1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ôn tập địa 6 giữa kì 2

6 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TIẾT 39: ÔN TẬP (Thời gian thực hiện: 1 tiết) I Mục tiêu: Sau bài ôn tập, giúp học sinh: 1 Kiến thức: - HS khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức được học trong chương 4 khí hậu và biến đổi khí hậu, chương 5 nước trên Trái Đất, chương 6 đất và sinh vật trên trái đất 2 Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực địa lí: Năng lực tìm hiểu địa lí: sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học 3 Phẩm chất -Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm - Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được (ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậykhác) vào học tập và cuộc sống II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bảng giảng ppt, sách giáo khoa lịch sử và địa lí lớp 6, giáo án word - Vở ghi, dụng cụ học tập III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục tiêu: Khái quát nội dung ôn tập b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ như mục nội dung - Hãy liệt kê những nội dung đã học trong học kì 2? Bước 2: Hs suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Học sinh khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Gv chốt kiến thức và dẫn vào bài ôn tập 2 Hoạt động: Ôn tập (30 phút) 2.1 Hoạt động 1: Ôn tập chương IV: Khí hậu và biến đổi khí hậu a) Mục tiêu: Học sinh hệ thống lại kiến thức của chương 4 b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Nhiệm vụ 1: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện nội dung đã học ở chương 4: sơ đồ phù hợp, có tên chương và nội dung chính của chương - Nhiệm vụ 2: Tham gia trò chơi: em yêu khí hậu Bước 2: - Học sinh xem lại nội dung và tư duy vẽ bài vào vở - Tham gia trò chơi bằng cách giơ tay trả lời Bước 3: Học sinh báo cáo đọc nội dung mình vẽ trong vở và trả lời câu hỏi trắc nghiệm Bước 4: Gv chốt kiến thức và đánh giá học sinh qua việc hoàn thiện sơ đồ tư duy Chiếu sơ đồ tư duy mẫu 2.2 Hoạt động 2: Ôn tập chương V: Nước trên Trái Đất a) Mục tiêu: Ôn tập lại kiến thức đã học ở chương V b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ như mục nội dung Xem lại bài ôn tập chương 5 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước Câu 1 Thủy quyển là A toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm bên trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất B nước nằm bên trên bề mặt Trái Đất C nước năm bên trong của vỏ Trái Đất D lớp không khí bao quanh quanh Trái Đất, có độ dày lên đến trên 60 000 km Câu 2 Quan sát hình sau và cho biết Nước ngọt chiếm tỉ lệ bao nhiêu % của thủy quyển trên Trái Đất? A 97,5% B 30,1% C 2,5% D 68,7% Bài 20: Sông và hồ Nước ngầm và băng hà Câu 3 Sông là A dòng chảy thường xuyên tương đối lớn trên bề mặt lục địa và các đảo B dòng chảy không thường xuyên tương đối lớn trên bề mặt lục địa C dòng chảy không thường xuyên tương đối lớn trên bề mặt các đảo D dòng chảy thường xuyên tương đối nhỏ trên bề mặt lục địa và các đảo Câu 4 Mỗi một con sông đều có một vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho nó được gọi là A hệ thống sông B lưu vực sông C phụ lưu D chi lưu Câu 5 Quan sát hình ảnh sau và cho biết: Hệ thống sông gồm những bộ phận nào? A Lưu vực sông, dòng chính và chi lưu B Lưu vực sông, dòng chính và phụ lưu C Lưu vực sông, phụ lưu và chi lưu D Dòng chính, phụ lưu và chi lưu Câu 6 Hồ là A dòng chảy thường xuyên tương đối lớn trên bề mặt lục địa và các đảo B sông đổ nước vào sông chính C các sông thoát nước cho sông chính D vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất, không thông với biển Câu 7 Hồ Tây và Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội là loại hồ có nguồn gốc hình thành nào sau đây? A Hồ vết tích khúc sông uốn B Hồ nhân tạo C Hồ kiến tạo D Hồ miệng núi lửa Câu 8.Đặc điểm nào sau đây không phải là lợi ích kinh tế do sông và hồ mang lại cho con người? A Giao thông, du lịch B Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản C Gây ra lũ lụt và làm thiệt hại về người và của cho con người D Nước sinh hoạt, tưới tiêu và thủy lợi, thủy điện Câu 9: Nước ngọt trên Trái Đất gồm có A nước ngầm, nước biển, nước sông và băng B nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng C nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng D nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng Câu 38 Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành A nước B mây C mưa D sấm Câu 10 Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở A biển và đại dương B các dòng sông lớn C ao, hồ, vũng vịnh D băng hà, khí quyển Câu 11 Lưu vực của một con sông là A vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ B diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên C chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông D vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng Câu 12 Chi lưu là A các con sông đổ nước vào con sông chính B các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính C diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông D lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông Bài 21: Biển và đại dương Câu 13 Trên thế giới không có đại dương nào sau đây? A Bắc Băng Dương B Thái Bình Dương C Đại Tây Dương D Nam Băng Dương Câu 14 Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là A sóng biển B dòng biển C thủy triều D triều cường Câu 15 Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây? A Dòng biển nóng và dòng biển trắng B Dòng biển nóng và dòng biển lạnh C Dòng biển lạnh và dòng biển nguội D Dòng biển trắng và dòng biển nguội Câu 16 Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây? A Dòng biển B Sóng ngầm C Sóng biển D Thủy triều Câu 17 Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do A núi lửa B động đất C gió thổi D thủy triều Câu 18 Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do A bão, lốc xoáy trên các đại dương B chuyển động của dòng khí xoáy C sự thay đổi áp suất của khí quyển D động đất ngầm dưới đáy biển Câu 19 Nước biển và đại dương có vị mặn (độ muối) là do A hoạt động sống các loài sinh vật trong biển và đại dương tiết ra B các hoạt động vận động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra C nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra D các trận động đất, núi lửa ngầm dưới đấy biển, đại dương tạo ra Bước 2: Hs suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Học sinh trả lời cá nhân câu hỏi bằng cách giơ tay trả lời và đánh vào ô chát Bước 4: Gv chốt kiến thức chiếu đáp án trên màn hình Nhận xét phần trả lời trong ô chát 2.3 Hoạt động 3: Ôn tập chương VI: Đất và sinh vật trên Trái Đất a) Mục tiêu: Ôn tập lại kiến thức đã học ở chương VI b.) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ như mục nội dung Nhiệm vụ 1 chia nhóm theo stt Nhiệm vụ 2 trả lời cá nhân - Dựa vào vốn hiểu biết và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau: Nước ta có những loại đất chủ yếu nào? Nêu một số biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng và bảo vệ đất ở địa phương em? Bước 2: Hs suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ - Với ¾ diện tích là đồi núi nên loại đất chủ yếu ở nước ta là đất đỏ vàng feralit, hình thành trong điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới có nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, phân hóa theo mùa làm rửa trôi các chất bazo Quá trình tích tụ oxit sắt, nhôm mạnh làm cho đất có màu đỏ vàng Loại đất này ở vùng đồi núi thích hợp trồng rừng, chăn thả gia súc, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm Bước 3: Học sinh trả lời cá nhân câu hỏi bằng cách giơ tay trả lời và đánh vào ô chát Bước 4: Gv chốt kiến thức chiếu đáp án trên màn hình Nhận xét phần trả lời trong ô chát 3 Hoạt động: Luyện tập (10 phút) a) Mục tiêu: Chữa những câu hỏi khó của học sinh b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Hãy đưa ra những câu hỏi các em gặp khó khăn trong ba chương đã học Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ Học sinh đưa ra các câu hỏi (Nếu không có làm bài tập rèn kĩ năng tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm.) Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi Bước 4: GV nhận xét, chốt lại nội dung ba chương và dạn dò học sinh giờ sau kiểm tra giữa kì cùng môn lịch sử 4 Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Sưu tầm tài liệu về một số loài động vật quý hiếm ở nước ta có nguy cơ tuyệt chủng Theo mẫu sau: tên loài động vật, giá trị của loài,hiện trạng, phân bố, biện pháp bảo vệ - Nếu là người đứng đầu bộ tài nguyên môi trường em sẽ đề ra biện pháp gì để bảo vệ các loài động vật tự nhiên? Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ ở nhà Bước 3: Học sinh trình bày vào thời điểm thích hợp Bước 4: GV kiểm tra sau tiết kiểm tra giữa kì Chuẩn bị - Giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị tiết sau kiểm tra giữa kì - Gợi ý cho học sinh một số động vật quý hiếm của Việt Nam trong sách đỏ để học sinh lựa chọn 1 loài ……………………………………………… Khánh Phú, ngày tháng năm 2023 Ký diuyeetj của BGH

Ngày đăng: 16/03/2024, 17:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w