Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
92
Dung lượng
0,91 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THU THỦY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRỊNH QUANG THOẠI Hà Nội, 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy giáo: TS Trịnh Quang Thoại Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa hề được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào Các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Yên Lập, ngày 30 tháng 11 năm 2023 Học viên Nguyễn Thu Thủy ii LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu Nhà trường, Khoa Quản lý kinh tế, tôi đã tiến hành khóa luận tốt nghiệp: “Phát triển sản xuất Lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS Trịnh Quang Thoại đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình em làm đề tài tốt nghiệp này Em xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám Hiệu Nhà trường, ban chủ nhiệm khoa cùng quý Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa – Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học 4 năm qua, có một hành trang giúp cá nhân tôi tự tin bước vào cuộc sống Em xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Yên Lập, cùng cán bộ địa phương cùng bà con nhân dân của huyện Trong thời gian khảo sát, thu thập số liệu đã tận tình giúp đỡ em Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc Em xin chân thành cảm ơn! Yên Lập, ngày 30 tháng 11 năm 2023 Học viên Nguyễn Thu Thủy iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC .iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP 4 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lâm nghiệp 4 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4 1.1.2 Đặc điểm và vai trò của sản xuất lâm nghiệp 6 1.1.3 Nội dung phát triển sản xuất lâm nghiệp 9 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lâm nghiệp 11 1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất lâm nghiệp 14 1.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất lâm nghiệp của một số địa phương 15 1.2.2 Bài học rút ra cho huyện Yên Lập trong phát triển sản xuất lâm nghiệp 18 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1 Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 20 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 20 2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 22 2.1.3 Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội đến phát triển sản xuất lâm nghiệp của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 25 2.2 Phương pháp nghiên cứu 27 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 27 iv 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 27 2.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 28 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 3.1 Thực trạng sản xuất lâm nghiệp của huyện Yên Lập 29 3.1.1 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp 29 3.1.2 Kết quả sản xuất ngành lâm nghiệp 34 3.2 Thực trạng phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 38 3.2.1 Thực trạng phát triển sản xuất lâm nghiệp về số lượng 38 3.2.2 Thực trạng phát triển lâm nghiệp về chất lượng 43 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập 50 3.3.1 Các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tại địa phương 50 3.3.2 Về hỗ trợ đầu tư phát triển lâm nghiệp 53 3.3.3 Lao động trong sản xuất lâm nghiệp 54 3.3.4 Liên kết trong sản xuất lâm nghiệp 55 3.4 Đánh giá chung về phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập 57 3.4.1 Kết quả đạt được 57 3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 58 3.5 Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 63 3.5.1 Định hướng phát triển lâm nghiệp của huyện Yên Lập 63 3.5.2 Một số chính sách đề xuất nhằm phát triển sản xuất lâm nghiệp của huyện Yên Lập trong thời gian tới 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ HTX Hợp tác xã NĐ-CP Nghị định – Chính phủ NQ/HU Nghị quyết – Huyện uỷ PTNT Phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh SXNN Sản xuất nông nghiệp TN Tự nhiên UBND Uỷ ban nhân dân vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thực trạng dân số huyện Yên Lập, 2020-2022 23 Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Yên Lập 24 Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Yên Lập theo chủ quản lý (Tính đến ngày 31/12/2022) 29 Bảng 3.2: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của huyện Yên Lập năm 2022 31 Bảng 3.3: Diện tích đất rừng sản xuất huyện Yên Lập phân theo đơn vị hành chính năm 2022 33 Bảng 3.4: Trữ lượng gỗ phân theo loại rừng và nguồn gốc rừng của huyện Yên Lập năm 2022 35 Bảng 3.5: Cơ cấu các loài cây trồng rừng sản xuất huyện Yên Lập 36 Bảng 3.6: Biến động diện tích rừng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập, 2020-2022 39 Bảng 3.7: Biến động diện tích rừng sản xuất trồng mới trên địa bàn huyện Yên Lập, 2020-2022 40 Bảng 3.8: Biến động sản lượng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập, 2020-2022 40 Bảng 3.9: Thực trạng cơ sở trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập, 2020-2022 41 Bảng 3.10: Thực trạng cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ trên địa bàn huyện Yên Lập, 2020-2022 41 Bảng 3.11: Thực trạng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập, 2020-2022 43 Bảng 3.12: Thực trạng các sản phẩm lâm nghiệp của huyện Yên Lập, 2020- 2022 44 Bảng 3.13: Thực trạng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của huyện Yên Lập, 2020-2022 44 vii Bảng 3.14: Dự toán chi phí cho các mô hình trồng rừng 46 Bảng 3.15: Tổng hợp thu nhập cho 01 ha rừng sản xuất ở huyện Yên Lập năm 2022 47 Bảng 3.16: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế các mô hình rừng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập năm 2022 48 Bảng 3.17: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế các mô hình rừng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập, 2020-2022 49 Bảng 3.18: Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất 52 Bảng 3.19: Vốn đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp huyện Yên Lập năm 2022 54 Bảng 3.20: Thực trạng tiếp cận vốn vay của các hộ trồng rừng tại các điểm khảo sát 54 Bảng 3.21: Thực trạng lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp của huyện Yên Lập, 2020-2022 55 Bảng 3.22: Thực trạng liên kết của các hộ trồng rừng tại các điểm khảo sát 56 Bảng 3.23: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển 60 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 30.716,77 ha, chiếm 70% diện tích tự nhiên của huyện, 16,2% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Diện tích rừng sản xuất của huyện là 20.990,4 ha chiếm 77,6% diện tích đất lâm nghiệp của huyện và 17,1% diện tích rừng trồng tỉnh Phú Thọ Vị trí địa lý huyện Yên Lập tạo ra vùng sinh thái chuyển tiếp giữa vùng núi cao như huyện Thanh Sơn, Tân Sơn với vùng trung du như huyện Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa, nên kết quả nghiên cứu ở đây sẽ tạo cơ sở khoa học cho các định hướng phát triển lâm nghiệp của huyện nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung Trong những năm qua, bảo vệ và phát triển rừng là điều kiện quan trọng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn miền núi nói chung, huyện Yên Lập nói riêng Rừng đã đóng góp tích cực vào phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống người dân, ổn định xã hội, giữ gìn trật tự xã hội và an ninh quốc phòng Tuy nhiên, trong phát triển sản xuất lâm nghiệp huyện Yên Lập vẫn còn một số tồn tại như: giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp mới đóng góp một phần rất nhỏ vào cơ cấu kinh tế huyện; năng suất, chất lượng rừng và giá trị rừng còn thấp; đầu tư thâm canh rừng còn hạn chế, nhất là đối với rừng do người dân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng; việc khai thác và sử dụng vốn rừng chưa tương xứng với tiềm năng, người dân còn khai thác rừng non; Các cơ sở chế biến gỗ ở mức xẻ gỗ xây dựng cơ bản, chưa có các dây chuyền tinh chế, chưa tham gia xuất khẩu và doanh thu thấp, các sản phẩm rừng trồng chủ yếu là nguyên liệu giấy, băm răm, sản phẩm gỗ lớn rất ít; vấn đề môi trường sinh thái, duy trì sức sản xuất lâu dài của đất ít được các nhà quản lý và người dân quan tâm Công tác khuyến lâm chưa được thực sự coi trọng 2 Nhằm đánh giá đầy đủ, khách quan thực trạng phát triển sản xuất lâm nghiệp tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, cung cấp cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn, qua đó đề xuất các giải pháp giúp các nhà quản lý đề ra các cơ chế chính sách hiệu quả, là tài liệu khuyến cáo người dân trồng, sản xuất, chế biến gỗ rừng các biện pháp nâng cao hiệu quả trên các mặt kinh tế, môi trường và xã hội là lý do cần thiết thực hiện đề tài: “Phát triển sản xuất Lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lâm nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lâm nghiệp - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lâm nghiệp huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất lâm nghiệp tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ