1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận chủ đề chức năng lãnh đạo

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chức Năng Lãnh Đạo
Tác giả Thiên Thị Mỹ Du, Nguyễn Phi Nhật Hà, Vũ Lê Khánh Huyền, Lâm Thị Mai Linh, Nguyễn Thị Tuyết Nhi, Nguyễn Văn Phúc, Lương Đình Quang, Nguyễn Thị Ngọc Sơn, Bùi Minh Tiến, Trần Quốc Thái
Người hướng dẫn ThS. Trần Bá Hùng
Trường học Đại Học Quốc Gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 404,75 KB

Nội dung

Đối với sự phát triển không ngừng hiện nay của xã hội, thành công của một tổ chức, doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là tiềm năng con người, tiềm lực tài chính mà còn bị ảnh hưởng khá nhi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

M ỤC LỤC

L ỜI MỞ ĐẦU 4

I Khái quát v ề chức năng lãnh đạo: 5

1 Khái ni ệm: 5

2 Vai trò: 5

3 N ội dung: 6

4 Nguyên t ắc: 9

II Phong cách lãnh đạo: 10

1 Khái ni ệm: 10

2 Các phong cách lãnh đạo: 10

2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán: 10

2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ: 12

2.3 Phong cách lãnh đạo tự do: 13

2.4 So sánh các phong cách lãnh đạo: 15

2.5 Các y ếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn phong cách lãnh đạo: 15

III Các y ếu tố về tạo động lực làm việc: 16

1 Khái ni ệm tạo động lực làm việc: 16

2 Vai trò: 16

3 Các y ếu tố ảnh hưởng: 17

3.1 Y ếu tố thuộc về bản thân người lao động: 17

3.2 Cơ hội thăng tiến: 18

3.3 Đặc điểm và hoàn cảnh của tổ chức: 18

4 Phương pháp tạo động lực làm việc: 18

4.1 Một số phương pháp tạo động lực khi làm việc của các nhà quản trị: 18

4.2 Một số phương pháp hiệu quả hiện nay: 18

5 K ết luận: 19

K ẾT LUẬN 20

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

L ỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kì toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế như hiện nay, chúng ta đã và đang được

chứng kiến quá trình phát triển bùng nổ của các ngành công nghệ thông tin, những bước

tiến nhảy vọt trong lĩnh vực khoa học-kĩ thuật, làn sóng mạnh mẽ của cuộc cách mạng

công nghiệp 4.0 và dễ thấy nhất chính là mỗi năm có đến hàng trăm doanh nghiệp thay

phiên nhau chứng minh vị thế của mình trên đấu trường kinh tế cả trong và ngoài nước

Tuy nhiên, trước khi phát triển như thế, không thể tránh khỏi những rủi ro, thách thức,

khủng hoảng và đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp xử lý thoả mãn, hiệu quả và tối

ưu nhất

Nhìn nhận được tình hình đấy, các giải pháp lần lượt được triển khai và cốt lõi nhất

được đặt ra chính là yếu tố "con người", những biến đổi về quan niệm giữa người -

người trong các mối quan hệ xã hội được chú trọng đến, và vì thế vai trò của con người

được đề cao hơn bao giờ hết Đối với sự phát triển không ngừng hiện nay của xã hội,

thành công của một tổ chức, doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là tiềm năng con người,

tiềm lực tài chính mà còn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi phong cách lãnh đạo và quản lý

Có thể nói rằng, muốn thành công thì phải có nhà lãnh đạo giỏi, bởi nếu ta cứ làm mà

không có sự chỉ huy, dẫn dắt, chèo lái và định hướng công việc của người thủ lĩnh thì

chắc hẳn sẽ không đi được đường dài hoặc thậm chí là những trường hợp xấu hơn

Một nhà quản trị giỏi phải có các kỹ năng lãnh đạo Trước hết, "Lãnh đạo" là yếu tố

quan trọng trong công tác quản trị, muốn trở thành một nhà lãnh đạo, đòi hỏi các kinh

nghiệm thực tiễn, tầm nhìn sâu rộng, cái nhìn tổng quát và hơn thế nữa là sự hiểu biết

sâu sắc về con người từ đó dẫn dắt tổ chức hướng đến mục tiêu chung

Qua bài tiểu luận “ Chức năng lãnh đạo”, chúng tôi mong muốn sẽ giúp mọi người hiểu

thêm về chức năng quan trọng này, có cái nhìn tổng quan và khái quát nhất về quan

niệm “ Lãnh đạo” Từ đó, giúp người đọc có thể áp dụng vào các vấn đề thực tiễn, đưa

ra hướng giải quyết chính xác, bổ trợ hơn cho công việc và học tập

Trang 5

I Khái quát v ề chức năng lãnh đạo:

và hăng hái thực hiện mục tiêu chung của tổ chức

Theo Bill Bradley: “Khả năng lãnh đạo đang mở ra tiềm năng của mọi người trở nên tốt hơn” Peter Drucker lại cho rằng: “Lãnh đạo hiệu quả không phải là thực hiện các bài phát biểu hoặc được yêu thích; lãnh đạo được xác định bởi kết quả trước không phải thuộc tính” Bên cạnh đó, Paul Hersey và Ken Blanc Hard cũng khẳng định: “Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định”

=> Từ các nhận định trên, ta có thể hiểu khái niệm lãnh đạo như sau: Lãnh đạo là một dạng hoạt động của con người (nhà quản trị) nhằm gây tác động, ảnh hưởng đến người khác, mà chủ yếu là tác động đến nhận thức của những người bị quản lý Nhờ vậy

mà các nhà quản trị điều hành được hành vi và hoạt động của người khác nhằm đạt được mục đích của mình hay mục đích của tổ chức

2 Vai trò:

Lãnh đạo là người kiến tạo tầm nhìn cho tổ chức: Có khả năng nhìn thấy tương lai và đưa ra các mục tiêu, kế hoạch phù hợp với tầm nhìn đó Thông qua việc phân tích môi trường, thị trường, các xu hướng hiện tại để đưa ra các quyết định chính xác và xây dựng chiến lược phù hợp với mục tiêu của tổ chức

Nhà lãnh đạo triển khai các chiến lược được đề ra: Một chiến lược tốt không thể thành công nếu không được thực thi một cách hiệu quả và đúng đắn, việc thực thi đó đòi hỏi cần có sự hỗ trợ từ những người lãnh đạo tài ba Nhà lãnh đạo cần phải có khả năng điều hành, quản lý và hướng dẫn đội ngũ nhân viên, đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện theo chiến lược đã đặt ra Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng đừng quên việc giám sát và đánh giá quá trình thực thi chiến lược, đưa ra các điều chỉnh và cải tiến nếu cần thiết

Nhà lãnh đạo còn là người giải quyết các mâu thuẫn, xung đột: Cho dù giữa các đồng đội, nhân viên hay đồng nghiệp, vai trò lãnh đạo cần nắm vững chính là giải quyết xung đột Nhà lãnh đạo xuất sắc không né tránh hoặc phớt lờ xung đột, họ coi xung đột

là cơ hội để nói chuyện cởi mở và chia sẻ các vấn đề Điều này có thể giúp giải quyết xung đột một cách nhanh chóng để không làm gián đoạn năng suất và động lực của nhân viên Đồng thời, về lâu dài có thể dẫn đến một nhóm với mối quan hệ bền chặt hơn

Trang 6

=>Nói tóm lại, trong một đơn vị, tổ chức người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng, không có người lãnh đạo giống như một dàn nhạc không có nhạc trưởng tất cả các tiết tấu sẽ bị đảo lộn không hài hoà Nếu trong một tổ chức hay đơn vị, người lãnh đạo quá yếu kém hoặc thiếu sự điều khiển từ vị trí lãnh đạo thì các bộ phận còn lại sẽ hoạt động không hiệu quả Thêm vào đó, tình trạng vô tổ chức, sự đụng chạm,mâu thuẫn sẽ xuất hiện khi thiếu người lãnh đạo và làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc Điều này sẽ dẫn

tổ chức đến bờ vực diệt vong.Vì vậy, mọi tổ chức phải có người lãnh đạo và quản lý

* Mối quan hệ về vai trò của lãnh đạo và quản trị: Là hai yếu tố bổ sung cho

nhau, cần thiết cho sự thành công của tổ chức

Theo Keith Davis: ”Lãnh đạo là một phần của quản trị nhưng không phải toàn bộ công việc quản trị Lãnh đạo là năng lực thuyết phục mọi người làm theo những mục tiêu đã được đề ra.Trên yếu tố con người mới gắn kết một nhóm lại với nhau và thúc đẩy nhóm hướng tới mục tiêu Các hoạt động quản trị như hoạch định tổ chức và ra quyết định chỉ là những cái cán nằm im cho đến khi người lãnh đạo khơi dậy một động lực trong con người và dẫn chất họ hướng đến các mục tiêu”

Lãnh đạo có thể được thể hiện trong cả tổ chức chính thức và tổ chức không chính thức Trong các nhóm này, lãnh đạo thường là những người có uy tín và được mọi người tôn trọng Quản trị chủ yếu được thể hiện trong tổ chức chính thức Quản trị trong tổ chức chính thức bao gồm các chức năng như lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát Trong đó, lãnh đạo là một trong bốn chức năng của quản trị

Về lĩnh vực hoạt động thì lãnh đạo là rộng hơn quản trị vì nó được thể hiện trong

tổ chức chính thức và tổ chức không chính thức Quản trị bao gồm tất cả các hoạt động cần thiết để tổ chức hoạt động hiệu quả, bao gồm cả lãnh đạo Lãnh đạo là một trong bốn chức năng của quản trị, và nó chỉ tập trung vào việc định hướng và dẫn dắt tổ chức Quản trị bao gồm cả các chức năng khác, như lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát, nhằm đảm bảo rằng tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu

3 N ội dung:

Để trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi, dẫn dắt tổ chức đi đến thành công đòi hỏi

người lãnh đạo phải có những năng lực cốt lõi sau đây:

Yếu tố đầu tiên chính là về năng lực lãnh đạo Đây là nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay thất bại của công ty.Một lãnh đạo cần có sự tư duy về công việc, xác định hướng đi cho doanh nghiệp Biết được phải làm gì, bắt đầu

từ điểm nào, làm thế nào để đạt kết quả tốt Là một người lãnh đạo truyền cảm hứng, tạo động lực đến nhân viên, để tăng hiệu suất làm việc Sau đó đánh giá được kết quả

và đưa ra hướng đi tiếp theo Luôn “nâng cấp” bản thân mình, không ngừng nghiên cứu

và trau dồi thêm kỹ năng

Trang 7

Thứ hai, khi lãnh đạo người khác, bạn phải có kiến thức và chuyên môn của riêng mình Từ đó, khi truyền đạt thông tin đến nhân viên mới có tính thuyết phục và cũng cần có kiến thức về các mảng khác để hỗ trợ đồng nghiệp vì mục tiêu chung của công

ty Cho dù bạn giao tiếp tốt đến đâu, là một nhà điều hành giỏi đến đâu, thì không thể là một lãnh đạo giỏi nếu không có kiến thức chuyên môn

Thứ ba, lãnh đạo cần thiết lập kế hoạch theo chiến lược doanh nghiệp Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, sự thách thức và cơ hội của doanh nghiệp Để đưa ra được kế hoạch cho từng giai đoạn, từng quý, từng năm cho doanh nghiệp Kế hoạch phải đi theo mục tiêu, hướng đi của doanh nghiệp Và hãy nhớ là luôn có kế hoạch dự phòng để xoay chuyển theo tình thế Vì thực tế không thể tránh khỏi những vấn đề ngoài dự tính xảy

ra

Thứ tư, lãnh đạo cần hiểu được tầm quan trọng của quản lý nhân lực Nắm rõ năng lực, phong cách hành vi của nhân viên để giao việc phù hợp Đưa ra thời điểm thích hợp cần hoàn thành, và theo dõi tiến trình làm việc Người ta nói “Của cho không bằng cách cho”, trong cách quản lý nhân lực cũng vậy Nhiệm vụ của nhân viên là hoàn thành công việc, nhưng để nhân viên hoàn thành tốt thì một phần dựa vào cách quản lý

và đối xử của lãnh đạo

Thứ năm, ngoài kỹ năng chuyên môn thì lãnh đạo cũng cần có kỹ năng mềm tốt Hai kỹ năng này cần đi đôi với nhau vì nó sẽ hỗ trợ lẫn nhau với mục đích nâng cao trình độ, khả năng nhận thức, cải thiện cuộc sống.Một số kỹ năng mềm mà lãnh đạo cần

có như kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, nhìn nhận vấn đề toàn diện,

kỹ năng ra quyết định… Các kỹ năng mềm sẽ đem đến hiệu suất làm việc cao hơn Giúp tối ưu quy trình một cách thông minh

* Phương thức thực hiện chức năng lãnh đạo

Một nhà lãnh đạo tài giỏi phải am hiểu và biết cách vận dụng các nội dung của chức năng lãnh đạo để có thể áp dụng vào các nguồn nhân lực nhằm đạt được hiệu quả tối đa nhất cho công việc

Có rất nhiều mô hình và phong cách quản lí đã được các chuyên gia xây dựng từ những thực tiễn quản lí mà các nhà lãnh đạo cần tham khảo để vận dụng vào việc thực hiện chức năng lãnh đạo của mình Sau đây là một số mô hình và phong cách lãnh đạo kinh điển như:

● Mô hình năng lực của Robert Katz:

+ Năng lực kỹ thuật

+ Năng lực tư duy

+ Năng lực làm việc với con người

Trang 8

● Mô hình “5 thực tiễn” của Peter Drucker:

+ Năng lực quản lý quỹ thời gian của bản thân

+ Năng lực định hướng hành động theo kết quả

+ Năng lực phát huy sức mạnh vốn có

+ Năng lực lựa chọn lĩnh vực cần tập trung nỗ lực

+ Năng lực ra quyết định

● Hay 4 mô thức quản lí của R.Likert:

+ Thứ nhất, quản lí quyết đoán_ áp chế

+ Thứ hai, quản lí quyết đoán_ nhân từ

+ Thứ ba, quản lí tham vấn

+ Thứ tư, quản lí tham gia theo nhóm

=>Các nhà quản lý thành công pha trộn các phong cách lãnh đạo để đạt được kết quả tối ưu: “Các nhà lãnh đạo giỏi nhất không chỉ biết một phong cách lãnh đạo – họ có nhiều kỹ năng và có sự linh hoạt để chuyển đổi giữa các phong cách.”

Sau hơn 3 năm nghiên cứu khoảng 3000 quản lý cấp trung, một nghiên cứu gần đây của Harvard Business Review đã chỉ ra những phong cách lãnh đạo phổ biến nhất hiện tại Đồng thời, nghiên cứu này cũng nêu rõ: phong cách lãnh đạo của nhà quản lý

có thể ảnh hưởng đến 30% lợi nhuận của doanh nghiệp Sau đây là 6 phong cách lãnh đạo:

+ Thứ nhất, Lãnh đạo cưỡng chế

+ Thứ hai Lãnh đạo hướng về mục tiêu

+ Thứ ba Lãnh đạo kết nối

+ Thứ tư, Lãnh đạo dân chủ

+ Thứ năm, Lãnh đạo huấn luyện

+ Thứ sáu, Lãnh đạo kiểu mẫu

=> Từ các phong cách lãnh đạo này có thể còn phát sinh thêm nhiều phong cách mới hơn, khác hơn.Nhưng mục tiêu cuối cùng mà các phong cách này mang tới đều hướng đến sự thành công trong công việc của các tổ chức

Trang 9

4 Nguyên t ắc:

● Xác định chiến lược phát triển và cơ cấu tổ chức: Định hướng cho hoạt động của

tổ chức, giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra

o Tất cả mọi hoạt động lãnh đạo đều nhằm hỗ trợ việc thực thi chiến lược nên cần phải xác định được chiến lược

o Cơ cấu tổ chức tạo cơ sở quyền lực lãnh đạo

o Ảnh hưởng đến sự hình thành phong cách lãnh đạo và lựa chọn phong cách lãnh đạo hiệu quả

o Chiến lược phát triển và cơ cấu tổ chức cần có tính linh hoạt, có thể được điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh

● Hiểu biết về con người: Một trong những yếu tố cần thiết nhất của người lãnh đạo Người lãnh đạo cần hiểu được mong muốn, khả năng, động lực làm việc của nhân viên Từ đó, người lãnh đạo có thể tạo ra môi trường làm việc hiệu quả hơn, thúc đẩy nhân viên phát huy hết khả năng của mình

o Do Con người có nhiều vai trò khác nhau trong hệ thống

o Con người là những cá thể khác nhau, mỗi người có những nhu cầu, mong muốn, trình độ hiểu biết và các kỹ năng khác nhau, tiềm năng cũng khác nhau Người lãnh đạo cần hiểu được điều đó của con người để có thể đối xử phù hợp với từng cá nhân

● Lãnh đạo cần tìm hiểu con người một cách thận trọng thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau/ nguồn thông tin đa chiều

● Con người luôn thay đổi theo thời gian, do đó người lãnh đạo cần có cái nhìn đa dạng và cập nhật thường xuyên Người lãnh đạo nên tin tưởng vào khả năng của nhân viên và suy nghĩ tích cực

Trang 10

+ Quyền lực là phương tiện để đạt được mục đích tốt đẹp và cần phải được

=>Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu phong cách lãnh đạo là những hành vi và cách tiếp cận mà nhà lãnh đạo áp dụng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, gây ảnh hưởng đến một nhóm người để hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp

2 Các phong cách lãnh đạo:

Có nhiều cách để phân loại phong cách lãnh đạo, chẳng hạn như phân loại theo mức

độ quan tâm đến công việc và quan tâm đến con người (theo mô hình của đại học Ohio, hay của R.Blacke và J.Mouton), hay phân loại theo mức độ tập trung quyền lực (theo

Kurl Lewin)

Trong phạm vi bài luận này, sẽ áp dụng cách phân loại lãnh đạo theo mức độ tập trung của Kurl Lewin Theo đó, các phong cách lãnh đạo sẽ được chia thành 3 loại: Phong cách lãnh đạo độc đoán, Phong cách lãnh đạo dân chủ và Phong cách lãnh đạo

tự do

2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán:

2.1.1 Khái niệm:

Phong cách lãnh đạo độc đoán là phong cách lãnh đạo mà trong đó người lãnh đạo

là người nắm giữ toàn bộ quyền lực trong tổ chức Họ thường bác bỏ ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tổ chức và áp buộc mọi người tuân theo ý chí và sáng kiến của mình

2.1.2 Đặc điểm phong cách lãnh đạo độc đoán:

Tự tin quyết đoán

Trang 11

Nhà lãnh đạo đọc đoán phải luôn tin tưởng vào bản thân để đưa ra những quyết định và sáng suốt trong việc đưa ra quyết định đó, cần có bản lĩnh để giải quyết các vấn đề không dựa dẫm ỉ lại vào người khác

Đưa ra hầu hết các quyết định

Nhà lãnh đạo sẽ đưa ra những sáng kiến quyết định của chính mình, điều này sẽ làm cho nhân viên ít được đóng góp ý kiến hay những phản hồi của bản thân Đưa ra các quyết định như thế sẽ tiết kiệm được thời gian, nhanh hơn, tuy nhiên điều đó sẽ làm cho đồng đội trong nhóm cảm thấy chán nản xuống tinh thần làm việc

Môi trường có cấu trúc cứng nhắc

Thiết yếu trong mỗi tổ chức sẽ có cấu trúc chặt chẽ Tuy nhiên trong cách lãnh đạo độc đoán, một môi trường làm quá nghiêm ngặt đến mức cứng nhắc như thế sẽ gây cho nhân viên áp lực nhưng cũng có thể lấy đó làm nguồn động lực giúp họ hoàn thành tốt nhiệm

vụ của mình

Quy tắc và quy trình rõ ràng

Mỗi nhà lãnh đạo sẽ có những quy tắc quy trình làm việc rõ ràng nên nếu biết cân đối điều hướng công việc mọi thứ sẽ trở lên hiệu quả Tuy nhiên, những ý sáng kiến đóng góp của nhân viên sẽ không được ghi nhận, điều đó sẽ làm cho nhà lãnh đạo bỏ qua những sáng kiến tuyệt vời

2.1.3 Ưu, nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:

a Ưu điểm:

Các quyết định cuối cùng được đưa ra một cách nhanh chóng và dứt khoát: Bởi chỉ

có một lãnh đạo duy nhất đưa ra quyết định, không cần tham khảo thêm thông tin từ cấp dưới

Nhiệm vụ sẽ luôn được hoàn thành đúng hạn: bởi lãnh đạo quản lý mọi vấn đề trong

tổ chức, đốc thúc nhân viên nhằm tránh việc ùn ứ trong công việc, nâng cao tiến độ Môi trường để trui rèn khả năng làm việc: Môi trường kỉ luật, áp lực cao từ phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ thúc đẩy nhân viên thường xuyên trau dồi, nâng cao kỹ năng chuyên ngành, kỹ năng mềm để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao

b Nhược điểm

Nhà lãnh đạo thường bị đánh giá là bảo thủ, độc tài: Do không có sự trao đổi, làm

việc khăng khit với cấp dưới, dễ dẫn đến xung đột giữa nhà lãnh đạo và nhân viên

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w