Ngôi thứ ngoại giaoNgôi thứ có thể được hiểu là vị trí và cấp bậc của một người nào đó trong một tổchức nhất định.. Đây được xem là một trong những nội dung quan trọng trong Lễ tân ngoại
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CHỦ ĐỀ:
NGÔI THỨ NGOẠI GIAO VÀ SẮP XẾP, BỐ TRÍ CHỖ NGỒI
MÔN: LỄ TÂN NGOẠI GIAO GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S PHẠM NGUYỄN PHƯƠNG
QUỲNH KHOA: LƯU TRỮ HỌC – QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 3 (NHÓM STING)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2022
Trang 2Nội dung cụ thể: word, powerpoint.
Nội dung cụ thể: Phần IV.
8 Trần Nguyễn Kiều Hoanh Tìm kiếm tài liệu, soạn tài liệu, thuyết trình, đóng
Trang 3MSSV: 1956130014 góp ý kiến cho toàn bài, Thuyết trình.
Trang 4MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 5
B PHẦN NỘI DUNG 6
I KHÁI NIỆM 6
1 Ngôi thứ ngoại giao 6
2 Sắp xếp, bố trí chỗ ngồi 6
II TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÔI THỨ NGOẠI GIAO VÀ SẮP XẾP, BỐ TRÍ CHỖ NGỒI TRONG CÔNG TÁC LỄ TÂN NGOẠI GIAO 6
III NGÔI THỨ NGOẠI GIAO 9
1 Một số ngôi thứ ngoại giao chủ yếu 9
2 Các căn cứ xác lập ngôi thứ trong ngoại giao 11
3 Nguyên tắc trong ngôi thứ ngoại giao 12
IV SẮP XẾP VÀ BỐ TRÍ CHỖ NGỒI 15
1 Sắp xếp chỗ ngồi trong ô tô 15
2 Sắp xếp chỗ ngồi trong ký kết văn bản 17
3 Sắp xếp chỗ ngồi trong tiếp khách, chiêu đãi, hội đàm 18
4 Sắp xếp chỗ ngồi, vị trí khi lên lễ đài, sân khấu 23
C KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 5A LỜI MỞ ĐẦU
Lễ tân ngoại giao là một loạt nghiệp vụ cụ thể và là một bộ phận cấu thành củahoạt động đối ngoại Chính bằng những biện pháp lễ tân trong giao tiếp mà các quốc giatạo ra được khung cảnh và bầu không khí cho mối quan hệ đối ngoại được thuận lợi.Trong đó, ngôi thứ ngoại giao và sắp xếp, bố trí chỗ ngồi là vấn đề tế nhị, nội dung quantrọng là một phần không thể thiếu nhằm giải quyết tốt nhiều khó khăn trong quan hệ đốingoại, trong kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật bằng cách vận dụng sáng tạocác biện pháp sắc bén, sâu sắc, có cái nhìn khách quan và rõ ràng thể hiện rõ sự tôn trọng
và lịch sự đối với khách
Trang 6B PHẦN NỘI DUNG
I KHÁI NIỆM
1 Ngôi thứ ngoại giao
Ngôi thứ có thể được hiểu là vị trí và cấp bậc của một người nào đó trong một tổ
chức nhất định
Ngoại giao là hoạt động chính thức của các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà
nước bằng các biện pháp hoà bình, nhằm thực hiện những mục đích và nhiệm vụ đốingoại cũng như bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước và công dân mình ở nước ngoài
Ngôi thứ ngoại giao là vị trí và cấp bậc của các nhà ngoại giao tại các tổ chức
quốc tế Đây được xem là một trong những nội dung quan trọng trong Lễ tân ngoại giaobằng việc dựa vào ngôi thứ của những người tham gia để có thể ứng xử và tiếp đãi mộtcách phù hợp
Ví dụ: Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ có ngôi thứ ngoại giao khácnhau vì Chủ tịch nước có quyền hạn cao hơn Bộ trưởng Khi đi ra nước ngoài thăm cácnước láng giềng thì nghi thức tiếp đón cũng như sắp xếp vị trí chỗ ngồi sẽ được ưu tiênhơn Bộ trưởng Bộ ngoại giao
2 Sắp xếp, bố trí chỗ ngồi
Trong lễ tân nhà nước, việc sắp xếp chỗ ngồi là một vấn đề hết sức quan trọng.Thực chất, điều cốt yếu nằm trong vấn đề ngôi thứ Những khó khăn trong việc sắp xếpngôi thứ thường phát sinh khi có các cuộc gặp gỡ của các nhân vật cao cấp và của cácnhà ngoại giao Để tránh những sai lầm trong vấn đề bố trí vị trí danh dự thì điều đầu tiên
ta phải cần biết ngôi thứ của những người tham gia hoạt động đó Vị trí các ngôi thứ càng
rõ thì nhà tổ chức càng có cơ may tránh được những sai lầm trong việc bố trí chỗ ngồi
II TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÔI THỨ NGOẠI GIAO VÀ SẮP XẾP, BỐ TRÍ CHỖ NGỒI TRONG CÔNG TÁC LỄ TÂN NGOẠI GIAO
Khi nhắc đến vấn đề cấp bậc, thứ tự hay vai vế thì đây đã là một trong quy luậtchung trong đời sống xã hội ngày nay, việc vận dụng quy luật này đã là truyền thống lâu
Trang 7đời của mỗi quốc gia, bởi lẽ ngoài thể hiện tính tôn ti, trật tự trong xã hội, nó còn là mộttrong những yếu tố để gìn giữ những nét đặc trưng trong văn hóa của dân tộc.
Việc vận dụng ngôi thứ trong ngoại giao cũng vậy, nó là một trong những quy địnhquan trọng trong công tác này, việc sử dụng ngôi thứ đúng lúc, đúng đối tượng sẽ là mộttrong những yếu tố tác động đến sự thành công và đạt được những mục tiêu đã hướngđến, ngoài ra ngôi thứ ngoại giao còn có 5 tầm quan trọng lớn như sau:
Thứ nhất: Xác định đúng ngôi thứ góp phần bố trí khách tham dự vào đúng khu vực, vị trí xác định
Việc bố trí vị trí cho khách mời, người tham dự rất quan trọng, vấn đề này ngoàithể hiện sự lịch thiệp, tôn trọng đối với người tham dự mà nó còn nói lên sự tinh tế vớikhách mời để họ cảm nhận được sự trân trọng Một người có địa vị cao trong xã hội chắcchắn họ sẽ không bao giờ thích vị trí mình bị che khuất hoặc không được ai biết đến
Bố trí chỗ ngồi thích hợp cho mỗi người theo ngôi thứ và cấp bậc là những việc tếnhị nhất trong công tác lễ tân Ai sẽ ngồi ở bàn danh dự và ở vị trí nào? Sắp xếp kháchngồi ra sao? Ai phát biểu trước? Ai phát biểu sau? Vấn đề ngôi thứ và chỗ ngồi khôngnhững đảm bảo cho một buổi lễ diễn ra có tổ chức, trang trọng mà còn nói lên lý do, mụcđích của hội nghị Do vậy vấn đề xác định đúng ngôi thứ là điều kiện tiên quyết hàng đầu
Trang 8Việc vận dụng ngôi thứ trong các tình huống bất trắc sẽ là yếu tố định hướng thựcthi hàng đầu Bởi khi căn cứ vào cấp bậc, vị trí của đối tượng trong xã hội hay lĩnh vực cụthể mà đơn vị, bộ phận tổ chức có thể đưa ra được những phương hướng hành động nhưtrao đổi, thỏa hiệp để giải quyết vấn đề đạt được sự thành công cao.
Thứ ba: Việc xác định ngôi thứ và vị trí chỗ ngồi đảm bảo sự trang trọng, bày tỏ được mục đích và ý nghĩa của buổi lễ
Ngôi thứ và trật tự vị trí chỗ ngồi thể hiện được tính chất của một buổi lễ, bố tríchỗ ngồi theo ngôi thứ vừa thể hiện được sự cần thiết, quan trọng của các nhân vật vừathể hiện được mục đích của buổi lễ Một hoạt động chính thức khi được tổ chức ra phải
có lý do xác đáng vì thế cần phải đối chiếu với những lý do để xác định ngôi thứ để ápdụng một cách thích hợp nhất Ngôi thứ cụ thể cho một sự kiện cụ thể sẽ góp phần nói lên
ý nghĩa của sự kiện
Việc bố trí chỗ ngồi theo ngôi thứ phụ thuộc vào định chế mà các nhân vật đạidiện Những vinh dự dành cho các nhân vật có ngôi thứ được công nhận, trong trườnghợp đặc biệt có thể được nâng lên cao hơn, ngay cả ở những bậc cao nhất và cũng phải cư
xử như vậy đối với những vị khách không dự kiến trước trong trật tự ngôi thứ nhưng sự
có mặt của người này là cần thiết do tính chất của sự kiện, thậm chí không loại trừ dànhcho họ ngôi thứ cao nhất Qua đó, ta có thể thấy sự tôn trọng và trang trọng được đảmbảo tuyệt đối
Thứ tư: Những quy định về ngôi thứ và vị trí sẽ tạo điều kiện cho việc giao tiếp giữa các đối tượng tham dự
Trong một buổi lễ, cần thiết lập một trật tự thích hợp với vai trò và quy chế củacác định chế trong mối tương quan khác nhau Một hội nghị được tổ chức phải bảo đảmcho các bên tham gia có thể đàm phán có tổ chức và bình đẳng
Việc bố trí chỗ ngồi theo ngôi thứ sẽ tạo sự thuận lợi trong giao tiếp, đàm phán.Thông qua đó, các bên có thể dựa vào vị trí được bố trí theo ngôi thứ để xác định được
Trang 9định chế mà các nhân vật đại diện và thực hiện đàm phán, giao tiếp một cách thuận tiệnhơn.
Thứ năm: Là công cụ giao tiếp cần được vận dụng thỏa đáng
Việc xác định cụ thể ngôi thứ giúp dễ dàng hơn trong công tác bố trí chỗ ngồi chocác nhân vật, xác định các ngôi thứ cụ thể cho một sự kiện cụ thể sẽ nói lên ý nghĩa cũngnhư mục đích của sự kiện và tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động đàm phán, giao tiếpdiễn ra thuận tiện Vì thế, việc xác định ngôi thứ và vị trí chỗ ngồi là công cụ giao tiếphiệu quả cần được vận dụng một cách thỏa đáng và hiệu quả
Thông qua việc xác định được định chế của các bên theo chỗ ngồi được xếp dựatrên ngôi thứ thì các nhân vật trong buổi lễ có thể dễ dàng nắm bắt vị trí ngồi của nhânvật mà mình muốn trao đổi, đàm phán Từ đó, quá trình giao tiếp được diễn ra gọn gàng,tiện lợi hơn và tạo điều kiện cho một cuộc giao tiếp, đàm phán thành công
III NGÔI THỨ NGOẠI GIAO
Có thể thấy, ngôi thứ trong ngoại giao là một trong những nội dung quan trọngtrong công tác lễ tân bởi lẽ cấp bậc là một trong những vấn đề hết sức nhạy cảm, tế nhị
mà nó còn là yếu tố cho thấy buổi lễ diễn ra có sự tổ chức, toát lên sự trang trọng, là mộttrong những yếu tố gắn liền với bố trí vị trí thích hợp
Do vậy, việc xem xét việc phân loại ngôi thứ cũng như những căn cứ xác lập đểđảm bảo sự tôn trọng, đảm bảo trình tự, vị trí của đối tượng tham dự đúng cấp bậc củamình sẽ góp phần nói rõ về lý do và mục đích của buổi lễ
1 Một số ngôi thứ ngoại giao chủ yếu
- Thứ nhất: Ngôi thứ dành cho Đoàn Ngoại giao khi được mời dự các lễ tiết chínhthức của nước sở tại
- Thứ hai: Ngôi thứ giữa những người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao
- Thứ ba: Ngôi thứ giữa cán bộ ngoại giao trong một Cơ quan đại diện ngoại giao
1.1 Đoàn Ngoại giao
Trang 10Đoàn ngoại giao là tất cả các sĩ quan của cơ quan đại diện ngoại giao ở một nước,được nước sở tại công nhận là nhà ngoại giao và các thành viên trong gia đình của họ(vợ, con chưa thành niên, con chưa lập gia đình)
Ngoài ra, thành phần Đoàn Ngoại giao còn có tất cả các đại diện thương mại, tùyviên quân sự, phó tùy viên, trợ lý tùy viên, tham tán, tùy viên chuyên ngành nông nghiệp,khoa học công nghệ, văn hóa, báo chí, v.v và thành viên gia đình họ
Đứng đầu Đoàn Ngoại giao là Trưởng đoàn Ngoại giao (Đại sứ được bầu lên);theo thông lệ, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao có thâm niên lâu nhất ở nước
sở tại, song phải là đại sứ, hoặc đại sứ giáo hoàng Thâm niên có hai cách: là ngày trìnhQuốc thư hoặc là ngày trao bản sao Quốc thư cho Bộ Ngoại giao tùy theo thông lệ củamỗi nước
1.2 Về thành viên cơ quan đại diện và hàm, cấp ngoại giao
Có thể thấy theo Công ước Viên 1961 thì thành viên cơ quan đại diện là ngườiđứng đầu cơ quan đại diện và tất cả cán bộ, nhân viên cơ quan đại diện
Qua đó, người đứng đầu cơ quan đại diện đã nói như trên gồm ba cấp:
Một là, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đại sứ Tòa thánh Cao ủy làm Đại sứ
Cấp đại sứ và Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao khác có hàm tươngđương được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ Quốc gia Trong nội khối thịnh vượng chungthì Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được gọi là Cao ủy Cao ủy được xếpngôi thứ như Đại sứ
Hai là, các phái viên đặc biệt Công sứ toàn quyền Công sứ Tòa thánh
Hai cấp này được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ Quốc gia và trình thư ủynhiệm lên Nguyên thủ quốc gia
Ba là, đại diện thường trú, bổ nhiệm bên cạnh Ngoại trưởng và trình Thư ủy nhiệm
lên Ngoại trưởng
Như đã trình bày thì ngôi thứ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giaođược xếp theo từng cấp và từng cấp thâm niên như: Đại sứ xếp trên công sứ, công sứ xếptrên đại biện, Đại biện xếp trên đại biện lâm thời và trong cùng một cấp thì xác định bằng
Trang 11ngày nhậm chức Tuy nhiên, giữa các đại biện lâm thời thì ngôi thứ sẽ không tính theochức vụ ngoại giao mà trên cơ sở thông báo nhậm chức với Bộ Ngoại giao sở tại.
Và khi ba cấp của cơ quan đại diện khuyết, vắng thì người đứng đầu cơ quan đạidiện là Đại diện lâm thời Người đứng đầu cơ quan đại diện là người được nước cử giaocho nhiệm vụ hoạt động với tư cách người đứng đầu cơ quan đại diện
1.3 Về cán bộ ngoại giao trong một Cơ quan đại diện ngoại giao
Giữa các Đại sứ với nhau thì lấy ngày trình Thư ủy nhiệm lên Nguyên thủ Quốcgia làm chuẩn Đại sứ nào có thâm niên cao nhất thì được cử làm Trưởng đoàn ngoạigiao Đại sứ là đại diện nguyên thủ quốc gia nên sẽ xếp sau nguyên thủ và thủ tướngchính phủ nước tiếp nhận
Giữa các công sứ toàn quyền (xếp sau Đại sứ) cũng lấy ngày trình Thư ủy nhiệmlên Nguyên thủ quốc gia làm chuẩn
Đại diện thường trú do Bộ trưởng Ngoại giao bổ nhiệm Đây là một hình thứcquan hệ ngoại giao chưa đầy đủ, khi điều kiện chính trị chín mùi thì nâng lên hàng Đại sứquán
Và ngôi thứ giữa các viên chức trong một cơ quan đại diện ngoại giao thườngđược sắp xếp theo hàm ngoại giao như sau:
Trang 122 Các căn cứ xác lập ngôi thứ trong ngoại giao
Việc xác lập nên ngôi thứ không đơn giản chỉ là xác lập trên một vị trí xác định màđòi hỏi nó phải thông qua một số căn cứ nhất định như sau:
Thứ nhất: Danh sách các ngôi thứ chính thức do Nhà nước, các tổ chức định chế
công bố
Thứ hai: Tập quán ngoại giao (ngày càng hoàn thiện trên cơ sở các tiền lệ và
truyền thống, phù hợp với xu thế xã hội)
Thứ ba: Sự tôn kính đối với một số thành viên trong xã hội
Thứ tư: Phép xã giao giữa các thành viên trong xã hội
Thứ năm: Yêu cầu riêng cho từng tình huống cụ thể
Ví dụ: Trong các buổi lễ chính thức, về nguyên tắc, các chức sắc tôn giáo sắp xếp
sau các quan chức dân sự Quy tắc được điều chỉnh trong một số trường hợp, các chứcsắc tôn giáo được sắp xếp các vị trí quan trọng cao hơn để thể hiện sự tôn trọng đối với
họ Hoặc việc xếp cho những người có huân, huy chương, những nhân vật uy tín, có têntuổi nổi bật trong lĩnh vực khoa học, kinh doanh, trong các hoạt động nhân đạo… đượcchú ý dành những ưu tiên nhất định
3 Nguyên tắc trong ngôi thứ ngoại giao
Ngôi thứ ngoại giao thường được xác định dựa trên một số nguyên tắc sau:
3.1 Nguyên tắc bình đẳng giữa các nước
- Các nhà nước có chủ quyền đều bình đẳng với nhau Do đó nguyên tắc bình đẳnggiữa các nước được tôn trọng như một trong những thành tựu quý báu nhất trong sự pháttriển của quan hệ quốc tế bởi sự không phân biệt sự chênh lệch về độ lớn lãnh thổ, chế độchính trị, khả năng kinh tế,… giữa các nước
- Các nước có thể tự do tham gia vào các mối quan hệ quốc tế cũng như những vấn
đề có liên quan đến quyền và lợi ích của quốc gia dựa trên ý chí chủ quan của nước mình
mà không thể bị ép buộc bởi bất cứ một nước nào khác Đây là nguyên tắc được ghi rõtrong Hiến chương Liên hợp quốc và công ước viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao
Trang 13- Cách sắp xếp phổ biến nhất là xếp chỗ theo thứ tự A đến Z chữ cái đầu tiên têncủa các nước có đại diện.
có thể căn cứ vào một số tiêu chí khác như danh tiếng, mức độ quan hệ Cần nhớ, cáctiêu chí đưa ra để sắp xếp ngôi thứ phải được đảm bảo thống nhất từ đầu đến cuối
3.3 Nguyên tắc tôn trọng khách nước ngoài
- Khách nước ngoài sẽ được ưu tiên hơn so với khách địa phương (trong nước) nếucùng cấp
- Thứ tự vị trí của những người thuộc đoàn khách nước ngoài của một nước dochính quyền nước đó xác định chứ không phải nước chủ nhà Trong trường hợp thứ tự vịtrí của đoàn khách không rõ ràng, đoàn tự chỉ định thứ bậc của mỗi người Chủ nhà cũng
có thế tìm hiểu, tham khảo cơ quan đại diện của nước khách
- Mặt khác, cùng ngang hàng với nhau, khách nước ngoài đến thăm được xếp trênkhách thuộc nước chủ nhà
3.4 Nguyên tắc ngôi thứ không uỷ quyền
Trang 14- Nguyên tắc này nghĩa là một người khi đại diện cho một người khác thì khôngthể được đối xử như người mình đại diện trừ trường hợp người thay thế cùng cấp vớingười được thay thế
- Tuy nhiên, đối với nguyên thủ quốc gia vì không có người ngang cấp tươngđương nên được dành cho người đại diện (phó Thủ tướng hay Bộ trưởng) sự đối xử trọngthị như được dành cho Nguyên thủ quốc gia
3.6 Nguyên tắc tôn trọng các cặp vợ chồng
- Tại buổi lễ hay buổi biểu diễn, các cặp vợ chồng được xếp cạnh nhau theo cấpbậc của người giữ cương vị được mời trừ khi vợ hoặc chồng người được mời có ngôi thứchính thức cao hơn
- Trong bàn tiệc, các cặp vợ chồng thường được xếp tách nhau ra
- Trong buổi tiệc chiêu đãi chính thức, chỗ ngồi của phu quân Trưởng cơ quan đạidiện ngoại giao không được ưu tiên như phu nhân Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao.Thông thường, người phu quân này được xếp sau viên chức của cơ quan đại diện sẽ làmĐại biện lâm thời khi Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao vắng mặt
3.7 Nguyên tắc linh hoạt
- Tuổi và thâm niên cũng là hai tiêu chí tương tự nhau để xác lập ngôi thứ Về tuổi,người nhiều tuổi xếp trên người ít tuổi Về thâm niên, giữa hai người có cương vị nhưnhau, người có cương vị lâu hơn được ưu tiên