1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nghiên cứu về hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (tbt)

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Nghiên Cứu Về Hiệp Định Hàng Rào Kỹ Thuật Trong Thương Mại (TBT)
Tác giả Huỳnh Đức Phát, Bùi Diệp Tiểu My, Nguyễn Tài Đạt, Nguyễn Đức Bảo Huy, Huỳnh Hồ Minh Đức, Phan Công Hậu, Bùi Nhật Anh, Nguyễn Trần Phương Trâm
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thương Mại Quốc Tế
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 276,91 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH  Khoa Kinh Tế Quốc Tế MÔN HỌC : THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ HIỆP ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI (TBT) Họ và tên thành viên: Huỳnh Đức Phát - 030837210195 (Nhóm trưởng) Bùi Diệp Tiểu My – 030837210145 (Nhóm phó) Nguyễn Tài Đạt - 030837210086 Nguyễn Đức Bảo Huy - 030837210115 Huỳnh Hồ Minh Đức - 030837210087 Phan Công Hậu - 030837210010 Bùi Nhật Anh - 030837210055 Nguyễn Trần Phương Trâm - 030837210250 Lớp học phần : INB709_232_1_D01 TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 03 năm 2024 MỤC LỤC I GIỚI THIỆU 1 II TỔNG QUAN HIỆP ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI (TBT) 1 1 Bối cảnh ra đời 1 2 Mục tiêu của hiệp định 2 III NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI (TBT) 3 1 Khái niệm 3 2 Các quy định cơ bản và quan trọng mang tính cốt lõi trong Hiệp định TBT 4 IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 11 1 KẾT LUẬN 11 2 KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO .14 I GIỚI THIỆU Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, gọi tắt là Hiệp định TBT, của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được ký kết năm 1994, có hiệu lực từ 01/01/1995 là một trong những hiệp định quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế Được quy định trong Khoản 1 của Hiệp định Thương mại Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các hiệp định thương mại quốc tế khác, TBT nhằm mục đích đảm bảo rằng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định chung đối với sản phẩm và dịch vụ không tạo ra rào cản phi thương mại không cần thiết Việc hiểu rõ các quy định kỹ thuật giúp Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu tuân thủ các quy định của thị trường nhập khẩu, tránh rủi ro bị trả lại hàng hóa hoặc bị phạt Thêm vào đó, hiệp định TBT thường đòi hỏi các quốc gia thành viên tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu đối với sản phẩm, nếu không tuân thủ có thể dẫn đến hậu quả pháp lý và thương mại Việc quan tâm và tuân thủ Hiệp định TBT giúp doanh nghiệp Xuất nhập khẩu cạnh tranh công bằng trên thị trường quốc tế với các sản phẩm định giá dựa trên chuẩn mực chung Ngoài ra, hiệp định TBT giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiếp cận thị trường rộng lớn, không chỉ làm tăng cơ hội kinh doanh mà còn nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường quốc tế II TỔNG QUAN HIỆP ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI (TBT) 1 Bối cảnh ra đời Do nhu cầu thúc đẩy thương mại quốc tế: Trước vòng đàm phán thương mại Uruguay (1986-1994): Các quốc gia áp dụng nhiều quy định kỹ thuật khác nhau, tạo ra rào cản cho thương mại quốc tế Nhu cầu thống nhất các quy tắc chung để tạo môi trường thương mại tự do, công bằng và minh bạch Do hạn chế của các quy định trước đây: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) và Bộ luật Tiêu chuẩn (Standards Code): - Thiếu hiệu quả trong việc kiểm soát rào cản kỹ thuật 1 - Thiếu hệ thống quy tắc tích hợp, quy trình dàn xếp tranh chấp dựa trên đồng thuận, và quy định về tiêu chuẩn sản xuất và chế biến => Hiệp định TBT ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thúc đẩy thương mại quốc tế và giải quyết những hạn chế của các quy định trước đây Hiệp định đã góp phần quan trọng vào việc tạo môi trường thương mại tự do, công bằng và minh bạch, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu 2 Mục tiêu của hiệp định Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT Agreement on technical Barriers to Trade) là một trong các hiệp định phụ trợ cho Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT, thuộc hệ thống văn kiện pháp lý của WTO Việc thông qua Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại trong khuôn khổ WTO nhằm mục đích khẳng định các quốc gia thành viên thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này nhằm đảm bảo các nước thành viên sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ Hiệp định đưa ra các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hoá Hiệp định này mở rộng và làm rõ Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại được ký kết tại vòng đàm phán Tokyo Hiệp định tìm cách để đảm bảo rằng các kết quả đàm phán và tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như là quy trình kiểm tra và cấp giấy phép không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thương mại Hiệp định công nhận rằng các nước có quyền thiết lập các mức bảo vệ hợp lý cho cuộc sống, sức khỏe của con người, động thực vật và môi trường, và không bị ngăn cản đưa ra các biện pháp cần thiết để áp dụng được các mức bảo vệ đó Chính vì vậy Hiệp định khuyến khích các nước sử dụng tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện nước mình, nhưng nó không đòi hỏi các nước thay đổi mức độ bảo vệ do sự tiêu chuẩn hóa này Hiện tại, các nước thành viên WTO chưa thể thống nhất về một bộ các biện pháp kỹ thuật chung cho bất kỳ loại hàng hoá nào TBT thể hiện những mục tiêu khác nhau 2 của mỗi nước (bảo vệ lợi ích công cộng, cam kết xã hội, thúc đẩy thương mại ) Đồng thời, TBT phản ánh những đặc trưng khác nhau của mỗi nước (đặc biệt về điều kiện địa lý, trình độ phát triển, nhu cầu thương mại và tài chính ) Tuy nhiên, Hiệp định TBT cũng nhấn mạnh yêu cầu “hài hòa hóa” các biện pháp kỹ thuật giữa các nước theo hướng: - Khuyến khích các nước thành viên tham gia vào quá trình hài hoà hoá các tiêu chuẩn và sử dụng các tiêu chuẩn đã được chấp thuận chung làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật nội địa của mình; - Khuyến khích các nước nhập khẩu thừa nhận kết quả kiểm định sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng tại nước xuất khẩu III NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI (TBT) 1 Khái niệm Theo Cổng thông tin Quốc gia về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của văn phòng TBT Việt Nam định nghĩa:” Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, gọi tắt là Hiệp định TBT, của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một trong các hiệp định điều chỉnh về thương mại hàng hóa với mục tiêu bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp không phân biệt đối xử và không tạo ra các rào cản không cần thiết cho thương mại Cùng lúc, Hiệp định thừa nhận các Thành viên WTO có quyền áp dụng các biện pháp để thực hiện các mục tiêu chính sách hợp pháp của mình Hiệp định TBT khuyến khích mạnh mẽ các nước thành viên sử dụng tiêu chuẩn quốc tế làm căn cứ cho các biện pháp quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho thương mại Thông qua các điều khoản về minh bạch hóa, Hiệp định cũng được xây dựng với mục đích tạo môi trường thương mại dễ dự đoán.” Như vậy, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một trong các hiệp định điều chỉnh về thương mại hàng hóa Hiệp định này có mục tiêu bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp không phân biệt đối xử và không tạo ra các rào cản không cần thiết cho thương mại Trên cơ sở này, Hiệp định TBT đặt ra các nguyên tắc và quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp 3 trong thương mại Qua đó tạo thuận lợi cho việc giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia thành viên mà không gây cản trở không cần thiết Đồng thời, Hiệp định thừa nhận các Thành viên WTO có quyền áp dụng các biện pháp để thực hiện các mục tiêu chính sách hợp pháp của mình 2 Các quy định cơ bản và quan trọng mang tính cốt lõi trong Hiệp định TBT Điều 1: Các điều khoản chung - Định nghĩa:  Sử dụng các định nghĩa chung về tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp của Liên Hiệp quốc và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế  Được định nghĩa cụ thể cho các thuật ngữ trong Phụ lục 1 - Phạm vi áp dụng cho tất cả sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp Không áp dụng cho: - Yêu cầu mua sắm sản phẩm của cơ quan chính phủ (được đề cập trong Hiệp định mua sắm của Chính phủ) - Yêu cầu tiêu dùng của cơ quan chính phủ - Biện pháp vệ sinh động vật và thực vật (được đề cập trong Hiệp định về vệ sinh động thực vật) - Giải thích "Văn bản pháp quy kỹ thuật", "tiêu chuẩn" và "quy trình đánh giá sự phù hợp" bao gồm cả sửa đổi và bổ sung Điều 2: Soạn thảo, thông qua và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật do các cơ quan chính phủ trung ương ban hành - Hàng hóa nhập khẩu phải được đối xử không kém phần ưu đãi hơn so với hàng hóa nội địa và hàng hóa từ các nước khác - Quy định kỹ thuật không được tạo ra rào cản không cần thiết cho thương mại quốc tế - Mức độ hạn chế phải tương xứng với mục tiêu hợp pháp (an ninh quốc gia, chống gian lận, bảo vệ sức khỏe, môi trường, ) 4 - Ưu tiên sử dụng tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho quy định kỹ thuật Chỉ trường hợp ngoại lệ mới được phép không sử dụng tiêu chuẩn quốc tế - Thông báo cho các nước thành viên khác về dự thảo quy định kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến thương mại - Cung cấp thông tin và giải thích về quy định kỹ thuật khi được yêu cầu cũng như xem xét ý kiến đóng góp của các nước thành viên khác Điều 3: Xây dựng, ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật do các cơ quan nhà nước địa phương và tổ chức phi Chính phủ ban hành - Áp dụng cho các cơ quan nhà nước địa phương và tổ chức phi chính phủ: Các thành viên phải đảm bảo các cơ quan này tuân thủ các quy định của Điều 2, trừ trách nhiệm thông báo (khoản 2.9.1 và 2.10.1 Điều 2) - Quy định kỹ thuật của cơ quan nhà nước địa phương:  Phải chịu sự điều chỉnh của quy định kỹ thuật từ cơ quan nhà nước trung ương  Phải được thông báo theo quy định (khoản 2.9.2 và 2.10.1 Điều 2), trừ trường hợp nội dung kỹ thuật tương tự quy định đã được thông báo trước đó  Các thành viên có thể liên hệ thông qua cơ quan nhà nước trung ương để thông báo, cung cấp thông tin, góp ý kiến và thảo luận  Các thành viên không được khuyến khích các cơ quan nhà nước địa phương hoặc tổ chức phi chính phủ hành động trái với Điều 2  Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tuân thủ Điều 2  Phải đề ra và áp dụng các biện pháp hỗ trợ các cơ quan khác ngoài cơ quan nhà nước trung ương tuân thủ Điều 2 Điều 4: Xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn Áp dụng Quy chế Thực hành với việc:  Các thành viên phải đảm bảo cơ quan tiêu chuẩn hóa nhà nước trung ương chấp nhận và tuân thủ Quy chế Thực hành (Phụ lục 3) trong việc xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn 5  Các thành viên phải áp dụng biện pháp thích hợp để cơ quan tiêu chuẩn hóa địa phương, phi chính phủ và khu vực cũng tuân thủ Quy chế Thực hành  Các thành viên không được áp dụng biện pháp khiến các cơ quan tiêu chuẩn hóa hành động trái Quy chế Thực hành  Các thành viên chịu trách nhiệm đảm bảo các cơ quan tiêu chuẩn hóa tuân thủ Quy chế Thực hành, bất kể cơ quan đó có chấp nhận Quy chế hay không  Các cơ quan tiêu chuẩn hóa chấp nhận và tuân thủ Quy chế Thực hành được các thành viên thừa nhận là đã tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định TBT  Tập trung vào việc đảm bảo sự minh bạch và đồng bộ trong việc xây dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế Điều 5: Các quy trình đánh giá sự phù hợp do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện Điều 5 giúp đảm bảo rằng việc đánh giá sự phù hợp của sản phẩm được thực hiện một cách minh bạch và không gây cản trở không cần thiết cho thương mại, bao gồm: - Các quy trình đánh giá sự phù hợp phải công bằng cho sản phẩm từ các nước khác như sản phẩm nội địa và không được tạo ra rào cản không cần thiết cho thương mại quốc tế - Quy trình đánh giá phải được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả - Thông tin đầy đủ và chính xác về quy trình phải được cung cấp cho người đăng ký cũng như phí đánh giá phải tương đương với sản phẩm nội địa - Các hướng dẫn và khuyến nghị của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế phải được sử dụng làm cơ sở cho quy trình đánh giá Ngoại lệ chỉ được áp dụng trong trường hợp có lý do chính đáng - Các thành viên phải tham gia xây dựng hướng dẫn quốc tế về quy trình đánh giá và phải thông báo cho nhau về các quy trình đánh giá mới hoặc thay đổi Đồng thời cung cấp thời gian hợp lý để các thành viên khác góp ý Điều 6: Công nhận sự đánh giá tính phù hợp của các cơ quan chính phủ 6 Điều 6 đề cập đến việc công nhận các kết quả đánh giá tính phù hợp của các cơ quan chính phủ giữa các quốc gia thành viên Các thành viên nên chấp nhận kết quả đánh giá tính phù hợp của nhau, ngay cả khi quy trình đánh giá khác nhau, nếu đáp ứng các tiêu chí sau: - Năng lực kỹ thuật tương xứng và lâu dài của cơ quan đánh giá - Tuân thủ các hướng dẫn và khuyến nghị của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - Hạn chế về chấp nhận kết quả đánh giá cho các sản phẩm được sản xuất bởi cơ quan được chỉ định - Các thành viên đảm bảo quy trình đánh giá tính phù hợp của họ cho phép thực hiện các quy định của khoản 1 - Các thành viên được khuyến khích đàm phán ký kết các hiệp định công nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá tính phù hợp - Các thành viên được khuyến khích cho phép các cơ quan đánh giá của nước khác tham gia vào quy trình đánh giá của mình với sự đối xử công bằng Điều 7: Các thủ tục đánh giá sự tính phù hợp của các cơ quan chính quyền địa phương Điều 7 quy định các biện pháp để đảm bảo các cơ quan chính quyền địa phương tuân thủ các quy định về đánh giá tính phù hợp - Các thành viên cần có biện pháp để đảm bảo các cơ quan chính quyền địa phương tuân thủ Điều 5 và 6, trừ nghĩa vụ thông báo - Các thủ tục đánh giá của chính quyền địa phương cấp dưới trực tiếp cần được thông báo theo quy định của Điều 5, trừ khi nội dung kỹ thuật của chúng tương tự như các thủ tục đã được thông báo trước đây - Các thành viên có thể yêu cầu thông tin, góp ý kiến và thảo luận về các nội dung thông báo thông qua chính phủ - Các thành viên không được yêu cầu hoặc khuyến khích các cơ quan chính quyền địa phương hành động trái với Điều 5 và 6 7 - Các thành viên chịu trách nhiệm thực hiện Điều 5 và 6 và cần thiết lập các biện pháp hỗ trợ các cơ quan không thuộc chính phủ trung ương thực hiện các quy định này Điều 8: Các thủ tục đánh giá tính phù hợp của các tổ chức phi chính phủ Điều 8 quy định các biện pháp để đảm bảo các tổ chức phi chính phủ tuân thủ các quy định về đánh giá tính phù hợp - Các thành viên cần có biện pháp để đảm bảo các tổ chức phi chính phủ trên lãnh thổ của mình tuân thủ Điều 5 và 6, trừ nghĩa vụ thông báo - Các cơ quan chính phủ trung ương chỉ sử dụng các thủ tục đánh giá của tổ chức phi chính phủ nếu tổ chức đó tuân thủ Điều 5 và 6, trừ nghĩa vụ thông báo Điều 9: Các hệ thống quốc tế và khu vực Điều 9 khuyến khích các thành viên tham gia vào các hệ thống quốc tế và khu vực về đánh giá tính phù hợp để tạo thuận lợi cho thương mại - Các thành viên nên xây dựng hoặc tham gia vào các hệ thống quốc tế về đánh giá tính phù hợp khi có thể - Các thành viên cần đảm bảo rằng các hệ thống quốc tế và khu vực mà họ tham gia tuân thủ Điều 5 và 6 - Các cơ quan chính phủ trung ương chỉ sử dụng các hệ thống đánh giá tính phù hợp quốc tế và khu vực khi các hệ thống này tuân thủ Điều 5 và 6 Điều 10: Các thông tin về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự tính phù hợp Điều 10 yêu cầu các thành viên WTO: - Thiết lập một hoặc nhiều điểm hỏi đáp để cung cấp thông tin về: - Quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục đánh giá tính phù hợp - Các tổ chức tiêu chuẩn hóa và hệ thống đánh giá tính phù hợp - Địa điểm phát hành thông báo và điểm hỏi đáp - Đảm bảo các điểm hỏi đáp có thể trả lời các thắc mắc của các thành viên khác và các bên quan tâm 8 - Cung cấp bản sao tài liệu với giá tương đương - Dịch tài liệu sang tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha khi được yêu cầu - Thông báo cho các thành viên khác về các thỏa thuận liên quan đến quy định kỹ thuật - Chỉ định một cơ quan chính quyền trung ương chịu trách nhiệm về việc thi hành các quy định thông báo Điều 10 không yêu cầu: - Xuất bản văn bản không phải bằng ngôn ngữ của thành viên - Cung cấp bản dự thảo tài liệu trừ trường hợp đặc biệt - Tiết lộ thông tin đi ngược lại lợi ích an ninh của thành viên - Điều 10 sử dụng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha để thông báo Điều 11: Trợ giúp kỹ thuật cho các Thành viên khác Điều 11 cho thấy sự cam kết của các Thành viên trong việc hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là hỗ trợ cho sự phát triển của các nước đang phát triển thông qua việc chia sẻ kiến thức và kỹ thuật Điều này góp phần vào việc nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý tiêu chuẩn hóa toàn cầu - Các Thành viên sẽ thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển và sẽ dành sự trợ giúp kỹ thuật trong việc thành lập cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia và tham gia vào tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - Các Thành viên sẽ khuyến khích vào các hệ thống đánh giá tính phù hợp quốc tế và khu vực thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển - Các Thành viên sẽ dành ưu tiên đến nhu cầu của các nước Thành viên kém phát triển nhất Điều 12: Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các Thành viên đang phát triển Điều 12 nhấn mạnh sự cần thiết của việc hỗ trợ các nước đang phát triển để họ có thể hòa nhập tốt hơn vào hệ thống thương mại quốc tế và phát triển kinh tế một cách bền vững 9 - Các Thành viên sẽ dành sự đối xử khác biệt hoặc ưu đãi hơn, dành sự quan tâm đặc biệt đến nhu cầu tài chính, thương mại và phát triển của các nước đang phát triển khi thực hiện Hiệp định - Các nước Thành viên đang phát triển chấp nhận một số quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các thủ tục đánh giá tính phù hợp không nên tạo rào cản không cần thiết cho xuất khẩu từ các nước đang phát triển - Người ta cũng nhận thấy rằng các nhu cầu đặc biệt về phát triển và thương mại, cũng như các giai đoạn về phát triển công nghệ của các nước đang phát triển có thể làm cản trở khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của nước mình theo Hiệp định này Do đó, các Thành viên sẽ cân nhắc đầy đủ đến yếu tố này - Uỷ ban sẽ kiểm tra định kỳ việc đối xử đặc biệt và khác biệt được dành cho các nước Thành viên đang phát triển ở mức quốc gia và quốc tế, như đã nêu trong Hiệp định này Điều 13: Uỷ ban về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại Điều 13 cho thấy Uỷ ban có vai trò quan trọng trong việc tham vấn và thực hiện các quy định của Hiệp định, đồng thời nhấn mạnh việc cần thiết phải có sự phối hợp và tránh lặp lại công việc giữa các cơ quan khác nhau - Mục đích thành lập: Uỷ ban được thành lập để tham vấn về việc thực hiện Hiệp định và mở rộng mục tiêu của Hiệp định - Thành viên tham gia: Mỗi Thành viên sẽ có đại diện tham gia Uỷ ban - Chức năng và trách nhiệm:  Chọn Chủ tịch  Nhóm họp ít nhất mỗi năm một lần  Thực hiện trách nhiệm theo Hiệp định hoặc theo quyết định của các Thành viên - Thành lập nhóm công tác: Uỷ ban có thể thành lập nhóm công tác hoặc cơ quan khác để thực thi trách nhiệm - Cần tránh trùng lắp không cần thiết trong khi thực hiện các công việc của Hiệp định này và công việc của chính phủ tại các cơ quan kỹ thuật khác 10 Điều 14: Tham vấn và giải quyết tranh chấp Điều 14 đề cập đến đảm bảo quy trình giải quyết tranh chấp được thực hiện một cách công bằng và minh bạch - Các cuộc tham vấn và giải quyết tranh chấp tuân theo DSB và GATT 1994 (Điều XXII, XXIII) - Sẽ có nhóm chuyên viên kỹ thuật để trợ giúp các vấn đề mang tính kỹ thuật - Quy định này có thể được áp dụng khi một Thành viên không thực thi thoả đáng các Điều 3, 4, 7, 8, 9 và ảnh hưởng đến lợi ích thương mại Điều 15: Các quy định cuối cùng Các bảo lưu Điều 15 nhấn mạnh sự cần thiết của việc giám sát chặt chẽ và cập nhật liên tục các biện pháp thực hiện Hiệp định, đồng thời cho phép sự điều chỉnh linh hoạt dựa trên sự đồng thuận giữa các Thành viên - Không có sự đồng ý của các Thành viên khác -> không được chấp thuận - Mọi thay đổi về các biện pháp cũng cần được các Thành Viên thông báo cho Uỷ ban - Việc rà soát:  Hàng năm: Rà soát lại việc thực hiện và hoạt động, các mục tiêu của Hiệp định  Định kỳ (3 năm một lần): Rà soát lại đặc biệt là các quy định về tính minh bạch, có thể đề xuất điều chỉnh quyền lợi và nghĩa vụ để đảm bảo lợi ích kinh tế chung và cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ - Có thể đệ trình đề nghị sửa đổi Hiệp định nếu muốn IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 1 KẾT LUẬN Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của WTO là một trong những hiệp định quan trọng nhằm tạo môi trường thương mại tự do, công bằng và minh bạch giữa các quốc gia thành viên Hiệp định này đặt ra các nguyên tắc và quy định về việc áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù 11 hợp cho hàng hóa, nhằm bảo đảm không gây ra các rào cản không cần thiết cho thương mại quốc tế Đồng thời, Hiệp định cũng thừa nhận quyền của các quốc gia trong việc thiết lập các mức bảo vệ hợp lý cho các mục tiêu chính sách hợp pháp của mình Hiệp định TBT đã góp phần tăng cường sự hợp tác, hòa giải, và giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến thương mại cũng như đã khuyến khích các quốc gia áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tôn trọng sự đa dạng và đặc thù của từng quốc gia Qua đó đã tạo ra những lợi ích to lớn cho các bên tham gia, bao gồm việc nâng cao chất lượng và an toàn của hàng hóa, giảm chi phí và thời gian cho thương mại, tăng cường sự tin tưởng và hài lòng của người tiêu dùng, và đóng góp vào sự phát triển bền vững 2 KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Khi xây dựng và thực thi luật Thương mại Quốc tế (TMQT), chính phủ và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nắm rõ hai nội dung chính từ Hiệp định về Tiêu chuẩn và Pháp luật Kỹ thuật (TBT) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): 2.1 Nguyên tắc không kỳ thị phi thương mại (Non-discrimination): Hiệp định TBT của WTO yêu cầu các quốc gia thành viên không áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo ra sự kỳ thị phi thương mại, có nghĩa là không ưu tiên các sản phẩm nội địa trước sản phẩm nhập khẩu một cách không công bằng Chính phủ cần nắm rõ nguyên tắc này để đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật được thiết lập không gây ra bất kỳ sự phân biệt đối xử nào giữa hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và hàng hóa nội địa hoặc từ các quốc gia khác 2.2 Bình đẳng có điều kiện (Equivalence): Nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia phải công nhận rằng các biện pháp kỹ thuật và tiêu chuẩn của họ có thể không giống nhau, nhưng phải công nhận nhau là tương đương Điều này đặt ra yêu cầu về việc chứng minh sự tương đương của các tiêu chuẩn và biện pháp kỹ thuật giữa các quốc gia, giúp giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế Chính phủ và doanh nghiệp cần nắm rõ nguyên tắc này để hiểu cách thực hiện và áp dụng các biện pháp kỹ thuật một cách hiệu quả và công bằng khi tham gia vào thị trường quốc tế 12 Kiến nghị chính sách liên quan đến Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, thông qua tìm hiểu, phổ cập kiến thức về hiệp định này, nhóm em đề xuất một vài chính sách kiến nghị như sau: Chính phủ nên tạo ra các cơ chế để cung cấp thông tin và hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), để họ có thể hiểu và tuân thủ các quy định kỹ thuật Điều này có thể bao gồm việc tạo ra các trang web, tài liệu hướng dẫn, hoặc tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo Chính phủ cần thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật được thực thi một cách công bằng và nhất quán Việc hợp tác trong khu vực cũng có thể giúp giảm bớt gánh nặng quản lý đối với doanh nghiệp và tạo ra môi trường thương mại tích cực Ngoài ra, chính phủ nên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để phát triển năng lực kỹ thuật và cải thiện chất lượng sản phẩm Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để nâng cao khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật cũng là một điều cần thiết Bên cạnh đó cần đảm bảo rằng quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật nội địa phải linh hoạt và không gây cản trở không cần thiết đối với hoạt động thương mại Việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính hợp lý và không gây ra rủi ro không cần thiết cho doanh nghiệp Cuối cùng, chính phủ cần thiết lập các cơ chế để theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật được áp dụng Điều này giúp xác định các điều chỉnh cần thiết và đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật đang hoạt động một cách hiệu quả và không gây ra tác động tiêu cực không mong muốn 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang Thông Tin Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Doanh Nghiệp https://htpldn.moj.gov.vn/Pages/chi-tiet-pho-bien.aspx?ItemID=25 Accessed 3 Nov 2024 Thuvienphapluat.vn “Hiệp Định 211/WTO/VB Hàng Rào Kỹ Thuật Trong Thương Mại.” Thuvienphapluat.Vn, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hiep- dinh-211-WTO-VB-hang-rao-ky-thuat-trong-thuong-mai-14952.aspx Accessed 3 Nov 2024 TTWTO VCCI - (WTO) Sổ Tay: Hàng Rào Kỹ Thuật Trong Thương Mại https://trungtamwto.vn/chuyen-de/17463-rao-can-ky-thuat-doi-voi-thuong-mai an- ban-lan-thu-ba Accessed 3 Nov 2024 VietnamBiz “Hàng Rào Kĩ Thuật Trong Thương Mại (Technical Barrier to Trade - TBT) Là Gì?” Vietnambiz, 11 Nov 2019, https://vietnambiz.vn/hang-rao-ki-thuat- trong-thuong-mai-technical-barrier-to-trade-tbt-la-gi-20191111103334258.htm Văn phòng TBT Việt Nam, “Cổng Thông tin điện tử Văn phòng TBT Việt Nam” https://tbt.gov.vn/hiep-dinh-tbt-wto/ 14

Ngày đăng: 18/03/2024, 06:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w