Tiểu luận môn địa lí du lịch đặc điểm địa lý du lịch ở huyện đảo phú quý

14 0 0
Tiểu luận môn địa lí du lịch đặc điểm địa lý du lịch ở huyện đảo phú quý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hệ thống điện trên đảo luôn được chính quyền quan tâm và đầu tư nâng cao chất lượng, dự án “Phát triển và hiện đại hóa nguồn-lưới điện huyện đảo Phú Quý” hoàn thiện giúp thay đổi cuộc số

lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN MÔN ĐỊA LÍ DU LỊCH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ DU LỊCH Ở HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ Giảng viên: TS Nguyễn Quang Anh Sinh viên: Hoàng Thanh Trúc Mã số sinh viên: 22030908 Mã học phần: TOU2002 Khoa Du Lịch Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Tháng 5 năm 2023 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỤC LỤC I KHÁI QUÁT CHUNG 3 1 Vị trí địa lý 3 2 Khả năng tiếp cận và cách tiếp cận của đảo Phú Quý 4 3 Tính liên kết các sản phẩm du lịch đảo Phú Quý .4 4 Cơ sở hạ tầng du lịch tại đảo Phú Quý .4 II ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI ĐẢO PHÚ QUÝ 5 1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 5 1.1 Phong cảnh 5 1.2 Địa hình .7 1.3 Biển đảo .7 1.4 Khí hậu 7 1.5 Tài nguyên sinh vật 8 2 Tài nguyên du lịch văn hóa 8 III HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ 10 1 Khách du lịch 10 2 Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch 10 3 Những vấn đề, thách thức mà huyện đảo Phú Quý phải đối mặt trong phát triển du lịch .10 IV ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 11 V TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG .12 1 Tích cực 12 2 Tiêu cực 12 VI TÀI LIỆU THAM KHẢO .13 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 I KHÁI QUÁT CHUNG 1 Vị trí địa lý Huyện đảo Phú Quý là một quần đảo thuộc Bình Thuận, với tên gọi khác là cù lao Thu hoặc cù lao Khoai Xứ, một quần đảo với 12 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quý là hòn đảo lớn nhất với diện tích 16,4 km2, chiều dài theo hướng Bắc Nam bằng 7km, chiều rộng theo hướng Đông Tây là 4,5km, được chia thành 3 xã đảo: Ngũ Phụng, Tam Thanh và Long Hải, 10 thôn với dân số khoảng 27000 người Đảo Phú Quý nằm ở tọa độ địa lý 10028’58’’ đến 10033’35’’ vĩ độ Bắc và từ 108058’12’’ kinh độ đông Quần đảo cách Phan Thiết khoảng 120km về hướng Đông Nam, cách Vũng Tàu 200km, cách Côn Đảo 330km , cách quần đảo Trường Sa 540km Đảo Phú Quý nằm trên tuyến giao thông nối liền giữa đất liền và đảo Trường Sa, án ngữ các tuyến đường biển nội địa và quốc tế, giữ vị trí quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng và chủ quyền lãn thổ quốc gia Về địa hình, địa chất, trên đảo Phú Quý có địa hình khá bằng phẳng, thuộc dạng địa hình gò đồi, có độ phân cắt thấp nhưng vẫn thể hiện được tính phân bậc rõ ràng Bờ biển có nhiều lạch mũi nhô ra tạo nên đường bờ biển khá đa dạng về hình thái Trên đảo hình thành chủ yếu bởi hai khối đá là basalt olivine và tuf basalt Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Về khí hậu thủy văn, trên đảo có khí hậu tương đối ôn hòa, mát mẻ quanh năm Khí hậu gió mùa với hai mùa được phân chia rõ rệt: mùa gió Nam từ tháng 5 đến tháng 8, mùa gió Bắc từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau Tốc độ gió trên đảo khá lớn, trung bình khoảng 6m/s, đây là vùng biển ít có bão, tần suất 0,66 lần/năm nhưng thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ áp thấp nhiệt đới gây ra mưa to, gió lớn, biển động mạnh Lượng mưa trung bình năm khoảng 1000-1100mm 2 Khả năng tiếp cận và cách tiếp cận của đảo Phú Quý Khả năng tiếp cận là mức độ dễ dàng tiếp cận một điểm đến du lịch Khả năng tiếp cận bao gồm: cơ sở hạ tầng: đường xá, bãi đỗ xe, xe lửa, sân bay, cảng biển và những nơi khác Phương tiện vận chuyển: tốc độ và sự có sẵn của giao thông công cộng khác nhau Vì nằm ở vị trí cách xa đất liền, đảo Phú Quý dường như nằm biệt lập giữa đại dương Không có một phương tiện công cộng nào có thể tiếp cận được hòn đảo, cách duy nhất để đi ra đảo là đi tàu biển từ thành phố Phan Thiết, khoảng cách hơn 110km Những tàu đi Phú Quý là Superdong-PQI, Superdong-PQII, Phú Quý Express…Trên đảo chưa có dịch vụ taxi, vì vậy để di chuyển bạn có thể thuê xe máy tại khách sạn Có thể đánh giá khả năng tiếp cận đối với đảo Phú Quý là khá khó khăn 3 Tính liên kết các sản phẩm du lịch đảo Phú Quý Nằm tách biệt với đất liền, dường như tính liên kết sản phẩm du lịch chỉ được áp dụng với các hoạt động du lịch trên đảo Kết hợp các địa điểm thờ cúng, tâm linh vào cùng một tour du lịch giúp du khách có thể hiểu rõ hơn về đời sống, sự hình thành phát triển ở trên đảo Du lịch sinh thái kết hợp với hoạt động trải nghiệm như lặn ngắm san hô, chèo SUP, chèo thuyền kayak Liên kết các sản phẩm du lịch có vai trò quan trọng là tận dụng, nâng cao vị thế, điều kiện địa lí, tài nguyên du lịch để thu hút khách du lịch 4 Cơ sở hạ tầng du lịch tại đảo Phú Quý Dịch vụ cơ bản: cấp nước, điện, viễn thông, thu gom chất thải, y tế và vệ sinh, an ninh và bảo vệ khá hoàn thiện, luôn được chính quyền đầu tư và nâng cao Hệ thống điện trên đảo luôn được chính quyền quan tâm và đầu tư nâng cao chất lượng, dự án “Phát triển và hiện đại hóa nguồn-lưới điện huyện đảo Phú Quý” hoàn thiện giúp thay đổi cuộc sống của người dân Hệ thống đường bộ: mạng lưới giao thông trên đảo hiện có trên 72km, có các con đường lớn nội bộ trong đảo như Võ Văn Kiệt, Hùng Vương, Nguyễn Thị Minh Khai… các con đường đều được chia làn, trải nhựa đường Dịch vụ lưu trú tại đảo Phú Quý: trên đảo hiện có đa dạng loại hình lưu trú như villa, homestay, nhà nghỉ, khách sạn, đều đón khách và cho thuê xe Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 ngay tại cảng Một số điểm nghỉ dưỡng được đánh giá cao như Khách sạn La Min, Chú Tư homestay, Làng Bè homestay… Ẩm thực: ẩm thực đa dạng, các nhà hàng được xây dựng để phục vụ du khách, nơi đây thu hút khách du lịch một phần bởi đặc sản thơm ngon như cá mặt trăng, bò nướng Phú Quý, gỏi ốc giác, cua huỳnh đế Dịch vụ cho các hoạt động văn hóa: các gian bán hàng lưu niệm, các đền thờ mở cửa quanh năm phục vụ du khách tham quan II ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI ĐẢO PHÚ QUÝ 1 Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên là những thành tạo hay tính chất của tự nhiên cùng các giá trị thẩm mỹ, khoa học, môi trường…có sức hấp dẫn khách du lịch hay được khai thác đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm phong cảnh ngoạn mục, khí hậu phù hợp, tài nguyên nước và sinh vật, chủ yếu là động thực vật hoang dã 1.1 Phong cảnh Vịnh Triều Dương tọa lạc tại xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, chiều dài bờ biển khoảng 2km, cách cảng Phú Quý khoảng 1km Vịnh Triều Dương là bãi biển đẹp, bờ cát trắng, làn nước trong xanh và êm đềm, tuyệt đối sạch sẽ và hoang sơ Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Vịnh Triều Dương từ trên cao nhìn xuống Bãi Nhỏ - Gành Hang là một bức tranh sơn thủy hữu tình của đảo Phú Quý, được ví như nàng công chúa ngủ quên Cách trung tâm huyện khoảng 10 phút đi xe máy, đây là một bãi tắm đẹp hình lưỡi liềm được giới hạn bởi các mỏm đá nhô ra biển, quanh bãi bờ là những mỏm đá đen Các vách đá cao bao xung quanh, kết nối với nhau tạo thành một hố trũng giữa biển giống như một hồ bơi giữa bãi biển Do ít cư dân sinh sống, ghe thuyền neo đậu không nhiều, Bãi Nhỏ - Gành Hang giữ gìn được tất cả những gì hoang sơ, nguyên vẹn nhất của tạo hóa Hòn Tranh, là một trong những đảo bé của đảo Phú Quý, sở dĩ người ta gọi hòn Tranh là bởi trước đây trên đảo mọc rất nhiều cỏ tranh, người dân hay cắt lấy cỏ tranh mà lợp nhà Do chưa được khai thác nhiều, nơi đây vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp nguyên sơ với bờ cát trắng ôm lấy bờ biển, làn nước trong xanh, cùng với bãi rạn san hô tuyệt đẹp Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Chèo SUP tại hòn Tranh 1.2 Địa hình Đảo Phú Quý có nhiều dạng địa hình bao gồm núi, đồi, đồng bằng Hệ thống núi đồi của đảo cao từ 35-100m, trong đó phía nam có các đồi cao từ 35m-45m, phía bắc đảo có núi Cao Cát cao khoảng 89m, núi Cấm cao 107,2m với diện tích khoảng 2,25km2 chiếm 14% diện tích toàn huyện đảo Khu vực trung tâm huyện đảo có địa hình khá bằng phẳng, cao 15m-20m so với mực nước biển 1.3 Biển đảo Thềm biển đảo đảo Phú Quý cao 5m tạo thành đường viền bao xung quanh đảo, đường bờ biển hình lượn sóng, ít bị chia cắt Đảo Phú Quý có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Nhỏ Gành Hang, bãi vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi Dộc Cái cùng với nhiều đảo nhỏ xung quanh hầu như chưa có cư dân sinh sống: hòn Đen, hòn Tranh, hòn Đồ Lớn, hòn Đồ Nhỏ, hòn Đá Tý, hòn Trứng trong đó hòn Đen ở hướng đông bắc có diện tích 23.000m2 với đặc trưng là những ngọn núi đá đen bơi đá bazan chưa phong hóa hoàn toàn Hòn Tranh hướng đông nam được người dân nơi đây trồng rừng và hoa màu, hòn Trứng hướng tây bắc cách đảo Phú Quý 13km là nơi tránh gió bão, đậu ghe thuyền của người dân 1.4 Khí hậu Đảo Phú Quý có khí hậu hải dương nhiệt đới gió mùa á xích đạo Gió mùa tây nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa Đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hai tháng 4 và tháng 10 là khoảng thời gian giao mùa giữa hai mùa gió, gió mùa chuyển hướng Mùa ẩm ướt thì mây bao phủ, mùa khô mây Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 rải rác, nhiệt độ trung bình nhiều năm vào khoảng 27,40, nhiệt độ thay đổi lên xuống từ 24 độ đến 27 độ, hiếm khi dưới 23 độ hoặc trên 29 độ 1.5 Tài nguyên sinh vật Đảo Phú Quý là khu bảo tồn quan trọng, đầy tiềm năng và đa dạng sinh học Biển khơi của Phú Quý là ngư trường lớn nhất của tỉnh Bình Thuận, cung cấp rất nhiều các sản phẩm mang giá trị kinh tế như cá mú, cá mập, cá chỉ vàng, mực , cua …Theo nghiên cứu của ngành chức năng ghi nhân có 70 loài thực vật cạn, 72 loài tảo biển, 134 loài san hô cứng Sự đa dạng sinh học tạo ra nguồn lợi kinh tế lớn khi vừa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thủy hải sản cho đất liền, vừa tạo ra sự hấp dẫn đối với du khách tham quan phát triển du lịch 2 Tài nguyên du lịch văn hóa Di tích lịch sử - văn hóa: huyện đảo Phú Quý có nhiều di tích lịch sử gắn liền với sự ra đời, đời sống sinh hoạt, tập tục của người dân trên đảo Nhiều di tích đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, cấp quốc gia STT Tên di tích lịch sử - Địa điểm Điểm nổi bật văn hóa 1 Di tích lịch sử cấp Xã Tam Ngôi chùa có niên đại 275 năm, Quốc gia – thắng Thanh được xây dựng vào năm 1747, là cảnh Linh Quang Tự một trong những ngôi chùa cổ nhất Bình Thuận Chùa lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử cũng như giá trị nghệ thuật kiến trúc qua các thời đại 2 Di tích lịch sử cấp Xã Tam Xây dựng năm 1781, vạn thờ Cá Quốc gia – Vạn An Thanh Ông cùng Thành Hoàng Bổn Xứ Thạnh và Tiền hiền, Hậu hiền Tại vạn còn lưu giữ bộ xương cá nhà táng thuộc họ cá voi Bộ xương được trưng bày tại nhà trưng bày trong khuôn viên của Vạn 3 Di tích lịch sử cấp Xã Long Đền thờ do người Chăm Pa xây Quốc gia Đền thờ Hải dựng vào khoảng thế kỉ cuối XV Công chúa Bàn đầu thế kỉ XVI, thờ công chúa Tranh vương quốc Chăm Pa là Bàn Tranh Lễ hội thờ Công chúa Bàn Tranh diễn ra vào ngày mùng 3 tháng Giêng âm lịch 4 Di tích lịch sử cấp Xã Ngũ Xây dựng cuối thế kỉ XVII, là di tỉnh Đền thờ Thầy Phụng tích mang nhiều dấu ấn giao thoa Sài Nại văn hóa giữa người Việt và người Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Hoa trong quá trình chung sống giữa vùng biển xa xôi 5 Di tích lịch sử cấp Xã Ngũ Xây dựng vào cuối thế kỉ XVII, tỉnh Đền thờ Bà Phụng ngôi chính điện bên tả thờ Bà Chúa Ngọc và Vạn Chúa Ngọc (còn gọi là Pô Inư Thương Hải Nagar hay Thiên Ya Na Diễn Ngọc Phi – một vị nữ thần được người Chăm tôn vinh là Bà Mẹ Xứ Sở) Ngôi chính điện bên hữu thờ Ông Nam Hải (cá Voi) và các bậc Tiền, Hậu hiền có công quy tập dân cư đến khẩn hoang, sinh cơ lập nghiệp, lập làng theo tín ngưỡng ngư nghiệp 6 Di tích lịch sử cấp Làng Mỹ Vạn Mỹ Khê được tạo lập từ tỉnh Vạn Mỹ Khê Khê năm 1785, sự tồn tại của di tích gắn liền với quá trình khai khẩn đất đai, tạo lập làng xóm và xây dựng lăng vạn của các thế hệ cha ông ngày trước 7 Di tích lịch sử cấp Xã Long Khởi dựng vào cuối thế kỉ XVIII, tỉnh Đình làng Long Hải là nơi thờ Thành hoàng Bổn Hải cảnh, các bậc Tiền hiền, Hậu hiền có công quy tập dân chúng khẩn hoang lập làng và dựng đình; đồng thời đình còn là nơi hội họp, giải quyết những công việc hệ trọng của làng và là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng làng xã 8 Di tích lịch sử cấp Xã Tam Đình làng Triều Dương được tỉnh Đình làng Triều Thanh khởi dựng vào năm 1773, là Dương ngưỡng vọng Thành Hoàng và các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công tạo dựng, khai phá tạo lập xóm làng Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Về lễ hội, đảo Phú Quý có nhiều lễ hội gắn liền với tín ngưỡng ngư nghiệp, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Cá Ông như: lễ hội thờ Công chúa Bàn Tranh diễn ra vào ngày mùng 3 tháng Giêng Âm lịch, lễ hội diễn ra vào đúng Tết nguyên đán nên thu hút đông đảo sự tham gia của người dân trên đảo Lễ hội Cầu Ngư hay ngày giỗ Cá Voi diễn ra vào 28,29 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại Vạn An Hạnh Tại đền thờ Bà Chúa Ngọc và Vạn Thương Hải hàng năm cũng diễn ra hai kì tế lễ chính: Tế Xuân và tháng Giêng âm lịch và Tế Thu vào Tháng tám âm lịch III HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ 1 Khách du lịch Theo thống kê của Phòng Văn hóa – Thông tin của huyện đảo Phú Quý, lượng du khách đến thăm ngày càng tăng, du khách chủ yếu đến tham quan cảnh quan biển đảo, thắng cảnh di tích lịch sử Nguồn khách chủ yếu là khách nội địa đến từ các tỉnh thành lân cận, lượng khách nước ngoài tiếp xúc với đảo còn hạn chế Trong dịp 30/4 vừa qua, có gần 10.000 lượt khách đến đảo Năm 2022, đảo Phú Quý đón hơn 95.000 lượt khách, tăng đột biến so với chỉ tiêu 45.000 mà huyện đề ra đến năm 2025 2 Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch Hiện nay, huyện đảo Phú Quý chưa có bộ phận chuyên đảm nhận về hoạt động du lịch Phòng ban Văn hóa – Thông tin của đảo cũng là cơ quan đảm nhiệm chức năng quản lý du lịch, cơ quan này hiện chỉ có ba cán bộ và chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ du lịch Điều này cho thấy nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch và tốc độ gia tăng của lượng khách du lịch 3 Những vấn đề, thách thức mà huyện đảo Phú Quý phải đối mặt trong phát triển du lịch Thứ nhất, vấn đề khó khăn chủ yếu mà ngành du lịch trên đảo Phú Quý phải đối mặt là phương tiện di chuyển đến huyện đảo còn gặp nhiều hạn chế Muốn di chuyển ra đảo du khách chỉ có thể đi tàu thuyền, mà chủ yếu là tàu chậm Vào mùa gió, thời tiết trên biển trở nên khắc nghiệt nên mỗi chuyến tàu ra đảo phải mất đên 6-7h Điều đó khiến cho dù đảo Phú Quý vô cùng nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa thực sự có thể phát huy được hết thế mạnh của mình Thứ hai, đối với lượng khách tăng đột biến, đảo Phú Quý phải đối mặt với áp lực không đủ nhân lực và cơ sở hạ tầng, nguồn nước ngọt để phục vụ nhu cầu của du khách Khách du lịch tăng dẫn đến lượng rác thải cũng tăng Rác thải là vấn đề nan giải mà huyện phải đối mặt trên con đường phát triển du lịch Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Thứ ba, đối với khách nước ngoài muốn đi ra đảo cần phải xin giấy thông hành, thủ tục xin giấy mất thời gian khiến cho họ gặp nhiều bất cập Ông Dương Văn Vĩ, Giám đốc Khu du lịch sinh thái Long Vĩ bức xúc: “Tôi thấy khó khăn cho du lịch ở Phú Quý là vấn đề khách Tây vì lý do xin giấy phép thông hành Ở phòng xuất nhập cảnh xin giấy thông hành hẹn ba bốn năm hôm mới lấy được cái giấy phép thông hành Trong khi tàu thì bốn năm ngày, ba bốn ngày mới có một chuyến tàu Trễ tàu thì rất khó khăn cho người qua lại.” Thứ tư, du lịch đảo Phú Quý có tính mùa vụ rõ rệt Điều này một phần xuất phát từ đặc điểm khí hậu trên đảo Mật độ du khách đông nhất vào khoảng tháng 12 đến tháng 6 năm sau Mùa xuân hè, biển êm, trong xanh, gió nhẹ dễ dàng di chuyển trên biển Vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 thường là mùa bão, di chuyển khó khăn, gặp rất nhiều nguy hiểm Thứ năm, dù đảo Phú Quý vô cùng nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa phát huy hết được thế mạnh Đối với sản phẩm du lịch văn hóa, du khách đến thăm chỉ đơn thuần nghe thuyết minh về di tích, về lịch sử hình thành phát triển của nơi đây, sau đó du khách tự do khám phá, chụp ảnh mà không có hoạt động trải nghiệm gắn liền với di tích IV ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Theo “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, du lịch sẽ được “phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội” với định hướng “phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan; bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội” Theo đó, để du lịch Phú Quý phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện đảo cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: Đầu tư tập trung phát triển hệ thống giao thông đường biển, phương tiện di chuyển đến đảo và phương tiện di chuyển trên đảo Đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường thủy là vô cùng cần thiết, một mặt giúp thuận tiện hơn trong việc di chuyển đến đảo của du khách, rút ngắn thời gian di chuyển, Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 khoảng cách giữa đảo và đất liền, mặt khác giúp cho người dân có thể vận chuyển hàng hóa từ đất liền đến đảo và ngược lại Ưu tiên phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái Thực tế chứng minh rằng, phát triển du lịch chạy theo lợi nhuận mà thiếu tư duy và ý thức bảo vệ môi trường khiến cho cảnh quan du lịch bị phá hủy nhanh chóng Du khách đến với Phú Quý bởi sự nguyên sơ của hòn đảo, vì vậy chính quyền cần có giải pháp cho vấn đề môi trường: hoạt động trải nghiệm thiên nhiên như câu cá, chèo thuyền, tắm biển cần gắn liền với thông điệp bảo vệ môi trường, đối với hệ sinh thái quý hiếm, nổi bật của đảo cần được giới hạn hoạt động: chỉ tham quan và không được có hành động gây ảnh hưởng đến sự nguyên sơ của khu vực đó Ngoài ra, cần phải có biện pháp xử lí rác thải hợp lí nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch Phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch: cần thành lập đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ du lịch được đào tạo bài bản để nâng cao chất lượng phục vụ, chú trọng văn hóa ứng xử trong dịch vụ du lịch Đội ngũ hướng dẫn viên cần phải hiểu rõ, hiểu đúng về lịch sử hình thành phát triển của hòn đảo để phục vụ tốt công tác thuyết minh tại điểm du lịch Định hình và phát triển làng nghề thủ công mĩ nghệ làm đồ lưu niệm mang đậm dấu ấn của huyện đảo Hàng thủ công từ vỏ ốc như chuông gió hay võng dứa gai Định hướng phát triển này vừa giúp cho người dân có thêm thu nhập, giúp cho hòn đảo giữ gìn được vẻ truyền thống, vừa để khách du lịch có ấn tượng hơn về hòn đảo V TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 1 Tích cực Về kinh tế, hoạt động du lịch làm tăng thêm sự triển kinh tế trên hòn đảo, góp phần ổn định thu nhập của người dân, tăng thêm ngân sách dự trữ đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng ổn định cuộc sống nhân dân Về xã hội, phát triển du lịch giúp cho sự giao lưu văn hóa giữa các vùng được diễn ra, tạo nên sự đa dạng văn hóa của Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 huyện đảo Ngoài ra, phát triển du lịch là phương tiện quảng bá hình ảnh đảo Phú Quý đến với mọi người Về môi trường, với sự tăng lên của du khách, chính quyền chú trọng hơn tới vấn đề môi trường để có thể giữ ấn tượng đối với khách du lịch 2 Tiêu cực Về kinh tế, quá đầu tư phát triển vào du lịch sẽ làm nhũng loạn kinh tế thị trường, mất cân bằng nghiêm trọng cơ cấu GDP đối với các ngành cần thiết khác Về xã hội, du lịch phát triển đồng thời là mồi lửa cho các tệ nạn xã hội gia tăng cướp giật, mại dâm hoặc là sự lây lan dịch bệnh khi di chuyển từ vùng này sang vùng khác Về môi trường, môi trường sẽ bị tàn phá nghiêm trọng, rác thải ngập tràn nếu không có sự can thiệp của chính quyền Mất cân bằng hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường phá hủy đi môi trường sống của một số loài sinh vật là tất yếu xảy ra nếu không có sự can thiệp kịp thời của chính quyền VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Quốc, V (2015, March 7) Những rào cản phát triển du lịch trên đảo Phú Quý VOV https://vov.vn/du-lich/nhung-rao-can-phat-trien-du-lich-tren-dao- phu-quy-386593.vov 2, Chính phủ ( 2011),Quyết định số 2473/QĐ-TTg về phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” 3, Quốc, V (2023, May 27) ĐảoPhú Quý áp lực với lượng khách tăng nhanh VNExpress https://vnexpress.net/dao-phu-quy-ap-luc-voi-luong-khach- tang-nhanh-4609688.html 4, Đẩy mạnh phát triển du lịch đảo Phú Quý (2017, January 4) baochinhphu.vn https://baochinhphu.vn/day-manh-phat-trien-du-lich-dao- phu-quy-102214939.htm 5, Trần Thị Thao, Một số giải pháp phát triển du lịch tại huyện đảo Phú Quý – Tỉnh Bình Thuận, Tạp chí Khoa học Đại học Văn Lang số 9 - tháng 5 năm 2018 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan