1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh

235 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Bảo Trợ Của Giáo Hội Công Giáo Cho Nhóm Mẹ Đơn Thân Tại Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Vũ Mạnh Quân
Người hướng dẫn GS.TS. Trịnh Duy Luân
Trường học Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 235
Dung lượng 2,79 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu (11)
  • 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (14)
  • 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu (15)
    • 5.1. Phương pháp luận (15)
    • 5.2. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 6. Những đóng góp của luận án (24)
  • 7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu (26)
  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (27)
    • 1.1. Những nghiên cứu quốc tế (27)
    • 1.2. Những nghiên cứu trong khu vực (37)
    • 1.3. Những nghiên cứu trong nước (43)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (47)
    • 2.1. Một số khái niệm cơ bản (47)
      • 2.1.1. NMĐT tại Mái ấm thuộc TGP TPHCM (47)
      • 2.1.2. Hoạt động bảo trợ của GHCG (50)
      • 2.1.3. Hoạt động bảo trợ của GHCG cho NMĐT tại TGP TPHCM (55)
      • 2.1.4. Giáo hội Công giáo (GHCG) (58)
    • 2.2. Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận nghiên cứu (58)
    • 2.3. Các nhóm yếu thế và chính sách trợ giúp xã hội ở Việt Nam (65)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ CỦA GHCG (73)
    • 3.1. Địa bàn nghiên cứu (73)
    • 3.2. Giáo hội với phẩm giá con người và sứ mệnh bảo vệ sự sống (76)
    • 3.3. GHCG tại TGP TPHCM và các hoạt động Bác ái xã hội (78)
      • 3.4.1. Xuất xứ và “xuất thân” đa dạng của những NMĐT (83)
      • 3.4.2. Lược sử bốn Mái ấm trong nghiên cứu (85)
      • 3.5.1. Đặc điểm cơ cấu mẫu nghiên cứu nhóm NMĐT (90)
      • 3.5.2. Hoàn cảnh dẫn đến quyết định làm mẹ đơn thân (93)
      • 3.5.3. Những khó khăn trong quá trình mang thai trước khi vào Mái ấm (96)
      • 3.5.4. Những khó khăn trong quá trình mang thai khi sống trong Mái ấm (98)
      • 3.5.5. những Về nguồn giúp đỡ NMĐT ngoài sự bảo trợ của các Mái ấm (0)
    • 3.6. Các dạng thức hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT (101)
      • 3.6.1. Tiếp nhận (102)
      • 3.6.2. Chăm sóc thể chất, tinh thần và hỗ trợ kỹ năng sinh kế (106)
      • 3.6.3. Kết nối và tái hòa nhập cộng đồng (124)
  • CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO DÀNH CHO NHÓM NMĐT TẠI TỔNG GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (138)
    • 4.1. Nhận thức của GHCG tại TGP TPHCM về hoạt động bảo trợ dành cho NMĐT (138)
      • 4.1.1. Những hoạt động khó khăn nhưng đầy ý nghĩa (138)
      • 4.1.2. Những hoạt động hỗ trợ rất thiết thực đối với mỗi NMĐT (141)
      • 4.1.3. Những hoạt động kết nối mọi người trong hạnh phúc (142)
    • 4.2. Nhận thức của NMĐT về hoạt động của Mái ấm (143)
      • 4.2.1. Cảm nhận của chị em về người phụ trách Mái ấm (143)
      • 4.2.2. Cảm nhận về bản thân, về bầu không khí chị em trong Mái ấm (144)
      • 4.2.3. Cảm nhận của chị em về không gian sinh hoạt trong Mái ấm (145)
      • 4.2.4. Định hướng của NMĐT sau khi sinh con và rời khỏi Mái ấm (146)
    • 4.3. Đánh giá của các bên liên quan về hoạt động bảo trợ của GHCG cho NMĐT (151)
      • 4.3.1. Sự nhận biết của công chúng về hoạt động bảo trợ NMĐT (151)
      • 4.3.2. Thái độ của một số nhóm xã hội (156)
      • 4.3.3. Ý kiến từ đại diện các bên liên quan (167)
      • 4.3.4. Thông tin từ truyền thông (177)
    • 4.4. Ý nghĩa xã hội và các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo trợ (180)
      • 4.4.1. Ý nghĩa xã hội (180)
      • 4.4.2. Một số đề xuất của các nhóm xã hội về hoạt động bảo trợ NMĐT (181)
    • 1. KẾT LUẬN (188)
    • 2. KHUYẾN NGHỊ (191)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (199)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhHoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh

Lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu

Sau gần 50 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội Đất nước từng bước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tích cực hội nhập, mở rộng quan hệ với cộng đồng quốc tế, với nỗ lực nâng cao toàn diện đời sống cho mỗi gia đình, đồng thời hạn chế nhiều vấn đề và thách thức mới do cơ chế thị trường và lối sống thực dụng gây ra. Những tác động tiêu cực đó đã ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống tốt đẹp, khiến không ít gia đình - một thiết chế xã hội quan trọng - không còn là môi trường an toàn và gắn kết các thành viên, do các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, người già, có chiều hướng gia tăng với nhiều hệ lụy khó lường.

Một trong những nguyên nhân của thực trạng xã hội nêu trên là tình trạng ly thân, ly hôn, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân, và đặc biệt là tình trạng phụ nữ trẻ mang thai và sinh nở ngoài ý muốn vì nhiều lý do khác nhau và họ buộc phải nuôi con một mình Nhóm phụ nữ này đang đối mặt với nhiều rủi ro và là một trong những nhóm yếu thế đặc biệt Trong khi đó, họ lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, cũng như các giải pháp và chính sách hỗ trợ cụ thể từ các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội chính thức nói riêng , các đoàn thể xã hội nói chung giúp họ vượt qua những thách thức tâm lý, tình cảm và định kiến xã hội. Hơn thế nữa, họ phải đối mặt với sự kỳ thị từ truyền thống gia đình, văn hóa cộng đồng, sự túng thiếu tài chính, do khó khăn sinh kế và hòa nhập xã hội khi quyết định sinh nở và chấp nhận nuôi con Những phụ nữ này thường được truyền thông gọi tên là những NMĐT (NMĐT).

Giáo hội Công giáo (GHCG) tại Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (TGP TPHCM) bên cạnh các hoạt động thiện nguyện, đã và đang thực hiện đối với các nhóm xã hội yếu thế như người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, người khuyết tật, trẻ mồ côi… cũng đặc biệt quan tâm và nhanh chóng dành sự hỗ trợ nhóm NMĐT qua việc thiết lập nhiều mô hình “Mái ấm” trong TGP.

Khi hành động như vậy, GHCG tại TGP TPHCM đã nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Đã có các hoạt động hỗ trợ cụ thể nào cho nhóm yếu thế này, qua các Mái ấm? Những hoạt động này có ý nghĩa như thế nào với GHCG tại TGP TPHCM, với nhóm NMĐT cũng như với toàn xã hội ? Chiều cạnh “mới” của vấn đề này có thể được quan sát từ nhiều góc độ: ở khía cạnh đối ngoại, khi mà hiện trạng NMĐT xuất hiện và ngày càng gia tăng, thì GHCG tại TPHCM cũng khẩn trương, tình nguyện đón nhận họ; chấp nhận một thực tế rất khó xử, không chỉ do những yếu tố trái với Giáo lý của GHCG mà còn tiềm ẩn đầy gian nan, thử thách Ở khía cạnh đối nội, GHCG tại TGP TPHCM sẽ phải đối mặt với nhiều “mâu thuẫn” chồng chéo trong giáo huấn của mình; phải trực diện với đường hướng, chính sách dân số của nhà nước hiện nay Từ đó, việc tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành động cụ thể của các cá nhân và tổ chức thuộc GHCG tại TGP TPHCM đối với nhóm NMĐT và các tương tác xã hội có liên quan đến vấn đề này quả thực là một chủ đề nghiên cứu mới, đáng quan tâm.

Trước thực trạng nóng bỏng tính “thời sự” này, cùng với những băn khoăn, thao thức của bản thân, Nghiên cứu sinh chọn vấn đề “ Hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh ” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích thực trạng các hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT trên địa bàn TGP TPHCM và nhận thức xã hội của các thiết chế và các nhóm xã hội về hoạt động này Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực và hiệu quả của hoạt động bảo trợ này.

 Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm

- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về nguyên nhân và động lực thúc đẩy GHCG thực hiện các hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT.

- Tiến hành khảo sát thực trạng, phân tích định lượng và định tính về hoạt động bảo trợ của GHCG đối với nhóm NMĐT tại TGP TPHCM.

- Phân tích nhận thức và ý kiến đánh giá của các bên liên quan trong hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM dành cho nhóm NMĐT.

- Đề xuất một số khuyến nghị đối với GHCG và các bên liên quan nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

- Các hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM dành cho nhóm NMĐT tại các Mái ấm trong TGP TPHCM.

- Nhóm NMĐT đang sinh sống trong các Mái ấm được bảo trợ bởi GHCG tại TGP TPHCM.

- Thành viên của GHCG tham gia vào hoạt động bảo trợ, bao gồm các Linh mục, các Tu sĩ nam nữ, các cộng tác viên, và các tình nguyện viên.

- Đại diện của các bên liên quan, bao gồm chính quyền địa phương, tổ chức xã hội, và người dân.

Bao hàm các hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT tại các Mái ấm ở TGP TPHCM:

- Nhóm NMĐT là những sản phụ trẻ đơn thân “vượt cạn”, với thai nhi không được chấp nhận, là những chị em từ quê lên phố mưu sinh, tình duyên trắc trở, mang thai không được thừa nhận, không nơi nương tựa, tuyệt vọng, bế tắc, cảm thấy bị loại trừ…

- Các hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT tại các Mái ấm ở TGP TPHCM, nơi được thiết lập để cưu mang những người mẹ này với mục tiêu bảo trợ họ trong thai kỳ, họ được cung cấp một môi trường sống an lành và đầy đủ các tiện nghi cơ bản như ăn ở, sinh hoạt, y tế và giáo dục, đáp ứng nhu cầu tối thiểu hàng ngày của họ và trẻ sơ sinh Họ cũng được tư vấn, trị liệu tâm lý giúp giải tỏa phần nào những khó khăn và áp lực trong cuộc sống, đồng thời kiến tạo một môi trường thân thiện để chính họ giúp đỡ lẫn nhau Nơi đây còn cung cấp các khóa học và đào tạo về kỹ năng sống và nghề nghiệp cho những NMĐT này, giúp họ có được các kỹ năng cần thiết để tự lập và tạo lập nguồn thu nhập ổn định sau khi sinh con.

Bao gồm các Mái ấm tại TPHCM và tỉnh Đồng Nai Cụ thể, các Mái ấm được nghiên cứu là Mái ấm Mai Linh, Mái ấm Mai Tâm, Nhà tình thương Giê ra đô ở TPHCM và Mái ấm Mai Tiến tại tỉnh Đồng Nai Cả 2 tỉnh, thành này về địa giới tôn giáo đều thuộc về TGP TPHCM.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi 1: động lực nào thúc đẩy, chi phối và dẫn dắt các tổ chức, cá nhân thuộc GHCG tại TGP TPHCM thực hiện các hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT?

Câu hỏi 2: việc bảo trợ cho nhóm NMĐT tại các Mái ấm thuộc TGP TPHCM bao gồm những hoạt động nào? Nó mang lại ích lợi và ý nghĩa như thế nào cho những NMĐT và cho GHCG?

Câu hỏi 3: GHCG tại TGP TPHCM, nhóm NMĐT và cộng đồng có nhận thức, đánh giá như thế nào về hoạt động bảo trợ này?

Giả thuyết 1: tinh thần Bác ái Kitô giáo là động cơ chính thúc đẩy, chi phối và dẫn dắt các tổ chức, cá nhân thuộc GHCG tại TGP TPHCM thực hiện các hoạt động bảo trợ cho NMĐT.

Giả thuyết 2: những hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM dành cho nhóm NMĐT bao gồm: đón tiếp, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, kết nối họ trở lại với chính họ, với gia đình và với cuộc sống xã hội.

Giả thuyết 3: GHCG tại TGP TPHCM, nhóm NMĐT và cộng đồng có sự đồng thuận, nhất trí cao và đánh giá tích cực về hoạt động bảo trợ của GHCG tạiTGP TPHCM cho nhóm NMĐT.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Đề tài “Hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận

Thành phố Hồ Chí Minh” có trọng tâm nghiên cứu là “hoạt động bảo trợ” và những nhận định, đánh giá của các thành phần trong hoạt động này Từ đây, các nguyên lý, quan điểm và các lý thuyết tiếp cận được vận dụng để nhận diện, phân tích các mối quan hệ, sự tương tác qua lại giữa chủ thể và khách thể (GHCG – NMĐT).

Vì vậy, phương pháp luận cho đề tài luận án là quan sát tham dự các hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT như một tổng thể với nhiều chiều cạnh đa dạng Có những yếu tố nội tại, nằm trong bản chất các hoạt động này như: lý do,động cơ thúc đẩy, mục đích hướng tới… và những yếu tố ngoại cảnh như: hoàn cảnh sống, kinh tế, văn hóa, xã hội Cụ thể, NCS sẽ vận dụng các lý thuyết và cách tiếp cận sau:

- Lý thuyết Hành động xã hội, nhằm trả lời cho những câu hỏi tìm hiểu về động cơ, nguyên nhân dẫn đến việc khởi xướng các hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM cho nhóm NMĐT.

- Lý thuyết Hòa nhập và Tách biệt xã hội, hướng đến các hoạt động hỗ trợ cho nhóm NMĐT: việc làm, đào tạo, nhà ở, sức khỏe, giáo dục, dịch vụ xã hội, văn hóa và quyền công dân

- Lý thuyết Tương tác biểu trưng, tìm hiểu nguồn gốc xã hội của ý nghĩa các hoạt động bảo trợ, nảy sinh từ mối tương tác xã hội giữa các cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện cũng như đón nhận các hoạt động bảo trợ.

Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu và trả lời được những câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra trên đây, NCS sử dụng một số phương pháp sau đây:

Phương pháp này được vận dụng để khám phá và hiểu sâu về hoạt động bảo trợ của GHCG Việt Nam cho nhóm NMĐT tại TGP TPHCM; tìm hiểu các thông tin và văn bản liên quan đến các hoạt động bảo trợ, nhằm đánh giá ý nghĩa, hiệu quả tác động của chúng đối với NMĐT và GHCG Các tài liệu này bao gồm:

- Tài liệu về hoạt động của GHCG: bao gồm các báo cáo hành chính, thông tin của GHCG về hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT tại TGP TPHCM.

- Tài liệu về nhóm NMĐT: bao gồm các báo cáo nghiên cứu, về tình hình và hoàn cảnh sống của nhóm NMĐT tại TGP TPHCM.

- Tài liệu về Giáo lý, Học thuyết xã hội của GHCG bao gồm các văn kiện, hướng dẫn, sách báo… của GHCG.

Quá trình phân tích tài liệu trong nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau: thu thập, phân tích, đánh giá và đúc kết.

5.2.2 Phương pháp quan sát tham gia/quan sát tham dự

Phương pháp này cho phép NCS tiếp cận trực tiếp với hoạt động bảo trợ, tham gia và quan sát tại chỗ để hiểu sâu hơn về các tương tác giữa GHCG và

- Thiết lập quan sát: tìm hiểu về hoạt động bảo trợ của GHCG cho NMĐT tại TPHCM giúp NCS hội nhập vào các Mái ấm, trở thành thành viên hoạt động bảo trợ và tham gia vào các tương tác và sự kiện liên quan.

- Quan sát và ghi chú: NCS tập trung quan sát và ghi chép các hoạt động, tương tác và sự kiện trong hoạt động bảo trợ Ghi chú chi tiết và có hệ thống giúp phân tích và đưa ra những kết luận ý nghĩa sau này.

- Tương tác và tham gia: trực tiếp trong hoạt động bảo trợ cho phép NCS thấu hiểu sâu hơn về cảm nhận, ý kiến và trải nghiệm của mỗi thành viên Điều này mang lại cái nhìn sống động và sâu sắc cho đề tài nghiên cứu.

5.2.3 Phương pháp phỏng vấn định tính (113 thành viên)

Phương pháp phỏng vấn định tính trong luận án bao gồm các bước cơ bản sau:

-Lựa chọn các cá nhân tham gia: chọn những người có kiến thức và kinh nghiệm, đại diện cho nhóm NMĐT và các thành viên thuộc GHCG liên quan đến hoạt động bảo trợ.

- Tiến hành phỏng vấn với các cá nhân đã chọn, ghi âm, ghi chép trả lời của họ.

-Xử lý và phân tích dữ liệu: tổ chức và phân loại dữ liệu thu thập, tìm ra quan điểm, ý kiến và thông tin quan trọng Phân tích nội dung định tính và định lượng để xác định xu hướng, tương quan giữa các yếu tố trong dữ liệu Tập trung vào hiệu quả của hoạt động bảo trợ, ý kiến từ các bên liên quan.

5.2.4 Phương pháp khảo sát xã hội học (điều tra bằng bảng hỏi)

Quy trình bao gồm các bước sau:

- Thiết kế bảng hỏi: gồm các câu hỏi liên quan đến hoạt động bảo trợ của GHCG cho NMĐT, nhằm thu thập thông tin về hiệu quả và tác động của từng hoạt động đối với cuộc sống của NMĐT.

- Mẫu và quy trình chọn mẫu: xác định mẫu là nhóm NMĐT nhận sự bảo trợ từ GHCG tại TGP TPHCM.

- Thu thập dữ liệu: phân phát bảng hỏi cho từng thành viên trong mẫu và thu thập dữ liệu từ phản hồi của họ.

- Xử lý và phân tích dữ liệu: thu thập được từ bảng hỏi Tạo bảng, biểu đồ, tính toán tỉ lệ, đánh giá độ tin cậy và tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố.

- Mẫu nghiên cứu định tính là 113 thành viên như sau đây:

 Mái ấm Mai Linh: 25 NMĐT

 Nhà tình thương Giê ra đô: 15 NMĐT

 Mái ấm Mai Tiến: 30 NMĐT

 Mái ấm Mai Tâm: 5 NMĐT

 Phụ trách các Mái ấm: 10 người (3 Linh mục, 4 nữ tu, 3 công tác viên).

 Chính quyền các cấp, ban ngành: 5 người

 Người dân xung quanh các Mái ấm: 20 người

 Tôn giáo bạn: 3 người (Phật giáo, Cao đài, Tin lành)

- Nghiên cứu này áp dụng các lý thuyết xã hội học như Tương tác biểu trưng, Hành động xã hội, Hòa nhập và Tách biệt xã hội Nhóm NMĐT được xem là đối tượng chịu ảnh hưởng của một mạng lưới gồm 4 yếu tố quan trọng: hệ thống chính trị, tôn giáo, văn hóa và xã hội Những mối quan hệ này tạo nên cấu trúc toàn bộ đời sống và ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người Nhận thức xã hội về hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT được thể hiện thông qua các tương tác trong hệ thống này Ngoài việc sử dụng bảng hỏi, NCS cũng tiến hành phỏng vấn và thảo luận với đại diện của các tổ chức xã hội và người dân để khảo sát tương quan giữa nhóm NMĐT và các yếu tố trên theo cơ cấu sau đây:

Bảng 1.1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu các nhóm xung quanh NMĐT

Nam Nữ Công giáo Phật giáo Tin lành Không tôn giáo

1 Cán bộ, giáo viên, công nhân viên 172 50 112 94 24 0 54

2 Sinh viên, học sinh PTTH 318 88 230 284 9 1 24

3 Trí thức (NCS, CH ngành XHH, CSC) 56 17 39 3 4 0 49

5 Phụ huynh, người lân cận các Mái ấm 119 64 56 111 0 0 9

Nguồn: Khảo sát mẫu tại các Mái ấm Tháng 12/2017

- Cuối cùng, mẫu khảo sát được xác định dựa trên các đặc điểm nhân khẩu xã hội của nhóm nghiên cứu - những NMĐT Phương pháp sử dụng là bảng hỏi, và mẫu bao gồm 598 NMĐT trong 4 “Mái ấm” trên toàn bộ địa bàn TGP TPHCM (xem 3.1 Địa bàn nghiên cứu).

Bảng 1.2.Cơ cấu mẫu khảo sát theo một số đặc điểm nhân khẩu xã hội của NMĐT

Các đặc điểm N % Các đặc điểm N %

NGUỒN GỐC CƯ TRÚ NGHỀ NGHIỆP

Nông thôn 471 78,8% Công nhân, viên chức 343 57,3%

TÔN GIÁO Lao động tự do 50 8,6%

Không tôn giáo 204 34,1% Nông dân 10 1,7%

NHÓM TUỔI Nhân viên y tế 7 1,2%

19-24 tuổi 294 49,16% THU NHẬP TRUNG BÌNH/THÁNG

Từ 25 tuổi trở lên 183 30,77% Trên 5 triệu 132 22,07%

Không biết chữ 7 1,17% Dưới 3 triệu 12 2,01%

Tiểu học 31 5,18% Không có thu nhập 169 28,26%

Trung học cơ sở 244 40,8% TÌNH TRẠNG GIA ĐÌNH BỐ MẸ

Trung học phổ thông 276 46,15% Gia đình còn đủ cha mẹ 374 62,5%

Trung cấp 6 1% Chỉ còn cha 40 6,7%

Cao đẳng 19 3,18% Chỉ còn mẹ 43 7,2% Đại học 14 2,34% Cha mẹ ly thân, ly hôn 141 23,6%

DÂN TỘC QUY MÔ GIA ĐÌNH

Nguồn: Khảo sát mẫu tại các Mái ấm Tháng 12/2017

 Với các nhóm xung quanh NMĐT được lựa chọn để khảo sát ở bảng trên

Các nhóm được lựa chọn để khảo sát đều có mối liên hệ gần gũi với nhómNMĐT Các cán bộ trong lĩnh vực y tế, giáo dục và chính quyền địa phương thường gặp gỡ NMĐT trong môi trường làm việc Thanh niên đã đi làm, công nhân trong các khu công nghiệp, sinh viên và học sinh phổ thông cũng là những nhóm có khả năng xuất hiện những NMĐT Ngoài ra, các nhóm như sinh viên thần học, nhân viên công tác xã hội, các nhóm này thường hiện diện gần hoặc trong khu vực có các Mái ấm của GHCG.

Tuy nhiên, vì sự kín đáo của các Mái ấm, số lượng người biết về chúng trong các nhóm này hầu như chỉ là những người Công giáo, đặc biệt là những người trẻ tuổi biết đến nhiều hơn Người ngoài đạo Công giáo cũng ít biết về Mái ấm, trừ những người có con cái hoặc người thân ở đó.

Sau các thăm dò và khảo sát ban đầu, NCS đã lựa chọn 4 Mái ấm được thành lập vào các thời điểm khác nhau trong vòng một thập kỷ Các Mái ấm này có số lượng chị em đáng kể và đặc trưng, đại diện cho toàn bộ các Mái ấm trong khu vực. NCS đã lựa chọn những NMĐT từ các Mái ấm này trong các năm 2015, 2016 và

2017 để tiến hành khảo sát chính thức.

Những đóng góp của luận án

- Nghiên cứu này điền vào khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội về vấn đề NMĐT đang được xã hội quan tâm, trong khi những nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT này vẫn còn hạn chế.

- Nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quan về các hoạt động bảo trợ cho NMĐT trong và ngoài nước Điều này mang lại thông tin quan trọng và giá trị, để hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại và các hướng phát triển trong lĩnh vực này.

- Nghiên cứu mở ra khả năng tham gia tích cực và hiệu quả của các thiết chế tôn giáo trong việc hỗ trợ các nhóm xã hội yếu thế mà chính sách xã hội chưa thể đáp ứng đầy đủ Điều này cho thấy vị trí và vai trò của tôn giáo như một nguồn lực quan trọng, đóng góp tích cực vào hệ thống an sinh và công tác xã hội trong ngoài nước.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

- Gợi mở các hướng nghiên cứu mới về Xã hội học tôn giáo và Xã hội học dư luận xã hội, đặc biệt về vai trò của thiết chế tôn giáo trong lĩnh vực an sinh và công tác xã hội tại Việt Nam.

- Áp dụng các lý thuyết Hành động xã hội, Tương tác biểu trưng, Hòa nhập và Tách biệt xã hội, một cách cụ thể và thiết thực trong việc nhận diện và phân tích các biến số trong đề tài.

- Đây là một thử nghiệm nghiên cứu được thực hiện dưới hình thức trưng cầu ý kiến và khảo sát nhận thức về thực trạng xã hội của một hiện tượng đang được quan tâm rộng rãi trong thời đại hiện nay.

- Nhận diện tổng thể về các hoạt động bảo trợ của GHCG xoay quanh vấn đề của nhóm NMĐT trong bối cảnh xã hội đang biến đổi.

- Đưa vấn đề chăm sóc NMĐT trong bối cảnh xã hội hiện đại trở thành vấn đề cấp thiết, từ đó thúc đẩy việc quan tâm và chú trọng đến các hoạt động bảo trợ, từ thiện của các tổ chức xã hội và cộng đồng dành cho nhóm NMĐT, nhóm yếu thế đặc biệt này.

Kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu và giảng dạy Xã hội học, Tâm lý học và các lĩnh vực tương tự khác.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Những nghiên cứu quốc tế

Có nhiều nghiên cứu về NMĐT trên thế giới đã được công bố Đặc biệt, trong các quốc gia có chính sách phúc lợi tiên tiến như Anh, Đức, Na-Uy và Pháp, các nghiên cứu về NMĐT rất đa dạng.

Trong tác phẩm “Alone Single mothers at the end of the modern age” của Klett- Davies Martina (2007), tác giả đã phỏng vấn 70 NMĐT sống ở nội thành Berlin và Luân Đôn So sánh cuộc sống của những NMĐT cùng con cái giữa hai xã hội Anh và Đức hiện nay, tác giả cho rằng xã hội công nghiệp hóa phương Tây đã và đang trải qua một sự biến đổi đầy kịch tính về cấu trúc gia đình từ những năm 1970 Gia đình hạt nhân đang giảm dần, tỉ lệ ly dị và sống thử đang tăng nhanh, phụ nữ có con ở độ tuổi muộn hơn và cũng có ít con hơn Tuy nhiên, sự biến đổi đáng chú ý nhất trong cấu trúc gia đình là số lượng gia đình đơn (cha/ mẹ) tăng nhanh Tuy thuật ngữ và quan niệm có một số khác biệt nhỏ, tác giả nhận thấy rằng phần lớn phụ nữ được phỏng vấn tại Anh xem mình là NMĐT, trong khi những phụ nữ tại Đức gọi mình là “Alleinerziehende” (người giáo dục đơn thân) Tuy nhiên, dù có khác biệt này, NMĐT vẫn là một nhóm đồng nhất, đối mặt với những khó khăn tương tự và tồn tại như một nhóm riêng biệt so với những nhóm phụ nữ khác hoặc các gia đình đầy đủ hai thành viên chính.

Trong tác phẩm của Klett-Davies Martina, một điểm đáng chú ý là tỉ lệ NMĐT có việc làm ở Đức cao hơn so với Anh (63% / 54% vào năm 2002) Đồng thời, tỉ lệ NMĐT làm việc toàn thời gian cũng cao hơn ở Đức so với Anh (65% / 40%) Có hai nguyên nhân chính để giải thích điều này.

Nguyên nhân đầu tiên liên quan đến trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của NMĐT Ở Đức, NMĐT thường có bằng cấp và có trình độ cao hơn so với NMĐT ở Anh Trong khi đó, NMĐT ở Anh thường phụ thuộc nhiều vào trợ cấp từ chính phủ Nguyên nhân thứ hai liên quan đến cách NMĐT xử lý và sắp xếp cuộc sống của mình, cũng như mối quan hệ với những người xung quanh, bất kể có hay không có sự hỗ trợ từ chính phủ Tác giả phân loại NMĐT thành ba nhóm dựa trên cách họ đối mặt với thực tế của mình và tương tác với xã hội xung quanh Các nhóm này bao gồm: nhóm tiên phong (pioneer) - những NMĐT cảm thấy hài lòng với tình hình hiện tại, nhóm đương đầu (coper) - những NMĐT luôn tin rằng tình hình của họ chỉ là tạm thời và có thể cải thiện, và nhóm đấu tranh (struggler) - những NMĐT cảm thấy bị ràng buộc và áp lực xã hội và không có sự lựa chọn. Điều này cho thấy tâm lý không ổn định và những thách thức mà NMĐT phải đối mặt trong quá trình mang thai, sinh con, nuôi dạy con cái và tham gia vào các hoạt động xã hội.

Tác giả Klett-Davies Martina còn đưa ra một số luận điểm quan trọng về việc so sánh và phân nhóm NMĐT trong các quốc gia châu Âu, và nghiên cứu “Sự giới hạn quyền lợi của những NMĐT Đan Mạch trong bối cảnh quốc tế” của Polakow Valerie, Halskov Therese và Jorgensen Per Schultz (2001) cũng đề cập đến những luận điểm này Trong nghiên cứu của Polakow và đồng nghiệp, cuộc sống khó khăn của NMĐT ở Đan Mạch đã được tìm hiểu, phân tích và so sánh với các quốc gia khác Nghiên cứu này cho thấy NMĐT ở Đan Mạch không chỉ phải đối mặt với khó khăn trong việc sinh kế và nuôi con, mà còn phải đấu tranh cho quyền lợi của chính họ và con cái, bởi quyền lợi xã hội của họ bị hạn chế Mang thai, sinh con và nuôi dạy con cái đã gây gián đoạn cho họ, làm họ phải nghỉ học và khó tìm được công việc ổn định trong tương lai Họ cũng bị xem như nhóm xã hội ngoài lề, bị loại trừ và không được công nhận Đáng chú ý là trong nghiên cứu này, Tác giả đưa ra các giải pháp nhằm giúp NMĐT thoát khỏi tình trạng nghèo đói thông qua việc tiếp cận giáo dục và đấu tranh cho sự hỗ trợ từ mạng lưới an sinh xã hội, bao gồm: quyền làm mẹ, quyền nuôi con, quyền học tập và quyền hưởng phúc lợi xã hội.

Trách nhiệm xã hội không chỉ thuộc về các nhóm thiệt thòi và gia đình của họ mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, từ góc độ trách nhiệm xã hội Điều này được nhấn mạnh trong nghiên cứu của Goodin (1985) về “Protecting the Vulnerable - A Re- Analysis of our Social Responsibilities” Nghiên cứu này khám phá vai trò của trách nhiệm xã hội trong các vấn đề liên quan đến đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cá nhân và tập thể Nghiên cứu này cung cấp nền tảng lý luận để tiếp cận và giải quyết các vấn đề của những nhóm thiệt thòi trong xã hội, nhấn mạnh rằng trách nhiệm xã hội không chỉ thuộc về cá nhân hay gia đình của những nhóm này mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Nghiên cứu “Single Mothers and Poverty in Costa Rica” của Anna Lucía Campos Mendivil và Ana Isabel Guerra năm 2017 nhấn mạnh tình trạng NMĐT và đói nghèo tại Costa Rica Dữ liệu từ Bảng điều tra quốc gia về thu nhập và chi tiêu năm 2014 kết hợp với cuộc khảo sát trực tiếp với 40 NMĐT tại San José cho thấy những điểm sau:

- Số lượng NMĐT tại Costa Rica: Khoảng 24% phụ nữ sống một mình tại Costa Rica là NMĐT Tỉ lệ này đang tăng do hôn nhân đồng tính, quan hệ trước hôn nhân, cùng với việc gia tăng số phụ nữ ly hôn hoặc chia tay.

- Tình trạng đói nghèo: Điều quan trọng là tình trạng đói nghèo ở NMĐT tại Costa Rica rất cao, với khoảng 42% sống dưới mức đói nghèo Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với tỉ lệ đói nghèo của toàn bộ dân số Costa Rica 67% không có việc làm ổn định 47% số NMĐT tại Costa Rica đang sống trong tình trạng nghèo kéo dài, gặp khó khăn trong việc duy trì nhà cửa và đảm bảo đủ thực phẩm cho con cái.

- Hỗ trợ từ chính quyền: nghiên cứu cho thấy chính phủ đã triển khai các chính sách hỗ trợ nhằm giảm tình trạng đói nghèo của NMĐT, bao gồm việc cung cấp tiền trợ cấp, chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí cho con em của họ.

- Khó khăn trong tìm việc làm: là một trong những khó khăn lớn nhất đối với NMĐT tại Costa Rica, đặc biệt khi họ không có trình độ học vấn cao hoặc kỹ năng nghề nghiệp đủ để tìm kiếm.

- Nghiên cứu này nhấn mạnh hiệu quả của giáo dục và trường học công trong việc thúc đẩy sự hoà nhập của các nhóm yếu thế, bao gồm cả NMĐT Điều này phù hợp với định hướng của UNESCO về giáo dục và giáo dục hoà nhập, bảo vệ khỏi sự loại trừ xã hội cho các đối tượng thiệt thòi như người khuyết tật, người nghèo, và người thiểu số.

Chuyển sang chiều cạnh tâm lý, Nghiên cứu “Maternal Depression and Adverse Birth Outcomes Among Single Mothers” của Susan G Sherman và Lillian Gelberg

(2014) tập trung vào mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm ở NMĐT và các hậu quả xấu về sinh nở Nghiên cứu này được thực hiện trên một nhóm phụ nữ đơn thân tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ đã đưa ra các kết luận quan trọng như sau:

- Tỉ lệ trầm cảm: trong số NMĐT là 34%, cao hơn so với tỉ lệ trầm cảm trong dân số nữ toàn cầu (từ 8% đến 20%) NMĐT mắc trầm cảm có nguy cơ gấp đôi trong những kết quả sinh nở không tốt: sinh non, trọng lượng cơ thể thấp và tử vong sơ sinh.

- Ảnh hưởng của yếu tố xã hội và kinh tế: khoảng 61% NMĐT trong nghiên cứu sống dưới mức đói nghèo Tỉ lệ NMĐT không có bảo hiểm y tế là 28% Tình trạng không có nhà ở ổn định và không đủ thu nhập để chi trả cho cuộc sống hàng ngày có liên quan đến mức độ trầm cảm cao và các kết quả sinh nở không tốt.

Những nghiên cứu trong khu vực

Trong những năm gần đây, NMĐT đã trở thành một hiện tượng đáng chú ý tại Hàn Quốc Vấn đề này được xem là một trong sáu vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nước này vào năm 2015 1 Sự thay đổi trong vai trò và vị trí xã hội của phụ nữ và hệ thống giáo dục được coi là nền tảng quan trọng cho sự thay đổi này Theo một bài báo của tạp chí Newsweek, giáo dục đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nữ quyền tại Hàn Quốc Vào những năm 1970, chỉ có khoảng 25% phụ nữ Hàn Quốc có thể tiếp cận giáo dục đại học Nhưng hiện nay, tỉ lệ này đã tăng lên 72%, đứng đầu thế giới Đại học nữ Ewha với khoảng 150.000 sinh viên nữ là trường đại học toàn nữ lớn nhất thế giới, tiếp theo là Đại học nữ Sookmyung Cả hai trường này đã có một lịch sử dài hơn một thế kỷ Cải cách hệ thống “hoju” (chủ gia đình) cũng đã góp phần giúp phụ nữ thoát ra khỏi giới hạn gia đình và có vị trí xã hội cao hơn Theo truyền thống hoju, đàn ông luôn là chủ gia đình và tất cả thành viên gia đình phải mang họ của người đàn ông đó Ngay cả góa phụ già cũng phải mang họ của con trai cả, và con cái của một bà mẹ ly dị không được xem là con của cha dượng Nhưng với việc xóa bỏ hệ thống hoju và việc ban hành một luật vào năm

1996 yêu cầu tối thiểu 30% quyền lợi cho phụ nữ trong cơ quan Nhà nước, HànQuốc đã vượt qua Nhật Bản quoc-20151224115326963.chn và nhiều nước châu Á khác về chính sách bình đẳng giới Với thực tế này, từ những năm 1990 trở đi, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề NMĐT tại Hàn Quốc. Các nghiên cứu này có thể được chia thành các nhóm chính bao gồm: nghiên cứu về tình trạng và nguyên nhân phát sinh của NMĐT; khó khăn, định kiến xã hội và mạng lưới hỗ trợ cho NMĐT; và nghiên cứu nhằm đề xuất chính sách xã hội để hỗ trợ NMĐT và con cái của họ (Nguyễn Thị Thu Vân, 2015).

Trong các công trình nghiên cứu giải thích nguyên nhân phát sinh và thực trạng của NMĐT tại Hàn Quốc, lại có hai quan điểm Một bên tiếp cận vấn đề từ góc độ vĩ mô - nhấn mạnh sự thay đổi của cấu trúc xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến phát sinh hiện tượng NMĐT Còn một bên thì tiếp cận vấn đề từ góc độ vi mô – nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố mang tính gia đình, cá nhân.

Các công trình ở nhóm thứ nhất có thể kể đến: Ahn Tae-yun và cộng sự trong

“Nghiên cứu về điều tra thực trạng gia đình ông bố bà mẹ đơn thân tỉnh Gyeonggi- do và phương án hỗ trợ” [2010], cũng cho rằng cùng với sự phát triển đa dạng của xã hội hiện đại và đô thị hóa, cấu trúc và chức năng của gia đình cũng có nhiều thay đổi, dẫn đến hiện tượng gia đình khuyết một thành viên như gia đình ly hôn, gia đình ông bố, bà mẹ có con ngoài giá thú v.v trong số các gia đình này thì số gia đình bà mẹ có con trong khi chưa kết hôn, quyết định nuôi con một mình chiếm 80%, họ gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tâm lý và mạng lưới quan hệ xã hội.”

Trong công trình của Son Hong-sook khi nghiên cứu về “Nguyên nhân phát sinh hiện tượng NMĐT và đề án dự phòng nhìn từ góc độ phúc lợi gia đình” [1995] cũng cho rằng sự biến đổi nhanh chóng của xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã ảnh hưởng tác động đến toàn bộ cấu trúc xã hội, khiến cấu trúc xã hội trải qua một quá trình biến đổi toàn diện Điều này không chỉ tác động đến mọi mặt của xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục mà còn ảnh hưởng làm thay đổi cả cách sống của mỗi cá nhân hay những quy phạm, giá trị trong cuộc sống gia đình, xã hội.

Có thể thấy rõ nét nhất là hiện tượng hỗn loạn của giá trị quan có liên quan đến hành vi tình dục của mỗi cá nhân, thể hiện ở những quy phạm và vai trò của tình dục Các giá trị, quan niệm truyền thống về tình dục đã dần trở nên yếu đi, thay vào đó là các quan điểm cởi mở hơn.

Các công trình ở nhóm thứ hai không nhắc đến những yếu tố mang tính xã hội, vĩ mô như đô thị hóa hay hiện đại hóa, sự biến đổi của cấu trúc xã hội ảnh hưởng đến nhận thức và lối sống của các thành viên trong xã hội đó Ngược lại, nhiều nhà nghiên cứu khác như Kim Geun-jo, Ahn Soon-teok [1985], Kim Han-shin [1984], Lee Jong- hwa [2005], Hoh Nam-soon [1985] lại tiếp cận vấn đề ở góc độ vi mô, cho rằng hoàn cảnh gia đình là nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc phát sinh hiện tượng NMĐT Các NCS nhận định một số lượng lớn NMĐT xuất thân từ các gia đình trong đó mối quan hệ giữa các thành viên không ổn định hoặc mâu thuẫn như: gia đình ly hôn, ly thân, gia đình khuyết bố hoặc mẹ Vì vậy, đã có nhiều trường hợp cố gắng tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn hoặc dựa vào tinh thần ở bên ngoài xã hội, nới lỏng về các mối quan hệ khác giới, từ đó có nhiều khả năng trở thành NMĐT Nhóm thanh thiếu niên với học lực và kiến thức về giới tính càng kém thì việc có thai trong độ tuổi này càng cao, thêm vào đó bạo lực tình dục hay việc bất đồng với cha mẹ, bỏ nhà đi lang thang hoặc sống xa cha mẹ, tạo điều kiện cho việc sống thử trước hôn nhân cũng là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ có thai và trở thành mẹ đơn thân ở độ tuổi này càng cao Tuy nhiên, gần đây, do sự gia tăng số lượng NMĐT và nhu cầu hỗ trợ cho họ, chính phủ đã đưa ra các chính sách xã hội hỗ trợ NMĐT.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Vân về “Vị thế của NMĐT trong xã hội Hàn Quốc hiện nay và liên hệ với thực tiễn Việt Nam” (2015) tập trung vào hai khía cạnh chính của chính sách xã hội của Hàn Quốc đối với NMĐT:

- Đầu tư và hỗ trợ nơi ở tạm thời: chương trình này bao gồm việc thành lập và vận hành các khu nhà tạm trú dành cho những gia đình thiếu một thành viên, bao gồm cả NMĐT và con cái của họ Mục đích là giúp họ giải quyết khó khăn về nhà ở và tạo điều kiện tự lập.

- Hỗ trợ vật chất cụ thể: bao gồm việc hỗ trợ tài chính cho việc nuôi con và miễn giảm học phí cho con cái của những gia đình hưởng chính sách này.

Hiện nay, Hàn Quốc có tám loại khu nhà tạm trú như vậy, trong đó có năm loại liên quan trực tiếp đến NMĐT Những khu nhà này hoạt động dựa trên quỹ hỗ trợ của chính phủ và do các tổ chức địa phương quản lý Ngoài ra, các NMĐT cũng có thể nhận được hỗ trợ từ các dự án phúc lợi xã hội do các tổ chức phi chính phủ, tôn giáo và doanh nghiệp tài trợ Các loại khu nhà tạm trú nêu trên có tên và chức năng khác nhau. Loại thứ nhất là khu nhà tạm trú dành cho NMĐT và con cái (Mihonmoja Siseol) Đây là nơi mà NMĐT có thể ở tạm thời và được bảo vệ trong suốt thời gian mang thai và sinh con Tính đến năm 2009, Hàn Quốc có 32 khu nhà tạm trú loại này Loại thứ hai là khu nhà tạm trú bảo vệ cho mẹ và con (Moja Boho Siseol) Đây là nơi cung cấp chỗ ở cho các gia đình mẹ đơn thân có thu nhập thấp trong vòng 3 đến 5 năm Năm 2009, có 41 khu nhà tạm trú loại này. Loại thứ ba là khu nhà tạm trú giúp mẹ và con tự lập (Moja Jarip Siseol) Sau khi rời khỏi loại nhà thứ hai, NMĐT có thể tiếp tục ở tạm thời trong vòng 3 đến 5 năm và nhận được hỗ trợ về nuôi con, đào tạo nghề và chuẩn bị cho quá trình tự lập Loại nhà này có số lượng ít, tính đến năm 2009 chỉ có 3 khu nhà trên toàn quốc Loại thứ tư là khu nhà tạm trú sinh hoạt chung cho mẹ và con dưới 2 tuổi (Mihonmoja Gongdong Saenghwal Gajeong) Đây là không gian bảo vệ cho NMĐT nuôi con dưới 2 tuổi và có thể ở tạm thời trong vòng 2 đến 3 năm Loại thứ năm là khu nhà tạm trú sinh hoạt chung dành cho NMĐT (Mihonmo Gongdong Saenghwal Gajeong) Đây là không gian dành cho NMĐT không muốn nuôi con sau khi sinh và có thể ở tạm thời trong hai năm đến hai năm rưỡi Cùng với việc tăng số lượng NMĐT và các chính sách hỗ trợ cho họ, số lượng các khu nhà tạm trú như trên cũng đang tăng dần.

Tiếp theo là một loạt các nghiên cứu đáng chú ý về NMĐT trong khu vực Châu Á như:

- Nghiên cứu về tình hình NMĐT tại Trung Quốc: nghiên cứu này, được công bố trong tạp chí “China Population and Development Studies” vào năm 2017, tập trung vào các yếu tố như hôn nhân, địa vị xã hội, tài chính và sức khỏe của NMĐT tại Trung Quốc Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình của họ trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho những NMĐT, nhằm tăng tỉ lệ sinh đang ở mức thấp kỷ lục.

- Nghiên cứu về NMĐT và sức khỏe tại Pakistan: được công bố trong tạp chí

“Journal of Family Studies” vào năm 2020, nghiên cứu về tình trạng sức khỏe của NMĐT tại Pakistan nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe trong đời sống của nhóm này và đề xuất các biện pháp hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

- Nghiên cứu về NMĐT và tài chính tại Malaysia: được công bố trong tạp chí

“International Journal of Social Economics” vào năm 2019, tập trung vào tình trạng tài chính của NMĐT tại Malaysia Đánh giá những thách thức và khó khăn mà nhóm này đang gặp phải trong việc kiếm sống và đề xuất các giải pháp hỗ trợ phù hợp.

- Nghiên cứu về NMĐT và chăm sóc trẻ em tại Indonesia: nghiên cứu này, công bố trong tạp chí “Children and Youth Services Review” vào năm 2017, tập trung vào vấn đề chăm sóc trẻ em của NMĐT tại Indonesia Nghiên cứu này đánh giá tình hình chăm sóc trẻ em của nhóm này và đề xuất các biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Những nghiên cứu trong nước

NMĐT ở Việt Nam có thể xem là một nhóm yếu thế, một loại hình gia đình mới trong sự vận động và biến đổi của xã hội hiện nay Tuy nhiên, sự xuất hiện của loại hình gia đình NMĐT cũng đã được một số tác giả chú ý nghiên cứu từ khá sớm. Chẳng hạn hai tác giả Lê Thi (1996) và Lê Thị Nhâm Tuyết (1991) và các cộng sự đề cập đến hiện tượng ôgia đỡnh phụ nữ thiếu vắng chồng” từ những năm 1990, thời đó chủ yếu là những phụ nữ góa chồng Muộn hơn, sự gia tăng số phụ nữ ly thân và ly hôn đã hình thành nên mô hình NMĐT, chẳng hạn được Lê Thi chỉ ra trong nghiên cứu “Cuộc sống của phụ nữ đơn thân Việt Nam” [2002].

Cả Lê Thi và Lê Thị Nhâm Tuyết đều nhận thấy nhóm phụ nữ đơn thân phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống vật chất và tinh thần Họ thường bị gia đình và cộng đồng kỳ thị, bị xem thường và chịu nhiều thiệt thòi Chính sách của Nhà nước cũng còn hạn chế trong việc hỗ trợ phụ nữ đơn thân Do đó, các tác giả đã đề xuất nhiều biện pháp hỗ trợ như vay vốn phát triển sản xuất, miễn giảm viện phí và học phí cho con em họ, cũng như xóa bỏ định kiến đối với NMĐT.

Từ đó đến nay, nhìn chung nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về NMĐT Việt Nam còn khá khiêm tốn, có thể kể tên một số công trình sau Nghiên cứu của Võ Thị Cẩm Ly về “Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ: Chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế” (2017) tập trung vào phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn, đặc biệt là Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An Nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh sinh kế, một khía cạnh chưa được nhiều người quan tâm trong ngữ cảnh gia tăng của nhóm phụ nữ đơn thân Tác giả đưa ra những khuyến nghị nhằm cải thiện thu nhập và nâng cao vị thế của nhóm phụ nữ này.

Tác giả Nghiêm Thị Thủy đã tiến hành nghiên cứu về hiện tượng “bà mẹ đơn thân ở đô thị hiện nay” trong nghiên cứu đề tài cấp Bộ năm 2019 Nghiên cứu này tập trung vào thực trạng và đánh giá xã hội về hiện tượng bà mẹ đơn thân tại thủ đô

Hà Nội Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng hiện tượng bà mẹ đơn thân sẽ tiếp tục gia tăng theo xu hướng của xã hội hiện đại Do đó, tác giả đề xuất nhà nước cần xây dựng những chính sách cụ thể như hòa nhập xã hội, hỗ trợ việc làm và chăm sóc sức khỏe cho nhóm bà mẹ đơn thân này.

Các nghiên cứu khác gần đây cũng tập trung vào gia đình, giới và phụ nữ nói chung, có liên quan đến vấn đề NMĐT tại Việt Nam Tất cả xoay quanh các khía cạnh như loại hình gia đình, biến đổi về cấu trúc và chức năng của gia đình, hôn nhân, các hình thái hôn nhân và ý thức về tầm quan trọng của hôn nhân trong cộng đồng người Việt Nam.

Tổng kết lại, các nghiên cứu gần đây về NMĐT tại Việt Nam cho thấy xu hướng gia tăng của hiện tượng này trong xã hội hiện đại Đồng thời, những nghiên cứu này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách và môi trường xã hội công bằng để hỗ trợ nhóm NMĐT và bảo đảm cho vị thế của họ.

Các nghiên cứu về NMĐT trên thế giới và trong khu vực châu Á cho thấy sự phụ thuộc vào các yếu tố về thể chế chính trị, địa lý, văn hóa và kinh tế xã hội của từng quốc gia Tuy nhiên, một số điểm chung và khác biệt có thể được ghi nhận như sau:

 Thách thức tài chính: NMĐT phải đối mặt với những thách thức tài chính vì đơn phương chịu trách nhiệm về thu nhập; khó tìm kiếm việc làm ổn định. Điều này đòi hỏi các biện pháp hỗ trợ và chính sách xã hội nhằm nâng cao mức sống của họ.

 Tình trạng sức khỏe tâm thần: các nghiên cứu trên thế giới và trong khu vực đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ nhóm NMĐT để đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp, khi các nghiên cứu cho thấy NMĐT có nguy cơ cao hơn về các vấn đề sức khỏe tâm thần Điều này có thể được giải thích bởi áp lực và trách nhiệm mà họ phải gánh vác trong việc nuôi dạy con cái và duy trì cuộc sống gia đình.

 Hỗ trợ và chính sách công: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa ra các chính sách và biện pháp hỗ trợ phù hợp cho NMĐT, bao gồm tài chính, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, và xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội mạnh mẽ để giúp họ vượt qua những thách thức của cuộc sống đơn thân So với thế giới, các chính sách và biện pháp hỗ trợ NMĐT ở Châu Á vẫn còn hạn chế và không đáp ứng đủ nhu cầu.

 Tầm quan trọng của việc nâng cao giáo dục và cơ hội nghề nghiệp: việc đầu tư vào giáo dục và cung cấp cơ hội nghề nghiệp cho NMĐT có thể tạo ra hiệu quả lâu dài, giúp nâng cao trình độ học vấn và thu nhập, cải thiện cuộc sống của họ và con cái.

 Sự đa dạng vùng địa lý và văn hóa: nghiên cứu về NMĐT trên thế giới đã chỉ ra sự đa dạng về tình trạng và thách thức mà nhóm này đối mặt.

 Sự gia tăng của NMĐT: như nhiều quốc gia trên toàn thế giới, số lượng NMĐT ở Châu Á cũng đang gia tăng, bao gồm sự gia tăng về số lượng ly hôn, độc lập kinh tế của phụ nữ và thay đổi trong quan điểm xã hội về gia đình và hôn nhân.

 Vấn đề xã hội và gia đình: khác với Châu Âu, tại Châu Á, vấn đề xã hội và gia đình đóng vai trò quan trọng đối với NMĐT Xã hội đặt áp lực và kỳ thị lên

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 NMĐT tại Mái ấm thuộc TGP TPHCM

Trong tiếng Việt, khái niệm NMĐT có lẽ được sử dụng lần đầu trong nghiên cứu của Lê Thi [1996] Tác giả đã dùng cụm từ “phụ nữ thiếu vắng chồng”, nghĩa là gia đình thiếu người đàn ông với tư cách là chồng, là bố của những đứa trẻ trong nhà Tác giả chia ra 5 loại hình gia đình thiếu vắng người chồng như sau:

 Gia đình có chồng nhưng chồng chết (góa).

 Gia đình có chồng nhưng chồng đi vắng lâu ngày, sống xa nhà.

 Gia đình có chồng nhưng sống ly thân, hoặc chồng ruồng bỏ.

 Gia đình có chồng nhưng đã ly dị.

 Gia đình chưa kết hôn chính thức nhưng đã có con với người đàn ông (có vợ hoặc chưa có vợ).

Tác giả chỉ ra rằng có nhiều tình huống và nguyên nhân khác nhau dẫn đến gia đình thiếu vắng chồng, nhưng hầu hết đều chung một hoàn cảnh: phụ nữ trong những gia đình này phải đơn độc nuôi con, trải qua cảm giác cô đơn, thiếu tình yêu và thiếu sự hỗ trợ từ người chồng trong mọi khía cạnh của cuộc sống xã hội hàng ngày.

Trong nghiên cứu khác vào năm 2005, Lê Thi và đồng nghiệp sử dụng thuật ngữ “phụ nữ đơn thân” để ám chỉ “những phụ nữ chưa từng kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng chồng của họ sống ở xa do các lý do và hoàn cảnh khác nhau” Trên cơ sở này, tác giả chia phụ nữ đơn thân thành hai nhóm:

 Nhóm đã kết hôn: bao gồm những phụ nữ đã từng kết hôn, gồm các góa phụ, phụ nữ ly thân hoặc ly hôn, hoặc chồng sống xa nhà trong một thời gian dài không liên lạc Những phụ nữ trong nhóm này thường sống cùng con cái hoặc sống một mình.

 Nhóm phụ nữ chưa kết hôn: bao gồm những phụ nữ đã có tuổi và chưa từng kết hôn, và nhóm này có thể chia thành hai nhóm nhỏ:

- Nhóm phụ nữ sống cùng con cái.

- Nhóm phụ nữ không có con, sống cùng cha mẹ, người thân hoặc một mình. Trong nghiên cứu của Lê Thị Nhâm Tuyết vào năm 2011, tác giả tập trung vào nhóm phụ nữ đơn thân ở độ tuổi lớn Tác giả sử dụng các thuật ngữ như “một mình mẹ đẻ con”, “bà mẹ đơn thân”, “những bà mẹ bất hạnh”, “những bà mẹ quá lứa nhỡ thì” và nhiều thuật ngữ khác để miêu tả nhóm này Điều này nhằm tạo ra một cái nhìn sâu hơn về tình hình và các trăn trở đặc biệt của những phụ nữ đơn thân ở độ tuổi lớn Như vậy, Các thuật ngữ như “NMĐT”, “phụ nữ đơn thân”, “phụ nữ thiếu, vắng chồng” có ý nghĩa rộng, tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh đơn thân mà sử dụng các thuật ngữ khác nhau như “người phụ nữ góa,” “người phụ nữ ly thân,” “người phụ nữ không chồng mà có con,” và nhiều thuật ngữ khác. Những thuật ngữ này được sử dụng để chỉ những người phụ nữ mang thai và nuôi con một mình, không có người chồng (hợp pháp hoặc không hợp pháp) bên cạnh. Mặc dù có những khác biệt về sắc thái và cách sử dụng, nhưng cơ bản, chúng đều nhằm mô tả những NMĐT trong các hoàn cảnh khác nhau (Nguyễn Thị Thu Vân, 2015, tr 39-40)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Vân, tình trạng NMĐT đang tăng lên ở Việt Nam, và cũng xuất hiện các “cộng đồng” NMĐT tại các địa phương Nghiên cứu này chia thành ba nhóm:

- Nhóm NMĐT lớn tuổi: thường là những phụ nữ đã cao tuổi, sống ở khu vực nông thôn hoặc ngoại ô, chủ động trở thành NMĐT để có niềm vui khi về già Họ thường gặp khó khăn về kinh tế và thu nhập không ổn định.

- Nhóm NMĐT trẻ tuổi: sống ở thành phố và không có ý định trở thànhNMĐT Đa phần là do tình yêu hoặc vấn đề hôn nhân gặp trục trặc Khi biết mình mang thai, họ quyết định nuôi con một mình.

- Nhóm NMĐT trẻ tuổi có điều kiện kinh tế: muốn tránh áp lực gia đình và sợ ràng buộc, trách nhiệm trong hôn nhân Chủ động mang thai, nuôi con một mình để tự do và không phụ thuộc vào người đàn ông.

Trong luận án này, khái niệm “NMĐT” tại Mái ấm thuộc TGP TPHCM được xác định là những người mẹ mang thai và nuôi con trong hoàn cảnh không có người chồng bên cạnh Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung vào nhóm những NMĐT trẻ Họ chưa kết hôn, và nhất là họ không chủ động mang thai, nhưng lỡ mang thai, rồi quyết định giữ thai, sinh con và nuôi con một mình, đang khi người cha của đứa trẻ có trường hợp là chối bỏ trách nhiệm, hoặc có trợ cấp nhưng không có ý định kết hôn Những NMĐT này trong độ tuổi từ 17 đến 30, họ có thể là học sinh phổ thông, sinh viên, công nhân, lao động tự do, có việc làm ổn định hoặc không ổn định… và họ hiện đang được cưu mang tại các “Mái ấm dưới sự bảo trợ của GHCG

2.1.2 Hoạt động bảo trợ của GHCG

Theo từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh xuất bản năm 1957 thì:

- Bảo: giữ gìn - chăm sóc - gánh trách nhiệm; ôm, bồng – mang trong lòng

- Trợ: giúp đỡ (Đào Duy Anh 1957, tr.498).

Trong Từ điển Tiếng Việt của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1988, do soạn giả Hoàng Phê chủ biên, cũng đưa ra định nghĩa “bảo trợ - Guardianship” tương tự như trên (Hoàng Phê, 1998, tr.55).

Thuật ngữ “bảo trợ xã hội” (social protection) cũng được sử dụng trong những tài liệu nghiên cứu và các thảo luận về chính sách tại nhiều hội thảo quốc tế gần đây với những minh định khác nhau (Xã hội học số 2 (122), 2013, Viện Xã hội học) như sau:

 Ngân hàng Thế giới (WB) định nghĩa :

- Bảo trợ xã hội là những biện pháp công cộng nhằm giúp các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng ứng phó với và kiềm chế được nguy cơ có tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập.

- Nhấn mạnh sự kiềm chế nguy cơ, bảo trợ xã hội vừa là mạng lưới an toàn, vừa là cơ sở để phát triển vốn con người.

 Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa:

- Bảo trợ xã hội là việc cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế Nhà nước hoặc tập thể, cộng đồng nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp.

- Nhấn mạnh chiều cạnh bảo hiểm và mở rộng cơ hội việc làm và tạo việc làm cho những đối tượng có nhu cầu và trong khu vực kinh tế phi chính thức.

 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) định nghĩa:

Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận nghiên cứu

Một số lý thuyết XHH được vận dụng trong nghiên cứu này để làm cơ sở lý luận và phân tích.

 Lý thuyết Hành động xã hội

 Khái niệm hành động xã hội

Khái niệm hành động xã hội của Weber là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong xã hội học Theo Weber, nhiệm vụ của xã hội học là nghiên cứu các cấu trúc xã hội như “Nhà nước”, “tổ chức”, “cộng đồng” và hiểu chúng là hành động của từng cá nhân, là kiểu hành động của các cá nhân đang tương tác với nhau Thuyết hành động xã hội của Weber phân biệt rõ bốn loại hành động xã hội sau đây:

- Hành động duy lý - công cụ: đây là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện và mục đích để đạt được hiệu quả cao nhất Ví dụ rõ nhất là hành động kinh tế luôn phải tính toán, lựa chọn phương pháp để đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất có thể.

- Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân) Thực tế, loại hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý Ví dụ một số hành vi tín ngưỡng hoặc hành động của những người theo chủ nghĩa xê dịch luôn di chuyển, “đi để mà đi”.

- Hành động cảm tính: đây là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét hoặc phân tích mối quan hệ giữa các công cụ, phương tiện và mục đích hành động Ví dụ, hành động của đám đông quá khích hoặc hành động do tức giận gây ra, “cả giận mất khôn”.

- Hành động theo truyền thống: đây là loại hành động tuân theo những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác.

Ví dụ, hành động theo “người xưa”, “các cụ dạy”, hành động vì “mọi người đều làm như thế cả”.

Xã hội học tập trung nghiên cứu hành động xã hội, đặc biệt là hành động duy lý - công cụ Weber lập luận rằng đặc điểm quan trọng nhất của xã hội hiện đại là hành động xã hội của con người ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chi tiết, tỉ mỉ và chính xác về mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích, kết quả Nói cách khác, trong xã hội hiện đại, ngày càng có sự nhấn mạnh vào tính duy lý, khi người ta cân nhắc kỹ lưỡng cách thức và mục đích của hành động để đạt được hiệu quả tối ưu.

Các hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT của GHCG được xem là một hành động xã hội Mục tiêu của hoạt động này là tìm kiếm, phản ánh vẻ đẹp và giá trị củaThiên Chúa trong con người, để từ đó khuyến khích các tín hữu Công giáo không ngừng hành động để phục hồi hình ảnh Thiên Chúa đã bị biến dạng trên khuôn mặt của anh chị em, với mong muốn giúp họ đạt được sự phát triển toàn diện về phẩm giá con người GHCG quan tâm đặc biệt những người bị coi là “kẻ rốt hết” trong xã hội, những người bị áp bức, bị loại trừ, những người già, người bệnh, trẻ em…

Hướng tiếp cận này giúp trả lời cho câu hỏi “động cơ nào thúc đẩy GHCG thực hiện các hoạt động bảo trợ cho nhóm các NMĐT?”

 Lý thuyết Hòa nhập và Tách biệt xã hội

Trước hết, theo từ điển tiếng Việt 2 , hội nhập 3 là việc tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia Còn hòa nhập 4 là cùng tham gia, cùng hòa chung vào để không có sự tách biệt Nói cách khác, hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng Như thế, điểm chung của cả hai khái niệm trên đều là sự tham gia vào một cộng đồng và điểm khác biệt là không gian của hội nhập lớn hơn không gian của hòa nhập.

Với một số quan điểm khác, hai khái niệm hòa nhập xã hội (social inclusion) và hội nhập xã hội (social integration) trong nhiều trường hợp được sử dụng với sự phân biệt không đáng kể hoặc không rõ ràng Cook S (1994) cho rằng hòa nhập, hội nhập và sự cố kết (cohesion) được sử dụng có thể thay thế cho nhau, nhưng cũng có thể sử dụng với sự khác nhau được nhấn mạnh Ngay trong nghiên cứu của UNRISD (1994) đã cho rằng hội nhập xã hội “với một số người nó là mục tiêu của sự hòa nhập, nghĩa là quyền và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người… Còn với những người khác, nó đơn giản chỉ là cách để mô tả các khuôn mẫu đã được thiết lập về mối quan hệ của con người trong một xã hội nhất định” Hoặc trong tiếp cận của Hội nghị Thượng đỉnh về phát triển xã hội năm 1995 tại Copenhagen, hội nhập xã hội được xác định với mục tiêu tạo ra một xã hội hòa nhập, “một xã hội cho tất cả mọi người”, trong đó từng cá nhân với các quyền và nghĩa vụ đều đóng một vai trò tích cực (United Nations, 1995) Vì vậy, khi bàn về các quan điểm hòa nhập xã hội chúng ta không thể không đề cập đến hội nhập xã hội.

Trong lĩnh vực khoa học xã hội, vấn đề hội nhập xã hội được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và trở thành vấn đề được nghiên cứu rất phổ biến Người đầu tiên đặt dấu ấn đậm nét trong nghiên cứu về hội nhập xã hội, đồng thời cũng là người đặt nền móng cho Chủ nghĩa chức năng là nhà xã hội học người Pháp Emile Durkheim (1789

- 1857) Quan điểm về hội nhập xã hội của ông được trình bày trong sự gắn kết

2 Nguyễn Lân (1998), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam Nxb Tổng hợp TPHCM

3 Nguyễn Lân (1998), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam Nxb Tổng hợp TPHCM, trang 875

4 Nguyễn Lân (1998), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam Nxb Tổng hợp TPHCM, trang 848 chặt chẽ với khái niệm đoàn kết xã hội (social solidarity) Ông sử dụng khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm xã hội Nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì các cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể (Lê Ngọc Hùng, 2002).

Theo quan điểm của Durkheim và các nhà chức năng luận, hội nhập xã hội tiếp tục được nghiên cứu và mở rộng Hội nhập xã hội liên quan đến những nguyên tắc, thông qua đó, cá nhân hoặc chủ thể hành động liên kết với nhau Ngoài ra, nhà chức năng luận còn tập trung vào việc nghiên cứu hội nhập trong hệ thống xã hội. Điều này đề cập đến cách các yếu tố trong hệ thống xã hội tương tác với nhau, họ hành động tập thể để bảo vệ hệ thống và đồng thời hợp tác để thúc đẩy hoạt động của hệ thống xã hội như một chỉnh thể.

Khi nói về tiến trình hòa nhập của các nhóm thiểu số, quan niệm về hội nhập không chỉ liên quan đến sự xã hội hoá, sự thích nghi và sự hòa đồng, mà còn bao gồm quá trình trở thành một phần không thể tách rời của toàn bộ quá trình này, kèm theo cả kết quả của quá trình đó Như vậy, các nhà chức năng luận nhìn nhận hội nhập xã hội từ cả góc độ tổng quan và chi tiết, quan tâm đến cách các thành phần hoặc yếu tố khác nhau trong xã hội hoặc hệ thống xã hội tương tác với nhau, cũng như tương tác và gắn kết giữa cá nhân và hệ thống xã hội.

Trong những thập kỷ gần đây, hòa nhập xã hội và các vấn đề liên quan đến nó đã trở thành một xu hướng xã hội quan trọng và được nhiều quốc gia quan tâm. Điều này xuất phát từ những năm 1980, khi vấn đề loại trừ xã hội và các nhóm bị cô lập liên quan đến đói nghèo và việc làm trở thành một quan điểm chính trị được nhiều quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ quan tâm giải quyết Thực tế, nhiều nhà nghiên cứu về hòa nhập xã hội đã xem xét vấn đề này trong mối quan hệ với loại trừ xã hội.

Việc vận dụng lý thuyết Hòa nhập xã hội dựa trên quan điểm của các tổ chức quốc tế, quốc gia và các tác giả khác nhau khi đề xuất các chiều cạnh cơ bản của hòa nhập xã hội Lập luận này nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2, làm cơ sở cho việc triển khai các nghiên cứu và thực hiện các hoạt động bảo trợ, chương trình hỗ trợ, hội nhập và hòa nhập xã hội cho nhóm NMĐT, tạo thêm niềm vui và sức mạnh để họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống

 Lý thuyết Tương tác biểu trưng

 Một số luận điểm gốc

Các nhóm yếu thế và chính sách trợ giúp xã hội ở Việt Nam

Trợ giúp xã hội cho các nhóm yếu thế liên quan đến việc thúc đẩy hòa nhập xã hội Hòa nhập xã hội có ý nghĩa là xây dựng một xã hội nơi mọi người có thể tham gia vào các hoạt động chung của xã hội, đóng vai trò, có tiếng nói và ảnh hưởng cá nhân Thuật ngữ hòa nhập xã hội thường ám chỉ quá trình tham gia vào cuộc sống cộng đồng hoặc xã hội của những nhóm như người tàn tật, nhóm yếu thế hoặc nhóm dễ bị tổn thương Đây là những nhóm xã hội thường gặp các rào cản hoặc khó khăn hơn so với những nhóm khác về sức khỏe, điều kiện sống và cơ hội, hoặc khả năng tham gia các hoạt động xã hội khác trong cộng đồng Họ có thể thuộc vào các nhóm xã hội với đặc điểm riêng bị tách biệt, bị cô lập, coi thường và thậm chí bị phân biệt đối xử.

Theo Phạm Văn Quyết và Phạm Anh Tuấn (2012), nhóm thiệt thòi bao gồm những người mà hành vi xã hội của họ hoàn toàn không có lợi cho bản thân Họ bị từ chối tiếp cận và sử dụng những yếu tố quan trọng trong cuộc sống như quyền tự quyết, trách nhiệm, lòng tự trọng, quyền hưởng sự hỗ trợ từ cộng đồng, dịch vụ công cộng và an sinh xã hội Để thúc đẩy hòa nhập xã hội cho nhóm thiệt thòi, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm hiểu về các khía cạnh liên quan đến trách nhiệm xã hội, giáo dục, việc làm, giải trí và nhiều khía cạnh khác.

Tại hội thảo được tổ chức vào 2001 do Sở Lao động - Thương binh - Xã hộiTPHCM và các tổ chức liên quan, như Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi, Hội Thanh niên khuyết tật, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng Hội thảo đề cập đến những cách giúp người khuyết tật tự học, phục hồi chức năng và phát triển tiềm năng của bản thân Điều này bao gồm việc đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng sống độc lập, giúp họ tự nuôi sống mình Ngoài ra, hội thảo cũng đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm cho người khuyết tật, như thúc đẩy việc dạy nghề và tạo ra cơ hội việc làm phù hợp với tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế địa phương Mục tiêu là để người khuyết tật có thể phục hồi chức năng và phát triển ngay tại cộng đồng (Quỳnh Mai, 2001).

Nghiên cứu đã xác định và phân loại các nhóm thiệt thòi, và cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giáo dục, việc làm, hoạt động giải trí và vai trò của chúng trong việc thúc đẩy hòa nhập cộng đồng và xã hội Các nghiên cứu này đã được thực hiện ở các quốc gia, vùng miền và nhóm thiệt thòi cụ thể với các phương pháp và cách tiếp cận khác nhau Ở Việt Nam, dựa trên truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tuân thủ các Công ước quốc tế về nhóm yếu thế, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến việc thiết lập chính sách xã hội để hỗ trợ các nhóm yếu thế và thiệt thòi Điều này được thể hiện qua việc ban hành các luật liên quan đến các nhóm này. Ở Việt Nam, Quốc hội đã thông qua nhiều luật liên quan đến các nhóm xã hội yếu thế, bao gồm luật Phòng chống bạo lực gia đình, luật Phòng chống HIV/AIDS, luật Phòng chống mại dâm và ma túy Dự án Bảo trợ xã hội cho nhóm thiệt thòi ở Việt Nam tập trung vào 4 nhóm xã hội: nông dân nghèo ở nông thôn, người nghèo di cư từ nông thôn ra thành thị, công nhân làm thuê không chính thức và những người ốm yếu, tàn tật và nhiễm HIV.

Chính sách An sinh xã hội của Việt Nam nhằm đảm bảo mọi người có mức sống trung bình và không rơi vào tình trạng nghèo đói, kể cả trong các tình huống rủi ro bất thường Chính sách này bao gồm 6 chiến lược: an sinh xã hội, việc làm, đào tạo nghề, bình đẳng giới, giảm nghèo và bảo vệ trẻ em.

Các chính sách và chương trình hỗ trợ nhóm yếu thế đã tạo ra các dịch vụ xã hội phù hợp với nhu cầu của người lao động nghèo và nhóm yếu thế Các dịch vụ này được phổ biến rộng rãi và đã mang lại nhiều lợi ích và thay đổi tích cực trong cuộc sống của nhóm yếu thế, giúp họ tự tin và dân chủ hơn trong cộng đồng.

Các dịch vụ bao gồm bảo hiểm y tế cho người nghèo, người già cô đơn và trẻ em khó khăn, cung cấp cơ sở vật chất cho người tàn tật, trẻ em khó khăn và các dân tộc thiểu số vùng sâu, cung cấp hỗ trợ trực tiếp như tiền và hàng hóa cho các hộ gia đình gặp khó khăn, cung cấp nhà ở tạm thời cho các đối tượng gặp rủi ro và cung cấp dịch vụ y tế miễn phí hoặc giảm phí cho người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS và người mất khả năng lao động Nhà nước, các tổ chức xã hội đã hỗ trợ tổ chức nhiều cơ sở dạy nghề cho đối tượng là người tàn tật, những đối tượng xã hội: giáo dục chuyên biệt, giáo dưỡng… Sau khi học nghề hàng vạn người thiệt thòi đã kiếm được việc làm có thu nhập, yên tâm với cuộc sống 5

Có thể nói, ở nước ta nhu cầu và quyền được quan tâm, hỗ trợ của nhóm NMĐT là chính đáng Dưới đây là những chính sách mới, hoặc điều chỉnh những chính sách hiện hành một cách phù hợp để đáp ứng nhu cầu và quyền lợi của nhóm NMĐT Mục tiêu của nhóm chính sách này nhằm hỗ trợ những NMĐT có thể tự chủ về kinh tế, có môi trường sống bình đẳng, không định kiến và đảm bảo được quyền nuôi con của mình.

- Nghị định số 20/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 15/3/2021, có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, quy định các chính sách hỗ trợ xã hội cho người thuộc diện bảo trợ xã hội (BTXH) tại Việt Nam Trong đó, có một số chính sách mới nhằm hỗ trợ các đối tượng BTXH, đặc biệt là những người đơn thân nuôi con trong hộ nghèo hoặc cận nghèo Theo nghị định này, những người được xem là thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo và đáp ứng các tiêu chí sau đây sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng: những người chưa có chồng hoặc chưa có vợ và đang nuôi con dưới 16 tuổi; hoặc đang nuôi con từ 16 đến

22 tuổi và đang theo học các trình độ văn hóa, đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng hoặc đại học (hệ văn bằng thứ nhất) Những người này thường được gọi là người đơn thân nghèo đang nuôi con Theo chính sách này, người đơn thân trong hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo sẽ nhận được trợ cấp hàng tháng với mức 360.000 đồng/người con.

Ngoài ra, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP cũng quy định các lợi ích khác cho người đơn thân nghèo đang nuôi con, bao gồm bảo hiểm y tế, đào tạo nghề, và hỗ trợ xã hội khẩn cấp (bao gồm lương thực, điều trị bệnh, tai nạn, chi phí tang lễ ) nếu đáp ứng điều kiện Đặc biệt, nghị định cũng giới thiệu các chương trình hỗ trợ nhà ở, bao gồm viện trợ tài chính để xây dựng nhà mới hoặc sửa chữa nhà bị hư hỏng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các lý do khác không thể kiểm soát Mức hỗ trợ tối thiểu cho việc xây nhà mới được đặt là 40 triệu đồng/hộ, trong khi mức hỗ trợ tối thiểu cho việc di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do khác là 30 triệu đồng/hộ Nếu nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các

5 Phạm Văn Quyết và Phạm Anh Tuấn, Kỷ yếu hội thảo ngày CTXH Thế giới năm 2012. lý do khác mà không thể ở được, mức hỗ trợ tối thiểu cho việc sửa chữa nhà là 20 triệu đồng/hộ.

Tổng quan lại, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định các chính sách và tiêu chuẩn hỗ trợ xã hội cho những người đơn thân nghèo đang nuôi con trong hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo tại Việt Nam Chính sách này cung cấp trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế, đào tạo nghề và các hỗ trợ khẩn cấp Ngoài ra, nếu đáp ứng các điều kiện, người đơn thân nghèo đang nuôi con cũng có thể nhận được hỗ trợ tài chính để xây nhà mới, di dời khẩn cấp hoặc sửa chữa nhà bị hư hỏng.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa thấy một chính sách cụ thể nào đề cập đến NMĐT như một nhóm yếu thế mới 6 , đã xuất hiện và đang có xu hướng gia tăng, cả những NMĐT bị động (do hoàn cảnh xô đẩy) lẫn những NMĐT chủ động (như một mô hình “gia đình” được một số phụ nữ ở các đô thị lớn quyết chọn ).

6 Nghiêm Thị Thủy (2022), Bà mẹ đơn thân ở đô thị hiện nay Nxb Khoa học xã hội, trang 149

Chương 2 đã làm rõ những khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án như: NMĐT; bảo trợ; GHCG; hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT tại TGP TPHCM, trong đó khái niệm sau cùng (hoạt động bảo trợ) là khái niệm quan trọng nhất, đã được cụ thể hóa và thao tác hóa thành các dạng thức hoạt động, trong những giai đoạn và cho các nhóm NMĐT khác nhau.

THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ CỦA GHCG

Địa bàn nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại TPHCM và tỉnh Đồng Nai, song về địa giới tôn giáo thì TPHCM và tỉnh Đồng Nai trước đây (1960) đều thuộc về Tổng giáo phận Sài Gòn Sau khi đất nước thống nhất, ngày 23 tháng 11 năm 1976, Tổng giáo phận Sài Gòn được đổi tên theo địa danh hành chính là Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Do đó, phạm vi không gian nghiên cứu được mở rộng trên hai tỉnh, thành phố, để vấn đề nghiên cứu được khái quát, phân tích, đúc kết một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

 Thành phố Hồ Chí Minh

TPHCM là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế và văn hóa, giáo dục trọng điểm của nước ta hiện nay Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, TPHCM chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, TPHCM bao gồm 19 quận, 5 huyện với tổng diện tích là 2.095,06 km² Theo Chi cục dân số

- kế hoạch hóa gia đình TPHCM, tổng dân số TPHCM tính đến ngày 1.6.2023 là gần 8,9 triệu người 7

Thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai)

Biên Hòa là thành phố công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam Thành phố này là đô thị loại I, là đầu mối giao thông lớn của vùng kinh tế phía Nam, là thành phố có dân số đông nhất cả nước với hơn 1 triệu người (chưa tính khoảng 300.000 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp) Nằm cách trung tâm TPHCM 30 km, thành phố này cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước Thành phố Biên Hòa hiện có 5 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với diện tích hơn 2.000 ha.

 Những vấn đề xã hội đang đặt ra tại địa bàn nghiên cứu

TPHCM và Đồng Nai, đặc biệt là Biên Hòa, đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội do tình trạng nhập cư tăng nhanh và khủng hoảng kinh tế toàn cầu Trong nội đô thành phố, đường phố quá tải và thường xuyên kẹt xe Hệ thống giao thông công cộng không hiệu quả Môi trường đô thị ô nhiễm do phương tiện giao thông, công trường xây dựng và sản xuất công nghiệp. Ở Đồng Nai, đặc biệt là Biên Hòa, có hàng ngàn hộ dân cho công nhân thuê nhà trọ Các khu nhà trọ này thường nằm xung quanh khu công nghiệp, với các căn phòng nhỏ được xây dựng tạm bợ trong môi trường không an toàn nhiều mặt Cuộc sống trong các khu trọ phức tạp, đã gây ra nhiều vấn đề xã hội Việc quản lý các nhà trọ tư nhân bởi ngành chức năng vẫn còn lỏng lẻo, dẫn đến việc nhiều khu nhà trọ trở thành nơi ẩn náu và hoạt động của tệ nạn và tội phạm Ngoài ra, một số lao động trẻ còn sử dụng ma túy, tham gia hoạt động mại dâm, sống chung như vợ chồng, mang thai và phá thai… Điều này đã góp phần làm tăng số người mắc HIV/AIDS, NMĐT và vô số nan đề trong cuộc sống.

 Về mạng lưới “Mái ấm” dành cho nhóm NMĐT

Hiện thời luôn có các số điện thoại nóng, sẵn sàng trợ giúp và tư vấn các vấn đề BVSS ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước Nhóm BVSS ở Hà Nội; nhóm BVSS Hy vọng ở Bắc Ninh, Nam Định; Nhóm BVSS Faustina, giáo xứ Yên Đại, Vinh - NghệAn; nhóm BVSS Quảng Ngãi; cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập Phước Phúc,Nha Trang; các Nhóm BVSS ở Bảo Lộc - Lâm Đồng; Bình Thuận, Biên Hòa, ĐồngNai,

7 https://dansohcm.gov.vn/tin-tuc/tin-tuc-chuyen-nghanh/12033/tong-dan-tp-hcm-hien-nay-bao-nhieu

Riêng TPHCM đã có một mạng lưới các cơ sở mà các NMĐT có thể tìm đến bất kỳ lúc nào để được tư vấn và giúp đỡ Đó là các số điện thoại của các Linh mục L.Q.U, N.H.P; nhóm BVSS Sài Gòn; những phòng khám Công giáo đáng tin cậy để các thai phụ có thể tìm đến như: bệnh viện Thánh Mẫu, Phường 7, Quận Tân Bình; phòng khám Đa khoa Xóm Mới, Quận Gò Vấp… (xem phụ lục 3, danh sách các Mái ấm).

Từ mạng lưới các Mái ấm dành cho NMĐT tại TGP TPHCM được thể hiện trên bản đồ của tỉnh, thành phố trong nghiên cứu (xem phụ lục 6, mạng lưới các Mái ấm dành cho NMĐT), NCS chọn ra 4 Mái ấm tiêu biểu để nghiên cứu là Mai Linh, MaiTâm, Mai Tiến và nhà Tình thương Giê ra đô Đặc điểm, lịch sử hình thành, hoạt động các Mái ấm này sẽ được trình bày chi tiết ở các phần sau của luận án.

Giáo hội với phẩm giá con người và sứ mệnh bảo vệ sự sống

Trước hết, GHCG không chỉ nói với giáo dân và tất cả những ai kêu cầu danh Đức Kitô, mà GHCG còn nói với toàn thể nhân loại để chia sẻ với mọi người sứ mệnh của mình, về sự hiện diện và hành động của mình trong thế giới hôm nay: đó là hiến tặng trọn vẹn cho nhân loại này sự cộng tác chân thành nhằm thiết lập tình tương thân tương ái, với một mục tiêu duy nhất là tiếp tục công trình của chính Chúa Kitô, Đấng đã đến trong nhân lọai này, để làm chứng cho chân lý, để yêu thương chứ không để luận phạt, để phục vụ chứ không để được phục vụ.

Thứ đến, từ xác tín đó, Giáo hội lan tỏa những hành động thiết thực thể hiện cao độ sự trân quý và tôn trọng con người Mỗi người đều phải đón nhận tất cả anh chị em mình như “cái tôi thứ hai”; trên hết và trước hết luôn quan tâm đến sự sống của mỗi con người, đến những gì cần thiết, hầu giúp họ sống một đời sống tử tế, xứng đáng là con người và là con Thiên Chúa Họ có thể là một cụ già bị lãng quên, một người làm công bị khinh miệt, một người mẹ bị loại trừ, một đứa bé bị bỏ rơi… tất cả đều nhắc nhớ chúng ta về một chân lý nền tảng: “bao nhiêu lần các ngươi làm những việc tốt lành cho một trong những người hèn mọn đó, là anh em của Ta đây, tức là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” 8 Và vì thế, tất cả những gì từ trong tư tưởng như coi thường, thù oán… đến những hành vi bên ngoài, như hại người, diệt chủng, phá thai, tự tử… đều là sự xúc phạm nghiêm trọng đến phẩm giá của con người, đến chính Thiên Chúa.

8 Kinh Thánh Tân Ước, Sách Tin Mừng Thánh Mat-thêu, chương 25, câu 40.

Trong Tông huấn “Niềm Vui Của Tin Mừng” 9 , Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết: “tất cả chúng ta được mời gọi để chăm sóc cho những người yếu thế nhất trên trần gian… những người nghèo gấp đôi là các phụ nữ đang ở trong những tình trạng bị loại trừ, lạm dụng và bạo lực, bởi vì họ thường cảm thấy ít có khả năng để bảo vệ quyền lợi của mình… và trong số những người yếu đuối, là những người mà Hội thánh muốn chăm sóc với lòng yêu thương đặc biệt, có các thai nhi, là những người không có khả năng tự vệ nhất và vô tội nhất trong tất cả mọi người, …”

Hơn thế nữa, Bác ái Kitô giáo không chỉ thúc bách các môn đệ Chúa Kitô loan báo Tin Mừng cứu độ cho mọi người mà còn phải biết biện biệt giữa tội lỗi (cái phải loại bỏ) với người tội lỗi (đối tượng mãi mãi được Thiên Chúa yêu thương, tha thứ). Thiên Chúa là Tình yêu (Bác ái), Ngài cấm chúng ta xét đoán, lên án, kết tội bất kỳ ai, nhưng Ngài mong mời chúng ta yêu thương mọi người như chính Ngài đã yêu thương.

Sau cùng, một cách chung nhất, giáo huấn, quan điểm và đường hướng phục vụ của GHCG cho những người yếu thế là tuyệt đối tôn trọng phẩm giá của họ; và qua sứ mệnh bảo trợ cho những NMĐT một lần nữa GHCG muốn khẳng định cốt lõi, thước đo của Bác ái Kitô giáo là con người, hoàn toàn vì con người và cho con người.

Dưới lăng kính của lý thuyết Hành động xã hội, các hoạt động bảo trợ này phản ánh chính xác thế nào là hành động xã hội, khi chủ thể (GHCG tại TGP TPHCM) xây dựng các hoạt động của mình trên nền tảng yêu thương, và chỉ nhắm tới những thành phần kém may mắn trong xã hội, với chỉ một mục đích rõ ràng là bảo vệ sự sống M Weber đó gọi là hành động duy lý - công cụ: một hành động được chủ thể thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích, nhắm tới hành vi của người khác, mong đạt đến hiệu quả cao nhất [Lê Ngọc Hùng, 2015].

GHCG tại TGP TPHCM và các hoạt động Bác ái xã hội

Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (TGP TPHCM) là một trong những Giáo phận lâu đời và quan trọng trong Giáo hội Việt Nam và đã qua các tên gọi: Giáo phận Tây Đàng Trong (1844 - 1924), Giáo phận Sài Gòn (1924 - 1960),TGP Sài Gòn (1960 - 1976), TGP TPHCM (1976 - đến nay).

9 Evangilii Gaudium (Tông huấn niềm vui Tin Mừng) - Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Dịch giả: Lm Trần NgọcAnh, Nxb Tôn Giáo (2018), số 212.

Theo thống kê, TGP hiện có 685.389 người Công giáo Từ rất lâu, TGP là nơi hội tụ của nhiều luồng di cư và di dân nên đời sống đức tin - luân lý của người Công giáo được diễn tả qua rất nhiều hình thức phong phú Một trong những nét nổi bật là lòng nhiệt thành, liên kết không phân biệt, trong các công cuộc loan báo Tin Mừng và phục vụ người nghèo.

Các hoạt động Bác ái xã hội của Caritas TGP TPHCM

Trong cơ cấu tổ chức của TGP TPHCM (xem phụ lục 4, sơ đồ 4.1), có 16 ban Mục vụ, trong đó có Mục vụ Bác ái dưới tên gọi Caritas Caritas Sài Gòn 10 là danh xưng được biết đến lâu đời từ những năm trước 1975 Sau hơn 30 năm tạm ngưng, vào ngày 09/05/2009, ĐHY Phạm Minh Mẫn đã chính thức thiết lập Caritas TGP TPHCM.

Caritas TGP được định hướng theo Thông điệp “Thiên Chúa là Tình yêu” và

“Bác ái trong Chân lý” của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng như “Học thuyết xã hội của GHCG” Đó là những hướng dẫn chính thức về trách nhiệm, bổn phận và cách thế phục vụ người nghèo của GHCG Caritas hoạt động theo phương châm:

“trách nhiệm căn bản của người Kitô hữu là: loan báo Tin Mừng - cử hành Bí Tích - thi hành Bác ái.”

Theo cha Ngô Sĩ Đình, Giám đốc Caritas Việt Nam 11 hiện nay tại Việt Nam, có

214 nhân viên tại các văn phòng Caritas trung ương và Caritas Giáo phận; 151.328 hội viên Caritas trong 2.079 ban Caritas giáo xứ Ngoài ra còn có 4.706 cộng tác viên và hơn 15.000 tình nguyện viên.

Theo quy chế Caritas Việt Nam 12 , quỹ hoạt động của Caritas Việt Nam hình thành từ sự đóng góp tự nguyện của các hội viên, các ân nhân và các tổ chức trong, ngoài nước Quỹ này bao gồm các nguồn nhân lực, vật lực, tình yêu của con người. Trong tinh thần tự lập và tự trọng, HĐGMVN khuyến khích Caritas Việt Nam dựa vào nội lực của đồng bào Việt Nam để thực hiện các dự án Bác ái xã hội Hội viên Caritas

10 https://vi.wikipedia.org/wiki/Caritas_Vi%E1%BB%87t_Nam

11 https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/caritas-viet-nam-hoi-nghi-thuong-nien-2022-ngay-lam-viec-thu-ii-48871

12 https://caritasvietnam.org/dieu-le-quy-dinh trong giáo xứ đóng góp tiền bạc hay vật dụng lập thành quỹ sinh hoạt tại giáo xứ, trong đó, 50% được dùng để phục vụ nhu cầu của người nghèo ở địa phương, cứu trợ khẩn cấp, trả lương văn phòng; 50% còn lại sẽ góp về Caritas giáo phận để thực hiện các dự án Bác ái xã hội của giáo phận, trả lương văn phòng.

- Giáo dục: giáo dục nhân bản, phổ thông, dạy nghề, khuyến học, học hỏi chuyên đề, kỹ năng sống cho giới trẻ, giáo dục con cái, thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt, các lớp học tình thương; ý thức cộng đồng, sức khỏe.

- Y tế: chăm sóc sức khỏe tại các Mái ấm dành cho các trẻ mồ côi, NMĐT người khuyết tật, người già neo đơn Khám chữa bệnh và phát thuốc cho những người nghèo vùng sâu vùng xa; tập huấn các chương trình phòng chống HIV/AIDS Hỗ trợ mổ tim, mổ mắt cho bệnh nhân nghèo.

- Xã hội: tư vấn tâm lý; giới thiệu việc làm; giúp xe lăn cho người khuyết tật…

- Môi trường: gây ý thức, khuyến khích và thực hiện những dự án bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ sự sống: luôn dành được sự quan tâm đặc biệt vì sự sống là điều quý giá nhất mà Thiên Chúa ban tặng cho con người Phá thai là hành động phá hủy sự sống, đi ngược lại với công trình sáng tạo của Thiên Chúa Vì thế, đích điểm hướng tới, là gia tăng số thai nhi được sinh ra và giảm thiểu các ca phá thai, thức tỉnh các bạn trẻ, những người có ý định phá thai, đã từng hay chưa từng phá thai, nhận thức được sự nguy hiểm và những hệ lụy sâu xa của nó mà kịp thời thức tỉnh.

Việc đào tạo luôn là nhiệm vụ ưu tiên đối với Caritas các giáo phận để hỗ trợ cho hoạt động BVSS của các Dòng tu, các nhóm tông đồ giáo dân; để tạo nên mạng lưới liên kết trong sứ mạng phục vụ Giáo hội Việt Nam Sứ mạng này bao gồm: phối hợp tổ chức các khóa tập huấn Truyền thông BVSS (tuyên truyền, thuyết phục, cưu mang các chị em cơ nhỡ trong thời kỳ mang thai, đón nhận thai nhi bị phá bỏ, cầu nguyện và an táng cho các em, ) cho các nhân viên của văn phòng Caritas các giáo hạt, nhằm hỗ trợ việc xây dựng, phát triển và điều hành tổ chức của mình, đặc biệt là đào tạo những nhân viên BVSS có tinh thần Bác ái, có kỹ năng chuyên môn.

Cụ thể từ năm 2015 cho đến nay, đã có 136 đợt truyền thông tại các giáo phận; 13 khóa tập huấn; tư vấn thành công là 268 thai phụ và có 17 Mái ấm đang hoạt động, che chở thai

Với sứ mệnh BVSS, GHCG tại TGP TPHCM, qua Caritas, trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt động BVSS trên địa bàn TGP TPHCM Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, những hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM sẽ được mô tả và phân tích trên cơ sở khảo sát thực tế những hoạt động chủ yếu của 4 Mái ấm tiêu biểu dành cho nhóm NMĐT.

3.4 Tổng quan các Mái ấm đang bảo trợ cho NMĐT của GHCG tại TGP TPHCM

3.4.1 Xuất xứ và “xuất thân” đa dạng của những NMĐT

Linh mục N.V.T chia sẻ một cái nhìn chung: “Mái ấm cho NMĐT nói chung và nhà tạm lánh Mai Tiến nói riêng, là nơi đón tiếp những con người đầy thương tích từ khắp nơi Họ thuộc mọi tôn giáo khác nhau; họ gồm nhiều thành phần dân tộc; họ ở mọi tầng lớp trong xã hội; họ cũng thuộc nhiều độ tuổi khác nhau… nhưng có một điểm chung: họ là những người đau khổ và phải trốn chạy khỏi nơi họ đã từng ở vì bị kỳ thị, ruồng bỏ,…”.

Còn chị N.T.C, người phụ trách đưa đón và hỗ trợ sinh nở tại Nhà tình thương Giê ra đô chia sẻ: “Mái ấm là nhà của những cô gái tuổi độ xuân xanh, đến từ khắp mọi nơi, mỗi người mang mỗi số phận, bi kịch khác nhau, không ai giống ai…”. Các cộng tác viên, tình nguyện viên của Mái ấm Mai Linh, Mai Tâm, còn cho biết thêm một số trường hợp khá đặc biệt trong nhóm NMĐT tại các Mái ấm như sau.

Các dạng thức hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT

Như đã trình bày trong Chương 2, bảo trợ xã hội là sự hỗ trợ từ Nhà nước, cộng đồng và xã hội đối với những đối tượng đang gặp khó khăn, rủi ro, nghèo đói, không thể tự lo liệu cho cuộc sống cơ bản của họ và gia đình Mục tiêu của bảo trợ là giúp họ tránh những nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày hoặc vượt qua khó khăn, tạo ổn định và sự hòa nhập trong cộng đồng.

Theo Học thuyết xã hội của GHCG, "bảo trợ" là hình thức liên đới phục vụ và quan tâm đến những nhóm khó khăn như người nghèo, người túng thiếu, mồ côi, tàn tật, ốm đau, cao tuổi, cũng như những người đang trải qua tình trạng nghi ngờ, sầu não, cô đơn hoặc bị bỏ rơi Liên đới này đồng thời khuyến khích các tổ chức quan tâm đến tình hình khó khăn để có thể can thiệp phù hợp theo khả năng của mỗi tổ chức (Ủy ban Bác ái xã hội, 2007, tr.186-187).

Từ những thông tin đã trình bày, nghiên cứu này xác định "Bảo trợ" như là một chuỗi hoạt động nhằm bảo vệ và hỗ trợ cho những người mẹ đang mang thai và chuẩn bị sinh con cũng như sau khi sinh con, cùng những người đang phải đối mặt với mặc cảm, kỳ thị, và sự bỏ rơi Chi tiết hơn, bảo trợ cho những người mẹ đang mang thai và chuẩn bị sinh con bao gồm ba hình thức hoạt động sau: i) Tiếp nhận. ii) Chăm sóc về mặt thể chất và tinh thần, gồm cả giai đoạn trước, trong và sau khi sinh nở - được thể hiện bằng việc duy trì các hoạt động chăm sóc trong suốt thời gian người mẹ đang tạm cư tại các Mái ấm, và có thể kéo dài sau thời gian đó. iii) Kết nối và tái hòa nhập vào cộng đồng và xã hội.

Các hoạt động bảo trợ này nhằm mang lại sự an toàn và hỗ trợ cho nhóm đối tượng nói trên, giúp họ vượt qua khó khăn và hòa nhập lại vào xã hội một cách suôn sẻ.Sau đây, NCS sẽ đi vào 3 dạng thức hoạt động cụ thể như vậy, đã và đang diễn ra hàng ngày ở 4 Mái ấm tiêu biểu được chọn cho nghiên cứu luận án này.

 Những kênh thông tin để NMĐT tìm đến các Mái ấm và được tiếp nhận

Nếu các Mái ấm cho NMĐT là những nơi yên tĩnh và có phần kín đáo để giúp họ bình an cả thể xác lẫn tinh thần thì trái lại, khi gặp sự cố, họ lại có thể dễ dàng tìm được các địa chỉ này Càng dễ hơn nữa trong thời điểm này, khi mà mạng xã hội phát triển rộng khắp.

Bạn T.L - một sinh viên năm 2, quê ở Quảng Bình, cho biết: “… đang chơi vơi giữa ngã ba đường, không biết phải làm thế nào: bạn trai chối bỏ, ở nhà trọ thì ngại ngùng, về gia đình thì không dám… - con vào mạng và dễ dàng tìm được ngay ạ.

Chị T., lao động tự do, quê Tiền Giang lại kể: “khi phát hiện người con sống chung bấy lâu đã có gia đình, con nhất quyết chia tay và không cho anh ấy biết con đã mang thai. Tình cờ, khi con đi nhà thờ, đúng lúc có các anh chị đang phát tờ rơi, kêu gọi bảo vệ sự sống Qua đó, mà con đã tìm được chỗ cho hai mẹ con….

Các Soeur Nữ Tử Bác ái chia sẻ: “chị em chúng tôi có mặt hầu như trong tất cả các bệnh viện lớn của thành phố, nhất là các bệnh viện phụ sản Không kể các bác sĩ, rất nhiều người đi khám bệnh, đã biết công việc của chúng tôi, khi gặp những trường hợp như thế, họ đều đã giới thiệu để chị em chúng tôi giúp đỡ….”

Một thiện nguyện viên chia sẻ hài hước: “chúng con có mặt “trên từng cây số”, phát tờ rơi, gặp gỡ các bạn sinh viên, các công nhân xa quê, cung cấp địa chỉ, số điện thoại… trên các trang mạng, các buổi tuần hành kêu gọi bảo vệ sự sống, các bệnh viện, các trung tâm sức khỏe bà mẹ trẻ em… để có thể giúp họ nhanh chóng nhất, trong mọi trường hợp…”.

Một tình nguyện viên, 35 tuổi nói: “họ đến với Mái ấm qua sự giới thiệu của những tấm lòng hảo tâm, các trung tâm chăm sóc sức khỏe và các tổ chức phi chính phủ”.

Mái ấm Mai Tiến gửi lời kêu gọi trên nhiều trang mạng: “… bạn có thể gọi điện cho Cha hoặc trực tiếp tới nhà tạm lánh Mai Tiến, đừng do dự và sợ hãi, hãy chia sẻ cùng chúng tôi và bạn luôn được chào đón SĐT: 0906697444 (Cha Tịch) Địa chỉ: nhà thờ Tây Hải, 3/23 Nguyễn Ái Quốc, Phường Hố Nai, thành phố Biên Hoà, Đồng Nai Chúng tôi không lên án, chỉ thấy sự sống đang bị coi thường, chối bỏ thì cố gắng trợ lực cho những người ấy tiếp tục sống và sống dồi dào Nếu bạn may mắn và không phải lâm vào hoàn cảnh đó, hãy giới thiệu cho mọi người biết Để cùng chung tay Bảo Vệ Sự Sống….

 Nguyên tắc tiếp nhận NMĐT vào các Mái ấm

Tinh thần chung của các Mái ấm là tiếp nhận NMĐT, theo đặc nét riêng, khi họ cần sự trợ giúp và tuyệt đối không có sự phân biệt đối xử nào về tôn giáo, nguồn gốc dân tộc, trình độ học vấn như bảng số liệu về các đặc điểm nhân khẩu xã hội của mẫu khảo sát ở trên đã cho thấy sự đa dạng của nhóm NMĐT theo các đặc điểm này Chẳng hạn, về tôn giáo, mặc dù tất cả các Mái ấm đều do GHCG mở ra và đưa vào hoạt động, nhưng tỉ lệ NMĐT theo Công giáo ở các Mái ấm này cũng chỉ chiếm 52% Bên cạnh đó còn có 14% là những tín đồ Phật giáo, Tin lành, và 34% không theo tôn giáo nào.

Một cộng tác viên của Mái ấm Mai Tâm chia sẻ: “Mái ấm là ngôi nhà của các NMĐT cùng trẻ nhỏ mồ côi, sống và chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Mai Tâm đón nhận và chăm sóc họ như vòng tay người mẹ ấm áp, vỗ về nỗi đau của con mình, mang đến sự chữa lành và thắp hy vọng cho một ngày mai tươi sáng hơn.”

Các Soeur ở Mái ấm Mai Linh cho biết: “nhìn chung, chúng tôi đón tiếp các NMĐT từ gia đình người thân gửi đến, hoặc từ tất cả những ai ưu tư đến hoàn cảnh cơ nhỡ của các đối tượng, với thái độ tôn trọng, yêu thương, cởi mở hoàn cảnh, vấn nạn của các chị em Tất nhiên, qua nhiều năm kinh nghiệm, để có thể giúp đỡ hết lòng, chúng tôi cũng có một vài lưu ý về đối tượng tiếp nhận như sau:

 Trường hợp đối tượng không có thân nhân, gia đình, nếu hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng có thể tiếp nhận, sau đó sẽ được điều nghiên để liên lạc và mời thân nhân tham gia vào việc giúp đỡ đối tượng.

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO DÀNH CHO NHÓM NMĐT TẠI TỔNG GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nhận thức của GHCG tại TGP TPHCM về hoạt động bảo trợ dành cho NMĐT

Câu trả lời cho những câu hỏi trên đòi hỏi tìm hiểu về nhận thức xã hội về hoạt động bảo trợ của GHCG dành cho nhóm NMĐT tại TGP TPHCM hiện nay Điều này bao gồm cảm nhận của GHCG và NMĐT như những người trong cuộc, cũng như nhận thức, ý kiến và thái độ đánh giá khách quan từ phía người dân, các đại diện của các bên liên quan và truyền thông Từ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về hoạt động bảo trợ của GHCG dành cho nhóm NMĐT hiện nay tại TGP TPHCM đang được cộng đồng và công chúng tiếp nhận và đánh giá như thế nào.

4.1 Nhận thức của GHCG tại TGP TPHCM về hoạt động bảo trợ dành cho NMĐT

4.1.1 Những hoạt động khó khăn nhưng đầy ý nghĩa

Chủ thể của hoạt động bảo trợ cho những NMĐT ở đây chính là các thành phần của GHCG Họ là những người đã gây dựng, cộng tác và đồng hành trực tiếp với các NMĐT trong từng loại hình Mái ấm Họ đã và đang “cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc” mỗi ngày với các chị em NMĐT trong các Mái ấm.

Trong những lần gặp gỡ, trò chuyện, khi được hỏi : “cảm nhận cá nhân của quý vị như thế nào, kể từ khi bắt đầu dấn thân giúp đỡ những NMĐT cho đến lúc này?”

- 100% các phụ trách Mái ấm đều xác tín vào ân ban của Thiên Chúa, và nhờ đó họ mới có thể thực hiện tốt sứ vụ này, bởi vì nó vô cùng khó khăn.

 Soeur L (Mái ấm Mai Linh) tâm sự: “để tạo lập được “gia đình” này, chúng tôi và những thành viên tâm huyết trong bệnh viện Từ Dũ đã có những chuỗi ngày chạy sấp chạy ngửa để tìm địa điểm Đi đến đâu, chúng tôi cũng nhận được sự từ chối vì “sợ xui”.

 Cộng tác viên V.C (Mái ấm Mai Tiến) cũng cho biết: “những ngày đầu, hoạt động của Mái ấm gặp rất nhiều khó khăn Để có tiền cho sinh hoạt đồng thời tạo môi trường làm việc cho các chị em trong Mái ấm, chúng tôi phải chạy lên tận chợ nhận hạt điều về nhặt vỏ cùng với chị em”.Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn lúc khởi đầu, nhưng tất cả đều cảm nhận được hạnh phúc trong những việc mà mình đã làm.

Có người cảm thấy mình lớn lên trong nhận thức, tình cảm khi tham gia giúp đỡ NMĐT.

Việc tình nguyện giúp đỡ người khác thường mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người tình nguyện Việc giúp đỡ các NMĐT, mang đến sự hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết cho họ trong lúc khó khăn cũng đem lại cảm giác được đóng góp cho xã hội.

 Linh mục T chia sẻ: “… ngần ấy năm, đã giúp tôi biết đồng cảm với tất cả những chị em cơ nhỡ, mà mỗi người là mỗi cảnh trái ngang, đau khổ, với từng chị em mà Chúa gửi đến cho tôi, tôi hết lòng giúp đỡ họ, dù biết rằng rất khó khăn và chật vật đủ đường, bởi tôi đã từng chứng kiến, từng đau xót, từng cất công đi tìm kiếm… để rồi hơn 2.000 NMĐT được trợ lực từ Mái ấm”.

 Tâm tình tương tự của một giáo dân, chị L hăng hái: “… ở với chị em cực lắm, đòi hỏi một sự quân bình tâm lý, cảm xúc, kinh nghiệm bản thân, trường đời… ấy vậy mà, chỉ sau thời gian chừng 3 năm thành lập, Mái ấm đã giúp đỡ hơn 300 NMĐT Vui nhất, hạnh phúc nhất, là Xuân về, Tết đến, tuy không đủ hết, nhưng không thể diễn tả nổi hạnh phúc sum vầy, chị em tụ về, như một đại gia đình…”

Cô T., năm nay 25 tuổi, đang có tiệm may đắt khách ở Gò Vấp Thế nhưng, hưởng ứng lời kêu gọi của các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, cô đã bỏ tiệm may và xin phép gia đình đến gia nhập Nhà tình thương Giê ra đô để cùng phụ giúp với anh chị H Cô kể lại:

“mới nhận việc thì rất ngỡ ngàng, vì em chưa có gia đình, em chưa biết gì về những bà bầu và những em bé, nhưng em đọc sách và hỏi han những người khác Mỗi ngày như thế thì tự dưng em yêu thích công việc này Em đã học được rất nhiều, nhất là về cuộc sống độc lập.

Em học được cách đối xử với các chị em Em đã nghĩ sâu và sống cảm thông hơn hồi trước… cảm thấy mình lớn hơn rất nhiều.”

Nhiều năm làm việc tại Mái ấm, bà M nói: “tôi nhớ hết từng cái tên mẹ và bé, nhớ từng gương mặt, dáng hình, tính cách, hoàn cảnh Đáng mừng là mẹ nào cũng rất thương con Nhìn mà lắm khi không cầm được nước mắt Thương lắm! Vui lắm!” - bà M cười tươi rói rồi vội đi chợ lo nấu ăn cho bà bầu, bà đẻ và săn sóc những công chúa, hoàng tử mới “ra lò”.

Những NMĐT phải đối mặt với nhiều áp lực từ nhận thức xã hội như: do định kiến xã hội, họ có thể bị coi là “hư hỏng”, không hoàn hảo hoặc thiếu may mắn; không đủ “điều kiện” để nuôi dạy con cái, điều này khiến họ bị phân biệt đối xử trong công việc và cuộc sống, gặp nhiều khó khăn về việc làm, sinh kế, chi phí cho cuộc sống khi sinh nở và nuôi con mà không có người trợ giúp… khi đón những NMĐT về các Mái ấm, mấu chốt ở đây là, qua những hoạt động bảo trợ, GHCG được mời gọi không chỉ nỗ lực chăm sóc về vật chất mà còn cảm thông, chia sẻ về nghịch cảnh của những NMĐT, không đánh giá họ theo những định kiến và tiêu chuẩn cũ Đó đúng là những công việc khó khăn nhưng đầy ý nghĩa theo lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa và sứ mệnh của GHCG đối với con người nói chung.

4.1.2 Những hoạt động hỗ trợ rất thiết thực đối với mỗi NMĐT

Phụ trách các Mái ấm cũng như các cộng tác viên đều cho một góc nhìn chung: những NMĐT mà họ đã cưu mang là những người lúc đó đã vào “bước đường cùng”, không được đón nhận và không biết đi về đâu Không thể kể hết những khó khăn của mỗi hoàn cảnh dẫn đến quyết định làm mẹ đơn thân, từ những học sinh phổ thông cho đến những bà mẹ rất chững chạc (công nhân, viên chức, giáo viên,…) Có những người nhẹ dạ, cả tin, song cũng lại có những người vẫn tin, vẫn hy vọng cho dù biết mình bị phụ tình.

Thay vì dành thời gian thai giáo cho con hoặc tập thể dục, ăn dặm bồi bổ sức khỏe,

H A cứ rả rích khóc về đêm dù đã yên vị tại Mái ấm Lúc đầu, các dì nghe tiếng khóc, hốt hoảng tưởng có sự cố gì nhưng khi vào đến hỏi thì H.A mếu máo: “con nhớ ảnh quá! Không biết bây giờ ảnh sao rồi, ảnh có nhớ con không?”.

Nhận thức của NMĐT về hoạt động của Mái ấm

Mỗi NMĐT là mỗi câu chuyện khác nhau, gắn với những hoàn cảnh cá nhân và bối cảnh sống riêng biệt, không ai giống ai Như vậy, cảm nhận của họ sẽ như thế nào, khi họ mang chung một mẫu số là NMĐT, được bảo vệ và hỗ trợ và sống chung với nhau trong cùng một Mái ấm?

Khảo sát cho thấy, các yếu tố môi trường sống tại các Mái ấm đã có những tác động đến nhận thức, tâm tư, tình cảm của mỗi chị em với những mức độ khác nhau.

4.2.1 Cảm nhận của chị em về người phụ trách Mái ấm

Các Mái ấm Công giáo nói chung và bốn Mái ấm được khảo sát trong nghiên cứu này nói riêng, đều có những người phụ trách được bổ nhiệm để điều hành chung mọi hoạt động và nhất là để “đồng hành” với các chị em và từng chị em.Đồng hành ở đây là “cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc” với các NMĐT Nói chung,người phụ trách chia sẻ với mỗi chị em trong từng khía cạnh của cuộc sống Cảm nhận chung của các chị em NMĐT về những người phụ trách thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1 Người phụ trách “tử tế, yêu thương, tôn trọng…”

Người phụ trách “tử tế, yêu thương…” Số ý kiến Tỉ lệ %

Nguồn: Khảo sát mẫu tại các Mái ấm Tháng 12/2017

Bảng trên cho thấy, ngoài tỉ lệ gần 20% chị em không có nhận xét gì đặc biệt, hoặc một số rất ít không hài lòng về người phụ trách, có 15,6 % chị em “rất đồng ý” và 65,4 % “đồng ý” - gộp chung lại, 80% các chị em trong Mái ấm cảm nhận rằng, người phụ trách tử tế, yêu thương và tôn trọng chị em….

Chị Đ.T.C cho biết: “tính tới giờ, tôi đã sống ở Mái ấm trong hai tháng qua, các Soeurs đã rất tốt đối với tôi…”

Trong cả bốn Mái ấm được khảo sát, các NMĐT đều được huấn luyện để chia sẻ trách nhiệm chung với mọi người Chỉ có 1 trường hợp cảm thấy không thoải mái 0,2% với người phụ trách Mái ấm do bị hạn chế thức khuya, không cho dùng điện thoại,… nhưng khó nhất, nhưng cũng là hay nhất, theo ý kiến nhiều chị em, đó là tập được thói quen quan tâm, giúp đỡ người khác.

Chị H - một NMĐT chia sẻ: “chúng con thường được phân công nhau, những em mới có mang thì thay phiên nhau đi bệnh viện chăm sóc cho những chị em sắp sinh hoặc mới sinh và cứ thế người này giúp người kia, người sau giúp người trước Có những em thoái thác mà không có lý do chính đáng, sẽ cảm thấy khó chịu khi được nhắc nhở, bảo ban.”

4.2.2 Cảm nhận về bản thân, về bầu không khí chị em trong Mái ấm

Sống ở các Mái ấm, nếu chị em cảm nhận được tình thương vô vụ lợi và chân thực nơi người phụ trách, thì khả năng chị em sẽ nguôi ngoai những đắng cay, hối hận, nặng lòng, giảm bớt những khó khăn,… là rất khả thi.

Bảng 4.2 Cảm thấy an tâm, lạc quan, tin tưởng khi sống trong Mái ấm

An tâm, lạc quan, tin tưởng, … Số ý kiến Tỉ lệ %

Nguồn: Khảo sát mẫu tại các Mái ấm Tháng 12/2017

Kết quả cho thấy, 3/4 số chị em rất đồng ý và đồng ý với nhận định tích cực về bầu không khí, môi trường sống thân thiện trong các Mái ấm Số chị em chọn kết quả “bình thường” là 23,1%, và không an tâm, lạc quan… chỉ chiếm 1,7%, vì những lý do bên ngoài Chẳng hạn, N.T.H kể: “ở đây rất tốt thầy ạ Nhưng con không an tâm vì mẹ con ở ngoài quê (Nam Định) bị bệnh nặng, con xin phép về để chăm sóc cho mẹ con”. Đối với những NMĐT, bên cạnh những khó khăn trước mắt, họ còn lo lắng về gia đình, người thân, công ăn việc làm, để nuôi con và lo cho cuộc sống hàng ngày… vì vậy việc được đón nhận và giúp đỡ của các Mái ấm Công giáo đã giúp họ cảm thấy nhẹ nhõm và được nâng đỡ Khi được hỏi về bầu khí trong Mái ấm, chị em đã chia sẻ những cảm nhận rất tích cực.

Bảng 4.3 Cảm nhận về bầu khí vui vẻ, hòa đồng,… tại Mái ấm

Bầu khí vui vẻ, hòa đồng, … Số ý kiến Tỉ lệ %

Nguồn: Khảo sát mẫu tại các Mái ấm Tháng 12/2017

Tỉ lệ các chị em “không đồng ý hoặc bình thường” với nhận định về bầu không khí vui vẻ, hòa đồng ở các Mái ấm là 21,4% Trong khi tỉ lệ chị em chọn

“đồng ý hay rất đồng ý” là 87,6% Hai tỉ lệ này chênh lệch đến trên 60% Như đã phân tích ở trên, mỗi Mái ấm là một gia đình nhưng đồng thời cũng là trường học theo một nghĩa nào đó, vì ở đó các chị em được chăm sóc sức khỏe, cả mẹ và con, đồng thời cũng được chăm sóc về phương diện nhân bản, tình thần, hết sức chu đáo. Một cộng tác viên tâm sự: “chúng con cố gắng hết sức, để tìm mọi cách giúp chị em ổn định tinh thần nhắm tới thay đổi thái độ, hành vi”.

Tuy tỉ lệ “không đồng ý” là rất ít (0,3%), nhưng cũng cần lưu ý rằng những NMĐT cảm nhận về bầu khí từ các Mái ấm có thể khác nhau Chỉ chắc chắn một điều là các Mái ấm đã giúp đỡ nhiều NMĐT cảm nhận được sự ấm áp ngay trong cuộc sống đầy thử thách của họ.

4.2.3 Cảm nhận của chị em về không gian sinh hoạt trong Mái ấm

Các Mái ấm mặc dù ở giữa các khu dân cư tập trung, nhưng đều kín đáo, yên tĩnh, sạch sẽ Gần ba phần tư số NMĐT (73,4%) được hỏi đều “đồng ý” hoặc “rất đồng ý” với cảm nhận rằng Mái ấm là nơi ăn chốn ở ổn định, tương đối đầy đủ.

Bảng 4.4 Cảm nhận về điều kiện sống tại Mái ấm

Nơi ăn, chốn ở đầy đủ, ổn định, … Số ý kiến Tỉ lệ %

Nguồn: Khảo sát mẫu tại các Mái ấm Tháng 12/2017 Đại đa số chị em (73,4 % đồng ý và rất đồng ý) cảm nhận rằng “Mái ấm là nơi ăn chốn ở ổn định, tương đối đầy đủ” Lý do là các Mái ấm được thiết kế để mang lại không gian sống an toàn, thoải mái và đủ tiện nghi cho NMĐT và con của họ. Các phòng ở, phòng sinh hoạt chung, khu vực nấu ăn, vệ sinh và các hoạt động giải trí, tâm linh đều được sắp xếp phù hợp với nhu cầu của NMĐT và trẻ em nói chung. cho những NMĐT Họ có thể giao lưu, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong một không gian luôn mang lại cảm giác ấm áp và bầu khí gia đình.

Một phóng viên báo Công giáo và Dân tộc đã mô tả: “nếu lướt qua nhanh, có lẽ cũng ít ai để ý tới ngôi nhà nhỏ đặc biệt này Trong tổ ấm đó, phảng phất nét trầm lặng, ngại ngùng trên gương mặt các bà mẹ trẻ, nhưng đồng thời cũng luôn ríu rít, líu lo tiếng cười nói của trẻ thơ….”

4.2.4 Định hướng của NMĐT sau khi sinh con và rời khỏi Mái ấm

Sau khoảng thời gian “vượt cạn” và nghỉ dưỡng nơi các Mái ấm, những NMĐT lại trở lại với cuộc sống đời với không ít khó khăn, thử thách Họ sẽ làm gì với đứa con vừa chào đời? Mái ấm đã dành cho họ tư vấn khi cần thiết, còn bản thân họ sẽ tự đưa ra quyết định cuối cùng.

Bảng 4.5 Định hướng của NMĐT sau khi sinh con và rời khỏi Mái ấm Định hướng… Số ý kiến Tỉ lệ %

Quyết định nuôi con một mình 236 39,5 Để lại đứa bé cho Mái ấm 47 7,9

Gia đình chồng đã đồng ý đón về 33 5,5

Về sống với bố mẹ đẻ 236 39,5

Nguồn: Khảo sát mẫu tại các Mái ấm Tháng 12/2017

Đánh giá của các bên liên quan về hoạt động bảo trợ của GHCG cho NMĐT

4.3.1 Sự nhận biết của công chúng về hoạt động bảo trợ NMĐT

Nếu nhìn nhận thức xã hội là tập hợp các ý kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề, sự kiện mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thì rõ ràng, hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM thực sự đã và đang tạo ra một “nhận thức xã hội” về nó Những thông tin về các Mái ấm được kiểm chứng, nhóm NMĐT đã được tiếp cận với nguồn thông tin, đã thực chứng và đã được trao đổi, bày tỏ những cảm nhận của mình một cách công khai (xem 4.2).

Vì vậy, việc tìm hiểu nhận thức xã hội, qua sự nhận biết, thái độ, ý kiến, đánh giá của công chúng về các hoạt động bảo trợ của GHCG dành cho những NMĐT là cần thiết.

Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi với gần 700 người thuộc 5 nhóm xã hội về sự nhận biết các hoạt động bảo trợ NMĐT của GHCG ở các Mái ấm ghi nhận như sau.

 Về hiện tượng làm mẹ đơn thân

Bảng 4.6 Nghe hoặc biết về các hoạt động bảo trợ NMĐT của GHCG

Nghe hoặc biết về các hoạt động bảo trợ

NMĐT của GHCG Có Rõ Rất rõ Tổng số%

1 Hiện tượng làm mẹ đơn thân 41,2 40,3 4,3 85,8

2 Các Mái ấm của GHCG dành cho NMĐT 64,7 - - 64,7

3 Tư vấn cho những người NMĐT 35,5 3,7 3,1 42,3

4 Nuôi dưỡng, chăm sóc cho các NMĐT từ lúc mang thai đến lúc sinh con 29,0 9,3 5,0 43,3

5 Tìm kiếm công ăn việc làm cho những NMĐT 10,8 2,7 2,7 16,0

6 Giúp NMĐT tái hòa nhập gia đình, cộng đồng 24,2 6,6 4,4 35,2

Nguồn: Khảo sát mẫu của luận án Tháng 1/2019

Nhìn chung hơn 80% những người được hỏi đều đã có nghe, biết về hiện tượng NMĐT Nhóm “rất thường xuyên” nghe là nhóm những người có liên hệ hoặc ở lân cận các Mái ấm như các Soeurs làm công tác xã hội, cán bộ, nhân viên y tế, sinh viên Về mặt vật chất, 80% người trả lời phỏng vấn nhận thấy hiện tượng

NMĐT, không có cản ngại gì đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân nói chung, và các nhóm xã hội trong khảo sát nói riêng.

Về mặt tinh thần, hiện tượng NMĐT đang diễn ra này đã “đụng chạm” đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, khuôn mẫu hành vi ứng xử văn hóa của cộng đồng xã hội truyền thống từ lâu đời Và như thế, nó là điều kiện cần để thúc đẩy việc tạo ra nhận thức xã hội Nhưng quan trọng ở đây, chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội và mối quan hệ giữa họ với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra.

Một bạn trẻ trong các nhóm vừa kể nói: “đây là chuyện hằng ngày thầy ạ, vì chúng con trực tiếp tham gia: chôn xác thai nhi, nhất là vận động quyên góp giúp chị em các Mái ấm ” Một phụ huynh trẻ: “chuyện thời sự mà thầy, người ngoài thì ít biết, chứ chúng con trong nhóm phục vụ sự sống là thường nghe, thường làm bất kể đêm ngày, sẵn sàng đưa đón chị em về Mái ấm”.

Có thể khẳng định rằng, bản thân các nhóm xã hội nhận thức về hiện tượng NMĐT và thảo luận về nó đã dẫn đến nhận thức xã hội Đồng thời có các luồng thông tin chính thức cũng ảnh hưởng đến sự quan tâm của công chúng, khi đó nhận thức xã hội sẽ càng mạnh mẽ và lan truyền nhanh chóng.

 Về các Mái ấm của GHCG dành cho NMĐT

Khi thăm dò mức độ nhận biết về các Mái ấm của GHCG dành cho NMĐT, có 64,7% người trả lời có nghe hoặc biết về các Mái ấm này Đây cũng là điều dễ hiểu Xuất phát từ nền tảng là Bác ái Kitô giáo, thể hiện bằng việc tôn trọng phẩm giá con người, tất cả các Mái ấm, vừa là nơi bảo vệ người NMĐT về phương diện thể chất, cũng vừa là nơi tuyệt đối bảo vệ danh dự cho NMĐT Chủ thể Mái ấm, không có quyền buộc các khách thể là NMĐT phải kể về đời tư, quá khứ của mình và các NMĐT cũng không buộc phải kể về dĩ vãng của mình cho các chủ thể… và nếu như NMĐT, vì tin tưởng mà có tâm sự, chia sẻ, thì đó cũng là những chuyện tuyệt đối bí mật giữa hai bên, và không có người thứ ba nào biết.

Phóng viên N., chia sẻ: “mười năm trước, khi tiếp cận những nơi nuôi dưỡng phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, chúng tôi gọi vui đấy là những Mái ấm “vào một ra hai” Giờ đây, đến thăm nhiều nhà bầu, cảm giác ấm áp, chứa chan ngập lòng khiến chúng tôi hình dung Mái ấm như những tử cung bao trùm, đan lồng nhau: mẹ cưu mang con, Mái ấm lại cưu mang mẹ.” Thế nhưng, để vào được và cảm được như trên, không phải là dễ dàng ngay từ đầu…

Phóng viên N.: “nhiều lần chúng tôi xin phép được đến thăm với lời cam đoan bảo mật thông tin, nhưng những người quản lý các Mái ấm vẫn từ chối tiếp xúc Đến khi chúng tôi thuyết phục “những người làm công tác thiện nguyện bảo vệ sự sống hay truyền thông đều cùng mục đích đưa đến cho người trong cuộc những địa chỉ tử tế, tránh bị bọn “cò” buôn bán người dụ dỗ; tác động đến định kiến xã hội; đồng thời gióng tiếng chuông về tình dục an toàn, phòng tránh thai để không còn đứa trẻ nào bị vứt bỏ khi chưa chào đời hay bị… sinh ra vì cha mẹ chưa sẵn sàng nuôi dưỡng”, họ mới dần cởi mở, chấp nhận.”

Các hoạt động bảo trợ của GHCG là đối tượng của nhận thức xã hội Nhận thức xã hội lại được coi như biểu hiện của hành vi tập thể Do đó, cơ sở của nó là hiệu ứng phản xạ quay vòng, mà khởi điểm từ cá nhân hay nhóm xã hội nhỏ sẽ gây nên các chuỗi kích thích của các cá nhân khác, nhóm xã hội khác Để duy trì chuỗi kích thích này luôn cần các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lý của các cá nhân hay nhóm xã hội Đối với nhận thức xã hội, các nhân tố tác động đó có thể được coi là các thông tin bằng hình ảnh, âm thanh sống động, trực tiếp và có tính thời sự Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được thu hút vào quá trình bày tỏ quan tâm của mình thông qua trao đổi bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ trạng thái tâm lý của mình với người xung quanh Nhưng tác động của nhận thức với công chúng luôn có hai mặt:

Bảng 4.7 Tác động tích cực và tiêu cực của DLXH

Tác động đến ý thức, chi phối, ngăn cản, hạn chế những hiện tượng tiêu cực, khuyến khích, biểu dương những hành động tích cực, mang tính nhân văn.

Nhận thức xã hội dễ trở thành định kiến trong công chúng, gò ép các tư tưởng một cách cứng nhắc và bảo thủ.

Giúp công chúng có cái nhìn toàn diện, đa chiều.

Xuất phát từ những thông tin sai lệch sẽ gây ra những ảnh hưởng nặng nề, đến lối suy nghĩ tư tưởng của công chúng với một số cá nhân hay một nhóm xã hội.

Do vậy, với các Mái ấm cho NMĐT, vấn đề bảo vệ danh dự cho chị em, được đặt lên hàng đầu, nhất là những Mái ấm do các Soeur phụ trách Soeur H cho biết: “các em đã tổn thương, mặc cảm rất nhiều… chúng con là nhà nữ nữa, nên rất cẩn thận tránh những tiếp xúc không cần thiết, tránh để lộ thông tin của các chị em.”

 Về các hoạt động trong Mái ấm

Tiếp tục là sự nhận biết của công chúng, các nhóm xã hội về những hoạt động diễn ra tại các Mái ấm như: tư vấn cho những người NMĐT; nuôi dưỡng, chăm sóc cho các NMĐT từ lúc mang thai đến lúc sinh con; tìm kiếm công ăn việc làm cho những NMĐT; giúp NMĐT tái hòa nhập gia đình, cộng đồng.

Ý nghĩa xã hội và các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo trợ

Về phương diện lý thuyết, trong hoạt động bảo trợ NMĐT của GHCG, là một mô hình tổng hợp, bao hàm nhiều tương tác (thông tin và giao tiếp xã hội) qua lại giữa chủ thể và khách thể của hoạt động bảo trợ (GHCG tại TGP TPHCM và nhóm NMĐT) Quá trình tương tác này đã làm nảy sinh hiệu ứng “lan tỏa” các hoạt động tới cộng đồng xã hội xung quanh Đó chính là các nhóm xã hội và các bên liên quan, như đã tìm hiểu ở trên Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết Tương tác biểu trưng Khi những tác động qua lại được thực hiện, đồng thời cũng diễn ra sự thích ứng của một hành động và một hành động khác Đó chính là phản hồi (nhận biết, ý kiến, thái độ, nhận định) của các yếu tố thể chế và nhóm xã hội khác nhau.

Từ góc nhìn về Nhận thức xã hội, hoạt động bảo trợ NMĐT của GHCG chính là một sự kiện xã hội, trong bộ ba các thành tố kết nối với truyền thông như là phương tiện cung cấp thông tin, tạo lập diễn đàn tranh luận; từ đó hình thành DLXH, rồi lại ảnh hưởng trở lại tới sự kiện / hoạt động thực tế đang diễn ra Những hình ảnh, bài viết về các Mái ấm trên các trang báo giấy, báo điện tử, thậm chí các chương trình thời sự của các báo như Nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh niên, Đại đoàn kết,

… như vừa nêu trên về hoạt động của các Mái ấm đã giúp cho cộng đồng và xã hội thấy và hiểu được mô hình và ý nghĩa xã hội của các hoạt động này.

Từ các cơ sở lý thuyết xã hội nói trên, được thể hiện qua hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM dành cho nhóm NMĐT, dẫn đến cơ sở lý luận về nguồn lực tôn giáo trong lĩnh vực an sinh xã hội và từ thiện nhân đạo của GHCG ở TGP TPHCM nói riêng và trên toàn quốc nói chung Nó giúp thống nhất nhận thức về nguồn lực của tôn giáo trong lĩnh vực an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo và công tác xã hội Nó cũng góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạch định chính sách, pháp luật, tạo cơ sở để các tổ chức tôn giáo tham gia đóng góp nhiều hơn vào quá trình phát triển đất nước.

An sinh xã hội thường được hiểu là các hoạt động xã hội do chính quyền thực hiện nhằm bảo đảm đời sống an lành cho người dân Ngoài Nhà nước, các cá nhân và tổ chức xã hội cũng có nhiều hoạt động để tạo một cuộc sống ấm no, an lành, tốt đẹp cho đồng bào, chẳng hạn như những hoạt động từ thiện nhân đạo. GHCG Việt Nam, với cơ quan hoạt động Bác ái xã hội là Caritas, có thế vận động nguồn lực của các tín hữu tham gia vào hoạt động an sinh xã hội và từ thiện nhân đạo Mạng lưới Caritas huấn luyện cho người tín hữu biết cách hoạt động Bác ái từ thiện một cách hiệu quả và thiết thực Từ việc biết nghiên cứu tình trạng xã hội, soạn thảo dự án, vận động nguồn lực từ các tổ chức và nhà hảo tâm, để triển khai các hoạt động, cho đến tổng kết và báo cáo kết quả Đó chính là công tác xã hội và hoạt động này đã được Giáo hội hướng dẫn rất rõ ràng bằng Học thuyết xã hội Công giáo được Toà Thánh Vatican công bố năm 2004.

Cuối cùng, cùng với những chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, trong đó chính quyền luôn nhắc nhở “lấy con người là trung tâm, lấy những giá trị văn hoá cốt lõi làm nền tảng” hay “không để ai bị bỏ lại phía sau”… tất cả đều mang một ý nghĩa xã hội to lớn cho thấy Việt Nam đã tiến một bước rất dài trong nhận thức về giá trị con người.

Nói cách khác, hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM, an sinh xã hội, Bác ái từ thiện, trên nền tảng yêu thương phục vụ cho phẩm giá con người là bước đi của GHCG cùng với toàn bộ hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, chung tay hỗ trợ các nhóm yếu thế, góp phần phát triển nguồn lực của con người và các tôn giáo, cũng như an sinh xã hội mở rộng cho mọi lĩnh vực của đời sống.

4.4.2 Một số đề xuất của các nhóm xã hội về hoạt động bảo trợ NMĐT

Trong số các nhóm xã hội mà NCS hỏi ý kiến, có ba nhóm đưa ra một số đề xuất xây dựng, liên quan tới nhóm NMĐT và sự bảo trợ dành cho họ Đó là nhóm thanh niên nam nữ đã đi làm; nhóm học sinh PTTH và nhóm các Soeurs làm CTXH khu vực phía Nam Những đề xuất của họ là những gợi ý đáng quan tâm cho cả chủ thể và đối tượng bảo trợ, cũng như cho các cơ quan chức năng, quản lý những vấn đề xã hội của thành phố.

 Nhóm thanh niên nam nữ đã đi làm

Nhóm này bao gồm những anh chị em thanh niên nam nữ đã đi làm và họ ở ngay trong khu vực có nhà tạm lánh dành cho chị em cơ nhỡ Một số nhận định, câu hỏi, đề nghị được họ đặt ra:

- Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, nằm trong vùng có nhiều khu công nghiệp, nhà trọ, di dân… hiện tượng phụ nữ mang thai ngoài ý muốn ngày càng nhiều nên sự xuất hiện những Mái ấm của GHCG là cần thiết, song nếu không kể các Mái ấm của GHCG dành cho nhóm NMĐT, thì hiện nay Nhà nước đã có những “nhà mở” cho những NMĐT này chưa?

- Những Mái ấm của GHCG mà họ được nghe nói là rất tốt thông qua các hoạt động bảo trợ, nhưng liệu những Mái ấm này có tiếp nhận người ngoài Công giáo hay không vì phần lớn người di dân là không Công giáo hoặc theo các đạo khác?

- Cần có những kiến nghị cụ thể với chính quyền các cấp về hoạt động bảo trợ cho những NMĐT Các Mái ấm cần được tổ chức bài bản, cần đào tạo những người quản lý Mái ấm có tâm, có kinh nghiệm Các lớp Giáo lý hôn nhân tại các giáo xứ, cần có thêm các nhà chuyên môn Cần có những buổi hội thảo như thế này, để giúp người trẻ nhận định rõ vấn đề tình yêu, trách nhiệm, chọn lựa…

Một bạn gái công nhân: “tình trạng phá bỏ thai nhi ngày càng báo động Mong rằng những Mái ấm này tồn tại để giải quyết phần nào những mặt trái xã hội hôm nay Rất cần những hoạt động này phát triển mạnh nơi các xứ đạo gần khu công nghiệp để gây ý thức không chỉ cho các bạn nữ nhưng cho cả bậc phụ huynh và các bạn trai cũng cần được hiểu rõ vấn đề này…”

 Nhóm sinh viên, học sinh phổ thông trung học Đây là nhóm nữ sinh viên các trường Đại học ở TPHCM, họ có những đề nghị như sau:

- Cần liên kết các trung tâm bảo trợ NMĐT của GHCG trên cả nước, giữa các giáo phận, giáo xứ, dòng tu… để có thể phối hợp giúp đỡ chị em cơ nhỡ hiệu quả hơn Tăng cường truyền thông giáo dục người trẻ trong các KTX, lưu xá, xứ đạo giúp họ ý thức, trưởng thành để không nghĩ rằng cứ “thoải mái” rồi đã có Mái ấm.

- Cần duy trì những Mái ấm này để giúp những NMĐT lấy lại quân bình, sống có trách nhiệm, yêu quý sự sống, can đảm làm lại, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

KẾT LUẬN

Trong phần mở đầu của luận án “Hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm

NMĐT tại Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh” , NCS đã đã nêu ra ba câu hỏi nghiên cứu và đi kèm với ba câu hỏi đó là ba giả thuyết nghiên cứu Tiếp theo, trong phần nội dung, qua các chương 1, 2, 3 và 4, NCS đã lần lượt trả lời các câu hỏi nghiên cứu, kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu, trên cơ sở các lý thuyết Xã hội học (Hành động xã hội, Hòa nhập xã hội và Tương tác biểu trưng) mà NCS đã cân nhắc, lựa chọn cho luận án này Sau cùng, trong phần kết luận dưới đây, NCS xin tóm lược lại một số những nét chính những vấn đề vừa trình bày trên đây, căn cứ vào các kết quả nghiên cứu trong luận án này:

Trước tiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, với những tác động, thúc bách của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến xu hướng nhóm NMĐT trẻ tại nước ta xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng gia tăng Hệ lụy của nó là những cảnh ngộ thương tâm : những sản phụ đơn thân vượt cạn, những người mẹ trẻ với thai nhi không được thừa nhận ; nhiều “chị mẹ” còn “rất rất trẻ” từ quê lên phố mưu sinh, gặp những trắc trở tình cảm, lại mang thai, bơ vơ, không nơi nương tựa, cũng không dám về quê,… GHCG với thao thức được đồng hành, phục vụ những người kém may mắn như thế, và trên nền tảng Bác ái Kitô giáo, đã có sáng kiến cho ra đời những Mái ấm trên khắp TGP TPHCM Kết quả nghiên cứu này được khẳng định với giả thuyết thứ nhất, đó là: “tinh thần Bác ái Kitô giáo là động lực chính yếu thúc đẩy, chi phối và dẫn dắt các tổ chức, cá nhân thuộc GHCG tại TGP TPHCM thực hiện các hoạt động bảo trợ cho NMĐT.”

Kế đến, sau khi tiếp nhận NMĐT, GHCG tiếp tục phục vụ họ qua các hoạt động: tư vấn, trị liệu tâm lý giúp họ lấy lại quân bình; chăm sóc bản thân, dạy cách làm mẹ, nuôi con; giúp họ trang bị thêm kiến thức về sức khỏe, nữ công gia chánh; giáo dục những nhận thức đúng đắn, chuẩn mực về một tình yêu có trách nhiệm; đồng hành với họ trong nếp sống liên đới, chan hòa tình yêu thương gia đình; hỗ trợ những kỹ năng nghề nghiệp - để họ chuẩn bị tái hòa nhập với cuộc sống xã hội sau khi rời Mái ấm Kết quả nghiên cứu này cũng khẳng định chắn chắn cho giả thuyết thứ hai: “những hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM dành cho nhóm NMĐT bao gồm: đón tiếp, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, kết nối họ trở lại với chính họ, với gia đình của họ, và với cuộc sống xã hội… đã giúp NMĐT lấy lại quân bình, tự tin, phần nào yên tâm, ổn định cuộc sống; qua đó cho thấy tôn giáo đã tham gia hỗ trợ rất tích cực, hiệu quả cho các nhóm yếu thế.”

Sau cùng, mục đích của hoạt động bảo trợ dành cho nhóm NMĐT, trong nhận thức xã hội của các bên liên quan từ những người trong cuộc cho đến chính quyền,các tổ chức xã hội, học sinh, sinh viên, người dân và các cơ quan ngôn luận… đều nhận thấy hoạt động bảo trợ của GHCG mang đến ý nghĩa trọn vẹn cho NMĐT, bao gồm sự chữa lành thể chất, tâm linh, được hòa giải và phục hồi niềm tin vào cuộc sống Nó họa lại những sắc màu lạc quan và ấm áp cho những NMĐT yếu thế, dễ bị tổn thương, giúp họ đạt đến sự tự tin, tự quyết, nhất là khi họ quyết định giữ con và nuôi con Các Mái ấm đã góp phần kiến tạo một nền tảng vững chắc để NMĐT có thể hội nhập lại với gia đình, hòa nhập vào với xã hội trong một nếp sống trưởng thành về nhận thức lẫn tình cảm Phát hiện này trong nghiên cứu, hoàn toàn tương thích với giả thuyết thứ ba Đó là: “ GHCG tại TGP TPHCM, nhóm NMĐT và cộng đồng xã hội có sự đồng thuận cao và đánh giá tích cực về hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM cho nhóm NMĐT.”

KHUYẾN NGHỊ

Nghiên cứu “Hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh” mở ra những góc nhìn mới về hiện trạng và bản chất của hoạt động này; khơi gợi lên những hoạt động thực tế, các hướng nghiên cứu sâu hơn qua luận án này.Với các kết quả nghiên cứu thu được, NCS đề xuất một số những khuyến nghị cụ thể sau đây:

 Đối với chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng

Nghiên cứu luận án cho thấy, việc hỗ trợ NMĐT là một vấn đề xã hội ẩn chứa những khía cạnh nhạy cảm và phức tạp, cần được thực tâm lắng nghe và chân thành đối thoại từ nhiều phía.

GHCG cũng như các tổ chức tôn giáo khác, thường có những chương trình và hoạt động hỗ trợ cho người nghèo, cho các nhóm yếu thế nói chung Nếu được Nhà nước tạo điều kiện cho các hoạt động này, tức là giúp đỡ thêm cho nhiều NMĐT, qua đó gián tiếp thúc đẩy mảng CTXH của các tôn giáo, tích cực tham gia vào hệ thống ASXH của cả nước hiện nay. Đương nhiên, việc tạo điều kiện cho các hoạt động bảo trợ của GHCG đối với NMĐT phải dựa trên những nghiên cứu và phân tích chính sách cẩn thận để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều được đối xử công bằng trong xã hội.

Việc tạo điều kiện này có thể gắn với hoạt động bảo trợ cho những NMĐT đang sống tại các KCN trên địa bàn TGP TPHCM hiện nay Sau đây là một số gợi ý mà chính quyền các cấp có thể xem xét:

- Khuyến khích các công ty, nhà máy tạo ra môi trường làm việc tốt hơn và hỗ trợ cho nhân viên có con nhỏ, bằng cách cung cấp các dịch vụ chăm sóc trẻ em với một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.

- Tăng cường giám sát và đảm bảo rằng các công ty tuân thủ chặt chẽ các quy định về tuyển dụng và bảo trợ cho người lao động, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai hoặc có con nhỏ.

- Tổ chức các khóa đào tạo và huấn luyện cho NMĐT, giúp họ nâng cao kỹ năng và kiến thức để có thể đáp ứng các nhu cầu chăm sóc con cái và công việc.

- Có các quy định hỗ trợ vay vốn cho những NMĐT, giúp họ khởi nghiệp và có thu nhập ổn định.

- Thúc đẩy các hoạt động giáo dục và tư vấn cho những NMĐT, giúp họ hiểu rõ các quyền lợi và trách nhiệm của mình, để có thể đưa ra các quyết định phù hợp về việc nuôi dạy con cái và quản lý tài chính.

- Tạo lập một môi trường xã hội thân thiện với những NMĐT bằng cách thúc đẩy sự đồng cảm và chia sẻ từ cộng đồng và đảm bảo rằng họ không gặp phải sự kỳ thị hay phân biệt đối xử.

 Đối với các phương tiện truyền thông đại chúng

Trước tiên, qua kết quả nghiên cứu từ luận án này, NCS muốn nhấn mạnh rằng báo chí, nhận thức, truyền thông đã góp phần hỗ trợ NMĐT rất nhiều, khi tiếp cận được thực tế đúng đắn, góc nhìn chính xác, từ các Mái ấm dành cho NMĐT của GHCG Vì thế, để truyền thông tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa vai trò thông tin của mình qua việc hỗ trợ những NMĐT, cần:

- Tôn trọng quyền riêng tư: các phóng viên và nhà báo nên tôn trọng quyền riêng tư của những NMĐT trong các Mái ấm.

- Điều tra chính xác: trước khi đăng tải thông tin, các truyền thông báo chí nên tiến hành kiểm tra và xác minh để đảm bảo tính chính xác của thông tin.

- Tôn trọng nhân phẩm: các phương tiện truyền thông, báo chí cần tránh làm tổn thương đến danh dự và uy tín của các Mái ấm và NMĐT trong Mái ấm.

- Tạo nhiều nội dung về tình huống và câu chuyện của những NMĐT tại các Mái ấm tại TGP TPHCM Tăng cường đưa tin về những vấn đề mà NMĐT đang phải đối mặt, những khó khăn và thách thức mà họ đang phải vượt qua trong cuộc sống Những câu chuyện này có thể lan tỏa thông điệp về sự kiên trì, lòng trắc ẩn và hy vọng, cũng như giúp người đọc, người xem hoặc người nghe cảm nhận ý thức và trách nhiệm, nâng cao nhận thức xã hội về tình trạng của NMĐT và giúp tìm cách hỗ trợ họ tốt hơn.

- Có các chương trình tư vấn và trao đổi trực tuyến về những vấn đề và thách thức mà các NMĐT đang phải đối mặt, và những giải pháp hiệu quả để hỗ trợ họ Đây là một cách để chia sẻ thông tin và kết nối NMĐT với các nguồn tài nguyên hữu ích Tạo nhiều chương trình truyền hình, Podcast và các kênh truyền thông xã hội khác để giới thiệu những hoạt động hỗ trợ của GHCG và các tổ chức xã hội đối với NMĐT.

- Tăng cường quảng bá cho các hoạt động từ thiện và các tổ chức hỗ trợ NMĐT.Các phương tiện truyền thông xã hội có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường nhận thức và hỗ trợ cho các tổ chức này, từ đó giúp đỡ nhiều hơn cho các NMĐT Khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân tài trợ cho các hoạt động hỗ trợ NMĐT giới thiệu những hoạt động này đến các nhà tài trợ tiềm năng, tạo ra sự quan tâm và sự ủng hộ từ cộng đồng.

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w