1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí Hà Giang

105 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tuyên Truyền, Quảng Bá Du Lịch Địa Phương Trên Báo Chí Hà Giang
Trường học Trường Đại Học Hà Giang
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Giang
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 293,84 KB

Nội dung

Những năm qua, công táctuyên truyền và quảng bá hoạt động du lịch luôn được tỉnh Hà Giang đạt lênhàng đầu và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nóichung, phá

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Du lịch đang ngày nay có những đóng góp quan trọng trong đời sống

xã hội cũng như trong cơ cấu kinh tế quốc gia trên thế giới và được các nướccoi trọng Trong đời sống văn hóa, du lịch đã trở thành nhu càu thiết yếu củacon người: nhu cầu khám phá, hiểu biết thế giới xung quanh và nghỉ dưỡng

mà còn tìm kiếm đối tác, phát triển việc kinh doanh, phát triển thị trường.Bằng những yếu tố đó du lịch đã trở thành một ngành kinh tế dịch vụ pháttriển nhanh nhất, lớn nhất góp phần phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia.Ngoài ra, du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng giaolưu văn hóa và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người đảm bảo an ninhquốc phòng và trật tự an toàn xã hội Do đó, phát triển du lịch là đòi hỏi kháchquan mỗi quốc gia nói chung và địa phương nói riêng trong phát triển kinh tế

- văn hóa - xã hội

Xuất phát từ những lợi thế là một đất nước có nguồn tài nguyên du lịchrất đa dạng và phong phú, cả về mặt tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhânvăn Ngành du lịch Việt Nam với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã cónhững quan điểm đúng đắn về phát triển du lịch, được thể hiện qua các Nghịquyết của các kỳ Đại hội Đảng VII, VIII, IX, X, XI, Chỉ thị của Ban bí thư(Chỉ thị 46-CT/TW ngày 14/10/1994), Nghị quyết của Chính phủ Qua đó, dulịch được nhận thức đúng hơn về vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đấtnước Đặc biệt năm 1999 sự ra đời của Pháp lệnh du lịch đã đi vào cuộc sống.Việt Nam là một trong mười điểm đến hấp dẫn bởi có sự ổn định chính trị vàchính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước và vùng lãnh thổ trên thếgiới cùng với sự nhận thúc đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước làyếu tố thuận lợi mở đường cho Du lịch phát triển Những con số ấn tượngđược tăng theo hàng năm: 200 nghìn tỷ năm 2013, 400 nghìn tỷ năm 2016,chiếm 6,6% GDP cả nước Tất cả những văn bản mang tính quy phạm đó đã

Trang 2

tạo rất nhiều thuận lợi cho ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng

mà nước ta có được, để thực hiện mục đích đó, trong thời gian qua, mồi địaphương, mồi vùng miền trong cả nước đã nghiên cứu, đưa ra nhiều chươngtrình, hành động nhằm khai thác, thu hút đầu tư nhằm phát huy những tiềmnăng du lịch hiện có của mình

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc Việt Nam, nơi đượcmệnh danh là địa đầu Tổ Quốc Nơi đây có được nhiều sự ưu đãi về thiênnhiên, với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các ditích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bàodân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tụctập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm HàGiang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan Bên cạnh đó, Hà Giang

có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núicao đá tai mèo ở phía bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía nam Ngày03/10/2010, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCOcông nhận là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu; tháng 9năm 2012 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốcgia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Với mạng lưới sông suối luồn lách quanhững đồi núi thấp hình thành những hồ lớn vào mùa mưa tạo ra những điểm

du lịch hấp dẫn như hồ Noong Do có nhiều núi đá vôi nên trong tỉnh có nhiềusuối nước nóng là những địa điểm du lịch lý tưởng

Ngoài ra, Hà Giang còn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ítnơi có được như: Suối Tiên, cổng Trời, thác nước Quảng Ngần, khu Nậm Má,khu chum vàng, chum bạc và di tích nhà họ Vương Đặc biệt là Công viênđịa chất Cao nguyên đá Đồng Văn và Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Ngoài

ra, Hà Giang còn có một thế mạnh khác là việc khai thác du lịch quá cảnhsang tỉnh Vân Nam (Trung Quôc), quan hệ du lịch và thương mại hai chiêunếu được mở ra sẽ góp phần đáng kế và sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đây

Trang 3

là những điều kiện thuận lợi để Hà Giang phát triển du lịch nhất là du lịch vănhóa địa phương.

Việc triển khai thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước vàđịnh hướng đúng đắn trong chiến lược phát triển du lịch, thời gian qua, từngvùng, từng địa phương trong cả nước đã nỗ lực khai thác và phát huy nhữngtiềm năng, thế mạnh hiện có về du lịch Là tiếng nói của Đảng bộ, chínhquyền và các tầng lóp nhân dân địa phương báo chí Hà Giang với chức năng,nhiệm vụ của mình đã tích cực tham gia tuyên truyền, quảng bá phát triển dulịch, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác này Những năm qua, công táctuyên truyền và quảng bá hoạt động du lịch luôn được tỉnh Hà Giang đạt lênhàng đầu và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nóichung, phát triển du lịch nói riêng của địa phương Hiện nay trên địa bàn tỉnh

Hà Giang có hai cơ quan báo chí là Báo Hà Giang và Đài PT-TH tỉnh, 10/10Đài truyền thanh các huyện và thành phố; ngoài ra còn có các bản tin cơ quan,ban ngành đoàn thể tỉnh Trong thời gian qua, báo chí Hà Giang đã dành mộtphần thời lượng đáng kể tuyên truyền cho nội dung này, các chuyên trang,chuyên mục về đề tài du lịch xuất hiện ngày càng nhiều hình thức và phươngthức khác nhau Sự đa dạng và phong phú trong cách thức tuyên truyền khôngchỉ làm cơ sở cho nhận thức của người dân mà còn giúp cho các cấp lãnh đạotrong tỉnh thấy rõ thực trạng phát triển du lịch tại địa phương, từ đó có nhữngđiều chỉnh, bổ sung kịp thời trong quá trình điều hành, chỉ đạo

Mặc dù nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền cáccấp và ủng hộ của nhân dân, song nhìn chung, việc phát triển du lịch trên báochí Hà Giang còn một số hạn chế, tồn tại, bao gồm cả ở nội dung, hình thứcthể hiện và tính hiệu quả của thông tin Các chương trình, chuyên mục về dulịch mặc dù được ưu tiên về thời lượng nhưng còn thiếu tính tổng kết, phântích, thiếu tính phát hiện; hình thức thể hiện còn gò bó, nghèo nàn, thiếuphong phú và hấp dẫn với nhân dân, du khách trong nước và ngoài nước, máy

Trang 4

móc nên hiệu quả chưa cao Những hạn chế trong công tác tuyên truyền,quảng bá phát triển du lịch của Hà Giang có nhiều nguyên nhân khác nhau.

Do vậy, nghiên cứu về thực trạng tình hình công tác tuyên truyền, quảng bánhằm phát triển du lịch của tỉnh hiện nay trên báo chí Hà Giang trong là mộtcông việc cần thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn Qua việc khảo sát, đánhgiá thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch trên địa bàn tình HàGiang, tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan; kết quả đạt được cũngnhư hạn chế trong công tác tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch; côngtrình nghiên cứu này sẽ đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, nâng cao chấtlượng về nội dung và hình thức thông tin tuyên truyền, góp phần để du lịch

Hà Giang thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn thông qua việc khai thác tối đacác nguồn tài nguyên trong phát triển du lịch, đáp ứng tốt yêu càu của thời kỳhội nhập hiện nay

Với những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí Hà Giang” để làm đề tài

luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đên đề tài

Hiện nay có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về hiệuquả tác động của báo chí trong việc tuyên truyền, quảng bá về du lịch nóichung và du lịch ở Hà Giang nói riêng đã được công bố và đăng tải trên sách,báo tạp chí của Trung ương, ngành, địa phương trong đó, có một số côngtrình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

Về sách, có một số cuốn như: Du lịch bền vững của Nguyễn Đinh Hòe,

Vũ Văn Hiếu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001; Cẩm nang hướng dẫn du lịch của Nguyên Bích San (chủ biên), Nxb Văn hóa thông tin, 2004; Du lịch

và du lịch sinh thái của Nguyễn Thế Đạt, Nxb Lao động, 2004; Văn hóa dân tộc trong quả trình mở cửa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996;

Trang 5

Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng của Lê Hồng Lý,

Nxb Văn hóa thông tin, 2008

Một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ như: Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bả du lịch Việt Nam tại một sổ thị trường du lịch quốc tế trọng điểm" do TS Đỗ Thanh Hoa làm chủ nhiệm (2005); Đề tài “Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động xúc tiến du lịch của nước ngoài, vận dụng, đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam" do Th.s Nguyễn Thị Thanh Hương làm chủ nhiệm (2006) Các công

trình này đã được bảo vệ và công bố trên các phương tiện thông tin, đạichúng

Bên cạnh đó, còn có nhiều hội thảo, tọa đàm, diễn đàn khoa học trongnước, quốc tế có liên quan đến tuyên truyền, quảng bá về các điềm du lịchtrong nước, hội thảo khoa học liên quan đến tỉnh Hà Giang như: Hội nghị

“Hội thảo xin ỷ kiến về kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên, Hà Giang và Lào Cai" (năm 2012) do Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc

tế Tây Ban Nha hỗ trợ; Hội nghị “Bàn các giải pháp xây dựng và phát triển Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn” (năm 2013); Hội thảo khoa học “Nâng cao nhận thức về giá trị di sản Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đả Đồng Văn cho học sinh phô thông tỉnh Hà Giang" (năm

2013)

Ngoài ra, còn có nhiều luận án, luận văn thạc sĩ trong những năm gầnđây đã lựa chọn vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch tại một số địa phươngtrong cả nước làm đề tài nghiên cứu, như:

Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Vân đê văn hóa - Du lịch trên sóng truyền hình Huế thời kỳ mới” của Văn Công Toán (2000) tại Học viện Báo

chí tuyên truyền Tác giả luận văn đã đánh giá đúng thực trạng của công táctuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch của báo chí, đồng thời đề cập đếnvấn đề khai thác tài nguyên du lịch thông qua sóng truyền hình Huế, kiến nghị

Trang 6

một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong công tác này trên cácphương tiện truyền thông của địa phương giàu tiềm năng du lịch như Huế.

Luận án Tiến sĩ kinh tế “Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô và vùng phụ cận nhằm phát triền du lịch Hà Nội đến năm 2010”

của Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2004) Tác giả luận án đã nêu nên đặc điểm,đánh giá đúng thực trạng về du lịch và công tác khai thác tiềm năng du lịchcủa một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước Đặc biệt, luận án đã

đề ra những giải pháp cơ bản trong phát triển du lịch đối với vùng phụ cậncủa thủ đô Hà Nội

Luận án Tiến sĩ kinh tế “Một sổ giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch cho khách quốc tế đến Hà Nội của các câng ty

lữ hành trên địa bàn Hà Nội ” của Lê Thị Lan Hương (2005) Dưới góc nhìn

của nhà kinh tế, tác giả luận án đã nêu nên được thực trạng trong việc thu hútkhách du lịch quốc tế của các công ty lữ hành trên địa bản Hà Nội, đề xuấtcác giải pháp nhằm thu hút ngoại tệ từ nguồn du khách này

Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng “Tổ chức thông tin tuyêntruyền phát triển du lịch trên báo chí Ninh Bình” của Trần Thị Thảo (2011).Tác giả luận văn đã hệ thống hóa được thực trạng tuyên truyền phat triển dulịch trên báo chí Ninh Bình 2010-2011 Đồng thời, tác giả đã đưa ra nhữnggiải phap và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả mảng đề tài nàytrên báo chí Ninh Bình

Luận văn thạc sĩ Truyên thông đại chúng “Vân đê quảng bá du lịch trên Truyền hình (Khảo sát trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, QTV3 Đài PTTH Quảng Ninh, thời gian từ tháng 4/2012 đến tháng 10/2012)" của

Nguyễn Thu Giang (2013) tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn(ĐHQGHN) Tác giả luận văn đã có những phân tích, đánh giá về nhữngthành công của truyền hình trong nước với việc quảng bá du lịch, đồng thờitác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác tuyên truyền về vấn đề này

Trang 7

từ đó đề xuất một số giải pháp cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịchtrên truyền hình thời trong tương lai tiếp theo.

Luận văn thạc sĩ Du lịch “Phát triền hoạt động tuyên truyền quảng bá

du lịch của các Trung tâm xúc tiến Du lịch tại các địa phương nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội" của Phan Thị Thái Hà (2015) tại trường Đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) Tác giả luận văn đã khái quát thực trạnghoạt động tuyên truyền quảng bá trên cả nước; phân tích, đánh giá thực trạnghoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Trung tâm Thông tin xúc tiến dulịch Hà Nội; và đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển hoạt độngtuyên truyền quảng bá du lịch đối với các trung tâm xúc tiến du lịch (cấp tỉnh,thành phố) thông qua nghiên cứu trường hợp Trung tâm Thông tin Xúc tiến

Du lịch Hà Nội

Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Báo chi Hà Giang với vấn đề tuyên truyền, quảng bá công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá đồng vãn" của

Phan Danh Hiển (2015) tại Học viện Báo chí Tuyên truyền Tác giả luận văn

đã có những đánh giá về những thành tựu và hạn chế của báo chí đối với vấn

đề quảng bá di sản văn hóa cho cao nguyên đá Đồng Văn trong năm vừa qua;tác giả đã đưa ra một số giải pháp kiến nghị cho báo chí trong công tác hồ trợcho ngành Du lịch nói riêng và các mặt đời sống khác nữa phát triển qua đóphát huy hơn nữa vai trò to lớn của báo chí

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào trực tiếp nghiên

cứu về sự tác động của báo chí Hà Giang tuyên truyền, quảng bả du lịch của tỉnh hiện nay Trong tình hình đó, tác giả luận văn mong muốn qua đề tài này

sẽ mong muốn qua đề tài này góp thêm một tiếng nói vào lí luận chung về vấn

đề báo chí tham gia thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch Đồng thời, qualuận văn này sẽ đưa ra cách nhìn mới, toàn diện, khoa học về cách thức tuyêntruyền phát triển du lịch trên báo chí ở một tỉnh có nhiều tiềm năng và thếmạnh cho phát triển du lịch như tỉnh Hà Giang

Trang 8

Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài Báo chỉ Hà Giang tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh hiện nay là thật sự cần thiết và có ý nghĩa lí luận và

thực tiễn trước hết là đối với báo chí và Du lịch tỉnh Hà Giang

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3 1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá đúng thực trạng của hoạtđộng tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch trên báo chí Hà Giang, phântích những mặt tích cực và hạn chế của báo chí Hà Giang trong định hướngphát triển du lịch, để từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm đổi mới,nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, góp phần việc thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn đổimới và hội nhập hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm

vụ sau đây:

- Phân tích, hệ thống hóa những cơ sở lí luận và thực tiễn báo chítruyền thông về hoạt động du lịch nói chung và du lịch ở Hà Giang nói riêng

để xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá

- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng nội dung và hình thức công tác

tuyên truyền, quảng bá, phát triến du lịch trên báo chí Hà Giang

- Phân tích và dẫn chứng số liệu thực tiễn về hoạt động báo chí Hà

Giang trong tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch địa phương, phântích, đánh giá những thành công, hạn chế của báo chí địa phương trong tronghoạt động công tác này

- Khảo sát và thống kê đánh giá của công chúng địa phương về hoạt

động báo chí Hà Giang trong tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch, phùhọp với thực tiễn hoạt động của hệ thống báo chí địa phương

Trang 9

- Tìm hiểu những kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất

lượng tuyên truyền, quảng bá phát triến du lịch địa phương trên báo HàGiang

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Báo chí Hà Giang tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh hiện nay.Đối tượng khảo sát trực tiếp của đề tài là các tin, bài, chuyên mụcchương trình (Báo Hà Giang, Đài PT-TH, Tạp chí Văn nghệ Hà Giang) có nộidung liên quan đến tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Giang

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đe tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu nội dung thông tin tại cơ quanbáo chí của tỉnh Hà Giang, trong đó tập trung vào hai cơ quan báo chí của tỉnhlà: Báo Hà Giang và Đài PT-TH Ngoài ra, một số sản phẩm truyền thôngkhác của Hà Giang có liên quan đến công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá

du lịch của địa phương cũng sẽ được khai thác để làm cứ liệu so sánh, đánhgiá

Về thời gian nghiên cứu, khảo sát giới hạn trong nhũng tác phẩm,chương trình đã được đăng tải, phát sóng trên Báo Hà Giang và Đài PT-TH,Tạp chí Văn nghệ Hà Giang từ tháng 01/2017- 01/2018

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lí luận

Cơ sở lí luận của luận là văn dựa vào phương pháp luận duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cácchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các vănkiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Giang có liênquan đến hai lĩnh vực: báo chí, truyền thông và phát triển du lịch

Trang 10

Cơ sở lí luận trực tiếp của vấn đề nghiên cứu là vai trò của báo chí đốivới các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó vai trò quan trọng đối với tuyêntruyền, quảng bá du lịch địa phương, góp phần phát triển KT-XH của tỉnhnhà.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoahọc xã hội như:

- Phương pháp hệ thong' Thông tin về phát triển du lịch Hà Giang

được thu thập từ nhiều tư liệu khác nhau, các số liệu phản ánh trên báo chí vềhoạt động của các cơ quan chức năng du lịch, kết hợp với các văn bản thống

kê của cơ quan quản lí nhà nước Phương pháp này giúp người nghiên cứukhông chỉ có sơ sở số liệu cụ thể về số lượng du khách đến Hà Giang, sốlượng khách hàng, khách sạn, số phòng đạt chuẩn mà còn là cơ sở dữ liệu

để đưa ra nhận định, phân tích tình hình thực tế ngành du lịch tại địa phươngđược phản ánh trên diễn đàn báo chí như thế nào

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được dùng thể thu thập, nghiên

cứu, khảo sát những tài liệu về báo chí và công tác du lịch đã được công bốtrên sách, báo, tạp chí, băng đĩa lưu trữ của Trung ương và tỉnh Hà Giang

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích nhu cầu thông tin của du

khách muốn khai thác thông qua các sản phẩm nội dung, các loại hình báochí Với phương pháp này giúp cho người nghiên cứu tìm ra được lĩnh vực vànhu cầu cơ bản của du khách cần được báo chí thông tin tuyên truyền, để từ

đó đưa ra những khuyên nghị, cách tiêp cận của báo chí trong việc thu thậpthông tin viết bài tuyên truyền, quảng bá trúng mục đích Phương pháp nàcũng giúp ích cho việc phân tích sâu các nội dung chương trình, các tác phẩmbáo chí để từ đó có thể đưa ra bức tranh sinh động nhất, chính xác và cập nhậtnhất về công tác thông tin tuyên truyền về du lịch của báo chí địa phương

Trang 11

- Phương pháp điều tra xã hội học Tiến hành phát 500 phiếu cho đối

tượng là công chúng thuộc 2 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (Hà Giang

và Hà Nội), một số cán bộ, phóng viên đang công tác tại những cơ quan báochí trong diện khảo sát nhằm thu thập ý kiến về thực trạng báo chí Hà Giangtham gia tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Nội được biết đến là thủ đô trungtâm của cả nước, nơi hội tụ nhiều du khách tiềm năng cho du lịch Hà Giang,

vì vậy chúng tôi đã lựa chọn Hà Nội Qua việc khảo sát ở Hà Nội chúng tôimuốn biết hiệu quả của việc tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương đếnvới du công chúng - du khách cùa báo chí Hà Giang có những tác động nhưthế nào?

- Phương pháp phỏng vẩn sâu: Được thực hiện với các lãnh đạo cơ

quan báo chí, cơ quan quản lí liên quan đến hoạt động du lịch nhằm đánhgiá ưu - nhược điểm, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyêntruyền, quảng bá du lịch của báo Hà Giang

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số các phương pháp: thống kê, sosánh, được sử dụng để đánh giá các tác phẩm, ấn phẩm, sản phẩm báo chí

Hà Giang có liên quan đến công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch địaphương Luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích SWOT khi đánh giáthực trạng của hoạt động tuyên truyền , quảng bá du lịch địa phương trên báochí Hà Giang

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lí luận

Đây là công trình đâu tiên câp độ luận văn Thạc sĩ nghiên cứu vê vaitrò của báo chí đối với công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch ở tỉnh HàGiang Luận văn sẽ làm rõ hơn thực trạng, khẳng định vị trí, vai trò, thế mạnh,đồng thời cung cấp những giá trị giải pháp có tính khả thi để nâng cao chấtlượng, hiệu quả của báo chí địa phương trong việc tuyên truyền, quảng bá dulịch

Trang 12

Đồng thời luận văn có thể góp phần làm phong phú thêm những lí luận

về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí địa phương ở nước ta hiện nay.Luận văn có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho những nhànghiên cứu, sinh viên, học viên các chuyên ngành báo chí và những ai quantâm

Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để những người đang làm việc tại các

cơ quan báo chí cấp tỉnh ở các địa phương nhìn nhận và đánh giá đúng vị trí,vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình Qua đó, các cơ quan báo chí có thểlựa chọn hướng đổi mới thích hợp nhằm khai thác, phát huy tối đa thế mạnhcủa mình để đáp ứng tốt hơn nhu càu của độc giả trong và ngoài tỉnh trongtình hình mới

Ket quả nghiên cứu cũng sẽ giúp cho những người đang trực tiếp sángtạo các tác phẩm về đề tài báo chí tham gia thông tin, tuyên truyền, quảng bá

du lịch nâng cao chất lượng tin, bài của mình, đổi mới cách thức tuyên truyềntheo hướng phù hợp và hiệu quả hơn

7 Đóng góp của luận văn

Luận văn phân tích và làm rõ những tồn tại, hạn chế trong tuyên truyền,quảng bá về phát triển du lịch địa phương Đưa ra những kiến nghị, giải pháp

cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch địaphương trên báo chí Hà Giang

Trang 13

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quảng bá

du lịch địa phương trên báo chí Hà Giang

Trang 14

CHƯƠNG 1:

TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN BÁO CHÍ

HÀ GIANG - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Tuyên truyền

Theo nghĩa rộng “tuyên truyền” là hoạt động có mục đích của chủ thểnhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tu tuởng đến đối tuợng, biếnkiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đốitượng, thôi thúc đối tượng hành động theo định hướng, những mục tiêu dochủ thể tuyên truyền đặt ra Chủ tích Hồ Chí Minh nói: “tuyên truyền là đemmột việc gì đó nói cho dân hiếu, dân nhớ, dân theo, dân làm Neu không đạtđược mục đích đó, là tuyên truyền bị thất bại”

“Tuyên truyền” theo Từ điển Tiếng Việt “là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo” [54, tr 1068].

Tuyên truyền là một bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng Khi xemxét công tác tư tưởng như một quá trình liên tục V I Lênin khẳng định côngtác tư tưởng có 3 hình thái: công tác lí luận, công tác tuyên truyền và công tác

cổ động Ba hình thái đó tương ứng với các quá trình tư tưởng gồm: sản xuất

ra hệ tư tưởng, phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng; cổ vũ, động viên quần chúngthực hiện [32, tr 5]

Công tác tuyên truyền là hoạt động tiếp nối công tác lí luận, nhằm phổbiến, truyền bá các nguyên lý lí luận, đường lối, chủ trương chính sách vàoquần chúng Mục đích cao nhất của tuyên truyền là làm cho hệ tư tưởngchiếm địa vi thống trị xã hội

- Nội dung chủ yếu của công tác tuyên truyền:

Tuyên truyền chỉnh trệ Tuyên truyền chính trị là tập trung vào việc phổ

biến, truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, bảo gồm: tuyên truyền chủ nghĩa Mac

Trang 15

-Lênin, tư tưởng HCM; tuyên truyền về quan điểm, đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về truyền thống lịch

sử, văn hóa dân tộc, của Đảng qua các hoạt động kỉ niệm, các đợt vận độngchính trị lớn của đất nước và địa phương

Tuyên truyền về kinh te: tuyên truyền kinh tế nhằm thực hiện đường lối

phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay

Nội dung chủ yếu của tuyên truyền kinh tế là: tuyên truyền về đườnglối của Đảng, các chính sách, kế hoạch, chương trình kinh tế lớn của Nhànước; tuyên truyền về những thành tựu KT-XH, tiềm năng phát triển của đấtnước, địa phương, những thuận lợi và khó khăn, những bài học kinh nghiệmtrong việc tố chức thực hiện nhiệm vụ của địa phương từng thời kỳ

Tuyên truyền văn hóa: Tuyên truyền văn hóa nhằm xây dựng nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần của xãhội nắm chặt với nhiệm vụ kinh tế và xây dựng Đảng

Tuyên truyền quốc phòng an ninh: tuyên truyền quốc phòng, an ninh là

trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân

và an ninh nhân dân, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổquốc

Nội dung chủ yếu là: tuyên truyền về đường lối, quan điểm xây dựngthế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc củaĐảng ta trong giai đoạn hiện nay; tuyên truyền về những truyền thống đấutranh bảo vệ nền độc lập; tuyên truyền về những chủ trương, giải pháp lớnxây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinhnhuệ và từng bước hiện đại; tuyên truyền về các văn bản pháp luật của Nhànước về các nghĩa vụ của công dân tham gia quân đội tự vệ, giáo dục quốcphòng

Trang 16

Tuyên truyền đối ngoại: trong thời gian toàn câu hóa, thực hiện đường

lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế, tuyên truyền đối ngoại có vai trò quan trọng

Đấu tranh chong các quan điểm sai trái: trong điều kiện phong trào

cách mạng thế giới tạm lâm vào tình trạng thoái trào, tuyên truyền để bảo vệnền tảng tư tưởng của Đảng càng trở nên quan trọng và cần thiết

Hồ Chí Minh xác định công tác tuyên truyền là công cụ quan trọng đểtạo ra lực lượng hùng mạnh cho cách mạng nên Người rất quan tâm đến việclàm tốt công tác tuyên truyền Theo Người, muốn phát huy được sức mạnhtổng hợp của toàn dân thì công tác tuyên truyền cần chú trọng đối tượng tuyêntruyền

Định nghĩa về tuyên truyền Người cho rằng: "tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân làm Neu không đạt được mục đích

đó, là tuyên truyền thất bại” Trong tuyên truyền cán bộ tuyên truyền cần

phải xác định rõ ràng nội dung, đối tượng, mục đích và phương pháp như:

"tuyên truyền cái gì? tuyên truyền cho ai? tuyền truyền đê làm gì? tuyên truyền cách thế nào?” [32, tr 17].

Trong công tác tuyên truyền việc nắm vững đối tượng được tuyêntruyền là rất quan trọng, bởi vì tùy theo từng đối tượng, trình độ mà chọnphương pháp tuyên truyền khác nhau Tuyên truyền cho đồng bào người Kinhkhác, người dân tộc khác Đối với mỗi đối tượng, Người yêu cầu cán bộtuyên truyền phải có phương thức tuyên truyền thích hợp và phải chú trọng ưutiên cho đối tượng có trình độ nhận thức, trình độ văn hóa thấp vì đồng bào cótrình độ thấp đã hiểu thì các đối tượng khác nhau đều nắm bắt được, nội dungngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo “một là gì, hai là gì, rồi ba,bốn, năm là gì? Làm như thể nào và “ nào là khách quan, chủ quan, nào làtích cực và tiêu cực, không đâu vào đâu cả”

Trang 17

Như vậy, tuyên truyên là một trong những bộ phận quan trọng của côngtác tư tưởng, có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân.Tuyên truyền gắn liền với cổ động, nên tuyên truyền còn là sự cổ vũ, độngviên, thúc đẩy quần chúng hăng hái tham gia các phong trào, biến nhận thức,niềm tin thành nhiệt huyết của đại chúng, hình thành cách mạng.

Tuyên truyền góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, hìnhthành và củng cố niềm tin, giáo dục lí luận, đạo đức, lối sống, lẽ sống; bồidưỡng phương pháp, kỹ năng hành động cho cán bộ, đảng viên và quần chúngnhân dân

1.1.2 Quảng bá

Ngày nay, khái niệm “Quảng bá” được sử dụng rất rộng rãi trên cácphương tiện truyền thông đại chúng lẫn các phương tiện truyền thông mới.Nhiều tài liệu nghiên cứu, các lĩnh vực nghiên cứu, ngành nghề có liên quanđến quảng bá xây dựng hình ảnh, thương hiệu nhưng khái niệm “quảng bá”

vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và chính thức Trong Từ điên Hán Việt,

“quảng bá” là một từ ghép được ghép từ hai từ “quảng” với ý nghĩa là rộnglớn và “bá” có nghĩa là làm lan rộng Chúng ta có thể hiểu với sự tách nghĩathuật ngữ này, “quảng bá” là lan truyền rộng rãi một thông tin, một vấn đề,một sự việc

Theo Từ điên Tiếng Việt “Quảng bá là phố biến rộng rãi bằng phương tiện thông tin" [54, tr 802].

Tác giả Đinh Thị Thúy Hằng trong cuốn PR-Kiến thức và Đạo đức nghề nghiệp Nxb Lao động xã hội, năm 2007, có nhận định quảng bá là

“những hoạt động nhằm tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cánhân, một sản phẩm hoặc một tổ chức” [26, tr 12]

Trang 18

Nói tóm lại, quảng bá được hiểu là hoạt động truyền bá rộng rãi về mộtđối tượng nào đó, một tổ chức, đất nước hoặc vùng lãnh thổ tới một đối tượngnào đó nhằm đạt được mục đích, mục tiêu cụ thể nào đó mà chủ thể truyền bámong muốn.

1.1.3 Du lịch

Trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ Hy Lạp với nghĩa đi mộtvòng Khái niệm này được Latinh hóa thành torus và sau đó thành toursisme(tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh) theo tourist lần đầu tiên xuất hiện vàokhoảng năm 1800

Trong Tiếng Việt, thuật ngữ tourism được dịch thông qua tiếng Hán:

“Du” có nghĩa là chơi, “lịch” có nghĩa từng trải Tuy nhiên, người Trung

Quốc dịch tourism là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức Theo

Từ điển Tiếng Việt, du lịch được giải thích là đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi

mình ở, còn du lãm là đi chơi để xem cho biết cảnh đẹp

Năm 1994, Tổ chức Du lịch thế giới đưa ra khái niệm du lịch là một tậphợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển tạm thờicủa con người ra khỏi nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển,nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức

Theo điều 4, chương I Luật du lịch Việt Nam ban hành năm 2005 đưa

ra khái niệm: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Cũng theo điều 4, chương I Luật du lịch Việt Nam (2005), các khái

niệm liên quan tới hoạt động du lịch được hiểu như sau:

Hoạt động du lịch: là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân

kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan đến du lịch

Trang 19

Khách du lịch: hay còn gọi là khách, là người đi du lịch hoặc kết hợp đi

du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề đế thu nhập ở nơiđến Bao gồm hai loại: khách du dịch nội địa và khách du lịch quốc tế

Tham quan: là hoạt động của khách du lịch diễn ra trong ngày, tới nơi

có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tàinguyên du lịch

Môi trường du lịch: là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân

văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch

Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích

lịch sử - văn hóa để có thể sử dụng đáp ứng nhu cầu du lịch

Xúc tiến du lịch: là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm

tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch

DM lịch bền vững: khái niệm này mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và

nâng cấp khái niệm về du lịch từ những năm 90 của thế kỷ XX và thực sự

được chú ý trong những năm gần đây Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC) năm 1996 thì du lịch bền vững là việc đáp ứng các yêu cầu

hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp

ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai Theo lịch Việt Nam thì khái

niệm du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiệntại mà không làm tốn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch tương lai

Tác giả Trần Đức Thanh trong Nhập môn khoa học du lịch, khái niệm

“các loại hình du lịch” được hiếu như sau:

Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường

nhân văn, chủ yếu tập trung khai thác tài nguyên nhân văn

Du lịch thiên nhiên: là các hoạt động du lịch diễn ra nhằm thỏa mãn

nhu cầu về với thiên nhiên của con người Trong đó có loại hình du lịch biển,

Trang 20

du lịch núi, du lịch nông thôn (hoặc một sô chuyên gia du lịch dùng thuậtngữ du lịch sinh thái, du lịch xanh).

Du lịch tham quan: nhằm giúp con người nâng cao hiểu biết về thế giới

xung quanh Đối tượng tham quan có thể là tài nguyên du lịch tự nhiên (cảnhquan kỳ thú, danh lam thắng cảnh ) hoặc là tài nguyên du lịch nhân văn (ditích, công trình lịch sử, văn hóa, cơ sở nghiên cứu khoa học, viện bảo tàng)

Du lịch giải trí du khách muốn tìm đến những nơi yên tĩnh, có không

khí trong lành để thư giãn, nghỉ ngơi, bứt ra khỏi những công việc thườngnhật căng thắng đe phục hồi sức khỏe, vui chơi giải trí

Du lịch nghỉ dưỡng: mục đích của chuyến du lịch kết hợp với việc nghỉ

dưỡng nhằm phục hồi sức khỏe Người ta thường chọn những nơi có khongkhí trong lành, khí hậu dễ chịu, phong cảnh hữu tình như các bãi biến, cácvùng ven hồ, vùng núi, cao nguyên

Du lịch khảm phả: chuyến đi nhằm mục đích khám phá thế giới xung

quanh Người ta thường chia ra làm hai loại: du lịch tìm hiểu thiên nhiên, môitrường phong tục tập quán, văn hóa, lịch sử

Loại du lịch mạo hiểm dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện

và khám phá bản thân mình, nhất là giới trẻ như leo núi, lặn biển

Du lịch lễ hội: các chuyến du lịch kết hợp với việc tham gia vào lễ hội,

như giỗ tổ Hùng Vương (Phú Thọ), lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội đền

Đô (Hưng Yên), Hội Lim (Bắc Ninh)

Du lịch thể thao: các chuyến du lịch kết hợp với việc chơi các môn thể

thao như săn bắn, câu cá, chơi golf, bơi thuyền, lướt ván, trượt tuyết

Du lịch tôn giảo: các chuyến du lịch kết hợp với mục đích tôn giáo,

như cuộc hành hương về thánh địa Mecka, về La Vang (Quảng Trị)

Du lịch quốc tế: là các chuyến đi của người nước ngoài đến tham quan

du lịch, các chuyến đi của người trong nước ta ra tham quan du lịch ở nước

Trang 21

ngoài Đặc trưng vê mặt kinh tê của loại du lịch này là có sự thanh toán và sửdụng ngoại tệ.

1.1.4 Tuyên truyền du lịch - quảng bá du lịch

Tuyên truyền, quảng bá du lịch theo điều 4, chương I, Luật du lịch ban hành năm 2005, “tuyên truyền quảng bả du lịch là hoạt động xúc tiến, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch ”[40, tr 1].

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là hoạt động cung cấp, truyềnđạt thông tin tới khách du lịch, giúp họ biết đến các điểm du lịch, sản phẩmdịch vụ du lịch và lên kế hoạch tham gia các chương trình du lịch,trong hànhtrình tìm hiểu khám phá những điểm khác lạ

1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tỉnh Hà Giang

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Vé' vị trí địa lú Hà Giang có diện tích 7.884,37km2 Là một tỉnh miềnnúi cao nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng.Phía Bắc giáp với 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, phía Namgiáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp với Yên Bái, Lao Cai, và phíaĐông giáp với Cao Bằng Hiện nay, tỉnh Hà Giang có 1 thành phố và 10huyện với 195 xã, phường, trấn Có đường biên giới dài trên 274km tiếp giápvới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đây là điều kiện hết sức thuận lợicho giao lưu phát triển kinh tế và thu hút đầu tư đồng thời phát triển du lịch

bề vững

Đặc điểm địa hình: Hà Giang là tỉnh có nhiều ngọn núi đá cao và sông

suối với địa hình phong phú được chia thành 3 vùng: Vùng cao núi đá phíaBắc, bao gồm nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến bắc có độ dốc khálớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều; Vùng cao núi đất phía tây,thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng

Trang 22

và lòng suối hẹp; Vùng núi thấp địa hình ở đây là đồi núi thấp, thung lũngsông Lô càng xuống phía Nam càng được mở rộng.

Khí hậu: Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao,

mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất vàđời sống

Sâng ngòi: Hà Giang có mật độ sông - suối tương đối dày đặc Hầu hết

các sông có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác Các sônglớn bao gồm: Sông Lô, Sông Chảy, Sông Gâm Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh HàGiang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sôngBạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ chosản xuất và đời sống dân cư

Về phát triền thương mại, dịch vụ: Hà Giang có cặp cửa khẩu Quốc tế

Thanh Thủy - Thiên; có 03 cặp cửa khẩu phụ gồm: Săm Pun - Điền Bồng,Phó Bảng - Đổng Cán, Xín Mần - Đô Long và 11 lối mở (đường qua lại biêngiới) Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh trong nhữngnăm gần đây đạt trên 300 triệu USD/năm Cơ sở hạ tầng ở các cửa khẩu, chợđường biên đang được quy hoạch và từng bước đầu tư xây dựng tạo điều kiệncho dân cư 2 bên biên giới đi lại thuận lợi, hoạt động biên mậu và tiểu ngạchdiễn ra phổ biến và dễ dàng

1.2.2 Tài nguyên và sản phẩm du lịch của tỉnh

Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hoá lâu đời thuộc niênđại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc Đâycũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống với 22 dân tộc, cùng nhiềuphong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động, hấpdẫn du khách đến tham quan

Ngoài ra, Hà Giang là quê hương của nhiều di tích lịch sử Là nơi lưugiữ và bảo tồn một số di tích, di vật được đánh giá cao trong đó có “Tứ đại kỳ

Trang 23

quan”: Cao nguyên đá Đông Văn, Dinh thự họ Vương, Cột cờ Lũng Cú vàCon đường hạnh phúc.

Cao nguyên đá Đồng Văn: Nằm trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ,

Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc được công nhận là Công viên địa chất Toàncầu vào năm 2010 Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựngnhững dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất, những hiện tượng tựnhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyềnthống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa như các dân tộc Mông,

Lô Lô, Pu Péo, Dao Cao nguyên đá Đồng Văn cũng là nơi có nhiều di tíchdanh thắng quốc gia đã được công nhận như: Di tích kiến trúc nhà Vương,Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng, núi Đôi Quản Bạ ĐồngVăn còn nổi tiếng về các loại hoa quả: đào, mận, lê, táo, hồng và các loạidược liệu như tam thất, thục địa, hồi, quế

Hang Phương Thiện: Nằm cách Tp Hà Giang 7km xuôi về phía nam.

Đây là nơi có nhiều phong cảnh, nhiều hang động tự nhiên

Động Tiên và Suối Tiên: Nằm cách Tp Hà Giang 2km: Người dân

quanh vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước và cầu may mắn vào lúcgiao thừa

Hang Chui: Nằm cách Tp Hà Giang 7km về phía nam, hang ăn sâu

vào lòng núi khoảng lOOm Cửa hang hẹp phải lách người mới qua được.Vào trong lòng hang mở rộng, vòm hang cao vút, nhiều nhũ đá Hang cónhiều dơi, có dòng suối dâng cao đổ xuống thành thác

Dinh họ Vương: Dinh Họ Vương thuộc xã Sà Phin là một công trình

kiến trúc đẹp và độc đáo được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993 Đường dẫnvào dinh được lát bằng những phiến đá lớn vuông vức, phẳng lỳ Dinh đượcbao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc Dinh thự được xây dựngchủ yếu bằng đá xanh, gỗ pơ-mu, ngói đất nung già, các chi tiết được chạmtrổ tỉ mỉ, công phu, đẹp mắt với các hình chủ đạo là rồng, phượng, dơi,

Trang 24

tượng trưng cho quyền quý và hưng thịnh Dinh thự mang vẻ đẹp bề thế, uynghi với kiến trúc hình chữ “vương”, tọa lạc trên quả đồi hình mai rùa Đây làmột điển hình về sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc của người Mông và ngườiHán ở khu vực biên giới Việt - Trung.

Chợ tình Khâu Vai: Họp mồi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm

lịch tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc Bắt nguồn từ một câu chuyện tình,Khâu Vai trở thành nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trongvùng Chợ Khâu Vai ban đầu họp không có người mua, không có người bán.Khoảng mười năm trở lại đây, do nhu cầu cuộc sống nên ngày chợ họp ngoàiviệc hò hẹn, gặp gỡ, người ta mang cả hàng hóa đến bán ở chợ Do vậy, đếnchợ Khâu Vai, người ta cũng có thể mua, bán, trao đổi những sản vật vùngcao

Tiểu khu Trọng Con: Cách Tp Hà Giang khoảng 60km về phía bắc ở

tại xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang (đã được Nhà nước xếp hạng là di tíchlịch sử năm 1996) Đây được xem là cái nôi của phong trào cách mạng ở HàGiang

Chùa Sùng Khánh' Cách Tp Hà Giang 9 km về phía nam thuộc thôn

Làng Nùng, xã Đạo Đức (huyện VỊ Xuyên) được nhà nước xếp hạng là di tíchlịch sử nghệ thuật năm 1993 Chùa được xây dựng thời Triệu Phong (1356),

do thời gian, chùa bị hư hại, đến năm 1989 được nhân dân xây dựng trên nềnchùa cũ Ở đây còn lưu giữ hai di vật: Bia đá thời Trần (1367) ghi lại công laocủa người sáng lập ra chùa và một quả Chuông cao 0.90m, đường kính 0.67m,được đúc thời Hậu Lê (1705) Nghệ thuật khắc trên đá, trên Chuông đồng và

kỹ thuật đúc Chuông là một bằng chứng nói lên bàn tay tinh sảo của các nghệnhân vùng biên giới phía Bắc này Và từ đó biết thêm lịch sử phát triển thờiTrần và Lê tới tận vùng biên ải Hà Giang

Chùa Bình Lâm: Thuộc địa phận thôn Tông Mường, xã Phú Linh, Tp.

Hà Giang Chùa còn có tên gọi chữ Hán là “Bình Lâm Tự” Nhân dân ở đây

Trang 25

còn lưu giữ một quả chuông thời Trần được đúc vào tháng 3 năm Àt Mùi(1295) chuông có chiều cao 103cm, đường kính miệng 65cm, quai được cấutạo bởi hai hình rồng, trên chuông có khắc bài Minh bằng chữ Hán gồm 309chữ năm Bính Thân, niên hiệu Hưng Long thứ 4 (1296) Trên quả chuông tabắt gặp tiêu bản rồng nổi trên chất liệu đồng (thế kỷ 13) Cùng với quảchuông, tại chùa Bình Lâm còn phát hiện được một số di vật như Tháp đấtnung, mái ngói có họa tiết hoa chanh là những nét quen thuộc và tiêu biểucủa văn hoá thời Trần.

Miếu ông miếu Bà vào ngày lễ hội: Nằm ở Khâu Vai, huyện Mèo Vạc,

nơi đây không chỉ được biết đến có chợ tình truyền thống mà còn có ngôimiếu cổ rất linh thiêng Ngôi Miếu dựng lên vừa để tưởng nhớ câu truyện xưacảm động của cô gái người Giấy và chàng trai người Nùng do sự ngăn cấmcủa dòng họ Miếu tổ chức Lễ hội vào ngày 2/2 và ngày 2/8 âm lịch, theongười dân trong bản thì đây là ngày giỗ ông và giỗ bà

Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô: Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2

ngày 2 đêm ở ngôi nhà mới của người dân tộc Lô Lô Cả bản kéo tới ăn mừngcho ngôi nhà mới Thầy cúng đi hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấukèn sáo và hát giao duyên nam nữ

Lễ hội mùa xuân: Đây là lê hội vui xuân của dân tộc H mông và dân

tộc Dao, thường được tổ chức vào những ngày sau Tet Nguyên Đán và kéodài từ 3 đến 7 ngày Lễ hội mang tính chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầucon trai Lễ hội có thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném pa páo, uống rượu, mở tiệcđãi khách

Lễ hội vỗ mông của dân tộc Mông: Ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán

hằng năm, cái chàng trai,cô gái đổ về Mèo Vạc nhằm tìm cho mình vợ(chồng) Khi tham gia lễ hội, các chàng trai, cô gái tìm đối tượng mà họ cảmthấy phù hợp với mình rồi vồ mông đối tượng và chờ “đối phương” đáp lại

Trang 26

1.3 Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dịch vụ, có thể thấy

du lịch đang ngày nay có những đóng góp quan trọng trong đời sống xã hộicũng như trong cơ cấu kinh tế quốc gia trên thế giới và được các nước coitrọng

Trên thế giới, tại thời điểm này các quốc gia đã đưa ra được chiến lượcphát triển du lịch, và du lịch đã trở thành một ngành công nghiệp có nguồnthu đáng kể trong tỷ trọng GDP Yêu cầu đặt ra lúc này là làm thế nào đểngành du lịch Việt Nam khai thác được thế mạnh của mình, thu hút đượckhách du lịch, tăng nguồn thu cho quốc gia

Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, từ sự định hướng của Đảng, chínhphủ đã ra Nghị quyết số 45/CP ngày 22/6/1993 về “Đổi mới quản lý và phát

triển ngành du lịch” Theo đó khẳng định: “Z>M lịch là một ngành kinh tế quan trọng Trong chiến lược phát triên kinh tế xã hội của đẩt nước du lịch là một ngành kỉnh tế mang tính chất tổng họp, có góp phần tích tham gia thực hiện chinh sách mở cửa, thúc đẩy sự đôi mới và phát triển của nhiều ngành kỉnh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu VH-XH giữa các vùng trong cả nước và họp tác quốc tế, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau” [42, tr 3].

Nước ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như: điều kiện tựnhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán và truyềnthống văn hóa lâu đời, nhiều lễ hội, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúcnghệ thuật, giàu bản sắc nhân văn, nguồn lao động dồi dào, cần cù và giàulòng nhân ái

Trong những năm gần đây, ngành du lịch đã có những thay đổi và từngbước phát triến cơ sở vật chất kỳ thuật, tạo điều kiện bước đầu thu hút kháchnước ngoài và kiều bào về thăm tổ quốc; giới thiệu đất nước, con người và

Trang 27

tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế; đáp ứng một phần nhu cầutham quan, nghỉ ngơi của nhân dân trong nước, bước đầu đã thu được kết quảnhất định về kinh tế.

Song do nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tính chất và tác dụng nhiềumặt về kinh tế, chính trị, xã hội của hoạt động du lịch, lên công tác quản lýnhà nước còn bị buông lỏng Điều đáng lưu ý là chúng ta chưa có chiến lược

và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước và từng vùng, từng địaphương, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong sựnghiệp phát triển du lịch; chưa có quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm củatừng ngành; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu kém, cơ sở vật chất, trangthiết bị trong ngành du lịch còn thiếu thốn, lạc hậu, nhiều danh lam thắngcảnh, di tích lịch sử có giá trị chưa được tu bổ, tôn tạo, khai thác, các sảnphẩm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng phục vụ kém, trình độ năng lực củađội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Vì vậy,hiệu quả KT-XH của hoạt động du lịch những năm qua còn thấp, chưa tươngxứng với tiềm năng du lịch và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trongtình hình mới

Ngày 14/10/1994 ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị

số 46 CT/TW về “Lãnh đạo, đổi mới về phát triển du lịch” Trong đó chỉ rõ:

“ngành du lịch nước ta trong thời gian qua chưa phát huy được hiệu quả kinh tể, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước”.

Từ đại hội VII đến đại hội VIII, Đảng ta đã có những định hướng pháttriển du lịch đúng đắn, đầy sáng tạo Với mục tiêu phát triển mạnh du lịch,từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực,chúng ta cần phải triển khai quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tương xứngvới tiềm năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh môitrường Xây dựng các chương trình và điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, xếp

và khu danh lam thắng cảnh Huy động nguồn lực của nhân dân tham gia kinh

Trang 28

doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tàng ở những khu du lịch tập trung,tại các trung tâm lớn; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và văn hóacủa đội ngũ những người làm công tác du lịch, đáp ứng yêu cầu trong giaiđoạn mới.

Đại hội VI, VII, VIII xác định Du lịch là một ngành kinh tế quan trọngtrong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước

Tại đại hội XI Đảng ta cũng xác định: “phát triền du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; phẩn đẩu sau năm 2020 Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia cỏ ngành du lịch phát triển trong khu vực Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ” Đây được coi là một định hướng chiến lược trong sự nghiệp phát

triển kinh tế xã hội, phát quy lợi thế của đất nước và phù hợp với xu hướngphát triển của thế giới

Như vậy, Đảng và chính phủ đã có sự nhìn nhận khách quan về thựctrạng ngành du lịch Việt Nam Đồng thời, đưa ra những giải pháp cụ thể đểphát triển ngành công nghiệp không khói này Tiêu biếu cho sự cụ thể hóa từcác Nghị quyết của Đảng ngày 22/1/2013, Chính phủ đã ban hành quyết địnhphê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn 2030” với quan điểm và mục tiêu phát triển:

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiến tỷtrọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm,trọng điểm; chú trọng theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳngđịnh thương hiệu và khả năng cạnh tranh

Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng dulịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài

Trang 29

Phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trịvăn hóa dân tộc, giữ gìn quang cảnh, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninhquốc phòng, trật tự xã hội; đảm bảo hài hòa trong tương tác giữa khai thácphát triến du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nướccho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia vàyếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong

cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch

Đen năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cótính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất, kỳ thuật đồng bộ, hiện đại;sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bảnsắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới

Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triểntrên thế giới

Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 30 năm qua và sau 13năm thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001- 2010”, ngành dulịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, phản ánhtrên báo chí Các cơ quan báo chí cũng là diễn đàn góp phần xây dựng và luật

du lịch năm 2005 khẳng định một bước tiền lớn về khuôn khổ pháp lý Chiếnlược, quy hoạch phát triển du lịch, các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về

du lịch đều được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, phản ánh thườngxuyên kịp thời trên báo chí Hàng ngày, hàng giờ các cơ quan báo chí luôncập nhật thông tin hệ thống quản lý về nhà nước về du lịch từ trung ương tớicác địa phương, góp phần không ngừng đổi mới và hoàn thiện cùng với sựhình thành phát huy vai trò của Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch Các bài phântích sâu trên báo chí cũng góp phần tích cực cổ vũ cho sự ra đời của hiệp hội

du lịch Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng của hệ thốngdoanh nghiệp du lịch; cơ sở hạ tầng các trung tâm, điểm du lịch, khu nghỉ

Trang 30

dưỡng khách sạn, khu giải trí, các tuyến du lịch đa dạng tạo diện mạo mới vàtiền đề quan trọng tạo và phát triển cho du lịch Việt Nam.

Với tất cả các mục tiêu trên, có thể nhận định rằng du lịch là một hoạtđộng KT-XH có vai trò đặc biệt quan trọng, là đối tượng phản ánh mà cơquan báo chí càn tập trung thông tin tuyên truyền sâu rộng

Theo báo cáo của Bộ TT&TT, tính đến tháng 06/2018, cả nước có 857

cơ quan báo, tạp chí in, trong đó, cơ quan báo in có 86 cơ quan Trung ương,

107 cơ quan địa phương Tạp chí in có 350 đơn vị Trung ương, 134 đơn vị địaphương Báo điện tử và tạp chí điện tử có 159 đơn vị Cả nước hiện tại cũng

có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 1hãng thông tấn quốc gia, 1 đài phát thanh, 1 đài truyền hình quốc gia, 1 đàitruyền hình kỹ thuật số, 64 đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố (268kênh, 47 kênh nước ngoài), 600 đài cấp huyện, hàng nghìn trạm truyền thanhcấp xã; 19.000 nhà báo được cấp thẻ, trên 21.000 hội viên Hội nhá báo Với

số lượng các cơ quan truyền thông đại chúng lớn như vậy nên việc tuyêntruyền nói chung và tuyên truyền phát triển du lịch nói riêng đến với côngchúng trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định Bám sátchủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về tuyên truyền, quảng bá dulịch nhiều cơ quan truyền thông đã lên kế hoạch tuyên truyền, quảng bá xâydựng các chương trình, chuyên đề, chuyên mục phát triển trên sóng phátthanh, truyền hình và đăng tải trên các trang báo cũng như tạp chí chuyênngành, không thể kể hết được số lượng bài viết về lĩnh vực du lịch nhưngchúng ta có thể nhận thấy được một số chương trình trên Đài truyền hình ViệtNam (VTV), Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) là rất quan trọng và để lại ấn

tượng trong lòng khán thính giả như: Du lịch qua màn ảnh nhỏ; vòng quanh thể giới; Ẩm thực bon phương; Cuộc song quanh ta; Điểm hẹn văn hóa; đi là đến Ngoài ra, các ấn phẩm, các chiến tranh, tạp chí của Sở Du lịch, các hãng

kinh doanh du lịch lữ hành, nhà hàng, khách sạn cũng đã góp phần không

Trang 31

nhỏ trong việc tiếp cận đối tượng là du khách hiểu được vẻ đẹp tiềm ẩn củadanh lam thắng cảnh và con người Việt Nam.

Không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia, báo chí trung ương còn vươn

ra toàn thế giới vừa các kênh truyền thông khác nhau, vừa quảng bá hình ảnhđất nước Việt Nam, vừa để nước và có kế hoạch đi du lịch tới Việt Nam

Thông tin thị trường du lịch đã được đăng tải trên hầu hết các phươngtiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, báo dulịch, tạp chí du lịch, báo Hà Nội mới, báo Thể thao và Văn hóa, báo LaoĐộng, lao động Thủ đô, Đầu tư, Thời báo kinh tế Việt Nam, Thanh niên, Tuổitrẻ, báo mạng Express, Vietnamnet Các kênh truyền hình Việt Nam: VTV1,VTV2, VTV3, VTV4, truyền hình Hà Nội, HTV, VTC đều có các chuyênmục riêng thông tin về du lịch định kỳ Đặc biệt hiện nay VTV1 đang phát

sóng đều đặn chương trình “Việt Nam- vẻ đẹp tiềm ấn”.

Bằng những hình ảnh, bài viết của mình, trên cơ sở định hướng củaĐảng và nhà nước, báo chí Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụcủa mình trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến cộngđồng cư dân trên toàn thế giới, góp phần vào tăng trưởng của ngành côngnghiệp không khói đất nước

1.4 Vai trò, nhiệm vụ thông tin tuyên truyên, quảng bá du lịch trên báo chí Hà Giang

1.4.1 Khái quát về báo chí trên địa bàn tình Hà Giang

1.4.1.1 Báo Hà Giang

Ngày 13/4/1964 Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã họp và ra nghịquyết nâng tờ “tin Hà Giang” lên thành tờ “báo Hà Giang” và chính thứcthành lập cơ quan báo của Đàng bộ Đảng lao động Việt Nam tỉnh Hà Giang,tòa soạn là cơ quan Đảng bộ tỉnh, do tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo

Trang 32

Năm 1976, hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang xác nhập thành tỉnh HàTuyên, tờ báo được đổi tên là báo Hà Tiên, trụ sở tòa soạn đặt tại Hà Giang,

và từ năm 1979 chuyển về Tuyên Quang Báo Hà Tuyên gắn liền với thời kỳphát triển của tỉnh Hà Tuyên trong mười sáu năm từ 1976- 1991 Đây là thời

kỳ rất quan trọng trong lịch sử phát triển của báo Hà Giang và báo TuyênQuang

Tháng 10/1991, Hà Tuyên chia tách thành hai tỉnh Hà Giang và TuyênQuang Phó tổng biên tập báo Hà Giang cùng 10 cán bộ Phóng viên lên xâydựng lại tờ báo Hà Giang sau 16 năm sát nhập Hà Tuyên Báo Hà Giang lạibước vào một thời kỳ mới: tuyên truyền, cổ vũ cho nhiệm vụ xây dựng lạitỉnh Hà Giang, gắn liền với nội dung yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước,trong đó yêu cầu về mở cửa, hội nhập như là một tất yếu cho nhiệm vụ xâydựng và phát triển tỉnh Hà Giang

Hiện nay, Báo Hà Giang đang phát hành 4 ấn phẩm: Báo Hà Giang sốthường kỳ, Báo Hà Giang cực Bắc, Báo Hà Giang điện tử và Truyền hìnhInternet trên Báo Hà Giang điện tử Các loại hình báo chí của Toà soạn đãthực sự là nhu cầu hàng ngày, là người bạn thân tình, gắn bó, cần thiết củabạn đọc, của nhân dân các dân tộc trong tỉnh Từ năm 2017, Tờ Báo Hà Giangtăng lên 5 kỳ/tuần, ra các ngày thứ 3,4,5,6,7, với lượng phát hành từ 8.000 -8.500 bản/kỳ, phát hành đên tât cả các Đảng bộ, Chi bộ cơ sở, các cơ quan,đơn vị, trường học, các xã, phường, tổ dân phố, thôn bản trong toàn tỉnh Tờbáo ảnh Hà Giang Cực Bắc khổ nhỏ, ra tháng một số theo hình thức chữ to,ảnh nhiều thông tin kịp thời các sự kiện trong tỉnh đến các trường học, thôn,bản, vùng cao, vùng sâu, xa với lượng phát hành 3.000 bản/kỳ Báo Hà GiangĐiện tử, tuy mới ra đời từ ngày 03/2/2007, tuy còn non trẻ nhưng đã khẳngđịnh ưu thế vượt trội của mình trong các loại hình báo chí Đây chính là kênhthông tin quan trọng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá, giới thiệuhiệu quả nhất cho KT-XH, đời sống nhân dân, tiềm năng, thế mạnh, khả năng

Trang 33

thu hút đầu tư; những sản phẩm hàng hoá truyền thống của Hà Giang với bạn

bè trong nước và toàn thế giới thông qua địa chỉ: www.baohagiang.vn

1.4.1.2 Đài PT- TH Hà Giang

Đài PT-TH tỉnh Hà Giang được thành lập từ ngày 05/09/1991 Là cơquan thông tin đại chúng của tỉnh, có chức năng là tờ báo nói, báo hình giúpUBND tỉnh tuyên truyền và phổ biến chính sách của Đảng và nhà nước Đàichịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh và sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụcủa đài tiếng nói Việt Nam và đài truyền hình Việt Nam

Sau 21 năm thành lập PT-TH tỉnh Hà Giang đã có những bước pháttriển vượt bậc cả về nội dung và hình thức Bài đăng trên hệ thống phát thanhtruyền hình với cột anten cao 117m, máy phát hình MARRIS với công suất5KW phát trên UHF, máy phát thanh 2KW trên kênh FM tần số 93,7MHz,máy số có 2 máy với công suất 630W của VTC Cùng với 10 đài huyện vàmột đài thị xã có hệ thống kênh truyền thanh cơ sở thường xuyên hoạt động,đảm bảo phủ sóng kín trong toàn tỉnh

Và thời lượng phát sóng cũng tăng lên với nội dung phong phú, cụ thểthời lượng phát sóng chương trình truyền hình địa phương là 60 phút/ngày,thời lượng tiếp sóng chương trình, phát thanh địa phương là 60 phút/ngày,thời lượng tiếp sóng chương trình truyền hình quốc gia là 60 phút/ngày sốlượng tin bài được sử dụng cùng phong phú hơn rất nhiều bao gồm thông tin

về chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội

Đài còn mở thêm nhiều chương trình mới làm phong phú nội dung như: Nhịp cầu tri thức, Quà tặng âm nhạc, Hà Giang qua báo chí trong nước

1.4.1.3 Tạp chỉ văn nghệ Hà Giang

Từ tháng 10/1991 đến nay, tạp chí Văn nghệ Hà Giang đã có 70 đầusách các loại được xuất bản, 50 cuộc triển lãm nghệ thuật, tham gia 50 trại

Trang 34

sáng tác văn học nghệ thuật, tổ chức được 3 cuộc thi thơ, văn xuôi, ca khúc và

mở 11 lớp bồi dưỡng viết văn cho các em học sinh

về đội ngũ văn nghệ sĩ, đến nay hội viên tạp chí Văn nghệ Hà Giang có

174 người, thuộc 5 chi hội cơ sở, 3 tổ hội viên và 7 chi hội viên chuyên ngànhTrung ương tại Hà Giang có 26 người, gồm: Hội Nhà văn Việt Nam 2 người,hội mỹ thuật Việt Nam 3 người, hội nghệ sĩ múa Việt Nam 2 người, hội kiếntrúc Việt Nam 1 người, hội dân gian Việt Nam 8 người Ngoài ra Hà Giangcòn có chi hội văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số Việt Nam tại HàGiang với 27 hội viên, đây là hội đa ngành, trong có các đồng chí đang là hộiviên chuyên ngành Trung ương và nhiều đồng chí tham gia nhiều hội chuyênngành Trung ương như đã nêu trên

1.4 1.4 Các kênh thông tin báo chí khác trên địa bàn

Thông tấn xã thường trú tại Hà Giang có 3 phóng viên Là cơ quanthường trú của Thông Tấn xã Việt Nam tại Hà Giang có chức năng, nhiệm vụtheo dõi và phản ánh kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - văn hóa -

xã hội tại Hà Giang Trong những năm qua, phân xã Hà Giang có nhiều đónggóp quan trọng trong công tác thông tin, tuyên truyền, đề xuất kịp thời cácbiện pháp quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH của tỉnh

Bên cạnh còn có các bản tin vào website của các sở, ban, ngành đoànthể của tỉnh cập nhật hàng ngày hàng giờ về tin tức kinh tế, văn hóa, xã hộitrên các mặt của cuộc sống, giúp cho du khách có cái nhìn tổng quan về tỉnh

Hà Giang năng động và tiềm năng là điểm đến an toàn cho du khách trong vàngoài nước

1.4.2 Vai trò của báo chí Hà Giang trong việc thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch trên địa bàn tỉnh

Nhận thức đúng vai trò, vị trí của báo chí trong sự nghiệp xây dựng vàphát triến tỉnh, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Giang luôn quan tâm đến sự nghiệp

Trang 35

phát triển báo chí, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động và pháttriến theo đúng định hướng, giúp báo chí tiếp cận nhanh các chủ trương, chínhsách, đường lối phát triển của tỉnh, xây dựng cơ chế cung cấp thông tin kịpthời cho báo chí hoạt động Từ đó đảmbảo báo chí vừa là càu nối tuyên truyềncủa Đảng và Nhà nước vừa thực hiện chức năng thông tin đa dạng, nhiềuchiều đến với các tầng lóp nhân dân trong tỉnh.

Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch được các cơ quan báo chítỉnh Hầ Giang thực hiện thường xuyên, coi đây là nội dung quan trọng đượctriển khai dưới nhiều hình thức như mở thêm các chuyên đề, chuyên mục với

sự tích họp của nhiều loại hình báo chí bao gồm: báo in, báo mạng điện tử,báo hình, báo ảnh, báo phát thanh Báo chí Hà Giang đã kêu gọi sư nhập cuộccủa chính quyền và người dân địa phương trong việc triển khai thực hiện cácchương trình, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương

Thực tiễn cho thấy, những năm qua, nhờ có sự tuyên truyền tích cựccủa các cơ quan thông tin đại chúng mà công tác tư tưởng của toàn Đảng đã

có sự đoàn kết và thống nhất cao Cụ thể, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tỉnh

ủy, HĐND - UBND tỉnh, báo chí Hà Giang đã làm tốt các vai trò sau:

bá tiềm năng và sản phẩm du lịch địa phương

Thời gian qua các cơ quan báo chí của Hà Giang đã chuyển tải có hiệuquả các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh, đã tăng cường tuyên truyền giới thiệu, quảng bá tiềm năng dulịch của địa phương, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá các sản phẩm dulịch, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, các điểm, tour du lịch mới tới đôngđảo du khách thập phương

Qua đó, khách hàng đã biết nhiều đến Hà Giang từ các điểm du lịchhấp dẫn mang đậm yếu tố tâm linh như: Miếu Ông - Miếu Bà; các bài viếtđược đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của Hà Giang như:

Trang 36

trên báo Hà Giang có “Vẽ của Hà Giang - vùng đất địa đầu Tó quốc”, “Hà Giang đi mãi chẳng muốn về”; trên PT-TH Hà Giang có “Đồng Văn: Rừng Hoa đá - Điểm nhấn du lịch của huyện”, “Du khách nô nức đến Mèo Vạc ngắm hoa Tam giác mạch”, “Du lịch trải nghiệm - Điểm nhẩn của Chợ tình Khau Vai”

Như vậy, có thể thấy các cơ quan báo chí ở Hà Giang đã đóng góp mộtphần vai trò quan trọng, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tưtrong lĩnh vực du lịch Điều này đã giúp cho các loại hình du lịch ngày càngđược tăng cường, thu hút ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia vàohoạt động phát triển du lịch, góp phần có hiệu quả vào việc phát triến thêmnhiều ngành nghề, tạo công ăn và giải quyết việc làm cho lao động tại địaphương Đồng thời, xây dựng môi trường du lịch tại các địa phương của tỉnh

Hà Giang ngày càng hấp dẫn, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng

KT-XH địa phương

chỉnh quyền và người dãn địa phương trong việc phát triền du lịch

Để đánh giá đúng vị trí, vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng

và phát triến của địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiệnnay Những năm qua, báo chí Hà Giang đã luôn bám sát định hướng của Đảng

và nhà nước, được cụ thể hóa bằng việc thực hiện tốt công tác tuyên truyềncác Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh về phát triển kinh

tế, đặc biệt là du lịch

Từ đó, đề ra các mục tiêu, giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Hà Giangmột cách bền vững, giúp cho Đảng bộ, chính quyền địa phương có cái nhìntổng thể hơn trong lĩnh vực này Báo chí Hà Giang không chỉ thông tin đầy đủcho các du khách về những nét đẹp văn hóa của địa phương mà còn cung cấpcho nhân dân những kiến thức cơ bản, những hiểu biết nhất định về chươngtrình phát triển du lịch của tỉnh Ngoài việc cung cấp thông tin về các chương

Trang 37

trình, Dự án du lịch hấp dẫn phát triển khai; các loại hình du lịch đang pháttriển trên địa bàn; bản sắc văn hóa du lịch Hà Giang Giới thiệu những làngnghề truyền thống, lễ hội đặc trưng, hay những quy định của pháp luật về hoạtđộng du lịch, những tâm tư, tình cảm của du khách trong và ngoài nước đốivới Hà Giang.

Báo chí Hà Giang cũng đã đưa đến bạn đọc những mô hình, điển hìnhtiên tiến, các tổ chức và cá nhân tiêu biểu năng động, sáng tạo trong hoạt động

du lịch mang lại hiệu quả KT-XH cao Thông qua các tác phẩm, báo chí HàGiang đã khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và các hoạt động và quản

lý du lịch Từ chồ người dân tộc thiểu số ở các làng nghề suy nghĩ đơn giảnchỉ cần với bàn tay khéo léo của mình, những sản phẩm tinh xảo, chất lượngcao sẽ được thị trường tôi thích và tiêu thụ mạnh, nhưng nếu họ nâng cao kỹnăng giao tiếp, biết trọng chữ tín với khách hàng thì đó chính là cơ hội để mởmang thị trường và các dịch vụ khác, sẽ là điều kiện mở rộng cơ hội làm ăn

Đó chính là những thành công của những người làm báo trên địa bàn tỉnh HàGiang trong việc định hướng nâng cao nhận thức của chính quyên và ngườidân địa phương trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh trong thời gianqua

Ngoài ra, báo chí Hà Giang đã đóng góp vai trò quan trọng, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực du lịch; giúp các loạihình du lịch ngày càng phát triển và mở rộng; thu hút ngày càng nhiều các tổchức và cá nhân tham gia vào hoạt động phát triển du lịch; góp phần hiệu quảvào việc phát triển thêm nhiều ngành nghề, giải quyết việc làm cho người laođộng; xây dựng môi trường du lịch tỉnh ngày càng hấp dẫn

trường du lịch trên địa bàn

Thông tin báo chí cần tạo niềm hứng khởi, sức hút trong mọi người đến

Hà Giang bằng việc tuyên truyền sâu hơn nữa các điểm du lịch như các di tích

Trang 38

lịch sử, danh lam thắng cảnh, bản sắc văn hóa độc đáo cũng như các chươngtrình du lịch của Hà Giang Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền quảng

bá về du lịch trên báo điện tử, phát thanh truyền hình bằng những thông tinmang đậm nét văn hóa, ngoài việc giới thiệu các điểm du lịch

Bên cạnh việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịchhướng tới khách du lịch, ngành du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các

sở, ngành, các tổ chức xã hội tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dânđịa phương về giá trị các điếm du lịch, giá trị phong tục tập quán, tôn giáo, tínngưỡng, bản sắc văn hóa địa phương Trên các phương tiện thông tin đạichúng Tổ chức các hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, tìm hiểu về lịch

sử địa phương, bồi dưỡng kiến thức văn hóa du lịch, tài nguyên du lịch, môitrường du lịch, quyền lợi và trách nhiệm của người dân từ hoạt động du lịch

Từ đó, người dân có ý thức hơn trong việc bảo tôn, giữ gìn tài nguyên

du lịch, giữ gìn cảnh quan môi trường, tích cực tham gia các hoạt động côngtác xã hội hóa du lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả luận văn đã làm rõ một số khái niệm liên quanđến sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang Đồngthời, trình bày các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước và của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Giang trong việc phát triển dulịch; khẳng định vị trí, vai trò của báo chí địa phương trong việc thông tin

tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch của tỉnh với ba vai trò chính là: Giới thiệu, quảng bá tiềm năng và sản phẩm du lịch địa phương: Nâng cao nhận thức của chỉnh quyền và người dân địa phương trong việc phát triền du lịch: Góp phần cải thiện môi trường du lịch trên địa bàn

Chương 1 cũng đã đi khái quát tình hình báo chí của địa phương Qua

đó, có cái nhìn biện chứng về mối quan hệ qua lại giữa báo chí với xã hội

Trang 39

trong việc phát triển du lịch gắn với cải thiện môi trường du lịch trên địa bàntỉnh.

Những kết quả đạt được trong chương 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn đểkhảo sát chương 2 của luận văn này

Trang 40

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỊA

PHƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ HÀ GIANG 2.1 Nội dung tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương

Thực hiện tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí HàGiang bao gồm các nội dung như: Tuyên truyền chủ trương, chính sách vềphát triển du lịch; Tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu ngành; Tuyên truyền

về hoạt động kinh doanh du lịch; Tuyên truyền về liên kết và quảng bá hìnhảnh và sản phẩm du lịch Hà Giang Qua khảo sát từ tháng 1/2017-1/2018 trênBáo Hà Giang, Tạp chí Văn nghệ Hà Giang, Đài PT-TH Hà Giang về tuyêntruyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí Hà Giang kết quả thể hiệnnhư sau:

Biểu đồ 2.1: Các nội dung tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên

Ngày đăng: 16/03/2024, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w