Người xưa làm thuốc mỗi thang đều phải gia khương táo vào, là ý nghĩa thận trọng giữ gìn vị khí, nhưng có chỗ nên dùng, có chỗ kiêng kỵ khác nhau.Thuốc bổ tỳ vị thì nên dùng khương táo;
Trang 1Tiểu dẫn
Vào cửa Hiên, Kỳ mà không biết tính dược thì
có khác chi đi đêm không đèn, xưa vua Thầnnông chia làm ba phẩm loại gồm 365 vị, đấy làcông lao của bậc thánh nhân không ngại khókhăn giúp đời rộng rãi Tôi hạng tài hèn, xem vàosách ấy có chỗ phải hoang mang nhiều ngả, tựnghĩ nhiều mà không rõ sao bằng ít mà tinh, nhântham khảo các sách Chân châu nang của TrươngKhiết Cổ (Kim) chỉ bàn có 100 vị, sách thuốc tùythân của Đan Khê có 72 vị, lại thêm bớt vào (vịphụ không kể) chia làm 5 tập quy thuộc với ngũhành Trộm nghĩ, nghề làm thuốc cũng như dùngbinh, thầy thuốc ví như ông tướng, nếu tướngkhông hiểu binh lính thì làm sao mà lãnh đạobinh lính, chiến thắng được giặc; thầy thuốckhông biết tính dược thì lấy gì để giúp ích chongười Nhà binh, lấy 5 phương trước, sau, phải,trái và chính giữa làm cơ chuyển cho sự chuyểnvận ứng tiếp của kỳ binh và chích binh, nhà y lấyngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ có ý nghĩagăng hại, kế thừa và chế ước lẫn nhau, nhà binhlấy địch tình, lấy tình hình chiến đấu làm tư liệunghiên cứu, nhà y lấy chứng trạng biểu lý, hưthực làm then chốt để biện chứng, cho nênngười giỏi dùng binh thì
ứng biến vô cùng đối với các thế: phương, viên, khúc, trực (vuông, tròn, cong, ngay), người giỏi
Trang 2nghề thuốc thì thi thố với bệnh tật khôn lường bằng những thuốc tính ôn, lương, hàn, nhiệt (ấm,mát, lạnh, nóng).
Tập sách này biên ra có 150 vị, đều căn cứvào khí vị và công năng mà xếp loại theo ngũhành, mỗi loại có 30 vị, như thế không nhữngtiện cho việc nghiên cứu mà còn quy nạp tất cảtính vị ưa nhau vào 1 loại, nhan đề là “DƯỢCPHẨM VẬNG YẾU” vì thích nó ở chỗ gọn gàng, điđâu cũng dễ mang theo, cách tìm cũng nhanhchóng, cho nên tôi cho nó là một cây vàng trongtay áo vậy
LÊ HỮU TRÁC Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông
Trang 3PHÀM LỆ
-Toàn tập sách này lấy dược tính trong Phùngthì cẩm nang làm cốt yếu, lại tham hợp thêmcác sách Cảnh Nhạc y học nhập môn, Lôi côngbào chích và Bản thảo cương mục, cuối mỗi vịđều có phụ thêm cách bào chế của các nhà đểtùy ý mà chọn dùng
-Mỗi vị thuốc đều chia làm ba mục: Chủdụng, hợp dụng và kỵ dụng để tiện tra khảo
-Mỗi vị thuốc chính thì in chữ to đậm, vịthuốc phụ thì viết chữ phụ và in chữ mảnh
BÀN VỀ NGŨ VỊ
Tính thủy nhuận hạ, nhuận hạ thì vị mặn.Tính hỏa bốc lên, bốc lên thì vị đắng; tính mộccong và thẳng, cong thẳng thì vị chua; tính kimthuận theo, thay đổi thì vị cay; tính thổ ưa trồngtrọt, trồng trọt thì vị ngọt
Vị đắng chạy thẳng mà sơ tiết, vị cay chạyngang mà tán ra, vị chua bó lại mà thu liễm, vịmặn đóng lại làm mềm chất rắn, riêng có vịngọt thì thăng được giáng được vì vị trí của thổ ởtrung ương mà kiêm cả ngũ hành, vị nhạt khôngchạy về năm tạng chỉ chạy vào kinh thái dương
mà lợi tiểu tiện Sách Nội kinh nói: “Vị nhạt là gốc của năm vị cho nên có sinh có hóa, bởi khác
Trang 4nhau mà hóa, tức là mộc hóa ra mộc, là mộc khắc thổ mà vị nhạt vậy”.
BIỆN VỀ ÂM DƯƠNG TRONG DƯỢC PHẨM
Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa là sáu thứ khí của trời Cay, ngọt, mặn, đắng, chua là năm mùi vị của đất, tính của nó ôn,
lương, bổ, tả, thăng, giáng Cay ngọt = ôn, bổ,thăng; thuộc phần dương của đất; chua, mặn,đắng = mát (lương), giáng, thuộc phần âm củađất dương thì nổi lên, âm thì chìm xuống, cayhay tán, chua hay thu liễm, mặn hay nhuậnmềm, đắng hay tả ra, ngọt hay hòa hoãn, lại nói:
“vị mặn tiết vọt ra thuộc âm, vị nhạt ngấm thì thuộc dương, dương ở trên, âm ở dưới” Hơn nữa
tính của chua thuộc dương mà vị thuộc âm chonên có vị thuốc hoàn toàn thuộc dương (thuầndương), có vị hoàn toàn thuộc âm (thuần âm),
có những vị
thuốc mà hai ba vị hoặc hai ba khí, có vị chỉdùng khí của nó, có vị chỉ dùng vị của nó, đại đểkhí thuộc dương, vị thuộc âm, khí hậu như Phụ
tử là dương trong dương, khí bạc như Phục linh
là âm trong dương, vị hậu như Đại hoàng là âmtrong âm, vị bạc như Ma hoàng là dương trong
âm, vị hậu nhất định có tác dụng bổ, khí nặngthì nhất định có tác dụng giáng xuống, vị nhạtthì có tác dụng tả, tính nhẹ thì có tác dụngthăng lên
Trang 5Lại nữa vị ngọt là nguồn gốc của mọi loại bổ,
vị đắng là nguồn gốc của mọi loại tả, cay thơmđều có tác dụng hai mặt thăng giáng, chua mặnđều có tác dụng thu liễm và giáng xuống
BÀN VỀ BA CÁCH CHỮA BỆNH
(sơ, trung, mạt)
Phép chữa bệnh lúc ban đầu (sơ) thì phảichữa mạnh, vì mới bị bệnh tà chưa vào sâu, nêndùng thuốc thông lợi nhanh để trừ khử ngay;bệnh ở giai đoạn giữa chừng (trung) thì dùng hailoại thuốc vừa mạnh vừa hòa hoãn hỗ trợ nhau,bệnh không phải mới mắc, không phải lâu ngàythì phép chữa vừa phải, nghe ngóng thời tiết đốichứng mà gia giảm, nuôi dưỡng chính khí vừađuổi tà kiêm cả hai mặt Bệnh ở thời kỳ cuối(mạt) thì phép tắc là nên khoan thai hòa hoãn,dùng thuốc có tính hòa bình để an dưỡng khíhuyết, vì bệnh đã lâu thì người hư yếu, tà khíđiều dưỡng chính khí thì tà tự rút lui, ẩn náu,cho nên phải khéo
BÀN VỀ NĂM PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH
(Hòa, thủ, tòng, chiết, thuộc)
1) Hòa: Giả sử bệnh nhiệt nhẹ thời dùng thuốc mát để điều hòa, điều hòa không kết quả thì mới dùng phương pháp thủ
Trang 62) Thủ: Vì thế nhiệt hơi to, phải dùng thuốc hàn để đánh lấy, đánh lấy không được thì nên dùng phép tòng.
3) Tòng: Vì thế nhiệt đã quá lắm, phải dùng thuốc ôn để
thuận theo nó, như ý nghĩa phải kế thừa mới chế ước được Dùng phép ôn không kết quả thì lại dùng phương pháp chiết
4) Chiết: Bệnh đã cực nặng, phải dùng cáchđón lại phải kiềm chế, kiềm chế không kết quảthì phải dùng phép hạ để đoạt, nếu cướp đoạtkhông khỏi thì lại dùng phương pháp thuộc
5) Thuộc: Bệnh lâm vào xương tủy, không
có phép gì để cho ra ngoài, phải tìm thuộc tínhcủa nó để làm cho bệnh suy giảm đi
BÀN VỀ BỐN NGUYÊN NHÂN BỆNH
(Ban đầu vì khí động và không vì khí động)
Có bệnh thoạt đầu vì khí động ở trong cóđiều kiện gây nên bệnh, như loại tích tụ trưnghà; có bệnh thoạt đầu vì khí động mà ở ngoài
có điều kiện gây nên bệnh như loại ung thư,chốc lở; có bệnh không vì khí động mà ở trong
có điều kiện sinh ra bệnh như loại do ăn uốngkhông tiêu, mừng giận, tưởng nhớ; có bệnhkhông vì khí động mà ở ngoài có điều kiện gâynên bệnh, như loại bệnh chướng khí, vấp ngã và
Trang 7bị trùng thú cắn.
BÀN VỀ LỤC DÂM
(âm, dương, phong, vũ, hối, minh)
Lục dâm là sáu thứ khí trái thường: âm,dương, phong, vũ, hối, minh
1) Khí âm xâm phạm là bệnh hàn (âm dâmhàn tật) thể hiện sợ lạnh, đó là hàn thủy quánhiều, phải phân biệt nông sâu để làm cho ấmlại
2) Khí dương xâm phạm là bệnh nhiệt(dương dâm nhiệt tật), thể hiện ghét nóng, đó làtướng hỏa quá nhiều, nên xét hư hay thực đểlàm cho mát đi
3) Phong tà xâm nhập thì bệnh ở hai tay haichân (phong dâm mạt tật), mình mẩy cứng đờ,đây là phong mộc thái quá, phải điều
hòa sự nóng lạnh cho thăng bằng để chữa,thuộc dương thì nóng, nóng thời bủn rủn rã rờikhông thu lại được, thuộc âm thời lạnh, lạnh thờigân co xương đau
4) Khí mưa xâm phạm thì bệnh ở phần bụng(vũ dâm phúc tật), do thấp khí mà ỉa chảy, đấy
là vì thấp thổ quá nhiều, nên dùng thuốc hòabình thấm thấp làm cho ráo và xem chừng mựcnóng lạnh
5) Khí tối tăm xâm phạm thì bệnh mê muội(hối dâm hoặc tật), tối làm xâm phạm tinh thần
Trang 8rối loạn, đây là do táo kim thái quá, nên tưdưỡng bồi bổ.
6) Khí mờ mịt xâm phạm thì bệnh ở tâm(minh dâm tâm tật) Do tâm khí bị kích thíchsinh điên cuồng nói nhảm, đó là quân hỏa tháiquá, cần phải trấn tâm thu liễm
BÀN VỀ TÁM ĐIỀU TÓM TẮT
(hư, thực, hàn, nhiệt, tà, chính, nội,
ngoại) Tám điều chủ yếu là:
1 Hư: Thể hiện mạch tế, ngoài da lạnh, hơi thở kém, ỉa chảy, ăn uống không ngon, đấy
là năm điều hư
2 Thực: Thể hiện mạch thịnh, ngoài danóng, bụng trướng đầy, đại tiểu tiện khôngthông, buồn bực mê mẩm, đấy là năm điềuthực
3 Hàn: Thể hiện dương khí suy, yếu kém, tạng phủ chứa đầy khí lạnh
4 Nhiệt: Thể hiện âm khí suy yếu, tạng phủtích đầy những khí nóng
5 Tà: Không phải chính bệnh do tạng phủ gây nên
6 Chính: Không phải do ngoại tà xâm
phạm
Trang 97 Nội: Do tình dục mà bị mệnh, không phải
do ngoại tà
8 Ngoại: Do ngoại vật làm tổn thương,
không phải do bên
Bệnh ở thượng tiêu thì dùng phần gốc, ởtrung tiêu thì dùng thân cây, ở hạ tiêu thì dùngphần ngọn, ý nghĩa là gốc thì thăng lên,
ngọn thì giáng xuống, khúc giữa thì giữ ở giữa mà không di
chuyển, phàm ăn các vị thuốc mà kiêng ăn ruộtcủa nó là vì ruột của nó có độc
PHƯƠNG PHÁP THỦY CHẾ, HỎA CHẾ
Trang 10(phàm chế thuốc cốt ở chỗ vừa phải, bất cập thì khó công hiệu, thái quá thì hiệu lực giảm đi
5.Hong Hong trên cách xa lửa là làm cho ráo
mà không hại đến khí vị
6.Sấy Dùng ngói để sấy mà dưới ngói không
có lửa, càng làm cho nhuần thấm khí vị
7.Sao Sao có trộn nước là làm cho nó càng nồng đậm thêm
8.Sao biến sắc Sao biến sắc là sao cho nó trởthành màu đỏ sẫm, để làm yếu bớt tính của nó.9.Sao vàng Sao vàng được chính sắc vàng,
để làm thêm tính của nó
10 Sao vàng sẫm Sao vàng sẫm để chế bớt tính mạnh của nó
Trang 1111 Giầm nước sôi hoặc rửa nước sôi Để khửtính độc của
12 Sao qua Sao chỉ vừa ấm ráo thì thôi, là
để nuôi thêm khí của nó
13 Rưới nước: Rưới nước vào cho hơi ướt đểchế bớt sự khô ráo
14 Tẩm Tẩm nhuận cho thuốc mềm
15 Ngâm Ngâm lâu trong nước làm chothuốc ướt đều, để biến đổi tính của nó
16 Chế với rượu Để làm giảm bớt tính hàn,lưu hành tích trệ, để phát tán, đưa đi lên và đingang Muốn cho vừa phải thì rửa qua, muốnhơn nữa thì giầm, muốn nhiều nữa thì nấu
19 Chế với giấm Là để liễm đau, làm chothuốc chạy vào can kinh
20 Chế với nước tiểu Là làm bớt tính mạnhcủa nó và làm cho nó chạy vào tâm kinh
21 Chế với nước vo gạo Là bỏ bớt tính táo,
Trang 12điều hòa trung tiêu, dẫn thuốc vào tỳ kinh.
22 Chế huyết với sữa Là làm thấm nhuần,giúp cho khí âm và Chế với mật ong: Làm hòahoãn trung tiêu, bổ thêm cho khí, dẫn thuốc vào
tỳ kinh Có thuyết cho rằng vào tỳ vị, ý nói cóthể hòa hoãn để vào tỳ kinh
23 Chế với đất vách lâu năm Là làm cho ráochất thấp để bổ trung tiêu
24 Sao với trấu, với cám Để chế bớt tính hung dữ, không hại đến trên chẻn dừng độc
25 Ngâm nước đậu đen hay nướccam thảo Đều để giải Bôi sữa dê hoặc
mỡ heo lên mà nướng Là làm cho nhuậntáo, cho thấm vào xương
26 Bỏ xơ Là để khỏi trướng đầy
27 Bỏ tim Là để trừ buồn phiền (ngầy ngật).Phàm bệnh ở trên đầu, mặt, đầu ngón tay,ngoài da thì thuốc sao với rượu để cho nó chạylên; bệnh ở dưới cổ họng, trên rốn thì thuốc nêntẩm rượu, bệnh ở bộ phận dưới thì để sống màdùng, muốn cho thuốc vừa thăng lên vừa giángxuống thì dùng nửa sống nửa chín, như Đạihoàng, Tri mẫu, Hoàng bá phải chế với rượu vì
sợ lạnh làm hại dày Cốt yếu là người khỏe thìdùng thuốc sống, người yếu thì dùng thuốc sao
và thuốc sao chế phải khử hỏa độc, cất đi để
Trang 13dùng, nếu vừa sao xong mà dùng ngay thì chính
là đem hỏa giúp cho hỏa, không thể được
GIẢI THÍCH VÌ SAO GIA KHƯƠNG VÀ
TÁO VÀO THUỐC?
Người xưa làm thuốc mỗi thang đều phải gia khương táo
vào, là ý nghĩa thận trọng giữ gìn vị khí, nhưng
có chỗ nên dùng, có chỗ kiêng kỵ khác nhau.Thuốc bổ tỳ vị thì nên dùng khương táo; làm ấmtrung tiêu thì nên dùng gừng khô, còn thuốc bổkhí thì chỉ dùng gừng, thuốc phát biểu thì dùnggừng sống, thuốc bổ âm nhập
huyết kiêng dùng gừng, thuốc chữa bệnh
không lưu hành, cho nên có câu nói: “Thuốc thang là rửa gột đi, cũng có nghĩa là rộng khắp”,
Trang 14(thang dã đằng giã) trừ bỏ bệnh dữ, vào kinhlạc Nếu muốn đưa lên chỗ cao nhất thì nấuthuốc với rượu, muốn trừ thấp thì gia Sinhkhương, bổ
nguyên khí gia Đại táo, tán phong hàn gia hành tăm, trừ bệnh ở
chẻn dừng thì thêm mật, muốn khỏi đau thìthêm giấm Những thang thuốc bổ thì tập trung
bã vài thang lại nấu lên mà uống cũng hay, cònthuốc phát tán hay thuốc công hạ thì chỉ dùngnước đầu là hay, không cần sắc nước thứ nhì
2 Thuốc rượu nên thái nhỏ đựng vào túi lụa
và cho vào bầu rượu đậy kín, nấu kỹ rồi chônxuống đất để tiết hết hỏa độc, bã thuốc còn lạithì phơi khô giã nhỏ để rượu khác vào nấu lêncũng tốt, sáng tối đều uống luôn sẽ chạy khắpcác kinh lạc, chớ nên uống say vì tổn đếnnguyên khí, hễ uống hơi ngà ngà thì vừa
3 Trong thang thuốc có dùng những vịMang tiêu, Di đường (kẹo mạch nha) hoặc A giaothì đợi thuốc tới lọc bỏ bã rồi hãy cho vào, lạinấu sôi lên vài ba dạo cho tan hết rồi uống
4 Trong thang thuốc có gia thêm rượu,giấm, đồng tiện hoặc Trúc lịch, khương trấp thìcũng đợi sắc thuốc tới, lọc bỏ bã rồi mới cho cácthứ ấy vào
5 Trong thang thuốc có dùng Trầm hương,
Trang 15Nhũ hương, Mộc hương, Một dược và tất cả các
vị thuốc thơm bốc khác thì phải nghiền thật nhỏ,chờ khi thuốc tới, rót lấy một chén nước thuốc,cho bột vào hòa đều uống trước, nhiên hậu mớicho uống hết chén thuốc
6 Thuốc hoàn thông lợi đại tiện (xổ) hoặc
có Ba đậu, Mang tiêu, Đại hoàng thì phải dùngsáp ong làm áo bọc ngoài, để khi
uống vào có thể lướt qua chẻn dừng mà đi thẳng đến hạ tiêu,
không hại đến tỳ vị, nếu người khỏe mạnh,
nguyên khí dồi dào thì không phải câu chấp như vậy
Thuốc nấu cao thì phân lạng phải nhiều, nướcnấu phải lâu, bã thuốc phải nấu vài lần, vắt lấynước đặc trộn lộn mà nấu thành cao, mùi vị đậm
mà dược lực mạnh, bồi bổ vững chắc, cho nên
có câu: “Cao nghĩa là keo” (Cao giả giao dã)
7 Thuốc hoàn thuốc tán có vị phải tánriêng, có vị phải tán chung, tùy theo từng vịthuốc ôn nhuận như những loại Thiên môn,Mạch môn, Địa hoàng (Sinh, Thục địa), phải lấydôi ra vài phân, thái mỏng phơi khô, giã riêng,nếu gặp lúc mưa dầm thì phải sấy than cho khô
để nguội mới giã, những loại Ba đậu, Hạnh nhân,
Hồ ma là những vị có dầu, phải giã trước cho nátbét như bùn mới cho vào thuốc bột cùng giã,dùng lụa thưa mà rây, tán nghĩa là tan ra, để
Trang 16chữa những bệnh cấp tính, không để lưu trú lâulại được, chỉ trừ bỏ tích trệ trong dạ dày và tạngphủ, không đi theo kinh lạc; hoàn
có nghĩa là trì hoãn, để chữa những bệnh mãn tính, như chữa ở
thượng tiêu thì có thể hoàn với nước, với bánhtrưng hoặc hoàn với hồ lỏng, viên to bằng hạtgạo để dễ tan; chữa ở trung tiêu thì làm hoànvới bột mỳ, hay nước cơm, viên to bằng hạt đậuxanh để cho chậm tan; chữa ở hạ tiêu thì viên tobằng hạt ngô đồng, hoặc với rượu hoặc với giấm
mà làm hoàn để cho chạy tan xuống hoặc thuliễm lại, muốn khử thấp đờm thì quấy hồ vớinước gừng, muốn tiêu tích thực thì dùng Thầnkhúc hoặc dùng Hoài sơn khuấy hồ làm hoàn,muốn cho sáp trệ lại thì luyện mật làm hoàn đểchậm tan mà khí đi theo kinh lạc, muốn giữvững khí vị của thuốc thì phải viên với sáp ong
để cho thuốc lướt qua chẻn dừng mới có hiệuquả
8 Thuốc viên thường nói to bằng hạt mè, tobằng ba hạt mè
nhỏ; to bằng hạt đậu nhỏ là to bằng ba hạt mèlớn, bằng hạt đậu lớn là gấp ba hạt đậu nhỏ,bằng hạt ngô đồng là bằng hai hạt đậu lớn,bằng viên đạn tức là to bằng 40 hạt ngô đồng
PHƯƠNG PHÁP TÀNG TRỮ THUỐC
Trang 17Phàm tàng trữ thuốc phải phòng ngừa thườngxuyên, hễ thấy mưa lâu ngày thì phải đốt lửa đểhong luôn, gặp lúc nắng tạnh thì phải đem phơiphóng, loại to thì treo trên giá, loại bé có dầu thì
để trong lọ Nhân sâm nên để chung với Tế tân,Băng phiến phải để chung với cỏ bấc, Xạ hươngnên gói bằng da rắn, Hàn the để với đậu xanh,Sinh khương phải vùi vào cát, Hoài sơn vùi trongtro khô, Trầm hương, Đàn hương tính rất mạnh,dùng giấy gói phải hai lần, nước ươm tơ vànước tuyết tháng chạp là thuốc rất tinh diệuphải chôn dưới đất thật lâu, cách thức cònnhiều, theo từng loại mà suy ra mà hiểu
Khí vị: quế có khí thơm, vị ngọt cay, tính
nóng, có hơi độc, hoàn toàn là dương dược, vào
Trang 18hai kinh can và thận, kỵ lửa, kỵ hành sống vàXích thạch chi.
Chủ dụng: Cứu được khí nguyên dương đã
lạnh lâu ngày,
giúp ấm cho chứng tỳ vị hư hàn, ức chế can tà,thông lợi phế khí, bổ chứng ngũ lao, trị chứngthất thương, cứng gân xương, mạnh sinh dục,dưỡng tâm thần, thông huyết mạch, trị đaubụng, chữa chứng bôn đồn, sán khí, chấm dứtchứng hư phiền, thu liễm chứng
hư hàn, nuôi tinh tủy, ấm lưng gối, chữa tê thấp,
hiệu, y như dùng bàn tay đẩy thai xuống
Hợp dụng: Theo sách bản thảo tuy có hơi
độc, nhưng cũng tùy loại phân hóa; nếu dùngvới Cầm, Liên làm sứ thì độc nhỏ ấy không làm
gì được; dùng với Ô đầu, Phụ tử, Ba đậu, Can tấtlàm sứ thì độc nhỏ ấy hóa thành độc to; gặpNhân sâm, Mạch môn, Cam thảo thì có khảnăng điều hòa tỳ vị, thêm khí mà có thể sốnglâu; gặp được Sài hồ; Sinh địa hoàng thì có khả
Trang 19năng điều hòa phần vinh mà ngăn được chứngmửa ói (Chữa Kinh phong đi ỉa chảy nên dùngNgũ linh tán để tả hỏa bên trong và rút chấtthấp trong tỳ là trong bài ấy có Nhục quế để ứcchế can phong đồng thời trợ giúp tỳ thổ Sách Y
dư lục nói: Có người đau mắt đến ăn khôngđược, mạch can thịnh, mạch tỳ yếu, dùng thuốcmát chữa can tỳ càng yếu thêm, dùng thuốc ấmchữa tỳ thì can càng thịnh lên, chỉ nên dùngthuốc bình hòa bội gia Nhục quế để ức chế cankhí, bổ ích tỳ khí, chữa một bệnh mà được cả hai
bên Sách truyện có nói: “can mộc gặp quế thì khô đi” ý nghĩa là như thế.
Kỵ dụng: Người dương thịnh âm hư thì kiêng
dùng, sách nói: “mùa xuân mùa hè cấm dùng”
là nói trong lúc bình thường, nhưng lúc cần thiếtđều phải bỏ thời tiết để chiếu chứng trạng mà
xử lý
Cách chế: Kỵ sấy lửa, vì mọi vị thơm tho hễ
thấy lửa thì không còn công hiệu, khi dùng gọt
bỏ vỏ thái nhỏ, không thì khí vị mất hết, nếudùng vào thuốc bổ thì nhờ nó mà cổ vũ tínhthuốc, nên cho nấu chung với thuốc; nếu dùngvào thuốc chén để có công hành huyết chạykhắp thì chờ thuốc sắc xong mới cho vào rồi đunsôi vài dạo mà uống
Nhận xét: Các bậc hiền triết ngày xưa khi lập
phương dụng dược đối với hai vị Quế, Phụ, có khidùng cả, có khi dùng một vị, chẳng nhầm lẫn
Trang 20chút nào, người đời nay không biết được chỗhuyền diệu ấy, cứ tùy ý mình mà dùng; khôngbiết được Nhục quế
vị ngọt cay, khí thơm mà xông bốc, thăng được giáng được, đi
ngang được, đi thẳng được, vào trong được, bổ được, tả được,
thông sướng các kinh, cổ vũ khí huyết, cho nêncông hiệu của nó tuy nhanh nhưng tính của nóchuyên chú chạy và tiết ra, mà sức ôn trung cứuphần lý không thể kéo dài, không khỏi có chỗtiến cũng nhanh nhưng thoái cũng nhanh Cònnhư Phụ tử khí vị rất cay, hơi có cả ngọt cảđắng, khí hậu vị bạc, giáng xuống nhiều đưa lên
ít, từ trên đi thẳng xuống, chạy mà không giữlại, có công năng cứu vãn phần lý, hồi phụcdương khí, có sức dẫn hỏa về nguyên chỗ, cókhả năng làm ấm kinh lạc, đó là chỗ sở trườngcủa nó, khác với tính năng của nhục quế, cayngọt nhẹ, bốc lại có thể đi ngang ra, thấu suốt
ra ngoài phần biểu, chạy khắp các kinh mạch.Phụ tử thì về mùi vị có cả cay lẫn đắng, cho nêncông năng của nó chuyên chú suốt xuống dưới,chạy vào trong để cứu vãn phần dương trongphần âm, là vị thuốc của chân âm, chân dươngtiên thiên, Nhục quế thì mùi vị ngọt mà cay, chonên đã bổ được mệnh môn lại hay chạy lên trên,suốt tới phần ngoài biểu, cứu vãn phần dươngtrong dương, lại là thuốc của phần vinh vệ khí
Trang 21huyết hậu thiên, cho nên
muốn hoàn toàn ôn nhiều bổ mạnh cho khí của chân âm chân
dương, hoặc có khi cùng dùng hai vị đó, hoặcdùng Sâm, Truật làm quân, Phụ tử làm tá, Bát vịhoàn Quế và Phụ tử đều cần, Sâm phụ thang,Truật phụ thang, Lý trung thang thì không dùngNhục quế là như vậy Nếu muốn làm ấm trungtiêu, điều hòa khí huyết, chạy khắp ra ngoài giữvững phần biểu thì dùng thuốc bồi bổ khí huyếtlàm quân, mà chỉ dùng một vị Nhục quế làm tá
sứ như loại Sâm, Kỳ ẩm, Thập toàn đại bổthang, Nhân sâm dưỡng vinh thang thì không cóPhụ tử là như vậy Thế là ý nghĩa biểu lý âmdương đã rõ rệt rồi, dùng nhầm lẫn hoặc vaymượn có được đâu!
Phụ: QUAN QUẾ (Có thuyết cho rằng quế tốt,cung cấp cho quan trên dùng gọi là Quan quế)
Khí vị: Vị cay tính ấm, không độc, hoàn toàn
là dương dược, vào hai kinh tâm và tỳ
Chủ dụng: Chữa bệnh trúng hàn, giết ba loại
trùng, thông khí huyết, lợi khớp xương, chữa đaubụng đau dạ, trừ chứng đau do gió lạnh, chủ trịchứng lao thương, bổ thêm cho trung khí, chữađau họng, ho nghịch khó thở, vả lại Quan quếchuyên chữa trung tiêu là
thuốc đối chứng với tất cả tâm can, thông mạch, lợi khiếu và đau bụng
Trang 22QUẾ CHI: (Tức là cành nhỏ, lại gọi là quế
mỏng (bạc quế))
Khí vị: Vị cay, tính nóng và nhẹ, có hơi độc,
khí nổi lên mà đưa lên, là dương dược, vào haikinh tỳ và bàng quang
Chủ dụng: Vị nhạt thể nhẹ, đi lên đầu mặt,
chữa chứng đau trong bụng, giải được chứnglạnh ngoài bì phu, điều hòa vinh vệ cơ biểu, trị
tê tay tê chân, giải tán phong hàn, không có mồhôi thì làm cho ra mồ hôi, đã có mồ hôi thì làmcho cầm mồ hôi, đi ngang làm thuốc dẫn kinhcho tay chân, đi thẳng làm thuốc dẫn đạo chochứng bôn đồn
Kỵ dụng: Bệnh âm thịnh dương hư thì kiêng
dùng, với bệnh thương hàn không có mồ hôi thìkhông được dùng lầm
Nhận xét: Khí và vị đều nhẹ, cho nên có khả
năng giải biểu tán tà, các chứng thương phongthương hàn có mồ hôi thì dùng để giải nhẹ biểu
tà, tà hết thì mồ hôi tự hết chứ chẳng phải giữvững phần biểu để cầm mồ hôi Trong Bản thảonói Quế phát hãn, mà Trọng Cảnh chữa bệnhThương hàn lại dùng Quế vào lúc đang có mồhôi, lại bảo rằng không có mồ hôi thì không đượcuống Quế chi, mồ hôi ra nhiều thì dùng Quế chicam thảo thang, đó là dùng Quế để hãm mồ hôi,một vị thuốc có hai cách dùng là thế nào? Nghĩa
là Bản thảo nói Quế cay ngọt, có khả năng thôngcác mạch làm đổ mồ hôi, đấy là điều được huyết
Trang 23thì mồ hôi tự ra, còn Trọng Cảnh nói bệnh: Tháidương nóng không có mồ hôi là phần vinh yếu,phần vệ khỏe, âm đã hư thì dương lấn vào chonên phải dùng Quế chi để cho đổ mồ hôi, hòađược phần vinh thì phần vệ tự lợi, tà không cònchỗ dung thân rồi mồ hôi tự ra mà giải được, chứkhông phải Quế chi có khả năng làm mở chânlông thớ thịt để phát hãn; mồ hôi ra nhiều màdùng Quế chi là dùng nó để điều hòa vinh vệ,thời tà theo mồ hôi mà dẫn thoát, thế là mồ hôimới hết được, chứ không phải Quế chi cấm chỉđược mồ hôi Người không thông hiểu y lý,không biết được ý tứ của cổ nhân, gặp bệnhthương hàn không có mồ hôi cứ dùng bừa Quếchi là rất sai.
QUẾ TÂM: (gọt bỏ hết bì thô, dày, lấy phầnbên trong có màu tía, rất ngọt là đúng)
Khí vị: Vị ngọt tính ấm, là thuốc âm trong
dương dược, công dụng bổ tâm huyết, gọi quếtâm là danh từ khen ngợi
Chủ dụng: Giết được ba loại trùng, hạ được
nhau sót, chữa chứng huyết xung lên, đau bụnghậu sản, ngăn được chứng thổ ra máu, mửa ramáu, thông kinh hành huyết, đạo trệ, có côngnăng bổ âm bổ dương (dùng Quế tâm vào thuốc
bổ âm thì có khả năng lưu hành sự ngưng trệcủa huyết dược để bổ thận, do vị cay thuộc phếkim, có thể sinh thủy để hành huyết là như thế),chữa chứng chân mềm nhũn cấu không biết đau
Trang 24và chứng trúng phong bán thân bất toại, nghiếnrăng, đờ lưỡi, tắt tiếng, có khả năng ôn bổ thậnkhí, lại chuyên chữa chứng đau vùng thượng vị
và dái sưng đau (thiên trụy)
***
2 PHỤ TỬ
(Mọc phụ một bên là Phụ tử, tròn to, bằng vàngay thẳng, nặng chừng một lạng trở lên thìdược lực đầy đủ, là tốt Ô đầu, Trắc tử, Thiênhùng, Ô nhuế đều cùng một nơi xuất xứ màkhác tên).1
Khí vị: Khí vị rất cay, rất nóng, có hơi ngọt và
đắng, có độc nhiều, khí thì hậu, vị thì bạc làthuốc âm trong dương dược, giáng xuống nhiều,thăng lên ít, trong cái nổi mà có cái chìm, chỗnào cũng có thể chạy đến, chủ yếu vào kinh thủQuyết âm mệnh môn, thủ Thiếu dương tam tiêu,lại vào cả kinh túc Thái âm tỳ và túc Thiếu âmthận
Sợ Phòng phong, Cam thảo, Nhân sâm,Hoàng kỳ, Đồng tiện, Tê giác và Đậu đen
1 Phụ tử: Thuộc họ mao lương(Ranunculaccac), loài thảo sống lâu năm, củ mẹ
nó gọi là Ô đầu, mọc phụ trên củ Ô đầu gọi là
Trang 25Phụ tử, mọc củ bé bên cạnh củ Phụ tử gọi làTrắc tử, không mọc củ con gọi là Thiên hùng.
Chủ dụng: Chuyên chữa chứng ngũ tạng
lạnh ngấm, tay chân quyết nghịch, bụng dạlạnh đau, tích tụ trưng hà, hàn thấp bại xụi,
ho hen phong hàn, đột nhiên đi ỉa thoát dương
1 , ỉa chảy kéo dài; nghẹn, nôn ọe, ung nhọtkhông gom miệng, sốt rét vì đàm, nhức đầuphong, trẻ con mạn tỳ kinh, nốt đậu có sắcxám tro, dạ dày lạnh, lãi chòi lên, mửa ói, ănvào mửa ra (phiên vị), có tác dụng cườngdương ích khí, rắn xương khỏe gân, bệnhthương hàn âm chứng, âm độc trúng hàn khíquyết, đàm quyết 2, buồn phiền vật vã, mêmuội bất tỉnh, chứng thương phong bán thânbất toại, các chứng tê đau phong lạnh, sưngtrướng, hoắc loạn vọp bẻ, xích bạch lỵ, đauđầu do thận, huyết chứng do dương hư, hếtthảy những chứng trầm hàn cố lạnh đềukhông thể thiếu Phụ tử làm mạnh nguyêndương, nguyên hỏa, tán hết hàn thấp, hàn độccủa ba kinh âm nếu không có Phụ tử thì cũngkhông làm gì nổi
Hợp dụng: Tính của Phụ tử mạnh dữ lắm, nhất
định phải trọng dụng Sâm truật để điều khiển,không thì nó gây tác hại không phải ít, khôngdùng chung với Can khương thì không nóng, làm
Trang 26vị thần cho Thục địa thì chỉ có công dẫn vào âm
để ức chế hỏa, gặp Cam thảo thì tính hòa hoãnbớt, gặp Nhục quế thì bổ mệnh môn, gặp Bạchtruật thì chữa hàn thấp ở tỳ, gặp Can khươngthì hồi dương, bổ trung khí, làm đầu cho trăm thứthuốc chạy suốt các kinh, dẫn thuốc bổ khí để lấylại nguyên dương đã tan hết, dẫn thuốc bổ huyết
để giúp chân âm thiếu kém, dẫn thuốc phát tán
để khu trừ biểu tà, dẫn thuốc ôn lý để trừ bỏ hànthấp ở bên trong, đó là tùy sự hợp dụng với từng
vị thuốc mà có công dụng khác nhau Lại nói:
“Chế chín thì bổ mạnh” cho nên Phụ tử chế chín
phối hợp với Ma hoàng là trong phát tán đã có bổ,
để sống dùng thời phát tán (cho nên Phụ tử phốiCan khương là trong thuốc bổ có phát tán, đấy là
vị sống chín có công dụng khác nhau vậy)
Kỵ dụng: Âm hư sinh nội nhiệt, trong thực nhiệt
mà ngoài nữa
1 Thoát dương: Là âm thịnh lắm, lạnh lắm,
dương khí không còn gìn giữ
2 Khí quyết: là một trong bệnh quyết, bệnh
quyết là do khí nghịch lên mà âm dương mất
điều hòa, nhẹ thời chân tay giá lạnh, nặng thời bất tỉnh nhân sự lạnh, ngài ngại không dám
dùng, để đến nỗi dương cực âm kiệt rồi mới dùngmột cách miễn cưỡng, rốt cục chẳng làm gì được,nào có biết gặp chứng cực hàn cực nhiệt thì toàn
Trang 27dùng thuốc gì có sức mạnh để vãn hồi sự thế sắpnguy! Người giỏi dùng binh thì trong thiên hạ không có người binh yếu, người giỏi dùng thuốc thì trong thiên hạ không có vị nào là thuốc độc
Sách nói: “Bệnh mãn tính mà dùng thuốc cấp cứu là làm rối đến trạng thái bình thường, bệnh cấp tính mà dùng thuốc hòa hoãn thì cứu sống không kịp”.
Phụ: Ô ĐẦU (tức là củ mẹ của Phụ tử)
Chủ dụng: Tính Ô đầu thưa nhẹ, công
năng ôn tỳ để khu
phong cho nên bệnh phong nên dùng Ô đầu, vảlại tính nó nóng dễ chạy khắp dùng làm tá dược
để thông đạt chứng trầm hàn cố bế, ôn trungtán hàn, thời có thể muốn ôn mà kiêm bổ, phảidùng Sâm truật làm quân mới bổ được
TRẮC TỬ: Củ bé mọc bên cạnh củ Phụ tử gọi
là Trắc tử
Chủ dụng: Phát tán tứ chi, thông suốt ra lông
da, chữa mọi chứng chân tay tê đau vì phong thấp
THIÊN HÙNG (Củ to mà dài không có củ con gọi là Thiên hùng)
Chủ dụng: Hàn thấp tê lạnh, khớp xương co
quắp, khai quan lợi khiếu, không chỗ nào làkhông nhờ sức cay nóng xông bốc của nó, côngdụng ngang với vị Ô đầu Lại có câu: “Bổ chứng
hư hàn nên dùng Phụ tử, giải trừ phong thấp nên
Trang 28dùng Thiên hùng”.
Ô NHUẾ (Chia ra hai nhánh gọi là Ô nhuế)
Chủ dụng: Làm cho thổ ra phong đàm, chữa
chứng điên giản là vì nó có khí mạnh đi thẳng vào chỗ đau
Cách chế: Ngâm rửa bằng nước vo gạo,
da, hạ được chứng khí nghịch ở chẻn dừng mà
ho, chữa trẻ em động kinh, chạm vía, đàn bàcấm khẩu tắt tiếng vì máu huyết (Đơn phương
Trang 29trị tất thảy các chứng ung thư phát bối do thấttình uất ức, dùng Viễn chí sắc uống, bã đắpngoài, dùng đều khỏi cả).
Nhận xét: Viễn chí chạy vào thận, chủ dụng
tuy nhiều nhưng tóm lại không ngoài công dụng
bổ thận, không phải là thuốc riêng của tâm màlàm cho mạnh chí bổ tinh, chữa được chứng hayquên, vì tinh và chí đều tàng ở thận, tinh hư thìchí suy không đạt lên tâm được cho nên hay
quên Linh khu nói: “Thận tàng tinh, tinh hợp chí, thận thịnh mà không ngăn được thì tổn thương thì hay quên”, người có chứng hay quên
là vì khí ở trên không đủ, khí ở dưới có thừa,trường vị thực mà tâm hư thì vinh vệ sẽ lưu trệxuống dưới lâu mà chẳng có lúc nào đi lên, chonên hay quên Vả lại trong mùi vị của nó có caycho nên hạ được khí mà chạy tới kinh quyết âm
Nội kinh nói: “Dùng vị cay để bổ là ý nghĩa thủy với mộc cùng một nguồn gốc mà muôn đời chưa
Khí vị: Khí thơm, vị cay, tính ấm, không có
Trang 30độc, khí hậu vị bạc, tính đưa lên thuộc dươngdược, chạy vào ba kinh tỳ, vị và thận sợ Uấtkim, kỵ lửa.
Hợp dụng: Cùng với Tai hồng thì chữa được
chứng nấc cụt, cùng dùng với Ngũ vị tử, Ngatruật thì chữa được chứng bôn đồn, khí tíchbáng Cùng dùng với Hoàng liên và sữa người đểgiỏ vào mắt để chữa đau mắt, vì nó có cái haycay thì tán, đắng thì giáng xuống
Kỵ dụng: Người có hỏa kiêng dùng và đừng
dùng cho người khí huyết thịnh, vì nó làm tăngphần khí, chớ dùng cho người nôn mửa vì nhiệt
***
5 HỒI HƯƠNG
Trang 31(Có tên là Đại hồi, Bát giác Hồi hương, Phụ: Tiểu Hồi hương)
Khí vị: khí thơm, vị cay, tính ấm không có
độc, đi vào tâm, thận, vị tiểu trường và bàng quang
Chủ dụng: Khai thông cho hai kinh ở trên
và dưới để hồi dương tán hàn, lại chỉ thống
sinh ra non, bổ sự bất túc của mệnh môn, trợ giúp cho tình trạng dương sự không cử được, chữa chứng can cước khí, thấp cước khí, bàng quang có khí lạnh, sưng đau và đau bụng, sán khí hoắc loạn, chướng khí hoắc loạn, chướng khímửa ói, trị tất cả các chứng thận lạnh tỳ hàn, bụng đau như dao
cắt, trừ tất cả mùi thối và hôi miệng, eo lưngđau nhức như đá đeo, đại để là thuốc chủ yếu
để trừ hàn tán kết, mọi chứng sán và hoắc loạnphải dùng vị cay thơm của nó để thích ứng vớithận tạng, chủ trị không ngoài hai kinh ấy
Kỵ dụng: Phế và vị có nhiệt và nhiệt độc
thịnh quá thì chớ dùng, hay là chứng cườngdương mà thượng bộ có hỏa chứng thì cũngkhông được dùng bừa
Cách chế: Tẩm rượu một đêm, sao vàng giã
Trang 32trung tiêu làm ấm dạ dày, công dụng giống như Đại hồi nhưng nhỏ thì dược lực yếu, cần dùng nước muối tẩm sao.
***
6 XẠ HƯƠNG
Khí vị: Khí thơm, rất mạnh, vị đắng cay, tính
hoạt lợi, không độc, kỵ tỏi và hơi lửa
Chủ dụng: Trấn tâm an thần, khu tà trừ quỷ,
thôi sinh trụy thai, giết trùng độc cổ trướng, trừphong đờm, trị động kinh, trẻ con chạm vía, vỡ
mủ mụn lở, tiêu thùy tích, trị thấp ngược, tiêu bĩtrướng, trúng ác, bụng dạ đột nhiên đau, trongmắt có màng che không nhìn rõ, phàm nhữngchứng thương hàn âm độc, nội thương tích tụ,lạnh tử cung, đàn bà bạch đái đều dùng nó đểthông lợi khớp xương, tán hàn và vãn hồi dươngkhí
Kỵ dụng: Chỉ sử dụng công năng tẩu tán của
nó, phàm chứng thuộc hư, âm tiêu dương haotán, nhất thiết không được dùng bừa, người cóchứng lao khiếp và đàn bà có mang thì khôngđược đem giữ bên người
Nhận xét: Vị Xạ hương chạy bốc xông bay,
khai thông tất thảy các khiếu, bên trong vào đếnxương tủy, bên ngoài thấu khắp
lông da, bên trên đạt khắp cơ phủ, cỏ cây gặpphải vàng rụng, dưa quả gặp phải thì mục nát(mang vào vườn hoa quả thì không có trái), đàn
Trang 33bà mang trong mình thì trụy thai, cũng giốngnhư Long não nhưng sức thơm bốc lại hơn LýĐông Viên có nói: “Xạ hương khu trừ phong ởcốt tủy, bệnh phong còn ở cơ nhục mà dùngnhầm vào thì phong lại dẫn vào xương cốt,giống như dầu ngấm vào bột mì mà không thể
ra được” Đơn Khê nói: “Chứng phong của ngũtạng kiêng dùng Xạ hương vì nó tả khí ở phầnvệ”
***
7 NHŨ HƯƠNG
Khí vị: Khí thơm vị đắng, tính hơi ấm, không
có độc, vào ba kinh Túc thái âm, Thủ thiếu âm
và Túc quyết âm, chữa được các bệnh của bakinh ấy
Chủ dụng: Chữa mọi thứ ác sang, thũng độc,
đột nhiên đau ở các kinh, bụng dạ đau thắt, 9loại đau nhức kiết lỵ ác chứng, đau phong nhưnạo trong ruột, đau nhức khác thường, tác dụngbảo hộ tâm, thông hoạt huyết, giải độc sinh cơ,trong khoa sản cũng dùng được Công dụng củaNhũ hương là sinh huyết mà chủ về tâm; côngdụng của Một dược chuyên tán huyết mà chủ vềcan
Cách chế: Để trên viên ngói nung đỏ để
nghiền với Đăng tâm thì nhỏ
***
Trang 348 MỘT DƯỢC
Khí vị: Khí thơm, vị đắng, tính hơi hàn, không
có độc, vào kinh Túc Quyết âm can
Chủ dụng: Rất có khả năng tán huyết chỉ
thống, hết thảy các chứng bị đâm chém, đánh té tổn thương ứ huyết, sưng đau, ác sang, bệnh trĩ, sản hậu, bụng dạ đau nhói như dùi đâm
Nhưng Nhũ hương thì hoạt huyết thư cân, còn Một dược thì hay tán huyết trừ
thịt thối mà đều có khả năng làm hết đau, lên danon, làm cho máu huyết vận hành không ngừng lại được
Kỵ dụng: Đàn bà có mang kiêng dùng, sản
phụ máu hôi ra nhiều và đau bụng thuộc huyết
hư, ung nhọt đã vỡ mủ đều kiêng dùng
Cách chế: Giống như cách chế Nhũ hương.
Nhận xét: Một dược bẩm thụ khí của kim thủy
mà sinh ra (Nhũ hương được mộc khí mà kiêmhóa hỏa), chứng máu hôi, lâm lậu đều do huyếtnhiệt ứ trệ lại mà gây nên, thuốc này đắng, hay
sơ tiết được cái trệ đọng, cay thì tán được hàn,thuốc hàn thì trừ được nhiệt, thủy thuộc về âmhuyết, cùng loại thì theo nhau cho nên có thểvào âm phận mà tán được huyết ứ, cũngchữa mọi chứng sang lở do huyết nhiệt
***
Trang 359 ĐÀO NHÂN
Khí vị: Khí hòa bình, vị đắng nhiều ngọt ít,
tính hàn, không có độc, chìm mà giáng xuống,thuộc âm dược, vào kinh Thủ quyết âm, Hươngphụ làm sứ
Chủ dụng: Chữa các chứng huyết ứ, huyết
bế, huyết táo,huyết kết, hành huyết chỉ
thống, nhuận đại trường, bụng dạ cứng đau, đau sán khí, ho suyễn khí nghịch lên, bán
thân bất toại, trưng hà, ngứa âm hộ (Đàn bà ngứa âm hộ, dùng Đào nhân giã nát như bùn đem đắp vào), trẻ con sưng trứng dái, sát
trùng đuổi tà (Đào là tinh ba của năm loại mộc, trấn áp được tà tý)
Hợp dụng: Có thể chạy vào huyết phận,
mà tính của nó
nhuận hoạt, được dùng với Ma nhân, Đương quy thì chữa táo rất hay
Kỵ dụng: Tuy nói rằng cay để phá huyết trệ,
ngọt để sinh huyết mới, nhưng đắng nhiều ngọt
ít, khí bạc vị hậu, trầm mà giáng xuống, tảnhiều bổ ít, dùng nhầm hoặc dùng nhiều thì ỉa
ra máu mãi không cầm được, làm tổn thươngchân âm, phải nên cẩn thận! Phàm những bệnhhuyết kết khí thực thì dùng được, huyết táo khí
hư phải cẩn thận
Cách chế: Bỏ hạt hai nhân, bởi vì có độc có
Trang 36thể chết người, ngâm nước nóng, bỏ vỏ và đầunhọn, sao đỏ, nghiền nát bét như bùn để dùng.
Nhận xét: Đào nhân chủ trị các bệnh về
huyết, bệnh ứ huyết tất yếu phải dùng nó, bởi vìcan là nguồn của huyết, huyết tụ thời can khítáo, can sợ căng thẳng, căng thẳng thời kịpuống thuốc ngọt để làm hòa hoãn Đào nhân còn
có vị đắng có thể tán huyết cho nên Để đươngthang có dùng Đào nhân, bệnh thương hàn 8 – 9ngày có ứ huyết mà phát nóng như người điên,bụng dưới đau mà đầy, tiểu tiện tự lợi Lại cóbệnh nên phát hãn mà không phát hãn, làm chothế độc lấn vào sâu, sinh thổ huyết, huyết kết lạibuồn phiền vật vã, nói sảng đều sử dụng bàinày Tuy rằng đắng để tả huyết trệ, ngọt để sinhhuyết mới, nhưng cứu cánh công năng pháhuyết phận mà tính nhuận hoạt, dùng làm tácho Đương quy, Ma nhân để chữa bệnh táo kếthay như thần vậy
Chủ dụng: Chữa chứng thai chết trong bụng,
là thuốc thôi sinh tất yếu của sản phụ, là thuốc
Trang 37tiên để chữa chứng cấm khẩu, chứng huyếtvậng (xây xẩm) của đàn bà đẻ, chữa các thứ ỉa
ra máu, làm hết đau cũng như trong bụnghuyết xuống không ngừng, tất cả các chứngthũng độc cổ trướng, cùng chứng phiền khát đauhọng tắc chẳng thông, kiêm trị 36 thứ phong, lạihòa được huyết nhiệt của đậu mùa ban sởi.Dùng nhiều thời phá huyết thông kinh, dùng ítthời vào tâm dưỡng huyết, là thuốc chủ yếu đểhành huyết, hoạt huyết và nhuận táo
Hợp dụng: Dùng chung với Đương quy thì
sinh huyết, làm tá dược đối với Nhục quế thì tán
ứ, chỉ vì sức kém, một mình không thể nên cônggì
Kỵ dụng: Đại khái công hoạt huyết thì nhiều
mà công dưỡng huyết thì ít, đàn bà đẻ chớ dùngnhiều quá làm cho huyết hành không ngừngđược mà chết, phải cẩn thận
Cách chế: Rưới rượu đem sấy qua, hoặc nấu
với rượu để dùng
Đơn thuốc: Nuốt vài hột Hồng hoa thì có thể
ngừa được bệnh đậu mùa đang lây lan
***
11 HUYỀN HỒ SÁCH
Khí vị: Vị cay, tính ấm, không có độc, thăng
được giáng được, là thuốc dương trong âm dược,
Trang 38vào kinh Túc quyết âm và Thủ thiếu âm Cósách nói nó vào tỳ vị.
Chủ dụng: Điều hòa kinh nguyệt, chữa sản
hậu huyết xung lên, huyết vậng, bụng dạ bỗngnhiên đau, bụng dưới trướng đau, ngoài cáccách mô khí kết thành cục và đau hơi, đau tiểutrường sán khí, đau lưng, có thể phá hòn cục, hạthai, làm mềm dãn gân, chữa
sán khí hay không thể huyết hòa khí nói hết, là thuốc đệ nhất phẩm về hoạt
Kỵ dụng: Thấy kinh trước kỳ, băng huyết
máu ra dầm dề, nhất thiết các chứng huyếtnhiệt huyết hư đều phải dè dặt
Cách chế: Muốn chạy lên vùng trên người thì
sao với rượu, muốn cho chạy vùng giữa người thìsao với giấm, muốn cho chạy vùng dưới ngườithì sao với muối
Nhận xét: Huyền hồ sách hành được huyết
trệ trong khí, khí trệ trong huyết, chữa được tấtthảy các chứng đau ở cả người, trên cũng nhưdưới, thường dùng một mình thì công hiệunhiều, cho nên trong thuốc điều kinh hay dùng
nó Nhưng không có công bổkhí, lại thiếu nuôidưỡng vinh huyết, chỉ nhờ tính cay ấm mà cócông vào chỗ ngưng đuổi được cái trệ, cho nênđối với người hư chứng thì nên dùng nó vớithuốc bổ, bằng không thì chỉ làm tổn hại màchẳng lợi ích gì
Trang 3912 BỒ HOÀNG
Khí vị: Vị ngọt cay, hòa bình, tính hơi hàn,
không có độc, vào huyết phận của can kinh
Chủ dụng: Sao đen dùng thì chữa thổ huyết,
tiện huyết, bổ hư lao; để sống dùng thì pháđược huyết ứ tích trệ, chữa độc, đau nhức, tiêumáu ứ tích thành khối, huyết nhiệt chạy bậy,con gái kinh nguyệt không đều, đàn bà đẻ đau
dạ con, chữa trật đả tổn thương, chữa ung nhọtchốc lở sưng do phong, kiêm lợi tiểu tiện, vôluận là trường phong, thổ huyết, nục huyết đềuchữa được, lại chữa chứng đái ra máu, kiết lỵ ramáu
Nhận xét: Bồ hoàng là thuốc của huyết phận,
nhưng huyết chứng thuộc nguyên nhân ngoài
mà chữa ngọn (tiêu) thì có công hiệu kỳ diệu,còn chứng thổ huyết nục huyết do nội thương hưyếu thì khó thu được hiệu quả
Trang 40thuốc âm trong dương dược, vào can kinh Sợ Nhân sâm.
Chủ dụng: Hành khí hạ khí, hành huyết hạ
huyết, đối với
chứng kinh bế thì thông kinh, đối với chứng rong kinh thì cầm
huyết, trừ chứng huyết lỵ, trường phong và khí lạnh ở trong bụng, yên được chứng huyết vậng của sản phụ, chữa cam tích, sên lãi
của trẻ em, các thứ đau vùng thượng vị, đaubụng, đau sườn, và nhất là các chứng đau xóchông do khí huyết, lại chữa chứng ói ngày đêmliên miên không dứt, và chữa chứng huyết bế,khắp người đau tê dại
Đơn thuốc: Linh chi 1 đồng cân rưỡi, Bào
khương 3 phân, tán nhỏ uống với rượu nóng,chữa chứng bỗng nhiên đau vùng thượng vị
-Bài khác: Linh chi 2 đồng cân tán nhỏ uống
với nước sôi, chữa chứng lòng trắng mắt đen kịttrông ra khác thường, lông tóc cứng thẳng nhưsắt, ăn uống được mà không nói, như người sayrượu gọi là chứng “Huyết hội”
-Bài khác: Linh chi, Bồ hoàng, đều bằng nhau
tán nhỏ, trước dùng hai chén dấm trộn với thuốc
ấy ngào thành cao, cho vào 1 bát nước, sắc đến