1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

De cuong dia 6 cuoi ki 2

19 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Có nhiều loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.a.Em hãy cho biết tên của một số loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt + Do con người săn bắt, khai thác quá mức, bừa

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LSĐL 6 – PHẦN ĐỊA LÝ

Câu 2 Kể twn các thành phần có trong đất Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ rất nhỏtrong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng?

- Chất hữu cơ có vai trò quan trọng với cây trồng vì : Chất hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng là nguồn thức ăn dồi dào và cung cấp các chất cần thiết cho thực vật tồn tại trên mặt đất.

Câu 3 Nêu vai trò của các nhân tố hình thành đất? Theo em nhân tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?

- Các nhân tố hình thành đất:

+ Đá mẹ : Là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất Đất hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau sẽ có tính chất và màu sắc khác nhau.

+ Khí hậu : Tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

+ Sinh vật: Là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất Vi sinh vật phân hủy xác động, thực vật tạo thành mùn.Động vật sống trong đất làm đất tơi xốp.

+ Địa hình: Ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất

+ Thời gian: Nơi có thời gian hình thành đất lâu hơn sẽ có tầng đất dày hơn - Đá mẹ, khí hậu, sinh vật là 3 nhân tố quan trọng nhất vì:

+ Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất….

+ Khí hậu tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.

Câu 4 Con người tác động vào quá trình hình thành đất như thế nào?

- Con người không phải là nhân tố hình thành đất nhưng con người có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm biến đổi tính chất của đất (làm đất xấu đi hay tốt hơn)

- Tác động tích cực:

Trang 2

+Khai thác tài nguyên, chặt phá rừng

Câu 5 Kể tên các nhóm đất điển hình trên Trái Đất và nơi phân bố của chúng?

- Dựa vào quá trình hình thành, tính chất đất mà người ta phân thành các nhóm đất khác

+ Đất đen thảo nguyên ôn đới: Châu Á, Châu Mĩ, Châu Âu + Đất pốt dôn: Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Á

+ Đất đỏ vàng nhiệt đới: Châu Á, Châu Phi, Nam Mĩ

BÀI 23: SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤTCâu 1 Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương

- Sinh vật ở dưới đại dương vô cùng phong phú, đa dạng và có sự phân hóa theo vĩ độ, độ

+ Đới nóng: rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,

+ Đới ôn hòa: rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới, + Đới lạnh: thảm thực vật đài nguyên.

b Động vật

- Giới động vật trên các lục địa hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.Ví dụ: + Rừng mưa nhiệt đới: nhiều loài leo trèo giỏi, côn trùng, chim thú,

+ Xa van và thảo nguyên: nhiều loài ăn cỏ, chạy nhanh (ngựa, linh dương) và các loài ăn thịt (sư tử,

Trang 3

Giới thực vật và động vật trên lục địa hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu.

 Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác

Câu 3 Có nhiều loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

a.Em hãy cho biết tên của một số loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt

+ Do con người săn bắt, khai thác quá mức, bừa bãi + Chặt phá rừng, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy + Biến đổi khí hậu.

c.Hãy để xuất một số biện pháp để bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã

- Trồng và bảo vệ rừng, lập các khu bảo tồn, vườn quốc gia - Nghiêm cấm việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã - Tăng cường trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt

- Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của các động vật với cộng đồng - Phê phán, lên án những hành vi bắt giữ, giết mổ động vật hoang dã,…

Câu 4 Chứng minh sinh vật trên Trái Đất rất đa dạng và phong phú?

Sinh vật trên Trái Đất rất đa dạng và phong phú:

- Sinh vật ở dưới đại dương vô cùng phong phú, đa dạng và có sự phân hóa theo vĩ độ, độ sâu.

- Giới thực vật và động vật trên lục địa hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu( đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh).

Bài 24: Rừng nhiệt đới

Câu 1 Nêu đặc điểm rừng nhiệt đới?(Nêu sự phân bố, nhiệt độ, lượng mưa và sựphong phú của sinh vật?)

- Phân bố: Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu

- Khí hậu

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 210C.

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm.

- Sinh vật

+ Thực vật: Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây.

+ Động vật: Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn, nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ.

-Phân loại : Gồm 2 kiểu chính: + Rừng mưa nhiệt đới

+ Rừng nhiệt đới gió mùa

Trang 4

Câu 2 Sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa

Câu 3 Vì sao phải bảo vệ rừng nhiệt đới? Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới?( Nêu vai trò của rừng nhiệt đới đối với sự sống của nhân loại và các giải pháp bảo

vệ rừng?)

Trả lời: Bảo vệ rừng nhiệt đới vì:

- Rừng nhiệt rất quan trọng đối với việc ổn định khí hậu Trái Đất, đồng thời là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn dược liệu, thực phẩm vả gỗ.

- Diện tích rừng nhiệt đới đang giảm ở mức báo động, do cháy rừng và các hoạt động khai thác của con người

- Các giải pháp bảo vệ rừng:

+ Nghiêm cấm khai thác ở những khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng nguy cấp + Phân công khu vực bảo vệ

+ Tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng

+ Sử dụng sản phẩm từ rừng tiết kiệm và hiệu quả + Không đốt rừng làm nương rẫy

+ Trồng cây và bảo vệ rừng

+ Khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lí, không chặt phá rừng bừa bãi + Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng đến mọi người.

Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Câu 1 Trình bày đặc điểm khí hậu, động thực vật ở đới nóng, đới ôn hòa và đới lạnh? Trả lời

1.Đới nóng

- Nhiệt độ cao.

- Cảnh quan thiên nhiên thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa - Giới thực, động vật hết sức đa dạng, phong phú.

- Động vật có nhiều loài leo trèo giỏi, nhiều côn trùng, chim thú; cácloài ăn cỏ, ăn thịt… (khỉ, ong, ngựa vằn…)

Trang 5

2 Đới ôn hòa

- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh - Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo mùa.

- Cảnh quan thay đổi theo vĩ độ, ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới.

3 Đới lạnh

- Khí hậu vô cùng khắc nghiệt, tầng đất đài nguyên mỏng.

- Thực vật thấp lùn, chủ yếu là rêu, địa y và các loại cây thân thảo tồn tại trong mùa hạ ngắn ngủi, tạo nên quang cảnh đài nguyên.

- Động vật là các loài thích nghi được với khí hậu lạnh như các loài ngủ đông hay di cư theo mùa…(gấu trắng, ngỗng trời, chim cánh cụt…)

Câu 2 Lập bảng thống kê về đặc điểm của các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giớiCâu 1 Trình bày về dân số thế giới và sự phân bố dân cư trên thế giới?

* Dân số trên thế giới

- Năm 2018, dân số thế giới là 7,6 tỉ người.

- Số dân của các quốc gia rất khác nhau và luôn biến động.

- Trên phạm vi toàn thế giới, dân số luôn có xu hướng tăng theo thời gian * Phân bố dân cư thế giới

- Để thể hiện tình hình phân bố dân cư, người ta sử dụng tiêu chí mật độ dân số - Phân bố dân cư và mật độ dân số thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian.

- Mật độ dân số trung bình năm 2018 là 59 người/km2.

- Nguyên nhân, Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội và điều kiện tự nhiên

- Nơi đông dân: nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào…).

- Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn…), kinh tế kém phát triển, giao thông khó khăn

Trang 6

Câu 2 Em hãy trình bày và giải thích sự phân bố dân cư trên thế giới kể tên 5thành phố lớn của Việt Nam có mật độ dân số đông.

-Dân cư trên thế giới phân bố không đều

- Nơi đông dân: nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào…).

- Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn…), kinh tế kém phát triển, giao thông khó khăn

- 5 thành phố lớn của Việt Nam có mật độ dân số đông: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ.

Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên1 Em hãy nêu những tác động của thiên nhiên đến con người?a Tác động của thiên nhiên đến đời sống con người

- Tích cực:

+ Cung cấp cho chúng ta không khí, ánh sáng, nước để con người có thể tồn tại + Cung cấp nguồn lương thực tự nhiên.

- Hạn chế:

+ Các điều kiện tự nhiên như: địa hình, khí hậu, đất trồng ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, đời sống và sinh hoạt hàng ngày của con người.

b Tác động của thiên nhiên tới sản xuất

- Đối với sản xuất nông nghiệp: nông nghiệp là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của hoàn cảnh tự nhiên vì cây trồng và vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí,… phù hợp.

- Đối với sản xuất công nghiệp: tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động.

- Đối với giao thông vận tải và du lịch

+ Địa hình đồng bằng thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ hơn địa hình đồi núi + Nơi nhiều sông, hồ thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy

+ Nơi có khí hậu ôn hòa, nhiều phong cảnh đẹp thuận lợi cho ngành du lịch.

Câu 2 Trình bày những tác động của con người tới thiên nhiên:

- Khai thác ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên trong khi tài nguyên nhiên trên Trái Đất có hạn => làm suy giảm , nhiều loại tài nguyên bị suy thoái (đất, sinh vật,…) hoặc có nguy cơ cạn kiệt (khoáng sản).

- Đưa vào thiên nhiên nhiều loại rác thải ở các dạng khác nhau: bụi, khí, lỏng, rắn,… => làm ô nhiễm môi trường.

- Con người ngày càng nhận thức được trách nhiệm của mình với thiên nhiên và đã có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường:

+ Trồng rừng, phủ xanh đồi núi;

+ Cải tạo đất, biến những vùng khô cằn, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu…

Câu 3 Em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên đến sản xuất nông nghiệp.

Trả lời:

- Nơi có khí hậu, đất trồng, nguồn nước thuận lợi thì cây trồng vật nuôi phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao.

- Nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai nhiều thì cây trồng vật nuôi bị tàn phá, dịch bệnh nhiều; năng suất, chất lượng thấp.

Câu 4 Trình bày một số tác động tiêu cực của loài người lên thiên nhiên Trái Đất.

- Khai thác khoáng sản bừa bãi.

Trang 7

- Gây ô nhiễm môi trường - Chặt phá rừng.

- Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.

- Làm thay đổi các dạng cảnh quan tự nhiên do khai thác khoáng sản, du lịch, sản xuất nông nghiệp.

Câu 5 Em có thể làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiênnơi em sống?

- Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở - Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi - Hạn chế sử dụng túi nilon

- Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt - Sử dụng nguồn năng lượng sạch -Tích cực trồng cây xanh

- Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường

Câu 6 a Hãy nêu một số tác động của thiên nhiên tới hoạt động giao thông vận tải?b Em hãy đề xuất một số biện pháp để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lôngtrong trường học?

Trả lời

a Một số tác động của thiên nhiên đến giao thông vận tải:

+ Vũng, vịnh biển thích hợp xây dựng cảng biển, neo đậu thuyền khi có bão,…

+ Vào ngày mưa bão, sương mù dày đặc, các hãng hàng không sẽ lùi hoặc hoãn lịch bay; ảnh hưởng GTVT đường bộ; đường biển; đường sông đi lại khó khăn…

b Một số biện pháp để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong trường học: sử dụng túi

ni-lon tự hủy, phân hủy sinh học; tái sử dụng túi ni-long nhiều lần; tuyên truyền tác hại việc sử dụng túi nilong qua nhiều hình thức như thi vẽ tranh, ngoại khóa

Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bềnvững

Câu 1 Thế nào là phát triển bền vững Theo em cần có biện pháp gì để phát triểnbền vững ?

Trả lời

-Phát triển bền vững là : sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại cho sự phát triển của các thế hệ ở tương lai

- Biện pháp :

+ Thực hiện đúng luật bảo vệ môi trường , luật khoáng sản, bảo vệ rừng , phát triển các ngành hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường…

+ Sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm nhằm hạn chế sự suy giảm tài nguyên cả về số lượng và chất lượng

+ Sản xuất những vật liệu mới , tìm ra các nguồn năng lượng mới thay thế.

Câu 2 Hãy cho biết ý nghĩa của việc khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên - Khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa trong việc sử dụng tài

nguyên hợp lí, tiết kiệm; hạn chế sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên; đảm bảo tài nguyên cho sản xuất và sinh hoạt của con người.

Trang 8

- Giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên.

Câu 3 Ví dụ cụ thể về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên

* Khai thác đảm bảo phát triển bền vững

Vd: + Khai thác khoáng sản hợp lí, sử dụng tiết kiệm, có kế hoạch

+ Khai thác rừng đi đôi với việc trồng mới và bảo vệ rừng nguyên sinh

+ Sử dụng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ) để hạn chế ô nhiễm môi trường và tránh cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch

Câu 4 Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trongđời sống hàng ngày.

Trả lời

- Tổ chức các buổi ngoại khóa biểu diễn thời trang về ni- lông

- Khuyến khích các nhà phân phối bán lẻ tham gia chương trình giảm phân phát túi ni- lông

- Sử dụng các loại túi đựng hàng ngày thay thế túi ni- lông: Túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi ni-lông tự hủy, phân hủy sinh học

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người về tác hại của núi ni- lông đối với môi trường và sức khỏe con người

Câu 5 Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau:

KHAI THÁC THÔNG MINH TÀI NGUYÊNTHIÊN NHIÊN

Loại tài nguyên Biện pháp

BÀI TẬP

Câu 1 : Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ của TP Hồ Chí Minh

Trang 9

Nhiệt độ (oC) 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 a Tính nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt năm của TP Hồ Chí Minh?

b TP Hồ Chí Minh thuộc đới khí hậu nào? TL

- Nhiệt độ trung bình năm của TP Hầ Chí Minh

- Biên độ nhiệt năm:

b TP Hồ Chí Minh thuộc đới khí hậu

Câu 2 Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới.

Đặc điểm của rừng nhiệt đới:

- Phân bố: từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả hai bán cầu Bắc và Nam - Nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm.

- Rừng gồm nhiều tầng; trong rừng nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt; động vật rất phong phú.

- Chia thành 2 kiểu chính: rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa.

Câu 3

a Thiên nhiên đã có tác động như thế nào đến đời sống con người?

b Những tác động nào của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái ? c Em hãy đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế sử dụng túi ni-lông trong đời sống

hằng ngày để góp phần bảo vệ môi trường? TL:

a Tác động của thiên nhiên đến đời sống con người

- Thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết để con người tồn tại (không khí, ánh sáng, nhiệt lượng, nước…)

- Các điều kiện tự nhiên như địa hình (cao hay thấp, ghồ ghề hay bằng phẳng…), khí hậu (nóng hay lạnh, mưa nhiều hay mưa ít), đất trồng (màu mỡ hay bạc màu…), nguồn nước (phong phú hay khô cạn)… đều ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, lối sống và cả sinh hoạt hàng ngày của con người.

b Những tác động nào của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái

- Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nạn chặt phá rừng đốt rừng làm nương rẫy Hậu quả là nhiều loại tài nguyên bị suy thoái ( rừng, đất, sinh vật…) hoặc có khả năng cạn kiệt (khoáng sản).

- Sử dụng các chất hóa học, phân bón quá mức; các hoạt động công nghiệp xả chất thải, khí thải làm ô nhiễm môi trường….

Trong quá trình khai thác và sử dụng, con người đã đưa vào thiên nhiên nhiều loại rác thải khác nhau như bụi, khí, lỏng, rắn, rác thải nhựa…gây ô nhiễm môi trường

Trang 10

c Biện pháp nhằm hạn chế sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày để gópphần bảo vệ môi trường

- Tái chế, tái sử dụng túi ni-lông.

- Sử dụng túi ni-lông tự hủy, túi ni-lông sinh học… - Sử dụng thay thế bằng các loại túi giấy, túi vải

Câu 4 Rừng nhiệt đới có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới.

* Vai trò của rừng nhiệt đới:

- Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân - Sử dụng sản phẩm từ rừng tiết kiệm và hiệu quả - Không đốt rừng làm nương rẫy

Câu 5

a Nêu sự khác nhau của động vật ở đới lạnh, ở xa van và thảo nguyên b Vì sao động vật ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn thực vật?

a Sự khác nhau của động vật ở đới lạnh, ở xa van và thảo nguyên :

- Xa van và thảo nguyên: có nhiều loài ăn cỏ, chạy nhanh như ngựa, linh dương,… và các loài ăn thịt như sư tử, linh cẩu,…

- Đới lạnh: các loài động vật thích nghi với khí hậu lạnh bằng cách ngủ đông hay di cư theo mùa như gấu trắng, ngỗng trời,…

b Động vật ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn thực vật vì: động vật có thể di chuyển

từ nơi này đến nơi khác.

Câu 6

a Những tác động nào của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái

b Lấy một ví dụ cụ thể về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên?

a, Tác động của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái:

- Khai thác nhiều tài nguyên để phục vụ cho nhu cầu ngày càng lớn của mình Hậu quả là nhiều loại tài nguyên bị suy thoái ( rừng, đất, sinh vật…) hoặc có khả năng cạn kiệt (khoáng sản).

- Trong quá trình khai thác và sử sụng, con người đã đưa vào thiên nhiên nhiều loại rác thải khác nhau như bụi, khí, lỏng, rắn, rác thải nhựa…gây ô nhiễm môi trường

b Ví dụ cụ thể về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiênnhiên

* Khai thác đảm bảo phát triển bền vững

Vd: + Khai thác khoáng sản hợp lí, sử dụng tiết kiệm, có kế hoạch

+ Khai thác rừng đi đôi với việc trồng mới và bảo vệ rừng nguyên sinh

Ngày đăng: 07/04/2024, 08:51

w