1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Học sinh giỏi lớp 8 mới kntt

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Học Sinh Giỏi Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 755 KB

Nội dung

NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam - Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.. - Ảnh hưởng của vị trí địa

Trang 1

HỌC SINH GIỎI LỚP 8 - KẾT NỐI TRI THỨC

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam

1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

2 Địa hình Việt Nam

3 Khoáng sản Việt Nam

CHƯƠNG 2 Khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

1 Khí hậu Việt Nam

2 Thuỷ văn Việt Nam

3 Vai trò của tài nguyên khid hậu và tài nguyên nước …

4 Tác động của biến đổi khí hậu ….

CHƯƠNG 3 Thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam

1 Thổ nhưỡng Việt Nam

2 Sinh vật Việt Nam

CHƯƠNG 4 Biển đảo Việt Nam

CHỦ ĐỀ CHUNG

Chủ đề 1 Văn minh châu thổ Sông Hồng và sông Cửu Long

Chủ đề 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Trang 2

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ

KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

I NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

- Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí

- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam: Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam

* Địa hình Việt Nam

– Đặc điểm chung của địa hình: Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam

– Các khu vực địa hình; đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình: Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa

– Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế: Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế

* Khoáng sản Việt Nam

– Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam Các loại khoáng sản chủ yếu:

+ Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam

+ Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo chuyên sâu

- Máy tính máy chiếu

III KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU

1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM

1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

a Vị trí địa lí

- Việt Nam nằm ở:

+ rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á + ở vị trí cầu nối giữa 2 lục địa: Á – Âu và Ô-xtrây-li-a; 2 đại dương: Ấn Độ

Dương và Thái Bình Dương

+ nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực châu Á gió mùa

+ gần nơi giao nhau của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn

+ ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo

- Tiếp giáp: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông giáp biển Đông

- Các điểm cực trên đất liền:

+ Bắc: 23023’B, tỉnh Hà Giang

Trang 3

+ Nam: 8034’B, tỉnh Cà Mau.

+ Đông: 109028’Đ, tỉnh Khánh Hòa

+ Tây: 102009’Đ, tỉnh Điện Biên

- Trên vùng biển, hệ tọa độ của nước ta còn kéo dài tới: 6050’B và 1010Đ đến trên

117020’Đ tại Biển Đông

b Phạm vi lãnh thổ

- Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời

- Vùng đất của Việt Nam có diện tích 331.344 km2

- Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn 4600 km

- Đường bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ thành phố Móng Cái - Quảng Ninh đến thành phố Hà Tiên - Kiên Giang

- Vùng biển của nước ta ở biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền

- Trong vùng biển của nước ta có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- Vùng trời của nước ta là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta

2 Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta

KHÍ HẬU Nằm trong đới nóng (nội chí

tuyến) của bán cầu Bắc Tổng bức xạ hàng năm lớn.Cán cân bức xạ dương Nằm trong khu vực chịu ảnh

hưởng của gió mùa châu Á Có 2 mùa rõ rệt.

Lãnh thổ hẹp ngang Các khối khí di chuyển qua biển + biển Đông

Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên xanh tốt (khác với Tây Á, Bắc Phi ở cùng vĩ độ)

SINH VẬT

VÀ ĐẤT Nằm trên đường di lưu củanhiều luồng sinh vật (nguồn

gốc Hoa Nam, Hi-ma-lay-a,

Ấn Độ - Mianma, Malaixia – inđônêxia)

Thiên nhiên có tính đa dạng sinh học cao, thành phần loài sinh vật phong phú

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (kéo dài, hẹp ngang) Sự phân hóa thiên nhiên theochiều Bắc – Nam và Đông

-Tây

Sự phân hóa của khí hậu Sự phân hóa của sinh vật và đất:

đa dạng, phong phú

Vùng biển nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao, các dòng biển

di chuyển theo mùa

Sinh vật biển phong phú, đa dạng

KHOÁNG

SẢN Nằm ở nơi giao thoa của 2vành đai sinh khoáng Thái Tài nguyên khoáng sản phongphú

Trang 4

Bình Dương và Địa Trung Hải

KHÓ KHĂN Nằm giáp biển Đông Thiên tai: bão

IV CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1 Vị trí địa lí tự nhiên của

nước ta có đặc điểm như thế

nào?

- Vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực châu Á gió mùa

- Ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với Biển Đông thông ra Thái Bình Dương

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật

- Liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải

Câu 2 Lãnh thổ nước ta có

đặc điểm như thế nào? - Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhấttoàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và

vùng trời - Vùng đất:

+ Bao gồm toàn bộ phần đất liền, hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ trên Biển Đông, với tổng diện tích của các đơn vị hành chính là

331 344 km (Theo Tổng cục Thống kê năm 2021) Đường biên giới trên đất liền dài hơn 4

600 km

+ Dải đất liền kéo dài theo chiều bắc - nam dài tới 1 650 km, tương đương 15 vĩ tuyến Nơi rộng nhất theo chiều đông - tây trên đất liền khoảng 600 km, nơi hẹp nhất chưa đầy 50

km (Quảng Bình)

+ Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3

260 km Nước ta có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa và hàng ngàn đảo lớn nhỏ khác

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km’ ở Biển Đông, gấp ba lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông

- Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên

Trang 5

biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo

Câu 3 Vị trí địa lí ảnh hưởng

như thế nào tới môi trường tự

nhiên nước ta?

- Vị trí địa lí là một trong những nguyên nhân

cơ bản tạo nên các đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta như tính chất nhiệt đới gió mùa, tính chất ven biển, tính chất đa dạng, phức tạp,

- Khí hậu:

+ Do nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình nên có khí hậu nóng, một năm có hai mùa rõ rệt

+ Phần đất liền hẹp ngang, lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí khi di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

+ Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương

+ Khí hậu có sự phân hoá theo chiều bắc -nam, đông - tây

- Sinh vật và đất:

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nước ta

+ Nước ta là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật, động vật có nguồn gốc từ Hoa Nam xuống, từ Ấn Độ, Mi-an-ma sang và từ Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a lên nên thành phần loài sinh vật của nước ta rất phong phú

+ Sự phân hoá của khí hậu dẫn đến sự phân hoá của sinh vật và đất, làm cho sinh vật và đất ở nước ta phong phú, đa dạng

- Khoáng sản: Việt Nam nằm ở nơi giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng nên có tài nguyên khoáng sản phong phú

- Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới,

có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa nên sinh vật biển phong phú và đa dạng Ví dụ: do vị trí nội chí tuyến nên nước ta có khí hậu nhiệt đới, do ở vị trí tiếp xúc của các luồng sinh vật nên nước ta

Trang 6

có nhiều loài sinh vật.

Câu 14 Trình bày đặc điểm

khái quát địa hình các đồng

bằng nước ta.

Địa hình đồng bằng nước ta bao gồm đồng bằng châu thổ các sông và các đồng bằng Duyên hải miền Trung

a) Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Diện tích khoảng 40 000 km2, được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công

+ Phần thượng châu thổ có địa hình tương đối bằng phẳng với nhiều gờ đất cao (giồng đất), phần hạ châu thổ cao trung bình từ 2 - 3

m so với mực nước biển

+ Trên bề mặt đồng bằng không có đê lớn ngăn lũ, có hệ thống kênh rạch dày đặc có tác dụng tiêu nước, thau chua, rửa mặn

+ Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn

bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Diện tích khoảng 15 000 km, được hình thành chủ yếu do phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp

+ Bị chia cắt bởi các con đê chống lũ dọc theo các bờ sông, tạo thành những ô trũng, khu vực trong đê không còn được bồi đắp tự nhiên

b) Các đồng bằng Duyên hải miền Trung

- Gồm các đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, với tổng diện tích khoảng 15 000 km2

- Các nhánh núi đâm ngang và ăn sát ra biển chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hoá (3 100 km2)

- Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn so với hai đồng bằng châu thổ hạ lưu sông, do đất

có nguồn gốc hỗn hợp từ phù sa sông và phù

sa biển bồi đắp, trong đồng bằng có nhiều cồn cát

Câu 15 Tìm biểu hiện chứng

minh mỗi vùng địa hình nước

ta có ảnh hưởng đến một số

yếu tố tự nhiên khác.

- Vùng Đông Bắc: Các cánh cung núi lớn đã tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc di chuyển nhanh chóng vào đồng bằng Bắc Bộ, khiến cho vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, trở thành vùng có khí hậu lạnh nhất Việt Nam

Trang 7

- Vùng Tây Bắc: Dãy Hoàng Liên Sơn tạo nên ranh giới khí hậu giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc nước ta, làm suy yếu gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Tây Bắc có thời gian ngắn hơn và nền nhiệt ấm hơn

- Vùng Trường Sơn Bắc:

+ Dãy Trường Sơn gây nên hiệu ứng phơn cho đồng bằng Duyên hải miền Trung tạo ra sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa hai sườn núi phía đông và phía tây

+ Dãy Bạch Mã ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào phía nam nước ta, làm cho nền nhiệt độ phía bắc và phía nam khác nhau trong mùa đông Bạch Mã trở thành ranh giới

tự nhiên của hai miền khí hậu (phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng quanh năm)

- Vùng Trường Sơn Nam: Dãy Trường Sơn Nam gây nên hiệu ứng phơn ở duyên hải Nam Trung Bộ, tạo ra sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa hai sườn núi, sự khác nhau về mùa mưa và mùa khô ở duyên hải Nam Trung Bộ

và Tây Nguyên

Câu 16 Nguyên nhân chủ yếu

nào tạo nên sự khác nhau về

nhiệt độ, lượng mưa giữa trạm

khí tượng Lạng Sơn (độ cao

259 m, vĩ độ 21°50’B) và trạm

khí tượng Cà Mau (độ cao 0,9

m, vĩ độ 9°11’B); giữa trạm

khí tượng Lào Cai (104 m) và

trạm khí tượng Sa Pa (1 583

m)?

Trạm Lạng Sơn (độ cao 259 m, vĩ độ: 21°50’B) và trạm khí tượng Cà Mau (độ cao 0,9 m, vĩ độ: 9°11′B):

+ Do vĩ độ địa lí: Trạm khí tượng Cà Mau ở vĩ

độ thấp, gần Xích đạo; trạm khí tượng Lạng Sơn ở vĩ độ cao hơn, xa Xích đạo hơn

+ Do hoạt động của gió mùa: Trạm khí tượng Lạng Sơn nằm ở miền khí hậu chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông; gió mùa mùa hạ đầu mùa gây mưa ít Trạm khí tượng Cà Mau nằm ở miền khí hậu không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, gió mùa đầu mùa hạ gây mưa nhiều

- Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác nhau

về nhiệt độ, lượng mưa giữa trạm khí tượng Lào Cai (104 m) và trạm khí tượng Sa Pa (1

583 m): Do độ cao Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm và lượng mưa càng tăng

- Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác nhau

về nhiệt độ, lượng mưa giữa trạm khí

Trang 8

Câu 17 Tại sao có sự khác

nhau về mùa mưa và mùa khô

ở duyên hải Nam Trung Bộ và

Tây Nguyên?

- Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động của gió mùa kết hợp với hướng núi (sườn đón gió hay khuất gió)

- Về mùa hạ: gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến gặp dãy Trường Sơn, gây mưa lớn cho Tây Nguyên ở sườn đón gió và gây hiệu ứng phơn khô nóng (gió Tây) cho duyên hải Nam Trung Bộ ở sườn khuất gió Do đó, mùa mưa ở duyên hải Nam Trung Bộ đến chậm hơn ở Tây Nguyên

- Về mùa đông: gió mùa Đông Bắc và gió Mậu dịch bán cầu Bắc gặp dãy Trường Sơn gây mưa cho duyên hải Nam Trung Bộ ở sườn đón gió và không gây mưa hoặc rất ít mưa cho Tây Nguyên ở sườn khuất gió Do đó, mùa mưa ở duyên hải Nam Trung Bộ kết thúc chậm hơn ở Tây Nguyên

Câu 5 Khí hậu đã mang lại

những thuận lợi gì đối với các

hoạt động du lịch ở nước ta?

- Khí hậu có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch

- Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến một số loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá tự nhiên

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá theo mùa và theo đại cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch,

- Ở khu vực đồi núi, sự phân hoá của khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá,

- Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa, Tam Đảo, Bà

Nà, Đà Lạt,

Câu 6 Phân tích ảnh hưởng

của hai miền khí hậu đối với

hoạt động du lịch ở nước ta.

- Khi hậu nước ta ảnh hưởng chủ yếu đến du lịch biển, du lịch núi Mỗi miền khí hậu có những thuận gì và khó khăn cho phát triển hai loại hình du lịch này

- Miền khí hậu phía Bắc:

+ Mùa hạ nóng ẩm thuận lợi cho hoạt động tắm biển, nghỉ dưỡng, còn mùa đông lạnh làm

du lịch biển bị gián đoạn

+ Các vùng núi cao phía bắc có khí hậu mát

Trang 9

mẻ quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, tham quan Mùa đông xuất hiện băng giá, tuyết ở một số vùng nãi thu hút du lịch tham quan, trải nghiệm,

- Miền khi hậu phía Nam + Quanh năm nắng nóng thuận lợi cho du lịch biển diễn ra suốt năm

+ Sự phân hoá khí hậu theo đại cao tạo nên những điểm du lịch nghỉ dưỡng mát mẻ

- Ngoài ra, ở mỗi miền, các hiện tượng như mưa lớn, bão, nắng nóng, giá rét gây trở ngại cho các hoạt động du lịch ngoài trời

Câu 10 Tại sao nói tài nguyên

sinh vật biển nước ta giàu có? Vùng biển Việt Nam có:- Trên 2 000 loài cá, trong đó 110 loài có giá

trị kinh tế cao

- Ngoài ra, còn có các loài động vật giáp xác, thân mềm, trong đó nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao như: tôm, mực, hải sâm,

- Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu

Câu 11 Trình bày những điều

kiện thuận lợi của biển nước

ta đối với du lịch và giao

thông.

- Điều kiện thuận lợi đối với du lịch biển: + Bờ biển dài, có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú.

+ Các đảo có khung cảnh thiên nhiên đa dạng, nhiều cảnh quan hấp dẫn du lịch.

+ Một số địa điểm thu hút khách du lịch: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Mỹ Khê (Đà Năng), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),

- Điều kiện thuận lợi đối với giao thông vận tải:

+ Vùng biển nước ta nằm kề các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới.

+ Ven biển có nhiều vịnh sâu, kín gió thuận lợi để lập hải cảng, neo đậu tàu thuyền

+Vùng biển nước ta rộng, có nhiều tỉnh giáp biển, Biển Đông tiếp giáp với nhiều nước, thuận lợi để phát triển giao thông đường biên trong nước và mở rộng giao lưu quốc tế.

Câu 8 Cho biết những minh

chứng về quá trình xác lập

chủ quyền biển đảo Việt Nam

từ thời tiền sử.

- Ngay từ thời tiền sử, nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

- Những bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy ở ven biển cho thấy cư dân Việt cổ đã có những hoạt động đánh bắt hải sản, giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và trong khu

Trang 10

Câu 9 Cho biết những minh

chứng về quá trình xác lập

chủ quyền biển đảo Việt Nam

từ khoảng thế kỉ X đến thế kỉ

XV

- Biển trở thành tuyến đường giao thông thuỷ quan trọng, kết nối Đại Việt và các nước xung quanh

- Thế kỉ X: Cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp và góp phần trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm

- Thế kỉ XI - XIV:

+ Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng biển Đông Bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý - Trần, các vua Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ

+ Các cửa biển khác như: Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống (Hà Tĩnh) cũng trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài

- Thế kỉ XV:

+ Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía Nam, duy trì việc buôn bán với thương nhân nước ngoài qua các thương cảng

và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn

+ Vương quốc Chăm-pa tiếp tục phát triển thương mại đường biển thông qua các thương cảng như Đại Chiêm (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định)

Bài tập

Câu 26: Cho bảng số liệu

Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm (Đơn vị: mm)

Địa điểm Lượng mưa Khả năng bốc hơi Cân bằng ẩm

a Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w