1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận hệ thống tiền tệ quốc tế quátrình hình thành và nguyên nhân sụp đổ

29 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu hệ thống tiền tệ quốc tế không chỉ đưa ta góc nhìn về các nền kinh tế tương tác với nhau mà còn đo lường được những tháchthức và cơ hội mà tài ch

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ - - BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GVHD: Võ Lê Linh Đan NHÓM: 07 LỚP: D01 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM 7 STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ MỨC ĐỘ HOÀN 1 Phạm Hà My 030838220131 PowerPoint – THÀNH 100% Nội dung 100% 2 Lý Tuấn Kỳ 030838220096 Nội dung – 100% Tổng hợp 3 Nguyễn Thị Thúy Mùi 030838220128 Nội dung – 4 Huỳnh Thị Lệ Ny 030838220187 Nội dung – 100% 100% 5 Trịnh Thị Minh Xuân 030838220310 Nội dung – Thuyết trình MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 1 HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 2 1.1 Khái niệm hệ thống tiền tệ quốc tế 2 1.2 Vai trò của hệ thống tiền tệ quốc tế .2 1.3 Bộ phận cấu thành của hệ thống tiền tệ quốc tế 2 1.4 Tiêu chí phân loại của hệ thống tiền tệ quốc tế .3 2 HỆ THỐNG SONG BẢN VỊ THỜI KỲ TRƯỚC 1875 3 2.1 Khái niệm .3 2.2 Cơ chế xác định tỷ giá 4 2.3 Ưu điểm 4 2.4 Nhược điểm 4 2.5 Nguyên nhân sụp đổ: 5 3 HỆ THỐNG BẢN VỊ VÀNG CỔ ĐIỂN GIAI ĐOẠN 1875-1914 5 3.1 Khái niệm : 5 3.2 Cơ chế xác định tỷ giá 5 3.3 Ưu điểm và hạn chế của chế độ bản vị vàng cổ điển 6 3.4 Nguyên nhân sụp đổ chế độ bản vị vàng cổ điển .7 4 GIAI ĐOẠN GIỮA HAI THẾ CHIẾN (1914-1944) 8 4.1 Thế chiến thứ 1 bùng nổ 8 4.2 Kết thúc thế chiến thứ I 9 5 HỆ THỐNG BRETTON WOODS (1944-1971) 10 5.1 Lý do ra đời 10 5.2 Đặc điểm của hệ thống tiền tệ của Brettob Woods .13 5.3 Hạn chế của hệ thống tiền tệ BWS 13 5.4 Sự sụp đổ của Bretton Woods 15 6 HỆ THỐNG TIỀN TỆ HIỆN NAY 16 6.1 Một số chỉ tiêu đo lường sự ổn định của tiền tệ 16 6.2 Tình hình hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay 18 KẾT LUẬN 20 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhanh chóng như hiện nay, hệ thống tiền tệ quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán bức tranh tài chính toàn cầu Từ việc thương mại quốc tế đến đầu tư tài chính và quản lý rủi ro nền kinh tế, tiền tệ không chỉ là một phương tiện trao đổi mà còn là yếu tố quyết định sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu hệ thống tiền tệ quốc tế không chỉ đưa ta góc nhìn về các nền kinh tế tương tác với nhau mà còn đo lường được những thách thức và cơ hội mà tài chính quốc tế mang lại Các quốc gia trên thế giới đã cùng đi tới những thỏa thuận, những quy ước chung về giao dịch thương mại toàn cầu và tạo nên hệ thống tiền tệ quốc tế Trước những thách thức như biến đổi khí hậu, đại dịch toàn cầu, và sự biến động trong thị trường tài chính, làm thế nào hệ thống tiền tệ quốc tế có thể thích ứng và đóng góp vào sự ổn định toàn cầu là những câu hỏi đầy thách thức, nhưng cũng là động lực cho nghiên cứu của chúng ta Việc nghiên cứu hệ thống tiền tệ quốc tế giúp hiểu rõ hơn phần nào môi trường tài chính quốc tế - một điều kiện không thể thiếu để thực hiện và phát triển quan hệ kinh tế quốc tế Và để hiểu rõ thêm về các hệ thống tiền tệ quốc tế trong lịch sử và nguyên nhân sụp đổ Chính vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Hệ thống tiền tệ quốc tế” Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, nhóm 7 xin chân thành cảm ơn cô Võ Lê Linh Đan đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn chúng em Trong quá trình làm đề tài, với kiến thức còn hạn chế, ắt sẽ gặp sai sót khó tránh, mong nhận được những ý kiến góp ý từ cô 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm Hệ thống tiền tệ quốc tế (International Monetary System - IMS) là tập hợp các quy tắc, thể lệ, định chế điều chỉnh các quan hệ tài chính – tiền tệ giữa các quốc gia, nhằm bảo đảm thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, bảo đảm sự ổn định và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung 1.2 Chức năng của hệ thống tiền tệ quốc tế Hệ thống tiền tệ quốc tế có các chức năng chính sau đây: - Các quốc gia thành viên trên cơ sở thống nhất với nhau các cách thức để điều chỉnh quan hệ tài chính tiền tệ nhằm đảm bảo ổn định, thông suốt trong các giao dịch tài chính tiền tệ từ đó tạo điều kiện để ổn định và phát triển các hoạt động kinh tế nói chung - Một hệ thống tiền tệ khi hoạt động có hiệu quả sẽ có tác dụng hạn chế tối đa những khủng hoảng về tài chính tiền tệ có thể xảy ra, đồng thời có khả năng giúp các quốc gia thành viên trong việc điều chỉnh những mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của chúng 1.3 Vai trò của hệ thống tiền tệ quốc tế Ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư quốc tế: Thương mại và đầu tư quốc tế là quá trình các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định Vì vậy hệ thống tiền tệ ảnh hưởng tương đối đến quá trình ra quyết định đầu tư Ảnh hưởng đến sự phân bổ các nguồn tài nguyên trên thế giới: Các nước thường xuất khẩu các nguồn tài nguyên có lợi thế so sánh để thu ngoại tệ về phục vụ phát triển kinh tế Theo lý thuyết đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài luôn đi tìm các nguồn Document continues below Discover more fTràoimch: ính quốc tế -… INE307 Trường Đại học… 30 documents Go to course Tong quan ve tai chinh quoc te 21 None TCQT - trắc nghiệm 80 None Excel câu trl - Summary Tin học… 19 Tin học 100% (1) ứng dụng Trading HUB 3 Xác suất 96% (28) 36 thống kê File giáo trình bản pdf HSK 2 100% (11) 8 Giáo trình chủ nghĩ… Individual 2 3 Kinh tế vi 100% (10) mô lực mà trong nước khan hiếm để đầu tư, tiết kiệm chi phí trong nước Chính phủ các nước giàu có về tài nguyên sẽ tạo lập hệ thống chính sách, môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài, bổ sung sự khan hiếm về nguồn vốn trong nước, đưa các nguồn tài nguyên trở thành của cải để phục vụ tăng trưởng và phát triển Hệ thống tiền tệ quốc tế chỉ rõ vai trò của chính phủ và các định chế tài chính quốc tế trong việc xác định tỷ giá khi chúng không được phép vận động theo các thế lực thị trường 1.4 Tiêu chí phân loại hệ thống tiền tệ quốc tế Có hai tiêu chí phân loại của hệ thống tiền tệ quốc tế: -Theo mức độ linh hoạt của tỷ giá: Chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ giá thả nổi linh hoạt, chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, chế độ tỷ giá cố định nhưng có điều chỉnh, chế độ tỷ giá cố định, tuy nhiên được linh hoạt trong phạm vi một biên độ, chế độ tỷ giá bò trườn, chế độ hai loại tỷ giá -Theo đặc điểm của dự trữ ngoại hối quốc tế: bản vị hàng hóa (pure commodity standards), bản vị tiền giấy (pure fiat standards), bản vị kết hợp (mixed standards) 1.5 Chế độ tỷ giá Chế độ tỷ giá của quốc gia là tập hợp quy tắc và thể chế của một quốc gia nhằm xác định tỷ giá giữa nội tệ và ngoại tệ Có 4 loại chế độ tỷ giá chính: Tỷ giá cố định, tỷ giá neo cố định, tỷ giá thả nổi hoàn toàn, tỷ giá thả nổi có quản lý 1.5.1 Đặc điểm của chế độ tỷ giá -Chế độ tỷ giá cố định: Ngân hàng trung ương ấn định mức tỷ giá ngang giá và chịu trách nhiệm duy trì tỷ giá cố định thông qua việc sử dụng công cụ can thiệp trực tiếp vào thị trường như mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, can thiệp gián tiếp thông qua cính sách lãi suất, chính sách quản lý ngoại hối…  Ưu điểm: Độ tin cậy tối đa, khống chế lạm phát  Nhược điểm: Mất quyền kiểm soát tiền tệ, dễ dàng bị tác động bởi tình hình kinh tế của các quốc gia khác -Chế độ tỷ giá neo cố định: Giá trị nội tệ neo cố định theo một hoặc một nhóm ngoại tệ theo cách dao động trong biên độ nhất định, điều chỉnh định kì theo biến số tham chiếu, xoay quanh tỷ giá trung tâm Chế độ này biến động cùng chiều với ngoại tệ nó neo vào  Ưu điểm: Độ tin cậy của chế dộ tỷ gái quyết định tính ổn định hệ thống, dễ theo dõi biến động tỷ giá, có thể duy trì lãi suất thấp và giảm lạm phát  Nhược điểm: Dễ bị tấn công tiền tệ hoặc lây nhiễm khủng hoảng tài chính, cần nhiều dự trữ quốc tế -Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do biến động theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của ngân hàng trung ương  Ưu điểm: Khử các cú số kinh tế dễ hơn, khó bị lây khủng hoảng tiền tệ, không cần nhiều dự trữ quốc tế  Nhược điểm: Biến động tỷ giá liên tục ở mức cao, nhất là trong ngắn hạn -Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý: Ngân hàng trung ương can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng mục tiêu nhất định tuy nhiên không cam kết sẽ duy trì một mức tỷ giá cố định nào hoặc biên độ dao động xung quanh tỷ giá trung tâm Phần nào giúp giảm tác hại của các cú sốc kinh tế, duy trì nền kinh tế ổn định và có sức cạnh tranh  Ưu điểm: Khử các cú số kinh tế dễ hơn, khó bị lây khủng hoảng tiền tệ, có thể duy trì nền kinh tế ổn định và có sức cạnh tranh nếu chế dộ tỷ giá có độ tin cậy cao  Nhược điểm: Cơ chế can thiệp thị trường thiếu minh bạch, cần duy trì mức dự trữ quốc tế cao 1.5.2 Căn cứ lựa chọn chế độ tỷ giá Các mục tiêu chọn chế độ tỷ giá Giá trị của đồng tiền nên Quốc gia cần giảm dần tiến Quốc gia có thể thực thi các cố định với các đồng tiền tới xóa bỏ các rào cản đối với chính sách tài chính tiền tệ khác nhằm tạo lợi nhuận dòng lưu chuyển tiền tệ và để xử lý các vấn đề kinh tế cho các giao dịch thương vốn, qua đó tạo môi trường nội bộ quốc gia mà không bị mại và tài chính quốc tế thuận lợi cho hoạt động đầu lệ thuộc vào tình hình kinh tư và tài trợ tế nước khác Theo định luật bộ ba bất khả thi (IMPOSSIBLE TRINITY): Là một giả thuyết cho rằng không thể thực hiện đồng thời ba chính sách gồm chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập và tự do lưu chuyển vốn Quốc gia chỉ có thể thực hiện tối đa hai trong 3 chính sách -Chế độ tỷ giá cố định 2.1.5 Ưu điểm và nhược điểm: a Ưu điểm -Thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Với việc loại bỏ hoàn toàn các rào cản thương mại đối với vàng và các biện pháp kiểm soát trao đổi và lưu thông hiếm khi được thực thi và không có sự mất giá hoặc tăng giá giữa các loại tiền tệ của các cường quốc thế giới, thế giới đã đảm bảo được nguồn dự trữ ngoại hối ổn định, từ đó thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng thương mại và đầu tư quốc tế -Hạn chế lạm phát: Để giảm nguy cơ lạm phát, khi giá trị tiền tệ được quy định bởi vàng, chính phủ sẽ bị hạn chế quyền in thêm tiền -Giá cả không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi biến động thị trường: Tỷ giá hối đoái cố định theo tiêu chuẩn vàng sẽ làm giảm nguy cơ biến động giá cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa các nước và thúc đẩy thương mại quốc tế -Theo chế độ bản vị vàng, các nhà đầu tư gần như được bảo hiểm trước rủi ro tiền tệ, dòng vốn tự do chảy nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao nhất, giúp khuyến khích sự phân công lao động và kinh tế quốc tế, tăng phúc lợi cho công việc -Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán hoạt động hiệu quả: Sự mất cân đối trong cán cân thanh toán của quốc gia sẽ tự động điều chỉnh về mức cân bằng -Hệ thống bản vị vàng cũng tạo ra ít xung đột hơn giữa các quốc gia -Nguồn vàng có hạn: Cung tiền của một quốc gia phụ thuộc vào lượng vàng chảy vào và ra khỏi quốc gia đó, và cung tiền của các quốc gia áp dụng chế độ bản vị vàng phụ thuộc vào tốc độ khai thác vàng Ở những quốc gia khan hiếm vàng, nguồn cung vàng hạn chế có thể cản trở sự phát triển kinh tế Bản vị vàng có thể dẫn đến sự mất cân bằng giữa các nước tham gia Các quốc gia sản xuất vàng sẽ có lợi thế hơn các quốc gia không sản xuất kim loại quý Theo một số nhà kinh tế, bản vị vàng có thể góp phần gây ra suy thoái vì nó hạn chế khả năng tăng cung tiền của chính phủ, một công cụ mà hầu hết các ngân hàng trung ương sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Sử dụng vàng 100% để lưu thông kinh tế mà không sử dụng tiền giấy hoặc tiền kim loại có thể ngăn ngừa lạm phát Tuy nhiên, lượng vàng có hạn và trữ lượng vàng của trái đất đang dần cạn kiệt khiến chính sách này cực kỳ khó thực hiện trên thực tế Vì vậy, sẽ không thể đảm bảo hoạt động kinh tế trên toàn thế giới -Mất cân bằng giữa các quốc gia: Khả năng và tài nguyên khai thác vàng mỗi quốc gia khác nhau dẫn đến sự chênh lệch Lượng cung tiền của một quốc gia sẽ phụ thuộc vào lượng vàng di chuyển vào hoặc ra khỏi quốc gia đó và cung tiền của các quốc gia sử dụng hệ thống bản vị vàng sẽ phụ thuộc vào tốc độ khai thác vàng Các quốc gia khan hiếm vàng sẽ bị hạn chế nguồn cung vàng, điều này có thể kìm hãm sự phát triển kinh tế Các nước sản xuất vàng sẽ có lợi thế hơn các nước không sản xuất kim loại quý Những phát hiện mới về các mỏ vàng có thể xuất hiện bất ngờ, làm tăng cung ứng tiền và lạm phát đột biến -Cản trở sự phục hồi kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng: Trong khủng hoảng kinh tế, chính chế độ bản vị vàng trở thành cái kìm hãm chính phủ và ngân hàng Trung Ương trong việc tìm ra chính sách để ngăn chặn khủng hoảng Chế độ bản vị vàng cản trở khả năng tăng cung tiền của chính phủ – một công cụ mà nhiều ngân hàng trung ương sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chế độ bản vị vàng đã không thể đối phó với một cuộc suy thoái lớn hoặc giảm phát Ngoài ra, nếu cán cân thanh toán của quốc gia bị thâm hụt hoặc thay đổi thường xuyên do phụ thuộc vào lãi suất, giá cả và thu nhập thì điều này dễ dẫn đến thất nghiệp, lạm phát hoặc trì trệ 2.1.6 Nguyên nhân sụp đổ của chế độ bản vị vàng  Từ năm 1879, Mỹ đã áp dụng chính sách bản vị vàng và lúc đó đồng USD rất mạnh mẽ và kinh tế phát triển tốt Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm đảo lộn mọi thứ và dẫn đến sự sụp đổ của chính sách này Khi đó, Hoa Kỳ và các nước châu Âu đã tạm ngừng chính sách bản vị vàng để có đủ tiền chi trả cho chiến tranh Sau chiến tranh, các quốc gia nhận ra rằng việc ràng buộc tiền tệ với vàng có thể gây hại cho nền kinh tế thế giới Năm 1919, các quốc gia bao gồm cả Hoa Kỳ đã nhanh chóng quay trở lại chính sách bản vị vàng đã được điều chỉnh sau chiến tranh Tuy nhiên, chính sách này đã gây ra tình trạng giảm phát và thất nghiệp lan rộng trong nền kinh tế thế giới Năm 1929, xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế lớn và các nước bắt đầu từ bỏ chính sách bản vị vàng vào những năm 1930 Tại Mỹ, chính sách này đã gây khó khăn cho chính phủ và Cục Dự trữ Liên bang trong việc kiểm soát cuộc khủng hoảng Trong suốt 4 năm, chính phủ Hoa Kỳ đã cố gắng tìm cách để dừng cuộc khủng hoảng mà không thành công Năm 1931, Vương quốc Anh đã từ bỏ chính sách bản vị vàng và chỉ đến ngày 5 tháng 6 năm 1933, khi tổng thống Franklin D Roosevelt nhậm chức, chính sách này mới được bãi bỏ hoàn toàn Sau khi bản vị vàng bị bãi bỏ, chính phủ Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang đã có thể áp dụng các chính sách tài khóa hợp lý để kết thúc cuộc khủng hoảng kinh tế lớn đó  Điều đáng chú ý là thỏa thuận Bretton Woods năm 1944 đã được ký kết để thiết lập một hệ thống tiền tệ mới và giải quyết vấn đề của chính sách bản vị vàng Hệ thống bản vị vàng đã bị lãng quên cho đến khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc vào năm 1944 Tại hội nghị Bretton Woods, Mỹ, Anh, Canada, Úc, Nhật Bản và các nước Tây Âu đã họp để thảo luận về các vấn đề thanh toán quốc tế sau chiến tranh Ba vấn đề chính được đưa ra là việc thành lập Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và tái thiết lập hệ thống bản vị vàng với tỷ lệ 35 USD cho một ounce vàng Điều này nhằm duy trì sự ổn định cho đồng USD  Tuy nhiên, hệ thống bản vị vàng đã chính thức sụp đổ Vào năm 1960, Hoa Kỳ đã tích trữ 19,4 tỷ đô la vàng, trong đó có 1,6 tỷ đô la trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế Tuy nhiên, khi nền kinh tế Mỹ phát triển, người dân Mỹ đã mua nhiều hàng hóa nhập khẩu và thanh toán bằng đô la Điều này dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán lớn và các nước khác lo ngại rằng Hoa Kỳ sẽ không có đủ vàng để đảm bảo giá trị của đồng USD Vào những năm 1970, kho dự trữ vàng của Hoa Kỳ tiếp tục giảm do chính sách kinh tế của Tổng thống Nixon gây ra lạm phát và làm suy yếu nền kinh tế Khi Nixon điều chỉnh tỷ giá đồng USD và không cho phép Fed mua lại USD bằng vàng, hệ thống bản vị vàng trở nên vô nghĩa Cuối cùng, vào năm 1971, vì những khó khăn trong việc áp dụng chính sách kinh tế, Tổng thống Richard Nixon đã quyết định rút khỏi hệ thống Bretton Woods và cho đồng USD tự do lưu thông mà không còn neo đồng USD vào vàng Điều này giúp cho việc áp dụng chính sách linh hoạt hơn Việc Mỹ chấm dứt việc sử dụng vàng làm tiền tệ vào năm 1971 có thể có nguyên nhân từ việc chế độ bản vị vàng đã cản trở việc in tiền để chi trả cho chiến tranh, đặc biệt là Chiến tranh Việt Nam Đồng Yên Nhật giảm giá so với đồng USD khiến hàng hóa của Nhật trở nên rẻ hơn hàng Mỹ, gây ra sự suy thoái trong nền kinh tế Mỹ Sau đó, chính phủ Hoa Kỳ đã quyết định định giá vàng lên mức 42,22 USD/ounce vào năm 1973 và hoàn toàn tách khỏi vàng vào năm 1976 Từ đó, giá vàng đã tăng chóng mặt lên mức 124,84 USD/ounce Trong khoảng thời gian từ năm 1971 đến nay, giá vàng đã liên tục tăng và chỉ ít khi giảm, và đã đạt mốc 2000 USD/ounce, tăng gấp 57 lần so với năm 1971 Sau khi bãi bỏ chế độ bản vị vàng, các quốc gia bắt đầu in thêm tiền của mình, dẫn đến tình trạng lạm phát nhưng cũng đồng thời tăng trưởng kinh tế Hiện nay, không có quốc gia nào trên thế giới sử dụng chế độ bản vị vàng nữa Thay vào đó, hầu hết các quốc gia áp dụng tiền pháp định - tức là tiền tệ do chính phủ phát hành và được sử dụng để thanh toán thuế và nhận các khoản trợ cấp từ chính phủ 2.3 Hệ thống tiền tệ quốc tế hậu BWS 2.3.1.Tạo quyền rút vốn đặt biệt 2.3.1.1 Lịch sử Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDRs (Special Drawing Rights) là đơn vị tiền tệ qui ước của một số nước thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Năm 1969, SDRs được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ra theo đề nghị của 10 nước gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đức Khi được ra đời, SDRs là tài sản dự trữ có tính chất quốc tế với mục đích bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên Ngay thời điểm này, hệ thống tỷ giá hối đoái cố định trong khuôn khổ Hiệp ước Bretton Woods đang tồn tại nên các nước tham gia hiệp ước để nhằm duy trì tỷ giá hối đoái thì các nước thành viên phải đảm bảo dự trữ vàng hoặc tiền tệ mạnh để có thể sử dụng nó mua vào nội tệ khi cần thiết Với nhu cầu mở rộng thương mại và tài chính quốc tế một cách ồ ạt, đến lúc đó nguồn lực dự trữ chủ yếu bằng vàng và USD của các quốc gia trở nên không đủ đáp ứng Chính vì thế, SDRs ra đời cung cấp cho các quốc gia thành viên một nguồn lực bổ sung để có thể duy trì tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ IMF nhận tiền đóng góp (tương ứng là quyền biểu quyết) và sử dụng nguồn đóng góp đó và cùng với các tài trợ khẩn cấp đặc biệt với mục đích cho các nước thành viên vay, nhằm ổn định cung cầu tiền tệ, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán ngắn hạn IMF sẽ xem xét quyết định số tiền cụ thể căn cứ vào tình hình kinh tế của quốc gia mà mỗi quốc gia phải đóng góp và trước ngày 01/04/1978, cứ 5 năm một lần, IMF sẽ xem xét lại số tiền mà mỗi nước thành viên phải đóng góp là bao nhiêu, từ ngày 01/04/1978 trở đi, việc xem xét này được thực hiện 3 năm một lần 2.3.1.2 Tại sao xuất hiện SDRs Trước đây khi các quốc gia thành viên còn tham gia vào khuôn khổ hệ thống Bretton Woods, để duy trì lãi suất của mình, các quốc gia thành viên cần phải có lượng dự trữ chính thức là vàng do chính phủ hoặc ngân hàng trung ương nắm giữ và các ngoại tệ được chấp nhận rộng rãi trong thanh toán, là ngoại tệ dùng để mua nội tệ khi cần thiết nhằm duy trì tỷ giá hối đoái Tuy nhiên, nguồn cung cấp hai loại tài sản dự trữ chính là vàng và đô la Mỹ không đủ để đáp ứng sự phát triển thương mại quốc tế và tài chính ngay lúc này Đồng thời, ngay khi đó, Hoa Kỳ có một chính sách tiền tệ tương đối thận trọng và không muốn lượng đô la Mỹ gia tăng trong lưu thông Nếu tiếp tục, sẽ xuất hiện những lo ngại rằng đồng đô la Mỹ sẽ trở thành tài sản dự trữ quốc tế kém hấp dẫn Chính vì vậy, cộng đồng quốc tế dưới sự bảo trợ của IMF đã quyết định tạo ra một định dạng tài sản dự trữ quốc tế Đối với các nước đang phát triển, SDRs được coi là khá hấp dẫn bởi đây được xem như là một kênh cấp tín dụng với chi phí thấp thông qua việc vay mượn, mua bán SDRs để bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước hoặc đổi lấy “ngoại tệ tự do sử dụng” nhằm xây dựng dự trữ ngoại hối nhà nước Bên cạnh đó, SDRs còn được dùng như một đơn vị quy ước định danh để xác định giá trị hàng hóa,tài sản, thu nhập, dịch vụ, chi phí,… 2.3.1.3 Sử dụng SDRs có thể được dùng trong quan hệ tín dụng giữa các nước thành viên IMF cũng như trong thanh toán cán cân thương mại giữa các quốc gia Khi giải ngân, tùy tình huống thì SDR có thể quy đổi ra một loại tiền tệ mạnh nào đó như Euro, Đô la Mỹ hoặc Yên Nhật,… SDRs cũng được sử dụng trong một số thỏa thuận, công ước quốc tế như Công ước Warsaw về trách nhiệm vật chất của các hãng hàng không đối với hành khách, hàng hóa chuyên chở, hành lý; sử dụng để tính toán viễn thông quốc tế, cước bưu chính theo thỏa thuận giữa các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới, Liên minh Viễn thông Quốc tế Tuy nhiên, các nước thành viên không thể tiêu dùng SDRs như các loại tiền tệ trong lưu thông khác vì nó chỉ là đơn vị qui ước, được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông 2.3.1.4 Định nghĩa Từ 1969 đến tháng 06/1974, SDRs được định nghĩa bằng giá trị của USD và USD xác định theo giá trị so với vàng Từ tháng 7/1974 đến nay, SDRs được định nghĩa theo các điều kiện của một rổ tiền tệ

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w