1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Con đường tơ lụa trên bộ trong lịch sử quan hệ quốc tế thời kỳ cổ trung đại

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Con đường tơ lụa là gì?Con Đường Tơ Lụa - tiếng Anh là silk road hay silk route giản thể: 丝绸之路; phồn thể:絲綢之路; Hán-Việt: Tơ trù chi lộ; bính âm: sī chóu zhī lù là một hệ thống các con đư

lOMoARcPSD|38839596 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ฀฀฀฀฀ TIỂU LUẬN CUỐI KỲ LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ Đề tài: Con đường tơ lụa trên bộ trong lịch sử quan hệ quốc tế thời kỳ cổ - trung đại Giảng viên: PGS TS Trần Nam Tiến Sinh viên thực hiện: Phan Ngọc Hiếu Mã số sinh viên: 2157060042 Lớp học phần: 2120QTE041.201 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Mục lục: A Tổng quan về Con Đường Tơ Lụa 1 Con Đường Tơ Lụa là gì? 2 Địa lý B Lịch sử hình thành C Con Đường Tơ Lụa trên bộ trong lịch sử quan hệ quốc tế thời kỳ cổ - trung đại D Phần liên hệ và mở rộng Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 A Tổng quan về Con đường tơ lụa 1 Con đường tơ lụa là gì? Con Đường Tơ Lụa - tiếng Anh là silk road hay silk route (giản thể: 丝绸之路; phồn thể: 絲綢之路; Hán-Việt: Tơ trù chi lộ; bính âm: sī chóu zhī lù) là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm, bắt đầu từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, nối châu Á với châu Âu (cách hay nói là giữa phương Đông và phương Tây) Ngoài ra, đây là một mạng lưới các tuyến đường thương mại nối Trung Quốc và Viễn Đông với Trung Đông và châu Âu, được thành lập khi nhà Hán ở Trung Quốc chính thức mở cửa giao thương với phương Tây vào năm 130 trước Công nguyên Các tuyến đường của Con Đường Tơ Lụa vẫn được sử dụng cho đến năm 1453 sau Công nguyên, khi Đế chế Ottoman tẩy chay thương mại với Trung Quốc và đóng cửa chúng Mặc dù đã trải qua thời gian rất dài kể từ khi Con Đường Tơ Lụa được sử dụng cho thương mại quốc tế, song các tuyến đường này đã có tác động lâu dài đến thương mại, văn hóa và lịch sử - vang dội đến tận ngày nay Trong thực tế lịch sử, thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” là một cách định danh sai có nguồn gốc tương đối mới và cách định danh này dựa trên thuyết lấy châu Âu làm trung tâm Lars Ellström, một nhà Hán học nổi tiếng người Thụy Điển từng đi bộ theo chiều dài của Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2011 đã tóm tắt thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” trong cuốn sách du lịch của mình mang tên “Con đường tới Kashgar” “ Cái tên ‘Con đường Tơ lụa’ gắn với phương Tây có lẽ vì nó có một ấn tượng (sai) rằng chính thương mại của Trung Quốc với châu Âu mới là quan trọng nhất, ngoài ra còn có lý do nữa là thuật ngữ này nghe rất lạ tai và thú vị.” - Ellström Theo Ellström, đây cũng là lý do mà ở Trung Quốc ngày nay người ta lại sử dụng thuật ngữ này – đây là cách để tiếp thị hiệu quả cho quốc gia và ngành du lịch của họ Thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” cũng giúp mềm hóa ý tưởng “Vành đai và Con đường” trước một cộng đồng thế giới rộng hơn Dự án “Vành đai và Con đường” hiện đang vấp phải sự chỉ trích ngày càng tăng do mối lo ngại nó gây ra các “bẫy nợ” có thể làm xói mòn chủ quyền ở các quốc gia tiếp nhận dự án này “Con đường Tơ lụa” không phải là thuật ngữ gốc Trung Quốc Thực sự thì nó mới chỉ được sử dụng chính thức ở Trung Quốc vào năm 1989, khi Nhà xuất bản Ngoại văn Bắc Kinh xuất bản một cuốn sách của tác giả Che Muqi có nhan đề “Con đường Tơ lụa: Quá khứ và Hiện tại” Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Cuốn sách của Che Muqi đã không đề cập thuật ngữ tiếng Đức “Seidenstrasse” (và dạng số nhiều của nó là Seidenstrassen), có nghĩa là Con đường Tơ lụa Thuật ngữ tiếng Đức này do Ferdinand von Richthofen, một nhà địa lý Đức thế kỷ 19 tạo ra Von Richthofen sử dụng thuật ngữ này trong các báo cáo hàn lâm của mình gửi đi từ Trung Á Các báo cáo này được xuất bản lần đầu ở Berlin vào năm 1877 Tuy nhiên thuật ngữ Seidenstrasse không được sử dụng phổ biến cho mãi tới tận khi một trong các học trò của Richthofen tại trường Đại học Humboldt ở Berlin bắt đầu sử dụng nó trong các nghiên cứu của mình vào thập niên 1930 Người học trò này là một nhà thám hiểm Thụy Điển tên là Sven Hedin Heden đã theo đúng hành trình mà Richthofen đã đi ở Trung Á Vào năm 1936 ông xuất bản một cuốn sách có nhan đề “Die Seidenstrasse” bằng tiếng Đức và “Sidenvägen” bằng tiếng Thụy Điển Cuốn sách sau đó được dịch sang một số ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Anh vào năm 1938, và được biết đến với cái tên “The Silk Road” (Con đường Tơ lụa) 2 Địa lý Con đường tơ lụa trải dài từ Á qua Âu được mô phỏng thời xưa Nhà thám hiểm châu Âu Marco Polo (I.1254 - 1324 sau CN) đã đi trên những con đường này và mô tả chúng một cách sâu sắc trong tác phẩm nổi tiếng của mình Song, ông không được ghi nhận là đã đặt tên cho chúng Đây không phải là một con đường duy nhất từ Đông sang Tây nhưng luôn nắm vai trò trọng yếu của trao đổi thương mại Cả hai thuật ngữ cho mạng lưới đường bộ này - Seidenstrasse’ (silk road) hay ‘Seidenstrassen’ (silk routes) – đều được đặt ra bởi nhà địa lý học và du lịch người Đức, Ferdinand von Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Richthofen, vào năm 1877 CN, người đã chỉ định chúng là ‘Seidenstrasse’ (con đường tơ lụa) hoặc ‘Seidenstrassen’ (các tuyến đường tơ lụa) Cung đường này bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh, Trường An (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận toàn châu Âu Nó thậm chí đi đến cả Triều Tiên và Nhật Bản (bao gồm cả hai miền Bắc - Nam Việt Nam) Nó có chiều dài khoảng 4,000 dặm, tương đương 6,437km 3 Hành trình nguy hiểm Giao thương trên con đường tơ lụa dần phát triển, kéo theo tình trạng cướp bóc dọc đường đi trở nên phổ biến Ngoài ra, địa hình khắc nghiệt, tình trạng thiếu nước uống, cũng là cơn ác mộng với người đi buôn Nhiều người đi qua hoang mạc muối Lop Nur từng bỏ mạng vì không mang đủ nước uống Để tự bảo vệ mình khỏi những toán cướp dọc đường đi, người buôn bán thường đi thành nhóm hoặc ghép với các đoàn lữ hành khác Ban đầu, Con đường tơ lụa chỉ là những con đường tồi tàn, không có chỗ nghỉ chân Dần dần, những quán trọ lớn mọc lên dọc nơi thương đoàn đi qua Theo National Geographic, quán trọ này được gọi là "Caravanserai" Chữ "Caravan" trong ngôn ngữ Ba Tư có nghĩa là thương nhân hoặc người hành hương Ngoài ra, các trạm buôn bán dọc đường và người buôn bán trung gian cũng dần xuất hiện, phục vụ cho nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa ở thời kỳ này B Lịch sử hình thành Tấm bản đồ thế giới không chỉ được viết thường nhắc tới), rồi bỏ qua phần còn lại một lần Vị trí của các quốc gia, các thủ của thế giới Văn minh Hy Lạp trước đô, các đại dương hay biển sông chảy Công Nguyên đã phân chia thế giới dài; tên của những rặng núi lớn và sa thành hai phương Đông và Tây - không mạc được viết in nghiêng trên tờ giây đơn thuần chỉ để chia đôi Không một hôm nay có thể được thay đổi trong mai nền văn minh nào có thể phát triển độc sau, bằng những cuộc phiêu lưu thay đổi lập tách khỏi sự giao thoa lẫn nhau thế giới và những nỗi hiểm nguy khi “dám” vạch lại biên giới của một vùng Người ta dành nhiều sự chú ý cho việc lãnh thổ đánh giá ảnh hưởng khả dĩ của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Trung Lịch sử không thể chỉ chú trọng vào một Quốc, nơi nhu cầu hàng hóa xa xỉ được mục riêng lẻ, như Tây Âu hay Mỹ (mà ta tiên đoán sẽ tăng gấp bốn lần trong thập Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 niên tới Hay xem xét sự thay đổi ở Ấn rốn của thế giới - được đặt ở nơi chúng Độ, nơi có nhiều người được tiếp cận gặp nhau, để chúng có thể giao tiếp với điện thoại di động hơn là nhà vệ sinh có các vị thần bồn xả Nhưng, cả hai đều không phải là điểm tham chiếu tốt nhất để nhìn nhận Vậy, nhìn vào tấm bản đồ, câu hỏi đặt ra quá khứ của thế giới và hiện tại của nó là: những con đại bàng kia đã gặp nhau ở đâu? Nếu chúng cất cánh từ hai bờ biển, Thật vậy, trong hàng thiên niên kỷ, phía tây Đại Tây Dương và Thái Bình chính vùng đất nằm giữa phương Đông Dương phía Trung Quốc và bay vào nội và phương Tây, kết nối châu Âu với Thái địa Vị trí chính xác thay đổi phụ thuộc Bình Dương, mới là cái trục mà địa cầu vào việc ta chỉ ngón tay ở đâu để đo xoay quanh khoảng cách bằng nhau từ hướng đông và hướng tây Phải có một cách nào đó Có một câu chuyện đặc biệt nổi bật về để liên thông hai phía của Trái Đất lại, sự hình thành hành trình nhìn vào quá để có thể kết nối với nhau khứ thế giới Thần thoại Hy Lạp kể rằng Zeus, cha của các vị thần, đã thả ra hai Từ đó, con đường tơ lụa ra đời con đại bàng, mỗi con ở một đầu Trái Đất, và ra lệnh cho chúng bay về phía nhau Một hòn đá thiêng, omphalos - cái C Con đường tơ lụa trên bộ trong lịch sử quan hệ quốc tế thời kỳ cổ - trung đại Sự giao thương giữa các quốc gia không chỉ xuất hiện trong thời kì hiện đại mà nó đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử Khi còn sơ khai, giữa các quốc gia, các nền văn hóa đã có sự giao thoa, giao thương, buôn bán các hàng hóa Mà minh chứng rõ nhất cho sự giao thương đó chính là Con Đường Tơ Lụa ● Khởi nguồn Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Từ khởi thủy của thời gian, vùng trung tâm châu Á đã là nơi tạo lập các đế quốc Một trong những vương quốc đạt đến tầm “đế chế” vĩ đại nhất chính là Ba Tư, với sự cởi mở áp dụng phong tục nước ngoài mạnh mẽ, tiếp thu những gì mạnh hơn để củng cố người dân Họ tự coi mình là ngọn hải đăng của sự ổn định và công bằng Song, ba giai đoạn của một nền văn minh hiển nhiên có sự suy vong Người Hy Lạp cổ đại mà đại diện là Alexander hướng tới đánh đổ cường quốc lớn nhất thời cổ đại - Ba Tư ấy Ông mở rộng lãnh thổ, đánh đuổi Ba Tư ra khỏi Ai Cập dựa vào giới tinh hoa bản địa Ông được cho là đã nói rằng: “Nếu chúng ta muốn không chỉ đi ngang qua châu Á mà giữ được châu Á, chúng ta phải cho người châu Á thấy sự nhân từ; chính sự trung thành của họ sẽ làm cho đế chế được ổn định và lâu bền”1 Ông là người sáng lập đầy nhiệt huyết của những thành phố mới (song đến cuối cùng vẫn không được triều thần coi trọng), tạo ra các cứ điểm mới dọc theo xương sống của châu Á Những thập niên sau cái chết của vị tướng tài ba này, văn minh Hy Lạp được du nhập vào phương Đông Có thể nghe - và nhìn thấy - tiếng Hy Lạp ở khắp Trung Á cùng các thung lũng sông Ấn Ngôn ngữ này được sử dụng hằng ngày trong hơn một thập kỷ Sự trao đổi văn hóa đầy sinh đông khi châu Âu và châu Á va chạm nhau luôn đáng chú ý Ban đầu là các bức tượng Phật, tới ngai thờ bằng đá có khắc tiếng Hy Lạp… Theo Plutarch, Alexander đã đưa thần học Hy Lạp vào giảng dạy ở tận Ấn Độ, với kết quả là những vị thần của Olympus được thờ phụng khắp châu Á [ ] Sự kết nối các thảo nguyên thành một thế giới tương thuộc và tương liên đã được tăng tốc nhờ những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc Sự mở rộng đường chân trời của quốc gia này đã kết nối châu Á lại với nhau Chế độ triều cống (sẽ nói ở phần sau) khiến Trung Quốc trở nên ảo tưởng sức mạnh tài chính lẫn chính trị, gây thiệt hại lớn cho chính quốc về cả hai mặt Những cư dân của vương quốc ở Trung Á thường “kém cỏi trong chiến đấu”2, “nhưng khôn ngoan khi buôn bán”, với những khu chợ phát đạt ở thủ đô Bactra, “nơi đủ loại hàng hóa được 1 Quintus C R., Historiae, 8.8, 2, trang 298 2 Tư Mã Thiên, Sử ký, 110, 2, trang 143 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 mua bán” Thương mại giữa Trung Quốc và thế giới bên ngoài bắt đầu phát triển chậm chạp La Mã và Trung Quốc - ở thời điểm cổ trung đại lúc bấy giờ, những nhà cầm quyền của hai quốc gia này luôn cố gắng đưa ra các kế hoạch về cả kinh tế và quân sự để nới rộng tầm ảnh hưởng Hoàng đế Constantine - người có tầm nhìn rõ ràng và đáng kinh ngạc về những gì mà La Mã cần: xây dựng một thành phố mới, một viên ngọc trai trong chuỗi kết nối Địa Trung Hải với phương Đông Địa điểm được chọn, thật trùng hợp, là điểm mà châu Âu và châu Á gặp nhau Thành phố được gây dựng bằng toàn bộ nguồn lực lúc đó (dù các học giả hiện đại sau này luôn bác bỏ mạnh mẽ ý tưởng cho rằng Constantine có ý định biến thành phố thành thủ đô mới của đế quốc) nằm ở một vị trí kiểm soát được những tuyến đường nhạy cảm Hai thiên niên kỷ trước, tơ lụa làm ra từ những đôi bàn tay ở Trung Quốc được khoác lên những người giàu có và quyền lực ở Carthage và các thành phố khác ở Địa Trung Hải, trong khi đồ gốm sản xuất ở miền Nam nước Pháp có thể xuất hiện ở Anh và vịnh Ba Tư Gia vị trồng ở Ấn Độ được dùng trong các nhà bếp ở Tân Cương, cũng như ở Rome Những tòa nhà ở miền Bắc Afghanistan được khắc chữ Hy Lạp, trong khi những con ngựa từ Trung Á được những người cách đó cả nghìn dặm về phía đông cưỡi một cách đầy tự hào Tưởng tượng một cuộc đời của đồng xu bằng vàng hai thiên niên kỷ trước, có lẽ được đúc ở một xưởng đúc địa phương La Mã, dùng trả lương cho một binh sĩ trẻ Binh sĩ này dùng nó để mua hàng hóa ở biên giới phía Bắc nước Anh và đồng xu tìm được đường trở lại Rome trong chiếc rương của một quan chức đế quốc được cử đi thu thuế, trước khi qua tay một lái buôn đi về phương Đông Và rồi được dùng để ra cho sản phẩm mua từ các thương nhân tới bán hàng hóa của họ ở Barygaza Ở đó, đồng xu được trầm trồ ngưỡng mộ và mang tới cho những thủ lĩnh ở vùng Hindu Kush xem Những người này ngưỡng mộ thiết kế, hình dạng và kích thước của nó, để rồi ra lệnh cho một người thợ khắc sao chép nó - chính người này có thể cũng là người La Mã, có thể là người Ba Tư, Ấn Độ hay Trung Quốc, hay thậm chí có thể là một người địa phương đã được dạy các kỹ năng đúc khắc Đó là một thế giới được kết nối, phức tạp là luôn khao khát trao đổi Phương Tây bắt đầu nhìn về phương Đông, như một lẽ dĩ nhiên Phương Đông cùng lúc cũng lại nhìn về phương Tây Cùng với giao thông ngày càng kết nối chặt chẽ Ấn Độ với vịnh Ba Tư và Hồng Hải, những Con Đường Tơ Lụa của thời cổ trung đại tràn ngập sức sống ● Con Đường Tơ Lụa - hay nhiều cách gọi khác cho vai trò của nó: Con đường của những đức tin Con đường tới cách mạng Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Con đường nô lệ Con đường tới phương Bắc châu Âu Con đường tới đế quốc [ ] Bởi không chỉ có hàng hóa mới chảy dọc theo những tuyến đường huyết mạch kết nối Thái Bình Dương, Trung Á, Ấn Độ, vịnh Ba Tư và Địa Trung Hải thời cổ đại; phát triển hơn là trung đại kế tiếp Có thể ví không ngoa khi nói nhờ cung đường đặc biệt này, mà lịch sử quan hệ quốc tế thời kỳ cổ trung đại của Con Đường Tơ Lụa trên bộ nói riêng, như một nồi lẩu thập cẩm phong phú, giao thoa tự nhiên ● Xuất phát từ Trung Quốc - quê hương của tơ lụa Được mệnh danh là Con đường tơ lụa vì con đường này diễn ra hoạt động buôn bán tơ lụa trong thời kì đó Loại vải có giá trị này có nguồn gốc từ Trung Quốc - quê hương của tơ lụa, ban đầu có sự độc quyền sản xuất cho đến khi bí mật về cách làm ra nó được lan rộng Từ rất sớm, tơ tằm cùng các sản phẩm dệt nổi tiếng của Trung Quốc đã được vận chuyển ra nước ngoài Sự ưa chuộng ngày càng phổ biến cùng những chuyến hàng mang sản phẩm tơ lụa sang phương Tây đã dần hình thành nên tuyết đường giao thương quốc tế mà về sau nó được mang tên là con đường tơ lụa Năm 1877, nhà địa lý học người Đức Ferdinand von Richthofen ( 1833-1905 ) trong cuốn sách của mình có nhan đề “ Trung Quốc”, lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm con đường tơ lụa ( tiếng Đức Seidenstranssen, tiếng Anh là Silk Road) để chỉ tuyến đường thông thương trên bộ thời cổ đại giữa Trung Quốc và phương Tây, vì tuyến đường này chủ yếu là buôn bán hàng tơ lụa nên được mệnh danh là con đường tơ lụa Sau khi xuất hiện tên gọi này, nhiều học giả đồng nhất cho rằng tơ lụa Trung Quốc xuất khẩu sang phương Tây không chỉ bằng đường bộ mà còn thông qua đường biển Nhà Hán học người Pháp Edourd Chavanse ( 1865-1918 ) trong tác phẩm “Sử liệu Tây Turki”, đã khẳng định rõ “Con đường tơ lụa có hai tuyến: đường bộ và đường biển”3 Về sau, giới học thuật quốc tế đều thống nhất tên gọi con đường tơ lụa để chỉ tuyến đường thông thương thời cổ đại xuất phát từ Trung Quốc qua nam Á, tây Á nối liền tới châu Âu và bắc Phi, bao gồm tuyến đường trên bộ và trên biển 3 Bảo tàng Quảng Đông : Tuyển tập ảnh hiện vật từ con đường tơ lụa trên biển; Nxb Quảng Đông, 1991 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 ● Giấc mơ thiết lập trật tự thế giới của Trung Quốc cổ đại Con đường tơ lụa bắt đầu được hình thành từ thế kỷ thứ 2TCN, khi ấy Trương Kiên - một triều thần của Hán Vũ Đế đã nhận lệnh đi về phía Tây để liên minh với những quốc gia và dân tộc mới Cuộc hành trình của Trương Khiên không mang lại thêm mối quan hệ nào mới cho nhà Hán nhưng giúp ông có thêm nhiều kiến thức về nền văn hóa phương Tây, tuyến đường mới và đặt nền móng cho con đường tơ lụa Trong lịch sử, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa Từ đây, con đường tơ lụa phát triển với tốc độ chóng mặt, bắt nguồn từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh của Trung Quốc qua Mông Cổ, Ấn Độ, Kazkhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp… Từ thế kỷ thứ VII, con đường tơ lụa trên biển ra đời bởi các thương gia Ả Rập Sau đó, các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến Trung Quốc buôn bán qua đường biển với tốc độ nhanh, an toàn hơn Vào thế kỷ thứ 3 TCN, Trung Quốc đã tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa sớm nhất trên thế giới Tuy nhiên, tơ lụa thời đó chỉ dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc ở Trung Quốc Kể từ khi có con đường tơ lụa, các thương gia Trung Quốc quyết định đem sản phẩm này tới phương Tây Những bậc đế vương hay nhà quý tộc của La Mã rất thích lụa Trung Hoa Họ mong muốn sở hữu thứ hàng này đến mức sẵn sàng đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương Nhận thấy lợi nhuận khổng lồ từ thị trường mới, các thương gia Trung Quốc tăng cường vận chuyển hàng hóa tới La Mã, Ai Cập Đồng thời, người dân phương Tây cũng lên đường tới Trung Quốc để buôn bán và truyền bá Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 tôn giáo Sau một thời gian, số lượng hàng hóa trên con đường tơ lụa ngày một đa dạng: từ đá quý, các loại gia vị, khoáng sản, thuốc… hay cả các loài động vật Không chỉ các loài động vật đơn thuần, hay ngựa Ba Tư đắt đỏ, nô lệ cũng trở thành một món hàng hóa vô tri, chỉ có giá trị vật chất - bị buôn bán dọc theo con đường tơ lụa Họ hầu hết là những người dân thường Nô lệ cũng là một món hàng phổ biến vô tội bị bắt trong các cuộc chiến tranh, trên con đường tơ lụa tội phạm hay nợ một món tiền lớn mà không thể trả Nền văn hóa Trung Quốc lúc này đang là đỉnh cao của thời kỳ phong kiến, ở một tầm cao và có sức ảnh hưởng, lan rộng đến toàn thế giới ● Động lực phát triển của nền văn minh nhân loại thời bấy giờ Không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thương, con đường tơ lụa còn tạo nên động lực để thúc đẩy khoa học phát triển trong thời kỳ này Những cuộc buôn bán, thám hiểm giúp con người có cái nhìn mới về tự nhiên, địa lý, chính trị Thông qua con đường này, văn hóa các nước cùng nhiều tôn giáo được giao thoa khắp nơi Ở các thành phố lớn trên con đường tơ lụa như Samarkand, ngoài kinh tế thì tôn giáo cũng là vấn đề rất đáng tự hào Rất nhiều nhà thờ, giáo đường Kitô giáo, Do Thái giáo, hay chùa chiền đều được dựng lên ở khắp nơi Mọi tôn giáo đều được chấp nhận và tôn trọng trên con đường tơ lụa Chính quan điểm thể hiện sự tiến bộ, tạo tiền đề cho các nền văn minh phát triển Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Con đường tơ lụa cũng là nơi để nhiều nhà thám hiểm viết nên tên tuổi của mình, điển hình nhất là Marco Polo (1254 - 1324) Ông là một người Ý, sống vào thế kỷ XIV và đã sử dụng con đường tơ lụa để khám phá nhiều vùng đất mới ở Trung Quốc Marco thậm chí còn được vua Hốt Tất Liệt phong một chức quan Khi trở về lại châu Âu, ông đem theo nhiều kiến thức cùng sản vật Trung Hoa Tương truyền rằng, món mì Ý chính là mì của Trung Hoa được Marco Polo đem về Ý qua con đường tơ lụa Sau này ông viết lại cuộc hành trình thú vị của mình trong cuốn sách "Marco Polo du ký" và trở thành một nhà thám hiểm vĩ đại của toàn nhân loại ● Sự suy tàn của một cung đường vĩ đại Các cuộc chiến tranh liên miên cùng nạn đạo tặc, cướp phá khiến cho những đoàn người buôn bán luôn gặp nguy hiểm, con đường tơ lụa vĩ đại dần suy thoái Tuy nhiên sau khi đế quốc Nguyên Mông mở rộng bờ cõi ra khắp châu Á và châu Âu, công việc buôn bán nơi đây thịnh vượng trở lại Nhưng chính con đường này vô tình lại phát tán dịch bệnh “Cái chết đen” ra khắp châu Âu và Trung Á trong năm 1348 - 1350 Căn bệnh này giết hại gần 60% dân số của châu Âu và tác động không nhỏ tới hoạt động của con đường tơ lụa Cuối cùng con đường này cũng tan rã Thành phố cổ heo hút người Samar vào thập niên 1400 bằng hàng loạt sự kiện đáng buồn Tại Trung Quốc, nhà Minh lên nắm quyền đã khống chế con đường tơ lụa Việc bắt nộp thuế cao đã khiến nhiều thương gia phải tìm đến con đường vận chuyển khác Sự phát triển của đế chế Ottoman khiến cho tuyến đường nối phương Tây và phương Đông bị chặn đứng Con đường tơ lụa từ đây chìm vào dĩ vãng và những hào quang của nó cũng tiêu tan để lại nhiều thành phố cổ heo hút Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 ● Giới thiệu Tháng 9 năm 2013, chủ tịch nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại trường đại học Nazarbayev với ý tưởng về việc mang con đường tơ lụa năm xưa quay trở lại, ông nói : “ Để tạo mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn, sự hợp tác sâu sắc và mở rộng không gian phát triển ở khu vực Á -Âu, chúng ta nên thực hiện một cách tiếp cận sáng tạo và cùng xây dựng một "vành đai kinh tế dọc theo con đường tơ lụa" Đây sẽ là một hành động tuyệt vời mang lại lợi ích cho người dân của tất cả các quốc gia dọc theo tuyến đường Để biến điều này thành hiện thực, chúng ta có thể làm việc với các khu vực riêng lẻ và liên kết chúng dần theo thời gian để bao phủ toàn bộ khu vực “ 4 Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức trình bày cho thế giới về ý tưởng “ Con đường tơ lụa mới “ Và tại hội nghị APEC 2013, Tập Cận Bình cũng một lần nữa chia sẻ về vấn đề này : “ Từ thời cổ đại, khu vực Đông Nam Á có vai trò cơ bản là trung tâm cho “ Con đường tơ lụa trên biển “, hiện nay Trung Quốc muốn tăng cường hợp tác hàng hải với các đối tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, nhằm tạo ra mạng lưới các tuyến đường biển mới “ Cùng với đó, ý tưởng hồi sinh Con đường tơ lụa cũ đã được Trung Quốc đưa ra trước thế giới dưới dự án “ Belt and Road Initiative ” (BRI) Dự án BRI có mục tiêu chính là xây dựng một thị trường Âu-Á chung rộng lớn, bao gồm nhiều kế hoạch đầu tư khác nhau mà theo chính phủ Trung Quốc là cần thiết để cải thiện tình hình kinh tế của châu Á, từ đó dẫn đến quan hệ đối tác kinh tế và công nghệ kỹ thuật chuyên sâu và tạo ra thương mại tự do ● Mục tiêu của Trung Quốc gồm 3 tính chất : Liên tục tiến triển : "Con đường tơ lụa mới" đã được nhìn nhận là quá trình liên tục tiến triển: Chỉ 3 năm sau khi được đưa ra, kế hoạch này đã không ngừng được mở rộng trên quy mô địa lý: ban đầu chỉ được sự hưởng ứng tham dự của 60 nước, nay con số này đã tăng lên không ngừng Bảng thống kê dưới đây là danh sách các nước tham gia vào dự án này : China China Central and Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Georgia, Iran, Kazakhstan, West Asia Kyrgyzstan,Mongolia, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan 4 Promote Friendship Between Our People and Work Together to Build a Bright Future (2013) Embassy of the People’s Republic of China in the Kingdom of Belgium https://www.fmprc.gov.cn/ce/cebel/eng/zxxx/t1078088.htm Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Central and Albania, Belarus, Bosnia, Bulgaria, Croatia, Czech Republic, Eastern Europe Estonia, Hungary,Latvia, Lithuania, Macedonia, Moldova, Montenegro, Poland, Romania, Russia,Serbia, Slovakia, Slovenia, Middle East Ukraine South Asia Bahrain, Egypt, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Lebanon, Oman, South-East Asia Palestine, Qatar, Saudi Arabia, Syria, Turkey, UAE, Yemen Bangladesh, Bhutan, India, Maldives, Nepal, Pakistan, Sri Lanka Brunei, Cambodia, East Timor, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, Vietnam 5 Việc kéo theo nhiều nước tham gia dẫn đến 2 trường hợp Nếu tất cả các dự án liên quan đến “ Con đường tơ lụa mới “ được hoàn thành, nó sẽ hoàn toàn thay đổi bộ mặt kinh tế của thế giới, và nó sẽ dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ ở các trung tâm chính trị quyền lực trên thế giới Còn nếu “ Con đường tơ lụa mới “ không thành công, một số quốc gia sẽ được hưởng những lợi ích từ đầu tư cơ sở hạ tầng, một số khác sẽ phải vật lộn để trả những khoản nợ khổng lồ và người anh đầu đàn Trung Quốc có nguy cơ bị tụt lại cùng với đống lộn xộn về vấn đề tài chính Nhiều tham vọng: " Con đường tơ lụa mới " chứa đựng nhiều dự án tham vọng Trước tiên là cả một dự án giao thông được xây dựng cực kỳ kỹ lưỡng “ Con đường tơ lụa mới “ sẽ chủ yếu được định hình dọc theo các tuyến đường sắt kết nối nhiều thành phố ở miền Tây Trung Quốc tới Châu Âu qua Trung Á, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, vùng Balkan và Cápcadơ trên khắp lục địa Á - Âu với tổng độ dài khoảng 11.000 km Trung Quốc cho rằng kết nối giao thông cần phải được cải thiện để mở đường cho việc kết nối các khu vực chiến lược từ Thái Bình Dương sang vùng biển Baltic và dần hướng tới việc thiết lập một hệ thống giao thông kết nối Đông, Tây và Nam Á Đồng thời Trung Quốc cũng kêu gọi các thành viên trong khu vực thúc đẩy việc thiết lập hệ thống tài chính nội khối để tăng cường khả năng chống đỡ những rủi ro tài chính và cải thiện năng lực cạnh tranh toàn cầu Giới quan chức Trung Quốc coi cơ sở hạ tầng giao thông này là bước đầu tiên hướng tới việc tạo ra một “ hành lang kinh tế ” Á - Âu, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển cũng như sự hội nhập trong tương lai của các nước Trung Á với các thị trường Châu Âu và Châu Á Con đường tơ lụa mới cũng sẽ vươn tới khắp Đông Nam Á, mở rộng qua Ấn Độ Dương đến Vịnh Péc xích và Địa Trung Hải 5 PRC, National Development and Reform Commission, 一带一路大数据报告, Beijing, 2016 (One Belt One Road Big Data Report) Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Nhưng tham vọng đằng sau kế hoạch này là câu chuyện về ngoại giao kinh tế nhằm cho phép Trung Quốc và các doanh nghiệp của họ phát triển mạnh ở bên ngoài đất nước Hơn nữa, vì đây còn là một kế hoạch để Trung Quốc xuất khẩu quyền lực mềm và ý muốn lập lại sự quản trị toàn cầu Phô trương sức mạnh: “ Giấc mộng Trung Hoa ” về “ sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa ” đã trở thành điểm nổi bật trong nhiệm kỳ Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ khi ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2012 Mục đích của ông và Trung Quốc là khôi phục sự vĩ đại và ảnh hưởng của họ trước thế kỷ XIX nhằm biến nước này trở thành một “ quốc gia thịnh vượng, hùng mạnh, văn hóa tiên tiến và hài hòa ” và “ Con đường tơ lụa mới “ được sinh ra cũng vì mục đích này Đối với Trung Quốc, kế hoạch “ Con đường tơ lụa mới “ này là một sự thể hiện sức mạnh vào năm 2050, năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949) Đến lúc đó, Trung Quốc chắc chắn đã tìm lại được ánh hào quang mà họ đã đánh mất ở thế kỷ XIX Các dự án đường biển được bổ sung thêm vào các dự án đường bộ Chính vì vậy mà các chương trình cũng liên quan tới cả các đường cáp ngầm dưới biển và việc đầu tư các cảng biển Giai đoạn cuối của kế hoạch là thực hiện lưu thông các dữ liệu data từ vùng này qua vùng khác thông qua hệ thống cáp quang Cùng với đó là một loạt cảng biển, mà chỉ riêng tại Địa Trung Hải đã là khoảng một chục cảng Các động thái tích cực của Chính phủ Trung Quốc trong việc thúc đẩy chiến lược ” Con đường tơ lụa mới “ cho thấy sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực Châu Á, đồng thời phản ánh xu hướng dịch chuyển quyền lực giữa nước này và Mỹ Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38839596 Tài liệu tham khảo 1 Sarwar,L (2017) The Old Silk Road and the New Silk Road: An Analysis of the Changed Discourse Center of Central Asians Studies University of Kashmir 2 Trần, N.S (2015) Chiến lược Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc Tạp Chí Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Số 10(95) - 2015 3 PRC (2016) National Development and Reform Commission 一带一路大数据报 告, Beijing 4 (2013) Promote Friendship Between Our People and Work Together to Build a Bright Future Embassy of the People’s Republic of China in the Kingdom of Belgium https://www.fmprc.gov.cn/ce/cebel/eng/zxxx/t1078088.htm 5 Khoa,K (1991) Bảo tàng Quảng Đông : Tuyển tập ảnh hiện vật từ con đường tơ lụa trên biển Nxb Quảng Đông 6 Curtius, R.Q (2009) Historiae Walter de Gruyter 7 Tư, M.T (1944) Sử ký: Tư Mã Thiên Tân Việt 8 Jeong, S (2016) THE SILK ROAD ENCYCLOPEDIA (Illustrated ed.) Seoul Selection 9 Beckwith, C I (2009) Empires of the Silk Road Amsterdam University Press 10 Richard, T G (2017) Revitalising the Silk Road China’s Belt and Road Initiative HIPE Publications 11 Peter, F (2019) Những Con Đường Tơ Lụa - Một Lịch Sử Mới Về Thế Giới Nhà xuất bản Đà Nẵng Downloaded by YEN YEN (nguyenyen.12@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w