Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA VĂN HỌC ---- ---- TIẾU LUẬN CUỐI KỲĐỀ BÀI: Phân tích những nét đặc sắc về mặt thể loại củatruyện cổ tích Quan
lOMoARcPSD|38895030 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC TIẾU LUẬN CUỐI KỲ ĐỀ BÀI: Phân tích những nét đặc sắc về mặt thể loại của truyện cổ tích Quan Âm Thị Kính trong cuốn Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (tập 2) của Nguyễn Đổng Chi Đánh giá về sự tồn tại của truyện Quan Âm Thị Kính trong dòng chảy văn học và nghệ thuật từ xư đến nay Giảng viên : TS Trần Thị Thục TS Tạ Thị Thanh Huyền Môn học : Văn học dân gian Việt Nam Lớp học : LIT3044 Sinh viên : Nguyễn Hiền Thành Văn Mã sinh : 23032080 viên Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 HÀ NỘI, tháng 12 năm 2023 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 1 Khái niệm Truyện cổ tích .2 2 Khát quát truyện cổ tích “Quan Âm Thị Kính” 2 3 Đặc sắc về thể loại cổ tích trong truyện “Quan Âm Thị Kính” 3 3.1 Đặc sắc về nội dung 3 3.1.1 Quan điểm về con người .3 3.1.2 Quan niệm về xã hội 3 3.2 Đặc sắc về nghệ thuật 4 3.2.1 Nhân vật 4 3.2.2 Cốt truyện 5 3.2.3 Yếu tố kì ảo 6 3.2.4 Không gian và thời gian 6 4 Đánh giá sự tồn tại của “Quan Âm Thị Kính” trong dòng chảy văn học và nghệ thuật từ xưa đến nay .7 KẾT LUẬN 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 LỜI MỞ ĐẦU Đã có một dòng sông chảy mãi theo chiều dài đất nước và bất tử cùng tháng năm Từ cội nguồn thiêng liêng của dân tộc, dòng sông ấy bền bỉ thấm sâu vào lòng đất mẹ, lặng lẽ bồi đắp văn hóa phù sa cho những làng quê đất Việt, nuôi dưỡng đời sống tâm hồn người Việt Ấy chính là dòng sông Văn học Dân gian ngọt ngào, trong sáng, chân chất, dân dã mà thấm đượm ân tình, đạo nghĩa, thủy chung Và thông qua hình thức truyền miệng, từ đời này nối tiếp đời khác, những sáng tác văn học dân gian ấy đã sống mãi, trường tồn trong sâu thẳm kí ức của mỗi con người chúng ta Nhận định, đánh giá về vai trò, vị trí của Văn học Dân gian trong nền văn học dân tộc, trong cuốn giáo trình Văn học dân gian, tác giả có viết “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian Nhiều tác phẩm , nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng , là thi liệu , văn liệu của văn học viết Nhiều nhà thơ , nhà văn lớn của dân tộc ( Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương , Phan Bội Châu , Hồ Chí Minh,….) đã tiếp thu có kết quả văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú” [1] Đến với văn học dân gian Việt Nam, ta không chỉ khám phá được nét độc đáo của sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, mà còn hiểu biết thêm về văn hóa truyền thống của dân tộc Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thì truyện cổ tích chiếm một phần lớn khối lượng Phát triển mạnh mẽ khi xã hội có sự phân chia giai cấp, truyện cổ tích phản ánh nhiều mặt tư tưởng, thái độ, tình cảm cũng những ước nguyện của nhân dân lao động trong suốt chiều dài lịch sử Đến với thế giới chuyện cổ tích bạn đọc không những được thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu tập tục văn hóa mà còn đúc kết ra được những bài học về đạo đức làm người Bên cạnh đó, truyện cổ tích cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho nền văn học và nghệ thuật Việt Nam từ xưa cho đến ngày nay Không chỉ mang đến những nội dung phong phú, đa dạng, truyện cổ tích còn có những nét đặc sắc về nghệ thuật Truyện cổ tích “Quan Âm thị Kính” là một tác phẩm điển hình của thể loại cổ tích Truyện không chỉ mang đến nội dung sâu sắc, ý nghĩa mà còn chứa đựng nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật Bên cạnh đó, truyện “Quan Âm Thị Kính” còn là nguồn cảm hứng vô tận cho nền văn học và nghệ thuật Việt Nam từ xưa đến nay 1 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 NỘI DUNG 1 Khái niệm Truyện cổ tích Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, “truyện cổ tích là những chuyện kể về những sự tích xa xưa vào thời bắt đầu có sự phân công lao động, hình thành nhà nước và các giai tầng xã hội, thường nói về các mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.” [2] Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, cổ tích là “Một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt.” [3] Nhìn chung, có thể hiểu một cách khái quát: Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kỳ ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động [1] 2 Khát quát truyện cổ tích “Quan Âm Thị Kính” Truyện cổ tích “Quan Âm Thị Kính” là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học dân gian Việt Nam Từ lâu, “Quan Âm Thị Kính” vốn rất phổ biến và quen thuộc với người dân Việt Nam, bởi truyện không chỉ tồn tại với tư cách là một tác phẩm văn học, mà “Quan m Thị Kính” còn được chuyển thể thành các tác phẩm loại hình sân khấu như: tuồng, chèo, cải lương, kịch, Truyện kể về Thị Kính- người con gái xinh đẹp, thùy mị, nết na nhà họ Mãng Nàng được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư Trong một đêm, Thị Kính đang ngồi vá áo cho chồng thì nhìn thấy chồng có sợi râu mọc ngược, sẵn trong tay con dao nhịp nàng định xén đi thù Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên Mẹ chồng nghe thấy, vào nghe lời kể của con trai liền nghi oan Thị Kính âm mưu giết chồng, bà mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ Buồn chán cho số phận, Thị Kính giả nam, xin vào chùa Vân tu được đặt là Kính Tâm Bấy giờ, trong lòng có cô Thị Mầu là con gái nhà phú ông, nổi tiếng lẳng lơ Thị Mầu dụ dỗ Kính Tâm không thành thì dan díu với anh điền trong nhà Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm Thị Mầu sinh con xong mang ra chùa đổ vạ, Kính Tâm suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi 2 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 con Đến khi thân tàn lực kiệt, nàng viết thư để lại cho cha mẹ rồi thác đi Đến cuối cùng dân làng mới biết Kính Tâm là nữ, liền lập đàn giải oan cho nàng Cuối truyện, đức Phật hiện ra phán truyền phong Kính Tâm thành Phật Quan Âm 3 Đặc sắc về thể loại cổ tích trong truyện “Quan Âm Thị Kính” 3.1 Đặc sắc về nội dung 3.1.1 Quan điểm về con người Văn học, dù là viết về bất kì đối tượng nào, đề tài nào, cuối cùng vẫn là để phản ánh cuộc sống của con người Trong truyện cổ tích, vì được phát triển mạnh mẽ khi xã hội có sự phân chia giai cấp, nên chủ yếu nội dung của truyện cổ tích thường là phản ánh những bất công trong xã hội Nhân vật trong truyện cổ tích được xây dựng dựa trên những con người thường ngày trong cuộc đời, là những con người trong mối quan hệ xã hội Con người trong sáng tác truyện cổ tích được nhìn trên bình diện đạo đức và bình diện giai cấp xã hội với hai tuyến đối lập: thiện - ác, giàu - nghèo, Vẻ đẹp con người được khắc họa qua nhân vật Thị Kính với những đức ảnh và phẩm chất tốt đẹp Nỗi khổ của Thị Kính là nỗi khổ của người phụ nữ, nỗi khổ của con người, kiếp người Nhân vật Thị Kính tuy là nữ nhân có thân phận nhỏ bé, hẩm hiu, là nhân vật đại diện cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến mục nát, nhưng cũng chính họ lại là đối tượng được tác giả dân gian chọn để gửi gắm những khát vọng cao đẹp của mình Nàng vừa đẹp người, đẹp nết, giỏi giang công việc trong gia đình, thông minh, hội tụ đủ những đức hạnh của phụ nữ trong xã hội phong kiến, nàng xứng đáng được sống một cuộc đời hạnh phúc Nhưng hạnh phúc lại tan nát, lại phải chịu nỗi hàm oan mà chẳng thể giải thích Ta thấy được hình ảnh người đàn bà yếu đuối, bất lực trước áp lực của xã hội Nhưng đến cuối cùng, Thị Kính được rửa oan, được hưởng những thành quả xứng đáng Thông qua số phận phụ nữ trong tác phẩm “Quan Âm Thị Kính”, ta thấy số phận chung con người trong xã hội phong kiến Số phận con người luôn chịu sự chi phối của giáo điều, họ thiếu đi sự tự do trong mọi mặt của xã hội Dưới áp lực nặng nề của xã hội, họ ước mơ về quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền được hạnh phúc của con người 3.1.2 Quan niệm về xã hội Truyện cổ tích dùng nghệ thuật ngôn từ để phản ánh hiện thực xã hội và lịch sử Truyện cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ Song song với việc 3 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 phản ánh số phận bất hạnh của người phụ nữ qua nhân vật Thị Kính là tiếng nói tố cáo hiện thực xã hội bấy giờ Trong truyện cổ tích “Quan Âm Thị Kính” đã tố cáo một xã hội phong kiến với những hủ tục, lề lối lạc hậu đưa con người vào đường cùng, vào bế tắc thương đau Nhân vật Thị Kính rơi vào bi kịch mang tiếng oan giết chồng là do thân phận thấp kém của người phụ nữ trong xã hội xưa Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên thân phận người phụ nữ Dù là trong gia đình hay ngoài xã hội, họ đều là những người “thấp cổ bé họng” không được tôn trọng, không có tiếng nói Ở trong bối cảnh xã hội phong kiến, người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, họ không thể sống theo ý mình, bị giam nhốt trong những hủ tục và giáo điều của xã hội Bởi vậy, việc nàng giả trai đi tu là để thoát khỏi vòng vây của mọi điều bất công, áp lực 3.2 Đặc sắc về nghệ thuật 3.2.1 Nhân vật Nhân vật không chỉ là hình thức để nhà văn khái niệm hiện thực cuộc sống một cách tượng hình mà còn là nơi thể hiện các giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả một thế giới một cách hình tượng” [4] Thông qua nhân vật, nhà văn thể hiện quan niệm về nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ về con người Nhân vật trong truyện cổ tích mang tính khái quát cao, biểu tượng cho một loại người trong xã hội chứ không mang tính cá biệt [5] Các tuyến nhân vật trong tác phẩm “Quan Âm Thị Kính” được nhà văn khắc họa trên những khía cạnh sau: Khắc họa nhân vật qua ngoại hình và hành động: Yếu tố đầu tiên trong nghệ thuật xây dựng nhân vật là nghệ thuật miêu tả nhân vật Việc miêu tả nhân vật không chỉ giúp khắc họa nhân vật một cách sinh động, chân thật mà qua đó còn hé lộ phần nào về tính cách của nhân vật Trong “Quan Âm Thị Kính”, nhân vật Thị hiện lên với dáng vẻ xinh đẹp, thùy mị, nết na Cùng với việc khắc họa nhân vật ở ngoại hình, tác giả còn miêu tả hành hành động của nhân vật Việc hành động được miêu tả với tần suất dày đặc, góp phần làm bộc lộ tính cách của nhân vật Bên cạnh đó việc miêu tả nhân vật qua ngoại hình và hành động cũng là bước để phát triển cốt truyện Trước hết là nhân vật trung tâm của truyện- Thị Kính, một người con gái với những phẩm chất tốt đẹp với những nỗi bất hạnh khi sống trong xã hội phong kiến mục 4 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 nát Dù gặp vô vàn những ngang trái, nhưng Thị Kính vẫn giữ trọn phẩm hạnh của mình, điều đó thể hiện qua hành động của nàng Ngay cả khi bị mẹ chồng ruồng rẫy, sỉ nhục bằng những lời lẽ cay nghiệt nhưng nàng vẫn nhẹ nhàng giải thích Hay khi bị mang tiếng oan làm cho Thị Mầu có mang, mặc cho dân làng mỉa mai, Kính Tâm vẫn cam tâm chịu đựng, và còn lòng bao dung cưu mang đứa con dù chẳng phải con mình Tiếp theo là tuyến nhân vật phản diện bao gồm: mẹ chồng, Thiện Sĩ và Thị Mầu Mẹ chồng Thị Kính là nhân vật phụ nữ đanh đá, chua ngoa, khi chưa rõ sự tình đã hô hoán, vu oan cho con dâu tội giết chồng Nhân vật Thiện Sĩ là người chồng đầu ấp má kề với Thị Kính mà xung không tin tưởng vợ, là loại đàn ông nhu nhược Cuối cùng, nhân vật Thị Mầu hiện lên qua ngòi bút của tác giả là nhân vật lẳng lơ, điêu ngoa, từ việc biết Kính Tâm là chú tiểu nhưng vẫn ve vãn, và sẵn sàng đổ oan cho Kính Tâm khi bị dân làng bắt phạt vì có chửa Khắc họa nhân vật qua các chi tiết: Trong truyện “Quan Âm Thị Kính” có rất nhiều những tiểu tiết, miêu tả cuộc sống nơi nông thôn hết sức tự nhiên, nghe thì có vẻ tầm thường nhưng chính những tiểu tiết ấy lại tạo nên cái sinh động, gần gũi, chân thật cho truyện hay cụ thể là các nhân vật 3.2.2 Cốt truyện Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả có cho rằng “Hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [3] Ở truyện cổ tích, cốt truyện thường được xây dựng dựa trên cơ sở cuộc đời nhân vật chính diện Những xung đột chủ yếu xảy ra trong phạm vi, gia đình và ngoài xã hội Các biến cố và xung đột cũng có nhiều mức độ từ đơn giản cho đến phức tạp Cốt truyện cổ tích chủ yếu được tổ chức theo mạch thời gian, được xây dựng dựa trên các sự kiện, hành động xoay quanh nhân vật Để phù hợp với phương thức truyền miệng, truyện cổ tích có cốt truyện đơn giản, ít tình tiết phức tạp và xây dựng theo tuyến đường thẳng “Quan Âm Thị Kính” có kết cấu ba phần rõ rệt, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề: Phần đầu, Thị Kính phải chịu nỗi oan giết chồng và đi tu, phần sau Kính Tâm mắc oan lần hai và hoàn tục, phần kết, nàng được giải oan và phong làm Phật Quan Âm Trong tác phẩm “Quan Âm Thị Kính”, cốt truyện phát triển theo trật tự thời gian trước sau và có mối quan hệ nhân quả Các sự kiện, hành động của các nhân vật trong 5 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 truyện đều là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự vận động của mạch truyện, tạo ra những nút thắt, tạo nên cao trào cho cốt truyện Cụ thể, sự kiện Thiện Sĩ và mẹ đổ tiếng oan cho Thị Kính đã tạo nút thắt một cho câu chuyện, từ đó dẫn đến việc nàng quyết định đi tu Kế tiếp, nút thắt thứ hai là khi Kính Tâm bị Thị Mầu đổ tiếng oan làm mình có chửa, đây cũng là chi tiết tạo nên cao trào cho câu chuyện, đẩy Kính Tâm đến đường cùng Nhưng các “thử thách” trong truyện đều để làm rõ phẩm chất và đức hạnh của Thị Kính Kết thúc trong “Quan Âm Thị Kính” là kiểu kết thúc có hậu truyền thống trong các tác phẩm tự sự Việt Nam nói chung, và truyện cổ tích nói riêng Kết truyện như vậy nhằm tôn vinh công hạnh tu hành của Thị Kính- Kính Tâm Nhân vật Quan Âm Thị Kính chính là sự kết tinh cho những nét đẹp vĩ đại của người phụ nữ 3.2.3 Yếu tố kì ảo Yếu tố kì diệu là sản phẩm của trí tưởng tượng và hư cấu nghệ thuật nhưng nó còn là niềm tin bắt nguồn từ thế giới thần thoại [2] Trong truyện cổ tích giữ một vai trò vô cùng quan trọng Chính những yếu tố hoang đường, diệu kì là một trong những đặc trưng về nghệ thuật của thể loại truyện cổ tích Ở truyện “Quan Âm Thị Kính”, chi tiết “Hôm cử hành đàn chay, thì trên trời, giữa một đám mây năm sắc, đức Phật Thiên Tôn hiện ra phán truyền cho Kính Tâm thành Phật Quan Âm.” là một yếu tố kì ảo Đức hạnh của Kính Tâm là đức cứu độ khổ sanh của một bậc Bồ Tát Kính Tâm siêu thăng làm Phật cũng là điều quả đáng Truyện cổ tích thường cho chúng ta thấy rằng, trong cuộc đấu tranh cho một cuộc đời tốt đẹp, có đau khổ mà không buông xuôi, có thất bại mà không đầu hàng, có bi thảm mà không tuyệt vọng Thực trạng có đen tối nhưng ánh sáng của niềm tin vẫn muốn xua tan màu sắc ảm đạm của một cái gì tận thế và trong ánh sáng đó, con người vẫn cố gắng vươn lên [6] Sức sống của tác phẩm văn học nằm ở chi tiết nghệ thuật [7] Sức sống của truyện cổ tích là nhờ vào các chi tiết kì ảo Các chi tiết kì ảo sẽ ảnh hưởng đến chủ đề và tính cách nhân vật Quan niệm về lòng từ bi, sự nhẫn nhục để cảm hóa chúng sinh được nhân dân gửi gắm rất cao đẹp Nỗi oan của Kính Tâm được giải, để từ đó người đọc thấy được sự cảm hóa, cứu vớt chúng sinh bằng lòng từ bi và tình thương trọn vẹn của Phật Quan Âm 6 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 3.2.4 Không gian và thời gian Mọi tưởng tượng nghệ thuật trong văn học dân gian đều được lấy mẫu trong cuộc sống thường nhật hàng ngày Không gian là nơi nhân vật sinh sống và hoạt động Và chủ yếu thường thấy ở truyện cổ tích thường là không gian làng quê Việt Không gia làng quê cũng là không gian phiếm chỉ Trong “Quan Âm Thị Kính” không gian chủ yếu là hình ảnh làng quê ở đất nước Cao-ly và chùa Vân Ia Propp từng viết: “Văn tự sự dân gian không có xu hướng cả cảnh Rừng cây, biển cả, thảo nguyên, thành quách được nhắc tới khi đó là các địa điểm mà nhân vật đi qua hoặc vượt qua, nhưng còn còn vẻ đẹp của phong cảnh thì người kể chuyện không quan tâm tới” [8].Vậy nên, truyện cổ tích người Việt không quan tâm đến miêu tả khung cảnh Truyện cổ tích của Việt Nam thường giới thiệu thời gian mở đầu bằng công thức “Ngày xửa ngày xưa, ” Những giới thiệu thời gian mở đầu đều có chung một đặc điểm hình thức, biểu thị tính chất đặc biệt cổ xưa Trong “Quan Âm Thị Kính” mở đầu câu chuyện với cụm từ “Ngày xửa ngày xưa” nhằm kéo dài thời gian làm cho câu chuyện được đẩy ra khỏi hiện tại để đi vào quá khứ 4 Đánh giá sự tồn tại của “Quan Âm Thị Kính” trong dòng chảy văn học và nghệ thuật từ xưa đến nay Truyện cổ tích “Quan Âm Thị Kính” chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung và trong nền văn học dân gian Việt Nam nói riêng Từ khi ra đời đến ngày ngay, truyện được tiếp nhận và lưu truyền rộng rãi trong dân gian qua nhiều thời kì lịch sử Điều đặc biệt là từ cốt truyện dân gian, “Quan Âm Thị Kính” được nhân dân sáng tạo thêm bằng nhiều thể loại nghệ thuật khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong khả năng tiếp nhận của công chúng Trong dòng chảy của văn học và nghệ thuật từ xưa đến nay, xuất hiện rất nhiều phiên bản dưới các thể loại và hình thức khác nhau của “Quan Âm Thị Kính” như: truyện thơ Nôm, thơ, cải lương, tích chèo, kịch, Những tác phẩm ấy không chỉ mang lại tính giải trí mà còn là những giá trị thần to lớn cho nghệ thuật công chúng Tác phẩm còn mang tính giáo dục, qua những thông điệp, ý nghĩa lớn trong việc nhắc nhở con người trở nên tốt đẹp hơn trong xã hội qua các thời đại Phiên bản “Quan Âm Thị Kính” từ truyện thơ Nôm được sáng tác dựa trên cốt truyện cổ tích được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Theo nghiên cứu của TS Trần Hải Yến cho rằng những bản thơ Nôm đều được mang tên chung là “Quan âm chính văn tân 7 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 truyện” hay “Quan âm chú giải tân truyện’ “tân truyện” mang ý nghĩa là truyện được sáng tạo từ cốt truyện có sẵn, theo mô hình của truyện thơ Nôm Hai tác phẩm trên đều là tổng hợp nhiều yếu tố văn hóa, trong đó bao gồm tư tưởng Phật giáo, Nho giáo và những nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam Truyện Nôm Truyện thơ Nôm “ Quan âm chính văn tân truyện” và “Quan âm chú giải tân truyện” nêu cao tấm gương sáng của Thị Kính với nhiều đức tính, phù hợp với hình ảnh người phụ nữ truyền thống Việt Nam Chèo là một loại hình sân khấu cổ truyền của Việt Nam, phát triển mạnh mẽ và phổ biến chủ yếu tại Bắc Bộ Một trong những vở chèo nổi bật và đặc sắc được nhiều người biết đến, đó là vở chèo “Quan Âm Thị Kính” Ngày nay, tại các nhà hát chèo, vở chèo vẫn được trình diễn và được xem là một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam So với các thể loại khác thì vở chèo “Quan Âm Thị Kính” có mức độ bổ biến hơn hết Vở chèo “Quan Âm Thị Kính” được yêu thích là nhờ vào lối diễn sinh động, gần gũi và thu hút quần chúng nhân dân Năm 2018, vở chèo này được trình diện tại buổi hòa nhạc giải thế giới ở Boston (Mỹ) Như vậy, cho đến tận ngày nay, tích chèo “Quan Âm Thị Kính” vẫn chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa Việt Nam Một vở chèo đậm đà tinh thần nhân văn, cháy bỏng khát vọng tinh thần nữ quyền, có thể coi là một viên ngọc văn hoá tỏa sáng trong tương lai Đặc biệt, chúng ta còn có cơ hội để giới thiệu với những bạn bè quốc tế về những giá trị truyền thống văn hóa, góp phần làm rạng rỡ bản sắc Việt Không chỉ dừng lại ở việc phát triển ở nhiều loại hình thuật khác nhau, truyện cổ tích “Quan Âm Thị Kính” còn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận cho các thế hệ nghệ sĩ sau này Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền âm nhạc Việt Nam đang đón nhận nhiều xu hướng, trào lưu âm nhạc mới Bên cạnh đó, nhiều ca sĩ trẻ lựa chọn việc sử dụng những yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc vào sản phẩm âm nhạc của mình, điều này đã tạo nên một trào lưu mới và đón nhận sự ủng hộ của đông đảo công chúng Đầu năm 2023, nữ ca sĩ Hòa Minzy đã quay trở lại với ca khúc “Thị Mầu”, ca khúc được lấy cảm hứng từ tích truyện “Quan Âm Thị Kính” Bài hát xoay quanh nhân vật Thị Mầu, nhưng được thổi một làn gió mới, hình ảnh một Thị Mầu có cá tính, hết mình theo đuổi tình yêu và dám vượt qua mọi khó khăn Việc sử dụng chất liệu văn hóa trong các sản phẩm âm 8 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 nhạc, đó không chỉ là để tạo hit mà còn là để gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa Việt KẾT LUẬN Truyện cổ tích mở ra trước mắt tôi một cánh cửa nhìn vào cuộc đời, trong đó có một lực lượng, tự do không biết sợ đang tồn tại và hoạt động, mơ ước một cuộc sống tốt đẹp hơn [9] Tích truyện “Quan Âm Thị Kính” được lưu truyền bằng miệng trong dân gian, và được ghi chép lại bằng văn bản viết khi văn học viết ra đời Truyện cổ tích “Quan Âm Thị Kính” từ khi ra đời đến nay đã xuất hiện nhiều phiên bản khác nhau như: phiên bản “Quan Âm Thị Kính” truyện thơ Nôm, chèo, tiểu thuyết và cải lương, Tất cả những phiên bản trên chứng tỏ sức sống mãnh liệt, lâu bền, phù hợp với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật trong đời sống nhân dân Việt Nam qua các thời đại lịch sử dân tộc “Quan Âm Thị Kính” mang nhiều ý nghĩa và bài học sâu sắc Tác phẩm phản ánh tinh thần Phật giáo, nhấn mạnh vào những giá trị của luật nhân quả, gieo gió gặt bão, ai gieo chi sẽ gặt nấy Bên cạnh đó, truyện còn ca ngợi và thể hiện lòng tôn kính và sự trân trọng người phụ nữ Việt Nam, được thể hiện qua nhân vật trung tâm của truyện - Thị Kính Không những vậy, “Quan Âm Thị Kính” cũng phản ánh xã hội và lịch sử Việt Nam thời kỳ phong kiến Đây có thể nói là một tác phẩm kinh điển trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng Như vậy, truyện “Quan Âm Thị Kính” từ khi ra đời đến ngày nay đã được công chúng đón nhận nhiệt tình Từ một cốt truyện cổ tích đã tạo ra rất nhiều phiên bản khác nhau qua từng loại hình nghệ thuật Mỗi một phiên bản đều có mang những giá trị và những bài học tốt đẹp, “Quan Âm Thị Kính’ có nội dung độc đáo, gần gũi với tưởng và cuộc sống của nhân dân lao động Những oan ức và bất hạnh của nhân vật Thị Kính là nỗi đồng cảm sâu sắc với nhân dân Việt Nam, nhất là thân phận người phụ nữ dưới thời xã hội phong kiến Vậy nên, tác phẩm nhanh chóng được phổ biến rộng rãi qua nhiều thể loại Nó không chỉ là phương tiện giải trí trong đời sống hàng ngày mà còn thể hiện những mong ước cũng như nguyện vọng của nhân dân ta 9 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] P V A ( b Tuấn, Giáo trình Văn học dân gian, Hà Nội: NXB Giáo Dục Việt Nam, 2012 [2] Lê Đức Luận, Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017 [3] Lê Bá Hân, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Hà Nội: NXB Giáo Dục, 2007 [4] Trần Gia Linh, “Văn học dân gian hôm nay,” Tạp chí Văn học, 1991 [5] Phạm Thu Yến, Phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại, Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2013 [6] Nhiều tác giả, Lịch sử văn học Việt Nam, NXB Giáo Dục, 1975 [7] Nguyễn Thị Bích Nga, Yếu tố kì ảo – một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong truyện cổ dân gian Việt Nam Kỷ yếu hội thảo khoa học nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học cho người nước ngoài., NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 [8] Bùi Mạnh Nhị , Văn học dân gian những tác phẩm chọn lọc, Hà Nội: NXB Giáo Dục, 2004 [9] M.Gorki , Bàn về văn học nghệ thuật, Mátcơva, 1961 [10] Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVII-hết thế kỉ XIX, Hà Nội: NXB Giáo Dục, 2012 10 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)