Ảnh hưởng của yếu tố bản địa hóa trong hoạt động của các doanh nghiệp...13CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC BẢN ĐỊA HÓA CỦA TOUS LES JOURS TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.
Lịch sử nghiên cứu
Ngày nay, yếu tố văn hóa đã và đang trở thành một trong những yêu tố quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có kinh tế Xu hướng hội nhập đã ngày càng giúp cho văn hóa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh góp một phần vào công cuộc phát triển đất nước Không khó hiểu khi văn hóa ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệ là trong các chiến lược bản địa hóa Các doanh nghiệp khi nghiên cứu thị trường thì phải luôn coi trọng yếu tố văn hóa bản địa để đưa ra những chính sách sản phẩm và chiến lược kinh doanh với văn hóa và nhu cầu của thị trường đó Chính vì tính cấp thiết của vấn đề nên đề tài về nghiên cứu chiến lược bản địa hóa của các doanh nghiệp trở nên quan trọng và được nhiều người nghiên cứu Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu chiến lược bản địa hóa về các doanh nghiệp Hàn Quốc tạiViệt Nam còn rất ít và chưa có nhiều người nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi sai lầm và thiếu sót.
Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu hướng tới mục tiêu quá trình đầu tư, chiến lược đầu tư và vận hành khi đầu tư vào Việt Nam Chỉ ra ý nghĩa, vai trò của yếu tố văn hóa bản địa trong chiến lược bản địa hóa của Tous les Jours tại Việt Nam Nghiên cứu chiến lược bản địa hóa của doanh nghiệp Tous les Jours tại thị trường ViệtNam từ đó giúp cho các doanh nghiệp Hàn Quốc nhận thức được sự quan trọng của yếu tố văn hóa, xây dựng chính sách phù hợp, rút ra những kinh nghiệm tham khảo khi hoạt động tại thị trường Việt Nam và cũng là bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang các nước khác trên thế giới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các hoạt động kinh doanh của Tous les Jours tại Việt Nam.
- Nghiên cứu chiến lược bản địa hóa và nhận diện các yếu tố văn hóa bản địa trong các chính sách của Tous les Jours tại Việt Nam.
- Đánh giá, phân tích, đánh giá ý nghĩa, vai trò của yếu tố văn hóa bản địa trong hoạt động kinh doanh của Tous les Jours tại Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
Niên luận được thực hiện bằng các phương pháp:
- Phương pháp quan sát tham dự (Khảo sát thực tế tại một số cửa hàng Tous les Jours để thu nhận thông tin từ thực tế)
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, so sánh
- Phương pháp phân tích SWOT
- Phỏng vấn sâu đối với một số nhân viên và khách hàng của Tous les Jours để thu nhận ý kiến từ các đối tượng tham gia vào hoạt động Trên cơ sở đó có những đánh giá khách quan về hiệu quả, vai trò và ý nghĩa của các chiến lược bản địa hóa.
Bố cục niên luận
Ngoài trang mở đầu (5 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (2 trang), nội dung tiểu luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về chiến lược bản địa hóa của doanh nghiệp Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng về chiến lược bản địa hóa của
Tous les Jours tại thị trường Việt Nam
Chương 3: Đề xuất giải pháp cho chiếc lược bản địa hóa của Tous les Jours tại thị trường Việt Nam và kinh nghiệm thao khảo cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước.
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC BẢN ĐỊA HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
Khái niệm văn hóa bản địa
Văn hóa theo nghĩa chung nhất là “tất cả những gì không phải từ thiên nhiên mà từ con người” Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” Văn hóa gồm có văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Văn hóa bản địa được hiểu là văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc trong một địa phương, khu vực, vùng, miền nhất định Đặc trưng của văn hóa bản địa là các bản sắc văn hóa của địa phương ấy, là cái “hồn” của dân tộc, là những giá trị cốt lõi mà cộng đồng đã đúc kết được theo thời gian Bản sắc văn hóa là cái chung nhất, cơ bản nhất của một nền văn hóa, mọi yếu tố nằm trong bản sắc của một nền văn hóa đều thuộc về chính nền văn hóa đó, nhưng không phải mọi yếu tố của nền văn hóa đều nằm trong bản sắc của nó “Bản sắc văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại Qua hàng thế kỷ, các hoạt động sáng tạo đấy đã cấu thành hệ thống giá trị, truyền thống, thị hiếu, thẩm kỹ và lối sống mà dựa trên đó, dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” (theo định nghĩa của UNESCO).
Khái niệm bản địa hóa
Tiếng Anh: Localization; Tiếng Hàn: 현지화
Bản địa hóa là sự diễn ra đồng thời cùng một lúc của cả hai quá trình phổ biến hóa và đặc thù hóa các xu hướng trong hệ thống kinh tế-chính trị-xã hội đương đại Bản địa hóa nói chung là quá trình tùy chỉnh làm cho những sản phẩm và dịch vụ cho một khu vực hoặc thị trường cụ thể, tương thích nhất có thể với đối tượng tiếp nhận, giảm thiểu tối đa mức độ vênh, lệnh giữa các ngôn ngữ và nền văn hóa Bản địa hóa đòi hỏi sự phù hợp cao ở các khía cạnh văn hóa mang đậm màu sắc địa phương như phương ngữ, tôn giáo,… Bản địa hóa không chỉ vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa mà còn phải thích ứng tối đa với địa phương tiếp nhận Đôi khi, có những sản phẩm hay tên chiến dịch quảng cáo phải thay đổi để phù hợp với đối tượng tiếp nhận.
Khái niệm chiến lược bản địa hóa
Chiến lược bản địa hóa là cách một công ty điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ hay nội dung của mình cho phù hợp văn hóa tiêu dùng cụ thể Khi đặt chân vào một thị trường mới, điều đầu tiên cần thiết là các trang web, các kênh truyền thông xã hội, chiến dịch tiếp thị, video,… có thể được hiểu tại địa phương.Chiến lược bản địa hóa có thể là một nhiệm vụ đơn lẻ hoặc cũng có thể bao gồm một chuỗi hành động phức tạp mang tính tổng thể để giúp tấn công vào thị trường mới Và mục tiêu ở đây là thực hiện bất kỳ sửa đổi cần thiết nào về giọng điệu, hình ảnh và chủ đề để kết nối thành công với khách hàng địa phương.
Vai trò của bản địa hóa trong các doanh nghiệp
Khi thâm nhập một thị trường mới, một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên các chuyên gia quản trị thương hiệu cần tìm hiểu đó là văn hóa bản địa.Nguyên tắc căn bản của một sản phẩm hay một doanh nghiệp khi tiếp cận một vùng đất, một quốc gia, điều quan trọng là quan tâm về văn hoá, tôn giáo sở tại,phong tục nơi sinh sống, chế độ chính trị, Nếu không hiểu biết thấu đáo những vấn đề văn hoá bản địa, nếu không nhạy cảm với vấn đề xung đột sắc tộc
- tôn giáo, nếu không có nhãn quan các vấn đề địa chính trị sẽ không chỉ khiến doanh nghiệp chịu tổn thương đến uy tín thương hiệu, thiệt hại về mặt kinh tế và khó khăn trong luật pháp, mà còn bị ngưng hoạt động khi làn sóng
"chủ nghĩa dân tộc" nổi lên thổi bùng đốt lửa thương hiệu, tẩy chay dùng sản phẩm, Thận trọng tránh xa những vấn đề nhạy cảm Chính vì vậy, khi gia nhập một thị trường mới, một trong các yếu tố then chốt nhất mà thương hiệu phải hiểu được là văn hoá bản địa Nó giữ vai trò then chốt đối với sự thành công của thương hiệu và doanh nghiệp trong thị trường mới.
Thứ nhất, văn hoá giữ vị trí quan trọng trong chọn lựa thị trường mục tiêu của doanh nghiệp Khi thâm nhập thị trường toàn cầu thì doanh nghiệp cần thực sự hiểu rõ thị trường và khách hàng mục tiêu muốn hướng đến Để lụa định vị đúng thị trường thích hợp với mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất thì cần phải tìm hiểu và nắm vững được văn hoá đặc trưng của thị trường ấy.
Thứ hai, văn hóa giữ vai trò quan trọng trong các chính sách chiến lược về sản phẩm của doanh nghiệp Để kinh doanh thành công tại thị trường quốc tế trước hết sản phẩm của doanh nghiệp cần phải phù hợp với văn hóa người tiêu dùng Chính vì thế mà các thương hiệu cần phải hiểu rõ về văn hóa bản địa của thị trường mà họ hướng tới để có những điều chỉnh về sản phẩm cho phù hợp với văn hóa, khẩu vị của người dân Nói cách khác, văn hóa có vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp điều chỉnh chính sách sản phẩm phù hợp Ví dụ khi một hãng đồ ăn thâm nhập vào thị trường các nước theo đạo Hồi, doanh nghiệp cần có chứng nhận Halal để mọi người có thể sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mang tới.
Bên cạnh đó văn hoá cũng giúp cho mỗi công ty xây dựng chính sách giá thành thích hợp với các thị trường cũng như có được chính sách quảng bá, phân phối và cạnh tranh hiệu quả để thu về lợi nhuận cao tại thị trường quốc tế.
Ảnh hưởng của yếu tố bản địa hóa trong hoạt động của các doanh nghiệp
Có thể nói, văn hoá là một yếu tố quan trọng và nó tác động vào nhiều mặt của cuộc sống Trong kinh doanh cũng tương tự, văn hoá không phải là yếu tố duy nhất song nó là yếu tố then chốt trong quá trình định đoạt sự thành công của doanh nghiệp đó Vậy tại sao văn hoá có thể quan trọng đến như vậy? Những yếu tố văn hoá đã ảnh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thế nào?
Văn hóa có thể tạo nên cơ hội hấp dẫn cho cả một ngành kinh doanh. Chẳng hạn những quan niệm về các sản phẩm tiêu dùng trong các dịp lễ tết đã tạo thành chỗ dựa vững chắc cho nhiều sản phẩm truyền thống Văn hóa có thể đòi hỏi những điều mang tính chất cấm kị mà nhà kinh doanh nên tránh, nếu không họ dễ bị phạm húy, mà kết cục là sản phẩm không thể tiêu thụ được Văn hóa có thể đưa ra những qui ước bất thành văn mà ngay khi đặt tên cho một sản phẩm các nhà quản trị marketing phải tránh Văn hóa cũng có thể gợi ra ý tưởng về thiết kế, về lựa chọn màu sắc cho một sản phẩm, về tạo dựng một hình ảnh cho Logo Văn hóa cũng có thể đòi hỏi tính chất (trừu tượng hay cụ thể), dùng ngôn ngữ hay dùng hình ảnh khi truyền đạt ý tưởng về một thông điệp quảng cáo Văn hóa có thể tạo ra một xu hướng hay trào lưu tiêu dùng một sản phẩm,
… Ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa tới hoạt động của doanh nghiệp là tác động lên chính chủ thể kinh doanh hay hành vi của các nhà hoạt động thị trường Ví dụ: những quy tắc xã giao, cách nói năng cư xử của một nền văn hoá nào thể hiện qua thái độ của con người đối với bản thân mình, đối với người khác, đối với các chủ thể tồn tại trong xã hội, đối với tự nhiên và vũ trụ Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Cụ thể, văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong doanh nghiệp như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược marketing chung, các quyết định về nhiệm vụ mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp,… Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sách lược, các biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể của nhà hoạt động thị trường Văn hóa hầu như ảnh hưởng một cách toàn diện đến các hoạt động của doanh nghiệp Mỗi một biến số của văn hóa có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp Thực tế đã cho thấy, có thể biến số này của văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến một hoạt động nào đó của doanh nghiệp, còn biến số khác lại ít có liên quan hoặc ảnh hưởng không đáng kể Người ta đưa ra một số tổng kết về sự tác động của một số biến số văn hóa như sau:
Thứ nhất, chính sách xúc tiến hỗn hợp bị ảnh hưởng sâu sắc bởi vấn đề ngôn ngữ Chẳng hạn như, các quảng cáo có thể cần phải thay đổi vì một chiến dịch hoặc biểu ngữ dùng trong nền văn hoá nào có thể có ý nghĩa xấu hổ ở một nền văn hoá khác Ví dụ khi Coca Cola bắt đầu bán tại thị trường Trung Quốc, tên của sản phẩm nước giải khát có gas nổi tiếng nay được phát âm là “Coca – Cola” Họ chỉ mắc một sai lầm là với kiểu phát âm này trong tiếng Hoa nó trở thành “Kekoukele” nghĩa là “Bite the Wax Tadpole” (tạm dịch: cắn một con nòng nọc sáp) hay “female horse stuffed with wax” (tạm dịch: con ngựa cái nhồi sáp) Nhận ra sai lầm của mình, các chuyên gia quản trị thương hiệu tại Cocacola phải tra cứu 40.000 từ đồng âm để có được một cái tên mới với cách phát âm là “Kokoukole” có nghĩa là “Happiness in the mounth” (Hạnh phúc ngay ở trong miệng).
Thứ hai, sự chấp nhận sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn thái độ và giá trị Ví dụ như ở Việt Nam người ta thường kiêng ăn mực, ăn thịt vịt, thịt chó,… vào đầu tháng âm lịch vì cho rằng điều đó sẽ mang lại những xui xẻo trong tháng đó.
Thứ ba, chính sách giá thường bị ảnh hưởng bởi các thái độ văn hóa đối với sự thay đổi thông qua cái được gọi là “giá tâm lý” Ở một số nơi, sự thay đổi thường xem là tích cực nên hàng thời trang mốt được đặt giá rất cao vì nó tượng trưng cho sự thay đổi Nhưng ở nơi khác sự thay đổi có thể đựơc xem là không tốt, một mức giá cao hơn cho sản phẩm mới thường chỉ làm sản phẩm trở nên quá đắt cho người tiêu dùng bình thường.
Thứ tư, hệ thống phân phối thường bị ảnh hưởng bởi các chế định xã hội.
Ví dụ, ở một số quốc gia, mối liên hệ giữa người cung cấp và người mua thường dựa trên quan hệ họ hàng bất kể là xa hay gần Những người không phải là thành viên họ hàng sẽ bị loại khỏi các giao dịch kinh doanh trong một số kênh phân phối nào đó Trong một nền văn hoá các giá trị văn hoá có tính bền vững và tính phổ cập khác nhau và do đó ảnh hưởng không giống nhau đến hoạt động của các doanh nghiệp Bên cạnh những giá trị văn hoá mang tính phổ cập và thống nhất thì luôn tồn tại các giá trị văn hoá mang tính địa phương đặc thù, còn gọi là các nhánh văn hoá Những giá trị văn hoá phổ cập thống nhất có ảnh hưởng rộng lớn trong phạm vi toàn xã hội và tạo nên những đặc tính chung trong nhu cầu, ước muốn, hành vi tiêu dùng của đông đảo người mua trong một quốc gia, một dân tộc Ví dụ, nói đến truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam phải nói đến tập quán tiêu dùng cơm gạo với những phương tiện để ăn như bát đũa v.v Còn ở nhiều nước phương Tây thì đó là bánh mì, bơ, sữa,thịt với các phương tiện thìa, dĩa v.v “Các giá trị văn hoá đặc thù tạo nên phong cách riêng trong nhu cầu hành vi, đặc tính mua bán của từng nhóm người tiêu dùng trong xã hội Các giá trị văn hoá ấy có thể được phân biệt theo vùng,loại tín ngưỡng, khu vực địa lý, nhóm dân tộc hay từng tầng lớp người Cùng với sự tồn tại của các giá trị văn hoá cơ bản, cốt lõi, truyền thống gọi là các giá trị văn hoá sơ phát còn có các giá trị văn hoá không cơ bản, tạm thời hay là giá trị văn hoá thứ phát Các giá trị văn hoá cốt lõi được hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, được củng cố bằng những quy chế cơ bản của xã hội và có tính bền vững rất cao Điều này cũng đã quyết định tính chất bền vững của những tập tính tiêu dùng của người mua chịu ảnh hưởng sâu sắc của những giá trị văn hoá đó Ngược lại, các giá trị văn hoá thứ phát lại dễ có thể thay đổi hơn, dễ điều chỉnh hơn và tương tự như vậy người ta có thể làm thay đổi, điều khiển được hành vi tiêu dùng bị quy định bởi các giá trị văn hoá này”.
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC BẢN ĐỊA HÓA CỦA TOUS LES JOURS TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Tổng quan về thương hiệu Tous les Jours
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tous les Jours
“Tous les Jours” là tên của chuỗi cửa hàng bánh ngọt của Hàn Quốc, là một cụm từ tiếng Pháp có nghĩa là “Hằng ngày” (tiếng Hàn: 뚜레쥬르) thuộc CJ Foodville, một công ty thuộc tập đoàn CJ Bên cạnh đó, cửa hàng còn muốn mang lại sự tươi mới khi bánh được nướng trực tiếp ở cửa hàng mỗi ngày Tous les Jours mở cửa hàng đầu tiên tại Guri, Hàn Quốc vào năm 1997 Là một chuỗi cửa hàng bánh ngọt hàng đầu trong phân khúc cao cấp bánh và cà phê của ngành công nghiệp thực phẩm - Tous les Jours phát triển một hệ thống sản xuất cho mỗi cửa hàng để cung cấp cho khách hàng với 100% sản phẩm tươi nướng, không giống như các tiệm bánh khác bánh được làm hàng loạt và giao từ các nhà máy vào thời điểm đó Một ngày ba lần, cửa hàng sẽ phục vụ bánh mỳ tươi mới nướng từ trong lò, vì vậy ngay khi bước vào cửa hàng Tous les Jours, không gian tràn ngập mùi vị ngào ngạt của bánh mỳ mới được nướng, đây chính là điểm khác biệt rõ rang so với các thương hiệu bánh mỳ khác đang tập trung vào sản xuất hàng loạt
Năm 1998, Tous les Jours bắt đầu kinh doanh liên kết trong nước, bắt đầu cấp giấy phép nhượng quyền thương mại Tháng 9/1999 đánh dấu mốc cửa hàng thứ 100 được khai trương Năm 2002, lần đầu tiên giới thiệu và vận hành các cửa hàng kết hợp thành quán cà phê (ngoài bán bánh ngọt và bánh mỳ, cửa hàng bán cả cà phê, sandwich, nước trái cây hỗn hợp) Năm 2003, mở cửa hàng số 450 tại Hàn Quốc
Tous Les Jours trở thành thương hiệu dẫn đầu xu hướng làm bánh toàn cầu Mở cửa đầu tiên tại thị trường Mỹ, mở cửa hàng ở nhiều nơi trên thế giới như Bắc Kinh, Đông Nam Á, Trung Quốc, và thúc đẩy chiến lược toàn diện nhằm chiếm vị trí số một trong thị trường bánh mì, nâng cao nhận thức và độ tin cậy thương hiệu của Tous Les Jours ở nhiều nơi trên thế giới Năm 2004, cửa hàng đầu tiên ở Mỹ - Bally Store được mở cửa và đạt được thành công vang dội tại thị trường Mỹ, giúp cho chuỗi thương hiệu Tous les Jours đạt doanh thu 100 tỷ Won Năm 2005, tiếp tục mở cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc và là cửa hàng nước ngoài đầu tiên ở khu vực châu Á tại phường Odo, Bắc Kinh lấy tên là “多乐之日” (tạm dịch: ngày mới vui vẻ) có ý nghĩa tương tự như “Tous les Jours” Tous les Jours vẫn đang xây dựng độ nhận diện thương hiệu và độ tin cậy của các thương hiệu tại Trung Quốc bằng việc đạt đượ các giải thưởng như giải thưởng “Sản phẩm chất lượng tốt nhất Trung Quốc”, “Quản lý doanh nghiệp tiên tiến 2017”, “Chất lượng, dịch vụ, tín dụng doanh nghiệp AAA”, doanh nghiệp cũng liên tục nhận được sự công nhận và độ tin cậy từ các thương hiệu của Trung Quốc và người tiêu dùng, tiêu biểu có thể kể đến giải thưởng
“Bánh Trung Quốc xuất sắc” do Mai Tuấn bình chọn Năm 2007 với mục tiêu chiếm vị trí số 1 trong thị trường bánh Đông Nam Á, Tous les Jours thành công thâm nhập vào thị trường Việt Nam đóng một vai trò rất lớn trong việc xâm nhập chính thức vào thị trường Đông Nam Á
Tous les Jours chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam với cửa hàng đầu tiên nằm trong trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, với vị trí đắc địa trên đường Hai Bà Trưng Sự xuất hiện của Tous les Jours đã làm dậy lên làn sóng mới trong ngành bánh mỳ, mô hình “Bakery & Café” không phải lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam nhưng Tous les Jours đã tạo dựng được hình ảnh độc đáo của mình qua loại hình này, tạo nên bước ngoặt cho sự thay đổi của ngành bakery tại Việt Nam Năm 2007, Tous les Jours điều hành tổng cộng 20 cửa hàng trực tiếp tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, củng cố vị trí tiệm bánh số
1 tại thị trường Việt Nam thông qua việc giới thiệu và mở rộng mô hình kinh doanh mới Năm 2008 đạt giải Nhất KCSI/NCSI Năm 2009, đánh dấu mốc mở cửa hàng số 1000 tại Hàn Quốc tại làng Jungheung ở Bucheon Năm 2010, chỉ số chất lượng dịch vụ tại Hàn Quốc (KS-SQI) 4 năm liên tiếp đạt vị trí số 1 trong chương trình đổi mới nhận diện thương hiệu “Bánh mỳ tại gia ngon và tốt cho sức khỏe” Năm 2011, mở cửa hàng Tous les Jours L’Atelier gồm có chi nhánh Kangnam và chi nhánh CJ Cheiljedang Center) và dẫn đầu thị trường bánh mì Indonesia với thương hiệu cao cấp Kể từ khi mở cửa hàng đầu tiên tại thủ đô Jakarta, tại Indonesia đã tiếp tục mở hơn 50 cửa hàng ở Surabaya và Bali Tous les Jours nhanh chóng trở thành một cửa hàng bánh mì cao cấp hàng đầu trên thị trường Năm 2012, thay đổi slogan của thương hiệu thành bánh tươi ngon với đa dạng nguyên liệu Năm 2013, vượt qua mốc 30 cửa hàng tại Việt Nam và mở cửa hàng đầu tiên tại Malaysia Năm 2014, cửa hàng Tous les Jours Branger & Bistro được mở ra với mô hình kinh doanh và phong cách mới được mở ra tại khu Wangjing, Bắc Kinh, Trung Quốc và Hàn Quốc Năm 2016, ký kết hiệp ước nhượng quyền với Mông Cổ và đổi mới nhận diện thương hiệu
“Bánh mỳ tươi ngon Tous les Jours” (Freshly baked, Every day) Tính đến năm
2018, có khoảng 400 cửa hàng ở 7 quốc gia đang hoạt động dưới hình thức trực tiếp và liên kết.
2.1.2 Sản phẩm kinh doanh của Tous les Jours
Sản phẩm của Tous les Jours chủ yếu là bánh ngọt được trang trí, sử dụng cùng với hoa quả tươi theo mùa hoặc từ địa phương và bánh mỳ được nướng mới liên tục ba lần mỗi ngày với nhân là những nguyên liệu bổ dưỡng như trứng, thịt xông khói và rau tươi sạch Ngoài ra, chuỗi cửa hàng còn phục vụ cả đồ uống gồm có cà phê, trà, sinh tố và sữa Biết được rằng bánh mỳ vừa được nướng ra khỏi lò là ngon nhất, Tous les Jours luôn không ngừng nỗ lực để mang đến những chiếc bánh mỳ mới nướng mới nhất, ngon nhất, được đảm bảo với những nguyên liệu đa dạng và được chọn lọc kỹ càng Bột mỳ chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên hương vị của bánh mỳ ngon Tous les Jours là tiệm bánh làm bánh mỳ bằng bột mì được tích lũy bằng bí quyết công nghệ xay xát tỉ mỉ 60 năm của CJ Cheiljedang, giúp bánh mì mềm và ẩm hơn, bánh ngọt nhẹ và bông hơn… Các loại bột mì tùy chỉnh khác nhau của Tous Les Jours mang lại kết cấu độc đáo cho từng chiếc bánh mì, duy trì độ mềm trong thời gian dài và cho phép bạn thưởng thức hương vị bánh mì đậm đà hơn Ngay cả một lượng nhỏ muối được sử dụng trong bánh mì cũng được sử dụng muối phơi nắng chất lượng cao từ Shinan, loại muối giàu khoáng chất và Tous les Jours đã cố gắng thay thế sữa và phô mai, những thứ thường được sử dụng nhất trong bánh mì, bằng sữa hữu cơ và phô mai tự nhiên Chẳng hạn như sử dụng nguyên liệu tinh khiết từ thiên nhiên Tous les Jours luôn cố gắng tạo ra những loại bánh mì và bánh ngọt tốt cho sức khỏe và trung thực dựa trên những nguyên liệu tốt nhất.
“Freshly Baked, Every day” – “Bánh mì tươi mới mỗi ngày” Nơi bạn có tốt cho sức khỏe Đây là triết lý kinh doanh của Tous les Jours, một tiệm bánh tràn ngập sự tươi mới Triết lý kinh doanh này được sử dụng khi hoạt động tại thị trường các nước trên thế giới, vỡi việc giữ gìn bản chất dẫn đầu ngành công nghiệp với sự thay đổi mang tính đổi mới và cơ bản Bánh mì được nướng mới ba lần mỗi ngày, Tous les Jours đặt bước chân đầu tiên vào thị trường bánh mì với những nỗ lực đổi mới không dễ dàng cùng với những thử thách từ các tiệm bánh khác Trong thời gian qua, Tous Les Jours đã phát triển không chỉ với cách vận hành sáng tạo mà còn với niềm đam mê hướng tới vị ngon nhất và sứ mệnh dẫn đầu thị trường bánh mì Trong tương lai, Tous Les Jours sẽ không ngừng nỗ lực để tạo ra những thay đổi mới mẻ, mới mẻ khiến khách hàng cảm động.
Thực trạng chiến lược bản địa hóa của Tous les Jours tại Việt Nam
Từ năm 2007 khi Tous les Jours bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam, Tous les Jours đã mang lại một khái niệm mới cho thị trường bánh tại Việt Nam tạo ra một thói quen, một văn hóa tiêu dùng mới cho người Việt, đặc biệt là những người quan tâm tới chất lượng và dinh dưỡng của bánh mì Sự thành công của họ ngày hôm nay cũng chính là việc am hiểu về yếu tố văn hóa. Tous les Jours hiểu rằng, thị trường “Bakery & Café” ở Việt Nam không còn quá xa lạ với mọi người, để thổi một làn gió mới không hề dễ dàng vì nhiều đối thủ cạnh tranh họ không cần đầu tư quá nhiều đến mặt bằng quá lớn để kinh doanh, khách hàng chủ yếu mua mang về Xong ở Việt Nam, người dân đã quen với cách kinh doanh này qua những thương hiệu lâu đời như Kinh đô, Melisa, Thu Hương Bakery,… Do đó việc một doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là Hàn Quốc có thể thâm nhập vào thị trường Việt Nam có thể phát triển và cạnh tranh với các đối thủ nội địa có từ lâu đời là một bài toàn nan giải Việc xây dựng một hệ thống cửa hàng với sự định vị khác biệt với các cửa hàng truyền thống với bánh mì chất lượng và phục vụ chuyên nghiệp thì Tous les Jours đã tạo ra một làn sóng mới trong ngành bánh mì và trong cách tiêu dùng của người dân Việt Nam.
2.2.1 Bản địa hóa trong chiến lược sản phẩm của Tous les Jours tại Việt Nam
Trước khi Tous les Jours đặt chân vào Việt Nam thì thị trường “Bakery & Café” cũng không còn quá xa lạ đối với người Việt, nhất là các sản phẩm bánh mì và bánh ngọt Vốn xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước nên việc ăn uống của người Việt cũng gắn liền với nghề trồng lúa nước Thực phẩm chủ yếu hằng ngày của họ là cơm, các món ăn có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, quả và ít ăn thịt Người Việt cũng ít ăn đồ nhiều dầu mỡ, béo ngậy Thay vào đó họ thích những món ăn có nước dùng như phở, bún, miến,… Điều này cũng khác biệt hoàn toàn so với ẩm thực của người phương Tây, nơi mà các món ăn chủ yếu là từ thịt, trứng, sữa, bơ, phô mai và bột mì Thông thường người Việt sẽ chỉ sử dụng bánh mì cùng với chả, xúc xích truyền thống, pate, ruốc trong các bữa ăn phụ và để tạo hương vị cho bánh mì thì người Việt sử dụng muối tiêu, tương ớt nguyên chất; bánh ngọt vào những dịp đặc biệt như sinh nhật hay đám cưới. Bên cạnh đó, người Việt thích các món ăn có hương vị đậm đà, vì thế trong chế biến các món ăn họ thường kết hợp nhiều loại gia vị với nhau, mỗi món sẽ có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị Trong khi đó, đồ ăn phương Tây thường có vị nhạt, hương vị chủ yếu được tạo ra từ hai loại gia vị là muối và tiêu hoặc các loại sốt công nghiệp như tương ớt, tương cà và mayonnaise Ngoài ra, người Việt không thích các món ăn được chế biến sẵn hoặc có các chất phụ gia để giữ được độ tươi ngon Cũng chính bởi vậy mà để phát triển và tồn tại lâu dài tại Việt Nam, Tous les Jours phải công ngừng thay đổi để có thể thích ứng được với văn hóa ẩm thực của người Việt.
Có thể nói, Tous les Jours có vai trò quan trọng trong việc làm phát triển thị trường “Bakery & Café” tại Việt Nam Nhờ có sự am hiểu về văn hóa ẩm thực của người Việt đã giúp cho thương hiệu của họ có thể tồn tại trong thị trường nước ta hiện nay Việt Nam đã có khoảng thời gian khá dài bị đô hộ bởi thực dân Pháp, nên thị trường bánh mỳ đã có từ rất lâu và vẫn phát triển bền vững với các tiệm làm bánh truyền thống, nhưng các sản phẩm bánh mỳ dùng phô mai, thịt nguội hay bánh ngọt vẫn là một mặt hàng xa xỉ và chưa được tiếp cận nhiều với người tiêu dùng Việt Cụ thể, Tous les Jours đã sử dụng chiến lược dị biến hóa sản phẩm, tức là tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại khác, làm cho sản phẩm vẫn mang đặc trung của Tous les Jours nhưng lại hoàn toàn phù hợp với văn hóa ẩm thực của người Việt Sản phẩm của Tous les Jours là các sản phẩm bánh mì được làm mới hằng ngày được sử dụng các nguyên liệu chất lượng và dinh dưỡng, các sản phẩm bánh ngọt tươi mới sử dụng kem tươi thực vật, sữa hữu cơ và hoa quả theo mùa của địa phương mang đặc trưng tiếng của thương hiệu Bên cạnh những sản phẩm bánh mì và bánh ngọt truyền thống của Pháp, khi xâm nhập vào Việt Nam, Tous les Jours đã chế biến thêm các món bánh phục vụ phù hợp với khẩu vị người Việt Nam như bánh mì có thêm lớp ruốc thịt phía bên trên, các loại bánh mì sử dụng kèm với xúc xích và rau thơm, bánh mì baguette chấm sữa,…
Ngoài ra, điều ta có thể nhận biết rõ ràng nhất đó chính là trong đồ uống, Tous les Jours có mở thêm các loại cà phê Việt Nam như cà phê sữa đá, đen đá và bạc xỉu Đây là một thức uống đặc biệt chỉ có ở tại Việt Nam và rất phù hợp khi sử dụng chung với đồ ăn sáng, điều này đúng với mục tiêu mà Tous lesJours muốn nhắm tới khi mà thị trường tiêu thụ bánh mỳ của người Việt sử dụng chủ yếu vào các bữa ăn sáng, bữa phụ Thêm nữa, để phù hợp với nhu cầu của giới trẻ Việt Nam, Tous les Jours cũng đã thêm vào các sản phẩm đồ uống trà sữa trân châu để tăng doanh thu khi sử dụng cùng với bánh mì và bánh ngọt. Đây là một chiến lược mà không phải thương hiệu nào cũng có thể làm được và nhất là các thương hiệu bánh truyền thống của Việt Nam có thể nghĩ ra và thực hiện thành công như hiện tại Có thể thấy, Tous les Jours đã rất thông minh khi đưa ra chiến lược sản phẩm như vậy, vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng tại Việt Nam, vừa thu lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, vì bánh ngọt truyền thống ở Việt Nam được phục vụ với các khẩu phần nhỏ vừa đủ cho một người ăn nên Tous les Jours cũng đã điều chỉnh cách bán của họ thành cắt các loại bánh to thành các phần nhỏ với giá tiền phù hợp hơn với người Việt thay vì một chiếc bánh ngọt to của Pháp Các sản phẩm bánh mì và bánh ngọt được bày bán trực tiếp tại các quầy bên trong cửa hàng ngay cạnh bên lò nướng bánh để người mua hàng có thể tận tay lựa chọn các loại bánh phù hợp với khẩu vị của mình Các quầy chia ra gồm có bánh mì mặn gồm có bánh mì được sử dụng với các nhân như xúc xích, thịt xông khói, phô mai,… cùng với các loại sốt tương cà, tương ớt, mayonnaise và bánh mỳ ngọt với bơ sữa, các loại mứt trái cây và kem thực vật Bên cạnh đó là các sản phẩm bánh ngọt được bày bán trong tủ kính lạnh được bảo quản trong điều kiện tốt nhất, luôn giữ được độ tươi của bánh đáp ứng nhu cầu phong phú về mặt giá cả cũng như kiểu dáng hay chủng loại dựa theo yêu cầu của khách hàng Ngoài ra để phục vụ thêm các mặt hàng đa dạng hơn thì Tous les Jours có bán thêm sandwich và các sản phẩm bánh theo mùa hoặc sự kiện trong năm ví dụ như các dịp lễ Tết, Trung thu Tous les Jours cũng có phục vụ thêm các bộ quà tặng gồm có rượu và các loại bánh cho gia đình, người thân, bạn bè Với việc mở rộng sang các nguyên liệu từ nước ngoài như bơ sữa, kem thực vật, các loại thức uống ngoài cà phê máy, trà, sinh tố và sữa thông thường như tại Hàn Quốc thì còn bổ sung thêm cà phê Việt Nam và trà sữa trân châu tạo sự thích thú và tò mò cho giới thanh niên, người trưởng thành, từ đó có thể giảm sự nhàm chán và hơn khi chỉ bán các loại bánh truyền thống Đặc biệt đối với giới thanh niên hiện nay luôn thích đi tìm cái mới, cái lạ Với hướng đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh và chiến lược đã đề ra thì Tous les Jours có được lợi nhuận và liên tục mở rộng quy mô doanh nghiệp ở Việt Nam khi tính đến nay đã được hơn 30 chi nhánh cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
Các sản phẩm của Tous les Jours đã thực sự thu hút được người Việt đặc biệt là giới trẻ, người quan tâm đến đồ ăn dinh dưỡng không chỉ vì sự thuận tiện và nhanh gọn mà Tous les Jours đã góp phần phát triển cho thị trường “Bakery
& Café” làm thay đổi một phầm văn hóa ẩm thực của người Việt nhưng cũng giữ gìn được những giá trị văn hóa cốt lõi của Việt Nam.
2.2.2 Bản địa hóa trong chiến lược giá của Tous les Jours tại Việt Nam Để tạo ra một thực đơn phong phú, đưa ra nhiều lựa chọn cho khách hàng, Tous les Jours cung cấp các mức giá khác nhau cho từng loại bánh để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn Trong những ngày đầu tiên gia nhập thị trường Việt Nam khi mà người dân đã quen thuộc với các loại hình kinh doanh bánh mỳ truyền thống, Tous les Jours vận dụng chiến lược định giá dựa trên giá trị thị trường, sử dụng mức giá hợp lý đối với từng loại bánh như các loại bánh mỳ có giá dao động từ 35.000đ-50.000đ, các loại bánh ngọt có giá động quanh tầm giá 600.000đ với bánh to và 50.000đ-70.000đ với những miếng bánh được cắt nhỏ Đối với các loại thức uống thì sẽ có giá từ 30.000đ-70.000đ Tuy giá bánh thời điểm lúc Tous les Jours mới thâm nhập vào Việt Nam có nhỉnh hơn so với mặt hàng bánh truyền thống, nhưng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới là những người quan tâm tới sức khỏe với mong muốn sử dụng bánh không chỉ ngon, dinh dưỡng mà còn đẹp mắt Rõ ràng chiến dịch này hiệu quả và thể hiện sự thấu hiểu tâm lý khách hàng và am hiểu khẩu vị ngườiViệt khi đến năm 2018 sau hơn 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam thì Tous les Jours đã phát triển rõ rệt và không ngừng mở rộng các cửa hàng mới nhằm phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn Thời gian tiếp theo đó, khi mà đối thủ của Tous les Jours ngày một nhiều hơn tại Việt Nam, doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các thương hiệu nội địa mà còn các thương hiệu nước ngoài liên tục đặt chăn vào thị trường Việt Nam như Paris Baguette, Artisee,… nhưng Tous les Jours đã có một lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh là chuỗi cửa hàng đã có đủ lượng khách hàng trung thành Tous les Jours chuyển sang chiến lược định giá theo cạnh tranh với mức giá thấp hơn đối thủ của mình nhưng nhưng không đáng kể Đây được gọi là động thái tạo hình ảnh dẫn đầu cũng như đánh vào tâm lý của khách hàng khi Tous les Jours vẫn phục vụ khách hàng các loại bánh với chất lượng đồng đều mà giá cả vẫn hợp lí và phù hợp với người Việt Điều đó có thể được dễ dàng nhận thấy qua sự mở rộng của Tous les Jours tại Việt Nam phục vụ được nhiều loại tệp khác nhau bên cạnh đối thủ Artisee liên tục phải đóng cửa các chi nhánh và chỉ còn tồn tại duy nhất 3 chi nhánh tại Hà Nội vì giá thành cao so với thu nhập trung bình của người Việt.
Bên cạnh việc đánh vào tâm lý giá cả của người tiêu dùng Việt Nam, Tous les Jours còn điều chỉnh mức giá của mình với từng loại đối tượng khách hàng như những chương trình ưu đãi và giá đặc biệt cho thành viên thẻ VIP. Việc đề ra những suất ăn Combo với giá hợp lý giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí khi gọi món riêng lẻ đã cho thấy hiệu quả về chiến lược giá của mình. Việc Tous les Jours định hình về giá của mình trong từng giai đoạn là một bước đi đầy khôn ngoan trong bối cảnh thị trường cực kỳ quan tâm đến giá cả Bên cạnh đó, Tous les Jours còn có những chính sách giá cả phù hợp cho từng đối tượng với từng mức thu nhập khác nhau để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.
2.2.3 Bản địa hóa trong chiến lược phân phối của Tous les Jours tại Việt Nam
Hệ thống phân phối sản phẩm của Tous les Jours ở Việt Nam và Hàn Quốc không có sự khác biệt quá nhiều Do bản chất các sản phẩm bánh của Tous les Jours đều là bánh tươi được làm mới, bán trong ngày và phục vụ tại chỗ nên doanh nghiệp sử dụng kênh phân phối chủ yếu là trực tiếp thông quá bán tại hệ thống cửa hàng, từ nhà sản xuất đến thẳng tay người tiêu dùng Vì vậy nên vị trí đặt cửa hàng là điều rất quan trọng, có thể nhận thấy rõ ràng hệ hệ thống cửa hàng Tous les Jours thường có mặt tại có con phố trung tâm đông đúc, các trung tâm thương mại và khu đô thị nơi mà có mật độ dân cư cao Nhờ vào vị trí cửa hàng thì doanh nghiệp cũng có thể đỡ một phần chi phí quảng bá thương hiệu vì tại những thành phố lớn, nhất là khu vực trung tâm là khu vực phát triển nên nhu cầu đời sống của người dân cao hơn nên họ sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm của Tous les Jours Ngoài ra, để tăng thêm doanh thu và mức độ cạnh tranh nên Tous les Jours còn phân phối thông qua hình thức bán hàng online Nhu cầu sử dụng các ứng dụng đặt hàng online của người Việt Nam rất lớn và cực kỳ phát triển, nên đây là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp khi mở bán gian hàng trên các ứng dụng online thông dụng với người tiêu dùng Việt như Shopeefood, Baemin, Grab, Loship,… giúp cho doanh nghiệp đến tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
2.2.4 Bản địa hóa trong chiến lược xúc tiến quảng bá sản phẩm của Tous les Jours tại Việt Nam
Có thể nói điểm mạnh trong chiến lược xúc tiến quảng bá sản phẩm củaTous les Jours đó chính là truyền thông bán hàng và quảng cáo Hãng đã sử dụng những kênh khác nhau trong Promotion như khuyến mãi, quảng cáo và các hoạt động PR Thông qua những hoạt động quảng cáo và PR tại Việt Nam doanh nghiệp muốn truyền tải những thông tin về Tous les Jours tới khách hàng và quảng bá những sản phẩm nổi trội của chuỗi cửa hàng bánh Có thể thấy Tous les Jours tung ra những khuyến mãi với bên đối tác thứ ba như là các đơn vị giao hàng như Grab, Gojek và áp dụng chính sách tích điểm khi mua hàng để được tặng mã giảm giá hay đổi điểm thưởng lấy voucher, coupon,… Điều này khiến Tous les Jours tiếp cận với khách hàng của mình dễ dàng hơn, tạo lòng tin cũng như xây dựng độ uy tín đối với khách hàng để khách hàng tín nhiệm và trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu Tous les Jours Ngoài ra, vào mỗi cuối chiều Tous les Jours còn có những chương trình khuyến mãi cho những loại bánh còn tồn lại để các mẻ bánh mới được làm liên tục phục vụ thực khách với mức giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng đồng đều, với chiến lược này thì Tous les Jours đã thành công lôi kéo được nhiều khách hàng tiềm năng về cho mình và nhiều khách hàng sẽ nhận diện thương hiệu tốt hơn
Tous les Jours có một sự thuận lợi trong chiến lược “xác lập khu vực chiếm lính” là tạo hiệu ứng quảng cáo Việc tập trung mật độ cao tại quận trung tâm thành phố giúp họ có thể tăng doanh số của tất cả các cửa hàng mà không quá phụ thuộc vào việc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn Ngoài ra, các nhân viên hỗ trợ và tư vấn có thể di chuyển dễ dàng giúp đỡ chủ cửa hàng một cách nhanh chóng hiệu quả Tuy vậy, ta có thể nhìn thấy rằng việc giới thiệu rộng rãi hình ảnh của mình trên các phương tiện truyền thông, các nhãn hàng Bakery chưa thật sự được quan tâm vì họ có nhiều mặt hạn chế như nguồn vốn, thị trường nhỏ, độ bao phủ hạn hẹp, ngành bánh mì chưa thật sự đem về lợi nhuận béo bở đủ để chi trả cho việc lên sóng dài hạn nếu như đằng sau công ty không có nguồn vốn lớn hay chiến lược của doanh nghiệp không hướng tới.
Trong thời đại truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ, hãng cũng không bá độ phủ của mình với công chúng Những chiến dịch của Tous les Jours thu lại lượng phải hồi rất tích cực Tuy vậy, hãng cũng vẫn cần quảng bá nhiều hơn để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, nhiều khách hàng tiềm năng còn chưa biết tới sản phẩm chất lượng của doanh nghiệp khi bánh luôn được làm mới mỗi ngày với nguồn nguyên liệu cao cấp từ CJ Foodville cùng với đội ngũ nhân viên và bếp bánh được đào tạo bài bản, Mỗi sản phẩm đều phải được kiểm định về mặt mình thức cũng như chất lượng, nếu có lỗi nhỏ trên thành phẩm thì sản phẩm đó sẽ không được phục vụ khách hàng.
Chiến lược xúc tiến quảng bá sản phảm của Tous les Jours có nhiều thế mạnh và bước đi đúng đắn, chủ nghĩa “đi đến đâu bản địa hóa đến đấy” được phát huy tối đa Tuy vây, song song với điều đó Tous les Jours vẫn cần phát huy nhiều hơn thế mạnh của doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm với người tiêu dùng tiềm năng Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự thành công của Tous les Jours tại thị trường Việt Nam là điều dễ hiểu và doanh nghiệp đang là chuỗi cửa hàng bánh nắm nhiều thị phần tại thị trường Việt Nam.
2.3 Đánh giá thực trạng chiến lược bản địa hóa của Tous les Jours tại thị trường Việt Nam
2.3.1 Những thành công mà Tous les Jours đạt được tại thị trường Việt Nam
Bất kì một doanh nghiệp nào khi đưa một sản phẩm đến thị trường nước ngoài thì yếu tố đầu tiên phải xem xét là sản phẩm đó có phù hợp với nhu cầu, sở thích, thị hiếu, tập quán hay nói một cách khác hơn chính là là văn hóa Nếu không phù hợp sản phẩm đó sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay hoặc không có nhu cầu Chính vì sự khác biệt văn hóa của từng quốc gia, từng khu vực, từng dân tộc… đã tạo ra những thách thức lớn lao cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
Tuy rằng Tous les Jours thâm nhập vào Việt Nam khi các thương hiệu bánh mì nội địa của Việt Nam thời điểm bấy giờ rất phát triển và tạo ra không ít thử thách và khó khăn cho doanh nghiệp khi mới đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam nhưng Tous les Jours đã khẳng định doanh nghiệp của mình bằng sự phát triển bền vững hơn 16 năm tại Việt Nam Doanh nghiệp vẫn bám trụ tại thị trường nước ta và có được thành công như ngày hôm nay là bởi vì họ đã vận dụng tốt những chiến lược bản địa hóa của người Việt bằng việc chấp nhận thay đổi để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƯỢC BẢN ĐỊA HÓA CỦA
Đề xuất giải pháp cho cho chiến lược bản địa hóa
Có thể nói, văn hóa được vận dụng để điều chỉnh các chiến lược bản địa hóa của các doanh nghiệp sao cho phù hợp với từng thị trường Đối với các doanh nghiệp quốc tế, khi xâm nhập vào thị trường nội địa, cần phải hiểu văn hóa bản địa, đó là việc quan trọng đầu tiên Bởi hiểu được văn hóa thì mới có thể giúp cho các doanh nghiệp có những định hướng chính sách phù hợp về sản phẩm Để cho người tiêu dùng chấp nhận một sản phẩm nào đó trước hết nó cần phải phù hợp với văn hóa của họ Chính vì vậy, có thể thấy rằng nghiên cứu văn hóa thật sự quan trọng không chỉ trong hoạt động marketing quốc tế và còn trong hoạt động marketing trong thị trường nội địa Bất kì doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến văn hóa, một con đường quan trọng để dẫn đến thành công cho rất nhiều doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh Tous les Jours cần tiếp tục phát huy hoạt động chiến lược bản địa hóa như doanh nghiệp đang thực hiện ở thời điểm hiện tại
Tous les Jours cùng đồng thời là slogan của chuỗi cửa hàng bánh mì tươi mang phong cách Pháp của Hàn Quốc, nhưng để có thể tiếp cận với nhiều người tiêu dùng Việt ở mọi độ tuổi hơn thì doanh nghiệp nên có thêm slogan bằng tiếng Việt để giúp cho cửa hàng tạo độ gần gũi với văn hóa nội địa hơn khi chỉ dùng tiếng Pháp.
Bên cạnh đó Tous les Jours cũng cần không ngừng sáng tạo phát triển các sản phẩm bánh mới và hương vị cũng như năng cao tay nghề của bếp bánh chuyên nghiệp hơn để tăng sức cạnh tranh với không chỉ đối thủ trong nước như nước ngoài truyền kiếp như Paris Baguette nhắm để thu hút các tệp khách hàng tiềm năng mới và giữ chân các khách hàng trung thành
Luôn luôn trong trạng thái tích cực tìm hiểu văn hóa Việt Nam để tạo ra những hình thức quảng cáo mới, những chương trình marketing phù hợp như bóng đá, lễ tết, nhằm tăng doanh thu và mở rộng mô hình kinh doanh tại thị trường Việt Nam trong tương lai.
Kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam và các
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh ở nước ngoài, trong đó nhiều thương hiệu đã gặt hái được những thành công quan trọng ở thị trường bản địa Tuy nhiên, trong quá trình vươn ra biển lớn, các doanh nghiệp Việt đã và đang gặp nhiều khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, thị hiếu, thói quen tiêu dùng,… gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường Do đó, trong quá trình đầu tư kinh doanh ở nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần dành sự quan tâm thực sự đến yếu tố văn hóa, coi đó chìa khóa dẫn tới thành công của doanh nghiệp Từ sự thành công trong việc vận dụng các chiến lược bản địa hóa vào hoạt động kinh doanh của Tous les Jours tại Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như các doanh nghiệp Việt Nam có thể rút ra được những kinh nghiệm, bài học quý giá góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ nhất, những người làm doanh nghiệp ở nước ngoài cần từ bỏ tính vị kỷ văn hóa và phải tôn trọng văn hóa bản địa, đồng thời phải thực sự dành sự quan tâm, nghiên cứu để thấy được những điểm tương đồng, khác biệt, cũng như những biểu hiện đa dạng, đặc thù của nền văn hóa bản địa.
Thứ hai, cần hết sức chú trọng đến yếu tố văn hóa trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động marketing, truyền thông nói riêng; đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như văn hóa tiêu dùng của người bản địa; luôn chú ý đến những biến động của thị trường, đưa ra những sản phẩm mới phù hợp thị hiếu truyền thống và hiện đại.
Thứ ba, cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế xã hội hiện đại Văn hóa doanh nghiệp là hình ảnh của quốc gia, do đó, phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phù hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam, làm cho bản sắc văn hóa dân tộc hòa quyện trong văn hóa doanh nghiệp Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp phải là sự giao thoa, kết hợp với bản sắc dân tộc nước sở tại trên cơ sở tôn trọng sự đa dạng văn hóa và lợi ích cộng đồng nước sở tại Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường tiềm lực, quy tụ sức sáng tạo của nguồn nhân lực, khích lệ họ tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và nhận được sự chấp nhận của cộng đồng xã hội tại nước sở tại Tiên tiến - hiện đại, giàu bản sắc dân tộc và gần gũi văn hóa bản xứ là ba trụ cột để xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.