1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sgk gd dia phuong lop 10

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Thanh Hoá Lớp 10
Tác giả Nguyễn Phú Tuấn, Trần Viết Lưu, Lê Thị Bích Hồng, Bùi Thị Oanh, Lê Thị Phượng
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Thanh Hoá
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại Tài Liệu Giáo Dục
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hoá
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 13,66 MB

Nội dung

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUYỄN PHÚUTỶUBẤANN(NTHổnÂgN CDhÂủNbTỈiêNnH),TTHRAẦNNHVHIOẾTÁLƯU (Chủ biên) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÊ THỊ BÍCH HỒNG – BÙI THỊ OANH – LÊ THỊ PHƯỢNG NGUYỄN PHÚ TUẤN (Tổng Chủ biên) TRẦN VIẾT LƯU (Chủ biên) LÊ THỊ BÍCH HỒNG – BÙI THỊ OANH - LÊ THỊ PHƯỢNG Tài liệu giáo dục ịa phương TỈNH THANH HOÁ 10 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH Mỗi chủ đề gồm 4 hoạt động chính: Khởi động Đề cập đến những nội dung học sinh sẽ tìm hiểu trong chủ đề, kết nối những điều học sinh đã biết, tạo hứng thú cho các em trước khi vào bài học mới Khám phá Cung cấp cho học sinh kiến thức mới, giúp các em có thêm hiểu biết về quê hương mình Luyện tập Gồm các câu hỏi, bài tập thực hành để củng cố những kiến thức vừa học và rèn luyện các kĩ năng Vận dụng Sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn 2 Lời nói đầu Các em học sinh thân mến! Trên tay các em là cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thanh Hoá lớp 10 dành riêng cho học sinh Thanh Hoá Thanh Hoá, vùng đất “địa linh nhân kiệt” – nơi phát tích của nhiều đời vua, chúa Việt Nam; là cầu nối, chuyển tiếp, giao thoa giữa hai vùng văn hoá Bắc Bộ và Trung Bộ; nơi vừa giao lưu, vừa lĩnh hội để hình thành và tiếp biến bản sắc riêng cho văn hoá và con người xứ Thanh Cuốn tài liệu này gồm 8 chủ đề, với nội dung xoay quanh những nét đặc trưng về văn hoá, lịch sử, địa lí, xã hội, kinh tế, môi trường,… của Thanh Hoá Ở mỗi chủ đề, từ mục tiêu bài học, các em sẽ được tìm hiểu, khám phá những nội dung bổ ích, lí thú về văn hoá, lịch sử, con người xứ Thanh,… Trên cơ sở tri thức mới lĩnh hội được ở phần khám phá, phần luyện tập và vận dụng sẽ giúp các em có thêm trải nghiệm quý, hoàn thành những sản phẩm, bài tập mới, biết vận dụng vào các tình huống có liên quan thường gặp trong cuộc sống Ngoài ra, các em sẽ có thêm kĩ năng tự tìm hiểu, tự khám phá để làm phong phú vốn tri thức cho bản thân Từ đó, các em càng thêm trân trọng, tự hào về quê hương, đất nước mình Cuốn sách này sẽ là người bạn đồng hành với các em trong suốt năm học Chúc các em học tốt và có những trải nghiệm thú vị! Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá 3 Mục lục Chủ đề 1 THANH HOÁ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 5 Chủ đề 2 ỨNG XỬ VỚI DI SẢN VĂN HOÁ XỨ THANH 15 Chủ đề 3 NGUỒN LỰC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP TỈNH 29 THANH HOÁ Chủ đề 4 AN NINH LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM Ở THANH HOÁ 42 Chủ đề 5 BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG THANH HOÁ 50 Chủ đề 6 TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA XỨ THANH 60 Chủ đề 7 NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI 73 MIỀN NÚI TỈNH THANH HOÁ Chủ đề 8 NHU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA THANH HOÁ 84 VÀ NĂNG LỰC CÁ NHÂN 4 CHỦ ĐỀC1ẢNH SẮC QUÊ EM THANH HOÁ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP MỤC TIÊU • Biết được vị trí, vai trò của tỉnh Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) • Biết và đánh giá được một số sự kiện nổi bật, những đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp • Có ý thức phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào về quê hương Khởi động Từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 6 năm 1957, nhân dân Thanh Hoá vinh dự được đón Bác Hồ về thăm lần thứ hai Bác biểu dương những thành tích của cán bộ và nhân dân Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khen ngợi và ghi nhận những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hoá trong vai trò “Hậu phương lớn” của kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ Bác nói: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự đến đó”(1) 1 Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 10 (1955 - 1957), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.598 5 Hình 1.1 Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Thanh Hoá trong lần về thăm Thanh Hoá năm 1957 Nêu cảm nghĩ của em về giá trị tinh thần và ý nghĩa lịch sử lời nói của Bác Hồ đối với nhân dân Thanh Hoá trong lần thứ hai Bác về thăm tỉnh nhà Khám phá 1 Vị trí, hoàn cảnh lịch sử của Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) a) Đặc điểm và vị thế của Thanh Hoá Thanh Hoá là tỉnh có diện tích lớn, dân số đông, tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực dồi dào Thanh Hoá nằm ở phía Bắc của Khu 4, giáp với Khu 3(*), là địa bàn vừa có biển, vừa có đồng bằng, lại vừa có rừng núi; có đường biên giới chung với nước bạn Lào * Khu 3, hoặc Chiến khu 3; Khu 4, hoặc Chiến khu 4 là các đơn vị hành chính - quân sự cũ ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ, do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đặt ra và sử dụng từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1948, trên cơ sở tổ chức quản lí hành chính chung cho một số tỉnh - thành phố có vị trí địa lí tiếp giáp nhau để thuận lợi cho việc chỉ đạo, chỉ huy tác chiến và xây dựng lực lượng vũ trang trong thời kì đầu Kháng chiến chống Pháp 6 Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thanh Hóa - Lớp 10 nối với miền núi Tây Bắc Việt Nam Diện tích đồi núi chiếm khoảng 70% diện tích đất đai của Thanh Hoá Hệ thống sông ngòi, đường giao thông thủy bộ, đường sắt đã tạo nên một hệ thống giao thông đa dạng, khá thuận tiện cho việc vận chuyển, đi lại Thanh Hoá là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Trung ương, Đảng bộ và chính quyền địa phương, nhân dân các dân tộc Thanh Hóa đoàn kết, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới, bảo vệ nền độc lập, tự do b) Hoàn cảnh lịch sử của Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Sau Hiệp định Sơ bộ ngày 6 – 3 – 1946, Thanh Hoá trở thành vùng tự do Thanh Hoá là hậu phương không chỉ của Khu 4, của cả nước, mà còn là hậu phương của nước bạn Lào trong kháng chiến Sau khi từng bước chiếm đóng các địa bàn đô thị, nông thôn, từ tháng 3 năm 1947, thực dân Pháp đã đánh vào Thanh Hoá từ phía Đông (vùng biển) và phía Tây (vùng núi); ném bom bắn phá các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Tĩnh Gia, Thiệu Hoá và thị xã Thanh Hoá, hai bên bờ sông Mã, đập Bái Thượng,… Quân Pháp từ Lào đánh phá các huyện Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh nhằm chiếm đóng toàn bộ miền Tây Thanh Hoá, đồng thời uy hiếp vùng đồng bằng của tỉnh, lấy đó làm cơ sở để đánh ra các tỉnh phía bắc Thanh Hoá thuộc Liên khu 3, cắt đứt đường liên lạc, vận chuyển từ Thanh Hoá và Liên khu 4 lên các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc và các tỉnh Thượng Lào 7 Từ giữa năm 1953 đến đầu năm 1954, thực dân Pháp vừa tăng cường đối phó với ta ở chiến trường Tây Bắc, vừa cho máy bay, tàu chiến bắn phá, càn quét dữ dội vào Thanh Hoá nhằm buộc ta chi phối lực lượng và chia cắt hậu phương Thanh – Nghệ – Tĩnh với chiến trường chính Tây Bắc và Lào Tháng 10 năm 1953, tướng Pháp Na-va mở cuộc hành binh “con bồ nông” đánh vào vùng biển Thanh Hoá Cuối năm 1953 đầu năm 1954, thực dân Pháp cho quân đổ bộ, càn quét hơn 10 lần vào các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Hoằng Hoá, Quảng Xương và Tĩnh Gia Có trận, số quân địch lên tới hơn 3.000 tên Em có nhận xét gì về vị trí của Thanh Hoá trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp? 2 Vai trò tiền tuyến của Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp Ở miền Tây Thanh Hoá, Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban hành chính đặc biệt miền Thượng du Thanh Hoá Bộ tư lệnh Liên khu 4 quyết định thành lập Ban chỉ huy mặt trận miền Tây Thanh Hoá, đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh Liên khu 4 và Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hoá Các huyện miền Tây Thanh Hoá đã xây dựng hai đại đội du kích tập trung là Đại đội Cầm Bá Thước và Đại đội Hà Văn Mao Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh đã chủ động cử bộ đội chủ lực của tỉnh phối hợp cùng với các đơn vị thuộc Liên khu 4, Liên khu 3, Liên khu 10 đánh địch ở Sầm Nưa (Lào) Đầu năm 1950, Bộ tư lệnh Liên khu 4 quyết định thành lập và trực tiếp chỉ đạo Ban chỉ huy Mặt trận Thanh Hoá Địa bàn Thanh Hoá được chia thành 5 khu vực tác chiến, các lực lượng vũ trang tỉnh luôn sẵn sàng chiến đấu và đã tổ chức phối hợp chiến đấu với các đơn vị của Liên khu 3 đánh địch xâm nhập từ phía Bắc và từ phía biển vào, từ phía Tây sang, góp phần phá vỡ phòng tuyến Sông Mã của địch, tiêu diệt, bức rút, bức hàng nhiều đồn bốt, giải phóng hoàn toàn miền Tây Thanh Hoá 8 Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thanh Hóa - Lớp 10 Đối với cuộc tấn công quy mô lớn cuối năm 1953, các đơn vị chủ lực thuộc Đại đoàn 320 và Đại đoàn 304 đã phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương tổ chức đánh địch, tiêu diệt nhiều tên, làm thất bại cuộc hành binh Hải Âu, bảo vệ được căn cứ hậu phương, đồng thời vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động trong Đông Xuân 1953 – 1954 Để phân tán lực lượng của địch hỗ trợ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, thực hiện chia lửa với chiến trường Bắc Bộ, Tây Bắc, quân và dân Thanh Hoá tổ chức những trận tập kích vào các đồn bốt ở Chính Đại, Mai An Tiêm, Vân Hải thuộc các xã phía bắc huyện Nga Sơn để kìm chân địch, không để chúng ra ứng cứu cho chiến trường Bắc Bộ và Tây Bắc Tại các huyện Hà Trung, Quảng Xương, Tĩnh Gia, các đại đội bộ đội địa phương đã cùng dân quân du kích tổ chức lực lượng chống càn quét Mặt khác các tổ dân vận, địch vận vẫn tăng cường tuyên truyền hoạt động khuyếch trương chiến thắng của ta trên chiến trường Điện Biên, làm lung lay tinh thần và làm tan rã hàng ngũ địch(1) Vai trò tiền tuyến của Thanh Hoá được thể hiện như thế nào? 3 Vai trò hậu phương của Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp a) Xây dựng lực lượng vũ trang Để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá đã quan tâm tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân Chi đội mang tên Đinh Công Tráng(2) được 1 Thất bại trên chiến trường chính Điện Biên Phủ buộc địch phải rút khỏi Nga Sơn, bị tiêu diệt nặng trong các trận càn quét vào bờ biển phía nam Thanh Hoá, âm mưu phá hậu phương Thanh Hoá bị thất bại hoàn toàn Ngày 7 – 8 – 1954, thực dân Pháp phải rút khỏi đảo Hòn Mê, chấm dứt sự có mặt của quân Pháp ở Thanh Hoá 2 Chi đội Đinh Công Tráng là một chi đội được thành lập ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Thanh Hoá Đây cũng là tổ chức tiền thân, đội quân chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang Thanh Hoá sau này Đầu năm 1947, Chi đội Đinh Công Tráng được bổ sung quân số, kiện toàn tổ chức và đổi tên thành Trung đoàn Vệ quốc quân Thanh Hoá, phiên hiệu Trung đoàn 77 9 thành lập trong những ngày Tổng khởi nghĩa, đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ủy ban Nhân dân lâm thời tỉnh, với quân số tương đương một trung đoàn, chia thành 9 đại đội, là một trong những đơn vị chủ lực cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước Đây là đơn vị làm nòng cốt để xây dựng bộ đội địa phương ở các huyện, thị trong tỉnh Bên cạnh việc xây dựng đơn vị chủ lực, Đảng bộ và chính quyền các cấp ở Thanh Hoá còn chú trọng tổ chức các đội dân quân du kích tập trung và không tập trung, các đội tự vệ, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an, trấn áp phản cách mạng, sẵn sàng phối hợp với đơn vị chủ lực và nhân dân đánh địch bảo vệ địa phương Thanh Hoá còn là nơi ra đời của Đại đoàn 304 (sau được vinh dự mang tên là Đại đoàn Vinh Quang), là lực lượng chủ lực thứ hai của quân đội, sau Đại đoàn 308 Quân Tiên Phong Ngoài ra, Thanh Hoá còn đóng góp nhiều lực lượng để tổ chức Đại đoàn 320 (Đại đoàn Đồng Bằng) và còn là nơi đứng chân của Đại đoàn 316 trước khi tiến lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ b) Chuyển hoạt động sang thời chiến Triển khai mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến: chuyển mọi sinh hoạt, công tác sang thời chiến Các cơ quan dân, chính, Đảng, các tổ chức, đoàn thể nhanh chóng sắp xếp tổ chức theo hướng gọn nhẹ, tiện cơ động, đảm bảo an toàn, hiệu quả Chọn lựa và xác định một số địa điểm trong tỉnh để xây dựng khu căn cứ an toàn, lấy đó làm nơi đứng chân chỉ đạo kháng chiến cho lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện Thực hiện tiêu thổ kháng chiến nhằm chặn bước tiến của địch, nhân dân các thị trấn, đặc biệt là thị xã Thanh Hoá, đã tháo dỡ các công trình kiên cố, đào đường, đắp ụ, phá cầu, cống, đường ray xe lửa; tháo dỡ, vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu, lương thực, thuốc men, vũ khí, đạn dược lên căn cứ Ban tản cư đã kịp thời sơ tán những người già, phụ nữ, trẻ em khỏi các thị xã, thị trấn đề phòng địch đánh tới; thực hiện “vườn không nhà trống” Các làng chiến đấu được lập nên, các hào chiến đấu, ụ tác chiến, bãi cắm chông xuất hiện sẵn sàng đánh địch Thành lập các tổ chức như “Hội mẹ chiến sĩ”, “Hội phụ lão kháng chiến”, “Hội giúp binh sĩ bị nạn”, mở các cuộc vận động, lập các quỹ kháng chiến nhằm huy động sự đóng góp của nhân dân 10 Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thanh Hóa - Lớp 10

Ngày đăng: 16/03/2024, 01:58

w