1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu khoa học mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học polyp đại trực tràng

38 6 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Tả Đặc Điểm Lâm Sàng, Hình Ảnh Nội Soi, Mô Bệnh Học Polyp Đại Trực Tràng
Tác giả Nguyễn Đức Tuấn, Trần Thị Trang
Trường học Bệnh Viện Đa Khoa Bưu Điện
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,67 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (8)
    • 1.1 Định nghĩa (8)
    • 1.2 Dịch tễ (8)
    • 1.3 Triệu chứng lâm sàng (8)
    • 1.4 Phân loại (9)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
    • 2.1 Thiết kế nghiên cứu (14)
    • 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (14)
    • 2.3 Đối tượng nghiên cứu (14)
    • 2.4 Chọn mẫu (14)
    • 2.5 Định nghĩa các biến số (15)
    • 2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu (15)
    • 2.7 Phân tích số liệu và xử lí số liệu (16)
    • 2.8 Đạo đức trong nghiên cứu (16)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (18)
    • 3.1 Đặc điểm chung (18)
    • 3.2 Đặc điểm nội soi Polyp đại trực tràng (20)
    • 3.3 Đặc điểm mô bệnh học (23)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (26)
    • 4.1 Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu (26)
    • 4.2 Đặc điểm hình ảnh nội soi (27)
    • 4.3 Đặc điểm mô bệnh học (29)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Chính vì vậy, việc phát hiện và cắt bỏ các polyp đại trực tràng trong giai đoạn sớm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa các biến chứng của polyp mà nguy hiểm nhất là biến chứng ung

TỔNG QUAN

Định nghĩa

Polyp đại trực tràng (ĐTT) được sử dụng để chỉ những khối phát triển lồi lên so với bề mặt niêm mạc đại tràng bình thường Thông thường, chúng là kết quả của quá trình phát triển quá mức của các tế bào biểu mô niêm mạc ĐTT.

Dịch tễ

Polyp ĐTT là một bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến Tỷ lệ hiện mắc polyp ĐTT có sự khác biệt tương đối lớn theo tuổi, giới, địa dư và chủng tộc, dao động từ 30 - 50%

Theo địa dư và dân tộc, tỷ lệ mắc polyp ĐTT có sự khác biệt tại các khu vực khác nhau trên thế giới Qua thăm khám sàng lọc, bệnh phát hiện nhiều hơn ở các nước phát triển tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và thấp hơn ở các nước Châu Á, châu Phi

Bệnh có xu hướng mắc tăng theo tuổi (tăng nhanh ở đối tượng trên 50 tuổi), nam giới mắc nhiều hơn nữ giới Theo vị trí ĐTT, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy polyp thường phát hiện cao nhất ở vị trí trực tràng và đại tràng sigma 2-4

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân có polyp đại trực tràng thường nghèo nàn, âm thầm và thường có ở rất nhiều bệnh khác nhau Các triệu chứng tuy không đặc hiệu cho bệnh nhân có polyp đại trực tràng nhưng dù sao cũng là những triệu chứng gợi ý, có giá trị cho việc xác định làm các thăm dò cần thiết để quyết định chẩn đoán Có thể gặp các triệu chứng:

- Đi tiêu phân có máu: Là triệu chứng thường gặp nhất, có giá trị gợi ý chẩn đoán polyp đại trực tràng Có thể thấy máu tươi thành vệt trên khuôn phân, hay loang ra khuôn phân, hoặc phân lẫn nhày máu màu nâu, màu đen hoặc lờ lờ máu cá Triệu chứng càng có giá trị khi phân mềm hoặc nhão mà có máu kèm theo Chảy máu có thể ở nhiều mức độ vừa phải, thậm chí có trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nghiêm trọng

- Đi tiêu phân lỏng: Đối với những polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn, nhất là khi polyp to hoặc polyp bị loét có thể gây ra những triệu chứng kích thích như: đi ngoài ngày nhiều lần, có khi xuất hiện đau quặn, mót rặn nên dễ chẩn đoán nhầm với hội chứng lỵ

- Đau bụng: Cũng thường gặp trong polyp đại trực tràng, có trường hợp polyp quá lớn gây ra triệu chứng bán tắc ruột hoặc tắc hoàn toàn, khi đó biểu hiện đau bụng rất điển hình của tắc ruột cơ học

- Dấu hiệu polyp lòi ra ngoài hậu môn: Những polyp trực tràng loại có cuống ở thấp, gần hậu môn có thể bị lòi ra ngoài hậu môn nhất là sau khi đi ngoài, đây là dấu hiệu có thể giúp cho chẩn đoán xác định Nguyên, 2021 #5} 3,4

Phân loại

Phân loại thành 3 nhóm: polyp nhỏ (kích thước ≤ 5 mm); polyp trung bình (6 - 9 mm); polyp lớn (≥ 10 mm), polyp rất lớn (≥ 20 mm) Việc xác định kích thước polyp trên thực tế thường sử dụng một kìm sinh thiết chuẩn có độ mở là 8 mm, độ rộng khi đóng là 2,5 mm Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa kích thước polyp và mức độ ác tính Những polyp kích thước <

5 mm thường hiếm ghi nhận nguy cơ ác tính, trong khi đó những polyp kích thước > 20 mm có nguy cơ ác tính cao 2

Polyp có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của đại trực tràng Đại trực tràng có

8 đoạn thì có 8 vị trí tương ứng là: manh tràng, đại tràng lên, đại tràng góc gan, đại tràng ngang, đại tràng góc lách, đại tràng xuống, đại tràng chậu hông, trực tràng

Phân loại Paris cho tổn thương tân sinh bề mặt của ống tiêu hóa có thể được sử dụng để phân loại u tuyến thành 2 dạng bao gồm tổn thương dạng polyp hoặc phẳng 5

Hình 1.1 Phân loại Paris cho các tổn thương bề mặt của ống tiêu hóa

Bảng 1-1 Hệ thống phân loại Paris

0-I: Dạng polyp 0-Ip: Dạng polyp, có cuống

0-Is: Dạng polyp, không cuống

0-II: Dạng nông, bề mặt

0-IIa: Dạng lồi nhẹ 0-IIb: Dạng phẳng 0-IIc: Dạng lõm nhẹ 0-III: Dạng lõm

1.4.4 Phân loại NICE (NBI International Colorectal Endoscopic

Phân loại NICE được phát triển từ một nhóm bác sĩ nội soi thế giới (Nhật,

Mỹ, Pháp và Anh) chuyên sử dụng NBI trong chẩn đoán tổn thương ở đại tràng

Sự phân loại các tổn thương đại tràng dựa vào sự khác biệt của 3 yếu tố bao gồm màu sắc, mạch máu và cấu trúc bề mặt Phân loại NICE chia tổn thương thành 3 loại bao gồm polyp tăng sản, u tuyến và carcinôm xâm lấn dưới niêm mạc Phân loại NICE không dùng để phát hiện và chẩn đoán polyp tuyến răng cưa, do có sự trùng lắp hình thái của polyp tăng sản và polyp tuyến răng cưa Phân loại NICE có lợi thế là có thể sử dụng NBI có hoặc không có phóng đại để khảo sát polyp ĐTT 5

Bảng 1-2 Bảng phân loại NICE

Màu sắc Giống hoặc sáng hơn màu sắc niêm mạc xung quanh

Màu tối hơn màu sắc niêm mạc xung quanh (màu nâu)

Màu nâu hoặc nâu đen so với màu sắc niêm mạc xung quanh; đôi khi có lốm đốm màu trắng

Mạch máu Không hoặc có mạch máu nhỏ đơn độc đi ngang qua tổn thương

Nhiều mạch máu màu nâu bao quanh cấu trúc màu trắng**

Có những chỗ mạch máu bất thường hoặc mất cấu trúc mạch máu

Những chấm màu đen hoặc trắng cùng kích thước hoặc không có cấu trúc đồng nhất

Cấu trúc màu trắng dạng nhánh, ống hoặc hình oval được bao quanh bởi mạch máu màu nâu

Cấu trúc bề mặt bất thường hoặc mất cấu trúc

Hình 1.2 Phân loại NICE dựa trên NBI kết hợp nội soi phóng đại

1.4.5 Phân loại mô bệnh học polyp đại trực tràng

Năm 2010, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra phân loại mô bệnh học mới cho polyp đại trực tràng

Phân loại mô bệnh học polyp đại trực tràng của WHO năm 2010

Nhung mao Ống nhung mao

Loạn sản (tân sản nội biểu mô), độ thấp

Loạn sản (tân sản nội biểu mô), độ cao

Các tổn thương răng cưa

U tuyến/polyp răng cưa không cuống U tuyến răng cưa cổ điển

Polyp phối hợp với hội chứng Cowden

Polyp thanh thiếu niên (Juvenile polyp)

Phân loại mô bệnh học polyp đại trực tràng năm 2010 có một số thay đổi đáng kể so với phân loại mô bệnh học năm 2000 Trong đó, phân chia lại mức độ loạn sản (loạn sản độ thấp - loạn sản độ cao) và bổ sung thêm phân loại nhóm polyp răng cưa 6

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: dự kiến từ tháng 3/2023 đến tháng 11/2013

- Địa điểm: Phòng nội soi, khoa Thăm dò chức năng – Bệnh viện đa khoa Bưu Điện.

Đối tượng nghiên cứu

- Dân số mục tiêu: Bệnh nhân có polyp đại trực tràng được sinh thiết qua nội soi

- Dân số nghiên cứu: Bệnh nhân có polyp đại trực tràng được sinh thiết qua nội soi tại Khoa thăm dò chức năng – Bệnh viện đa khoa Bưu Điện từ tháng 4/2023 đến hết tháng 9/2023

Các bệnh nhân nội soi đại trực tràng xác định có polyp đại trực tràng, được sinh thiết qua nội soi và làm xét nghiệm mô bệnh học

Bệnh nhân khám bệnh có nội soi ĐTT nhưng không tiến hành sinh thiết hoặc sinh thiết nhưng không có kết quả giải phẫu bệnh lý hoặc bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện tất cả các trường hợp thỏa tiêu chuẩn từ tháng 4/2023 đến hết tháng 9/2023.

Định nghĩa các biến số

Tuổi: biến số liên tục (thời điểm năm lấy mẫu – năm sinh bệnh nhân) Giới: biến số nhị giá (nam hoặc nữ)

Lí do NSĐT: biến danh định gồm 6 giá trị: Đau bụng, Rối loạn đi tiêu (tiêu chảy/táo bón), Sụt cân, Tiêu máu, Tầm soát UTĐTT, Khác

Tiền căn: biến danh định gồm 3 giá trị: Không, Polyp ĐTT hoặc UTĐTT, Gia đình có người thân bị polyp hoặc UTĐTT

Vị trí: biến số danh định 6 giá trị: trực tràng, đại tràng chậu hông, đại tràng xuống, đại tràng góc lách, đại tràng ngang, đại tràng góc gan, đại tràng lên, manh tràng

Kích thước: là biến số định lượng được ước tính theo đường kính lớn nhất tính theo đơn vị cm, kích thước của polyp được ước đoán bằng cách mở hết mức kềm sinh thiết có độ mở 8 mm, sau đó được mã hoá thành biến định tính gồm 3 giá trị: polyp nhỏ (kích thước ≤ 5 mm); polyp trung bình (6 - 9 mm); polyp lớn (≥ 10 mm), polyp rất lớn (≥ 20 mm)

Phân loại Paris: biến số danh định (0-Is,0-Ip)

Phân loại NICE: biến số danh định (loại 1, loại 2 và loại 3) Đặc điểm mô bệnh học: biến số danh định (Polyp tăng sản, u tuyến loạn sản thấp, u tuyến loạn sản cao, ung thư)

Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu

Hệ thống máy nội soi: PENTAX DEFINA EPK – 3000

Bệnh nhân có chỉ định NSĐT sẽ gặp bác sĩ nội soi để được khám và chọn lựa phương thức chuẩn bị ruột cũng như giải thích lợi ích và nguy cơ của NSĐT

Khi nội soi phát hiện có polyp ĐTT, bác sĩ nội soi sẽ ghi nhận các thông tin về số lượng, kích thước, phân loại Paris, phân loại NICE

Phương pháp lấy trọn polyp ĐTT:

Nếu polyp không có dấu hiệu gợi ý xâm lấn (loét, nhiễm cứng, mô bở, kém di động, dấu hiệu ―non-liftingǁ ) thì tùy theo kích thước polyp:

+ 1 – 5 mm: Sinh thiết trọn bằng kềm

+ 6 – 20 mm: Sinh thiết bằng thòng lọng hoặc EMR

+ > 20 mm : Sinh thiết bằng thòng lọng (nếu polyp có cuống)

Trường hợp nhiều polyp đồng nhất về hình dạng và hình thái, chọn những polyp có kích thước lớn nhất để sinh thiết Trường hợp nhiều polyp không đồng nhất về hình dạng, hình thái và màu sắc, chọn polyp điển hình cho từng loại để sinh thiết

Mẫu polyp được cho ngay vào lọ và cố định bằng dung dịch formol 10% Kết quả mô bệnh học được đọc bởi Đơn vị giải phẫu bệnh.

Phân tích số liệu và xử lí số liệu

Số liệu thu thập được xử lý, phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel

Các biến định tính: được trình bày dưới dạng tỉ lệ, phần trăm

Các biến số định lượng được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (nếu phân bố chuẩn) hoặc trung vị và khoảng tứ phân vị (25-75%) (nếu không có phân phối chuẩn).

Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả chỉ ghi nhận kết quả và không can thiệp vào quyết định lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị bệnh Các chỉ định nội soi đại tràng, phương pháp sinh thiết polyp, lấy mẫu gửi giải phẫu bệnh là theo quy trình của Phòng Nội soi-Khoa Thăm Dò Chức Năng và Đơn vị Giải phẫu bệnh- Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện đa khoa Bưu Điện

Các thông tin chỉ được khai thác với sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu hay thân nhân Tôn trọng quyền quyết định của bệnh nhân

Việc thực hiện nghiên cứu không làm chậm trễ việc chẩn đoán hay cản trở việc điều trị cho bệnh nhân

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung

Từ tháng 4/2023 đến hết tháng 9/2023, có 60 trường hợp bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh, với các đặc điểm sau

Bảng 3-1 Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nghiên cứu

Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 60±12 tuổi.Tuổi thấp nhất là 29, cao nhất là 90 Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi từ 45 đến 74 tuổi chiếm 83%

Theo phân bố giới tính, tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm cao hơn nữa lần lượt là 63.3% và 36.7%

Bảng 3-2 Triệu chứng của bệnh nhân nghiên cứu

Triệu chứng thường gặp nhất là rối loạn đi tiêu và đau bụng chiếm lần lượt 73% và 45% Có 9 bệnh nhân không có triệu chứng, soi đại tràng nhằm mục đích tầm soát UTĐTT

Biểu đồ 3-1 Đặc điểm giới tính

Bảng 3-3 Đặc điểm tiền căn của nhóm nghiên cứu

Gia đình có người thân bị polyp hoặc UTĐTT 4 6.7

75% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu không có tiền căn bản thân và gia đình liên quan đến Polyp và UTĐTT

Bảng 3-4 Phương pháp sinh thiết

60 bệnh nhân nghiên cứu có tổng cộng 83 polyp 80/83 polyp được sinh thiết trọn, 3 Polyp sinh thiết một phần Thòng lòng thường được áp dụng để sinh thiết hơn chiếm 57% các Polyp được sinh thiết.

Đặc điểm nội soi Polyp đại trực tràng

83 Polyp của 60 bệnh nhân có các đặc điểm sau

Bảng 3-5 Phân bố vị trí Polyp

Trực tràng 24 28.9 Đại tràng chậu hông 15 18.1 Đại tràng xuống 23 27.7 Đại tràng góc lách 2 2.4 Đại tràng ngang 3 3.6 Đại tràng góc gan 2 2.4 Đại tràng lên 12 14.5

Vị trí Polyp chiếm tỉ lệ cao nhất ở trực tràng và đại tràng trái chiếm 77% (64/83) Đại tràng phải ít gặp hơn 16/83 trường hợp chiếm 19,3%

Bảng 3-6 Đặc điểm về kích thước

Nhóm polyp kích thước rất nhỏ chiếm tỉ lệ cao nhất 44 trường hợp chiếm 53% Rất lớn có 1 trường hợp, chiếm 1.2%

Phần lớn Polyp ĐTT có dạng không cuống (0-Is) chiếm 79.5%, không cuống (0-Ip) chiếm 20.5%

Bảng 3-8 Đặc điểm phân loại NICE

Theo phân loại NICE, NICE 2 chiếm tỉ lệ cao nhất 75.9% (63/83) kế đến là NICE 1 chiếm 20.5% (17/83)

Hình 3-1 Polyp phân loại NICE 3

Đặc điểm mô bệnh học

Bảng 3-9 Đặc điểm mô bệnh học của Polyp ĐTT

Về đặc điểm mô bệnh học, tổn thương u tuyến chiểm tỉ lệ cao nhất 75.9% (63/83) trong đó U tuyến loạn sản thấp chiếm 87,3% trong nhóm U tuyến (55/63) Kế đến là Polyp tăng sản chiếm 20,5% Có 3 trường hợp ung thư biểu mô tuyến chiếm 3,6%

3.3.2 Phân bố polyp tân sinh theo kích thước

Polyp không tân sinh nằm ở nhóm kích thước rất nhỏ và nhỏ, hầu hết là ở kích thước rất nhỏ, polyp không tân sinh ở nhóm này chiếm 94% (16/17 ca) Trong nhóm Polyp kích thước nhỏ trở lên, chỉ có 1 trường hợp là Polyp không tân sinh chiếm 3,5% trong nhóm Polyp từ nhỏ trở lên

3.3.3 Đặc điểm hình thái polyp theo phân loại Paris và kết quả mô bệnh học

Bảng 3-10 Đặc điểm hình thái polyp theo phân loại Paris và kết quả mô bệnh học

Phân loại Paris Polyp không tân sinh

Rất nhỏ Nhỏ Lớn Rất lớn

PHÂN BỐ POLYP TÂN SINH THEO KÍCH THƯỚC

Không Tân Sinh Tân Sinh

Biểu đồ 3-2 Phân bố polyp tân sinh theo kích thước

Nhóm Polyp Paris 0-Is Polyp tân sinh chiếm 74,2% (17/66); 17 trường hợp Polyp không tân sinh đều thuộc phần loại Paris 0-Is 3 trường hợp ung thư biểu mô thuộc phân loại 0-Ip

3.3.4 Giá trị thang điểm NICE

Bảng 3-11 Đặc điểm thang điểm NICE và kết quả mô bệnh học

Polyp không tân sinh Polyp tân sinh Tổng

Cả 3 trường hợp NICE 3 đều kết quả ung thư biểu mô tuyến Giá trị phân loại NICE trong chẩn đoán Polyp tân sinh: Độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 88,2%, giá trị tiên đoán dương 97%, giá trị tiên đoán âm 88,2%, độ tin cậy 95,2%.

BÀN LUẬN

Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới

Bảng 4-1 Đặc điểm về tuổi và giới trong các nghiên cứu Đặc điểm Nguyễn Công

Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 60±12 tuổi Tuổi thấp nhất là

29, cao nhất là 90 Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi từ 45 đến 74 tuổi chiếm 83% kết quả tương đồng với các nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước, tác giả Nguyễn Công Long 7 nghiên cứu 339 bệnh nhân có Polyp đại trực tràng tại Bệnh viện Bạch Mai Độ tuổi trung bình là 59,3 ± 10,1 với bệnh nhân ít tuổi nhất là 22 tuổi, nhiều tuổi nhất 85 tuổi Nhóm trên 50 tuổi chiếm 75,2% tổng số bệnh nhân có polyp

Về giới tính, tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm cao hơn nữa lần lượt là 63.3% và 36.7% tỉ lệ Nam:Nữ=1,7:1, sự chênh lệch về giới tính này tương đồng với tác giả Nguyễn Công Long 7 , Bùi Quý Nhuận 3 , Patrun 8 lần lượt là 1.45:1, 1,5:1, 1,5:1 Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ mắc polyp đại trực tràng ở nam cao hơn ở nữ giới có thể liên quan đến việc nam giới tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ hơn như uống rượu bia, chế độ ăn, hút thuốc so với nữ giới

Triệu chứng thường gặp nhất chúng tôi ghi nhận được là là rối loạn đi tiêu và đau bụng chiếm lần lượt 73% và 45% So sánh kết quả trên với một số tác giả như Bùi Nhuận Quý, Nguyễn Công Long, Visovan rối loạn đi tiêu lần lượt là 53,58%; 61%; 47,3%, đau bụng là 27,86%; 59% và 22,5% Như vậy tỷ lệ rối loạn đi tiêu của chúng tôi cao hơn hơn nhiều so với Nguyễn Công Long và Bùi Nhuận Quý, có sự khác biệt với tác giả Visovan Sự khác biệt có thể do hai nghiên cứu được thực hiện ở các thời điểm khác nhau và sự khác nhau về cỡ mẫu của nghiên cứu 3,7,9

Cũng như nhiều nhận định của các tác giả, triệu chứng của bệnh polyp đại trực tràng thường nghèo nàn, không đặc hiệu chỉ có triệu chứng rối loạn đi tiêu là gặp nhiều nhất, tuy nó không phải là triệu chứng đặc hiệu nhưng các triệu chứng lâm sàng vẫn có giá trị nhất định để báo hiệu cho người bệnh biết đặc điểm bất thường để chủ động đi khám và điều trị.

Đặc điểm hình ảnh nội soi

Bảng 4-2 Đặc điểm vị trí trong các nghiên cứu

Vị trí Chúng tôi Quách Trọng Đức 10

Trực tràng 24 (28,9%) 66(42,2%) 124(37,4%) 101 (19,7%) Đại tràng chậu hông 15 (18,1%) 40(25,6%) 89(26,8%)

225 (43,8%) Đại tràng xuống 23 (27,7%) 9(5,8%) 25(7,5%) Đại tràng ngang 7 (8,4%) 18(11,5%) 56(16,9%) 66 (12,8%) Đại tràng lên 12 (14,5%) 20(12,8%) 30(9%)

Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 75% polyp nằm ở trực tràng và đại tràng trái, tương tự với tác giả Quách Trọng Đức, Phạm Bình Nguyên, Visovan Nhiều nghiên cứu khác trên thế giới cũng mô tả sự khác biệt trong phân bố polyp và ung thư tại các vị trí khác nhau của đại trực tràng, cụ thể thay đổi ở mức 48,5 - 60% ở trực tràng và đại tràng xuống; 20,5 - 48,1% ở đại tràng lên và đại tràng ngang, và 24,5 - 28,7% xuất hiện đồng thời cả ở đại tràng lên và đại tràng xuống 11 Sự khác biệt về tần suất phát hiện polyp ở các vị trí khác nhau ở đại tràng có thể do sự không đồng nhất giữa các quần thể đối tượng nghiên cứu theo khu vực hoặc quốc gia khác nhau (châu Á, châu Âu, Hoa Kỳ ) hoặc liên quan đến khác biệt trong khả năng chẩn đoán và sàng lọc phát hiện bệnh ở cộng đồng

Bảng 4-3 Đặc điểm kích thước trong các nghiên cứu

Nhóm kích thước Chúng tôi Bùi Quý Nhuận 3 Quách Trọng Đức 10 Rất nhỏ

Số liệu ghi nhận của chúng tôi có sự tương đồng với tác giả Bùi Quý Nhuận, có khác biệt với các tác giả khác Tuy có sự khác nhau về số liệu nhưng chúng ta vẫn thấy rằng polyp kích thước nhỏ và rất nhỏ chiếm ưu thế

Kích thước polyp là một đặc điểm hình thái quan trọng góp phần ước lượng nguy cơ tiến triển ung thư đại trực tràng, hoàn toàn có thể theo dõi và đánh giá được thông qua thăm khám nội soi

Bảng 4-4 Phân loại Paris trong các nghiên cứu

Dạng N Quách Trọng Đức 10 Patrun 8

Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ nghiên cứu tổn thương dạng polyp (Phân loại 0-I theo Paris, các tác giả đều ghi nhận tỉ lệ Polyp không cuống (0- Is) chiếm tỉ lệ cao hơn so với Polyp có cuống Đặc điểm hình thái của tổn thương trên nội soi đại tràng cung cấp cho các nhà nội soi những gợi ý quan trọng về nguy cơ ác tính của tổn thương Hiện nay, hình thái tổn thương được mô tả tốt nhất bằng cách sử dụng phân loại đặc điểm hình thái Paris, với nhiều ưu điểm, đơn giản và được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng cho phép phân loại với mục đích mô tả so sánh, dự đoán mô bệnh học và lựa chọn kỹ thuật điều trị phù hợp.

Đặc điểm mô bệnh học

Bảng 4-5 Đặc điểm mô bệnh học trong các nghiên cứu

Chúng tôi Quách Trọng Đức 10 Visovan 9

Phân loại polyp theo hình thái, tính chất mô bệnh học, mức độ loạn sản là cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm của polyp cũng như quyết định phương pháp điều trị, theo dõi và tiên lượng bệnh Cụ thể, các polyp tân sinh, có nguy cơ tiến triển ung thư hóa cao hơn so với các polyp không tân sinh,

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số polyp của bệnh nhân nghiên cứu là polyp thuộc nhóm polyp tân sinh chiếm 79,5% (66/83) tổn thương u tuyến chiểm tỉ lệ cao nhất 75.9% (63/83) trong đó U tuyến loạn sản thấp chiếm 87,3% trong nhóm U tuyến (55/63) Polyp tăng sản chiếm 20,5% Có 3 trường hợp ung thư biểu mô tuyến chiếm 3,6% So sánh với các tác giả trong và ngoài nước đều tương tự ở điểm Polyp tân sinh trong đó U tuyến loạn sản thấp chiếm tỉ lệ cao tuy nhiên tỉ lệ này dao động còn lớn, có thể do sự khác biệt về cỡ mẫu nghiên cứu, do kinh nghiệm của bác sỹ giải phẫu bệnh với các tiêu chí nhận định khác nhau Vì vậy, muốn đánh giá chính xác hơn cần phải tiến hành nội soi sàng lọc trên số lượng đối tượng lớn và chuẩn hóa các tiêu chuẩn nhận định kết quả giải phẫu bệnh phù hợp

4.3.2 Đặc điểm mô bệnh học theo kích thước

Trong nghiên cứu, Polyp không tân sinh nằm ở nhóm kích thước rất nhỏ và nhỏ, hầu hết là ở kích thước rất nhỏ, polyp không tân sinh ở nhóm này chiếm 94% (16/17 ca) Trong 39 trường hợp Polyp kích thước từ nhỏ trở lên, chỉ 1 trường hợp có kết quả polyp không tân sinh Kết quả này cho thấy, kích thước polyp cũng có mối tương quan với mức độ mô bệnh học polyp Kết quả này có sự tương đồng với các nghiên cứu khác nhau ở trong và ngoài nước xác định mối tương quan chặt chẽ giữa kích thước và mô bệnh học polyp Trong đó, polyp có kích thước nhỏ ≤ 10 mm thì kết quả mô bệnh học chủ yếu là polyp tăng sản 2

4.3.3 Giá trị thang điểm NICE Độ chính xác trong tiên đoán MBH của polyp ĐTT dao động từ 72,8% đến 100% tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán cấu trúc bề mặt và mạch máu khác nhau như phân loại NICE, phân loại Kudo, phân loại Sano

Thang điểm NICE trong nghiên cứu chúng tôi đạt Độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 88,2%, giá trị tiên đoán dương 97%, giá trị tiên đoán âm 88,2%, độ tin cậy 95,2% trong chẩn đoán Polyp tân sinh Số liệu về độ tin cậy tương đồng với tác giả Lê Đình Quang 12 là 91,9%, tác giả Visovan 9 91,1%

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, độ chính xác trong tiên đoán kết quả mô bệnh học thang điểm NICE dao động từ 75,4% đến 91,1% Lý do cho sự khác biệt về độ chính xác của phân loại NICE phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm trình độ chuyên môn của bác sĩ nội soi, ống soi, hệ thống nội soi, cũng như chất lượng của NSĐT cũng là yếu tố góp phần gia tăng độ chính xác khi đánh giá đặc điểm polyp 9,12

Ngày đăng: 17/03/2024, 21:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w