1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn tập lý thuyết phân tích tài chính theo chương

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn Tập Lý Thuyết Phân Tích Tài Chính Theo Chương
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,32 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính (3)
    • 1.1. Sự hình thành và phát triển (3 lí do) (3)
    • 1.2. Khái niệm và nguyên tắc phân tích tài chính (3)
      • 1.2.1. K/n (0)
      • 1.2.2. Nguyên tắc (3 nguyên tắc) (3)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu và nhân tố ảnh hưởng (3)
      • 1.3.1. Mục tiêu (3)
      • 1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng (4)
    • 1.4. Đối tượng và nội dung nghiên cứu (4)
      • 1.4.1. Đối tượng (4)
      • 1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu PTTC (4)
      • 1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính đơn vị, tổ chức (5)
      • 1.4.4. Giải pháp (5)
      • 1.4.5. Nội dung (5)
  • Chương 2: Các phương pháp phân tích tài chính (6)
    • 2.4.1. Phương pháp sử dung mô hình kinh tế lượng (15)
    • 2.4.2. Phương pháp toán xác suất (15)
    • 2.4.3. Phương pháp phân tích độ nhạy (0)
  • Chương 3: Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính (16)
    • 3.1. Tổng quan về tài liệu sử dụng để phân tích tài chính (16)
      • 3.1.1. Khái niệm (16)
      • 3.1.2. Yêu cầu (4 yêu cầu) (17)
      • 3.1.3. Phân loại tài liệu (4 tiêu chí) (17)
    • 3.2. Tài liệu kế toán (18)
      • 3.2.1. Đặc điểm và yêu cầu (18)
      • 3.2.2. Nội dung của tài liệu kế toán (19)
    • 3.3. Tài liệu ngoài kế toán (27)
      • 3.3.1. Tài liệu thống kê (3 loại) (27)
      • 3.3.2. Phân biệt BCTC (27)
  • CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (28)
  • CHƯƠNG 5: BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (30)
    • 5.1.2. Mục đích, yêu cầu của báo cáo pttc (31)
    • 5.1.3. Phân loại báo cáo pttc (5 loại) (31)
    • 5.2. Kết cấu, nội dung báo cáo pttc (32)
      • 5.2.1. Kết cấu báo cáo pttc (32)
      • 5.2.2. Nội dung báo cáo pttc (0)

Nội dung

Đối tượngToàn bộ tình hình và hoạt động tài chính của các đơn vị, tổ chức, cá nhân Tàichính công và tài chính tư trong nền kinh tế từ quá khứ, hiện tại đến tương laiđể cung cấp thông tin

Tổng quan về phân tích tài chính

Sự hình thành và phát triển (3 lí do)

- Do nhu cầu quản lý kinh tế

- Do sự phân công lao động xã hội

- Do sự phát triển của hệ thống công cụ quản lý kinh tế

Khái niệm và nguyên tắc phân tích tài chính

PTTC là hệ thống các phương pháp, kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu về các quan hệ kinh tế, tài chính phát sinh từ quá trình huy động, phân bổ các nguồn lực tài chính của các chủ thể trong xã hội và chỉ rõ: (1) thực trạng, xu hướng biến động, (2) các nhân tố và nguyên nhân đã tác động, (3) các cơ hội và rủi ro có thể xảy ra trong các đơn vị, tổ chức, cá nhân, nền kinh tế nhằm cung cấp thông tin thích hợp cho việc ra quyết định quản lý tài chính của các chủ thể quản lý.

- Quy trình thu thập, xử lý, cung cấp thông tin của PTTC phải toàn diện, khoa học, khách quan

- Quản lý, đánh giá hiệu quả PTTC chuyên nghiệp

- Đảm bảo tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các nhà/ tổ chức PTTC: 5 chuẩn mực: chuyên nghiệp

Mục tiêu nghiên cứu và nhân tố ảnh hưởng

PPTC Cung cấp thông tin thích hợp về tài chính của đơn vị, tổ chức… để CHỦ THỂ QUẢN LÝ và các bên liên quan CÓ CĂN CỨ ra quyết định QUẢN LÝ TÀI CHÍNH đúng đắn và hiệu quả.

Các chủ thể quản lý bên trong hướng vào việc ra quyết định TÀI CHÍNH gắn với mục tiêu của đơn vị, tổ chức

Các chủ thể bên ngoài đơn vị hướng vào việc ra các quyết định TÀI CHÍNH chủ yếu về: Tài trợ, đầu tư, hợp tác, kiểm tra, giám sát đối với đơn vị

1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng a ) Chủ quan (3 nhóm)

- Quan điểm của nhà quản lý về PTTC

- Nguồn nhân lực thực hiện PTTC

- Khả năng tổ chức công tác PTTC b) Khách quan (4 nhóm)

- Sự phát triển khoa học, công nghệ

- Quản lý nhà nước và hiệp hội nghề nghiệp

- Hệ thống cơ sở dữ liệu

- Đặc điểm tổ chức quản lý, lĩnh vực hoạt động của các đơn vị

Đối tượng và nội dung nghiên cứu

Toàn bộ tình hình và hoạt động tài chính của các đơn vị, tổ chức, cá nhân (Tài chính công và tài chính tư) trong nền kinh tế từ quá khứ, hiện tại đến tương lai để cung cấp thông tin thích hợp cho các chủ thể quản lý:

+ Đo lường, đánh giá tình hình tài chính

+ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tinh hình tài chính

+ Dự báo rủi ro, cơ hội tài chính và tăng trưởng

+ Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính, thúc đẩy tăng trưởng bền vững từng đơn vị, tổ chức….

1.4.2 Hệ thống chỉ tiêu PTTC

+ Chỉ tiêu tài chính phản ánh các quan hệ tài chính… trong diều kiện thời gian, không gian cụ thể

+ Cấu trúc của chỉ tiêu PTTC gồm 6 yếu tố: tên gọi, công thức, cơ sở dữ liệu, nội dung kinh tế, trị số, đơn vị tính

+ Việc lựa chọn chỉ tiêu nào để phân tích tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể

+ Có nhiều tiêu chí để phân loại CTPT, các tiêu chí phổ biến: Lượng – chất; Phạm vi: tổng hợp, chi tiết; Phương pháp tính và hình thức biểu hiện: tuyệt đối, tương đối, bình quân; Cơ sở dữ liệu: Kế hoạch, thực hiện….

1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính đơn vị, tổ chức

+ Nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của đơn vị, tổ chức là yêu tố vốn có tồn tại trong đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị

+ Có nhiều loại nhân tố ảnh hưởng tùy thuộc vào tiêu chí lựa chọn của nhà phân tích trong từng bối cụ cụ thể, các tiêu chí phổ biến: Lượng chất, chiều hướng, nhân quả, khả năng kiểm soát… sẽ có các nhân tố cụ thể

+ Nhận diện, đo lường, bình luận về tác động của các nhân tố đến tài chính đơn vị cho biết chất lượng PTTC….

Chiến lược, chính sách, hành động khai thác tiềm năng, khắc phục tồn tại trong hoạt động quản lý tài chính để cải thiện tình hình tài chính, quản trị rủi ro, thúc đẩy tăng trưởng bền vững từng đơn vị, tổ chức….

Giải pháp tài chính: tái cấu trúc tài chính đơn vị và cauir thiện các quan hệ tài chính

Giải pháp phi tài chính: các biện pháp hành chính, tuyên truyền, cải thiện quan hệ của đơn vị với các bên có liên quan

Theo qh: cái chung - cái riêng, nội dung PTTC: khái quát - cụ thể

Theo chu trình tài chính mỗi đơn vị, nội dung phân tích: tình hình huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và phân phối thu nhập

Căn cứ đối tượng và phạm vi phân tích: phân tích tài chính vĩ mô - ngành - đơn vị

Căn cứ vào yêu cầu quản trị tài chính của đơn vị: phân tích CSTC, PTTLTC, PT hiệu quả, tăng trưởng, PT và dự báo rủi ro

Căn cứ vào phương pháp: Phân tích cơ bản - kỹ thuật; PT định lượng, PT định tính…

Tùy thuộc các giả định: Phân tích tĩnh - động; mẫu - thực chứng, toàn diện - chuyên đề, tổng lượng - giới hạn

Các phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp sử dung mô hình kinh tế lượng

- Mục đích: Thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện kinh tế, phân tích ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc đánh giá các nhân tố tác động và dự báo kết quả kinh tế trong tương lai.

- Điều kiện áp dụng: xác lập mô hình kinh tế lượng phù hợp

Nội dung: Kết quả hồi quy các hệ số tương quan được sử dụng để dự báo dự báo giá trị của các chỉ tiêu kinh tế (thông qua biến phụ thuộc Y); Ước lượng các giá trị của hệ số tương quan; Đưa ra các giá trị giả định của các nhân tố Xji

Phương pháp toán xác suất

Bước 1: Xác định giá trị của chỉ tiêu cần dự báo ở các điều kiện, mức độ khác nhau (thấp, trung bình, cao)

Bước 2: Xác định xác suất ở các mức độ (phép thử trong từng bối cảnh cụ thể) khác nhau của chỉ tiêu cần dự báo.

Bước 3: Tính kỳ vọng toán của các chỉ tiêu theo mong đợi (X)

Bước 4: Tính độ lệch chuẩn để xác định mức độ rủi ro của chỉ tiêu trong mỗi trường hợp cụ thể

Phương pháp phân tích độ nhạy

độ lệch chuẩn càng thấp thì khả năng an toàn càng cao

Bước 6: Nếu độ lệch chuẩn như nhau trong các trường hợp dự báo thì cần xác định hệ số biến thiên (H)

Bước 7: Dự báo trường hợp nào H nhỏ thì có mức độ mạo hiểm ít hơn, ngược lại sẽ mang lại nguy cơ lớn hơn.

2.4.3 Phương pháp phân tích độ nhạy

Mục đích: đánh giá triển vọng và cảnh báo rủi ro cho doanh nghiệp trong tương lai được đặt trong bối cảnh nhất định

Nội dung: xem xét sự biến đổi của các hoạt động tài chính khi một hiện tượng tài chính cơ bản thay đổi

+ Cung cấp cho các nhà quản lý về khoảng biến thiên của chỉ tiêu cần nghiên cứu

+ Xác định được nhân tố nào có tác động chủ yếu nhất, hầu như ít tác động đến đối tượng nghiên cứu => tập trung nghiên cứu các nhân tố chủ chốt

Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính

Tổng quan về tài liệu sử dụng để phân tích tài chính

-Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính là toàn bộ các văn bản, sổ sách, báo cáo…chứa các dữ liệu liên quan đến tình hình tài chính, hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi, đối tượng nghiên cứu của phân tích tài chính.

-Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự, là thuộc tính bên trong phản ánh nội dung tài liệu-Hệ thống quản lý dữ liệu cần đảm bảo: quyền chủ quyền, tính bảo mật và phân quyền khai thác cơ sở dữ liệu, giải quyết các tranh chấp, xung đột trong khai thác, đảm bảo an toàn, khách quan của dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu: là tập hợp các dữ liệu được tích hợp một cách có hệ thống, được lưu trữ, quản lý, duy trì và phát triển bằng cách sử dụng các kỹ thuật thiết kế và mô hình hóa (hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu) nhằm thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng với những cách thức và mục đích khác nhau.

Cấu trúc cơ sở dữ liệu gồm: Nội dung- Tập hợp dữ liệu được tập hợp, lưu trữ một cách có hệ thống; Phương thức xây dựng, quản lý: Thu thập, xử lý, lưu trữ, phát triển và khai thác dữ liệu 1 cách khoa học, sử dụng tối đa tiến bộ kho học kỹ thuật và công nghệ số; Mục đích: Tối ưu hóa nhu cầu của người dùng

Phân loại: Theo đặc tính sử dụng cơ sở dữ liệu gồm 3 loại: CSDL hoạt động, cơ sở dữ lệu kho, cơ sở dữ liệu ngữ nghĩa.; Theo mô hình triển khai phân loại thành 3 loại cơ sở dữ liệu: Tập trung, phân tán, hỗn hợp.

3.1.2 Yêu cầu (4 yêu cầu) Đảm bảo tính đầy đủ Đảm bảo tính kịp thời Đảm bảo tính phù hợp với nội dung cần phân tích Đảm bảo tính cập nhật, thời sự

3.1.3 Phân loại tài liệu (4 tiêu chí)

Căn cứ vào nội dung dữ liệu của tài liệu

Căn cứ vào chủ thể cung cấp tài liệu

Căn cứ vào tính pháp lý của tài liệu

Căn cứ vào phương pháp thu thập, xử lý, lưu trữ, quản lý tài liệu

Tài liệu kế toán

3.2.1 Đặc điểm và yêu cầu

TLKT là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế,tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán

Báo cáo kế toán là tài liệu tổng hợp – sản phẩm của quy trình kế toán, là phương tiện chủ yếu để truyền đạt thông tin kế toán đến các đối tượng sử dụng thông tin, phục vụ cho việc quản lý của đơn vị kế toán và các bên có liên quan

Trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh.

3.2.2 Nội dung của tài liệu kế toán

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

3.2.2.1 Kế toán tài chính – Báo cáo tài chính – Nhà nước

Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán

Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Báo cáo tài chính đơn vị là các báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản theo từng thời điểm; phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh; phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ trong những thời kỳ nhất định giúp cho đối tượng quan tâm có thông tin kinh tế tài chính của đơn vị phục vụ cho việc ra quyết định. Đặc điểm của BCTC (5 đặc điểm)

+ Phản ánh thông tin tổng quát

+ Cung cấp thông tin chung cho mọi đối tượng sử dụng

+ Được công bố công khai cho các đối tượng sử dụng

+ Liên quan đến lợi ích hợp pháp của các bên

+ Thường được quy định thống nhất bắt buộc đảm bảo hiệu lực pháp lý cho thông tin

Thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính

Thông tin trên bảng cân đối kế toán (hoặc báo cáo tình hình tài chính): tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn) và nguồn hình thành tài sản

Thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Thu nhập, chi phí, kết quả hđ

Thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: tình hình lưu chuyển tiền

Thông tin trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính: các chỉ tiêu tài chính tổng hợp

Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành của nhà nước

Bộ Tài chính (2017) Thông tư 85/2017/TT-BTC ngày 15/08/2017 quy định việc quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) theo niên độ NS hằng năm

Bộ Tài chính (2018) Thông tư số 99/2018/TT- BTC ngày 01/11/2018 hệ thống báo cáo tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên.

Báo cáo tài chính tổng hợp là báo cáo nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động, các luồng tiền từ hoạt động và các thông tin thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên như của một đơn vị kế toán độc lập. Báo cáo tài chính tổng hợp do đơn vị kế toán cấp trên lập, được tổng hợp từ báo cáo tài chính riêng của mình (với vai trò là đơn vị kế toán cơ sở) và các đơn vị cấp dưới trực thuộc.

Thông tin trên báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên

• Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp cung cấp thông tin về tình hình nợ phải trả và tài sản thuần cũng như tình hình sử dụng nguồn lực tài chính của đơn vị

• Báo cáo kết quả hoạt động tổng hợp cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của toàn đơn vị kế toán cấp trên cũng như theo từng hoạt động

Các thông tin công bố chủ yếu trên các BCTC:

- Tình hình tài chính của đơn vị kế toán tại thời điểm nhất định: TS, NPT, VCSH

- Tình hình và kết quả hoạt động trong kỳ của đơn vị kế toán: TN, CP, KQ

- Tình hình lưu chuyển tiền trong kỳ của đơn vị kế toán: Luồng tiền vào, luồng tiền ra, luồng tiền thuần

- Thông tin chung khác và thuyết minh bổ sung

Thông tin về tài sản

Tài sản là nguồn lực kinh tế do đơn vị kế toán kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

- Nguồn lực gồm nguồn lực hữu hình, vô hình

- Lợi ích kinh tế trong tương lai

Tiêu thức phân loại tài sản:

- Thời gian sử dụng tài sản

- Đặc điểm dịch chuyển giá trị

- Mục đích sử dụng tài sản

Thông tin về nợ phải trả

 Nợ phải trả là nghĩa vụ tài chính hiện tại mà đơn vị kế toán phải thanh toán bằng nguồn lực của mình

Căn cứ vào thời gian đáo hạn và tính chất các khoản nợ phải trả để phân loại

 Việc phân loại nợ nhằm xác định khả năng thanh toán của đơn vị kế toán

 Việc phân loại này làm căn cứ để chuẩn bị nguồn tài chính thanh toán cho các khoản nợ phải trả này.

Thông tin về vốn chủ sở hữu

 Cách thứ 1 : Dựa vào phương trình:

Vốn chủ sở hữu=Tổng tài sản -Tổng nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu là phần còn lại của tổng tài sản sau khi đã loại trừ tổng nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu là loại nguồn vốn thuộc sở hữu của đơn vị kế toán, đơn vị có quyền sử dụng lâu dài trong suốt thời gian hoạt động của đơn vị

Theo nguồn hình thành, vốn chủ sở hữu được phân chia thành 3 loại:

- Vốn góp của chủ sở hữu;

- Vốn bổ sung từ kết quả hoạt động;

- Vốn chủ sở hữu khác.

Thông tin về thu nhập của đơn vị: Thu nhập là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà đơn vị kế toán thu được trong kỳ từ các hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của đơn vị, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu một cách gián tiếp.

 Nếu đơn vị áp dụng nguyên tắc kế toán tiền: Đã thu tiền từ giao dịch tạo thu nhập

Tài liệu ngoài kế toán

3.3.1 Tài liệu thống kê (3 loại)

Tài liệu thống kê là dữ liệu thống kê được xử lý, tổng hợp và phân tích theo phương pháp, quy trình, chuyên môn, nghiệp vụ thống kê để phản ánh đặc trưng, thuộc tính của hiện tượng nghiên cứu.

Số liệu thống kê ước tính

Số liệu thống kê sơ bộ

Số liệu thống kê chính thức

TỔ CHỨC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

4.1, Khái niệm tổ chức pttc

- Tổ chức phân tích tài chính là việc thiết lập mô hình phân tích tài chính, xây dựng quy trình phân tích tài chính theo một trật tự xác định phù hợp với từng bối cảnh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu phân tích tài chính

- Mô hình phân tích tài chính là bản đồ tổ chức kết hợp các yếu tố cơ bản về lao động, phương tiện làm việc, tài liệu phân tích một cách tối ưu để đạt được mục tiêu phân tích tài chính

- Quy trình phân tích tài chính là việc thiết lập các bước thực hiện công tác PTTC theo một trật tự xác định phù hợp với từng bối cảnh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu phân tích tài chính

4.2, Mô hình pttc a, Mô hình pttc nội bộ

Mô hình phân tích tài chính do đơn vị tự tổ chức là phân tích tài chính nội bộ thuộc chức năng quản lý của mỗi đơn vị, việc sắp xếp nhân sự, trang bị phương tiện kỹ thuật và tài liệu sử dụng để phân tích tài chính, xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân tích tài chính do lãnh đạo đơn vị quyết định và tổ chức thực hiện. Đơn vị có thể sử dụng 1 trong 3 mô hình: Mô hình pttc tập trung, phân tán, tập trung nửa phân tán b, Mô hình pttc tập trung

- Ưu điệm: thường xuyên được cung cấp kết quả phân tích toàn diện về tình hình tài chính của đơn vị, các yếu tố bên trong, bên ngoài tác động, mức độ tác động, xu hướng tác động, các điểm mạnh, yếu, các nguy cơ rủi ro, các giải pháp…=> đưa ra quyết định kịp thời, sáng suốt

- Hạn chế: Đơn vị có quy mô và địa bàn hoạt động rộng, phân cấp quản lý cao, nhiều đơn vị trực thuộc => không đảm bảo việc cung cấp tài liệu kịp thời,đầy đủ về dữ liệu đầu vào và các giải pháp chỉ đạo , chi phí cao c, Mô hình pttc phân tán:

+ PTTC thực hiện, báo cáo kết quả sử dụng tại từng bộ phận quản lí

+ Nhân sự, phương tiện kỹ thuật tại chỗ và nguồn tài liệu chủ yếu tại chỗ, kết hợp với các cơ sở dữ liệu dùng chung của toàn đơn vị

+ PTTC theo chuyên đề, sự vụ riêng nếu cần

- Bộ phận quản lý thường xuyên, nhanh chóng nắm bắt tình hình có biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời.

- Chi phí phân tích được tiết kiệm tối đa

- Nhà quản lý cấp cao có thể tổng hợp thông tin toàn đơn vị theo cơ chế báo cáo…

- Tại đơn vị phân cấp quản lý, địa bàn phân tán

- Chất lượng của kết quả phân tích hạn chế do nhân sự kiêm nhiệm, dữ liệu, phương tiện hạn chế

- Kết quả phân tích tổng thể tài chính của toàn đơn vị khó đảm bảo tính hệ thống và khách quan khi tổng hợp từ kết quả phân tích bộ phận. d, Mô hình pttc tập trung, nửa phân tán:

- Kết hợp bộ phận chuyên trách thực hiện PTTC tại trụ sở chính và ở từng bộ phận chức năng, các đơn vị trực thuộc xa trụ sở chính để tư vấn tại chỗ cho người phụ trách các bộ phận

4.3, Mô hình pttc chuyên nghiệp

- Đòi hỏi các nhà quản lý của tổ chức hành nghề phải chuẩn bị và sử dụng các yếu tố cơ bản của bộ máy PTTC một cách khoa học và hiệu quả: Tài liệu, phương tiện, nhân lực

- Nhân lực: Có trình độ nghiệp kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế; am hiểu sâu sắc về pháp luật, Thông thạo ngoại ngữ và sử dụng máy vi tính, Thường xuyên cập nhật kiến thức về chứng khoán, thuế, kế toán; am hiểu sâu về đặc điểm ngành nghề kinh doanh.

- tài liệu: tổ chức hành nghề cần có hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng ngày càng đầy đủ và có chất lượng

- phương tiện: các phần mềm PTTC kết nối với cơ sở dữ liệu và các nhàPTTC chuyên nghiệp là không thể thiếu

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Mục đích, yêu cầu của báo cáo pttc

- Cung cấp các thông tin thích hợp về tình hình tài chính của đối tượng phân tích, đáp ứng nhu cầu của các nhà quản lý

Yêu cầu: 3 yêu cầu về BCPT

+ Trình bày một cách trung thực và hợp lý toàn bộ tình hình tài chính của ĐTPT: đầu tư, quản lý, sử dụng tài sản, thu nhập, chi phí, kết quả, hiệu quả….; nhận xét, đánh giá, đề xuất

+ Đảm bảo sự tin cậy và hữu ích đối với người sử dụng, so sánh được và dễ hiểu với người sử dụng

+ Đảm bảo phù hợp với yêu cầu của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo

[3], hoặc phục vụ quản trị nội bộ của đơn vị.

Phân loại báo cáo pttc (5 loại)

- Căn cứ vào chủ thể tổ chức PTTC : báo cáo PTTC độc lập (dịch vụ đảm bảo) và báo cáo PTTC nội bộ

- Căn cứ vào đối tượng PTTC : Báo cáo PTTC vĩ mô – cho toàn bộ nền kinh tế và báo cáo PTTC vi mô - cho từng đơn vị hoặc nhóm các đơn vị, tổ chức của nền kinh tế

- Căn cứ vào chủ thể sử dụng báo cáo PTTC: báo cáo PTTC phục vụ các chủ thể quản lý bên ngoài và báo cáo PTTC phục vụ chủ thể quản lý bên trong mỗi đơn vị, nhóm đơn vị, tổ chức

- Theo phạm vi PTTC : báo cáo PTTC chuyên đề và báo cáo PTTC toàn diện

- Căn cứ vào thời gian phân tích: báo cáo PTTC thường xuyên và báo cáoPTTC định kỳ

Ngày đăng: 17/03/2024, 22:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w