ĐỌC HIỂU 6,0điểm Đọc đoạn trích sau: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và than
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
I ĐỌC HIỂU (6,0điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền ”
(Trích Tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” - Thạch Lam)
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất ( từ câu 1-8)
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A Biểu cảm
B Tự sự
C Miêu tả
D.Nghị luận
Câu 2 Đoạn trích trên viết về đối tượng nào?
Câu 3 Trong câu văn sau có mấy số từ: “Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền ”?
Câu 4 Nghĩa của từ “thanh khiết” trong câu: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam” là gì?
Câu5.Trong câu “Hồng cốm tốt đôi” từ “hồng” chỉ sự vật gì?
Trang 2Câu 6. Tại sao tác giả nghĩ đến cốm lại nghĩ đến quà sêu tết?
A Vì cốm là thứ quà rất độc đáo, được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê
B Vì cốm là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người
C.Vì hương cốm là hương của lúa, hấp thụ những tinh hoa của trời đất, là một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê
D. Vì cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ Nó còn thích hợp với lễ nghi văn hóa nông nghiệp lúa nước
Câu 7 Chủ đề của đoạn văn trên là gì?
A Miêu tả cách thức làm cốm B Bàn luận về cách làm cốm
C Ca ngợi giá trị của cốm D Kể về nguồn gốc của cốm
Câu 8.Thành phần nào được mở rộng trong vế câu? “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước”
A Chủ ngữ C Trạng ngữ
B Vị ngữ D.Cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu 9 Thạch Lam khẳng định: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức
dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam” Em có đồng ý với ý
kiến đó không? Vì sao?
Câu 10 Quê hương em có đặc sản nào? Cảm xúc của em khi thưởng thức đặc sản
ấy?
II VIẾT (4,0 điểm)
Em được sống trong tình yêu thương của gia đình, thầy cô, bạn bè và bao người khác nữa.Hãy viết bài văn biểu cảm về một người để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
I ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
MẸ Lặng rồi cả tiếng con ve, Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa thu, Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Trang 3Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
(Trần Quốc Minh) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất (từ câu 1-8)
Câu 1 Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A Lục bát C Thơ tám chữ
B Tự do D Lục bát biến thể
Câu 2 Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
A Tự sự C Biểu cảm
B Miêu tả D Miêu tả kết hợp biểu cảm
Câu 3 Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng 7, 8 của bài thơ ?
A Nhân hóa C Hoán dụ
B Ẩn dụ D.So sánh
Câu 4.Trong bài thơ những âm thanh nào được nhắc đến
A Tiếng “ve”, tiếng ru “à ơi” C Tiếng võng kẽo cà
B Tiếng võng kẽo cà, tiếng gió D.Tiếng “ve”, tiếng gió
Câu 5 Nhân vật trữ tình trong bài thơ muốn thể hiện tình cảm gì?
A Mẹ yêu thương con C Con nhớ mẹ
B Con biết ơn mẹ D Mẹ nhớ con
Câu 6 Em hãy xác định từ loại của từ "ngọn gió" trong bài thơ?
A: Động từ C: Tính từ
B: Danh từ D: Đại từ
Câu 7.Câu thơ “Lặng rồi cả tiếng con ve” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A Đảo ngữ C Ẩn dụ
B Nhân hóa D Nói quá
Câu 8 Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi ả?
A Mẹ là ngọn gió của con suốt đời C Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
B Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru D Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Trang 4Câu 9 Ngoài bài thơ trên, em đã từng đọc những câu ca dao, câu thơ nào về mẹ? Hãy ghi lại một số câu thơ mà em yêu thích nói về người mẹ?
Câu 10 Nêu nội dung chính của văn bản?Từ văn bản trên em rút ra bài học
gì cho bản thân ? (Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu)
II VIẾT (4.0 điểm)
Em được sống trong tình yêu thương của gia đình, thầy cô, bạn bè và bao người khác nữa.Hãy viết bài văn biểu cảm về một người để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
I ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Chiều sông Thương
Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương
Nước vẫn nước đôi dòng
Chiều vẫn chiều lưỡi hái
Những gì sông muốn nói
Cánh buồm đang hát lên
Đám mây trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hạ
Lúa cúi mình giấu quả
Ruộng bời con gió xanh
Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang
Cho sắc mặt mùa màng
Đất quê mình thịnh vượng
Những gì ta gửi gắm
Sắp vàng hoe bốn bên
Trang 5Hạt phù sa rất quen
Sao mà như cổ tích
Mấy cô coi máy nước
Mắt dài như dao cau
Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai
Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông
(Hữu Thỉnh - trong Từ chiến hào đến thành phố, NXB văn học, Hà Nội, 1991)
Câu 1 Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? (Nhận biết)
A Thơ bốn chữ
B Thơ năm chữ
C Thơ sáu chữ
D Thơ bảy chữ
Câu 2 Xác định biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau: (Nhận biết)
“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang”
A So sánh
B Nhân hóa
C Ẩn dụ
D Hoán dụ
Câu 3 Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả qua những màu sắc nào? (Nhận biết)
A Tím, xanh, vàng, nâu C Xanh, tím, đen, trắng
B Đỏ, xanh, vàng, nâu D Trắng, vàng, nâu, tím
Câu 4 Bài thơ nói về mùa nào trong năm? (Nhận biết)
A Xuân B Thu
C Hạ D Đông
Câu 5 Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau: (Thông hiểu)
“Ôi con sông màu nâu
Trang 6Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai”
A Bồi hồi, xao xuyến
B Đau đớn, xót xa
C Nhớ nhung, tiếc nuối
D Vui mừng, phấn khởi
Câu 6 Giọng điệu chính của bài thơ trên được thể hiện như thế nào? (Thông hiểu)
A Sôi nổi, hào hứng
B Nhẹ nhàng, trong sáng
C Trang trọng, thành kính
D Thiết tha, xúc động
Câu 7 Em hiểu từ “dùng dằng” trong hai câu thơ sau có nghĩa là gì? (Thông hiểu)
“Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương”
A Ung dung, thoải mái
B Rụt rè, ngập ngừng
C Chậm chạp, thong thả
D Lưỡng lự, không quyết đoán
Câu 8 Trong khổ thơ sau có bao nhiêu phó từ?(Nhận biết)
“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang”
A 1 C 3
Câu 9 Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ trên (viết không quá 5 dòng) (Vận dụng)
Câu 10 Kể ra 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước (Vận dụng)
II VIẾT (4.0 điểm)
Em được sống trong tình yêu thương của gia đình, thầy cô, bạn bè và bao người khác nữa.Hãy viết bài văn biểu cảm về một người để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất