Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKhoa Lưu Trữ Học và Quản Trị Văn PhòngTIỂU LUẬN GIỮA HỌC KỲ 1 Bộ môn: Lưu Trữ Học Đại CươngGiảng viên: Nguyễn Tru
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Khoa Lưu Trữ Học và Quản Trị Văn Phòng
TIỂU LUẬN GIỮA HỌC KỲ 1
Bộ môn: Lưu Trữ Học Đại Cương Giảng viên: Nguyễn Trung Đức
Hà Nội – 2022
Trang 2Câu 1: Anh/Chị hãy chứng minh tài liệu lưu trữ của cá nhân, gia đình, dòng họ có ý nghĩa giáo dục truyền thống hoặc nghiên cứu lịch sử.
Bài làm :
Sự tác động phồn thịnh của thế giới vật chất, nét cải tiến hiện đại của lưu trữ thông tin ngày một đa dạng Tiện lợi đa dạng là vậy, nhưng điều quan trọng nhất là ta tích góp và hiểu biết
thêm được ích lợi gì từ tài liệu lưu trữ, được xuất phát từ ý nghĩa
giáo dục truyền thống và nghiên cứu lịch sử Tác động ấy không chỉ giúp ích riêng cho cá nhân, mà còn với gia đình và dòng họ của chúng ta Do đó, sự bảo tồn và lưu trữ thông tin một cách cẩn thận và khoa học là điều cẩn thiết hơn bao giờ hết Bởi lẽ, tài liệu lưu trữ của cá nhân, gia đình, dòng họ mang ý nghĩa giáo dục truyền thống và nghiên cứu lịch sử rất sâu sắc!
Tổng quan về tài liệu lưu trữ có nhiều cách thức định nghĩa, khi
xác định dưới góc độ danh từ - tài liệu lưu trữ là tài liệu được xây dựng bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân, có tác dụng để tra cứu và làm bằng chức Trong cuốn từ điển “Thuật ngữ lưu trữ Việt Nam” năm 2011 có ghi rằng: “ Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị, được bảo quản cố định trong các cơ quan lưu trữ, nhằm khai thác sử dụng phục vụ cho các mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, lịch sử,…của xã hội Do đó, tài liệu lưu trữ
vô cùng quan trọng để xây dựng một hệ thống lịch sử thông tin cần thiết cho con người Hơn nữa, trong “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 - định
nghĩa “tài liệu lưu trữ” là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ
Cảnh Đương và Hoàng Văn Thanh lại cho rằng: “Tài liệu lưu trữ
là đơn vị thông tin được ghi lại không phụ thuộc vào hình thức
và vật thông tin” Dưới các vật mang thông tin khác nhau, tài liệu lưu trữ luôn kèm với khoảng thời gian, không gian khác nhau Suy cho cùng, có rất nhiều quan điểm bàn luận về tài liệu lưu trữ Nhưng mỗi quan điểm đều bổ sung cho nhau để làm rõ định nghĩa đó Cũng lẽ vì có các trường phái khác nhau nên mỗi luận điểm về tài liệu lưu trữ cũng khác nhau,những thứ đó được căn cứ vào các trường phái như: Giá trị tiềm năng của tài liệu sau khi hết giá trị hiện hành; nguồn gốc xuất xứ của tài liệu; lưu trữ thiên về nơi bảo quản; trường phái dung hòa (Việt Nam)
Trang 3Minh bạch hơn về tài liệu lưu trữ, đặc biệt theo thứ tự thời gian xuất hiện của tài liệu lưu trữ trong lịch sử văn minh nhân loại Chúng được chia thành các tài liệu phổ cập như: Tài liệu hành chính, tài liệu khoa học-kĩ thuật, tài liệu nghe nhìn, tài liệu điện
tử Đặc biệt khi liên hệ tới giá trị của tài liệu lưu trữ, ta có các luận đề như: Giá trị lịch sử, giá trị thực tiễn, giá trị khoa học Khi nhắc về “giá trị lịch sử”, tài liệu lưu trữ được coi là nguồn sử liệu đem lại sự tin cậy cho các nhà nghiên cứu Nhờ tài liệu lưu trữ, các công trình nghiên cứu lịch sử về tất cả các khía cạnh trong
xã hội đều có ích cho quá trình nghiên cứu khoa học
Đối với “giá trị thực tiễn” trong tài liệu lưu trữ có góp phần xây dựng lĩnh vực quốc gia, dân tộc; cơ quan, tổ chức; hay đơn giản
là với các cá nhân, gia đình và dòng họ Hầu hết tài liệu lưu trữ được xây dựng qua những giá trị thực tiễn, từ đó mang đến các
vấn đề liên quan đến quốc gia như: lĩnh vực chính trị và an ninh
(giúp bảo vệ chủ quyền, là bằng chứng tố cáo chiến tranh, giải
quyết xung đột lãnh thổ,…); lĩnh vực kinh tế (giúp xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế, phục vụ tìm kiếm khoáng sản, đưa ra cách sửa chữa hay nâng cấp các công trình công cộng,…) và
lĩnh vực văn hóa – xã hội (thúc đẩy phục hồi di tích lịch sử, văn
hóa, xã hội; giúp bảo tồn văn hóa dân tộc, khẳng định bản sắc quốc gia đối với cộng đồng quốc tế,…) Ngoài ra “giá trị khoa học” cũng là một phần tất yếu của tài liệu lưu trữ, bởi hầu hết những thành tựu đạt được trong nghiên cứu của các giáo sư, nhà khoa học đều được xuất phát từ sự kế thừa và phát huy những kết quả, thành tựu nghiên cứu trước đó được lưu giữ trong tài liệu lưu trữ Do đó, ta nhận thấy tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ là điều rất quan trọng và cần thiết
Vì vậy tài liệu lưu trữ đòi hỏi nguồn thông tin chính xác; đóng vai trò tất yếu trong việc tìm hiểu nghiên cứu chính sách chiến lược; phục vụ phát triển chính trị, kinh tế, xã hội để phản ánh toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại Hơn nữa, tài liệu lưu trữ của cá nhân, gia đình, dòng họ được tổng hợp từ
cá nhân hoặc nhóm cá nhân có quan hệ huyết thống, quan hệ gia đình tạo ra, sưu tầm hay nhận được, không phân biệt về nội dung và hình thức vật lý của tài liệu và được lựa chọn để lưu trữ Hơn nữa, trong quy mô của tài liệu lưu trữ của cá nhân, gia đình, dòng họ ta có các luận điểm như: Lưu trữ thông tin trong quá khứ; phục vụ giá trị lưu trữ; tạo ra và lưu trữ thông tin
mang màu sắc riêng, chịu sự lưu trữ theo cách đánh giá khách
Trang 4quan và chủ quan,… Các căn cứ trên đều đang khẳng định tính rộng mở của tài liệu lưu trữ, mang tính xác thực cao
Theo đó, đặc điểm của tài liệu lưu trữ cá nhân là bao hàm tài liệu chứa đựng thông tin cá nhân và mang nội dung tài liệu lưu trữ cá nhân Hơn nữa giữa dữ liệu cá nhân đó có những điều hay tin tức có nội dung liên quan, về một con người tự nhiên và được thể hiện trong các vật mang tin do cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tạo ra Chúng được bồi tụ từ việc sử dụng một hoặc kết hợp nhiều điều, tin tức có thể nhận diện được người đó
là cá nhân nào trong xã hội, thuộc tầng lớp, vị thế nào, Thông tin cá nhân có mật thiết đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về lưu trữ tài liệu cá nhân, bao gồm các quyền chính đáng của cá nhân được pháp luật bảo vệ, nhất
là quyền về bí mật dữ liệu cá nhân, quyền bí mật đời tư, bí mật gia đình Mặt khác, không phải mọi mong muốn giữ bí mật của
cá nhân đối với thông tin của mình đều được đáp ứng vô điều kiện, chuẩn xác Bởi do có thể bị giới hạn từ các quy định của pháp luật để trở thành quyền của cá nhân, nên phải được pháp luật xác lập và ghi nhận
Qua cách xác lập trên, có thể hiểu thông tin tài liệu lưu trữ của
cá nhân là những thông tin cá nhân có khả năng gây nguy hại tới thân thể, vật chất, tinh thần của cá nhân đó mà họ được quyền giữ kín theo quy định của pháp luật Vì vậy, cần lưu trữ cẩn thận và cách thức áp dụng đúng và phù hợp với bản thân
Tại đặc điểm của tài liệu lưu trữ gia đình, dòng họ được xác lập
đó là các ghi chép lịch sử, văn hóa quá khứ giữa các hoạt động
xã hội như quản lý tộc vụ, tạo dựng bộ máy thế hệ, đưa ra gia quy, thờ cúng tổ tiên hay cách giữ gìn gia phả của dòng họ và các thành viên trong dòng họ ấy; hơn nữa những điều đó cũng
là đối tượng truyền tải của văn hóa gia đình, dòng họ Các tài liệu này thường bao gồm nhật ký, thư từ, bản thảo, khế ước, hóa đơn, bia khắc, ảnh chụp, di chúc, gia phả, Cho nên, tài liệu lưu trữ của gia đình, dòng họ có một số đặc trưng riêng, bao gồm:
+ Tính huyết thống: tài liệu lưu trữ gia đình, dòng họ thể hiện rõ mối quan hệ gia đình, huyết thống giữa các thành viên Dựa trên những tài liệu này, các nhà nghiên cứu phả hệ có thể xác định được sự liên quan giữa các cá nhân để xác định một số đặc
Trang 5tính di truyền của nhóm người, biểu hiện bệnh lý hoặc yếu tố
ưu việt có đòi hỏi sự khoa học Để từ đó xác định mối quan hệ giữa các thành viên và sự ảnh hưởng của nó đối với các yếu tố khác thuộc về truyền thống gia đình đến các cá nhân có năng lực kiệt xuất, thông minh
+ Thuộc quyền sở hữu của một nhóm người và có tính kế thừa hợp pháp: được tập hợp qua nhiều cách, trong đó có những tài liệu như thần tích, thần sắc, văn bia… do chính quyền, hội
nhóm tạo ra Các tài liệu đó được nhiều thế hệ của dòng họ lưu giữ, được coi là đồ gia bảo, gia truyền Cho nên việc quản lý và
sử dụng phải có sự chấp thuận của cả gia đình, dòng họ Tài liệu
do nhiều thế hệ cùng tạo ra như các gia phả, lịch sử dòng họ, các ghi chép, băng đĩa hình, ảnh chụp về các hoạt động của dòng họ cũng được quản lý, sử dụng theo nguyên tắc chung của gia đình, dòng họ Việc bàn giao quyền quản lý và mục đích
sử dụng được tiếp tục qua các tài liệu của dòng họ, gia đình dựa trên quan hệ huyết thống và quy tắc chung từ gia đình, dòng họ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Tính căn cứ chính được xây dựng bởi bản chất sở hữu của gia đình, dòng họ qua những tài liệu lưu trữ này
+ Tính đặc thù: trong tài liệu lưu trữ gia đình, dòng họ có thông tin về cá nhân như các mối quan hệ cá nhân, thông tin về sức khỏe, tài chính và các yếu tố riêng tư khác cần được bảo vệ kĩ lưỡng, tránh khỏi sự lợi dụng để trục lợi bất hợp phát từ các yếu
tố xấu bên ngoài xã hội Với các gia đình, dòng họ tài liệu lưu trữ gia đình còn là nơi chứa đựng thông tin về bí mật kinh
doanh, bí mật sản xuất, chế tạo, các phát minh, sáng chế,
thành tựu nghiên cứu, sáng tạo của mỗi thành viên và của cả gia đình Có thể kể đến một số hoạt động chung của dòng họ như: đóng góp, quản lý quỹ và ngân sách chung hay tập tục riêng của dòng họ mà người ngoài dòng họ không nên và không cần biết Những nội dung đó tạo nên đặc thù riêng của thông tin trong tài liệu của gia đình, dòng họ và cần được bảo vệ hợp pháp, mang tính pháp lý cao
Tựu trung lại có thể khẳng định rằng, tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ mang ý giáo dục truyền thống và nghiên cứu lịch sử đầy tính sâu sắc, khách quan Được bồi tụ từ nhiều vấn
đề qua sự nhận thức khách quan của xã hội, cho nên khi tách
ra, tính đa chiều về ý nghĩa giáo dục truyền thống và nghiên cứu lịch sử của tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ sẽ rộng mở, sâu sắc hơn
Trang 6Xác lập giữa tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ có chứa
ý nghĩa giáo dục truyền thống có thể đưa ra ví dụ như:
+ Ở các cá nhân học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong học tập; có nhiều giấy khen, phần thưởng lớn Có thể tạo động lực cho các em, cháu cố gắng học tập; học hỏi các thế hệ trước Hơn nữa, xây dựng tinh thần hiếu học cho, thúc đẩy nét danh giá cho gia đình, tạo vị thế trong dòng họ Cá nhân, gia đình, dòng họ có thể biểu hiện cảm xúc kính nể, khâm phục, yêu quý,
… Đó là cách giáo dục được liên kết từ cá nhân – gia đình – dòng họ mang giá trị thực tiễn của tài liệu lưu trữ đối với góc độ quy mô lớn nhỏ trong xã hội
+ Khi nhắc tới dòng họ hiếu học, trích bài báo của hội khuyến học Phú Thọ có viết: “Nằm bên dòng sông Hồng hiền hòa, làng Vĩnh Chân xưa (xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa nay) nổi tiếng là ngôi làng có truyền thống hiếu học Dân làng Vĩnh Chân vốn làm nông nghiệp thuần túy, quanh năm làm bạn với lúa, ngô nhưng luôn có tinh thần hiếu học Trong đó, tiêu biểu là dòng họ
Cù với nhiều người đỗ đạt, thành công trên các lĩnh vực công tác”… "Với truyền thống và những thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài, dòng họ Cù xã Vĩnh Chân đã được
Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Khuyến học tỉnh, Quỹ Khuyến học Khuyến tài Đất Tổ, UBND huyện Hạ Hòa tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen Đó là sự ghi nhận đối với những thành tích mà dòng họ đạt được, là động lực để con cháu họ Cù quyết tâm, phấn đấu nhiều hơn nữa trên con đường chinh phục tri thức, làm rạng danh dòng họ, quê hương.” ( Theo
hoikhuyenhoc.phutho.gov.vn ) Từ trích xuất bài báo trên có thể xác lập thêm về tính giáo dục rằng: Vượt qua những gian khó trong cuộc sống, nhưng tinh thần hiếu học của người dòng
họ Cù vẫn là truyền thống truyền bước, hướng từ thế hệ này sang thế hệ khác Đó là căn cứ truyền thống hiếu học mang giá trị tiếp nối, cũng là sự tuyên truyền với xã hội để nêu lên tấm gương học tập, là động lực cho con cháu họ Cù quyết tâm và cả những người ngoài ngưỡng mộ, học hỏi, tạo động lực cho thế hệ sau
+ Hoặc với mỗi gia đình khi được bằng khen “Gia Đình Văn Hóa”, trải qua nhiều yếu tố xây dựng thành tích tại trong và ngoài nơi cư trú thì mới có thể xây dựng được cơ sở để được khen thưởng Tiêu chí đạt được danh hiệu đó cũng không hề dễ dàng, từng thế hệ trong gia đình cũng cần một vị thế, nếp sống tích cực để có thể xét chung cho cả gia đình Cho nên, để đạt
Trang 7được tiêu chí “ Gia đình văn hóa” xét trong tài liệu lưu trữ mang
ý nghĩa giáo dục cũng cần đòi hỏi vào ý thức xã hội chung trong gia đình trong học tập và làm việc, giáo dục tinh thần đoàn kết, sống lành mạnh, tránh tệ nạn xã hội
Từ các ví dụ về tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ mang
ý nghĩa giáo dục truyền thống; tôi kết luận rằng: các tài liệu đó mang tư tưởng, bản sắc đẹp đẽ; từ đó dạy con người những giá trị chân - thiện - mỹ; cụ thể là cách học tập, xây dựng tinh thần cho những thế hệ sau Ngoài ra gia đình, dòng họ được kính nể, mang vị thế hơn trong xã hội Triển khai tới nhận thức lớn có giá trị thực tiễn về giữ gìn, dạy bảo con người trong sự tin tưởng, làm kỉ vật tài liệu lưu trữ cho cá nhân, gia đình và dòng họ
Đối với tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ còn xây dựng
ý nghĩa về nghiên cứu lịch sử, có thể kể đến các ví dụ như:
+ Các nhà nghiên cứu thu thập tài liệu của các cá nhân, gia đình, dòng họ có truyền thống viết chữ Hán Nôm trong truyền thống xưa Họ tập hợp để xây dựng bộ bản tài liệu, cho những người cần học tập Có thể là học sinh, sinh viên, giảng viên,… + Tìm hiểu bia đá của Trạng nguyên để ghi lại tài liệu tổng hợp cho thế hệ sau chiêm ngưỡng trong bảo tàng, ghi sổ sách,… + Nhật ký của Hồ Chí Minh được tìm hiểu, bóc tách thành các tài liệu học tập; từ đó xây dựng nên tư tưởng cho toàn dân
+ Trong phạm vi hẹp hơn, có thể cho ví dụ như cho con cháu xem hình ảnh và tài liệu ghi chép về thông tin cá nhân, gia đình, dòng họ của những thế hệ trước Từ đó, thế hệ sau có thể nghiên cứu về quá trình và thông tin của thế hệ trước đó; biết được gia phả của gia đình, dòng họ thuộc về mình
Khẳng định về ý nghĩa của tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ qua việc nghiên cứu lịch sử, ta nhận thấy rằng: Giá trị này có mật thiết như giá trị khoa học thực tiễn của tài liệu lưu trữ; bởi lẽ nhiều thành tựu đạt được trong nghiên cứu lịch sử đều xuất phát từ sự kế thừa và phát huy những kết quả nghiên cứu trước đó được lưu giữ trong tài liệu lưu trữ Từ đó, giúp ích cho thế hệ sau nghiên cứu và phát triển tài liệu lưu trữ của cá nhân, gia đình, dòng họ
Lật ngược vấn đề có thể thấy rằng, đôi khi xây dựng và tìm hiểu tài liệu lưu trữ của cá nhân, gia đình, dòng họ mang ý nghĩa
Trang 8giáo dục truyền thống và nghiên cứu lịch sử cũng có một số vấn
đề tiêu cực:
+ Lộ thông tin, sự riêng tư của cá nhân, gia đình, dòng họ gây
ra tính hạn chế cao
+ Tính truyền bá đối với thế hệ sau còn hạn hẹp, hoặc chưa đủ sức hút tiếp thu
+ Thông tin của thế hệ trước không hoàn toàn đúng hoặc sai sự thật, khiến sự nghiên cứu các tài liệu bị sai lệch, khó hiểu,…
Do đó, áp dụng những ý nghĩa của tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ cũng nên chọn lọc và xây dựng tính xác thực cao Khẳng định rằng các tài liệu lưu trữ đó mang ý nghĩa bồi dưỡng cho cả xã hội Khi liên hệ với bản thân tôi, tài liệu lưu trữ của cá nhân, gia đình, dòng họ cũng giúp ích nhiều cho sự tìm hiểu, gợi nhớ quá khứ của bản thân hay của phả hệ mình và cách thức ngưỡng mộ thế hệ trước
Suy cho cùng, mối quan hệ của tài liệu lưu trữ cá nhân, gia
đình, dòng họ có ý nghĩa cực kì sâu sắc, mang tính đúng đắn cao đối với cách thức xây dựng giá trị truyền thống và nghiên cứu lịch sử Bởi lẽ, những điều đó có thể góp ích cho cả đất nước, thậm chí là vươn tới bạn bè quốc tế Hơn nữa, tích hợp sự bồi tụ từ tập hợp nhỏ để bồi trữ tài liệu cho cả cá thể lớn hơn Giá trị của tài liệu lưu trữ luôn được đề kiến cao, chúng ta hãy luôn bảo tồn và phát triển hơn nữa cho thể loại này!
Câu 2: Anh/chị hãy giới thiệu một di sản tư liệu và phân tích giá trị của di sản đó.
Bài làm:
Sự tác động của nhiều yếu tố trong quá khứ đã tạo nên hình thái di sản tư liệu riêng biệt; bởi chúng được biến tấu từ những sự kiện lịch
sử trong và ngoài nước Cũng từ đó mà các di sản tư liệu ngày một
đa dạng và phát triển quy mô hơn Nét chính trị, văn hóa, lịch sử, kĩ thuật,… được tích góp và gọi chung là di sản tư liệu Tạo lập trong bản thể đó, giá trị của một hay nhiều di sản tư liệu được đánh giá qua các phương diện, và các ý kiến khác nhau; cho nên để luận đề
về một di sản tư liệu, tìm hiểu qua định nghĩa về di sản tư liệu là một
điều cần thiết.
Trang 9Theo báo Nhân Dân – bài báo nổi trội của nước ta đã nêu định nghĩa
về di sản tư liệu rằng: “Di sản tư liệu là những tài sản quan trọng của quốc gia mà qua đó có thể hiểu được về lịch sử, văn hóa, kinh tế - chính trị và các lĩnh vực xã hội của cả nước hay từng vùng, miền, dân tộc, ngành nghề,…” Chúng được đánh giá và thể hiện qua
những cuốn sách, bộ phim, bức ảnh, giọng nói,… tổng hợp từ những yếu tố đó qua cách hoạt động của con người như nghe, nhìn, cảm giác, suy nghĩ, từ đó khẳng định nên ý nghĩa về giá trị của di sản tư liệu mang lại Giá trị di sản tư liệu có ý nghĩa thúc đẩy vốn hiểu biết của con người, biểu hiện cảm xúc, tò mò hay gợi nhớ một sự kiện của cá nhân, một tổ chức ta muốn tìm hiểu
Mốc thời gian lịch sử để giá trị di sản tư liệu vượt ra khỏi phạm vi hẹp của giới học thuật, nghiên cứu và bắt đầu đến gần hơn với công chúng là khoảng năm 2009; khi mà một loạt di sản tư liệu của nước
ta được Chương trình “Ký ức Thế giới” do UNESCO đề ra và vinh danh Có ba di sản tư liệu đã được đặc tả vào tài liệu lưu trữ thế giới gồm: Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám Trải qua những biến cố, thăng trầm giữa thời gian binh biến lịch sử, nhiều khối di sản tư liệu đã không còn nguyên vẹn mà bị hư hại, mất mát Song những gì tồn tại đến hôm nay chính là nguồn tài sản vô giá phản ánh thành tựu sáng tạo của đất nước, dân tộc qua các thời kỳ khác nhau, cũng là những cứ liệu quan trọng, vừa khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; đặc biệt hơn là góp phần xây dựng nghiên cứu cho tài liệu lưu trữ nước nhà.
Bàn về cách tiếp nhận di sản tư liệu, Thạc sĩ Nguyễn Thu Hoài - Phó Giám đốc của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - nơi đang bảo quản di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn cho hay: Ðể tiếp cận, tìm hiểu những loại hình di sản văn hóa thiên nhiên hay di sản văn hóa phi vật thể như ca trù, hát xoan, nhã nhạc cung đình Huế… công chúng
có thể trực tiếp đến tham quan, thưởng thức Nhưng muốn tiếp cận bản gốc những di sản tư liệu thì không dễ dàng, bởi đây chủ yếu là những tài liệu mang tính thông tin, được ghi chép lại trên những phương tiện truyền tin như giấy, gỗ, băng ghi âm, ghi hình, hình ảnh… được bảo quản nghiêm cẩn, chu đáo ở các cơ quan lưu trữ Hơn nữa, các thông tin vốn dĩ khô khan được hình thành từ lịch sử đã
xa và phần lớn viết bằng chữ Hán-Nôm nên nhiều đối tượng công chúng có thể khó hiểu
Cụ thể hơn về một di sản tư liệu, Mộc bản triều Nguyễn là căn cứ tốt
để làm rõ luận đề Dựa trên bài báo Cục Di Sản Văn Hóa , có ghi nhận thông tin về Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009,
Trang 10gồm 34.618 tấm, đó là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các
chuẩn mực của xã hội, các điều luật, luật pháp bắt buộc thần dân phải tuân theo, để lưu truyền công danh sự nghiệp của các vua
chúa, các sự kiện lịch sử , triều đình đã cho khắc nhiều bộ sách sử
và các tác phẩm văn chương để ban cấp cho các nơi Quá trình hoạt động đó đã sản sinh ra một loại hình tài liệu đặc biệt, đó là mộc bản.
Tất cả nội dung các bản thảo được khắc trên mộc bản đều được hoàng đế trực tiếp ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài hoa nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý
Gỗ dùng làm ván khắc mộc bản triều Nguyễn cũng rất đặc biệt, là gỗ thị, gỗ lê, gỗ táo hay gỗ cây nha đồng, vừa mềm, vừa mịn, thớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi Nét chữ khắc trên mộc bản rất điêu luyện, tinh xảo và sắc nét Đây là những tài liệu gốc, độc bản, có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại.
Mộc bản là những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm ngược dùng để in ra các sách được sử dụng phổ biến dưới triều Nguyễn Hiện 34.555 tấm mộc bản đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4 - trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, có nội dung rất phong phú
và được chia làm chín chủ đề: lịch sử, địa lý, quân sự, pháp chế, văn thơ, tôn giáo - tư tưởng - triết học, ngôn ngữ - văn tự, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục.
Tài liệu Mộc bản triều Nguyễn được hình thành chủ yếu trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn (được thành lập năm
1820 dưới thời vua Minh Mạng) tại Huế Ngoài ra, tài liệu này còn bao gồm cả những ván khắc in được tập hợp từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) được đưa vào Huế và lưu trữ ở Quốc Tử Giám (Huế) dưới thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị Từ năm 1960, Mộc bản triều Nguyễn được chuyển vào Đà Lạt Đây là khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do giá trị về mặt nội dung, đặc tính về phương pháp chế tác
và những quy định rất nghiêm ngặt của triều đình phong kiến về việc ấn hành và san khắc, những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng.
Đan xen giữa nội dung của các vấn đề trên, ý nghĩa của giá trị di sản Mộc bản triều Nguyễn vô cùng sâu sắc qua các khía cạnh như:
+ Về lịch sử: có 30 bộ sách gồm 836 quyển, ghi chép về lịch sử Việt
Nam từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến triều Nguyễn Đây là