1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng Thị trường chứng khoán

247 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thị Trường Chứng Khoán
Tác giả Lê Hoàng Nga
Trường học Trường Đại học Lao động – Xã hội
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 247
Dung lượng 6,31 MB

Nội dung

Lê Hồng Nga,Thị trường chứng khốn, Nhà xuất bản Tài chính, 2011Các tàiliệu tham khảo:[1]Nguyễn Văn Định, Giáo trình Tài chính – Tiền tệ, Trường Đại học Laođộng – Xã hội, Nhà xuất bản Tài

Trang 1

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bộ môn Tài chính

Trang 2

NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán

Chương 3: Thị trường chứng khoán sơ cấp

Chương 4: Sở giao dịch chứng khoán

Chương 5: Công ty chứng khoán

Chương 6: Quỹ đầu tư

Chương 2: Hàng hóa trên thị trường chứng khoán

Trang 3

MỤC TIÊU MÔN HỌC

Học phần Thị trường chứng khoán trang bị những kiến thức cơ bản

về thị trường chứng khoán, vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán Sinh viên sẽ được hiểu về cơ chế của hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán và được trang bị kiến thức phân tích và định giá cơ bản các chứng khoán đang được mua bán trên thị trường.

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình:

[1] Lê Hoàng Nga, Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính, 2011

Các tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Văn Định, Giáo trình Tài chính – Tiền tệ, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Nhà xuất bản Tài chính, 2007

[2] Bùi Kim Yến, Nguyễn Minh Kiều, Thị trường tài chính: Lý thuyết và thực hành ứng dụng cho thị trường Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2011 [3] Nguyễn Đăng Nam, Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính, 2009

Trang 5

Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán

Khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán

Trang 6

Căn cứ theo thời gian sử dụng nguồn tài chính

=> Thị trường tài chính bao gồm:

Thị trường chứng khoán

Vị trí của thị trường chứng khoán

Trang 7

TTCK là một thị trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển, là nơidiễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạngiữa những người phát hành chứng khoán và mua chứng khoán hoặckinh doanh chứng khoán

1.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán

Trang 8

2

TTCK được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, với thời gian trung và dài hạn

Người cần vốn, người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia vào thị trường

và giữa họ không có trung gian tài chính

1.1.1 Đặc điểm thị trường chứng khoán

TTCK là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo

TTCK không có sự can thiệp, độc đoán hay cưỡng chế về giá cả Giá muabán trên TTCK hình thành trên quan hệ cung cầu

TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn với thời hạn trung vàdài hạn là chủ yếu

Trang 9

Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Trang 10

Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

TTCK cho phép các doanh nghiệp huy động nguồn vốn trung dài hạnnhằm đáp ứng các nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh

Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được cácnguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế

Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán

Nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặthoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn Tính thanh khoán của chứngkhoán cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện thị trường, thủ tục, thời hạncủa chứng khoán, v.v

1.1.2 Chức năng của thị trường chứng khoán

Trang 11

Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình nền kinh tế

TTCK cung cấp thước đo đánh giá giá trị của doanh nghiệp một cách nhạybén và công khai thông qua giá chứng khoán cùng các chỉ số

1.1.2 Chức năng của thị trường chứng khoán

Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tê vĩ mô

Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh

tế một cách nhạy bén và chính xác Do đó TTCK là một công cụ quantrọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Thông quamua bán trái phiếu, tín phiếu chính phủ của NHTW trên thị trường, Chínhphủ tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách, kiểm soát lạm phát

Trang 12

Mục tiêu của TTCK

Nguyên tắc hoạt động TTCK

Phân loại TTCK 1.2 Cơ cấu, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của TTCK

Trang 13

Thị trường chứng khoán hoạt động nhằm vào 3 mục tiêu lớn:

1.2.1 Mục tiêu của thị trường chứng khoán

Thị trường hoạt động có hiệu quả

Thị trường được điều hành công bằng

Thị trường phát triển ổn định

Trang 14

1.2.2 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

Nguyên tắc trung gian Nguyên tắc đấu giá Nguyên tắc công khai

thông tin

Nguyên tắc của TTCK

Trang 15

1.2.2 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

Nguyên tắc trung gian

Trang 16

1.2.2 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

Nguyên tắc đấu giá

Căn cứu vào hình thức đấu giá, TTCK có 3 loại đấu giá:

Đấu giá trực tiếp: Các nhà môi giới trực tiếp gặp nhau để thương lượng giá

Đấu giá gián tiếp: Việc thương lượng giá được thực hiện qua hệ thống điện thoại

và kết nối mạng

Đấu giá tự động: Các lệnh mua bán được truyền đến máy chủ của SGD, máy

chủ tự động khớp các lệnh có giá phù hợp

Trang 17

1.2.2 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

Nguyên tắc công khai

thông tin

Nguyên tắc của TTCK

Để đảm bảo công bằng và minh bạch trong giao dịch chứng khoán, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, mọi hoạt động trên TTCK phải được công khai

Công khai thông tin trên TTCK cần thỏa mãn cácyêu cầu:

Tính kịp thời

Tính đầy đủ

Trang 18

Thảo luận

Tại sao nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán?

Trang 19

Thị trường trái phiếu Thị trường cổ phiếu

Mua bán các công cụ nợ Mua bán, trao đổi các giấy

tờ xác nhận cổ phần đóng

góp của cổ đông

Thị trường CK phái sinh

Mua bán công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp

đồng quyền chọn

Phân loại TTCK theo hàng hóa

1.2.3 Phân loại thị trường chứng khoán

Trang 20

Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp

Nơi mua bán chứng khoán mới phát hành Mua đi bán lại chứng khoán đã phát hành

✓ Là nơi huy động vốn cho tổ chức phát

✓ Là thị trường hoạt động liên tục

✓ Xác định giá chứng khoán trên cơ sởcạnh tranh

Phân loại TTCK theo quá trình luân chuyển vốn

1.2.3 Phân loại thị trường chứng khoán

Trang 21

Thị trường tập trung Thị trường phi tập trung (Thị trường OTC)

✓ Thị trường có trung tâm mua bán

chứng khoán (Sở giao dịch chứng

khoán)

✓ Chỉ có chứng khoán của các doanh

nghiệp lớn, doanh nghiệp có uy tín mới

có đủ tiêu chuẩn được mua bán trên thị

trường này

✓ Thị trường không có trung tâm giao dịch

✓ Việc giao dịch chứng khoán được thựchiện qua mạng lưới điện thoại, điện tín

Phân loại TTCK theo hình thức tổ chức

1.2.3 Phân loại thị trường chứng khoán

Trang 22

Thảo luận

1 Nêu các thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện

nay?

2 Những lý do khiến phần đông người dân Việt Nam mang tâm

lý e ngại khi đầu tư vào thị trường chứng khoán?

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán của một doanh

nghiệp?

Trang 23

1.3 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Trang 24

Nhà phát hành

Chính phủ và chính quyền địa phương

Doanh nghiệp

Ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng

Phát sinh nhu cầu vốn trong quá trình điều hành ngân sách và tổ chức thực hiện chính sách kinh tế - xã hội

Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương

Là chủ thể phát hành chứng khoán chủ yếu trên TTCK

Huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu hay trái phiếu

Kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt (kinh doanh tiền tệ) nên huy động vốn để tối đa hoá lợi nhuận

Tăng vốn kinh doanh thông qua việc phát hành chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu)

1.3.1 Các tổ chức phát hành

Trang 25

Nhà đầu tư

cá nhân

Nhà đầu tư chuyên nghiệp

Nhà đầu tư

1.3.2 Nhà đầu tư chứng khoán

Trang 26

Nhà đầu tư cá nhân

1.3.2 Nhà đầu tư chứng khoán

Nhà đâu tư chấp nhận rủi ro

➢ Thường đầu tư vào những chứng khoán

có độ rủi ro cao nhưng có khả năng thu

lợi lớn nhất

➢ Là những nhà đầu tư bảo thủ.

➢ Thường là những nhà đầu tư nhỏ và dài hạn

➢ Họ tìm cách giảm rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận trong chứng khoán có rủi ro thấp

Trang 27

1.3.2 Nhà đầu tư chứng khoán

Nhà đầu tư

chuyên nghiệp

Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan; …

Theo Điều 11 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 do Quốc hội ban hành tháng 11/2019, nhà đầu tư chuyên nghiệp là NĐT có trình độ chuyên môn về CK, bao gồm:

1

2 Công ty cóniêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức

Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

3

Trang 28

1.3.2 Nhà đầu tư chứng khoán

Nhà đầu tư

chuyên nghiệp

Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp

Theo Điều 11 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 do Quốc hội ban hành tháng 11/2019, nhà đầu tư chuyên nghiệp là NĐT có trình độ chuyên môn về CK, bao gồm:

4

5

Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả.

Trang 29

1.3.3 Người kinh doanh

Công ty chứng khoán: các nghiệp vụ chính gồm: bảo lãnh phát hành, môi

giới và kinh doanh chứng khoán

Công ty tư vấn đầu tư chứng khoán: tư vấn, giúp đỡ các nhà đầu tư ra

quyết định đầu tư và thực hiện các quyết định đầu tư đó

Các ngân hàng thương mại: thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng

khoán

Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: quản lý tài sản của các quỹ tín

thác đầu tư,đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý nhằm làm sinh lời tài sản của các quỹ đầu tư

Các tổ chức kinh doanh chứng khoán bao gồm:

Trang 30

1.3.4 Các tổ chức quản lý, giám sát thị trường

Trên quốc tế: Vương quốc Anh có SIB (Ủy ban chứng khoán và đầu tư), Trung

Quốc có CSRC (Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc) Tuy có tên gọi khác nhau, nhưng cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ủy ban về cơ bản là tương đồng giữa các quốc gia Tại Hoa Kỳ, SEC (Ủy ban chứng khoán và giao dịch) là cơ quan độc lập thuộc Chính phủ, là một trong 4 cơ quan quản lý lớn nhất của thị trường tài chính Hoa Kỳ.

Các quốc gia đều có cư quan chuyên trách theo dõi, hỗ trợ, kiểm soát hoạt động TTCK của quốc gia đó.

Tại Việt Nam: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính

Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trang 31

Ths Trần Trà My

Trang 32

CHƯƠNG 2

HÀNG HÓA TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 33

Nội dung chương

2.1 Bản chất của chứng khoán

2.1.1 Khái niệm của chứng khoán

2.1.2 Đặc điểm của chứng khoán

2.2 Các loại chứng khoán

2.2.1 Cổ phiếu

2.2.2 Trái phiếu

2.2.3 Chứng chỉ quỹ đầu tư

2.2.4 Quyền mua cổ phần

2.2.5 Chứng quyền

2.2.6 Chứng khoán phái sinh

Trang 34

2.1 Bản chất của chứng khoán

2.1.1 Khái niệm

Định nghĩa chung: Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền hợp pháp của chủ sở hữu chứng khoán và có thể được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng trên TTCK.

Theo Luật Chứng khoán năm 2019 tại Việt Nam thì:

Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

a Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ

b Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

c Chứng khoán phái sinh

d Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định

Trang 35

2.1 Bản chất của chứng khoán

2.1.2 Đặc điểm của chứng khoán

+ Là các giấy tờ có giá trị trung và dài hạn, tồn tại dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử và có 3 thuộc tính: tính sinh lời, tính rủi ro và tính thanh khoản.

- Sinh lời: Chứng khoán có sinh lời kép: Cổ tức và chênh lệch giá.

- Tính thanh khoản: Là sự dễ dàng trong quá trình chuyển chứng khoán sang tiền mặt trong một thời gian ngắn, trên cơ sở đảm bảo giá trị tiền tệ của chứng khoán đó.

- Tính rủi ro: Là đe dọa về an toàn vốn và thu nhập đối với nhà đầu tư, là kết quả đạt được không theo ý muốn của nhà đầu tư Chứng khoán có rủi ro kép.

+ Xác nhận quyền hợp pháp của chủ sở hữu chứng khoán, bao gồm: quyền sở hữu đối với chứng khoán vốn, quyền chủ nợ đối với chứng khoán nợ, quyền về tài chính có liên quan đến chứng khoán phái sinh.

Trang 36

2.2 Các loại chứng khoán

Cổ phiếu

Trái phiếu

Chứng chỉ quỹ

Quyền mua cổ phần

Chứng quyền

Chứng khoán phái sinh

Trang 37

2.2.1 Cổ phiếu (Stock)

a Khái niệm cổ phiếu

Luật Chứng khoán 2019 : “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”.

Luật Doanh nghiệp 2020 : “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó”.

• Chỉ công ty cổ phần mới được quyền phát hành cổ phiếu.

• Các cổ đông (người mua cổ phiếu) là người góp vốn cùng công ty hoạt động, là

người chủ sở hữu của công ty.

• Cổ phiếu được gọi là chứng khoán vốn.

Trang 38

Phân biệt cổ phiếu

Cổ phiếu được

phép phát hành

Cổ phiếu đang lưu hành

Cổ phiếu đã phát hành

Cổ phiếu quỹ

Trang 39

2.2.1 Cổ phiếu (Stock)

b Các hình thức giá trị của cổ phiếu thường

Mệnh giá

• Là giá trị mà công ty cổ

phần ấn định cho một cổ

phiếu.

• Chỉ có ý nghĩa duy nhất

vào thời điểm công ty

phát hành cổ phiếu lần

đầu tiên để huy động vốn

thành lập công ty.

• Tại Việt Nam, mệnh giá

cổ phiếu được quy định là

10 nghìn đồng.

Giá trị sổ sách

• Là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên

cơ sở sổ sách kế toán của công ty

• Cho phép cổ đông thấy được số giá trị tăng thêm của cổ phiếu thường sau một thời gian công ty hoạt động so với số vốn ban đầu bỏ ra.

Giá trị thị trường

• Là giá trị hiện hành của cổ phiếu thường.

• Được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị

trường, phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức phát hành nên thường xuyên biến động.

• Là loại giá trị quan trọng nhất của cổ phiếu.

Trang 40

2.2.1 Cổ phiếu (Stock)

Căn cứ vào hình thức góp vốn

- Cổ phiếu góp bằng tiền

- Cổ phiếu hiện vật

Căn cứ tính chất lợi tức

- Cổ phiếu thường

- Cổ phiếu ưu đãi

Căn cứ vào quyền tham gia bỏ phiếu biểu quyết trong ĐHCĐ

- Cổ phiếu đơn phiếu

- Cổ phiếu đa phiếu

Căn cứ tính chuyển

nhượng

- Cổ phiếu đích danh

- Cổ phiếu vô danh

Phân loại cổ

phiếu

c Phân loại cổ phiếu

Trang 41

Cổ phiếu thường (Cổ phiếu phổ thông - Common stock)

➢ Lợi tức không cố định, phụ thuộc vào mức lợi nhuận hàng năm và chính sách cổ tức của công ty

➢ Việc trả cổ tức đối với cổ phiếu thường có thể thực hiện bằng các hình thức: tiền mặt, cổ phần của công ty, tài sản khác của công ty.

➢ Cổ đông được hưởng một số quyền, bao gồm:

• Quyền lựa chọn HĐQT thông qua ĐHĐCĐ

• Quyền biểu quyết các vấn đề ảnh hưởng đến toàn bộ tài sản của công ty

• Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình

• Quyền ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần thường của từng cổ

đông

Trang 42

Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Shares)

➢ Là loại cổ phiếu được hưởng những quyền ưu tiên hơn so với cổ phiếu thường

• Được hưởng một mức lãi cố phần riêng biệt có tính cố định hàng năm.

• Được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phiếu thường

• Được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty khi giải thể, phá sản trước cổ phiếu thường

➢ Người mua cổ phiếu ưu đãi thường không được hưởng quyền bỏ phiếu bầu ra HĐQT, Ban kiểm soát công ty (trừ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết).

➢ Theo Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phiếu ưu đãi bao gồm:

• Cổ phiếu ưu đãi cổ tức

• Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

• Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

• Cổ phiếu ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.

Ngày đăng: 16/03/2024, 08:43