1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT TRONG NHỮNG ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy Học Theo Dự Án – Một Trong Những Động Lực Phát Triển Kỹ Năng Tự Học Của Sinh Viên
Tác giả Hồ Trịnh Quỳnh Thư
Người hướng dẫn Tiến Sĩ, Trường Đại Học Quảng Nam
Trường học Trường Đại Học Quảng Nam
Chuyên ngành Ngoại ngữ
Thể loại Nghiên cứu
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 441,55 KB

Nội dung

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Điện - Điện tử - Viễn thông 146 DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT TRONG NHỮNG ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN Hồ Trịnh Quỳnh Thư 1 Tóm tắt: Tự học là quá trình người học chủ động xác định nhu cầu học tập và tìm giải pháp phù hợp để đạt được mục đích. Nó được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công của quá trình học tập ở bậc đại học. Trong khi đó, dạy học dự án (DHDA) là phương pháp dạy học tích cực, trong đó, quá trình tự học được xem là then chốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, DHDA là cơ sở hỗ trợ sinh viên phát triển khả năng tự học. Nhằm phát huy và phát triển kĩ năng tự học cho sinh viên (SV) Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Quảng Nam, nghiên cứu này thực hiện áp dụng DHDA vào dạy học môn phương pháp nghiên cứu khoa học (PPNCKH), một môn học khá khó và dễ làm cho người học chán nản, mất hứng thú học tập. Bằng phương pháp mô tả thực nghiệm với kết quả khảo sát từ 65 SV năm hai, nghiên cứu chỉ ra rằng SV trong mô hình DHDA cảm thấy hứng thú hơn với môn học; đồng thời, DHDA tạo động lực, thúc đẩy SV phát triển kĩ năng tự học; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học không chỉ với môn PPNCKH mà còn với các môn thực hành tiếng. Từ khóa: Dạy học theo dự án, kĩ năng tự học, động lực, phương pháp dạy học, dạy học tích cực. 1. Mở đầu Không giống phương pháp dạy học truyền thống với vai trò trung tâm thuộc về người dạy, phương pháp dạy học theo dự án đặt người học ở vị trí trung tâm của quá trình dạy học. Vai trò người thầy được chuyển từ người truyền thụ kiến thức trong mô hình lớp học truyền thống sang người hướng dẫn trong mô hình DHDA. Đồng thời, trong DHDA, người học được trao quyền tự chủ, tự quyết các hoạt động trong quá trình học tập. Cụ thể hơn, trong quá trình thực hiện dự án học tập, người học phải tự mình nghiên cứu, truy tìm kiến thức - kĩ năng đã có, cập nhật và bổ sung những kiến thức - kĩ năng còn thiếu để có thể hoàn thành dự án học tập đúng tiến độ. Điều đó có nghĩa là người học phải tự học, tự chiếm lĩnh và áp dụng những kiến thức - kĩ năng cần thiết vào thực tiễn dự án học tập. Từ đó có thể thấy, tự học chiếm một vị trí quan trọng trong DHDA, nó quyết định sự thành công của dự án học tập. Trong khi đó, Brookfield (2009) cho rằng, tự học và việc tạo điều kiện để sinh viên tự học chiếm vị trí quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, và tự học đặc biệt phù hợp với giáo dục đại học. Theo ông, yếu tố trọng tâm của tự học là việc học độc lập, tức là việc học xảy ra bên ngoài môi trường lớp học, ít chịu sự quản lí của giáo viên và nhà trường, nằm ngoài khuôn khổ giáo dục chính thống. Như vậy, tự học và DHDA cùng chung một đặc điểm; đó là người học tự chủ quá trình học tập của mình. 1. Tiến sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 147HӖ TRỊNH QUǣNH THѬ Bàn về lợi ích và mối liên hệ giữa DHDA và tự học, Davidoff và Piñeiro (2017) cho rằng DHDA cho phép SV tự chủ hoạt động, là nền tảng thúc đẩy phương thức tự học. Tự học thông qua DHDA cho phép SV phát triển kĩ năng và tạo ra kết quả với nội dung tốt hơn. Như vậy, có thể nói, DHDA giúp tăng cường khả năng tự học và giúp nâng cao chất lượng dạy học. Tương tự, Bagheri et al (2013) cũng chứng minh khả năng tự học của SV phát triển tốt hơn khi được học tập với mô hình DHDA. Tuy nhiên, các công trình này không mô tả phương thức áp dụng DHDA như thế nào để đạt hiệu quả như đã trình bày. Vì vậy, nghiên cứu này một lần nữa thực hiện nhằm kiểm tra tính xác thực về hiệu quả áp dụng DHDA để nâng cao khả năng tự học của SV; đồng thời, trình bày cụ thể các bước tiến hành trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, công trình này chọn học phần PPNCKH để triển khai áp dụng phương pháp DHDA vì đây là học phần tương đối khó, chỉ lí thuyết Phương pháp luận NCKH chưa đủ để có thể thực hiện làm NCKH mà đòi hỏi người làm NCKH phải có kiến thức chuyên môn sâu. Do đó, SV thường bị hụt hơi, chán nản, và mất động lực với học phần này. Hơn nữa, việc làm NCKH cũng đòi hỏi khả năng tự học, tự sáng tạo; nó phù hợp với đặc trưng của DHDA. 2. Nội dung 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu phát triển kĩ năng tự học của SV thông qua DHDA sử dụng phương pháp mô tả thực nghiệm, được tiến hành đối với SV năm hai thuộc Khoa Ngoại ngữ ở Trường Đại học Quảng Nam. Có tổng số 65 SV tham gia vào quá trình thực nghiệm, trong đó, 33 SV thuộc lớp DT18TAN02 được tiếp cận phương pháp DHDA và 32 bạn của lớp DT18TAN01 tham gia mô hình lớp học truyền thống. Kết quả thu được từ hai nhóm SV được đối chiếu, so sánh nhằm làm rõ tác động và ảnh hưởng của DHDA đến kĩ năng tự học của các em. Vì tự học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, việc thu thập dữ liệu về quá trình và kĩ năng tự học của SV được thực hiện thông qua bảng hỏi nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác của số liệu. 2.2. Tự học và dạy học theo dự án Tự học là quá trình tự thiết lập môi trường học tập, ở đó người học chủ động xem xét nhu cầu học tập của bản thân, xác lập mục tiêu, xác định nguồn tài nguyên, chọn lựa và thực hiện chiến lược phù hợp, tự đánh giá kết quả và điều chỉnh (Knowles, 1975). Như vậy, người học phải chịu trách nhiệm với toàn bộ mọi quyết định trong quá trình tự học. Với tự học, người học không chỉ nâng cao kiến thức mà còn cải thiện sự tự tin, tự chủ, tìm thấy động lực và kĩ năng học tập (O''''Shea, 2003). Theo Brookfield (2009), tự học không có nghĩa là học một mình, mà có thể học theo nhóm. Ở đó, từng người học bằng sự tự nỗ lực với sự cộng tác, giúp đỡ của những thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn phương pháp để đạt được kết quả mong muốn. Dạy học theo dự án (DHDA) được hiểu là một phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, được thiết kế theo mô hình dự án. Với DHDA, người học được 148DҤY HỌC THEO DӴ ÁN - ĐӜNG LӴC PHÁT TRIӆN KƬ NĂNG TӴ HỌC... trao cơ hội làm việc tương đối tự chủ trong một thời gian nhất định bao gồm tự xác định mục đích, tự lập kế hoạch, tự nêu vấn đề, tự tìm chiến lược, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra và điều chỉnh để đạt được mục đích học tập; kết thúc dự án thường là một sản phẩm thật, là kết quả của quá trình học tập kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn-thực hành với sự hợp tác làm việc của tập thể (Biều et al, 2011; Peterson, 2012; Thuỷ, 2016). Tuy nhiên, việc thực hiện các dự án thường không dễ dàng vì tính đa dạng của nó cả trong thiết kế và triển khai thực hiện (Dimitra, et al, 2016). Các dự án đòi hỏi nhiều kĩ năng khác nhau làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau cho những mục đích khác nhau (ibid.). Vì vậy, một cá nhân chỉ làm việc độc lập khó có thể hoàn thành một dự án học tập mà cần phải có sự phối hợp làm việc của tập thể, nơi mà các thành viên với những thế mạnh và kĩ năng khác nhau có thể hỗ trợ lẫn nhau. Trong quá trình phối hợp thực hiện dự án, người học vừa có thể tự mình ôn lại kiến thức đã có, vừa tự tìm hiểu, cập nhật kiến thức mới phục vụ cho mục đích dự án. Đến đây, có thể thấy, DHDA và tự học có nhiều điểm tương đồng. Chúng có quan hệ mật thiết với nhau; hiệu quả của quá trình tự học có thể quyết định việc thành bại của dự án học tập; ngược lại, DHDA khuyến khích người học đào sâu nghiên cứu, tìm hiểu, góp phần cải thiện khả năng tự học. Điều này cũng lí giải cho kết luận của Davidoff và Piñeiro (2017) về việc áp dụng qua lại các kĩ năng học tập trong DHDA và trong tự học; hai ông cho rằng, các kĩ năng người học sử dụng hiệu quả trong DHDA có thể áp dụng thành công trong tự học và ngược lại. Ngoài ra, với những đặc trưng như môi trường học tập mở; tự đặt mục tiêu, lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá quá trình học tập; phát huy tính tự lực, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm, DHDA trao cho người học nhiều cơ hội và điều kiện để tăng cường tính tự lập tự chủ trong học tập, tự đánh giá và định hướng bản thân, kích thích phát triển kĩ năng siêu nhận thức; qua đó, giúp người học phát triển kĩ năng tự học, mở đường cho việc học tập lâu dài và học tập suốt đời (Bagheri et.al, 2013; Thomas 2000; Tuấn, 2018; Turcotte, et al, 2022; Zhang, 2015). Hình 1. Chu trình DHDA 149HӖ TRỊNH QUǣNH THѬ Nói cách khác, tự học là cơ sở, nền móng của quá trình DHDA nơi mà người học được trao quyền tự chủ trong mọi hoạt động học tập. Để dự án học tập thành công, người học phải chủ động tích cực tham gia vào quá trình học tập, áp dụng những kiến thức đã có, tìm tòi bổ sung những kiến thức cần thiết cho dự án. Như vậy, DHDA kích thích, tạo điều kiện phát triển kĩ năng tự học ở người học. Điều này được Cindy và Hmelo (2014, trích trong Ceker Ozdamli, 2016) mô tả và lược đồ hóa như ở Hình 1. 2.3. Áp dụng dạy học theo dự án 2.3.1. Quy trình DHDA được chọn lựa và áp dụng vào dạy học môn PPNCKH ở Khoa Ngoại ngữ (Trường Đại học Quảng Nam) bởi vì đây là phương pháp học tập có chức năng kép, học tập và nghiên cứu, phù hợp với đặc thù môn học. Trong suốt quá trình học tập với DHDA, SV được giao nhiệm vụ NCKH cụ thể, gắn liền với thực tiễn học tập của mình; qua đó, các em tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức lí thuyết cơ bản về PPNCKH và những nội dung kiến thức có liên quan, áp dụng vào thực tiễn nghiên cứu để tạo ra sản phẩm cuối cùng với quy trình cụ thể như sau: (1) xác định đề tài và mục tiêu dự án, (2) lập dự án; (3) thực hiện dự án, và (4) trình bày và đánh giá dự án. (1) Xác định đề tài và mục tiêu dự án PPNCKH là học phần bắt buộc gồm 02 tín chỉ (30 tiết dự lớp). Mục tiêu môn học là SV có thể vận dụng hệ thống lí thuyết của Phương pháp luận NCKH vào thực tiễn làm NCKH, chủ yếu trong lĩnh vực thủ đắc ngôn ngữ và học ngoại ngữ. Vì vậy, đề tài dự án được xác định là Công nghệ và giải pháp nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên Trường Đại học Quảng Nam. Toàn bộ nội dung môn học được chia làm 6 chương, tương ứng với 6 nhiệm vụ học tập mà SV cần thực hiện trong toàn bộ dự án học tập học. Kết thúc dự án, SV tối thiểu phải hoàn thiện đề cương NCKH. (2) Lập dự án SV được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 thành viên đọc tài liệu, thảo luận, xác định nhiệm vụ và thống nhất dự án học tập - nghiên cứu của nhóm. Đây được xem là khâu quan trọng, là bước thiết kế dự án phù hợp với mục tiêu và điều kiện hiện có để có thể hoàn thành dự án đúng kế hoạch. Việc lập dự án bao gồm: (i) Xác định đề tài cho dự án học tập của nhóm dựa trên đề tài dự án môn học; (ii) Lập kế hoạch thực hiện đề tài bằng cách xác định nhiệm vụ, kế hoạch, dự kiến nguồn thông tin, dữ liệu, phương pháp tiến hành và công cụ cần thiết; (iii) Xây dựng tiêu chí đánh giá dự án, qua đó các nhóm dự án, các thành viên trong các nhóm dự án có thể tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau suốt trong quá trình thực hiện dự án, giúp tạo sự công bằng, khách quan trong việc đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của SV tham gia dự án. (3) Thực hiện dự án Sau khi lập kế hoạch dự án, các thành viên trong nhóm bắt đầu tiến hành nhiệm vụ theo kế hoạch để tạo ra sản phẩm của dự án. Đây là giai đoạn thể hiện rõ ràng nhất 150DҤY HỌC THEO DӴ ÁN - ĐӜNG LӴC PHÁT TRIӆN KƬ NĂNG TӴ HỌC... bản chất “học đi đôi với hành” của DHDA, các kiến thức lí thuyết, giả thuyết nghiên cứu được kiểm nghiệm và xác thực trong thực tế. Đồng thời, đây cũng là cơ hội kích thích, phát huy tính sáng tạo, khả năng tự học sủa SV. Trong quá trình thực hiện dự án, một mặt, SV phải tham gia lớp học, cùng các nhóm khác thảo luận, tìm hiểu hệ thống lí thuyết của PPNCKH, ghi nhớ và vận dụng kiến thức đó vào thực hiện dự án học tập của mình. Tuy nhiên, do thời gian ở lớp hạn chế, các nhóm chủ yếu tự đọc tài liệu để nắm thông tin trước khi thảo luận trên lớp. Mặt khác, từ trải nghiệm làm dự án, SV có thể so sánh, đối chiếu giữa lí thuyết và thực tiễn, từ đó củng cố, mở rộng kiến thức, thực hành và phát triển kĩ năng. Hơn nữa, nội dung các dự án liên quan đến kiến thức chuyên ngành, liên ngành; vì vậy, nó đòi hỏi các nhóm dự án phải có kiến thức nhất định về chuyên ngành liên quan đến dự án. Việc thực hiện dự án được tiến hành theo trình tự thời gian và nội dung như sau: Thời gian Nội dung lí thuyết Hoạt động dạy - học (SV làm việc theo nhóm trong toàn bộ quá trình học tập) 3 tiết ở lớp và 1 tuần ở nhà Chương 1: Mở đầu 1.1. Định nghĩa khoa học 1.2. Phân loại khoa học 1.3. Định nghĩa NCKH 1.4. Phân loại NCKH 1.5. Các bước tiến hành một NCKH Hoạt động 1 Giảng viên (GV): Hướng dẫn SV đọc giáo trình và trả lời câu hỏi: 1. Khoa học là gì? Khoa học được chia làm mấy loại? 2. NCKH là gì? Có bao nhiêu loại NCKH? 3. Mô tả cấu trúc chung của một công trình NCKH. 4. Trình bày các bước tiến hành một NCKH. SV: Đọc giáo trình, thảo luận và trả lời các câu hỏi. Hoạt động 2 GV: Yêu cầu SV trả lời các câu hỏi: 1. SV Khoa Ngoại ngữ gặp những khó khăn gì trong quá trình học tập và thực hành ngôn ngữ? 2. Điều gì thu hút sự quan tâm nhiều nhất trong thời đại Công nghiệp 4.0? 3. Theo các em, vấn đề cấp thiết nhất hiện nay trong học tập đối với SV Khoa Ngoại ngữ là gì? Vì sao? SV (phân công công việc để thực hiện): Phỏng vấn chéo để trả lời câu hỏi 1 và 2, thảo luận để trả lời câu hỏi 3. 151HӖ TRỊNH QUǣNH THѬ Hoạt động 3 GV: Yêu cầu SV chọn đề tài nghiên cứu của nhóm từ gợi ý ở hoạt động 2. SV: Bàn bạc, thảo luận và thống nhất đề tài nghiên cứu của nhóm. Hoạt động 4 (làm việc ở nhà) GV: Yêu cầu SV trả lời các câu hỏi: 1. Nguyên nhân nào làm cho các em chọn đề tài nghiên cứu đó? 2. Nghiên cứu của các em nhằm phục vụ mục đích gì? 3. Để thực hiện nghiên cứu của mình, các em cần giải quyết các nhiệm vụ gì? 4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể dự kiến của đề tài các em là gì? 5. Kết quả dự kiến của nghiên cứu là gì? SV: Bàn bạc, thảo luận và trả lời các câu hỏi. Hoạt động 5 GV: Yêu cầu SV trình bày phần trả lời cho các câu hỏi ở hoạt động 4. SV: Mỗi nhóm thực hiện phần trình bày của mình, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và góp ý; sau đó nhóm tổng hợp các ý kiến với GV để hoàn thiện phần Mở đầu của đề tài nghiên cứu của nhóm. 6 tiết ở lớp và 3 tuần ở nhà Chương 2: Tổng quan nghiên cứu 2.1. Khái niệm Tổng quan nghiên cứu 2.2. Nội dung của tổng quan nghiên cứu 2.3. Các bước thực hiện tổng quan nghiên cứu 2.4. Trích dẫn và đạo văn Hoạt động 1 GV: Yêu cầu SV đọc giáo trình, quan sát một số tổng quan nghiên cứu mẫu và trả lời câu hỏi: 1. Tổng quan nghiên cứu là gì? 2. Nêu cấu trúc và nội dung của một tổng quan nghiên cứu. 3. Chỉ ra các kiểu trích dẫn trong các tổng quan mẫu. Làm thế nào để biết đó là một trích dẫn? 4. Điều gì xảy ra nếu một trích dẫn không được ghi nguồn? 5. Làm thế nào để có một tổng quan nghiên cứu? SV: Đọc giáo trình, tài liệu và trả lời các câu hỏi. 152DҤY HỌC THEO DӴ ÁN - ĐӜNG LӴC PHÁT TRIӆN KƬ NĂNG TӴ HỌC... Hoạt động 2 (làm việc ở nhà) GV: Giới thiệu trang công cụ tìm kiếm Google Sc...

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT TRONG NHỮNG ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN Hồ Trịnh Quỳnh Thư 1 Tóm tắt: Tự học là quá trình người học chủ động xác định nhu cầu học tập và tìm giải pháp phù hợp để đạt được mục đích Nó được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công của quá trình học tập ở bậc đại học Trong khi đó, dạy học dự án (DHDA) là phương pháp dạy học tích cực, trong đó, quá trình tự học được xem là then chốt Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, DHDA là cơ sở hỗ trợ sinh viên phát triển khả năng tự học Nhằm phát huy và phát triển kĩ năng tự học cho sinh viên (SV) Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Quảng Nam, nghiên cứu này thực hiện áp dụng DHDA vào dạy học môn phương pháp nghiên cứu khoa học (PPNCKH), một môn học khá khó và dễ làm cho người học chán nản, mất hứng thú học tập Bằng phương pháp mô tả thực nghiệm với kết quả khảo sát từ 65 SV năm hai, nghiên cứu chỉ ra rằng SV trong mô hình DHDA cảm thấy hứng thú hơn với môn học; đồng thời, DHDA tạo động lực, thúc đẩy SV phát triển kĩ năng tự học; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học không chỉ với môn PPNCKH mà còn với các môn thực hành tiếng Từ khóa: Dạy học theo dự án, kĩ năng tự học, động lực, phương pháp dạy học, dạy học tích cực 1 Mở đầu Không giống phương pháp dạy học truyền thống với vai trò trung tâm thuộc về người dạy, phương pháp dạy học theo dự án đặt người học ở vị trí trung tâm của quá trình dạy học Vai trò người thầy được chuyển từ người truyền thụ kiến thức trong mô hình lớp học truyền thống sang người hướng dẫn trong mô hình DHDA Đồng thời, trong DHDA, người học được trao quyền tự chủ, tự quyết các hoạt động trong quá trình học tập Cụ thể hơn, trong quá trình thực hiện dự án học tập, người học phải tự mình nghiên cứu, truy tìm kiến thức - kĩ năng đã có, cập nhật và bổ sung những kiến thức - kĩ năng còn thiếu để có thể hoàn thành dự án học tập đúng tiến độ Điều đó có nghĩa là người học phải tự học, tự chiếm lĩnh và áp dụng những kiến thức - kĩ năng cần thiết vào thực tiễn dự án học tập Từ đó có thể thấy, tự học chiếm một vị trí quan trọng trong DHDA, nó quyết định sự thành công của dự án học tập Trong khi đó, Brookfield (2009) cho rằng, tự học và việc tạo điều kiện để sinh viên tự học chiếm vị trí quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, và tự học đặc biệt phù hợp với giáo dục đại học Theo ông, yếu tố trọng tâm của tự học là việc học độc lập, tức là việc học xảy ra bên ngoài môi trường lớp học, ít chịu sự quản lí của giáo viên và nhà trường, nằm ngoài khuôn khổ giáo dục chính thống Như vậy, tự học và DHDA cùng chung một đặc điểm; đó là người học tự chủ quá trình học tập của mình 1 Tiến sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 146 HỒ TRỊNH QUỲNH THƯ Bàn về lợi ích và mối liên hệ giữa DHDA và tự học, Davidoff và Piñeiro (2017) cho rằng DHDA cho phép SV tự chủ hoạt động, là nền tảng thúc đẩy phương thức tự học Tự học thông qua DHDA cho phép SV phát triển kĩ năng và tạo ra kết quả với nội dung tốt hơn Như vậy, có thể nói, DHDA giúp tăng cường khả năng tự học và giúp nâng cao chất lượng dạy học Tương tự, Bagheri et al (2013) cũng chứng minh khả năng tự học của SV phát triển tốt hơn khi được học tập với mô hình DHDA Tuy nhiên, các công trình này không mô tả phương thức áp dụng DHDA như thế nào để đạt hiệu quả như đã trình bày Vì vậy, nghiên cứu này một lần nữa thực hiện nhằm kiểm tra tính xác thực về hiệu quả áp dụng DHDA để nâng cao khả năng tự học của SV; đồng thời, trình bày cụ thể các bước tiến hành trong quá trình thực hiện Ngoài ra, công trình này chọn học phần PPNCKH để triển khai áp dụng phương pháp DHDA vì đây là học phần tương đối khó, chỉ lí thuyết Phương pháp luận NCKH chưa đủ để có thể thực hiện làm NCKH mà đòi hỏi người làm NCKH phải có kiến thức chuyên môn sâu Do đó, SV thường bị hụt hơi, chán nản, và mất động lực với học phần này Hơn nữa, việc làm NCKH cũng đòi hỏi khả năng tự học, tự sáng tạo; nó phù hợp với đặc trưng của DHDA 2 Nội dung 2.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu phát triển kĩ năng tự học của SV thông qua DHDA sử dụng phương pháp mô tả thực nghiệm, được tiến hành đối với SV năm hai thuộc Khoa Ngoại ngữ ở Trường Đại học Quảng Nam Có tổng số 65 SV tham gia vào quá trình thực nghiệm, trong đó, 33 SV thuộc lớp DT18TAN02 được tiếp cận phương pháp DHDA và 32 bạn của lớp DT18TAN01 tham gia mô hình lớp học truyền thống Kết quả thu được từ hai nhóm SV được đối chiếu, so sánh nhằm làm rõ tác động và ảnh hưởng của DHDA đến kĩ năng tự học của các em Vì tự học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, việc thu thập dữ liệu về quá trình và kĩ năng tự học của SV được thực hiện thông qua bảng hỏi nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác của số liệu 2.2 Tự học và dạy học theo dự án Tự học là quá trình tự thiết lập môi trường học tập, ở đó người học chủ động xem xét nhu cầu học tập của bản thân, xác lập mục tiêu, xác định nguồn tài nguyên, chọn lựa và thực hiện chiến lược phù hợp, tự đánh giá kết quả và điều chỉnh (Knowles, 1975) Như vậy, người học phải chịu trách nhiệm với toàn bộ mọi quyết định trong quá trình tự học Với tự học, người học không chỉ nâng cao kiến thức mà còn cải thiện sự tự tin, tự chủ, tìm thấy động lực và kĩ năng học tập (O'Shea, 2003) Theo Brookfield (2009), tự học không có nghĩa là học một mình, mà có thể học theo nhóm Ở đó, từng người học bằng sự tự nỗ lực với sự cộng tác, giúp đỡ của những thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn phương pháp để đạt được kết quả mong muốn Dạy học theo dự án (DHDA) được hiểu là một phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, được thiết kế theo mô hình dự án Với DHDA, người học được 147 DẠY HỌC THEO DỰ ÁN - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC trao cơ hội làm việc tương đối tự chủ trong một thời gian nhất định bao gồm tự xác định mục đích, tự lập kế hoạch, tự nêu vấn đề, tự tìm chiến lược, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra và điều chỉnh để đạt được mục đích học tập; kết thúc dự án thường là một sản phẩm thật, là kết quả của quá trình học tập kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn-thực hành với sự hợp tác làm việc của tập thể (Biều et al, 2011; Peterson, 2012; Thuỷ, 2016) Tuy nhiên, việc thực hiện các dự án thường không dễ dàng vì tính đa dạng của nó cả trong thiết kế và triển khai thực hiện (Dimitra, et al, 2016) Các dự án đòi hỏi nhiều kĩ năng khác nhau làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau cho những mục đích khác nhau (ibid.) Vì vậy, một cá nhân chỉ làm việc độc lập khó có thể hoàn thành một dự án học tập mà cần phải có sự phối hợp làm việc của tập thể, nơi mà các thành viên với những thế mạnh và kĩ năng khác nhau có thể hỗ trợ lẫn nhau Trong quá trình phối hợp thực hiện dự án, người học vừa có thể tự mình ôn lại kiến thức đã có, vừa tự tìm hiểu, cập nhật kiến thức mới phục vụ cho mục đích dự án Đến đây, có thể thấy, DHDA và tự học có nhiều điểm tương đồng Chúng có quan hệ mật thiết với nhau; hiệu quả của quá trình tự học có thể quyết định việc thành bại của dự án học tập; ngược lại, DHDA khuyến khích người học đào sâu nghiên cứu, tìm hiểu, góp phần cải thiện khả năng tự học Điều này cũng lí giải cho kết luận của Davidoff và Piñeiro (2017) về việc áp dụng qua lại các kĩ năng học tập trong DHDA và trong tự học; hai ông cho rằng, các kĩ năng người học sử dụng hiệu quả trong DHDA có thể áp dụng thành công trong tự học và ngược lại Ngoài ra, với những đặc trưng như môi trường học tập mở; tự đặt mục tiêu, lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá quá trình học tập; phát huy tính tự lực, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm, DHDA trao cho người học nhiều cơ hội và điều kiện để tăng cường tính tự lập tự chủ trong học tập, tự đánh giá và định hướng bản thân, kích thích phát triển kĩ năng siêu nhận thức; qua đó, giúp người học phát triển kĩ năng tự học, mở đường cho việc học tập lâu dài và học tập suốt đời (Bagheri et.al, 2013; Thomas 2000; Tuấn, 2018; Turcotte, et al, 2022; Zhang, 2015) Hình 1 Chu trình DHDA 148 HỒ TRỊNH QUỲNH THƯ Nói cách khác, tự học là cơ sở, nền móng của quá trình DHDA nơi mà người học được trao quyền tự chủ trong mọi hoạt động học tập Để dự án học tập thành công, người học phải chủ động tích cực tham gia vào quá trình học tập, áp dụng những kiến thức đã có, tìm tòi bổ sung những kiến thức cần thiết cho dự án Như vậy, DHDA kích thích, tạo điều kiện phát triển kĩ năng tự học ở người học Điều này được Cindy và Hmelo (2014, trích trong Ceker & Ozdamli, 2016) mô tả và lược đồ hóa như ở Hình 1 2.3 Áp dụng dạy học theo dự án 2.3.1 Quy trình DHDA được chọn lựa và áp dụng vào dạy học môn PPNCKH ở Khoa Ngoại ngữ (Trường Đại học Quảng Nam) bởi vì đây là phương pháp học tập có chức năng kép, học tập và nghiên cứu, phù hợp với đặc thù môn học Trong suốt quá trình học tập với DHDA, SV được giao nhiệm vụ NCKH cụ thể, gắn liền với thực tiễn học tập của mình; qua đó, các em tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức lí thuyết cơ bản về PPNCKH và những nội dung kiến thức có liên quan, áp dụng vào thực tiễn nghiên cứu để tạo ra sản phẩm cuối cùng với quy trình cụ thể như sau: (1) xác định đề tài và mục tiêu dự án, (2) lập dự án; (3) thực hiện dự án, và (4) trình bày và đánh giá dự án (1) Xác định đề tài và mục tiêu dự án PPNCKH là học phần bắt buộc gồm 02 tín chỉ (30 tiết dự lớp) Mục tiêu môn học là SV có thể vận dụng hệ thống lí thuyết của Phương pháp luận NCKH vào thực tiễn làm NCKH, chủ yếu trong lĩnh vực thủ đắc ngôn ngữ và học ngoại ngữ Vì vậy, đề tài dự án được xác định là Công nghệ và giải pháp nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên Trường Đại học Quảng Nam Toàn bộ nội dung môn học được chia làm 6 chương, tương ứng với 6 nhiệm vụ học tập mà SV cần thực hiện trong toàn bộ dự án học tập học Kết thúc dự án, SV tối thiểu phải hoàn thiện đề cương NCKH (2) Lập dự án SV được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 thành viên đọc tài liệu, thảo luận, xác định nhiệm vụ và thống nhất dự án học tập - nghiên cứu của nhóm Đây được xem là khâu quan trọng, là bước thiết kế dự án phù hợp với mục tiêu và điều kiện hiện có để có thể hoàn thành dự án đúng kế hoạch Việc lập dự án bao gồm: (i) Xác định đề tài cho dự án học tập của nhóm dựa trên đề tài dự án môn học; (ii) Lập kế hoạch thực hiện đề tài bằng cách xác định nhiệm vụ, kế hoạch, dự kiến nguồn thông tin, dữ liệu, phương pháp tiến hành và công cụ cần thiết; (iii) Xây dựng tiêu chí đánh giá dự án, qua đó các nhóm dự án, các thành viên trong các nhóm dự án có thể tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau suốt trong quá trình thực hiện dự án, giúp tạo sự công bằng, khách quan trong việc đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của SV tham gia dự án (3) Thực hiện dự án Sau khi lập kế hoạch dự án, các thành viên trong nhóm bắt đầu tiến hành nhiệm vụ theo kế hoạch để tạo ra sản phẩm của dự án Đây là giai đoạn thể hiện rõ ràng nhất 149 DẠY HỌC THEO DỰ ÁN - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC bản chất “học đi đôi với hành” của DHDA, các kiến thức lí thuyết, giả thuyết nghiên cứu được kiểm nghiệm và xác thực trong thực tế Đồng thời, đây cũng là cơ hội kích thích, phát huy tính sáng tạo, khả năng tự học sủa SV Trong quá trình thực hiện dự án, một mặt, SV phải tham gia lớp học, cùng các nhóm khác thảo luận, tìm hiểu hệ thống lí thuyết của PPNCKH, ghi nhớ và vận dụng kiến thức đó vào thực hiện dự án học tập của mình Tuy nhiên, do thời gian ở lớp hạn chế, các nhóm chủ yếu tự đọc tài liệu để nắm thông tin trước khi thảo luận trên lớp Mặt khác, từ trải nghiệm làm dự án, SV có thể so sánh, đối chiếu giữa lí thuyết và thực tiễn, từ đó củng cố, mở rộng kiến thức, thực hành và phát triển kĩ năng Hơn nữa, nội dung các dự án liên quan đến kiến thức chuyên ngành, liên ngành; vì vậy, nó đòi hỏi các nhóm dự án phải có kiến thức nhất định về chuyên ngành liên quan đến dự án Việc thực hiện dự án được tiến hành theo trình tự thời gian và nội dung như sau: Thời Nội dung lí thuyết Hoạt động dạy - học gian (SV làm việc theo nhóm trong toàn bộ quá trình Chương 1: Mở đầu 3 tiết 1.1 Định nghĩa khoa học học tập) ở lớp 1.2 Phân loại khoa học và 1 1.3 Định nghĩa NCKH Hoạt động 1 tuần ở 1.4 Phân loại NCKH Giảng viên (GV): Hướng dẫn SV đọc giáo trình và nhà 1.5 Các bước tiến hành trả lời câu hỏi: một NCKH 1 Khoa học là gì? Khoa học được chia làm mấy loại? 2 NCKH là gì? Có bao nhiêu loại NCKH? 3 Mô tả cấu trúc chung của một công trình NCKH 4 Trình bày các bước tiến hành một NCKH SV: Đọc giáo trình, thảo luận và trả lời các câu hỏi Hoạt động 2 GV: Yêu cầu SV trả lời các câu hỏi: 1 SV Khoa Ngoại ngữ gặp những khó khăn gì trong quá trình học tập và thực hành ngôn ngữ? 2 Điều gì thu hút sự quan tâm nhiều nhất trong thời đại Công nghiệp 4.0? 3 Theo các em, vấn đề cấp thiết nhất hiện nay trong học tập đối với SV Khoa Ngoại ngữ là gì? Vì sao? SV (phân công công việc để thực hiện): Phỏng vấn chéo để trả lời câu hỏi 1 và 2, thảo luận để trả lời câu hỏi 3 150 HỒ TRỊNH QUỲNH THƯ 6 tiết Chương 2: Tổng quan Hoạt động 3 ở lớp nghiên cứu GV: Yêu cầu SV chọn đề tài nghiên cứu của nhóm và 3 từ gợi ý ở hoạt động 2 tuần ở 2.1 Khái niệm Tổng quan SV: Bàn bạc, thảo luận và thống nhất đề tài nghiên nhà nghiên cứu cứu của nhóm Hoạt động 4 (làm việc ở nhà) 2.2 Nội dung của tổng GV: Yêu cầu SV trả lời các câu hỏi: quan nghiên cứu 1 Nguyên nhân nào làm cho các em chọn đề tài 2.3 Các bước thực hiện nghiên cứu đó? tổng quan nghiên cứu 2 Nghiên cứu của các em nhằm phục vụ mục đích 2.4 Trích dẫn và đạo văn gì? 3 Để thực hiện nghiên cứu của mình, các em cần giải quyết các nhiệm vụ gì? 4 Đối tượng nghiên cứu và khách thể dự kiến của đề tài các em là gì? 5 Kết quả dự kiến của nghiên cứu là gì? SV: Bàn bạc, thảo luận và trả lời các câu hỏi Hoạt động 5 GV: Yêu cầu SV trình bày phần trả lời cho các câu hỏi ở hoạt động 4 SV: Mỗi nhóm thực hiện phần trình bày của mình, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và góp ý; sau đó nhóm tổng hợp các ý kiến với GV để hoàn thiện phần Mở đầu của đề tài nghiên cứu của nhóm Hoạt động 1 GV: Yêu cầu SV đọc giáo trình, quan sát một số tổng quan nghiên cứu mẫu và trả lời câu hỏi: 1 Tổng quan nghiên cứu là gì? 2 Nêu cấu trúc và nội dung của một tổng quan nghiên cứu 3 Chỉ ra các kiểu trích dẫn trong các tổng quan mẫu Làm thế nào để biết đó là một trích dẫn? 4 Điều gì xảy ra nếu một trích dẫn không được ghi nguồn? 5 Làm thế nào để có một tổng quan nghiên cứu? SV: Đọc giáo trình, tài liệu và trả lời các câu hỏi 151 DẠY HỌC THEO DỰ ÁN - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC 2 tiết Chương 3: Phương Hoạt động 2 (làm việc ở nhà) ở lớp pháp nghiên cứu và 1 GV: Giới thiệu trang công cụ tìm kiếm Google tuần ở 3.1 Phương pháp định Scholar, yêu cầu SV tìm kiếm và đọc tài liệu để trả nhà tính lời các câu hỏi: 3.2 Phương pháp định 1 Đề tài nghiên cứu của các em liên quan trực lượng tiếp/ gián tiếp đến những lĩnh vực nào? 3.3 Phương pháp mô tả 2 Ai là người tiên phong và những ai đã nghiên cứu trong các lĩnh vực đó? Họ đã nghiên cứu những khía cạnh nào? Kết quả nghiên cứu của họ là gì? 3 Để thực hiện nghiên cứu, các em sử dụng cơ sở lí thuyết nào? SV: Phân công công việc, tìm kiếm tài liệu, tổng hợp ý kiến để trả lời các câu hỏi trên Hoạt động 3 GV: Yêu cầu SV trình bày các câu trả lời cho câu hỏi ở hoạt động 2 SV: Mỗi nhóm thực hiện phần trình bày của mình, các nhóm còn lại sẽ lắng nghe, nhận xét và góp ý; sau đó nhóm sẽ tổng hợp các ý kiến với GV để hoàn thiện phần Tổng quan nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu của nhóm Hoạt động 1 GV: Yêu cầu SV đọc giáo trình và trả lời các câu hỏi: 1 Phương pháp định tính là gì? Phương pháp này được sử dụng để làm gì trong NCKH? 2 Phương pháp định lượng là gì? Công dụng của nó trong NCKH? 3 Phương pháp mô tả là gì? Phương pháp này được sử dụng để làm gì trong NCKH? 4 Phân biệt các phương pháp định tính, định lượng và mô tả SV: Đọc giáo trình, tài liệu và trả lời câu hỏi Hoạt động 2 GV: Yêu cầu SV xem lại mục đích và nhiệm vụ đề tài NCKH của nhóm, xác định các phương pháp nghiên cứu cần thiết cho việc triển khai nghiên cứu bằng cách trả lời câu hỏi: 152 HỒ TRỊNH QUỲNH THƯ 2 tiết Chương 4: Công cụ thu 1 Đề tài nghiên cứu cần thực hiện những nhiệm ở lớp thập dữ liệu vụ gì? và 1 tuần ở 4.1 Thu thập dữ liệu 2 Phương pháp nào thích hợp để vận dụng triển nhà khai các nhiệm vụ đó? Vì sao? 4.2 Các loại dữ liệu SV: Thảo luận và xác định phương pháp nghiên 4.3 Công cụ thu thập dữ cứu cho đề tài của nhóm và trình bày trước lớp liệu Các nhóm còn lại lắng nghe, góp ý Sau đó, tổng hợp ý kiến với GV để hoàn thành phần báo cáo Phương pháp nghiên cứu Hoạt động 1 GV: Yêu cầu SV đọc giáo trình và trả lời các câu hỏi: 1 Thu thập dữ liệu là gì? Mục đích của thu thập dữ liệu là gì? 2 Có bao nhiêu loại dữ liệu? 3 Thu thập dữ liệu thường được thực hiện bằng cách nào? SV: Đọc giáo trình và trả lời câu hỏi Hoạt động 2 GV: Yêu cầu SV xác định công cụ thu thập dữ liệu cho đề tài nghiên cứu của nhóm: 1 Loại dữ liệu cần thu thập cho nghiên cứu là gì? 2 Công cụ nào được sử dụng chính để thu thập dữ liệu? 3 Cần sử dụng những công cụ hỗ trợ nào cho việc thu thập dữ liệu? SV: Thảo luận để xác định các công cụ thu thập dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu, chức năng của từng công cụ cụ thể và trình bày trước lớp Các nhóm còn lại lắng nghe, góp ý Sau đó, tổng hợp ý kiến với GV để thiết kế bộ công cụ thu thập dữ liệu Hoạt động 3 GV: Yêu cầu SV tiến hành thiết kế bộ công cụ thu thập dữ liệu dựa vào nhiệm vụ nghiên cứu của nhóm SV: Thiết kế bộ công cụ thu thập dữ liệu (chuẩn bị ở nhà), trình bày trước lớp Các nhóm còn lại lắng nghe, góp ý Sau đó, tổng hợp ý kiến với GV để hoàn thành bộ công cụ thu thập dữ liệu 153 DẠY HỌC THEO DỰ ÁN - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC 11 tiết Chương 5: Tính hợp lệ Hoạt động 1 ở lớp và độ tin cậy của phương GV: Yêu cầu SV đọc giáo trình và trả lời câu hỏi: và 6 pháp và phương tiện 1 Tính hợp lệ của phương pháp và phương tiện tuần ở nghiên cứu nhà 5.1 Khái niệm tính hợp lệ nghiên cứu là gì? 5.2 Khái niệm độ tin cậy 2 Độ tin cậy trong quá trình thu thập dữ liệu và 6 tiết 5.3 Tính hợp lệ và độ tin ở lớp cậy của phương pháp và xử lí kết quả nghiên cứu được hiểu như thế nào? và phương tiện nghiên cứu 3 Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hợp lệ và độ 3 tuần 5.4 Các yếu tố ảnh hưởng ở nhà đến tính hợp lệ và độ tin tin cậy của phương pháp và phương tiện nghiên cậy của phương pháp và cứu phương tiện nghiên cứu 4 Làm thế nào để xác định tính hợp lệ và độ tin 5.5 Xác định tính hợp lệ cậy của quá trình thu thập dữ liệu và xử lí kết và độ tin cậy của phương quả nghiên cứu pháp và phương tiện ng- SV: Đọc giáo trình và trả lời câu hỏi hiên cứu Hoạt động 2 GV: Yêu cầu SV rà soát các nhiệm vụ nghiên cứu, Chương 6: Báo cáo kiểm tra tính hợp lệ của bộ công cụ nghiên cứu khoa học SV: Thực hiện yêu cầu của GV 6.1 Khái niệm Báo cáo Hoạt động 3 (làm việc ở nhà) khoa học GV: Yêu cầu SV tiến hành thu thập dữ liệu 6.2 Cấu trúc của Báo cáo SV: Thu thập dữ liệu, phân tích và thống kê dữ liệu khoa học thu thập được Hoạt động 4 GV: Yêu cầu SV báo cáo kết quả thu thập dữ liệu SV: Trình bày kết quả thu thập dữ liệu, chứng minh tính hợp lệ và độ tin cậy của nó Hoạt động 5 GV: Yêu cầu SV so sánh kết quả thu được với kết quả dự kiến ban đầu, rút ra kết luận SV: So sánh và kết luận Hoạt động 1 GV: Yêu cầu SV đọc giáo trình, trả lời câu hỏi: 1 Báo cáo khoa học là gì? 2 Một báo cáo khoa học gồm những phần nào? 3 Đề cương NCKH là gì? Cấu trúc của đề cương như thế nào? SV: Đọc giáo trình và trả lời câu hỏi 154 HỒ TRỊNH QUỲNH THƯ 6.3 Khái niệm Đề cương Hoạt động 2 NCKH GV: Yêu cầu SV trình bày Đề cương cho đề tài 6.4 Cấu trúc của Đề NCKH của nhóm cương NCKH SV: Trình bày Đề cương, lắng nghe sự góp ý của các nhóm khác và của GV, sau đó viết Đề cương hoàn chỉnh về đề tài NCKH của nhóm Hoạt động 3 (khuyến khích SV thực hiện) GV: Yêu cầu SV dựa vào kết quả thực hiện nghiên cứu, viết một bài báo khoa học SV: Thực hiện theo yêu cầu của GV (4) Trình bày và đánh giá dự án Việc đánh giá dự án không chỉ đánh giá kết quả mà đánh giá cả quá trình thực hiện dự án Vì vậy, trong suốt quá trình thực hiện dự án, các nhóm SV phải liên tục trình bày báo cáo kết quả từng giai đoạn của dự án Kết thúc dự án, nhóm SV tối thiểu phải hoàn thành đề cương nghiên cứu đề tài của nhóm và trình bày trước tập thể lớp Việc đánh giá mức độ hoàn thành và hiệu quả công việc được thực hiện dựa trên các bộ tiêu chí đánh giá do GV và SV phối hợp tạo ra gồm (i) bộ tiêu chí đánh giá dành cho GV, (ii) bộ tiêu chí đánh giá giữa các nhóm và (iii) bộ tiêu chí đánh giá giữa các thành viên trong một nhóm Kết quả đánh giá được tổng hợp và công bố công khai trước tập thể lớp Sau khi kết thúc học phần, 100% sản phẩm của SV được đánh giá từ mức đạt trở lên; trong đó, 51.5% đạt thang điểm A, 36.4% đạt B và 12.1% đạt C Kết quả toàn bộ quá trình học tập gồm 18.2% SV đạt thang điểm A, 54.5% đạt B, 24.2 đạt C và 3% không đạt Như vậy, mặc dù làm việc cùng nhóm nhưng kết quả của mỗi SV sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp và hiệu quả làm việc của mỗi người 2.3.2 Kết quả áp dụng DHDA nhằm tạo động lực phát triển kĩ năng tự học của sinh viên So sánh kết quả học tập giữa nhóm SV trong mô hình DHDA và nhóm trong mô hình lớp học truyền thống chỉ ra rằng, nhóm SV thực hiện dự án có kết quả tốt hơn hẳn so với nhóm SV học tập theo phương pháp truyền thống; cụ thể 6/33 (18.2%) SV nhóm dự án đạt thang điểm A, cao gấp ba lần nhóm không thực hiện dự án 30.4% SV nhóm dự án đạt thang điểm B+ và 24.2% đạt B Trong khi đó, con số của nhóm không thực hiện dự án là 15.6% đạt B+ và 40.6% đạt B Đặc biệt, nhóm thực hiện dự án không có điểm C,D trong khi nhóm không thực hiện dự án có 02, chiếm 6.2% 155 DẠY HỌC THEO DỰ ÁN - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC Bảng 1 Kết quả đánh giá quá trình học tập học phần PPNCKH SV trong mô hình DHDA SV trong mô hình lớp học truyền thống Thang điểm SL TL% SL TL% A (>=8.5) 6 18.2 2 6.3 B+ (7.8 – 8.4) 10 30.4 5 15.6 B (7 – 7.7) 8 24.2 13 40.6 C+ (6.3 – 6.9) 8 24.2 10 31.3 C (5.5 – 6.2) 0 0 1 3.1 D (4.0 – 5.4) 0 0 1 3.1 E (

Ngày đăng: 17/03/2024, 19:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w