H Djuyn Ktla Đề số 23 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: Trật tự thế giớ
ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 THEO HƯỚNG TINH GIẢN Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Gv biên soạn: Cô H Djuyn Ktla Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Đề số 23 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: Trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là A Trật tự hai cực Ianta C trật tự Viên B Hệ thống Vecsxai – Oasinhton D trật tự thế giới đa cực Câu 2: Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta (2/1945), sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu, nước nào sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á? A Mĩ B Pháp C Anh D Liên Xô Câu 3: Hội nghị Ianta (2/1945) với sự tham dự của 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh được tổ chức tại đâu? A Liên Xô B Mĩ C Anh D Pháp Câu 4: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai? A Mĩ B Nhật Bản C Anh D Liên Xô Câu 5: Năm 1991, Hiệp ước Maxtrích được kí kết là cơ sở hình thành tổ chức A “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” B “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” C “Cộng đồng Châu Âu” (EC) D Liên minh Châu Âu (EU) Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ đặt dưới sự lãnh đạo của A Đảng Cộng hòa B Đảng Dân chủ C Đảng Quốc đại D Đảng Cộng sản Câu 7: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1925), Đảng Lập hiến được thành lập ở Nam Kì gồm: A một số tư sản và địa chủ lớn B tư sản và tiểu tư sản lớp trên C tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức D một số tư sản lớn và công nhân Câu 8: Nguyễn Ái Quốc đã làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo nào trong thời gian hoạt động ở Pháp? A Nhân đạo B Sự thật C Thanh niên D Người cùng khổ Câu 9: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là A báo Nhành lúa B báo Thanh niên C báo Búa liềm D báo Người nhà quê Câu 10: Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô viết công nông” bằng khẩu hiệu “Chính phủ cộng hòa dân chủ” là chủ trương của nghị quyết nào sau đây? A Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 B Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1940 C Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941 D Hội nghị Trung ương Đảng tháng 8/1945 Câu 11: Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936 là gì? A Chống chế độ phản động thuộc địa Pháp và phát xít Trang 1 B Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc C Đánh đổ ngôi vua, đòi các quyền tự do, dân chủ D Chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai Câu 12: Tháng 9-1940, quân đội nước nào vào xâm lược Việt Nam? A Anh B Đức C Nhật D Hà Lan Câu 13: Tên gọi của các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh là gì? A Hội Phản đế B Hội cứu quốc C Hội giải phóng D Hội dân chủ Câu 14: Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp A Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 B Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 C Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 D Cuộc tiến công chiến lược Đông– Xuân 1953– 1954 Câu 15: Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp (1945 - 1954) được kết thúc bằng sự kiện nào? A Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 B Chiến dịch Biên giớithu – đông năm 1950 C Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (21/7/1954) D Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 Câu 16: Với Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, ta đã loại được một kẻ thù nguy hiểm, đó là A phát xít Nhật B bọn Việt Quốc, Việt Cách C quân Trung Hoa Dân quốc D thực dân Anh Câu 17: Chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” (1963-1973)của Mĩ ở Việt Nam được tiến hành bằng: A lực lượng viễn chinh quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn B lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hỏa lực, hậu cần của Mĩ C lực lượng quân đội Mĩ và quân đội đồng minh là chủ yếu D lực lượng quân đội Sài Gòn, quân đội đồng minh là chủ yếu Câu 18: Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế A chủ động chiến lược B tiến công C cầm cự D phòng ngự chiến lược Câu 19: Trọng tâm công cuộc đổi mới của Đảng là đổi mới về A kinh tế B chính trị C tư tưởng D văn hóa Câu 20: Trích đoạn sau đây là quyết định của Hội nghị nào? Hội nghị nhấn mạnh: “ trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục bạo lực cách mạng, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao” A Hội nghị lần thứ 15 BCH Trung ương Đảng ( 01/ 1959) B Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 21 ( 7/1973) C Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960) D Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng bàn về kế hoạch giải phóng miền Nam (cuối 1974 – đầu 1975) Câu 21: Yếu tố khách quan dẫn tới sự ra đời của tổ chức ASEAN là A sự gần gũi về địa lí, tương đồng về lịch sử, kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên Trang 2 B nhu cầu giúp đỡ nhau giải để quyết khó khăn và phát triển của các nước thành viên C sự xuất hiện của những tổ chức hợp tác khu vực trên Thế giới D nhu cầu hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và chủ nghĩa xã hội Câu 22: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là: A cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng B âm mưu làm bá chủ thế giới của Đức và Nhật Bản C mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh vấn đề thuộc địa D các nước Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng, nhượng bộ phát xít Câu 23: Sự kiện lịch sử nào chứng tỏ chiến lạnh đã bao trùm cả thế giới? A Thông điệp của Tổng Thống Truman B Sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan” và Hội đồng tương trợ kinh tế C Sự ra đời của khối quân sự NATO và tổ chức Hiệp ước Vácsava D Sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan” và khối quân sự NATO Câu 24: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973? A Tài nguyên khoáng sản phong phú B Vai trò quản lí có hiệu quả của nhà nước C Chi phí đầu tư cho quốc phòng thấp D Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại Câu 25: Mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp B Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chính quyền thực dân Pháp C Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến D Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với thực dân Pháp và giai cấp tư sản Câu 26: Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở nước ta? A Địa chủ phong kiến tay sai tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam B Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái C Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh D Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm đời sống nhân dân cơ cực Câu 27: Thời điểm nào được Đảng ta xác định là “thời cơ ngàn năm có một để thực hiện cuộc tông khởi nghĩa giành chính quyền? A Khi quân Đồng minh đánh bại phe phát xít B Khi phát xít Đức đầu hàng Đồng minh C Khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ tay sai hoang mang lo sợ D Khi các yếu tố chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa đã đầy đủ, nhân dân sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền Câu 28: Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch biên giới thu – đông năm 1950 là A Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc B Vai trò lãnh đạo của Đảng, chính phủ đối với cuộc kháng chiến C Bầu ban chấp hành Trung ương mới và bầu bộ chính trị D Hậu phương củng cố, lớn mạnh về mọi mặt Câu 29: Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari năm 1973 đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta là Trang 3 A Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ B đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “ngụy nhào” C tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào” D tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “ngụy nhào” Câu 30: Sự kiện nào được đánh giá là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”? A Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 – 1959) B Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (12 – 1960) C Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/ 1960) D Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ( 2/1951) Câu 31: Điểm nổi bật về nghệ thuật tác chiến trong chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 là A đánh du kích B đánh nghi binh C đánh công kiên D đánh trận địa Câu 32: Tại sao trong thực hiện đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đổi mới kinh tế? A Tạo ra bước đi vững chắc cho đất nước B Các nước đều điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm C Những khó khăn, khủng hoảng của đất nước đều bắt nguồn từ khó khăn về kinh tế D Kinh tế là thước đo sức mạnh của mỗi quốc gia Câu 33: Tính hai mặt của toàn cầu hóa thể hiện ở điểm nào? A Tạo ra cơ hội cho nhiều dân tộc trong quá trình phát triển B Vừa tạo ra cơ hội, vừa tạo ra thách thức cho nhiều dân tộc trong quá trình phát triển C Tạo ra thách thức cho nhiều dân tộc trong quá trình phát triển D Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa cho nhiều dân tộc Câu 34: So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của Pháp có điểm mới nào? A Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn B Vơ vét tài nguyên của các nước thuộc địa C Đầu tư vào các ngành giao thông vận tải và ngân hàng D Tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, khai thác mỏ Câu 35: Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng là ở điểm nào? A Địa bàn hoạt động B Thành phần tham gia C Khuynh hướng cách mạng D Phương pháp, hình thức đấu tranh Câu 36: Điểm khác biệt trong cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) so với chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là A có sự lãnh đạo thống nhất của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam B được sự giúp đỡ to lớn về vật chất của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa C vừa chiến đấu chống định trên chiến trường, vừa đấu tranh với địch trên bàn đàm phán D vừa chống lại âm mưu “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam’ của Mĩ Câu 37: Nguyên tắc hoạt động nào của tổ chức Liên hợp quốc được Việt Nam vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay? Trang 4 A Hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục B Không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực với nhau C Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc D Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình Câu 38: Nhận xét nào sau đây là đúng về hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? A Đối lập nhau do có sự khác biệt về phương pháp đấu tranh B Không loại trừ nhau vì chung mục tiêu giành độc lập dân tộc C Bổ sung cho nhau vì có sự thống nhất về kế hoạch hành động D Có liên hệ mật thiết với nhau nhằm đòi Pháp trao trả độc lập Câu 39: Nhận xét nào sau đây là đúng về cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A Điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng B Sự kiện Nhật đảo chính Pháp là điều kiện bùng nổ cuộc tổng khởi nghĩa C Những điều kiện chủ quan quyết định thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa D Thắng lợi của tổng khởi nghĩa không phụ thuộc vào điều kiện khách quan Câu 40: Điểm khác biệt căn bản về nội dung của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở miền Nam với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A Hiệp định Pari yêu cầu các bên tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam B Hiệp định Pari quy định các bên trao trả tù binh, dân thường bị bắt trong chiến tranh C Hiệp định Pari không cho phép quân đội nước ngoài ở lại miền Nam Việt Nam D Hiệp định Pari yêu cầu các bên cam kết không được dính líu quân sự vào Việt Nam -HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang 5