Kinh Tế - Quản Lý - Y khoa - Dược - Quản trị kinh doanh - 35 - MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢ NG CAO CỦA KHOA NGỮ VĂN ĐỨC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘ I VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TS. Nguyễn Duy Mộng Hà1 ThS. Nguyễn Thị Bích Phượng2 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Tóm tắt: Trong bối cảnh cạnh tranh và mối quan tâm đến chất lượng giáo dục đạ i học ngày càng tăng, việc tăng cường xây dựng và cải tiến các chương trình và hoạt động đào tạo chất lượng cao là một nhu cầu rất cấp thiết. Bài viế t khái quát tình hình xây dựng và vận hành các chương trình đào tạo chất lượng cao tại Trường Đại họ c Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tiếp theo, bài viế t phân tích trường hợp Khoa Ngữ văn Đức đang hoàn tất thủ tục mở ngành đào tạ o chất lượng cao để tuyển sinh trong năm học 2020-2021. Các định hướng đào tạo chất lượng cao của Khoa gồm: (1) Xây dựng và tổ chức giảng dạy các các nội dung đặ c thù trong chương trình đào tạo hệ chất lượng cao, đặc biệt là các nội dung liên quan đến thực hành, thực tập, thực tế; (2) Hệ thống giám sát học tập và các dịch vụ dành cho sinh viên hệ đào tạo chất lượng cao; (3) Các hoạt động dự án và nghiên cứ u khoa học dành cho sinh viên; và (4) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạ o. Sau cùng, một số gợi mở và đề xuất dành cho công tác quản lý các chương trình đào tạ o hệ chất lượng cao các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn được đưa ra cụ thể. Từ khoá: đào tạo chất lượng cao, chương trình đào tạo, dịch vụ, giám sát học tập 1. Dẫn nhập Trong xu hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm cùng bối cảnh cạnh tranh, việ c nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu tất yếu của giáo dục đại học. Nhiều trường đại họ c trong và ngoài Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã và đang xây dự ng ngày càng nhiều các chương trình đào tạo (CTĐT) chất lượng cao (CLC) với học phí tương ứng. Đây là cơ hội để các khoa có CTĐT CLC có thể cải tiến các hoạt độ ng và dịch vụ đào tạo tốt hơn mà trước đây, do hạn chế nguồn lực tài chính, đã không thể thực hiện được. Các nội dung cần cải tiến đa dạng, từ các điều kiện đầu vào như đội ngũ, chương trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường đào tạo đến hàng loạ t các dịch vụ mang tính cá nhân hoá đến từng người học. 2. Khái quát về quy định, tình hình xây dựng và vận hành các chương trình đào tạo chất lượng cao tại Trường ĐH KHXHNV, ĐHQG-HCM Theo quy định về đào tạo CLC trình độ đại học của ĐHQG-HCM (Quyết định số 87 1 Email: ndmonghahcmussh.edu.vn 2 Email: bichphuongnthcmussh.edu.vn - 36 - QĐ-ĐHQG ngày 2422017) thì mục đích của việc đào tạo CLC là nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở những cơ sở đào tạo có đủ điều kiện nhằm đào tạ o nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhậ p kinh tế khu vực và thế giới. Về yêu cầu đối với CTĐT CLC thì ĐHQG-HCM đòi hỏ i phải tham khảo CTĐT nước ngoài và xác định chuẩn đầu ra cao hơn CTĐT đại trà về nhiều năng lực. Giảng viên (GV) dạy lý thuyết phải đạt trình độ từ tiến sĩ trở lên hoặ c thạc sĩ tốt nghiệp từ các nước phát triển, có trình độ ngoại ngữ bậc 56 trở lên, có tố i thiểu 1 công trình nghiên cứu khoa học (NCKH)năm. CTĐT CLC có GV uy tín ở các trường đại học nước ngoài hoặc GV Việt Nam đã tham gia giảng dạy đại học ở nướ c ngoài hoặc tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài. Ngoài ra phải có trợ giảng có thể bao gồ m nghiên cứu sinh, học viên cao học, SV tốt nghiệp giỏi,… Cố vấn học tập cũng phải có năng lực chuyên môn, quản lý, phần mềm, ngoại ngữ, tư vấn,… (Điều 6-8) Về cơ sở vật chất, ngoài những điều kiện vật chất cơ bản còn cần có nơi tự họ c cho từng SV chương trình CLC, thư viện điện tử cập nhật. Đặc biệt là mỗi SV chương trình CLC được tham gia NCKH theo nhóm do GV hướng dẫn hoặ c tham gia NCKH với GV, ưu tiên tham gia giao lưu học thuật, trao đổi kinh nghiệm, tham quan thự c hành, thực tập trong và ngoài nước. Sĩ số cũng là yếu tố quan trong của CTĐT CLC: không quá 30 SV đối với thảo luận nhóm và không quá 15 SV đối với thực hành (Điề u 9-13). Các yêu cầu trên đều phải được tuân thủ, thực hiện cải tiến để đáp ứng quy định về chương trình CLC. Tuy nhiên, có hai yêu cầu quan trọng sau cần được lưu ý đặc biệ t: (1) Cố vấn học tập và GV ngoài giờ lên lớp cần bố trí thời gian trả lời, giải quyế t các vấn đề vướng mắc của SV về nội dung học tập; (2) tổ chức lấy ý kiến của SV tối thiể u 1 lần sau mỗi học kỳ về nội dung, phương pháp giảng dạy của GV, công tác quả n lý, phục vụ, điều kiện CSVC và tổ chức trả lời những ý kiến phản ánh của SV (mụ c c và d, khoản 2, Điều 13). Yêu cầu kiểm định chất lượng CTĐT CLC là bắt buộ c sau khi có 2 khoá SV tốt nghiệp. Còn quy định về đào tạo CLC trình độ đại học của Trường ĐH KHXHNV, ĐHQG - HCM (Quyết định số 541QĐ-XHNV-ĐT ngày 28102019) đã làm rõ thêm việc lấ y ý kiến SV về điều kiện hỗ trợ NCKH và các hoạt động tư vấn, hướng nghiệ p; có trách nhiệm giải quyết phản hồi các báo cáo, đề xuất, kiến nghị, phản ánh củ a GV và SV (mục 3-4, Điều 23). Đặc biệt là có lộ trình đăng ký kiểm định của tổ chức kiểm đị nh của nước có CTĐT tham khảo hoặc tổ chức kiểm định có uy tín trong khu vực hoặ c quốc tế. Từ năm học 2013-2014 đến nay, Trường ĐH KHXHNV, ĐHQG-HCM đã mở đượ c tất cả 5 CTĐT CLC bao gồm: CTĐT cử nhân Ngôn ngữ Anh, CTĐT cử nhân Quan hệ quốc tế, CTĐT cử nhân Báo chí, CTĐT cử nhân Nhật Bản học, CTĐT cử nhân Quả n trị dịch vụ du lịch và lữ hành và đang hoàn thiện đề án mở thêm 2 CTĐT cử nhân Ngôn ngữ Đức và CTĐT cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc. Với các khoá SV tốt nghiệ p trong những năm vừa qua, các khoa ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong việ c vận hành CTĐT CLC. Các trang thiết bị phòng ốc phục vụ đào tạo ngày càng hiện đại - 37 - hơn. Đội ngũ GV ngày càng đa dạng có trình độ cao hơn, các chương trình thực tậ p phong phú hơn,… Tuy nhiên, vẫn còn phải tiếp tục cải tiến nhiều mặt để nâng cao chất lượng đào tạo theo cam kết. 3. Các định hướng đào tạo chất lượng cao của Khoa Ngữ văn Đức Là đơn vị đào tạo trình độ cử nhân từ năm 1992 và được thị trường lao động đánh giá tốt về chất lượng đào tạo, cộng với nhu cầu sử dụng lao động trình độ cử nhân đang gia tăng, Khoa Ngữ văn Đức tiếp tục hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo qua chương trình CLC. Đề án đào tạo chương trình CLC hệ Cử nhân ngành Ngôn Ngữ Đức đã được Phòng Đào tạo cố vấn về chuyên môn và sự đồng ý của Ban Giám hiệ u. Nội dung chương trình này có những điểm nổi bật so với CTĐT đại trà, cụ thể như sau: 3.1. Xây dựng nội dung, cấu trúc và định hướng tổ chức đào tạo chất lượng cao 3.1.1. Nội dung, cấu trúc chương trình đào tạo chất lượng cao CTĐT CLC ngành Ngôn ngữ Đức có chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đại trà, cụ thể là sinh viên tốt nghiệp CTCLC thông thạo tiếng Đức ở trình độ C1 và giao tiếp tốt tiếng Anh ở trình độ B2 theo Khung tham chiếu Châu Âu (so với trình độ tiế ng Anh B1 của CTĐT đại trà). Để đảm bảo SV đạt được chuẩn đầu ra mong đợi, giờ học tiế ng Anh được tích hợp vào chương trình chính, trở thành những học phần bắt buộc chứ không để SV tự tích lũy như ở CTĐT đại trà. Các học phần tiếng Anh sẽ do Khoa Ngữ văn Anh phụ trách. Hai điều này một mặt giúp đảm bảo chất lượng đào tạo, một mặ t giúp SV mở rộng thêm cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường, đặc biệt là trong lĩnh vự c kinh tế luôn cần tiếng Anh như một yêu cầu tất yếu. Ngoài ra, do hầu hết SV chọ n ngành Ngôn ngữ Đức đều có trình độ tiếng Anh đầu vào tương đương B1. Nếu tiếp tục được học trong chương trình chính khóa, SV không quên kiến thức đã tích lũy gần 12 năm phổ thông mà được nâng cao trình độ tiếng Anh để đạt chuẩn B2 mong đợi. Nội dung đặc thù kế tiếp là các kỹ năng mềm được tích hợp vào các học phần từ họ c kỳ đầu đến học kỳ cuối. Bên cạnh đó, SV của CTĐT CLC có cơ hội rèn luyện thêm kỹ năng mềm thông qua các học phần tự chọn thuộc khối kiến thức bổ trợ (Kỹ năng thu- yết trình, Văn phong khoa học, Giao tiếp liên văn hóa). Các học phần này sẽ giúp cho SV tốt nghiệp chương trình CLC khắc phục được nhược điểm thường thấy khi họ c theo chương trình đại trà là chưa hoàn toàn mạnh dạn trong giao tiếp và thiếu kỹ năng diễn thuyết; cũng như đáp ứng được những đòi hỏi của môi trường làm việc đa văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Bên cạnh việc tăng cường rèn luyện kỹ năng mềm, CTĐT CLC tập trung nhiều vào nghiên cứu khoa học SV - vốn là điểm yếu trong CTĐT đại trà ngành Ngôn ngữ Đức. Chương trình CLC có lộ trình rõ ràng để hỗ trợ SV từ năm thứ 3 tham gia nghiên cứ u khóa học cho đến việc tăng số lượng SV viết khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Đứ c (thay vì chỉ 5-10 sinh viên toàn khóa và không bắt buộc như trong CTĐT đại trà). Đối với các nội dung liên quan đến thực hành, thực tập, thực tế, thì về mặt cấu trúc, tỷ trọng thực hành và thực tập chiếm trên 60 thời gian và tải trọng học tập của người - 38 - học do CTĐT CLC ngành Ngôn ngữ Đức luôn chú trọng đến yếu tố thực hành và phát triển nghề nghiệp cho người học, cụ thể như sau: (1) Thứ nhất, giờ thực hành các kỹ năng ngôn ngữ trong các học phần dạy tiếng ở hai năm học đầu tiên chiếm tỉ lệ 3:1. SV được luyện song song 4 kỹ năng ngay trong mỗi giờ học để có thể ứng dụng ngay những kiến thức đã học vào những tình huống cụ thể. Ngoài giờ học, SV được luyện thêm với người bản ngữ trong phòng tự học cũng như tại thư viện đa phương tiện . Ngay cả môn tiếng Anh thì tỉ lệ giờ thực hành với lý thuyết là 1:1; (2) Thứ hai, ở những học phần định hướng chuyên sâu vốn chuẩn bị cho SV những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp tương ứng thì số giờ thực hành và thực tập cũng khá nhiều. SV làm bài tập dự án trong mỗi học kỳ, luyện tình huống, thực hành bên ngoài giờ học, thực hành trong các lớp học mô phỏng. Bên cạnh đó, SV được hướng dẫn khi đi thực tập thực tế và được đi thực tập nhiều lần trong suốt thời gian học. 3.1.2. Phương thức dạy và học, hình thức tổ chức dạy học Phương thức dạy và học đóng vai trò quan trọng trong đào tạo để đạt chất lượng cao. CTĐT CLC được tổ chức giảng dạy theo phương pháp giao tiếp, luôn tạo điều kiệ n cho SV tương tác với GV và tương tác với nhau. Đặc trưng của phương pháp giao tiế p này là định hướng hành động (action-oriented learning – AOL) và định hướng kỹ năng (competence-oriented learning), nghĩa là SV có thể vận dụng được ngay những kiế n thức đã học để “hành động” trong những tình huống, ngữ cảnh phù hợp (tổ chức mộ t buổi tiệc, đặt một món ăn, lập kế hoạch cho một chuyến dã ngoại, viết một bức thư hành chính, trình bày một bài thuyết trình, bình luận, đánh giá một vấn đề,…) Cả hai hướng tiếp cận này xuất phát từ sự thay đổi trong tư duy giảng dạy - chuyển từ quan điểm lấy GV làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm, từ truyền đạt kiến thứ c sang rèn luyện kỹ năng và được vận dụng cho CTĐT CLC ở cả trong quá trình giả ng dạy đến quá trình kiểm tra đánh giá. SV thường xuyên làm việc nhóm, làm việc cặp đôi cùng nhiều hoạt động trong những giờ học thực hành tiếng để có thể tương tác vớ i nhau hiệu quả nhất và ứng dụng hết những kiến thức đã học. Điểm đặc biệt trong phương pháp giao tiếp mà Khoa Ngữ văn Đức vận dụ ng là GV giảm dần thời lượng giảng bằng tiếng Việt trên lớp và tăng dần thời lượng giảng bằ ng ngoại ngữ chính là tiếng Đức, chỉ sử dụng tiếng Việt khi tối cần thiết. Vì vậy, dù họ c từ trình độ cơ bản là A1, song chỉ sau 1-2 học kỳ, SV phải nghe được GV giảng bằ ng tiếng Đức và ứng dụng những kỹ năng đã học để giao tiếp với GV và với nhau. Trong chương trình CLC, SV sẽ học với GV bản ngữ ngay từ học kỳ thứ 3, vì vậy SV phả i luyện kỹ năng nghe giảng bằng tiếng Đức từ rất sớm. Từ học kỳ 4 trở đi, tất cả các GV đều giảng hoàn toàn bằng tiếng Đức. Các môn học trong giai đoạn chuyên ngành cũng đều được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Đức và đều vận dụng phương pháp giao tiếp. Các bài tập dự án, những giờ thực hành cho những môn định hướng nghề, những buổ i chuyên đề với một số nhà tuyển dụng nhằm gắn nội dung học gần hơn với thực tiễn cũng giúp cho SV rèn luyện kỹ năng thành thạo, không chỉ kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng nghề nghiệp mà cả kỹ năng cá nhân và xã hội. Các bài tập dự án đặt SV vào nhữ ng tình huống thực tế trong công việc và khuyến khích SV phải tìm cách giải quyết các - 39 - tình huống đó, phân tích những ưu nhược điểm của từng hướng giải quyết và đúc kết phương án tối ưu cho từng trường hợp. Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng đóng vai trò quan trọng để việc vận dụng phương pháp giảng dạy cũng như các hướng tiếp cận phát huy hiệu quả một cách tối ưu nhấ t. GV sử dụng các bài trình chiếu với nhiều hình ảnh thực tế, có cả video để tăng tính sinh động và trực quan của giờ học. Các phần mềm hỗ trợ ôn tập cho sinh viên như kahoot.it cũng được đưa vào sử dụng. Bảng tương tác thông minh giúp cho hoạt độ ng dạy và học không nhàm chán, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả tốt nhấ t. Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng được ứng dụng vào thư viên đa phương tiện để SV có thể luyện phát âm và kỹ năng nghe nói ngoài giờ học. 3.2. Hoạt động tư vấn học tập và các dịch vụ dành cho sinh viên chương trình đào tạo chất lượng cao Có thể nói, các hoạt động tư vấn và hỗ trợ cho SV là một trong hai yêu cầu rấ t quan trọng của chương trình CLC nói chung, trong đó có CTĐT CLC ngành Ngôn ngữ Đức. 3.2.1. Đội ngũ giảng dạy và tư vấn Về GV trong và ngoài nước, bao gồm cả GV bản ngữ, hiện khoa có 6 GV cơ hữu tham gia giảng dạy có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ được đào tạo ở các trường đại học danh tiếng của Cộng hòa Liên bang Đức về đào tạo chuyên ngành tiếng Đức cho người nước ngoài và tại Thái Lan. Về kinh nghiệm, đội ngũ GV giảng dạy tại Khoa được phân công đảm trách các học phần từ năm thứ 2 trở đi đều có ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và được tham gia thường xuyên các khóa bồi dưỡng chuyên môn tại các nước nói tiếng Đức. Bên cạnh đó, đội ngũ GV bản ngữ là điểm đặc biệt nhất của CTĐT CLC ngành Ngôn ngữ Đức. Các GV được Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) hoặc Quỹ Robert Bosch gửi sang giảng dạy tại Khoa đều có chuyên môn vững vàng và được đào tạo để giảng dạy ở nước ngoài. Nghĩa là, trong suốt quá trình đào tạo, SV luôn có cơ hội học tập với người bản ngữ đúng chuyên môn, để có cơ hội rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ tốt nhất. Đội ngũ GV bản ngữ thường xuyên này giúp cho Khoa đảm nhiệm được chương trình giảng dạy chất lượng cao cho người học. GV phụ trách các môn học lớp Cử nhân CLC luôn có giờ tiếp SV cố định mỗi tuần, để hướng dẫn SV làm bài thuyết trình, giải đáp các thắc mắc cho SV về bài học. Tư vấn ngoài giờ học này là giờ bắt buộc đối với mỗi GV tham gia giảng dạy chương trình đào tạo CLC và do GV đăng ký đầu mỗi học kỳ, được đăng trên trang web của Khoa, trong các bảng thông tin ngắn gọn của môn học và thông báo rộng rãi cho SV. GV cũng có thể linh động giờ tư vấn này trong tuần theo thỏa thuận với SV, nhưng nhất định phải dành ít nhất 2 giờtuần cho công việc này. Những GV nào đảm nhiệm thêm công tác chủ nhiệm thì sẽ liên lạc với SV thường xuyên hơn trong học kỳ cũng như trong năm học, và hỗ trợ SV những vấn đề có liên quan đến chuyên môn cũng như những vấn đề khác mà SV cần giúp đỡ. Về đội ngũ trợ giảng thì luôn phải có để giúp đỡ GV khi phải đảm nhiệm nhiều môn học và hướng dẫn nhiều SV. Các trợ giảng hỗ trợ cho GV đảm nhiệm chính các học - 40 - phần trong việc chuẩn bị bài tập cho SV trong từng buổi học, trong các giờ luyện kỹ năng tại lớp, phụ hướng dẫn và giúp SV làm bài tập nhóm, sửa bài luyện viết của SV hàng tuần và hướng dẫn SV sử dụng thư viên đa phương tiện để thực hành ngôn ngữ, trợ giúp đắc lực cho GV để mọi hoạt động tương tác trong giờ học diễn ra suôn sẻ, nâng cao chất lượng bài giảng. Trợ giảng giúp GV theo dõi sát tình hình học tập của từng SV, quá trình tiến bộ trong học kỳ và báo cáo cho GV phụ trách để có giải pháp kịp thời nhằm hỗ trợ SV. Về đội ngũ Cố vấn học tập, khác với GV chủ nhiệm, Cố vấn học tập chính là người hỗ trợ và chăm lo cho SV từng năm học, có kinh nghiệm trong thiết kế và triển khai CTĐT trong giảng dạy, nghiên cứu và là người nhiệt huyết với công việc - phụ trách tư vấn cho SV về chương trình trong suốt thời gian học. SV có thể liên lạc với Cố vấn học tập mọi lúc qua email hoặc đặt lịc...
Trang 1M ỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO CỦA KHOA NGỮ VĂN ĐỨC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TS Nguy ễn Duy Mộng Hà 1 ThS Nguy ễn Thị Bích Phượng 2
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
Tóm tắt: Trong bối cảnh cạnh tranh và mối quan tâm đến chất lượng giáo dục đại
h ọc ngày càng tăng, việc tăng cường xây dựng và cải tiến các chương trình và hoạt
động đào tạo chất lượng cao là một nhu cầu rất cấp thiết Bài viết khái quát tình hình
xây d ựng và vận hành các chương trình đào tạo chất lượng cao tại Trường Đại học
Khoa h ọc Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Tiếp theo, bài viết
phân tích trường hợp Khoa Ngữ văn Đức đang hoàn tất thủ tục mở ngành đào tạo
ch ất lượng cao để tuyển sinh trong năm học 2020-2021 Các định hướng đào tạo chất
lượng cao của Khoa gồm: (1) Xây dựng và tổ chức giảng dạy các các nội dung đặc
thù trong chương trình đào tạo hệ chất lượng cao, đặc biệt là các nội dung liên quan
đến thực hành, thực tập, thực tế; (2) Hệ thống giám sát học tập và các dịch vụ dành
cho sinh viên h ệ đào tạo chất lượng cao; (3) Các hoạt động dự án và nghiên cứu khoa
h ọc dành cho sinh viên; và (4) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo Sau
cùng, m ột số gợi mở và đề xuất dành cho công tác quản lý các chương trình đào tạo
h ệ chất lượng cao các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn được đưa ra cụ thể
T ừ khoá: đào tạo chất lượng cao, chương trình đào tạo, dịch vụ, giám sát học tập
1 D ẫn nhập
Trong xu hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm cùng bối cảnh cạnh tranh, việc nâng cao
chất lượng đào tạo là yêu cầu tất yếu của giáo dục đại học Nhiều trường đại học trong
và ngoài Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã và đang xây dựng
ngày càng nhiều các chương trình đào tạo (CTĐT) chất lượng cao (CLC) với học phí
tương ứng Đây là cơ hội để các khoa có CTĐT CLC có thể cải tiến các hoạt động và
dịch vụ đào tạo tốt hơn mà trước đây, do hạn chế nguồn lực tài chính, đã không thể
thực hiện được Các nội dung cần cải tiến đa dạng, từ các điều kiện đầu vào như đội
ngũ, chương trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường đào tạo đến hàng loạt các
dịch vụ mang tính cá nhân hoá đến từng người học
2 Khái quát v ề quy định, tình hình xây dựng và vận hành các chương trình đào
t ạo chất lượng cao tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
Theo quy định về đào tạo CLC trình độ đại học của ĐHQG-HCM (Quyết định số 87/
1
Email: ndmongha@hcmussh.edu.vn
2
Email: bichphuongnt@hcmussh.edu.vn
Trang 2QĐ-ĐHQG ngày 24/2/2017) thì mục đích của việc đào tạo CLC là nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở những cơ sở đào tạo có đủ điều kiện nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Về yêu cầu đối với CTĐT CLC thì ĐHQG-HCM đòi hỏi
phải tham khảo CTĐT nước ngoài và xác định chuẩn đầu ra cao hơn CTĐT đại trà về nhiều năng lực Giảng viên (GV) dạy lý thuyết phải đạt trình độ từ tiến sĩ trở lên hoặc
thạc sĩ tốt nghiệp từ các nước phát triển, có trình độ ngoại ngữ bậc 5/6 trở lên, có tối thiểu 1 công trình nghiên cứu khoa học (NCKH)/năm CTĐT CLC có GV uy tín ở các trường đại học nước ngoài hoặc GV Việt Nam đã tham gia giảng dạy đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài Ngoài ra phải có trợ giảng có thể bao gồm nghiên cứu sinh, học viên cao học, SV tốt nghiệp giỏi,… Cố vấn học tập cũng phải có năng lực chuyên môn, quản lý, phần mềm, ngoại ngữ, tư vấn,… (Điều 6-8)
Về cơ sở vật chất, ngoài những điều kiện vật chất cơ bản còn cần có nơi tự học cho
từng SV chương trình CLC, thư viện điện tử cập nhật Đặc biệt là mỗi SV chương trình CLC được tham gia NCKH theo nhóm do GV hướng dẫn hoặc tham gia NCKH
với GV, ưu tiên tham gia giao lưu học thuật, trao đổi kinh nghiệm, tham quan thực hành, thực tập trong và ngoài nước Sĩ số cũng là yếu tố quan trong của CTĐT CLC: không quá 30 SV đối với thảo luận nhóm và không quá 15 SV đối với thực hành (Điều 9-13)
Các yêu cầu trên đều phải được tuân thủ, thực hiện cải tiến để đáp ứng quy định về chương trình CLC Tuy nhiên, có hai yêu cầu quan trọng sau cần được lưu ý đặc biệt: (1) Cố vấn học tập và GV ngoài giờ lên lớp cần bố trí thời gian trả lời, giải quyết các
vấn đề vướng mắc của SV về nội dung học tập; (2) tổ chức lấy ý kiến của SV tối thiểu
1 lần sau mỗi học kỳ về nội dung, phương pháp giảng dạy của GV, công tác quản lý,
phục vụ, điều kiện CSVC và tổ chức trả lời những ý kiến phản ánh của SV (mục c và
d, khoản 2, Điều 13) Yêu cầu kiểm định chất lượng CTĐT CLC là bắt buộc sau khi có
2 khoá SV tốt nghiệp
Còn quy định về đào tạo CLC trình độ đại học của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM (Quyết định số 541/QĐ-XHNV-ĐT ngày 28/10/2019) đã làm rõ thêm việc lấy ý
kiến SV về điều kiện hỗ trợ NCKH và các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp; có trách nhiệm giải quyết phản hồi các báo cáo, đề xuất, kiến nghị, phản ánh của GV và SV (mục 3-4, Điều 23) Đặc biệt là có lộ trình đăng ký kiểm định của tổ chức kiểm định
của nước có CTĐT tham khảo hoặc tổ chức kiểm định có uy tín trong khu vực hoặc
quốc tế
Từ năm học 2013-2014 đến nay, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM đã mở được
tất cả 5 CTĐT CLC bao gồm: CTĐT cử nhân Ngôn ngữ Anh, CTĐT cử nhân Quan hệ
quốc tế, CTĐT cử nhân Báo chí, CTĐT cử nhân Nhật Bản học, CTĐT cử nhân Quản
trị dịch vụ du lịch và lữ hành và đang hoàn thiện đề án mở thêm 2 CTĐT cử nhân Ngôn ngữ Đức và CTĐT cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc Với các khoá SV tốt nghiệp trong những năm vừa qua, các khoa ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc
vận hành CTĐT CLC Các trang thiết bị phòng ốc phục vụ đào tạo ngày càng hiện đại
Trang 3hơn Đội ngũ GV ngày càng đa dạng có trình độ cao hơn, các chương trình thực tập phong phú hơn,… Tuy nhiên, vẫn còn phải tiếp tục cải tiến nhiều mặt để nâng cao chất lượng đào tạo theo cam kết
3 Các định hướng đào tạo chất lượng cao của Khoa Ngữ văn Đức
Là đơn vị đào tạo trình độ cử nhân từ năm 1992 và được thị trường lao động đánh giá
tốt về chất lượng đào tạo, cộng với nhu cầu sử dụng lao động trình độ cử nhân đang gia tăng, Khoa Ngữ văn Đức tiếp tục hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo qua chương trình CLC Đề án đào tạo chương trình CLC hệ Cử nhân ngành Ngôn Ngữ Đức đã được Phòng Đào tạo cố vấn về chuyên môn và sự đồng ý của Ban Giám hiệu
Nội dung chương trình này có những điểm nổi bật so với CTĐT đại trà, cụ thể như sau:
3.1 Xây d ựng nội dung, cấu trúc và định hướng tổ chức đào tạo chất lượng cao
3.1.1 N ội dung, cấu trúc chương trình đào tạo chất lượng cao
CTĐT CLC ngành Ngôn ngữ Đức có chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đại trà, cụ thể
là sinh viên tốt nghiệp CTCLC thông thạo tiếng Đức ở trình độ C1 và giao tiếp tốt
ti ếng Anh ở trình độ B2 theo Khung tham chiếu Châu Âu (so với trình độ tiếng Anh
B1 của CTĐT đại trà) Để đảm bảo SV đạt được chuẩn đầu ra mong đợi, giờ học tiếng Anh được tích hợp vào chương trình chính, trở thành những học phần bắt buộc chứ không để SV tự tích lũy như ở CTĐT đại trà Các học phần tiếng Anh sẽ do Khoa Ngữ văn Anh phụ trách Hai điều này một mặt giúp đảm bảo chất lượng đào tạo, một mặt giúp SV mở rộng thêm cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế luôn cần tiếng Anh như một yêu cầu tất yếu Ngoài ra, do hầu hết SV chọn ngành Ngôn ngữ Đức đều có trình độ tiếng Anh đầu vào tương đương B1 Nếu tiếp tục được học trong chương trình chính khóa, SV không quên kiến thức đã tích lũy gần 12 năm phổ thông mà được nâng cao trình độ tiếng Anh để đạt chuẩn B2 mong đợi
Nội dung đặc thù kế tiếp là các kỹ năng mềm được tích hợp vào các học phần từ học
kỳ đầu đến học kỳ cuối Bên cạnh đó, SV của CTĐT CLC có cơ hội rèn luyện thêm kỹ năng mềm thông qua các học phần tự chọn thuộc khối kiến thức bổ trợ (Kỹ năng
thu-yết trình, Văn phong khoa học, Giao tiếp liên văn hóa) Các học phần này sẽ giúp cho
SV tốt nghiệp chương trình CLC khắc phục được nhược điểm thường thấy khi học theo chương trình đại trà là chưa hoàn toàn mạnh dạn trong giao tiếp và thiếu kỹ năng
diễn thuyết; cũng như đáp ứng được những đòi hỏi của môi trường làm việc đa văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay
Bên cạnh việc tăng cường rèn luyện kỹ năng mềm, CTĐT CLC tập trung nhiều vào
nghiên c ứu khoa học SV - vốn là điểm yếu trong CTĐT đại trà ngành Ngôn ngữ Đức
Chương trình CLC có lộ trình rõ ràng để hỗ trợ SV từ năm thứ 3 tham gia nghiên cứu khóa học cho đến việc tăng số lượng SV viết khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Đức (thay vì chỉ 5-10% sinh viên toàn khóa và không bắt buộc như trong CTĐT đại trà) Đối với các nội dung liên quan đến thực hành, thực tập, thực tế, thì về mặt cấu trúc, tỷ
trọng thực hành và thực tập chiếm trên 60% thời gian và tải trọng học tập của người
Trang 4học do CTĐT CLC ngành Ngôn ngữ Đức luôn chú trọng đến yếu tố thực hành và phát
triển nghề nghiệp cho người học, cụ thể như sau: (1) Thứ nhất, giờ thực hành các kỹ
năng ngôn ngữ trong các học phần dạy tiếng ở hai năm học đầu tiên chiếm tỉ lệ 3:1
SV được luyện song song 4 kỹ năng ngay trong mỗi giờ học để có thể ứng dụng ngay những kiến thức đã học vào những tình huống cụ thể Ngoài giờ học, SV được luyện thêm với người bản ngữ trong phòng tự học cũng như tại thư viện đa phương tiện Ngay cả môn tiếng Anh thì tỉ lệ giờ thực hành với lý thuyết là 1:1; (2) Thứ hai, ở
những học phần định hướng chuyên sâu vốn chuẩn bị cho SV những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp tương ứng thì số giờ thực hành và thực tập cũng khá nhiều SV làm bài tập dự án trong mỗi học kỳ, luyện tình huống, thực hành bên ngoài giờ học, thực hành trong các lớp học mô phỏng Bên cạnh đó, SV được hướng dẫn khi đi thực tập thực tế và được đi thực tập nhiều lần trong suốt thời gian học
3.1.2 P hương thức dạy và học, hình thức tổ chức dạy học
Phương thức dạy và học đóng vai trò quan trọng trong đào tạo để đạt chất lượng cao
CTĐT CLC được tổ chức giảng dạy theo phương pháp giao tiếp, luôn tạo điều kiện
cho SV tương tác với GV và tương tác với nhau Đặc trưng của phương pháp giao tiếp này là định hướng hành động (action-oriented learning – AOL) và định hướng kỹ năng
(competence-oriented learning), nghĩa là SV có thể vận dụng được ngay những kiến
thức đã học để “hành động” trong những tình huống, ngữ cảnh phù hợp (tổ chức một
buổi tiệc, đặt một món ăn, lập kế hoạch cho một chuyến dã ngoại, viết một bức thư hành chính, trình bày m ột bài thuyết trình, bình luận, đánh giá một vấn đề,…) Cả hai
hướng tiếp cận này xuất phát từ sự thay đổi trong tư duy giảng dạy - chuyển từ quan điểm lấy GV làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm, từ truyền đạt kiến thức sang rèn luyện kỹ năng và được vận dụng cho CTĐT CLC ở cả trong quá trình giảng
dạy đến quá trình kiểm tra đánh giá SV thường xuyên làm việc nhóm, làm việc cặp đôi cùng nhiều hoạt động trong những giờ học thực hành tiếng để có thể tương tác với nhau hiệu quả nhất và ứng dụng hết những kiến thức đã học
Điểm đặc biệt trong phương pháp giao tiếp mà Khoa Ngữ văn Đức vận dụng là GV
giảm dần thời lượng giảng bằng tiếng Việt trên lớp và tăng dần thời lượng giảng bằng ngoại ngữ chính là tiếng Đức, chỉ sử dụng tiếng Việt khi tối cần thiết Vì vậy, dù học
từ trình độ cơ bản là A1, song chỉ sau 1-2 học kỳ, SV phải nghe được GV giảng bằng
tiếng Đức và ứng dụng những kỹ năng đã học để giao tiếp với GV và với nhau Trong
chương trình CLC, SV sẽ học với GV bản ngữ ngay từ học kỳ thứ 3, vì vậy SV phải
luyện kỹ năng nghe giảng bằng tiếng Đức từ rất sớm Từ học kỳ 4 trở đi, tất cả các GV đều giảng hoàn toàn bằng tiếng Đức Các môn học trong giai đoạn chuyên ngành cũng đều được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Đức và đều vận dụng phương pháp giao tiếp
Các bài t ập dự án, những giờ thực hành cho những môn định hướng nghề, những buổi
chuyên đề với một số nhà tuyển dụng nhằm gắn nội dung học gần hơn với thực tiễn cũng giúp cho SV rèn luyện kỹ năng thành thạo, không chỉ kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng nghề nghiệp mà cả kỹ năng cá nhân và xã hội Các bài tập dự án đặt SV vào những tình huống thực tế trong công việc và khuyến khích SV phải tìm cách giải quyết các
Trang 5tình huống đó, phân tích những ưu nhược điểm của từng hướng giải quyết và đúc kết phương án tối ưu cho từng trường hợp
Ngoài ra, công ngh ệ thông tin cũng đóng vai trò quan trọng để việc vận dụng phương
pháp giảng dạy cũng như các hướng tiếp cận phát huy hiệu quả một cách tối ưu nhất
GV sử dụng các bài trình chiếu với nhiều hình ảnh thực tế, có cả video để tăng tính sinh động và trực quan của giờ học Các phần mềm hỗ trợ ôn tập cho sinh viên như
kahoot.it cũng được đưa vào sử dụng Bảng tương tác thông minh giúp cho hoạt động
dạy và học không nhàm chán, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả tốt nhất Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng được ứng dụng vào thư viên đa phương tiện để SV có thể luyện phát âm và kỹ năng nghe nói ngoài giờ học
3.2 Ho ạt động tư vấn học tập và các dịch vụ dành cho sinh viên chương trình đào
t ạo chất lượng cao
Có thể nói, các hoạt động tư vấn và hỗ trợ cho SV là một trong hai yêu cầu rất quan
trọng của chương trình CLC nói chung, trong đó có CTĐT CLC ngành Ngôn ngữ Đức
3.2.1 Đội ngũ giảng dạy và tư vấn
Về GV trong và ngoài nước, bao gồm cả GV bản ngữ, hiện khoa có 6 GV cơ hữu tham gia giảng dạy có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ được đào tạo ở các trường đại học danh tiếng của Cộng hòa Liên bang Đức về đào tạo chuyên ngành tiếng Đức cho người nước ngoài và tại Thái Lan Về kinh nghiệm, đội ngũ GV giảng dạy tại Khoa được phân công đảm trách các học phần từ năm thứ 2 trở đi đều có ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và được tham gia thường xuyên các khóa bồi dưỡng chuyên môn tại các nước nói tiếng Đức Bên cạnh đó, đội ngũ GV bản ngữ là điểm đặc biệt nhất của
CTĐT CLC ngành Ngôn ngữ Đức Các GV được Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) hoặc Quỹ Robert Bosch gửi sang giảng dạy tại Khoa đều có chuyên môn vững vàng và được đào tạo để giảng dạy ở nước ngoài Nghĩa là, trong suốt quá trình đào tạo, SV luôn có cơ hội học tập với người bản ngữ đúng chuyên môn, để có cơ hội rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ tốt nhất Đội ngũ GV bản ngữ thường xuyên này giúp cho Khoa đảm nhiệm được chương trình giảng dạy chất lượng cao cho người học
GV phụ trách các môn học lớp Cử nhân CLC luôn có giờ tiếp SV cố định mỗi tuần, để
hướng dẫn SV làm bài thuyết trình, giải đáp các thắc mắc cho SV về bài học Tư vấn ngoài giờ học này là giờ bắt buộc đối với mỗi GV tham gia giảng dạy chương trình đào tạo CLC và do GV đăng ký đầu mỗi học kỳ, được đăng trên trang web của Khoa, trong các bảng thông tin ngắn gọn của môn học và thông báo rộng rãi cho SV GV cũng có thể linh động giờ tư vấn này trong tuần theo thỏa thuận với SV, nhưng nhất định phải dành ít nhất 2 giờ/tuần cho công việc này Những GV nào đảm nhiệm thêm công tác chủ nhiệm thì sẽ liên lạc với SV thường xuyên hơn trong học kỳ cũng như
trong năm học, và hỗ trợ SV những vấn đề có liên quan đến chuyên môn cũng như những vấn đề khác mà SV cần giúp đỡ
Về đội ngũ trợ giảng thì luôn phải có để giúp đỡ GV khi phải đảm nhiệm nhiều môn học và hướng dẫn nhiều SV Các trợ giảng hỗ trợ cho GV đảm nhiệm chính các học
Trang 6phần trong việc chuẩn bị bài tập cho SV trong từng buổi học, trong các giờ luyện kỹ năng tại lớp, phụ hướng dẫn và giúp SV làm bài tập nhóm, sửa bài luyện viết của SV hàng tuần và hướng dẫn SV sử dụng thư viên đa phương tiện để thực hành ngôn ngữ, trợ giúp đắc lực cho GV để mọi hoạt động tương tác trong giờ học diễn ra suôn sẻ, nâng cao chất lượng bài giảng Trợ giảng giúp GV theo dõi sát tình hình học tập của từng SV, quá trình tiến bộ trong học kỳ và báo cáo cho GV phụ trách để có giải pháp kịp thời nhằm hỗ trợ SV
Về đội ngũ Cố vấn học tập, khác với GV chủ nhiệm, Cố vấn học tập chính là người hỗ trợ và chăm lo cho SV từng năm học, có kinh nghiệm trong thiết kế và triển khai CTĐT trong giảng dạy, nghiên cứu và là người nhiệt huyết với công việc - phụ trách
tư vấn cho SV về chương trình trong suốt thời gian học SV có thể liên lạc với Cố vấn học tập mọi lúc qua email hoặc đặt lịch hẹn gặp để được tư vấn trực tiếp tại Văn phòng Khoa Ngoài ra, trong những chương trình tư vấn do Khoa tổ chức, các Cố vấn học tập cũng tham dự để giải đáp thắc mắc cũng như tư vấn cho SV
3.2.2 Các d ịch vụ tư vấn
Bên cạnh các công việc được các Cố vấn học tập, GV và trợ giảng thường xuyên hỗ
trợ, SV chương trình CLC còn nhận được các dịch vụ tư vấn khác xuyên suốt thời gian
học, cụ thể như sau:
Năm I: Buổi Hướng dẫn tân SV giúp cho SV làm quen với môi trường học thuật bậc
đại học, những kỹ năng sống và kỹ năng học tập mà một SV cần phải trang bị, trên hết
là giúp cho SV ý thức được những yêu cầu và thử thách của việc học tiếng Đức, giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến cuộc sống SV, hướng dẫn cách học tiếng Đức để đạt kết quả mong đợi của CTĐT CLC, các “Q&A” quan trọng cho SV năm nhất Ngoài ra, còn có Tọa đàm “Internationale Programme an der Deuschen Fakultät”
nhằm giới thiệu các chương trình hợp tác, trao đổi quốc tế giữa Khoa với các Đại học
ở Cộng hòa Liên bang Đức và trong khu vực cho SV và phụ huynh có quan tâm, từ đó giúp cho SV có kế hoạch và sự chuẩn bị sớm về học thuật lẫn kinh tế cho việc trải nghiệm tại một đại học ở nước ngoài của mình Tại đây, các thắc mắc của SV về học lực, các yêu cầu, thủ tục, lộ trình chuẩn bị sẽ được các GV phụ trách trực tiếp hướng dẫn SV cũng được giới thiệu những cơ hội học bổng và yêu cầu về năng lực để họ có động lực cũng như kế hoạch cho riêng mình
Năm II: Tọa đàm Định hướng chuyên ngành và việc làm giúp SV tìm hiểu và lựa chọn
đúng đắn các môn học phù hợp với khả năng và chuyên ngành sẽ theo học từ năm thứ III Tại đây, SV có dịp gặp gỡ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các cựu sinh viên Khoa Ngữ văn Đức Trong khuôn khổ các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho SV còn có những chuyến tham quan thực tế tại các công ty liên quan đến tiếng Đức ở
TP.HCM để SV có cơ hội trải nghiệm, tận mắt chứng kiến môi trường và điều kiện làm việc tương lai của một cử nhân ngành Ngôn ngữ Đức Qua đó, SV có cơ hội tự tìm hiểu về những yêu cầu cụ thể liên quan đến công việc từ phía nhà tuyển dụng cũng như những chích sách đãi ngộ của công ty dành cho nhân viên của mình
Trang 7Năm III: Tọa đàm chuyên về Cơ hội nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục liên quan đến
tiếng Đức, cụ thể là tại viện Goethe TP.HCM và tại Đại học Việt Đức Trong buổi
này, các cơ sở giáo dục liên quan đến tiếng Đức giới thiệu, cung cấp cho SV thông tin
cụ thể về cơ hội việc làm, yêu cầu tuyển dụng và cơ hội học tập chuyên sâu trong và ngoài nước khi làm việc tại các cơ sở này, thông qua đó, SV có thêm thông tin về cơ hội việc làm trong mảng đào tạo tiếng Đức trong tương lai Để đảm bảo SV có nền tảng kiến thức vững vàng trước khi bước vào năm thứ tư, Khoa sẽ tổ chức lớp tập
huấn Phương pháp và kỹ năng cần thiết cho kỳ thi chứng chỉ B2 quốc tế (của viện
Goethe hoặc ÖSD) nhằm trang bị cho SV những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt kết quả tốt Lớp ôn luyện sẽ được mở vào thời gian hè theo kế hoạch của Khoa Tổ
chức chuyên đề và tập huấn về Phương pháp viết báo cáo Khoa học bằng tiếng Đức
do chuyên gia DAAD thực hiện, dành cho SV năm 3 tham gia nghiên cứu khoa học và tất cả các SV năm 4 để chuẩn bị viết khóa luận tốt nghiệp
Cuối năm III/ đầu năm IV: Chương trình Ngày hội việc làm Để chuẩn bị cho sự kiện
này, SV phải tham gia Tập huấn kỹ năng xin việc, giúp SV có được những hành trang
cần thiết khi đi xin việc như cách viết hồ sơ xin việc, kinh nghiệm về phỏng vấn, văn hóa công sở Tại sự kiện, SV được gặp gỡ, chủ động tìm hiểu yêu cầu công việc và được nhà tuyển dụng phỏng vấn trực tiếp Qua đó, SV năm 4 sắp ra trường tìm kiếm
cơ hội việc làm cũng như những định hướng cho công việc cụ thể trước khi tốt nghiệp, trong khi SV năm ba có cơ hội tìm cho mình một vị trí thực tập phù hợp Ở năm 4 có
lớp tập huấn Phương pháp và kỹ năng cần thiết cho kỳ thi chứng chỉ C1 quốc tế (của
Viện Goethe hoặc ÖSD) là dịch vụ cho SV năm cuối nhằm trang bị những kiến thức
và kỹ năng cần thiết để đạt kết quả tốt trong kỳ thi này Lớp ôn luyện sẽ được mở vào thời gian cuối năm 4, trước khi SV tốt nghiệp
3.3 Các ho ạt động dự án và nghiên cứu khoa học, giao lưu quốc tế dành cho sinh viên
3.3.1 Các ho ạt động dự án và nghiên cứu khoa học
Các hoạt động dự án chính là sự hiện thực hóa phương pháp giao tiếp định hướng hành động, được chia thành hai mảng: (1) những dự án gắn với các học phần trong giai đoạn chuyên ngành, giúp SV ứng dụng những nội dung đã học vào thực tiễn bên ngoài giờ
học và thể hiện sự năng động, sáng tạo cũng như rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc tương lai SV cũng học cách đánh giá quá trình thực hiện (chứ không chỉ đánh giá kết quả) các dự án và học hỏi không chỉ từ những thành công mà
cả những khó khăn cũng như thất bại; và (2) những dự án do các GV bản ngữ thực
hiện cùng với SV, thường mang tính quốc tế vì dự án kết nối với SV học tiếng Đức ở các nước trong khu vực và cả với SV Đức Đây là những dự án rất ý nghĩa nên thu hút nhiều SV tham gia
Ngay từ năm thứ 3, những SV khá giỏi sẽ được khuyến khích thực hiện chung đề tài NCKH hoặc tham gia đề tài với các GV Đây là bước đầu để SV làm quen với hoạt động này để qua đó SV mạnh dạn tham gia NCKH trong năm 4 cũng như đăng ký viết khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Đức Khoa có chính sách cụ thể hỗ trợ cả về chuyên
Trang 8môn lẫn kinh phí cho GV và SV chương trình CLC tham gia NCKH, vì đây là mảng quan trọng cho thấy sự khác biệt giữa chương trình đào tạo đại trà với chương trình đào tạo CLC
3.3.2 Các ho ạt động giao lưu quốc tế dành cho sinh viên
Giao lưu quốc tế cũng là một trong những hoạt động làm tăng tính hấp dẫn của chương trình đào tạo CLC SV chương trình CLC có cơ hội tham gia các buổi giao lưu văn hóa
với các đoàn khách Đức (do Hội Đức-Việt, do các công ty du lịch gửi đến hoặc từ các
ban nhạc nổi tiếng của Đức) đến thăm Trường, Khoa và giao lưu với GV, SV của Khoa Tương tự, các đoàn SV đến từ các đại học đối tác cũng tổ chức những chuyến
tham quan học tập (Studienreise) tại TP.HCM Trong nội dung học tập luôn có những
buổi workshop được tổ chức chung với SV của Khoa hoặc những hoạt động do SV của Khoa tổ chức cho sinh viên trường bạn Tất cả những hoạt động giao lưu này tạo ra
những tình huống thực tiễn tại chỗ để SV thường xuyên trau dồi và ứng dụng những
kỹ năng đã học
Từ năm 2, SV có thể tham gia chương trình trại hè quốc tế tiếng Đức dành cho SV các
nước Đông Nam Á, nhằm rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng chuyên môn thông qua những khóa học trong chương trình và giao lưu văn hóa trong thời gian diễn ra trại
hè mà SV được hỗ trợ một phần kinh phí tham dự Bên cạnh đó, chương trình học kỳ
mùa hè dành cho SV tiếng Đức ở Đông Nam Á được tổ chức luân phiên ở nhiều nước trong khu vực có giảng dạy tiếng Đức, kéo dài hơn chương trình trại hè, mang tính học thuật cao hơn và SV được hỗ trợ toàn bộ chi phí tham gia chương trình này Những
hoạt động giao lưu quốc tế này giúp SV “cọ sát” với những SV học tiếng Đức trong khu vực để không chỉ học hỏi mà còn được tiếp thêm động lực để đạt kết quả tốt hơn Các chương trình trao đổi SV 1 học kỳ hoặc chương trình 3+2 với các đại học Đức cũng tăng thêm tính hấp dẫn của chương trình CLC, giúp SV trải nghiệm môi trường đại học Đức và trau dồi kỹ năng ngôn ngữ Đức để đạt chuẩn C1
3.4 C ơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo chất lượng cao
Để chất lượng đào tạo đạt chuẩn đầu ra như mong đợi, không thể không nhắc đến tầm quan trọng của cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ đào tạo Các lớp chương
trình đào tạo CLC được học trong những phòng học tiêu chuẩn và đảm bảo những điều kiện theo yêu cầu của phương pháp giảng dạy Cụ thể là phòng học được trang bị bàn ghế rời, đủ rộng cho các hoạt động nhóm, thuận tiện di chuyển để có thể bố trí, sắp xếp theo nhiều hình thức khác nhau (theo hình chữ U, theo các nhóm, theo cặp, theo cá nhân hoặc không gian mở cho cả nhóm) tạo điều kiện tương tác cao giữa GV với SV cũng như giữa SV với nhau và đáp ứng các dạng hoạt động diễn ra trong lớp học để đạt được mục tiêu mong đợi Không gian lớp học rộng rãi để GV có thể đến từng bàn của SV hỗ trợ khi cần thiết Hơn nữa, phòng học còn được trang bị bảng tương tác thông minh, máy chiếu, camera quay vật thể, loa, bảng viết và bảng ghim, đảm bảo cho việc giảng dạy, những bài tập luyện tính huống, sắm vai diễn ra sinh động và lôi cuốn người học
Trang 9Thư viện đa phương tiện và phòng đọc, phòng tự học cũng thuộc vào cơ sở vật chất cần thiết cho việc đào tạo CLC Chính trong không gian tự học này, sinh viên CTĐT CLC được tiếp cận nguồn học liệu phong phú từ Thư viện của Khoa với hơn 2.500 đầu sách chuyên ngành và 300 đĩa CDs, DVDs cũng như file nghe, nghe nhìn Cộng với nguồn học liệu phong phú từ Thư viện ĐHQG-HCM (có thể truy cập trực tuyến) và Thư viện của Trường ĐH KHXH&NV, SV CTĐT CLC được hỗ trợ tốt nhất các tài nguyên học tập để đạt kết quả cao
Như vậy, có thể thấy các định hướng đào tạo CLC ngành Ngôn ngữ Đức tập trung vào
bốn điểm chính: (1) nâng chuẩn đầu ra để mở rộng lĩnh vực nghề nghiệp và đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động; (2) nâng cao chất lượng thể hiện qua việc đẩy
mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học SV; (3) tập trung nhiều hơn nữa mảng thực tập
và thực hành để đảm bảo đầu ra đồng bộ cho toàn thể SV tham gia chương trình; và (4) tăng nhiều dịch vụ hỗ trợ người học nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra
4 M ột số gợi mở và đề xuất cho công tác quản lý chương trình đào tạo chất lượng cao các ngành Khoa h ọc xã hội và Nhân văn
Để CTĐT CLC ngành Ngôn ngữ Đức nói riêng và các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn nói chung phát huy hiệu quả tối ưu, cần cải tiến công tác quản lý, cụ thể là khâu xây dựng và tổ chức đào tạo, đội ngũ GV cũng như đội ngũ hỗ trợ và cơ sở vật
chất
4.1 V ề xây dựng và tổ chức đào tạo
Về xây dựng CTĐT, cần định kỳ cập nhật CTĐT sau khi tham khảo ý kiến các bên liên quan được khảo sát 2 năm/lần, kể cả ý kiến của SV, cựu SV và nhà tuyển dụng Không chỉ cập nhật nội dung chương trình liên quan đến kiến thức, mà cả các kỹ năng
được lồng ghép trong từng môn học Ngoài ra, đối với những môn học định hướng nghề sau khi ra trường, nên mời các nhà tuyển dụng giảng dạy một số buổi hoặc một
số chuyên đề để nội dung giảng dạy sát với thực tế công việc mà SV có thể lựa chọn Các môn học tự chọn đa dạng cần được định kỳ xem xét, bổ sung và cập nhật theo định hướng đa dạng của SV chương trình CLC và thị trường lao động, có thể xem xét tính liên thông ngang giữa các CTĐT trong Trường hay trong ĐHQG-HCM, mở rộng nhiều chương trình ngoại khóa, giao lưu cho SV
Về tổ chức đào tạo, các lớp chương trình CLC, đặc biệt là chương trình ngoại ngữ không nên quá 25 SV Theo quy định thì lớp không quá 30 SV đối với thảo luận nhóm
và không quá 15 SV đối với thực hành, nhưng khó xác định ranh giới giữa thảo luận nhóm và thực hành Trong dạy ngoại ngữ, thảo luận nhóm cũng là hình thức thực hành ngoại ngữ Do đó, cần có quy định quy thể hơn dành riêng cho khối ngoại ngữ
Mỗi khoa nên tạo một hồ sơ học tập (Studienprofile) cho từng SV để theo dõi tiến độ
học tập cá nhân xuyên suốt chương trình học, cụ thể là theo dõi trình độ ngôn ngữ Ví
dụ như tiếng Đức, sau mỗi học kỳ, SV phải đạt một trình độ nhất định theo Khung tham chiếu châu Âu Ngoài ra, hồ sơ học tập cũng giúp SV biết rõ năng lực của mình
và tự điều chỉnh kịp thời Giờ tiếp SV hàng tuần rất quan trọng và nên được tổ chức ở
Trang 10tất cả các môn học Khoa cần thường xuyên xem xét kỹ các kết quả khảo sát ý kiến
phản hồi của SV về các môn học để có biện pháp điều chỉnh cần thiết và phát hiện
những vấn đề quan trọng để chủ động điều tra cụ thể hơn với từng lớp học Khoa có CTĐT CLC cũng phải chủ động thực hiện nhiều hình thức lấy ý kiến phản hồi qua
những kênh khác từ SV, có thể cả từ phía phụ huynh và giải đáp mọi thắc mắc cho SV, lưu ý tính cá nhân hóa và quan tâm đến ý kiến của từng SV của lớp CLC
4.2 V ề đội ngũ giảng viên và dịch vụ hỗ trợ sinh viên
Các khoa có CTĐT CLC cần có kế hoạch bổ sung đội ngũ GV cơ hữu, đảm bảo đội ngũ này được bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thường xuyên Đối với các ngành ngoại ngữ, cố gắng duy trì một số lượng nhất định các GV bản ngữ Các khoa đào tạo CLC cũng cần cam kết các dịch vụ hỗ trợ SV theo hướng cá nhân hóa,
GV chủ nhiệm, trợ giảng và Cố vấn học tập cần theo dõi từng SV theo lớp/môn học
mà mình phụ trách giám sát/hỗ trợ Đội ngũ giảng dạy và tư vấn nên phối hợp các hình
thức trao đổi tương tác trực tiếp tại lớp học, văn phòng khoa vào giờ tiếp SV cũng như qua các phương tiện mạng và kỹ thuật số, thậm chí có thể bố trí cả giờ phụ đạo khi cần thiết theo tinh thần lấy người học làm trung tâm
Cần xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ hỗ trợ CTĐT CLC như trợ giảng, GV chủ nhiệm, Cố vấn học tập cụ thể Mỗi cán bộ này phải có sổ tay họp lớp, theo dõi tiến bộ
của SV, sổ tay tư vấn SV và định kỳ họp cũng như báo cáo tình hình với Ban Chủ nhiệm Khoa và Bộ phận theo dõi CTĐT CLC của Trường Từ đó, Trường và Khoa cũng như từng cá nhân sẽ có những điều chỉnh cần thiết kịp thời, xây dựng bộ câu hỏi FAQs (frequently asked questions) để sử dụng lâu dài cho các lớp CLC, tăng cường
dịch vụ hỗ trợ NCKH trong SV chương trình CLC
4.3 V ề cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện
Nhà trường cần cải tiến kịp thời cơ sở vật chất, thư viện hiện tại để đáp ứng yêu cầu chuyên môn từng ngành học, có thể chia thành phòng học ngoại ngữ, phòng học các môn xã hội và nhân văn Trường cũng nên phối hợp cùng với các khoa tăng cường các chương trình tự học ngoài giờ học bằng video, chiếu phim, kịch để SV thường xuyên trau dồi kỹ năng ngôn ngữ Các phòng đa phương tiện cần được đầu tư trang thiết bị,
phần mềm theo đặc thù yêu cầu từng ngành học Muốn vậy, bộ phận quản trị thiết bị trường cần có cuộc họp định kỳ với các khoa có CTĐT CLC để lấy ý kiến đề xuất theo nhu cầu của các khoa Nhưng phương tiện đơn giản như Flipchart, giấy bút màu, ghim các loại, máy in,… cũng nên được trang bị đầy đủ cho các phòng học CLC Về lâu dài nên bố trí các phòng chuyên biệt cho từng khoa để các khoa có thể trang trí theo đặc thù ngành học tạo không gian sinh động thúc đẩy động cơ học tập
5 K ết luận
Trong xu hướng lấy người học làm trung tâm và hội nhập quốc tế, không thể không liên tục đánh giá và điều chỉnh các chương trình, hoạt động và dịch vụ đào tạo CLC CTĐT CLC trình độ cử nhân ngành Ngôn ngữ Đức đã đưa ra lộ trình nâng cao chất lượng toàn diện để giúp SV tốt nghiệp đạt được kỳ vọng mong muốn đặc biệt là đối