Thực trạng hoạt động chia sẻ tri thức tại câu lạc bộ cbm – trường đại học thương mại

20 0 0
Thực trạng hoạt động chia sẻ tri thức tại câu lạc bộ cbm – trường đại học thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một vài kinh nghiệm của các tổ chức trong việc thúc đẩy hoạt động chia sẻtri thức...12PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TẠICÂU LẠC BỘ CBM...142.1.. Mỗi cá nhân đều c

D TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING - - MÔN: QUẢN TRỊ TRI THỨC Đề tài thảo luận: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TẠI CÂU LẠC BỘ CBM – TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Khánh Quỳnh Lớp học phần : 2225QMGM0811 Nhóm thực hiện : 06 Hà Nội – 2022 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TRONG CHU TRÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC .4 1.1 Một số khái niệm cơ bản 4 1.2 Vai trò và ý nghĩa của hoạt động chia sẻ tri thức .5 1.2.1 Vai trò của hoạt động chia sẻ tri thức 5 1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động chia sẻ tri thức 6 1.3 Giới thiệu một số phương pháp, chương trình, các công cụ chia sẻ tri thức phổ biến hiện nay .7 1.3.1 Một số phương pháp, chương trình, các công cụ chia sẻ tri thức 7 1.3.2 Các phương pháp, chương trình và công cụ chia sẻ của nhóm nghiên cứu…………………………………………………………………………………….10 1.4 Một vài kinh nghiệm của các tổ chức trong việc thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức 12 PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TẠI CÂU LẠC BỘ CBM 14 2.1 Giới thiệu về câu lạc bộ CBM 14 2.2 Thực trạng chia sẻ tri thức tại câu lạc bộ CBM 15 PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TẠI CÂU LẠC BỘ CBM 21 3.1 Định hướng chiến lược phát triển và chiến lược chia sẻ tri thức hỗ trợ cho chiến lược phát triển của câu lạc bộ CBM .21 3.1.1 Định hướng chiến lược phát triển 21 3.1.2 Chiến lược chia sẻ tri thức 21 3.2 Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức tại câu lạc bộ CBM 21 KẾT LUẬN 23 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong môi trường cạnh tranh và không ngừng biến đổi hiện nay, tri thức là nguồn lực quý giá, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức, doanh nghiệp Do đó ngày càng nhiều tổ chức quan tâm và đầu tư cho việc sáng tạo, lưu trữ và chia sẻ tri thức Trong đó, chia sẻ tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của cá nhân, tổ chức và xã hội Trong môi trường tổ chức, cơ chế chia sẻ tri thức càng cần được chú trọng, bởi quá trình này giúp nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc của tổ chức Các tổ chức thành công luôn coi việc chia sẻ tri thức tại nơi làm việc là tài sản quan trọng cho nền tảng kiến thức được xây dựng trong tổ chức của họ Tuy nhiên các hoạt động chia sẻ tri thức trong tổ chức hiện nay vẫn còn gặp phải một số rào cản nhất định Mỗi cá nhân đều có những kiến thức bổ ích giúp đỡ được cho tổ chức và đồng nghiệp của họ, vì vậy hoạt động chia sẻ tri thức là cần thiết và quan trọng trong xã hội hiện nay Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động chia sẻ tri thức, nhóm 6 chúng em đã cùng nhau tìm hiểu đề tài “Thực trạng hoạt động chia sẻ tri thức tại câu lạc bộ CBM - Trường Đại học Thương Mại” để có cái nhìn bao quát hơn và nắm được các vấn đề về hoạt động chia sẻ tri thức trong một tổ chức cụ thể đó là câu lạc bộ Nhà quản trị Thương hiệu trường Đại học Thương mại – CBM 3 PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TRONG CHU TRÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC 1.1 Một số khái niệm cơ bản “Quản trị tri thức là sự phối hợp có chủ đích và có hệ thống các yếu tố con người, công nghệ, quy trình, và cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao giá trị thông qua tái sử dụng tri thức và đổi mới Sự phối hợp này đạt được thông qua sự sáng tạo, chia sẻ và ứng dụng tri thức cũng như thông qua việc đóng góp những bài học quý báu đã học được và những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất đã được tích lũy trong kho tri thức của tổ chức để duy trì liên tục việc học, sáng tạo và đổi mới để cạnh tranh bền vững” (Theo Giáo trình Quản trị tri thức trường Đại học Thương mại) Trong lý thuyết hiện đại, các học giả thường nhìn nhận quản trị tri thức như là một tập hợp các quá trình hoặc hoạt động khác nhau của tổ chức, giúp duy trì hoặc nâng cao hiệu quả của tổ chức dựa trên tri thức Chu trình quản trị tri thức chính là tập hợp của các quá trình hoạt động đó Theo Dalkir, chu trình quản trị tri thức tích hợp gồm ba giai đoạn chính: 1 Nắm bắt và sáng tạo tri thức 2 Chia sẻ và phổ biến tri thức 3 Thu thập và áp dụng tri thức Chu trình quản trị tri thức tích hợp được thể hiện trong hình dưới đây: Hình 1 Chu trình quản trị tri thức tích hợp Trong vài thập kỷ trở lại đây, quản trị tri thức được quan tâm và tri thức được nhìn nhận như là nguồn lực quan trọng của tổ chức Mục tiêu cuối cùng mà quản trị tri thức hướng đến là nhận dạng, sáng tạo, chia sẻ, lưu giữ, phát triển và sử dụng tối ưu các nguồn tri thức trong tổ chức Khi tri thức được chia sẻ thì đồng thời với nó cũng 4 diễn ra các quá trình trao đổi, thu nhận, lưu giữ, đánh giá, đổi mới Theo APO, chu trình quản trị tri thức gồm năm giai đoạn như sau: 1 Nhận diện tri thức 2 Sáng tạo tri thức 3 Lưu giữ tri thức 4 Chia sẻ tri thức 5 Áp dụng tri thức Chia sẻ tri thức có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh, điều kiện và quan điểm khác nhau Van Den Hooff và De Ridder (2004) đã định nghĩa chia sẻ tri thức là “một quá trình trong đó các cá nhân trao đổi lẫn nhau tri thức ẩn và tri thức hiện để tạo ra tri thức mới” Định nghĩa này ngụ ý rằng mọi hành vi chia sẻ tri thức bao gồm việc “cung cấp tri thức mới” và “nhu cầu về tri thức mới” 1.2 Vai trò và ý nghĩa của hoạt động chia sẻ tri thức 1.2.1 Vai trò của hoạt động chia sẻ tri thức  Đối với cá nhân Chia sẻ tri thức tăng cường đầu vào cho nhân viên Nhân viên cấp dưới sẽ cảm thấy mình được trao quyền khi đề xuất ý tưởng hoặc chia sẻ thông tin Muốn vậy, đội ngũ quản lý cần sẵn sàng tiếp nhận những ý tưởng mới Đồng thời phải xây dựng một cơ chế để cung cấp thông tin phản hồi cà giá trị từ lãnh đạo đến nhân viên, và ngược lại, một cách rộng khắp trong toàn công ty Việc thu thập dữ liệu và thông tin phản hồi có nghĩa thúc đẩy một bầu không khí chia sẻ tri thức mở và cung cấp phản hồi cụ thể Tăng cường chia sẻ tri thức tạo ra văn hóa hợp tác bởi các mối quan hệ giao tiếp và cách mọi người tương tác với nhau trong công việc Các công ty mong muốn xây dựng một nền văn hóa lành mạnh cần có khả năng thu thập trị thúc được chia sẻ và sử dụng dữ liệu đó để xây dựng và thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của mình Chia sẻ tri thức đồng nghĩa với việc xây dựng trách nhiệm của mỗi người Bất cứ ai đã ở trong một nhóm công tác đều biết tầm quan trọng của trách nhiệm Trong một môi trường chuyên nghiệp, có trách nhiệm với cả bản thân và nhóm là điều tối quan trọng Trách nhiệm chia sẻ và hợp tác cần phải được đặt lên hàng đầu vì nhiệm vụ chung Lãnh đạo tin tưởng vào lợi ích của việc chia sẻ tri thức sẽ tích cực và chủ động trong việc trả lời tất cả các câu hỏi của nhân viên, chia sẻ thực tiễn tốt nhất và nhanh chóng nắm bắt các cơ hội học tập Thái độ này của lãnh đạo cấp cao sẽ thúc đẩy nhân viên trong toàn bộ tổ chức có trách nhiệm với bản thân và với nhau  Đối với tổ chức Chia sẻ và chuyển giao tri thức giúp giữ chân người tài Làm việc trong điều kiện thiếu thông tin và tri thức là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất của lao động tri thức Thực tế cho thấy các công ty chú trọng tới năng suất và giá trị nhân viên 5 sẽ tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường Một trong những chìa khóa để xây dựng giá trị và thúc đẩy năng suất là đảm bảo rằng nhân viên được đặt vào đúng vị trí, được tôn trọng và được tạo cơ hội để thành công Chia sẻ tri thức trong toàn tổ chức cũng hạn chế sự thiếu hụt thông tin, đảm bảo đủ tri thức cần thiết để hoàn thành công việc và cung cấp đủ nguồn học liệu cho quá trình học tập, đồng thời tạo cơ hội lớn hơn để động viên và khuyến khích các nhân viên đóng góp sáng kiến và chia sẻ tri thức Được thừa nhận, được tin tưởng và có nhiều cơ hội thăng tiến là điều kiện quan trọng để giữ chân nhân tài và tạo được sự trung thành của đội ngũ nhân viên trong tổ chức Chia sẻ tri thức thúc đẩy sự sáng tạo Sáng tạo là một khái niệm khó nắm bắt trong giới chuyên môn Mọi tổ chức đều mong muốn có sự sáng tạo, nhưng rất ít người thực hiện các bước cần thiết để phát huy sự sáng tạo Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để tạo ra môi trường cho sự sáng tạo, trong đó chia sẻ tri thức là một cách chuyển giao các ý tưởng và phương pháp tiếp cận độc đáo để cùng nhau giải quyết vấn đề Việc tạo dựng một diễn đàn để tìm kiếm các thông tin đầu vào hoặc thu hút các câu trả lời cũng như những thông tin phản hồi không chỉ là tư duy sáng tạo có giá trị mà còn là một khía cạnh quan trọng của văn hóa công ty về sự gắn kết và thúc đẩy sự sáng tạo của đội ngũ nhân viên trong tổ chức Chia sẻ tri thức là một phương cách khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển của tổ chức Tăng trưởng công ty có thể khó khăn vì nhiều lý do Trong quá trình phát triển của mình, các tổ chức luôn phải đối diện với hàng loạt các vấn đề như, làm thế nào để mở rộng quy mô đồng thời đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các bộ phận? Làm thế nào để thiết lập các chuỗi nhiệm vụ và sự chỉ đạo một cách rõ ràng? Và làm thế nào để quản lý nhân sự tri thức? Những thông tin chính nào cần thiết cho nhân viên mới? Ai sẵn sàng trả lời các câu hỏi hoặc cung cấp cái nhìn sâu sắc về thực tiễn hoạt động? Làm thế nào lãnh đạo có thể đảm bảo rằng các quyết định quan trọng đang được đáp ứng một cách hiệu quả? Chia sẻ tri thức giúp giảm bớt những khó khăn khi giải quyết các vấn đề này Thay vì để các nhân viên tích trữ tri thức có giá trị trong khi các nhân viên mới cảm thấy và phương hướng hay lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ, việc chia sẻ tri thức sẽ tạo cơ hội cho các nhân viên có kinh nghiệm chia sẻ và chuyển giao tri thức và giúp đỡ các nhân viên mới hoàn thành tốt công việc của mình Đồng thời cung cấp cơ sở hạ tầng để chia sẻ tri thức khó tài liệu hóa trong nội bộ một nhóm hoặc giữa các nhóm, các bộ phận của một tổ chức để có thể giảm bớt các vấn đề và cho phép nhân viên cảm thấy được trao quyền 1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động chia sẻ tri thức  Chia sẻ tri thức giúp cải tiến năng suất Do các thành viên hay lao động tri thức không còn mất hàng giờ để tìm kiếm thông tin mà họ có thể nhận được thông tin liên quan nhanh hơn và trực quan hơn nên 6 họ có thể dành nhiều thời gian để tập trung vào việc mang lại giá trị cho tổ chức, đồng nghiệp, khách hàng  Chia sẻ tri thức giúp mở rộng mạng lưới và không gian mở Chia sẻ tri thức cho phép các thành viên của tổ chức kết nối với những người đề xuất và đóng góp tri thức sâu sắc trong cộng đồng, qua các bộ phận, tổ chức, quốc gia và thậm chí là vượt qua các rào cản về không gian Một mạng lưới mở rộng mang lại những cơ hội mới cho sự thành công  Chia sẻ tri thức giúp cải thiện sự hợp tác và động lực làm việc của nhân viên Văn hóa chia sẻ tri thức tạo ra mối quan hệ hợp tác, nơi mọi người có thể tìm kiếm phản hồi, lời khuyên và ý tưởng từ bất kỳ ai, không chỉ từ những người gần gũi nhất Chia sẻ tri thức cho phép nhân viên phát triển trong vai trò của chính mình, đồng thời tìm được ý nghĩa trong công việc, tăng cường kỹ năng chuyên môn và trở nên có động lực hơn  Chia sẻ tri thức tăng cường kỹ năng làm việc của nhân viên Khi nhân viên có sự hiểu biết tốt hơn về những gì mình và cộng đồng của mình có thể làm, họ có thể tận dụng năng lực và hiểu biết của mình để truyền đạt cho người khác những kỹ năng mới Nhờ đó, các tổ chức có thể giảm chi phí tìm kiếm và chi trả cho các huấn luyện viên bên ngoài Điều này cũng giúp tăng cường sự tự tin và cảm giác được công nhận Các nhóm công tác trong tổ chức cũng sẽ học hỏi và áp dụng tri thức một cách hiệu quả hơn  Chia sẻ tri thức thúc đẩy sự đổi mới Khi đạt được thấu hiểu giữa các bộ phận, sẽ có sự hiểu biết tốt hơn về các mục tiêu chung của tổ chức Khi chia sẻ tri thức được cởi mở hơn từ trên xuống dưới, cũng có nghĩa là nó trở nên bình đẳng hơn và mọi người sẽ hiểu rõ hơn về công việc hàng ngày của người khác Với văn hóa chia sẻ tri thức tại nơi làm việc, nhân viên có thể chia sẻ ý tưởng và học hỏi lẫn nhau 1.3 Giới thiệu một số phương pháp, chương trình, các công cụ chia sẻ tri thức phổ biến hiện nay 1.3.1 Một số phương pháp, chương trình, các công cụ chia sẻ tri thức  Storytelling  Hội thảo  Blog  Hội nghị truyền hình VOIP  Chia sẻ video  Không gian làm việc ảo  Thư viện tài liệu  Không gian làm việc vật lý  Đánh giá học tập  Mạng xã hội  Đánh giá sau hành động  Knowledge Clusters/ Nhóm tích lũy tri thức  Góc chuyên gia  Taxonomy/ Phân loại  Cộng đồng thực hành  Cafe tri thức 7  Hỗ trợ ngang hàng  Cố vấn/ người hướng dẫn 1.3.2 Các phương pháp, chương trình và công cụ chia sẻ của nhóm nghiên cứu Giai đoạn chia sẻ tri thức là giai đoạn truyền tải tri thức bao gồm cả hiện và ẩn tới các cá nhân khác Do vậy, quy trình xã hội hóa và trao đổi tri thức cần có sự hỗ trợ từ các công cụ chia sẻ Các hệ thống thảo luận và cộng tác trực tuyến hay mạng xã hội sẽ giúp các cá nhân chia sẻ được tri thức đến các cá nhân còn lại trong nhóm một cách dễ dàng hơn Ngoài ra, sự hỗ trợ đến từ người cố vấn và chính cả những thành viên khác trong nhóm cũng rất cần thiết để tiến trình chia sẻ tri thức diễn ra được hiệu quả Mạng xã hội từ lâu đã không còn chỉ là công cụ giao tiếp, kết nối, giải trí đơn thuần, mà đã trở thành công cụ chia sẻ thông tin, kiến thức quan trọng cho tầng lớp giới trẻ Với mạng xã hội, giới hạn về tốc độ chia sẻ và khoảng cách địa lý không còn là trở ngại nữa Vì vậy, câu lạc bộ CBM cũng như các câu lạc bộ khác trong trường Đại học Thương Mại đã nhanh chóng biến nó trở thành nơi giao lưu, học hỏi Thông qua những trang mạng xã hội và các tính năng của nó, thành viên trong câu lạc bộ có thể dễ dàng tìm kiếm nơi lưu trữ thông tin mình cần cho công việc, có thể thảo luận và xin ý kiến/chia sẻ từ những thành viên khác hay cả những sinh viên khác, từ đó có thể kết nối để trao đổi những tri thức mình cần Nhưng trong khi mạng xã hội là một công cụ chia sẻ tri thức tuyệt vời, các phương thức chia sẻ trong nội bộ lại đem lại nhiều giá trị lợi ích hơn Mỗi câu lạc bộ đều có một ban cố vấn với sự góp mặt của các chuyên gia trong lĩnh vực Câu lạc bộ CBM không phải là ngoại lệ, thực tế, ban cố vấn của câu lạc bộ có sự tham gia của các PGS.TS, các Thạc sĩ đảm bảo chất lượng cả kiến thức chuyên môn lần kinh nghiệm thực tiễn Với đội ngũ hướng dẫn dày dạn kinh nghiệm như vậy, việc chia sẻ tri thức trong câu lạc bộ đảm bảo các cá nhân tiếp thu tốt nguồn tri thức và có thể áp dụng vào thực tiễn Không chỉ đơn thuần là chia sẻ về tri thức, phương pháp này còn thúc đẩy sự tin tưởng và quan tâm giữa hai bên người cố vấn và người được cố vấn Trong quá trình nội hóa tri thức hiện, nó tạo không gian cho cá nhân tự chiêm nghiệm, thoải mái chia sẻ ý tưởng trong một không gian giao lưu an toàn và rồi bày tỏ những gì họ học được ra bên ngoài Quá trình chiêm nghiệm tạo một liên kết bền chặt giữa hai bên, giúp họ thấu hiểu sâu sắc vấn đề Bên cạnh sự hướng dẫn đến từ cấp trên, các cá nhân trong câu lạc bộ cũng có sự tương trợ lẫn nhau, các tiền bối chia sẻ kinh nghiệm cho “lính mới” và các thành viên ngang cấp cũng thực hiện trao đổi, giao tiếp để quá trình hòa nhập được diễn ra một cách nhanh chóng Điển hình là các hoạt động team building do câu lạc bộ tổ chức, đây là cơ hội cho các thành viên học hỏi kinh nghiệm, trang bị tri thức từ đàn anh gia 8 nhập trước, tránh việc lặp lại các sai lầm đáng tiếc Quá trình hỗ trợ lẫn nhau tạo liên kết mạnh mẽ giữa các thành viên, thắt chặt mối quan hệ giữa mọi người với nhau Mặt khác, thời kì dịch bệnh Covid-19 lại càng củng cố thêm tầm quan trọng của các nền tảng trực tuyến trong việc chia sẻ tri thức khi việc cách li làm ảnh hưởng đến khả năng tương tác ngoài đời thực của mọi người Sự hạn chế về tiếp xúc trực tiếp đã trở thành vấn đề đáng lo ngại gây cản trở quá trình chuyển giao và tiếp nhận tri thức Các trường học đã nhanh chóng tìm được giải pháp cho vấn để này qua hình thức các phần mềm học trực tuyến như Zoom, Trans, Google Meets… Câu lạc bộ CBM cũng sử dụng giải pháp này để khắc phục khó khăn Qua các cuộc họp trực tuyến, quá trình làm việc với nhau của các thành viên lại diễn ra bình thường Kể cả khi xã hội đã hồi phục dần từ đại dịch, hệ thống họp trực tuyến vẫn được tiếp tục câu lạc bộ áp dụng do sự tiện lợi mà nó đem lại cho việc chia sẻ tri thức Vì vậy nhóm chúng em với đề tài: “Thực trạng hoạt động chia sẻ tri thức tại câu lạc bộ CBM - Trường đại học Thương Mại” quyết định lựa chọn bốn công cụ chia sẻ phổ biến bao gồm:  Mạng xã hội  Cố vấn/hướng dẫn  Hỗ trợ ngang  Họp trực tuyến 1.4 Một vài kinh nghiệm của các tổ chức trong việc thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức Trong nền kinh tế hiện nay, tri thức là một tài sản quan trọng của tổ chức, đặc biệt đối với các công ty dựa nhiều trên nguồn lực tri thức, như tư vấn, thiết kế Trong cuộc hội thảo về Quản trị tri thức, Bill Gate đã nhận xét: “Những người công nhân trí thức cần chia sẻ những hiểu biết của họ, và cần tiếp cận những thông tin đúng (cần thiết) vào đúng thời điểm và điều này là cực kỳ khó hiện nay” Các yếu tố hạ tầng công nghệ thông tin, phần thưởng động viên, văn hóa tổ chức và cơ chế khuyến khích có tác động mạnh đến hoạt động chia sẻ tri thức Việc nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin nhằm mở rộng khả năng tiếp cận với các dữ liệu chuẩn, là cơ chế chia sẻ tri thức trực tuyến giữa các thành viên Trong các tổ chức hiện nay để thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức cần có những phần thưởng cá nhân, phần thưởng nhóm có tác động hiệu quả trong việc khuyến khích thái độ chia sẻ của nhân viên trong tổ chức Trong đó phần thưởng cá nhân có ảnh hưởng nhiều hơn Một số công ty đã được xem là đi đầu trong quản lý tri thức đã sử dụng nhiều phần thưởng để thưởng cho việc chia sẻ tri thức của nhân viên Ví dụ như Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã tổ chức sự kiện tôn vinh những cá nhân, tập thể xuất sắc, có đóng góp nổi bật cho tập đoàn Mỗi cá nhân nhận 9 được phần thưởng trị giá 100 triệu đồng và một chuyến học tập tại nước ngoài trị giá 100 triệu đồng Văn hóa tổ chức là thành phần quan trọng đảm bảo cho dòng chảy tri thức và thông tin trong tổ chức Một văn hóa hỗ trợ chia sẻ tri thức là khi việc chia sẻ tri thức được coi là một tiêu chuẩn, không phải ngoại lệ, ở đó, mọi người được khuyến khích để làm việc cùng nhau, cộng tác và chia sẻ và họ được tưởng thưởng vì việc đó Hệ thống khen thưởng bao gồm cả khen thưởng dài hạn và khen thưởng ngắn hạn, trong đó khen ngắn hạn có xu hướng cản trở việc chia sẻ tri thức nên nhiều doanh nghiệp hiện nay hướng đên tập thể và mang tính chất dài hạn thì mới khuyến khích chia sẻ tri thức giữa các nhân viên FPT hiện có nhiều loại danh hiệu, hình thức khen thưởng phong phú cho tập thể/cá nhân ở nhiều lĩnh vực FPT có 5 hình thức khen thưởng, gồm: Sao (trước đây là HC) chỉ áp dụng ở cấp Tập đoàn Trong đó:  Sao Mai dành cho cá nhân có đóng góp to lớn trong thời gian dài  Sao FPT dành cho đối tác, cá nhân ngoài FPT có đóng góp to lớn  Sao Chiến công với 3 hạng Nhất - Nhì - Ba trao tặng cho các cá nhân/tập thể có chiến công, thành tích đặc biệt trong sản xuất kinh doanh  Sao Công nghệ (hạng Nhất - Nhì - Ba) dành cho cá nhân/tập thể trong lĩnh vực công nghệ  Sao Lao động (hạng Nhất - Nhì - Ba) dành cho cá nhân/tập thể có đóng góp xuất sắc trong công tác quản trị  Sao Vẻ vang (hạng Nhất - Nhì - Ba) dành cho lĩnh vực văn hóa tinh thần 10 PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TẠI CÂU LẠC BỘ CBM 2.1 Giới thiệu về câu lạc bộ CBM CBM là từ viết tắt của cụm Club of brand manager hay còn gọi là câu lạc bộ Nhà quản trị Thương hiệu CBM được thành lập vào ngày 24/08/2013 Trong suốt 9 năm hoạt động với nhiều “điểm sáng”, CBM đã vươn lên trở thành một câu lạc bộ chuyên môn uy tín về thương hiệu trực thuộc khoa Marketing trường Đại học Thương mại Với định hướng xây dựng câu lạc bộ trở thành một diễn đàn của những người có tâm huyết với thương hiệu, CBM hướng tới mục tiêu cùng nhau chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm học tập, phong cách sống và phương pháp làm việc từ thầy cô, bạn bè cũng như các chuyên gia hàng đầu a Sứ mệnh Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động “Quản trị thương hiệu”, cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế, mong muốn tạo dựng một sân chơi bổ ích về thương hiệu trên cả phương diện kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tiễn, câu lạc bộ là nơi quy tụ những con người thực sự tâm huyết, đam mê với “thương hiệu” b Giá trị cốt lõi  Khác biệt  Nhiệt huyết  Trách nghiệm  Lắng nghe  Chia sẻ c Cơ cấu tổ chức Câu lạc bộ bao gồm 5 team và 1 ban cố vấn Cụ thể  5 team phụ trách các nhiệm vụ khác nhau:  Team Chuyên môn (CM): Kiểm soát kiến thức  Team Truyền thông nội bộ (IC): Gìn giữ văn hóa  Team Tổ chức sự kiện (TCSK): Triển khai sự kiện  Team Quảng cáo và Nội dung (AC): Sáng tạo nội dung  Team Thiết kế (MD): Thiết kế hình ảnh  Ban cố vấn  Ths Đào Cao Sơn: Phó Bí thư Liên chi đoàn khoa Marketing Giảng viên bộ môn Quản trị thương hiệu  TS Đặng Thu Hương: Trưởng bộ môn Quản trị chất lượng  TS Nguyễn Thu Hương: Phó trưởng bộ môn Quản trị thương hiệu  Ths Nguyễn Thị Thanh Nga: Giảng viên bộ môn Quản trị thương hiệu  Ths Nguyễn Thị Vân Quỳnh: Giảng viên bộ môn Quản trị thương hiệu 11  Ths Đào Thị Dịu: Giảng viên bộ môn Quản trị thương hiệu d Nhận thức của ban lãnh đạo và thành viên đối với hoạt động quản trị tri thức Cả ban lãnh đạo và thành viên của CBM đều rất coi trọng việc chia sẻ tri thức trong câu lạc bộ Cụ thể, CBM đã tổ chức thành công rất nhiều sự kiện thành công có thể kể đến như:  Cảm hứng nghề thương hiệu: Gặp gỡ, chia sẻ với các chuyên gia nổi tiếng về thương hiệu  Small talk nội bộ “Soft but Vital”: Sự kiện đem đến cho các thành viên những kỹ năng mềm hữu ích để phục vụ cho quá trình học tập và phát triển trên giảng đường đại học  Small talk nội bộ “Tán chuyện nghề, hiểu chuyện ngành”: Sự kiện này giúp “khai sáng” vũ trụ thương hiệu trong mỗi CBM-er đồng thời giúp các thành viên có cái nhìn thực tế nhất về nghề thương hiệu  “Trạm Chín” - Sự kiện sinh nhật lần thứ 9 của câu lạc bộ 2.2 Thực trạng chia sẻ tri thức tại câu lạc bộ CBM Để duy trì, phát triển và đạt được những mục tiêu đề ra, câu lạc bộ CBM không những cần phải biết khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực hữu hình hiện có, mà còn phải biết khuyến khích các thành viên chia sẻ tri thức, cùng nhau hợp tác, phát triển Nhận thức được điều này, hoạt động chia sẻ tri thức trong câu lạc bộ rất được khuyến khích, diễn ra thường xuyên và vô cùng sôi nổi bằng nhiều công cụ và hình thức khác nhau: a Fanpage Facebook Hình 3 Fanpage chính thức của câu lạc bộ CBM 12 Fanpage CLB Nhà quản trị Thương hiệu - CBM được xem là một kho thông tin, tri thức được chia sẻ dưới dạng mở của, là một công cụ hữu ích giúp CBM có thể chia sẻ nguồn thông tin, tri thức mà tập thể học hỏi và tìm hiểu được đến với mọi người Những thông tin ở các bài viết trên fanpage đều được kiểm soát kĩ càng qua 3 tầng: Team Chuyên môn phụ trách tìm hiểu các chủ đề, thông tin trên các nền tảng Team Quảng cáo và Nội dung sẽ phụ trách việc viết lại các thông tin đó bằng những cách hiểu của sinh viên - dễ đọc, dễ nghe, dễ hiểu hơn Cuối cùng, phần thông tin, bài viết trước khi đăng tải công khai lên mạng xã hội sẽ cần phải được ban chủ nhiệm câu lạc bộ đọc qua và xác nhận rằng thông tin truyền tải là chính xác b Các group nội bộ Hệ thống các hội nhóm CBM xây dựng bao gồm nhóm lớn cho tất cả các thành viên của câu lạc bộ và nhóm nhỏ cho từng team để phù hợp với từng mục đích chia sẻ tri thức Đối với nhóm lớn, nhóm này không chỉ bao gồm các thành viên câu lạc bộ mà còn có các thầy cô thuộc ban cố vấn chuyên môn của câu lạc bộ, tạo môi trường cho các thành viên dễ dàng trao đổi thông tin, tri thức, kinh nghiệm học tập, làm việc cũng như kết nối thành viên mới và các thành viên đã có kinh nghiệm, đồng thời tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích được các thầy cô chia sẻ Đối với các nhóm riêng biệt dành riêng cho từng team, thành viên của các team có thể chia sẻ kế hoạch của team mình, sửa đổi một phần công việc làm chung và trao đổi ý tưởng một cách thân mật Điều này bảo đảm rằng bất kỳ lúc nào, các thành viên đều có thể nhanh chóng biết được công việc của mình đi đến đâu, và nó phù hợp như thế nào với công việc của người khác c Hệ thống mail và bộ nhớ chung của câu lạc bộ Tại CBM, khi các thành viên mới gia nhập câu lạc bộ đều sẽ được cấp một tài khoản mail nội bộ để lưu trữ các thông tin, tư liệu khi tham gia hoạt động tại đây Đồng thời câu lạc bộ cũng có một gmail nhằm phục vụ cho công việc lưu trữ chung Tiêu biểu là khi câu lạc bộ cần tổ chức một sự kiện Tọa đàm, thì từ khâu lên ý tưởng, làm kế hoạch thực hiện sự kiện đều được yêu cầu cập nhật liên tục lên gmail của câu lạc bộ Đồng thời, những thông tin đó chỉ chia sẻ cho các tài khoản gmail của thành viên liên quan xem, nhằm đảm bảo tính bảo mật của nguồn thông tin Cũng nhờ việc các hoạt động trong sự kiện đều được cập nhật vào một bộ nhớ chung này giúp cho việc theo dõi chéo công việc của các team diễn ra thuận lợi, các thành viên có thể nhìn thấy và học hỏi các hoạt động của các team khác chứ không chỉ là của mỗi team mình Đồng thời việc này cũng góp phần giúp cho việc lưu trữ và tiếp nối tri thức tại câu lạc bộ được dễ dàng hơn, khi cần thiết chỉ cần truy cập vào gmail câu lạc bộ là có thể tìm lại được tất cả thông tin, tài nguyên của các sự kiện từng được tổ chức 13 d Hoạt động Training Hoạt động training chủ yếu được tổ chức và xây dựng nội dung xoay quanh chuyên môn của từng team, các thành viên có nhiều kinh nghiệm hoạt động sẽ chia sẻ những kiến thức cho các thành viên khác trong team của mình Hoạt động này cung cấp cho các thành viên kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về chuyên môn phục vụ cho hoạt động của team mà mình tham gia Tuy nhiên, hoạt động này không chỉ gói gọn trong phạm vi từng team, các thành viên của câu lạc bộ có thể tham gia các buổi training cùng các team khác nếu có mong muốn được học hỏi thêm về lĩnh vực đó, ví dụ như thành viên của team Chuyên môn (CM) có hứng thú về thiết kế hình ảnh có thể tham gia training cùng team Thiết kế (MD), hay team Tổ chức sự kiện (TCSK) training cùng team Quảng cáo và Nội dung (AC) để hiểu hơn về quy trình sáng tạo nội dung, Hoạt động này rất được khuyến khích trong câu lạc bộ, tạo điều kiện cho các thành viên được học hỏi và thu thập tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau e Hệ thống Mentor Rank Đây là hệ thống xếp hạng thành viên chỉ có tại câu lạc bộ Nhà quản trị Thương hiệu - CBM do những cựu thành viên đề ra nhằm giúp cho các thành viên trong câu lạc bộ nắm vững kiến thức chuyên môn về thương hiệu và thành thạo những kỹ năng cơ bản của team mình Ngoài ra, hệ thống cũng góp phần trang bị cho mỗi thành viên của CBM có đầy đủ về kiến thức, kỹ năng và thái độ phục vụ cho công việc trong câu lạc bộ hiện tại và sau khi ra trường Mentor rank được tổ chức theo 3 cấp bậc: Rank 1, rank 2 và rank 3 Mỗi rank sẽ có những tiêu chí riêng biệt và yêu cầu cũng tăng theo từng cấp độ Bên cạnh những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, ý thức và thái độ phù hợp cũng là tiêu chí đánh giá quan trọng trong bảng xếp hạng Mentor Rank Hình thức tổ chức của Mentor Rank gồm:  Tổ chức học tập đan xen giữa online và offline: Với motip là người có rank cao hơn sẽ giảng dạy cho những bạn thành viên có rank thấp hơn và những bạn thành viên mới (Tạm gọi là Rank 4) Người đứng lớp thường sẽ những anh chị cựu thành viên đã có kinh nghiệm về chuyên môn của team Ngoài ra, một số team có mong muốn học từ những diễn giả khác và tự liên hệ tới một số cố vấn là nòng cốt của các doanh nghiệp liên kết với CBM để sắp xếp một số buổi chia sẻ kinh nghiệm, bài học của bản thân  Hết thời gian training, dạy học ở mỗi khóa thì câu lạc bộ sẽ tổ chức một buổi test kiểm tra trình độ và thăng cấp cho thành viên Gần đây nhất, CBM đã tổ chức Mentor Rank test cho các thành viên gen 10, tại đây các thành viên ở các team sẽ được kiểm tra về kiến thức của từng team: 14 Hình 4 Chương trình Mentor Rank Test dành cho gen 10 của câu lạc bộ CBM Có thể thấy, tại CBM rank càng cao thì nhiệm vụ và trách nhiệm đi theo càng lớn Vì vậy, quyền lợi ở mỗi rank cũng có sự khác nhau như:  Rank 3: Được trở thành thành viên chính thức và đề xuất tuyển cộng tác viên  Rank 2: Được tham gia dự án ngoài của câu lạc bộ, được giới thiệu thực tập, tham gia thảo luận định hướng câu lạc bộ  Rank 1: Được câu lạc bộ tài trợ toàn phần hoặc một phần các khóa học chuyên sâu, được tham gia quyết định định hướng câu lạc bộ, được câu lạc bộ hỗ trợ phát triển dự án riêng và giới thiệu cơ hội tuyển dụng f Tổ chức các cuộc thi, tọa đàm Trong suốt thời gian hoạt động, câu lạc bộ CBM luôn cố gắng mang đến các cuộc thi và các buổi tọa đàm nhằm thúc đẩy sự trao đổi và chia sẻ tri thức không chỉ trong nội bộ thành viên câu lạc bộ mà còn với các cá nhân, tập thể từ bên ngoài Nội dung của các cuộc thi và tọa đàm vô cùng đa dạng, xoay quanh nhiều khía cạnh về chủ đề thương hiệu nói riêng và marketing nói chung, mở ra môi trường để các thành viên trao đổi, bàn luận và học hỏi Mỗi cuộc thi hay buổi tọa đàm luôn có sự tham gia của các giám khảo, diễn giả là các anh chị cựu sinh viên, các thầy cô giáo hoặc lãnh đạo các doanh nghiệp nhằm chia sẻ các tri thức, kinh nghiệm được thu thập qua những trải nghiệm của họ về từng chủ đề Thông qua hoạt động này, các thành viên có cơ hội lắng nghe, học hỏi và trực tiếp trao đổi không chỉ với các thành viên mà còn với các chuyên gia dày dặn kinh 15 nghiệm trong ngành, từ đó thu thập, bổ sung được nhiều tri thức bổ ích cho việc học tập và công việc trong tương lai Các sự kiện này được tổ chức linh động dưới cả hình thức online và offline, nhằm liên tục mở rộng hiểu biết và bổ sung tri thức cho các thành viên ngay cả trong thời điểm xảy ra dịch bệnh Khoảng thời gian gần đây CBM đã tổ chức thành công rất nhiều sự kiện thành công có thể kể đến như:  Talkshow “Cảm hứng nghề thương hiệu”: Gỡ rối những băn khoăn của các bạn sinh viên và khơi nguồn cảm hứng, tiếp lửa đam mê cho những ai yêu thích, quan tâm đến nghề Thương hiệu Talkshow có sự tham gia của các diễn giả:  Diễn giả Nguyễn Ngọc Anh: Giám đốc điều hành tại CBM Branding - Giải pháp Thương hiệu thực tế  Diễn giả Vũ Quốc Đạt: Giám đốc Khu vực miền Bắc - Công ty TNHH Quốc tế Unilever  Diễn giả Vũ Trung Thành: Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển Thương mại điện tử Eco Academy  Diễn giả Dương Thành Sơn: Giám đốc Truyền thông ICOGroup, Chủ tịch COMan, Nhà sáng lập TAOMedia Hình 5 Talkshow “Cảm hứng nghề thương hiệu” của câu lạc bộ CBM  Tọa đàm “BOM - Brand in online market”: Kết hợp cùng Câu lạc bộ Sở hữu trí tuệ IPC - trường Đại học Ngoại thương, giúp các bạn sinh viên và doanh nghiệp không chỉ tiếp thu được những kiến thức chuyên môn mà còn được giải đáp thắc mắc để tìm ra định hướng phù hợp nhất cho tổ chức và bản thân Chương trình có sự tham gia của các diễn giả: 16  PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh: Trưởng bộ môn Quản trị Thương hiệu - Đại học Thương mại, Chuyên gia cố vấn chương trình Thương hiệu Quốc gia  PGS.TS Lê Thị Thu Hà: Giảng viên trường Đại học Ngoại Thương, Giám đốc Trung tâm sáng tạo và ươm tạo FIIS Hình 6 Tọa đàm “BOM – Brand in online market” của câu lạc bộ CBM  SmallTalk nội bộ “Tán chuyện nghề, hiểu chuyện ngành”: Sự kiện này giúp “khai sáng” vũ trụ thương hiệu trong mỗi CBM-er đồng thời giúp các thành viên có cái nhìn thực tế nhất về nghề thương hiệu Sự kiện có sự thâm gia của các diễn giả:  Chị Phạm Thị Trang: Chuyên viên Truyền thông Nội bộ và Văn hóa công ty ITG, Chuyên viên Truyền thông Nội bộ Tập đoàn Karofi Holding 17  Chị Nguyễn Thị Thúy Hiền: Brand Marketing tại YODY, Leader Alpha Team tại Alpha Books, Nghiên cứu thị trường tại Marketing Club VCU Hình 7 SmallTalk nội bộ “Tán chuyện nghề, hiểu chuyện ngành” của câu lạc bộ CBM PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TẠI CÂU LẠC BỘ CBM 3.1 Định hướng chiến lược phát triển và chiến lược chia sẻ tri thức hỗ trợ cho chiến lược phát triển của câu lạc bộ CBM 3.1.1 Định hướng chiến lược phát triển CBM là câu lạc bộ học thuật của chuyên ngành quản trị thương hiệu, câu lạc bộ là nơi hỗ trợ cho việc học tập và chia sẻ những tri thức chuyên ngành, tạo ra môi trường cho các bạn sinh viên tham gia rèn luyện, đào tạo kiến thức, kỹ năng mềm phục vụ cho tương lai sau này Để câu lạc bộ có thể chia sẻ tri thức tới mọi người xung quanh, CBM cần những định hướng phát triển sau:  Đối với thành viên câu lạc bộ:  Thành viên đều nắm vững kiến thức chuyên môn của chuyên ngành quản trị thương hiệu  Bản thân thành viên cần rèn luyện để trở thành những thành viên chuyên nghiệp đại diện của các team và của câu lạc bộ  Các thành viên cần phải học hỏi và chia sẻ tri thức của tất cả các team trong câu lạc bộ 18  Đối với câu lạc bộ:  Xây dựng để trở thành câu lạc bộ vững chắc về chuyên ngành, là nơi có thể giải đáp thắc mắc cho các bạn sinh viên có niềm yêu thích đối đối với thương hiệu  Tạo ra sân chơi cho sinh viên qua các cuộc thi về thương hiệu 3.1.2 Chiến lược chia sẻ tri thức  Tập trung xây dựng nền tảng trí thức thông tin cho các thành viên cùng học hỏi, chia sẻ theo một hệ thống bài bản Nâng cao văn hoá chia sẻ tri thức trong câu lạc bộ  Đào tạo bài bản được kiến thức liên quan đến thương hiệu, xây dựng chuyên ngành phát triển cho sinh viên trong và ngoài trường 3.2 Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức tại câu lạc bộ CBM Để đẩy mạnh hoạt động chia sẻ tri thức tới sinh viên, câu lạc bộ cần:  Xây dựng hệ thống nền tảng quản trị tri thức tổng hợp của cả câu lạc bộ một cách hệ thống, ngăn nắp, tiện dụng cho mọi thành viên Thông tin, tri thức phải có lưu trữ và quản lý theo hệ thống bài bản mới chia sẻ hiệu quả hơn Việc chuyển giao tri thức cũng sẽ dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian  Tổ chức thêm nhiều hoạt động training Mentor Ranks kết hợp team và training team chéo Việc này sẽ giúp CBM tạo ra các tri thức mới và việc kết hợp tri thức giữa các team sẽ có độ hiệu quả nhất định  Có nhiều buổi online nội bộ chia sẻ tri thức, thảo luận về các chủ đề khác nhau liên quan đến đời sống, chuyên ngành thương hiệu  Tổ chức những buổi SmallTalk online có khách mời là một người có tầm am hiểu về lĩnh vực thương hiệu  Kết nối, vận động những thành viên muốn tham gia chia sẻ và học hỏi tri thức với người có bí quyết hay chủ động tìm đến nhau và tiếp thu nền tảng lẫn nhau 19 KẾT LUẬN Thông qua bài thảo luận nhóm hy vọng có thể đem đến cho người đọc nhiều kiến thức bổ ích về quản trị tri thức nói chung và chia sẻ tri thức nói riêng Đồng thời mang đến một cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về hoạt động chia sẻ tri thức tại câu lạc bộ CBM – Trường Đại học Thương mại Từ đó người đọc hiểu hơn về thực trạng hoạt động chia sẻ tri thức trong một tổ chức cụ thể là câu lạc bộ Nhà quản trị Thương hiệu – CBM 20

Ngày đăng: 16/03/2024, 23:31

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan