách đối ngoại, phương pháp phân tích hệ thống quốc tế, phương pháp phân tích lợi ích quốc gia, các phương pháp kinh nghiệm trong nghiên cứu QHQT, Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng các phương pháp lịch sử như phương pháp lịch đại, phương pháp đồng đại, phương pháp logic lịch sử, để xem xét về quá trình vận động của xu hướng hợp tác và hội nhập quốc tế trong thời kỳ hiện đại, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh đến nay Do hợp tác và hội nhập quốc tế là một hiện tượng diễn ra đồng thời trên nhiều lĩnh vực, giữa các lĩnh vực lại có sự tương tác qua lại chặt chẽ với nhau, cho nên phương pháp đa ngành và liên ngành cũng được sử dụng như một phương pháp quan trọng của đề tài Ngoài ra, các phương pháp bổ trợ của các ngành khác cũng được sử dụng trong đề tài Ví dụ, đề tài áp dụng các phương pháp chính trị trong nghiên cứu quan hệ hợp tác chính trị, các phương pháp kinh tế trong quan hệ hợp tác và hội nhập kinh tế, các phương pháp nghiên cứu văn hoá-xã hội khi xem xét sự hợp tác văn hóa-xã hội 4 Tổng kết kết quả nghiên cứu Hợp tác và hội nhập quốc tế là một dòng chảy lớn và liên tục trong lịch sử QHQT Trong thời hiện đại, hợp tác và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế lớn, lôi cuỗn mọi quốc gia tham gia, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống Chính xu thế này đang góp phần quan trọng làm thay đổi thế giới và nhân loại Mặc dù vậy, việc nghiên cứu lý luận về xu hướng này vẫn còn khá hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thúc đây hợp tác và hội nhập quốc tế trong tình hình mới Những khó khăn, đứt đoạn hoặc bất thành hay phi hiệu quả của rất nhiều hợp tác và hội nhập quốc tế đã cho thay điều này Trong bối cảnh đó, công trình này đã cố gắng đóng góp thêm phần nào cho việc nghiên cứu hiện tượng hợp tác và hội nhập quốc tế Qua nghiên cứu của đề tài, chúng ta có thẻ rút ra một số kết quả về hợp tác và hội nhập quốc tế như sau: 1/ Trong nghiên cứu và vận dụng lý luận về hợp tác và hội nhập quốc tế, rất cần nắm rõ khái niệm của hai hiện tượng hợp tác và hội nhập quốc tế cũng như các đặc trưng mang tính bản chất của chúng Nắm rõ khái niệm và các đặc trưng giúp hiểu đúng bản chất, đặc điểm vả xu hướng vận động của chúng đề từ đó có cách xử lý đúng đắn cũng như hạn chế cách hảnh xử theo chủ quan và kinh nghiệm thuần túy Từ ý nghĩa đó, đề tài đã đưa ra khái niệm hợp tác quốc tế là sự phối hợp hoà bình giữa các chủ thể QHQT nhằm thực hiện các mục đích chung, còn khái niệm hội nhập quốc tế là quá trình kết hợp các quốc gia riêng rẽ vào một trạng thái của chỉnh thể mới trên cơ sở đảm bảo lợi ích cơ bản của quốc gia 2/ Sự phân biệt hợp tác và hội nhập quốc tế là rất cần thiết Hai hiện tượng khác nhau cả về mục tiêu, bản chất, nội dung, đặc điểm nên đòi hỏi phải có chính sách và biện pháp phù hợp với từng hiện tượng Từ yêu câu này, đề tài đã làm rõ bảy sự khác nhau giữa hợp tác và hội nhập quốc tế Bảy sự khác nhau này bao gồm: lĩnh vực, tính chính thể, mức độ quyền hạn nhường cho chỉnh thể, quy mô thời gian, mức độ sâu sắc của liên kết, điều kiện thực hiện và sự liên quan đến chủ quyền quốc gia 3/ Động lực chính của hợp tác và hội nhập quốc tế đều là lợi ích, nhất là các lợi ích cơ bản của quốc gia và con người là an ninh và phát triển Không chỉ mỗi vai trò là động lực, lợi ích còn có nhiều phương diện khác nhau mà đều có tác động không nhỏ đến hợp tác và hội nhập quốc tế Các phương diện này là tính chất cơ bản của lợi ích, quy mô của lợi ích, lợi ích tuyệt đối và lợi ích tương đối, sự bất đối xứng về lợi ích, lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp, sự có đi có lại về lợi ích Sáu phương điện này đòi hỏi phải xác định rõ chúng đề tính toán mục tiêu, bước di, cách thức sao cho hợp tác quốc tế có hiệu quả 4/ Có lợi ích nhưng hợp tác và hội nhập quốc tế chưa chắc đã được tiến hành, hoặc có tiễn hành thì cũng chưa chắc đã hiệu quả Điều này phụ thuộc vào điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài của hợp tác và hội nhập quốc tế Việc nghiên cứu điều kiện giúp cho việc quyết định tiến hành hay không, cho việc chọn lựa chính sách và biện pháp phủ hợp Có sáu điều kiện bên ngoài bao gồm: Sự bất đối xứng quyền lực, số lượng chủ thể tham gia, luật lệ trong QHQT, cau trúc của hệ thống quốc tế, một số thành tô khác của hệ thống quốc tế (tương tác, xu hướng và mẫu hình quan hệ phổ biến), tác động từ các nước liên quan khác Trong khi đó, sáu điều kiện bên trong bao gồm: Sự tính toán lý trí, lòng tin, các nhóm trong nước, giới tỉnh hoa xã hội, thể chế trong nước và cơ chế hoạch định chính sách, giá trị và bản sắc 5/ Hội nhập quốc tế là hiện tượng phức tạp và khó khăn hơn so với hợp tác quốc tế nói chung Vì thế, ngoài việc phải tính đến các điều kiện như trên, hội nhập quốc tế còn đòi hỏi thêm một số điều kiện riêng nữa đề có thể thực hiện được thuận lợi Các điều kiện bên ngoài riêng nảy là hệ thống quốc tế có mức độ tương tác cao với tính hướng đích hợp tác, bối cảnh hòa bình và sự ôn định tương đối trong quan hệ quốc tế, xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá Còn các điều kiện bên trong riêng thì bao gồm nên tảng của quá trình hợp tác trước đó giữa các nước tham gia; sự tự 4 nguyện, bình đăng và đồng thuận; các điều kiện về kinh tế và các điều kiện về chính trị có khả năng tạo ra sự hài hòa và cô kết, hạn chế các bát đồng, vướng mắc nảy sinh trong quá trình hội nhập 6/ Bởi hợp tác và hội nhập quốc tế la van dé lon va quan trong trong QHQT nén cac ly thuyết QHQT đều bàn về chủ đề này Chủ nghĩa Tự do là lý thuyết QHQT đề cao và nghiên cứu nhiều nhất về hợp tác và hội nhập quốc tế Trong chừng mực nảo đó, có thể coi Chủ nghĩa Tự do là lý thuyết về hợp tác quốc tế Lý thuyết này bàn khá rộng về hợp tác khá rộng từ nguyên nhân, điều kiện, vai trò tới xu hướng và cách thức thực hiện Bởi thế, dé tai đã sử dụng nhiều cách tiếp cận và các luận điểm của lý thuyết nảy trong nghiên cứu về hợp tác và hội nhập quốc tế Trong khi đó, một số luận điểm của các lý thuyết khác cũng được sử dụng bởi tính hữu ích của nó Đó là quan điểm về liên minh và Thuyết Ôn định bá quyền của Chủ nghĩa Hiện thực, hợp tác và hội nhập quốc tế trong hệ thống quốc tế cầu trúc theo sự phân công lao động quốc tế thời hiện đại theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác xít Mới, vai trò của các yếu tô liên chủ quan của Chủ nghĩa Kiến tạo Theo chúng tôi, việc nghiên cứu hợp tác và hội nhập quốc tế nên áp dụng cách tiếp cận toàn diện và tiếp thu đồng thời quan điểm của nhiều lý thuyết thì sẽ giúp cho cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn 7! Dựa trên cơ sở lý luận và xem xét lịch sử, có thể thấy hợp tác quốc tế đã diễn ra suốt chiều dài lịch sử Nhưng hợp tác quốc tế trở thành xu hướng lớn là trong thời kỳ hiện đại, đặc biệt là sau Chiến tranh Lạnh Trong thời kỳ này, chúng ta chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của hợp tác quốc tế cả về lượng và chất Đồng thời, hội nhập quốc tế với tư cách là hợp tác ở mức độ cao hơn cũng chỉ thực sự nổi lên và in hình trong QHQT là từ thời gian này Có thể nói, từ thời hiện đại, nhất là sau Chiến tranh Lạnh, hợp tác và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế lớn trong QHQT và đời sống nhân loại Các biểu hiện chính của xu thế này bao gồm sự nỗi lên của tư duy Chủ nghĩa Tự do trong chính sách đối ngoại các nước, sự phát triển của tổ chức quốc tế, sự phát triển của luật lệ quốc tế, sự phát triển của chủ nghĩa khu vực và sự phát triển của toản cầu hóa Những trình bảy trong Chương 4 cho thấy các sự phát triển này diễn ra cả về lượng lẫn chất Và đó cũng là cơ sở đề có thê tin rằng xu hướng hợp tác quốc tế vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới 8/ Tuy nhiên, quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế không hề dễ dang và có tính một chiều Sự tổn tại của nhiều điều kiện đối với hợp tác quốc tế nói chung, đối với hội nhập nói riêng cho thay chúng là hiện tượng khá phức tạp vả phụ thuộc vào nhiều yếu tố Chỉ cần một điều kiện không thuận lợi là có thể gây trở ngại cho hợp tác và hội nhập Trong thời hiện đại, quá trình này có nhiều cơ hội và thuận lợi nhất trong lịch sử, nhưng nó cũng sẽ luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Sự tiếp tục của xu hướng hợp tác và nhất là của xu hướng hội nhập quốc tế sẽ là quá trình trúc trắc, gập ghềnh và thậm chí có thể quay lui trong những thời điểm nhất định Tuy nhiên, bởi những động lực to lớn từ lợi ích, hợp tác và hội nhập quốc tế về cơ bản vẫn là xu hướng tiến lên về phía trước, vẫn là xu hướng lôi cuốn mọi quốc gia tham gia Chúng tôi cho rằng có thể quản trị toàn cầu sẽ là đặc điểm mới và minh chứng rõ rệt nhất cho sự phát triển của hợp tác và hội nhập quốc tế trong thời gian tới 9/ Việc nghiên cứu dé tài có một góc nhìn đứng từ phía các nước đang phát triển Vì thế, van đề nước lớn và nước nhỏ trong xu hướng hợp tác và hội nhập quốc tế đã được chú ý nhiều Các nước lớn vấn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì xu hướng này của thế giới Các nước 5 nhỏ đã và đang tham gia ngày càng nhiều vào xu hướng này và vì thế cũng có vai trò đáng kể Sự hợp tác với các nước lớn của các nước nhỏ là cần thiết và không tránh khỏi trong thế giới hiện đại Mặc dù mối hợp tác này đã có nhiều thay đổi so với trước kia nhưng vẫn chứa đựng không ít thách thức và mặt trái đối với các nước nhỏ như nguy cơ phụ thuộc, mất nhiều hơn được vả sự can thiệp Vì thế, các nước nhỏ cần có những chính sách và biện pháp thông minh trong hợp tác và hội nhập với các nước lớn 10/ Việt Nam bắt đầu có chính sách hợp tác và hội nhập quốc tế từ Đại hội VI năm 1986 Kể từ thởi gian đó, Việt Nam đã liên tục điều chỉnh chính sách này qua các kỳ đại hội theo hướng đi từ thúc đây hợp tác đến tăng cường hội nhập, đi từ mở rộng về lượng đến phát triển chiều sâu Trong quá trình này, có năm sự phát triển đáng chú ý là đưa lợi ích dân tộc thành tối tượng thay cho sự chú ý đến ý thức hệ như trước kia, sự phát triển nhận thức về hội nhập quốc tế với quan điểm hội nhập toàn diện nhưng có sự tập trung nhiều hơn tới hội nhập kinh tế quốc tế, sự chú ý nhiều hơn đến hạn chế mặt tiêu cực bên cạnh tiếp tục phát huy mặt tích cực của hợp tác và hội nhập quốc tế, ý thức nâng cao sự chủ động trong quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế của đất nước, ngày càng chú ý đến hiệu quả và chiều sâu của hợp tác và hội nhập hơn là bề rộng và số lượng Nhờ chính sách đúng đắn này, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước 11/ Tuy nhiên, trong quá trình nảy, chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn cả về khách quan và chủ quan Trên sơ sở tất cả những điều đã được rút ra từ nghiên cứu của đề tài, đề tài đã đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của công cuộc thúc đây hợp tác và hội nhập quốc tế của nước ta Các kiến nghị này là: a Tiếp tục duy trì chính sách hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam Đơn giản vì chính sách này đóng góp rất lớn cho phát triển và an ninh của một nước còn nghèo như nước ta và thực tế chúng ta không có lựa chọn nào khác b Tiếp tục năm sự phát triển ở kết luận thứ 10 kẻ trên và cần coi đó là những nguyên tắc trong hợp tác và hội nhập quốc tế của nước ta Việc giữ vững các nguyên tắc nảy giúp nâng cao hiệu quả và thành công của công cuộc hợp tác và hội nhập quốc tế c Cần phân biệt hợp tác và hội nhập quốc tế bởi đây là hai mức độ khác nhau với mục tiêu và điều kiện khác nhau Từ đó, đòi hỏi chính sách và nguồn lực khác nhau, để áp dụng tủy từng đối tác quan hệ và tùy từng vấn đề khác nhau Việc có xu hướng đánh đồng hai cái như hiện nay sẽ dẫn đến chính sách không hợp lý và lãng phí nguồn lực d Trong mọi hợp tác và hội nhập quốc tế, cần tính toán cần thận và toàn diện các lợi ích thu được cũng như các phương diện khác nhau của lợi ích ma đã trình bày ở Chương 1 Chi tinh đến lợi ích thuần túy mà không tính đến các phương diện của nó, hợp tác và hội nhập sẽ gặp khó khăn e Thay vì tính đến lợi ích ngắn hạn, lợi ích về mặt tăng trưởng, cần chú trọng nhiều hơn đến lợi ich dai han, co bản Đó là các lợi ích phát triển, môi trường, tiếp thu được khoa học-công nghệ Điều này mới đem tác dụng thực sự cho phát triển và an ninh đất nước f Trong mọi hợp tác và hội nhập quốc tế, cần tính toán cần thận và toàn diện các điều kiện và nguồn lực tham gia, tính toán đến cả các giai đoạn trước, trong và sau hợp tác/hội nhập Việc tính toán cần dựa trên cơ sở khoa học vả thực tiễn Tính toán và chuẩn bị càng kỹ, hợp tác/hội nhập càng dễ có hiệu quả ø Tuy hợp tác có thể rộng mở về đối tác nhưng do nguồn lực có hạn nên phải tính toán có ưu tiên, có trọng điểm Ưu tiên và trọng điểm ở đây cần tập trung vào hai đối tác chính là các nước lớn và trong khu vực Đây là những đối tác có liên quan mật thiết tới cả an ninh và phát triển của đât nước h Hợp tác có thé rộng mở về lĩnh vực nhưng hội nhập phải có chọn lọc Hợp tác có thể đa lĩnh vực nhưng hội nhập thì cần tập trung vào kinh tế Trong hợp tác, cũng cần tính đến chọn lọc các tô chức, cơ ché, diễn đàn nào mà mình có lợi thực sự để tập trung tham gia sâu hơn Tham gia nhiều theo kiểu cho có mặt sẽ là lãng phí và mắt uy tín i Trong hợp tác và hội nhập với các nước lớn, nên theo hướng đa phương hóa, tránh tập trung vào hội nhập sâu và nhiều với một nước lớn nảo đó Hội nhập sâu và nhiều với một nước lớn dễ dẫn đến phụ thuộc nặng vào nước đó Đa phương hóa có thẻ dẫn đến phụ thuộc nhưng thà phụ thuộc vào nhiều nước, mỗi nước không phụ thuộc nhiều, còn hơn là phụ thuộc nặng nề vào một nước k Trong hợp tác hay hội nhập kinh tế, cần đặt lợi ích kinh tế lên đầu tiên chứ không nên tính đến lợi ích chính trị đầu tiên Giữa hai lĩnh vực có sự tương đối độc lập nhất định Lợi về chính trị đôi khi khá mơ hồ còn lợi về kinh tế là cụ thể hơn Cái lợi về kinh tế do ta đem lại chưa chắc đã đủ lớn để các nước nhượng bộ về chính trị 5 Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận Đề tài đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu nghiên cứu đề ra với chất lượng chuyên môn đảm bảo Đề tài có những đóng góp mới về mặt khoa học, nhất là trong lý luận về hợp tác và hội nhập quốc tế Đề tải có giá trị đóng góp cho thực tiễn hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam Đề tài đã có đầy đủ các sản phẩm trung gian theo quy định Kết luận: Đề tài là một công trình nghiên cứu có chất lượng, có ý nghĩa khoa học vả thực tiễn tốt Đề tài được thực hiện đầy đủ các mục tiêu nghiên cứu đề ra 6 Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh) Tóm tắt: Hợp tác và hội nhập quốc tế là một dòng chảy trong lịch sử và xu hướng lớn trong quan hệ quốc tế hiện nay Hợp tác và hội nhập quốc tế cũng là một chủ trương lớn của Việt Nam Mặc dù vậy, việc nghiên cứu lý luận về xu hướng nảy vẫn còn khá hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thúc đây hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong tình hình mới Đề tài này nghiên cứu nhiều phương diện khác nhau của xu hướng hợp tác và hội nhập quốc tế hiện nay như khái niệm, loại hình, vai trò của lợi ích với tư cách là động lực, các điều kiện bên trong và bên ngoài đối với hợp tác và hội nhập quốc tế Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu các cơ sở quy định nên xu hướng hợp tác và hội nhập quốc tế củng các biểu hiện chính của nó trong thời hiện đại Từ đó, đề tài xem xét chính sách hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam và đề ra các kiến nghị nhằm thúc đây công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam Summary: International cooperation and integration have been a streamline in history and a great tendency in international relations nowaday International cooperation and integration has also a great policy guideline of Vietnam However, theoretical reasearch of the tendency has been rather limited and could’t meet requirement of accelerating Vietnam’s international cooperation and integration in new situation The project studies several dimensions of the international cooperation and integration tendency nowaday such as concept, classification, the role of interest as momentum, external and internal conditions of international cooperation and integration At the same time, the project also studies the basics that have been founding the international cooperation and integration tendency The project also points its main reflections in contemporary period From this, the project review Vietnam’s policy of international cooperation and integration and gives recommendations for further accelerating international cooperation and integration of Vietnam PHAN III SAN PHAM, CONG BO VA KET QUA DAO TAO CUA DE TAI 3.1 Kết quả nghiên cứu TT Tên sản phầm : Yêu cầu khoa học hoặc/và chi tiêu kinh tế - kỹ thuật Đăng ký Đạt được 1 | Báo cáo tông hợp 180-200 trang, có chất lượng | 219 trang, đảm bảo chất khoa học lượng khoa học Đã in thành 2| Bài báo quốc tế ngoài nước sách chuyên khảo 250 trang 01 Đảm bảo chất lượng khoa học 3 | Bai bao trong nước 04 Đảm bảo chất lượng khoa học 4 | Bản kiến nghị 01 đảm bảo chất lượng khoa học và đáp ứng yêu câu thực tiên 5 | Sản phẩm đào tạo 1 luận án tiến sĩ hoặc 2 luận | 1 luận án tiến sĩ văn thạc sĩ 2 luận văn thạc sĩ 3.2 Hình thức, cấp độ công bố kết quả Tình trạng Ghi địa chỉ | Đánh giá San pham (Đã in/ chấp nhận in/ đã nộp và tài trợ Ty = đơn/ đã được chấp nhận đơn sự li nợ Lâm TT hợp lệ/ đã được cấp giấy xác Kông nhận SHTT/ xác nhận sử đúng quy a) dung san pham) định 1 |Công trình công bô trên tạp chí khoa học quôc tê theo hệ thông ISI/Scopus 11 1.2 Sách chuyên khảo được xuât bản hoặc ký hợp đông xuât bản ve Da in 2.2 Dang ky so hiru tri tué 3.1 3.1 Bài báo quốc tê không thuộc hệ thông ISI/Scopus 4.1 Những thách thức an ninh toàn cầu Da in và khu vực, Viện Hản lâm Khoa học Nga, Những thách thức và cơ chế an ninh ở Đông Á, Nxb Forum, Mockva 2016, ctr 27-45 (tiếng Nga) Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGNN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế dụng Prospects of the ASEAN x Da in Community in the next decade, Ky Da in lếu hội thảo quốc tế “Cộng đông ASEAN sau 2015: Cơ hội và thách thức ”, 2015 Điều kiện bên ngoài của hợp tác quốc tê, Tạp chí Nghiên cứu Châu dw, sO 11 (194), 2016, tr 50-60 Điệu kiện bên trong của hợp tác Da in _Đãnn quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Cháu Au, số 1 (196), 2017, tr 42-52 Một số khía cạnh của lợi ích trong lhợp tác quốc tế, Tạp chí Những van dé Kinh té va Chinh tri thé lgiới, sô 4 (252), 2017.tr 37-43 IBáo cáo khoa học kiên nghị, tu van chính sách theo dat hang của đơn vị sử Bản kiên nghị Kêt quả dự kiên được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN

Ngày đăng: 18/03/2024, 14:39

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w