1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luậncác hệ thống tiền tệ trong lịch sửquá trình hình thành và nguyên nhân sụp đỗ

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Các Hệ Thống Tiền Tệ Trong Lịch Sử Quá Trình Hình Thành Và Nguyên Nhân Sụp Đỗ
Tác giả Nhóm 9
Người hướng dẫn ThS. Võ Lê Linh Đan
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 5,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ (13)
    • 1.1. CÁC KHÁI NIỆM (13)
      • 1.1.1. Tiền tệ (13)
      • 1.1.2. Hệ thống tiền tệ quốc tế (13)
    • 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ (13)
    • 1.3. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ (14)
    • 1.4. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ (16)
  • CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THÀNH VÀ NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ (18)
    • 2.1. GIAI ĐOẠN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (18)
      • 2.1.1. Chế độ song bản vị (18)
        • 2.1.1.1. Khái niệm (18)
        • 2.1.1.2. Lịch sử hình thành (18)
        • 2.1.1.3. Đặc điểm (19)
        • 2.1.1.4. Ưu và nhược điểm (20)
        • 2.1.1.5. Nguyên nhân sụp đổ (21)
      • 2.1.2. Chế độ bản vị vàng cổ điển (21)
        • 2.1.2.1. Khái niệm (21)
        • 2.1.2.2. Quá trình hình thành (21)
        • 2.1.2.3. Đặc điểm (22)
        • 2.1.2.4. Ưu và nhược điểm (22)
        • 2.1.2.5. Nguyên nhân sụp đổ (23)
    • 2.2. GIAI ĐOẠN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1914-1944) (24)
    • 2.3. GIAI ĐOẠN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (24)
      • 2.3.1. Hệ thống Bretton Woods (24)
        • 2.3.1.1. Khái niệm (25)
        • 2.3.1.2. Quá trình hình thành (25)
        • 2.3.1.3. Cơ chế xác định tỷ giá (25)
        • 2.3.1.4. Đặc điểm (26)
        • 2.3.1.5. Tác động của Bretton Woods (27)
        • 2.3.1.6. Nguyên nhân sụp đổ (27)
      • 2.3.2. Các hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành (30)
        • 2.3.2.1. Hiệp ước Smithsonian (30)
        • 2.3.2.2. Hệ thống Jamaica (32)
        • 2.3.2.3. Hiệp định Plaza (35)
        • 2.3.2.4. Thoả ước Louvre (36)
        • 2.3.2.5. Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay (38)
    • 2.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (40)
  • CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM (41)
    • 3.1. TIỀN MÃ HÓA (42)
      • 3.1.1. Định nghĩa (42)
      • 3.1.2. Một số loại tiền mã hóa phổ biến (42)
    • 3.2. GIAO DỊCH VÀ ỨNG DỤNG TIỀN MÃ HÓA TẠI VIỆT NAM (43)
      • 3.2.1. Sàn giao dịch tiền mã hóa (43)
      • 3.2.2. Thanh toán bằng tiền mã hoá (43)

Nội dung

Ví dụ: 1 USD đổi được khoảng 100 JPY hoặc khoảng 0.8 EUR- Tính biến động: Giá trị của các loại tiền tệ trong hệ thống tiền tệ có thể bị ảnh hưởngdo sự tác động của nhiều yếu tố: sự biến

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ

CÁC KHÁI NIỆM

Tiền tệ hay còn được gọi với một tên khác là “tiền lưu thông” là một phương tiện dùng để thanh toán trong quá trình trao đổi, giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể với nhau trong nền kinh tế theo sự quy định của pháp luật Nó là một loại hàng hóa đặc biệt và được phát hành bởi Chính Phủ hoặc NHTW của một quốc gia Tiền tệ có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như tiền mặt, tiền được ghi nhận trong tài khoản ngân hàng, tiền ảo (bitcoin), tiền thay thế (các loại trái phiếu, chứng chỉ quỹ, điểm thưởng, ) hay thậm chí là các loại tài sản như vàng, bạc (theo Wikipedia).

1.1.2 Hệ thống tiền tệ quốc tế

Hệ thống tiền tệ quốc tế là một hệ thống cấu trúc, mạng lưới về các thỏa thuận, nguyên tắc, quy định và cơ chế mà các quốc gia sử dụng để quản lý và điều hành các giao dịch, quan hệ về tài chính, tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch, thanh toán quốc tế một cách ổn định và phát triển nền kinh tế toàn cầu nói chung Nó được xây dựng dựa trên cơ sở các mối quan hệ về thương mại và tài chính giữa các nước (Lê Minh Trường 2021)

ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ

Hệ thống tiền tệ quốc tế có những đặc điểm sau đây:

- Tính minh bạch: Các quốc gia và các tổ chức quốc tế luôn công bố rõ ràng, đầy đủ các thông tin về các chính sách tiền tệ, dữ liệu kinh tế, các hoạt động của hệ thống tiền tệ một cách minh bạch cho tất cả mọi người, đồng thời mọi người cũng có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, đóng góp ý kiến, quan điểm liên quan đến hệ thống tiền tệ quốc tế.

Ví dụ: IMF công bố báo cáo về Triển vọng kinh tế Thế giới định kì 2 lần mỗi năm để cung cấp những phân tích và dự báo về nền kinh tế toàn cầu; WB tổ chức các cuộc họp báo, tham vấn về các vấn đề tài chính quan trọng với các bên liên quan,

- Tính đa dạng: Hệ thống tiền tệ quốc tế bao gồm đa dạng nhiều loại hình tiền tệ được sử dụng riêng bởi nhiều các quốc gia trên thế giới, trong đó mỗi quốc gia đều có các hệ thống tiền tệ khác nhau với các đặc trưng và quy định, chuẩn mực khác nhau

Ví dụ: hơn 180 quốc gia trên thế giới sử dụng các loại tiền tệ khác nhau với một số loại tiền tệ phổ biến bao gồm: USD, EUR, JPY, GBP,

- Tính liên kết: Các loại hình tiền tệ trong hệ thống tiền tệ quốc tế được liên kết với nhau thông qua tỷ giá hối đoái

Ví dụ: 1 USD đổi được khoảng 100 JPY hoặc khoảng 0.8 EUR

- Tính biến động: Giá trị của các loại tiền tệ trong hệ thống tiền tệ có thể bị ảnh hưởng do sự tác động của nhiều yếu tố: sự biến động của tỷ giá hối đoái, sự điều chỉnh về chính sách tiền tệ của các quốc gia, tình hình cung và cầu tiền tệ, các sự kiện chính trị, những tác động của nền kinh tế vĩ mô,

- Tính hiệu quả: Hệ thống tiền tệ quốc tế bao gồm nhiều phương thức với các quy trình để thanh toán, chuyển tiền giữa các quốc gia với nhau, giúp thực hiện các giao dịch quốc tế, làm cho việc thanh toán quốc tế trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Ví dụ: đồng USD được sử dụng phổ biến rộng rãi trong thanh toán quốc tế giúp giảm thiểu chi phí chuyển đổi tiền tệ; các vị khách du lịch có thể sử dụng thẻ thanh toán quốc tế để thanh toán tại các quốc gia khác nhau;

PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ

Trên thực tế, có khá nhiều cách để phân loại hệ thống tiền tệ quốc tế nhưng chung quy lại sẽ được phân loại theo 2 tiêu chí cơ bản:

• Theo mức độ linh hoạt của tỷ giá hối đoái:

- Hệ thống tỷ giá cố định: tỷ giá hối đoái giữa các loại tiền tệ được giữ ở mức cố định, giảm thiểu rủi ro, tỷ giá cố định này sẽ được duy trì dưới sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương.

- Hệ thống tỷ giá cố định có điều chỉnh: tỷ giá hối đoái giữa các loại tiền tệ được giữ ở mức cố định trong một biên độ nhất định tuy nhiên biên độ này có thể thay đổi theo thời gian dựa vào một số tiêu chí nhất định.

Ví dụ: Trung Quốc sử dụng hệ thống tỷ giá cố định có điều chỉnh trong đó tỷ giá USD/CNY được phép biến động trong một biên độ nhất định,

- Hệ thống tỷ giá thả nổi: bao gồm hệ thống tỷ giá thả nổi hoàn toàn và thả nổi có điều tiết được xác định bởi cung và cầu trên thị trường ngoại hối, Chính Phủ hoặc Ngân hàng Trung ương không tham gia trực tiếp vào việc định giá tiền tệ

Ví dụ: một số loại tiền tệ thả nổi: USD, JPY, giá trị của nó được xác định bởi cung và cầu trên thị trường ngoại hối.

- Chế độ tỷ giá bò trườn: đây cũng là một hình thức của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định theo đó giá trị đồng tiền của một quốc gia sẽ bám vào một loại tiền tệ khác với một tỷ giá cố định và tỷ giá này sẽ có thể được điều chỉnh theo thời gian thường là định kỳ theo tuần, tháng hoặc quý với mức điều chỉnh nhỏ.

Bảng 1 1 Chế độ tỷ giá của đồng tiền ở một số quốc gia

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ ĐỒNG TIỀN

Tỷ giá cố định Đô la Hồng Kông (HKD), Pataca Ma

Cao (MOP), Dinar Jordan (JOD), Rial

Oman (OMR), Riyal Ả Rập Xê Út (SAR),…

Tỷ giá cố định có điều chỉnh Đô la Barbados (BBD), Đô la Belize

Tỷ giá thả nổi (thả nổi hoàn toàn và thả nổi có điều tiết) Đô la Mỹ (USD), Bảng Anh (EUR), Franc Thụy Sĩ (CHF), Yên Nhật Bản (JPY), Rupee Ấn Độ (INR),…

Chế độ tỷ giá bò trườn Nhân dân tệ (CNY), Kip (Lào), Việt

Nam Đồng (VND), Kyat (MMK), Peso (MXN),

• Theo đặc điểm của tài sản dự trữ ngoại hối quốc tế:

- Bản vị vàng: giá trị của tiền tệ được xác định bằng giá trị của vàng, tiền sẽ được phát hành dưới dạng tiền xu hoặc tiền giấy và được đảm bảo bởi một lượng vàng tương ứng.

- Bản vị tiền giấy: giá trị của tiền tệ được xác định bởi quyền hành của Chính Phủ khi phát hành tiền, khi đó tiền được phát hành dưới dạng tiền giấy và không được đảm bảo bởi bất kỳ tài sản, vật chất nào.

- Bản vị kết hợp: giá trị của tiền tệ được xác định bởi tổ hợp các tài sản thường sẽ bao gồm vàng ngoại tệ trong đó tiền sẽ được phát hành dưới dạng tiền xu hoặc tiền giấy và được đảm bảo bởi một lượng vàng và ngoại tệ tương ứng.

CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ

Hệ thống tiền tệ quốc tế có các chức năng sau đây:

- Là một phương thức thanh toán cho các giao dịch quốc tế, thực hiện các nhu cầu về giao dịch trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia với nhau.

- Tạo ra sự liên kết các loại tiền tệ giữa các quốc gia khác nhau, xác định giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường quốc tế thông qua tỷ giá hối đoái Đồng cũng là một công cụ góp phần kiểm soát, giữ ổn định giá cả của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường quốc tế.

- Tạo điều kiện và thúc đẩy các quan hệ kinh doanh quốc tế, tạo ra các cơ hội đầu tư và tài trợ nguồn vốn trên toàn cầu.

- Giảm thiểu rủi ro và giải quyết những vấn đề về khủng hoảng tài chính.

Nhìn chung, hệ thống tiền tệ quốc tế là một tập hợp các quy tắc, thể chế nhằm quản lý,duy trì ổn định các hoạt động và sự dịch chuyển của tiền tệ trong nền kinh tế toàn cầu thông qua một số các công cụ tài chính Nó cung cấp cho chúng ta phương thức để có thể dễ dàng thực hiện những giao dịch, buôn bán, trao đổi tiền tệ với các mục đích,nhu cầu cụ thể giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới.

QUÁ TRÌNH THÀNH VÀ NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ

GIAI ĐOẠN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

2.1.1 Chế độ song bản vị

Chế độ song bản vị được hiểu là hệ thống tiền tệ sử dụng đồng thời cả hai loại kim loại quý hiếm là vàng và bạc để làm tiền tệ chính thức hay có thể hiểu rằng vàng, bạc vào thời điểm này sẽ được sử dụng làm vật ngang giá vừa có chức năng là thước đo giá trị vừa có chức năng là phương tiện để trao đổi, buôn bán hàng hóa và dịch vụ. (Trịnh Hải Quỳnh 2022)

Ví dụ: Vào năm 1972, 1 USD vàng sẽ bằng 1,603 gam vàng ròng, 1 USD bạc sẽ bằng 24,06 gam bạc ròng từ đó có thể thấy được trọng lượng của 1 USD bạc bằng 15 lần trọng lượng của 1 USD vàng (chế độ này được Anh và Hoa Kỳ áp dụng vào trước thế kỷ 19),…

Chế độ song bản vị được hình thành từ khá sớm trong lịch sử không xuất hiện cụ thể vào một năm nào mà được trải qua một quá trình kế thừa và phát triển lâu dài:

- Trong thời kỳ cổ đại: vàng, bạc đã bắt đầu được đưa vào sử dụng làm tiền tệ để trao đổi, mua bán và lưu trữ giá trị nhưng vẫn chưa có một giá trị tiêu chuẩn nào được đặt ra để định giá tỷ lệ giữa hai loại kim loại quý này.

Ví dụ: Lydia (khoảng 700 năm TCN): sử dụng vàng và bạc làm tiền tệ; La Mã cổ đại, Denarius bằng bạc và aureus bằng vàng được sử dụng làm tiền tệ chính thức;…

- Trong thời Trung cổ: một số quốc gia đã trải nghiệm sử dụng hệ thống song bản vị tuy nhiên chúng không được quản lý một cách ổn định và vẫn chưa có sự đồng nhất giữa việc sử dụng hai kim loại này.

Ví dụ: Trung Quốc sử dụng vàng và bạc làm tiền tệ trong thời nhà Tống từ năm 960 đến 1279; ở Châu Âu sử dụng kim loại quý là bạc là phổ biến nhưng bên cạnh đó vàng cũng được sử dụng ở một số nơi;…

- Trong thời kỳ cận đại: vào thế kỷ 17 và thế kỷ 18, chế độ song bản vị bắt đầu được sử dụng phổ biến và rộng rãi tại các nước ở Châu Âu và Bắc Mỹ Đến thế kỷ 19, hệ thống này đã trở thành một vấn đề lớn trong kinh tế và chính trị

Ví dụ: liên minh tiền tệ Latinh được thành lập vào năm 1879 đã thống nhất sử dụng franc làm đơn vị tiền tệ chung và áp dụng chế độ song bản vị vàng và bạc.

- Thế kỷ 20: trong thời đại này thì chế độ song bản vị đã hoàn toàn bị loại bỏ và được thay thế bằng hệ thống tiền tệ dựa trên giá trị của vàng hoặc đồng tiền giấy, sụ xuất hiện và phát triển của các ngân hàng trung ương và các thỏa thuận quốc tê đã dần làm cho hệ thống tiền tệ này ngày càng trở nên không khả thi.

Ngày nay, chế độ song bản vị không còn được áp dụng rộng rãi nhưng ở một số quốc gia vẫn sử dụng vàng và bạc làm vật dự trữ ngoại hối

Chế độ song bản vị có một số các đặc điểm sau đây:

- Tính thanh khoản và khả năng trao đổi: hai kim loại là vàng và bạc đều được chấp nhận là phương tiện để thanh toán trao đổi và lưu giữ giá trị, có thể tư do chuyển đổi giữa hai loại kim loại này để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi người

- Có giá trị và tỷ lệ cố định: tỷ lệ chuyển đổi giữa hai loại kim loại này được quy định chính thức, Nhà nước sẽ là bên nắm giữ quyền đúc tiền, quy định về mệnh giá đúc và cũng đồng thời quy định về tỷ lệ chuyển đổi giữa vàng và bạc

- Tính tự do, linh hoạt: Nhà nước không hạn chế việc phát hành tiền Tiền vàng và tiền bạc được tự do lưu thông trong phạm vi quốc gia và ngoài phạm vi quốc gia với nhau, được phép quy đổi vàng hoặc bạc ra tiền và ngược lại.

- Ổn định giá trị tiền tệ: giá trị của tiền tệ bám sát theo giá trị của vàng và bạc nên chế độ song bản vị giúp ổn định giá trị của tiền tệ, qua đó cũng làm giảm bớt tác động của biến động về giá cả của một kim loại lên giá trị tiền tệ.

GIAI ĐOẠN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1914-1944)

Năm 1914, Thế chiến thứ nhất bùng nổ buộc các quốc gia phải ngừng chuyển đổi tiền tệ thành vàng, hệ thống tỷ giá hối đoái cố định phải nhường chỗ cho hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi sau 35 năm vận hành Mặc dù Hoa Kỳ vẫn duy trì khả năng chuyển đổi của đồng đô la sang vàng, nhưng các loại tiền tệ khác không còn được tự do chuyển đổi sang đô la nữa, do đó trên thực tế, đồng đô la cũng thả nổi so với các loại tiền tệ khác.

Trong thời kỳ nổ ra đại chiến Thế giới lần Thứ nhất, việc các chính phủ điều chỉnh chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho cuộc chiến đã làm cho lạm phát bùng nổ Điển hình là tình trạng siêu lạm phát tại Đức trong gia đoạn 1919-1923, năm 1922 giá hàng hóa tại Đức tăng từ 40 đến 50 lần so với giai đoạn trước thế chiến I Tháng 12 năm 1923, Đức đã phát hành 496.5 tỷ tỷ (10 ) DEM 18

Do Mỹ tham gia cuộc chiến muộn hơn (1917) và trung tâm tàn phá của cuộc chiến là châu Âu, nên lạm phát ở châu Âu cao hơn ở Mỹ Kết quả là sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Mỹ tăng lên nhanh chóng Hơn nữa, do đôla được chuyển đổi ra vàng, trong khi các dòng tiền khác thì không, đã làm tăng sự hấp dẫn đẩu tư vào các tài sản ghi bằng đôla Đôla ngày càng trở thành đồng tiền có vị thế trong các giao dịch quốc tế Tất cả những nhân tố này đều làm tăng cầu về đôla; và kết quả là làm tăng luồng vàng ròng chảy vào Mỹ làm cho dự trữ bằng vàng của Mỹ tăng lên nhanh chóng Năm

1922, tại Hội nghị Genoa (Italy), các quốc gia đồng ý thiết lập hệ thống tiền tệ mới; trong đó GBP sẽ được chuyển đổi thành vàng, các đồng tiền khác chuyển đổi với GBP.

Hệ thống tiền tệ còn được gọi là hệ thống bản vị GBP Năm 1925, Anh tái lập chế độ bản vị vàng Ngay sau đó, nhiều quốc gia cũng khôi phục chế độ bản vị vàng Tuy nhiên, đến năm 1931, Anh không chuyển đổi GBP thành vàng Pháp cũng từ chối chế độ bản vị GBP Hệ thống bản vị vàng chính thức kết thúc (Giáo trình Tài chính quốc tế - HUB, 2015)

GIAI ĐOẠN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Khái niệm hệ thống Bretton Wood (Bretton Woods System) thường được dùng để ám chỉ hệ thống tiền tệ quốc tế và các định chế tài chính có liên quan do hội nghị này lập ra Bretton Woods là một địa điểm ở New Hamsphire, Mỹ, nơi diễn ra Hội nghị Tài chính và Tiền tệ của Liên hợp quốc vào năm 1944 (Lê Minh Trường, 2023). Hội nghị này thảo luận các vấn đề về thanh toán quốc tế sau thế chiến 2 Hội nghị tiền tệ quốc tế bao gồm 44 nước din ra ở Betton Woods, New Hampshire đã phê chuẩn BWS

Sau thế chiến II, kinh tế thế giới phân cực rõ nét Trong khi hầu hết quốc gia đối mặt với nhiều thách thức trong việc phục hồi, ổn định đất nước thì Mỹ đã lớn mạnh vượt trội và trở thành cường quốc trong nhiều lĩnh vực Những cuộc thương thuyết đầu tiên về tái thiết IMS sau chiến tranh Thế giới II giữa Mỹ và Anh được tiến hành vào đẩu năm 1941 Dẫn đầu phái đoàn thương thuyết của Mỹ là Harry Dexter và của Anh là John Maynard Keynes Sau chiến tranh, do có vị thế vượt trội về kinh tế và chính trị của Mỹ, nên điều không ngạc nhiên là BWS bị ảnh hưởng chủ yếu bởi đề nghị của phía Mỹ.

Tháng 7/1944, 44 quốc gia nhóm họp tại Bretton Woods, New Hampshire, Mỹ để thiết lập hệ thống tiền tệ mới- hệ thống tiền tệ Bretton Woods (BWS) Cùng với đó là sự ra đời hai tổ chức quốc tế mới là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (International Bank for Recostruction and Development - IBRD) và thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB).

Nhiệm vụ IMF là theo dõi và giám sát BWS, còn nhiệm vụ ban đầu của WB là trợ giúp công cuộc tái thiết những nền kinh tế châu Âu bị chiến tranh tàn phá Trong thực tế, WB được bao gồm hai tổ chức là IBRD và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (Internatonal Development Association -IDA); Hiệp hội có vai trò là huy động vốn từ nước giàu để cho vay lại các nước nghèo kém phát triển (Less Developed Countries - LDCs) với những điều kiện ưu đãi về lãi suất.

2.3.1.3 Cơ chế xác định tỷ giá

BWS còn được gọi là hệ thống bản vị USD, các quốc gia đã thống nhất những quy định cho hệ thống Bretton Woods Cụ thể là BWS hình thành hệ thống chế độ tỷ giá cố định nhưng có thể điều chỉnh Theo thỏa ước về IMF, mỗi đồng tiền quốc gia được ấn định một tỷ giá trung tâm với USD và được phép dao động trong biên độ ±1% Tỷ giá đồng USD, tự nó được cố định với giá vàng là $35/ounce Để làm được điều này, các quốc gia thành viên phải duy trì một lượng dự trữ bằng USD USD trở thành phương tiện thanh toán và dự trữ quốc tế chủ yếu.

- Hệ thống chế độ tỷ giá cố định nhưng có thể điều chỉnh:

BWS hình thành một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định nhưng có thể điều chỉnh được. Theo thỏa thuận về IMF, mỗi đồng tiền quốc gia được ấn định một tỷ giá hối đoái trung tâm với đồng đô la và được phép biến động trong biên độ ± 1% Tỷ giá đồng USD, tự nó được so sánh với giá vàng là $35/ounce.

Vào năm 1945, chính phủ Hoa Kỳ nắm giữ gần 70% trữ lượng vàng của thế giới Vì vậy, quả thật là có lý do khiến các NHTW nước ngoài tin tưởng và sẵn sàng nắm giữ USD trong dự trữ của mình, bởi vì chính phủ Hoa Kỳ cam kết sẽ quy đổi USD sang vàng không giới hạn với mức giá cố định, ấn định ở mức 35 USD/ounce; vì vậy các NHTW tin rằng mỗi một USD trong dự trữ sẽ được đảm bảo quy đổi sang vàng tại mức giá đã định Trong khi, cam kết của chính phủ Hoa Kỳ chuyển đổi USD sang vàng là để đảm bảo duy trì sức mua của USD ngang bằng với sức mua của vàng.

Mỗi quốc gia được yêu cầu giữ tỷ giá tham chiếu với USD, tuy nhiên có những trường hợp cán cân thanh toán quốc tế bị mất cân bằng nghiêm trọng, việc phá giá hoặc tăng giá tiền tệ có thể được thực hiện Trong trường hợp tỷ giá thay đổi dưới 10%, thì IMF không có ý kiến can thiệp, còn nếu thay đổi với mức chênh lệch cao hơn thì cần có sự đồng ý của IMF Khả năng thay đổi tỷ giá trung tâm là biện pháp cuối cùng nhằm giúp cân bằng BOP và đây được coi như một trong những đặc trưng cơ bản của BWS.

- IMF và hạn mức tín dụng thường xuyên

IMF được hình thành cùng với mục tiêu chính là giám sát và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng thương mại thế giới Những nhiệm vụ cơ bản của IMF trong việc thúc đẩy thương mại là đảm bảo cho hệ thống chế độ tỷ giá cố định hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả Nói một cách khác, là làm giảm tối thiểu nhu cầu phá giá và nâng giá đồng tiền của các quốc gia thành viên bằng cách cung cấp cho mỗi quốc gia thành viên một hạn mức tín dụng thường xuyên để tài trợ cho thâm hụt tạm thời của BOP.

Mỗi thành viên của IMF được phân bổ một hạn mức tín dụng; độ lớn của hạn mức này tỷ lệ với tầm quan trọng của nền kinh tế và được phản ánh bằng tỷ trọng đóng góp của quốc gia vào IMF Mức góp vốn của từng thành viên phụ thuộc vào mức độ đóng góp của quốc gia đó vào GDP và thương mại toàn cầu Tỷ lệ góp vốn trên tổng vốn điều lệ tương ứng với quyền biểu quyết của từng thành viên trong IMF Thành viên góp 25% vốn bằng vàng ròng và 75% bằng các ngoại tệ có tính chuyển đổi cao.

Mỗi quốc gia có khó khăn về BOP được quyền tự động rút lần đầu bằng 25% hạn mức tín dụng (gọi là khoản rút vốn bằng vàng -gold tranche); sau đó, chỉ những quốc gia chấp nhận chính sách kinh tế khắc khổ ngày càng tăng do IMF đưa ra sau mỗi lần rút vốn sẽ được quyền rút vốn 4 lần tiếp theo, mỗi lần là 25% của hạn mức tín dụng (gọi là các khoản rút vốn tín dụng - credit tranches) Như vậy, mỗi quốc gia có thể rút tín dụng tối đa là 125% hạn mức tín dụng Những điều kiện để rút vốn 4 lần sau được gọi là điều kiện rút vốn của IMF và chúng thường bao gồm một hệ thống các giải pháp của IMF nhằm cải thiện BOP của quốc gia thành viên.

2.3.1.5 Tác động của Bretton Woods

Hệ thống tiền tệ BWS đã thiết lập một hệ thống tiền tệ ổn định, chặt chẽ giúp thương mại và đầu tư quốc tế phát triển Hệ thống tiền tệ Bretton Woods đã tạo ra sự ổn định dành cho tỷ giá hối đoái, điều này giúp cải thiện tình hình nền kinh tế nói chung và thương mại quốc tế nói riêng Các đất nước theo hệ thống Bretton Woods sẽ có nguồn dự trữ của họ dưới dạng tiền tệ và chỉ có quốc gia đó mới đúng nghĩa theo hệ thống

“bản vị vàng” Bretton Woods cho phép các nước thành viên tiết kiệm vàng vì họ có thể dùng vàng hoặc ngoại hối làm phương tiện thanh toán quốc tế

Bên cạnh đó các nước thành viên còn được nhận nguồn thu từ việc lưu trữ ngoại hối nếu như nắm giữ vàng không đem lại thu nhập Đồng thời giảm được chi phí giao dịch do việc chuyển dịch vàng giữa các nước với nhau Khi tỷ giá hối đoái ổn định sẽ tạo điều kiện dự trữ tiền tệ quốc tế được cung ứng Tất cả tạo nên sự thuận lợi cho việc đầu tư và mậu dịch quốc tế trong suốt những năm 50 – 60 (Lê Võ Trọng Tú, 2023) 2.3.1.6 Nguyên nhân sụp đổ

Hệ thống BWS hoạt động với sự thành công rõ ràng và đáng ghi nhận trong suốt những năm từ 1947 đến 1971 chỉ xảy ra một số lần điều chỉnh đột xuất Việc giải thích sự sụp đổ của BWS thường tập trung vào vấn đề thanh khoản và sự thiếu vắng một cơ chế điều chỉnh phù hợp.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Qua những phân tích về quá trình phát triển và nguyên nhân sụp đổ của hệ thống tiền tệ, phần nào ta có thể hiểu rõ và xem xét được các lí dó dẫn đến sự kết thúc của nó, từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

- Quản lý nguồn cung tiền tệ: là một việc quan trọng để tránh tình trạng lạm phát, làm giảm giá trị của đồng tiền

- Kiểm soát tỷ giá hối đoái: Kiểm soát tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng để duy trì ổn định tài chính quốc tế Tỷ giá hối đoái không ổn định có thể gây ra những thách thức lớn cho doanh nghiệp và ngân hàng.

- Sự đa dạng và sự linh hoạt: Các hệ thống tiền tệ cần phải đa dạng và linh hoạt để có thể thích ứng với các biến động kinh tế và công nghệ Việc thiếu sự đa dạng trong hệ thống tiền tệ có thể làm tăng rủi ro và làm cho hệ thống trở nên dễ tổn thương hơn trong các tình huống khó khăn.

- Mối liên kết toàn cầu: Các sự kiện trong một quốc gia có thể ảnh hưởng toàn cầu, đặc biệt là trong một thế giới ngày nay nơi các nền kinh tế và thị trường tài chính liên kết mạnh mẽ Sự cảnh báo và khả năng ứng phó toàn cầu là quan trọng.

- Cần thận trọng với chính sách tiền tệ quá mức đào thải: Việc chính sách tiền tệ quá mức đào thải có thể dẫn đến sự suy thoái của đồng tiền và tăng nguy cơ lạm phát Các quyết định về chính sách tiền tệ cần phải được đưa ra một cách cẩn trọng và dựa trên dữ liệu và hiểu biết sâu sắc về kinh tế.

Chương 2 đã phân tích về quá trình hình thành và nguyên nhân gây sụp đổ của hệ thống tiền tệ quốc tế, sự biến động không ngừng của các hệ thống tiền tệ đã tạo ra những thách thức đồng thời cũng mang lại nhiều cơ hội Từ đó, Việt Nam có thể xây dựng một hệ thống tiền tệ mạnh mẽ, linh hoạt và có khả năng đối mặt với những biến động thị trường.

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

TIỀN MÃ HÓA

Theo European Central Bank – ECB, “Tiền mã hoá là một bộ phận thuộc tiền ảo (Virtual currencies) và cho rằng tiền mã hoá là hình thức biểu thị điện tử của giá trị, không do ngân hàng trung ương phát hành, tổ chức tín dụng hay các định chế tiền mã hoá và trong một số trường hợp, có thể được sử dụng như một phương tiện thay thế tiền pháp định thông thường”

Còn Coinbase thì cho rằng: “Tiền mã hóa là một loại tiền tệ kỹ thuật số được tạo ra và quản lý bằng mã hóa học Nó không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức hoặc chính phủ cụ thể nào và được giao dịch trực tiếp giữa các bên thông qua mạng internet”.

Từ các nhận định trên ta có thể thấy rằng, tiền mã hóa là một hình thức biểu thị điện tử của giá trị, không được phát hành bởi ngân hàng trung ương (NHTW) hoặc bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào Chúng mang các chức năng nhất định của tiền tệ, nhưng không có giá trị pháp lý tại bất kỳ khu vực hoặc quốc gia nào Điều đáng chú ý là tiền mã hóa không được quản lý tập trung và giá cả của chúng được xác định theo quy luật cung và cầu

3.1.2 Một số loại tiền mã hóa phổ biến

Hiện nay trên thế giới có các loại tiền mã hóa phổ biến như Bitcoin, Litecoin, Stellar,:Lumen,…v v….

GIAO DỊCH VÀ ỨNG DỤNG TIỀN MÃ HÓA TẠI VIỆT NAM

3.2.1 Sàn giao dịch tiền mã hóa

Theo kết quả thống kê từ Google Trend trong Bảng 1, Việt Nam đứng thứ 38/100 nước về thứ hạng tìm kiếm từ khóa liên quan tới tiền mã hoá.

Bảng 3 1 Từ khóa về tiền mã hóa được truy cập thông qua Google nhiều nhất từ

Việt Nam Xếp hạng Binance Bitcoin Blockchain Ethereum Coinmarketcap

Top 1 Bến Tre Kon Tum Thái Bình Đắc Lắc Sơn La

Top 2 Hậu Giang Lào Cai Ninh Bình Quảng Ngãi Bình Phước

Top 3 Quản Trị Hoà Bình Hà Nội Tây Ninh Gia Lai

Top 4 Cao Bằng Lạng Sơn Đồng Tháp Ninh Bình Hà Nam Top 5 Đồng Tháp Điện Biên Hồ Chí Minh Tiền Giang Bình Định (Nguồn: Satoshi, 2019)

Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 100 sàn giao dịch tiền mã hóa đang hoạt động, tuy nhiên, có 6 sàn giao dịch được nhận định là thu hút đông đảo các nhà đầu tư nhất, bao gồm Ginero, Remitano, Santienao, Vicuta, T-Rex và Bitcoinvn.io (Blogtienao, 2024); (News, 2024)

3.2.2 Thanh toán bằng tiền mã hoá

Theo ghi nhận vào ngày 21/12/2017, một số cơ sở kinh doanh như quán cà phê và nhà hàng tại khu vực đường Bùi Viện và Đặng Tất (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) đã tiến hành chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin từ phía khách hàng.

Theo CoinATMRadar , hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh, có tổng cộng 6 máy Bitcoin ATM Trong số này, tất cả đều hỗ trợ giao dịch Bitcoin, 5 máy hỗ trợ Litecoin,

4 máy hỗ trợ Monero và Bitcoin Cash cùng Ether, 2 máy hỗ trợ Dash, còn 1 máy hỗ trợ Zcash và 1 máy hỗ trợ Tether.3.2.3 Ứng dụng tiền mã hoá trong tiết kiệm, đầu tư

Theo số liệu thống kê từ Coin Dance tính đến đầu tháng 8/2020, quy mô giao dịch các loại TMH của các nhà đầu tư Việt Nam trong năm 2020 trung bình đạt hơn 1.100 tỷ đồng mỗi tuần Đặc biệt, trong những giai đoạn thị trường tiền mã hóa đạt đỉnh điểm vào năm 2018, giá trị giao dịch hàng tuần lên đến 3.700 tỷ đồng Trong khi đó, vào năm 2019, giá trị giao dịch hàng tuần trung bình vẫn đạt khoảng hơn

2.000 tỷ đồng. Đơn vị: Triệu đồng

Hình 3 1 Giá trị giao dịch hàng tuần của Bitcoin tại Việt Nam

3.3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIỀN MÃ HOÁ TẠI VIỆT NAM

Tiền mã hoá đang là xu thế toàn cầu trong bối cảnh KHCN không ngừng phát triển và Việt Nam cũng không ngoại lệ Nhu cầu của NĐT, NTD đối với việc tiếp cận các công nghệ tiên tiến và hiện đại, cùng với những tiện ích vượt trội, hoặc tìm kiếm TMH như một công cụ đầu tư thay thế, sẽ đóng góp vào việc bổ sung và đa dạng hóa danh mục đầu tư của các nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam Dự kiến, xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới.

Dựa trên thông tin từ CryptoCompare, vào tháng 11/2017, 80% giao dịch Bitcoin được thực hiện từ khu vực Châu Á, trong đó có 4 thị trường lớn bao gồm Trung Quốc, Nhật

Bản, Hàn Quốc và Việt Nam (Xuân, 2018; Le, 2018, Thailand Business News, 2017). Các sàn giao dịch lớn như Bittrex, Poloniex, và các trang thông tin hàng đầu về tiền mã hoá như Coinmarketcap luôn có mức độ truy cập đáng kể từ Việt Nam, thường xếp trong Top 5 cùng với Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, (Xuân, 2018) Dự đoán cho thấy nhu cầu sử dụng tiền mã hoá sẽ tiếp tục tăng mạnh tại Việt Nam khi các mô hình kinh doanh thương mại điện tử như B2B, B2C, C2C, B2B2C tiếp tục là xu hướng phát triển mạnh mẽ (Nguyễn, 2018).

Bảng 3 2 Khảo sát mục đích sử dụng tiền mã hóa của nhà đầu tư tại Việt Nam,

Lí do (%) (%) n70 nP5 nY5 ng0

Hiểu hơn về tiền mã hoá 34 29 40 33

Sử dụng như phương tiện thanh toán online cho các hàng hoá, dịch vụ

32 24 39 31 Đa dạng hoá danh mục đầu tư 27 31 16 34 Đầu tư dài hạn, quỹ hưu trí 26 37 23 21

Hỗ trợ các chương trình phát triển công nghệ chuỗi khối 15 18 13 15

Chuyển tiền nội địa và quốc tế 13 16 11 13

Vì mục đích thừa kế 7 10 7 6

Hội chứng sợ bỏ lỡ (mất cơ hội) 6 8 4 6

Không phải ý nào trong số các ý trên 1 1 2 0

(Nguồn: OECD, 2019)Nhìn chung, xu hướng phát triển tiền mã hóa tại Việt Nam đang thể hiện những dấu hiệu tích cực, với sự gia tăng của người dùng, sự chấp nhận từ các doanh nghiệp và cơ quan quản lý, cùng với sự phát triển của hệ thống giao dịch và sàn giao dịch tiền mã hóa Trong tương lai, nếu tiền mã hóa được pháp luật thừa nhận thì nó có thể mở ra một cánh cửa lớn cho sự tích hợp và phát triển của nền kinh tế số ở Việt Nam Việc thừa nhận và quy định hợp lý cho tiền mã hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào thị trường này một cách an toàn và minh bạch hơn. Ngoài ra, sự pháp lý hóa cũng có thể giúp giảm thiểu rủi ro và tránh được những vấn đề liên quan đến lừa đảo Điều này sẽ thu hút thêm vốn đầu tư và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của cả ngành công nghiệp tiền mã hóa và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, việc điều chỉnh pháp luật cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo sự cân nhắc giữa việc thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và các bên liên quan.

Nếu chương 2 tập trung vào việc phân tích quá trình hình thành và nguyên nhân dẫn đến sụp đổ, từ đó làm rõ ưu và nhược điểm của hệ thống tiền tệ trong quá khứ và hiện tại thì chương 3 sẽ dự đoán và phân tích các xu hướng phát triển tiềm năng của hệ thống tiền tệ trong tương lai Từ đó, có thể dự đoán rằng tiền mã hóa sẽ phát triển và trở thành một phần quan trọng trong hệ thống tiền tệ của Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo tiểu luận (2011) Vai trò của vàng và so sánh với tiền đồng Được truy lục từ 123docz: https://123docz.net/document/293488-vai-tro-cua-vang-va-so-sanh- voi-tien-dong.htm

2 Blogtienao (2024, 03 03) Top 100 sàn giao dịch tiền ảo Bitcoin, Ethereum, Ripple, NEO Retrieved from https://blogtienao.com/san-giao-dich-tien-ao/

3 Hà, H (2024, 03 04) Hiệp định Plaza Retrieved from Vietnambiz: https://vietnambiz.vn/hiep-dinh-plaza-plaza-accord-la-gi-noi-dung-cua-hiep- dinh-plaza-2019092515105194.htm

4 Hgnvh, H (2014) Tiểu luận: Hệ thống tiền tệ thế giới sau chiến tranh thế giới II và hiện tượng đô la hóa tại Việt Nam Được truy lục từ tailieu: https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-he-thong-tien-te-the-gioi-sau-chien-tranh-the- gioi-ii-va-hien-tuong-do-la-hoa-tai-viet-na-1676537.html

5 Hòa Ninh (2021) Tỷ giá hối đoái thả nổi (Floating Exchange Rate) là gì? Được truy lục từ vnrebates: https://vnrebates.info/ty-gia-tha-noi-floating-exchange- rate-la-gi-so-sanh-ty-gia-tha-noi-voi-ty-gia-co-dinh.html

6 IMF (2018) ANNUAL REPORT ON EXCHANGE ARRANGEMENTS AND EXCHANGE RESTRICTIONS

7 Japanbiz (2023) Retrieved from https://japanbiz.vn/kinh-te-nhat-ban-2023-va- nhung-tam-nhin-moi/

8 Khai Hoan Chu (2019) Chế độ song bản vị ( Bimetallic Standard) là gì ? Chế độ bản vị ngoại tệ Được truy lục từ vietnambiz: https://vietnambiz.vn/che-do- song-ban-vi-bimetallic-standard-la-gi-che-do-ban-vi-ngoai-te-

9 Lê Minh Trường (2021) Thỏa ước SMITHSONIAN Được truy lục từ luatminhkhue: https://luatminhkhue.vn/thoa-uoc-smithsonian-smithsonian- agreemen-la-gi.aspx

10 Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Trần Phúc (2015) Giáo trình Tài chính quốc tế. Nhà xuất bản Phương Đông.

11 Lê, T M (2023) Hệ thống Bretton Woods là gì? Nội dung và sự sụp đổ Bretton Woods Luật Minh Khuê Retrieved from https://luatminhkhue.vn/he-thong- bretton-woods-la-gi.aspx#1-su-ra-doi-cua-he-thong-tien-te-bretton-woods

11 Lê, T V (2023) Bretton Woods là gì? Vì sao hệ thống Bretton Woods sụp đổ? Retrieved from TraderForex: https://traderforex.info/bretton-woods-la-gi/

12 Nam, B Đ (2021) Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030.

13 News, B (2024, 03 03) So sánh 6 sàn giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam uy tín hiện nay Retrieved from BitcoinVN News: ://news.bitcoinvn.io/so-sanh-6-san- giao-dich-tien-dien-tu-tai-viet-nam-uy-tin-hien- nay/

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w