1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề phần thực hành hệ tuần hoàn

10 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Phần Thực Hành Hệ Tuần Hoàn
Thể loại thực hành
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 866,79 KB

Nội dung

1 Vì người vận động mạnh nên tim cũng vận động mạnh 2 Vì nhu cầu máu và oxy của hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ bắp tăng lên 3 Vì quá trình thải loại độc tố được thúc đẩ

Trang 1

THỰC HÀNH HỆ TUẦN HOÀN

HỌ VÀ TÊN LỚP

I THỰC HÀNH ĐẾM NHỊP TIM

Câu 1 Nhịp tim người bình thường trong lúc nghỉ ngơi:

A 60 – 100 lần/phút B 60 – 80 lần/phút

C 40 – 80 lần/phút D 50 – 90 lần/phút

Câu 2 Khi vận động mạnh, nhịp tim sẽ đập:

A bằng lúc nghỉ ngơi B nhanh hơn lúc nghỉ

ngơi

C chậm hơn lúc nghỉ ngơi D khó xác định

Câu 3 Vì sao tim lại đập nhanh hơn khi vận động mạnh?

(1) Vì người vận động mạnh nên tim cũng vận động mạnh

(2) Vì nhu cầu máu và oxy của hầu hết các cơ quan trong cơ thể,

đặc biệt là cơ bắp tăng lên

(3) Vì quá trình thải loại độc tố được thúc đẩy mạnh mẽ hơn

(4) Vì tim phải hoạt động nhiều hơn để tăng lượng máu trao đổi

trong tuần hoàn

Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?

A 1 B 2 C 3 D 4

Câu 4 Khi vận động mạnh thì huyết áp sẽ thay đổi như thế nào?

A bằng lúc nghỉ ngơi B tăng so với lúc nghỉ ngơi

C giảm so với lúc nghỉ ngơi D khó xác định

Câu 5 Vì sao khi vận động mạnh huyết áp lại tăng?

(1) Vì vận động mạnh làm tim đập nhanh (tăng nhịp tim)

(2) Vì vận động mạnh làm tim đập mạnh (tăng lực co tim)

(3) Vì tim phải bơm một lượng máu lớn đến mô

(4) Vì lưu lượng máu trao đổi trong tuần hoàn tăng, gây áp lực lớn lên động mạch

Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?

A 1 B 2 C 3 D 4

Câu 6 Vận động viên đua xe đạp Lance Armstrong - huyền thoại của làng thể thao thế giới, tim của anh đập

khoảng 32 nhịp mỗi phút Vậy anh có bất thường gì về nhịp tim hay không?

A Nhịp tim chậm B Nhịp tim nhanh C Bình thường D Rối loạn nhịp tim

Câu 7 Tại sao các vận động viên lại có nhịp tim chậm hơn người bình thường?

(1) Cơ thể vận động viên có quá trình trao đổi chất mạnh (2) Cơ thể vận động viên điều động máu cấp tốc (3) Cơ thể vận động viên tăng tốc độ tuần hoàn máu (4) Vận động viên có vấn đề về tim mạch

Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?

A Chỉ (1) đúng B Chỉ (4) đúng C Cả (2) và (3) đều đúng D Cả (2) và (3) đều sai

Câu 8 Lượng máu tim co bóp để bơm đi:

(3) Các vận động viên chuyên nghiệp (C) 30-35 lít/ phút

Nối thông tin giữa hai cột Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?

A (1)-(B), (2)-(A), (3)-(C) B (1)-(C), (2)-(B), (3)-(A)

C (1)-(B), (2)-(C), (3)-(A) D (1)-(A), (2)-(B), (3)-(C)

Câu 9 Hình ảnh dưới đây cho biết sự biến động của vận tốc máu, tổng thiết diện mạch và huyết áp trong hệ

mạch:

(1) Đường cong C biểu thị vận tốc máu (2) Đường cong B biểu thị huyết áp

(3) Đoạn mạch I là động mạch (4) Đoạn mạch III là mao mạch

Trang 2

Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?

A Cả (1) và (3) đều đúng B Cả (1) và (4) đều đúng

C Cả (1), (3) và (4) đều đúng D Cả (2), (3) và (4) đều đúng

Câu 10 Một người chuyển từ vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao Hãy cho biết những thay đổi nào về

hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xảy ra trong cơ thể?

(1) Nhịp thở tăng nhanh và mạnh hơn (2) Tim đập nhanh hơn

(3) Tim đập chậm hơn (4) Tuỷ xương sản xuất thêm hồng cầu đưa vào máu

Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?

A Cả (1) và (2) đều đúng B Cả (1) và (3) đều đúng

C Chỉ (2) đúng D Cả (1), (2) và (4) đều đúng

II THỰC HÀNH ĐO HUYẾT ÁP

Câu 11 Tư thế đúng khi đo huyết áp là gì?

A Tư thế (A) đúng B Tư thế (B) đúng

C Tư thế (C) đúng D Tư thế (A) và (C) đúng

Câu 12 Quấn vòng bít cách khuỷu tay tầm:

A Ngay tại khuỷu tay B Cách khuỷu tay khoảng 1-2 cm

C Cách khuỷu tay khoảng 5 cm D Cách khuỷu tay khoảng 10 cm

Câu 13 Nên lưu ý điều gì trước khi đo huyết áp?

(1) Nghỉ ngơi trước khi đo khoảng 5-10 phút (2) Bắt chéo chân (3) Chân chạm sàn (4) Có thể nói chuyện trong lúc đo (5) Không dùng chất kích thích trước đó 10 phút

Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu SAI?

A 1 B 2 C 3 D 4

Câu 14 Huyết áp bình thường trong ngưỡng:

A Huyết áp tâm thu 90-140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 60- 90 mmHg

B Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg

C Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg

D Huyết áp tâm thu < 100 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg

Câu 15 Huyết áp của trẻ nhỏ và người cao tuổi có gì khác so với người lớn?

A HA trẻ nhỏ cao hơn người lớn, HA của người cao tuổi thấp hơn người lớn

B HA trẻ nhỏ thấp hơn người lớn, HA của người cao tuổi cao hơn người lớn

C Không có gì khác

D HA trẻ nhỏ và người cao tuổi cao hơn người lớn,

Câu 16 Huyết áp kẹp là gì?

A Huyết áp dưới 130/80 mmHg

B Hiệu số giữa huyết áp tâm thu trừ đi huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 20 mmHg

C Hiệu số giữa huyết áp tâm thu trừ đi huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 25 mmHg

D Hiệu số giữa huyết áp tâm thu trừ đi huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 30 mmHg

Câu 17 Vì sao phải nghỉ ngơi ít nhất 10-15 phút trước khi đo huyết áp:

A Vì huyết áp khi ngồi nghỉ sẽ ổn định hơn khi đứng

B Vì huyết áp có thể giảm khi ngồi

C Vì có thể trước đó bệnh nhân đi bộ, chạy, leo cầu thang… làm huyết áp tăng

D Vì để chắc ăn hơn

Câu 18 Vì sao không được dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia trước khi đo huyết áp?

B A

C

Trang 3

A Vì sợ bệnh nhân phấn khích không chịu ngồi yên để đo

B Vì sợ bệnh nhân hưng phấn nên nói nhiều trong lúc đo

C Vì sợ bệnh nhân hồi hộp (do mạch nhanh) và làm tăng tình trạng huyết áp sẵn có (do tần số tim tăng)

D Vì sợ bệnh nhân hồi hộp (do mạch nhanh) và làm giảm tình trạng huyết áp sẵn có (do tần số tim giảm)

Câu 19 Tại sao người lớn tuổi thường hay bị tăng huyết áp:

(1) Do thành động mạch bị lão hóa, giảm tính đàn hồi

(2) Do động mạch trở nên xơ cứng hơn

(3) Do động mạch dễ có khả năng tích lũy mỡ hơn

(4) Do chế độ ăn uống và các bệnh khác kết hợp

Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?

A 1 B 2 C 3 D 4

Câu 20 Diễn biến của huyết áp trong ngày:

(1) Huyết áp sẽ có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng và thấp hơn vào buổi tối

(2) Huyết áp sẽ có khuynh hướng thấp hơn vào buổi sáng và cao hơn vào buổi tối

(3) Tăng mỗi khi chúng ta hoạt động gắng sức hay suy nghĩ, căng thẳng, và sau đó cơ thể sẽ điều chỉnh về trạng thái cân bằng

(4) Đỉnh thấp nhất thường rơi vào lúc chúng ta ngủ sâu nhất

Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?

A Cả (1) và (3) đều đúng B Cả (2) và (3) đều đúng

C Cả (1), (3) và (4) đều đúng D Cả (2), (3) và (4) đều đúng

III THÍ NGHIỆM TÌM HIỂU TÍNH TỰ ĐỘNG CỦA TIM

Câu 21 Tính tự động của tim:

A Là khả năng co dãn tự động theo chu kì B Là khả năng hoạt động của hệ dẫn truyền tim

C Là khả năng hoạt động của hệ thần kinh tim D Là khả năng tự cung cấp đầy đủ ôxi, chất dinh dưỡng

Câu 22 Tính tự động của tim là do khả năng điều khiển tự động của:

A Cơ tim B Van tim C Hệ dẫn truyền tim D Điều khiển của não bộ

Trang 4

Câu 23 Hệ dẫn truyền tim gồm:

1 Nút xoang nhĩ 2 Nút nhĩ thất

3 Bó His 4 Mạng Puốc kin Nhận định nào sau đây ĐÚNG?

A 1, 2, 3 B 1, 4 C 2, 3, 4 D 1, 2, 3, 4

Câu 24 Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?

A Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ  Nút nhĩ thất  Mạng Puôc – kin 

Các tâm nhĩ, tâm thất co

B Nút nhĩ thất  Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ  Bó his  Mạng Puôc – kin  Các tâm nhĩ, tâm thất co

C Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất  Mạng Puôc – kin 

Bó his  Các tâm nhĩ, tâm thất co

D Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ  Tâm nhĩ co  Nút nhĩ thất  Bó his  Mạng Puôc – kin  Tâm thất  Tâm thất co

Câu 25 Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là:

A Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường

độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường

B Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích thích với cường độ tới

ngưỡng, cơ tim co tối đa

C Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường

độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa

D Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường

độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp

Câu 26 Ở tim, cơ chế truyền xung thần kinh để làm tâm thất co là:

A Nút xoang nhĩ → Bó His → mạng puôckin → nút nhĩ thất → tâm thất co

B Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → Bó His → mạng puôckin → tâm thất co

C Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → mạng puôckin → Bó His → tâm thất co

D Nút xoang nhĩ → mạng puôckin → Bó His → nút nhĩ thất → tâm thất co

Câu 27 Ý nào KHÔNG phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?

A Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”

B Hoạt động tự động

C Hoạt động theo chu kì

D Hoạt động cần năng lượng

Câu 28 Nhịp tim bình thường ở trẻ sơ sinh:

A 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh

B 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh

C 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh

D 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh

Câu 29 Vì sao trẻ em lại có nhịp tim cao hơn người lớn?

(1) Vì hoạt động trao đổi chất ở trẻ mạnh, nhu cầu oxy cao (2) Vì tim yếu, tạo lực yếu nên áp lực máu thấp, vận tốc máu chảy chậm

(3) Vì lượng máu được tống vào động mạch trong mỗi lần co bóp ít

(4) Vì thể tích tim nhỏ nên phải co bóp nhiều lần

Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?

A 1 B 2 C 3 D 4

Câu 30 Vì sao hệ tuần hoàn hở thích hợp cho động vật có kích thước cơ thể nhỏ và hoạt động chậm? Vì sao

các động vật có xương sống kích thước cơ thể lớn cần phải có hệ tuần hoàn kín?

Trang 5

(1) Những ĐV có kích thước cơ thể nhỏ, hoạt động chậm nên tốn ít năng lượng, nhu cầu dinh dưỡng và đào thải thấp

(2) Hệ tuần hoàn kín chưa có cấu tạo hoàn hảo, vận tóc vận chuyển máu chậm, dòng máu có áp lực thấp, không điều hòa được

(3) Những ĐV có kích thước cơ thể lớn, hoạt động tốn nhiều năng lượng, nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng

và đào thải cao

(4) Hệ tuần hoàn kín cấu tạo hoàn hảo, vận tóc vận chuyển máu nhanh, dòng máu có áp lực cao tuy nhiên không điều hòa được

Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu SAI?

A 1 B 2 C 3 D 4

IV THÍ NGHIỆM TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA DÂY THẦN KINH GIAO CẢM- ĐỐI GIAO CẢM

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TIM ẾCH Câu 31 Khi có kích thích (dòng điện) phù hợp, khi đó dây thần kinh thuộc hệ nào bị kích thích gây hưng

phấn?

A Thần kinh giao cảm B Thần kinh phó giao cảm C Thần kinh lang thang D Thần kinh cơ tim

Câu 32 Nhịp tim của ếch khi có kích thích điện vào dây thần kinh hỗn hợp là:

A Tăng nhanh B Giảm thấp C Tăng ít D Không có sự thay đổi

Câu 33 Nhịp tim của ếch tăng khi có kích thích điện vào dây thần kinh hỗn hợp

Chứng tỏ:

A Hoạt động của tim chịu sự chi phối của điện

B Hoạt động của tim chịu sự điều khiển của thần kinh

C Điện chích vào nhưng tim ếch vẫn đập

D Hoạt động của thần kinh sẽ tăng khi có điện

Câu 34 Cụm từ còn thiếu ở vị trí số (5) của hình ảnh này là gì?

A Não trước B Tiểu não C Hành tủy D Tủy sống

Câu 35 Cụm từ còn thiếu ở vị trí số (6) của hình ảnh này là gì?

A Não trước B Tiểu não C Hành tủy D Tủy sống

Câu 36 Dây thần kinh giao cảm- phó giao cảm chi phối cho hoạt động của tim:

A Thần kinh mê tẩu (X) B Thần kinh hạ thiệt (XII) C Thần kinh thiệt hầu (IX) D Thần kinh cơ tim

Câu 37 Cung phản xạ điều hòa nhịp tim ở ếch là:

A Cung phản xạ vận động B Cung phản xạ sinh dưỡng

C Cung phản xạ đơn giản D Cung phản xạ của phản xạ có điều kiện

Câu 38 Sự chi phối của dây thần kinh mê tẩu (X) lên cơ chế điều hòa nhịp tim ở ếch là:

Trang 6

(1) Có trung khu từ hành tủy

(2) Phó giao cảm có tác dụng ức chế co cơ tim, giảm nhịp đập của tim khi bị kích thích

(3) Xuất phát từ tủy sống

(4) Giao cảm sẽ có tác dụng làm tim đập mạnh, tăng nhịp tim khi bị kích thích

Nhận định ĐÚNG với kết quả thí nghiệm 4 là:

A Cả (1) và (2) đều đúng B Cả (2) và (3) đều đúng

C Cả (1) và (4) đều đúng D Cả (3) và (4) đều đúng

Câu 39 Vai trò của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm là:

(1) Giao cảm (A) Lên tim, cơ tim: giãn cơ tim

(B) Lên tim, cơ tim: tăng nhịp tim, tăng lực co (2) Phó giao cảm (C) Lên tim, cơ tim: giảm nhịp tim, giảm lực co

(D) Lên tim, cơ tim: tăng hưng phấn, tăng dẫn truyền Nối thông tin tương ứng giữa 2 cột Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?

A (1)-(C), (2)-(B) B (1)-(C), (2)-(D) C (1)-(A),(B),(D); (2)-(A),(B) D (1)-(A),(B),(D); (2)-(A),(C)

Câu 40 Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm khác nhau:

(1) Có trung khu khác nhau: Giao cảm ở sừng bên tủy sống, phó giao cram ở trụ não và đoạn cùng tủy sống (2) Hạch thần kinh ngoại biên giống nhau: nằm gần cơ quan phụ trách

(3) Nơron trước hạch khác nhau: giao cảm sợi trục ngắn, phó giao cảm sợi trục dài

(4) Nơron sau hạch khác nhau: giao cảm sợi trục ngắn, phó giao cảm sợi trục dài

Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu SAI?

A 1 B 2 C 3 D 4

IV THÍ NGHIỆM TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA ADRENALIN LÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TIM ẾCH Câu 41 Hormone Adrenalin có công dụng như thế nào?

(1) Ức chế sự bài tiết insulin và thúc đẩy tiết glucagon bởi tuyến tụy

(2) Kích thích điều chỉnh làm tăng lượng ôxy cung cấp cho não và các cơ

(3) Tăng nhịp tim, các mạch máu bị kẹp và các đường dẫn không khí giãn nở

(4) Làm giãn nở đồng tử Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?

A 1 B 2 C 3

D 4

Câu 42 Kết quả của nhịp tim ếch sau khi ngâm trong dung dịch có adrenalin:

A Tăng nhanh B Giảm thấp C Ngừng đập D Không có sự thay đổi

Câu 43 Vì sao khi ngâm tim trong dung dịch có chứa adrenalin tim ếch lại đập nhanh hơn?

(1) Làm tăng tần số và tăng lực bóp cơ tim (2) Làm tăng thể tích tâm thu và mức tiêu thụ oxy của cơ tim

Trang 7

(3) Làm tăng lưu lượng mạch vành (4) Làm tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp tâm thu Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?

A 1 B 2 C 3 D 4

Câu 44 Ngừng tuần hoàn là gì?

(1) Là tình trạng tim ngừng cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não, tuần hoàn vành, phổi

(2) Có 4 trạng thái cơ bản là của ngừng tuần hoàn đó là rung thất, nhịp nhanh thất vô mạch, vô tâm thu và hoạt động điện vô mạch

(3) Trong điều kiện bình thường thì khả năng chịu đựng thiếu oxy của não tối đa là 5 phút Khoảng thời gian này còn được gọi là giai đoạn chết lâm sàng

(4) Có 2 trạng thái cơ bản là của ngừng tuần hoàn đó là vô tâm thu và hoạt động điện vô mạch

(5) Trong điều kiện bình thường thì khả năng chịu đựng thiếu oxy của não tối đa là 10 phút Khoảng thời gian này còn được gọi là giai đoạn chết lâm sàng

Nhận định nào sau đây là ĐÚNG nhất?

A Cả (1) và (3) đều đúng B Cả (4) và (5) đều đúng

C Cả (1), (2) và (3) đều đúng D Cả (1), (4) và (5) đều đúng

Câu 45 Ngừng tuần hoàn có thể do những nguyên nhân nào?

(1) Các bệnh cơ tim (2) Chấn thương tim (3) Sốc phản vệ

(4) Tai nạn: điện giật, đuối nước, đa chấn thương…

(4) Một số bệnh lý mạn tính: suy tim, suy thận, ung thư…

(5) Một số bệnh lý mạn tính: xơ gan, tràn khí màng phổi…

Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?

A 2 B 3 C 4 D 5

Câu 46 Nhận biết ngừng tuần hoàn nhờ 3 triệu chứng cơ bản nào?

A Mất ý thức, ngừng thở, ngừng tim B Mất ý thức, còn thở, ngừng tim

C Còn ý thức, ngừng thở, ngừng tim D Mất ý thức, ngừng thở, tim còn đập

Câu 47 Liều Adrenalin trong cấp cứu ngừng tuần hoàn là 1 mg (pha loãng trong 10 ml nước muối sinh lý

NaCL 0,9%) cho 1 lần tiêm đối với người lớn hoặc 0.01 mg/kg đối với trẻ em, nhắc lại 3-5 phút một lần nếu như tim vẫn chưa có mạch Vậy nên truyền qua đường nào nhất?

A Tiêm bắp B Tiêm tĩnh mạch C Nội khí quản D Tiêm trong xương

Câu 48 Vì sao lại nên tiêm adrenalin khi cấp cứu với bệnh nhân ngừng tuần hoàn?

Trang 8

A Vì adrenalin tác dụng lên cơ tim, làm tim đập trở lại

B Vì adrenalin tác dụng lên phổi, làm phổi thông khí trở lại

C Vì adrenalin kích thích thụ thể adrenergic trên hệ thần kinh tự động của tim làm cho tim đập trở lại

D Cả 3 đều sai

Câu 49 Khi nhổ răng vì sao cần phải khai thác bệnh sử xem bệnh nhân có mắc các bệnh lý về tim mạch hay

không?

(1) Vì trong thuốc tê có adrenalin

(2) Vì sợ gây tê xong bệnh nhân mất cảm giác có nguy cơ ngừng tim

(3) Vì adrenalin trong thuốc tê có nguy cơ gây co mạch

(4) Vì bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch thường hay sử dụng thuốc chống đông

Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?

A Chỉ (1) đều đúng B Chỉ (2) đều đúng

C Cả (1) và (3) đều đúng D Cả (1), (3) và (4) đều đúng

Câu 50 Khi nào lượng adrenalin trong máu tăng?

(1) Khi con người có cảm xúc sợ hãi (2) Khi con người có cảm xúc giận dữ

(3) Khi con người đang đam mê thích thú điều gì đó (4) Khi con người có cảm xúc vui vẻ

Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu SAI?

A 1 B 2 C 3 D 4

Câu 51: Một phân tử Glucozo có khoảng 674 kcal năng lượng bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu

trình crep chỉ tạo 4 ATP ( khoảng 28 kcal) Phần năng lượng còn lại của Glucozo dự trữ ở đâu?

1 Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này 2 Mất dưới dạng nhiệt

3 Trong O2 4 Trong các phân tử nước được tạo ra trong hô hấp 5 Trong NADH và FADH2

A 1, 2, và 3 B 2, 3 và 4 C 2, 3, 4 và 5 D 2 và 5

Câu 52: Em hãy vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao

thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng?

A Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến

nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính

B Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện

khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài

C Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi

D Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng Để lấy đủ

lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng

đồng bằng

Câu 53: Bạn An đã làm thí nghiệm như sau

Thí nghiệm 1 Chọn 20 hạt lạc đã được cất làm giống cách đây 3 tháng, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm

Thí nghiệm 2 Lấy 20 hạt lạc ở thùng khác, đã được cất làm giống cách đây 1 năm, ngâm nước và ủ cho hạt

nảy mầm

Biết rằng điều kiện nhiệt độ, nồng độ khí oxygen và carbon dioxide, độ ẩm đều giống nhau ở cả hai thí

nghiệm; lạc ở hai thí nghiệm cùng giống và thời điểm thu hoạch như nhau

Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích dự đoán của em?

A Thí nghiệm 1 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 2 Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn

xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ

Trang 9

B Thí nghiệm 2 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 1 Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ

C Không dự đoán được kết quả nảy mầm vì khả năng nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản hạt giống

D Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 54: Bạn Tiến tiến hành thí nghiệm như sau

Bước 1 Tiến lấy 100 g hạt đậu chia thành 2 phần bao gồm 50 g cho vào bình A và 50 g cho vào bình B Bước 2 Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt và chắt bỏ nước

Bước 3 Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1,5 đến 2 giờ

Bước 4 Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình

Thí nghiệm của bạn An chứng minh điều gì?

A Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí oxygen trong bình A Do vậy, mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt

B Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống sinh ra khí oxygen trong bình A Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn

C Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống sinh ra khí carbon dioxide trong bình A Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến bị tắt

D Thí nghiệm chứng minh quá trình nảy mầm của hạt giống hấp thụ khí carbon dioxide trong bình A Do vậy mà khi cho ngọn nến vào, ngọn nến cháy mạnh hơn

Câu 55: Sau khi thụ hoạch các loại hạt (ngô, thóc, đậu, lạc, ), cần thực hiện biện pháp nào để bảo quản? Vì

sao để bảo quản các loại hạt giống, nên đựng trong chum, vại, thùng mà không nên đựng trong bao tải (cói hoặc vải)?

A Để bảo quản các loại hạt, cần phơi hoặc sấy khô để giảm hàm lượng nước trong hạt Không nên bảo quản hạt giống trong bao tải (cói, vải) vì bao tải không kín hoàn toàn, hạt vẫn có thể hút ẩm và hấp thụ khí oxygen

từ không khí đề hô hấp, làm giảm chất lượng và hạt có thể nảy mầm

B Để bảo quản các loại hạt, cần phơi hoặc sấy khô để giảm hàm lượng nước trong hạt Nên bảo quản các loại hạt giống trong chum, vại, thùng để ngăn cách hạt với các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ của môi trường

để tránh hiện tượng hạt hô hấp và nảy mầm

C Để bảo quản các loại hạt cần để trong túi nylon kín hoặc đục lỗ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh Không nên bảo quản hạt giống trong bao tải(cói, vải) vì bao tải không kín hoàn toàn, hạt vẫn có thể hút ẩm

và hấp thụ khí oxygen từ không khí đề hô hấp, làm giảm chất lượng và hạt có thể nảy mầm

D Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 56: Khi giải thích hiện tượng một số loài thú hô hấp bằng phổi như người nhưng lại thích nghi với đời

sống dưới nước, có bao nhiêu phát biểu sau là đúng?

1 Ngoài hô hấp bằng phổi, chúng còn trao đổi khí qua da

2 Lượng myoglobin trong cơ có tỷ lệ cao giúp dự trữ O2 ở tế bào cơ

3 Tỉ lệ giữa thể tích máu/ khối lượng cơ thể lớn hơn so với loài người

4 Giảm chuyển hóa tại cơ quan, giảm tiêu dùng năng lượng

5 Trung ương thần kinh rất mẫn cảm với sự thay đổi nồng độ H+ trong máu

A 1 B 2 C 3 D 4

Câu 57: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về hô hấp ở động vật?

1.Những người thường xuyên tập luyện thể lực, các cơ hô hấp phát triển hơn, sức co giãn tăng lên làm thể tích lồng cực tăng giảm nhiều hơn, giúp họ khi lao động nặng ít thở gấp hơn

2.Khi ở trên cạn, mất đi lực đẩy của nước, các phiến mang và cung mang xẹp lại dính vào nhau làm giảm thể tích bề mặt trao đổi khí, làm cho những loài hô hấp bằng mang bị chết

3.Phổi của thú có nhiều phế nang hơn phổi của loài bò sát, lưỡng cư nên có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn, nên phổi thú có hiệu quả trao đổi khí tốt hơn

4.Nếu động vật có phổi chìm vào nước, nước sẽ tràn vào các ống khí khiến các phế nang sẽ chứa đầy nước, không lưu thông được không khí, cơ thể thiếu oxy sẽ chết

A 0 B 1 C 2 D 3

Câu 58: Cho sơ đồ 1 biết nồng độ phần trăm của oxygen trong ba tế bào A,B và C

Trang 10

Oxygen có thể di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác Oxygen sẽ di chuyển nhanh nhất vào tế bào nào?

A A B B C C D Như nhau

Câu 59: Trong cơ thể người, các chất dinh dưỡng nào dưới đây hấp thu theo con đường máu?

1 Đường 2 Lipit đã được lipase phân giải thành axit béo và glicerin (khoảng 30%)

3 Axit amin 4 Các muối khoáng 5 Nước 6 Các vitamin tan trong nước

7 Lipit đã được muối mật nhũ tương hoá dưới dạng các giọt nhỏ (70%)

8 Các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K)

A 1, 2, 3, 4, 5, 6 B 1, 2, 3, 4, 5, 7 C 1, 2, 3, 4, 5, 8 D 1, 2, 3, 4, 7, 8

Câu 60: Cho các hoạt động trong quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa như sau:

1.Hình thành không bào tiêu hóa

2.Các enzim từ lizoxom vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được

3 Màng tế bào lõm vào bao lấy thức ăn 4 Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa

5 Chất dinh dưỡng khuếch tán vào tế bào chất 6 Chất thải, chất bã được xuất bào

Các hoạt động trên được diễn ra theo trình tự đúng là:

A 1-2-3-4-5-6 B 3-1-4-2-5-6 C 3-1-2-4-5-6 D 3-6-4-5-1-2

Câu 61: Khi nói về hoạt động tiêu hóa trong ống tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1 Ở miệng, tinh bột có trong thức ăn biến đổi thành mantozo do tác dụng của amylaza có trong nước bọt

2 Enzim tipeptitdaza và enzim dipeptitdaza đều do tuyến tụy tiết ra để tiêu hóa protein

3 Ở dạ dày gluxit không được tiêu hóa

4 Các enzim lactaza, mantaza, sacaraza đều tiêu hóa disaccrit thành monosaccarit tại ruột

A 2 B 3 C 4 D 1

Câu 62: Ở một người bình thường không bị bệnh về tim, hàm lượng oxi trong máu động mạch chủ là 19ml/

100ml máu và trong tĩnh mạch chủ là 14ml/ 100ml máu Trong 1 phút, người này tiêu thụ 250 ml oxi nếu nhịp tim 80 lần /phút thì năng suất tim ( thể tích máu tống đi trong 1 lần co tim) của người này là bao nhiêu?

A 16,4 ml B 75 ml C 62,5 ml D 22,3 ml

Câu 63: Rượu khi đi vào trong cơ thể làm tăng lượng nước tiểu vì

A Ức chế sản sinh andostron, do đó giảm tái hấp thu Na+

B Kích thích sinh sản sinh andosteron làm giảm hấp thu Na+

và giảm hấp thu nước ở ống thận

C Kích thích sản sinh và giải phóng ADH D Ức chế sản sinh và giải phóng ADH

Ngày đăng: 16/03/2024, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w