Tiểu luận quản trị học đề tài văn hóa tổ chức

26 0 0
Tiểu luận quản trị học đề tài văn hóa tổ chức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH _ _ _ _ _ _******_ _ _ _ _ _ BÀI TIỂU LUẬN Quản trị học ĐỀ TÀI: VĂN HÓA TỔ CHỨC Giảng viên hướng dẫn: Lê Ngọc Thắng Sinh viên thực hiện: Nhóm 04 (MAG322_2311_11_L28) + Phan Thị Vân Anh 050611230076 + Nguyễn Ngọc Anh 050611230061 + Hồ Tú Anh 050611230040 + Võ Phương Thảo 050611231167 + Phạm Nguyễn Mỹ Duyên 050611230250 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .3 I TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC 4 1 Khái niệm văn hóa tổ chức .4 2 Chức năng của văn hóa tổ chức .6 3 Các yếu tố của văn hóa tổ chức 7 4 Biểu hiện của văn hóa tổ chức 8 4.1 Giá trị hữu hình 8 4.2 Giá trị vô hình .10 5 Các loại hình văn hóa tổ chức 12 5.1 Văn hóa gia đình .12 5.2 Văn hóa sáng tạo .13 5.3 Văn hóa thị trường 13 5.4 Văn hóa cấp bậc 14 6 Xây dựng văn hóa tổ chức 15 II ỨNG DỤNG: VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA GOOGLE THEO MÔ HÌNH CỦA EDGA H.SCHEIN 1 Cấp độ vật thể 18 2 Các giá trị được tán đồng: giá trị được chấp nhận/ chia sẻ 21 3 Những quan niệm nền tảng cơ bản 22 2 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28 LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng do hội nhập kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp đã trở thành một yếu tố quan trọng và đóng vai trò là nền tảng trong quá trình phát triển của đất nước Đặc biệt, ở Việt Nam, các doanh nghiệp được đánh giá là nhỏ về qui mô và yếu về năng lực cạnh tranh Để tồn tại và phát triển trong tình hình thế giới biến động liên tục như hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải liên tục tìm kiếm sự đổi mới, sáng tạo và thích ứng với thực tế để có các quyết định và hướng xử lí đúng đắn, kịp thời Để tập hợp và phát huy tối đa mọi nguồn lực, từ đó gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người và góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, có một số yếu tố mà nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét như xác định rõ tầm nhìn và sứ mạng, đổi mới và sáng tạo, tập trung vào nguồn lực con người, xây dựng mạng lưới hợp tác, áp dụng quản trị hiệu quả, Những yếu tố trên nôm na được hiểu như là “Văn hóa tổ chức” của một doanh nghiệp Khi nhắc đến mô hình văn hóa tổ chức, không thể không nhắc đến mô hình của EDGA H.SCHEIN với ba cấp độ khác nhau với cốt lõi là niềm tin ngầm định hay các giả định căn bản, tiếp đến là giá trị chia sẻ và biểu hiện hữu hình Biểu hiện hữu hình là các yếu tố hiện hữu trong tổ chức như logo, kiến trúc, cấu trúc, quy trình, các văn bản và trang phục của công ty Đã có nhiều doanh nghiệp định hướng theo mô hình này và thành công điển hình là Google Sự thành công của Google trong suốt 25 năm qua là minh chứng rõ ràng nhất cho câu hỏi “Văn hóa tổ chức quan trọng như thế nào đối với một doanh nghiệp?” 3 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28 I TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC 1.Khái niệm về văn hoá tổ chức: Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa tổ chức như: “Văn hóa tổ chức là thói quen, cách nghĩ truyền thống và cách làm việc trong tổ chức được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong tổ chức” (Elliott Jaques, 1952) “Văn hóa tổ chức là hệ thống những ý nghĩa chung được chấp nhận rộng rãi bởi những người lao động trong thời gian nhất định” (Adrew Pettgrew, 1979) “Văn hóa tổ chức là một hệ thống ý nghĩa chung hàm giữ bởi các thành viên của tổ chức, qua đó có thể phân biệt tổ chức này với tổ chức khác” (Robbin, 2003) Xem xét những định nghĩa trên, về mặt tổng quan văn hóa tổ chức có thể được hiểu là: “Văn hoá tổ chức có thể được coi là một hệ thống các giá trị cốt lõi, mục tiêu, thái độ và phong cách làm việc được chia sẻ xuyên suốt trong tổ chức tạo ra một nhận diện riêng của tổ chức đó.” - Văn hóa của tổ chức được xem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ chức chứ không phải trong một cá nhân Vì vậy, các cá nhân có những nền tảng văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trong một tổ chức, có khuynh hướng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng một cách hoặc ít nhất có một mẫu số chung - Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó Đồng thời, văn hóa của tổ chức chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất của tổ chức đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra Hình ảnh đó có thể do nhiều yếu tố cấu thành nên Vì thế, chỉ cần một yếu tố có sự thay đổi, thì về lý thuyết, hình ảnh về tổ chức đó sẽ bị khác đi Do đó, trên phương diện lý thuyết, sẽ không có tổ chức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm 4 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28 Văn hoá tổ chức sẽ qui định các vấn đề liên quan đến tổ chức đó, bao gồm tầm nhìn, giá trị, các mối quan hệ, các sản phẩm và dịch vụ,…vì thế muốn hình thành hoặc thay đổi văn hoá tổ chức thì cần phải hình thành và thay đổi những yếu tố cấu thành nên khái niệm này Xem xét các định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận ra rằng khái niệm về văn hóa tổ chức bao hàm những đặc tính sau: Thứ nhất, văn hóa tổ chức giải thích theo bản chất các mối quan hệ giữa người với người Trong đó, mỗi cá nhân như một phần của tổ chức và tổ chức là một phần của xã hội Thứ hai, khái niệm này liên quan đến kiểm soát hành vi, gồm các chuẩn mực, kinh nghiệm, quy tắc ngầm định buộc các thành viên phải tuân theo Thứ ba, văn hóa tổ chức là hệ thống các giá trị, niềm tin,cách nhận thức và phương pháp tư duy được thừa hưởng theo chiều dài lịch sử và đã được tổ chức thừa nhận Thứ tư, văn hóa tổ chức là nét đặc trưng của một tổ chức Thứ năm, văn hóa tổ chức là yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động và giúp tổ chức thích nghi với môi trường 5 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28 Những đặc trưng chung hình thành văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức có 7 đặc tính quan trọng nhất, tập hợp các đặc tính này có thể hiểu được bản chất văn hóa của một tổ chức  Sự đổi mới và chấp nhận rủi ro: Mức độ mà người lao động được khuyến khích tích cực đổi mới và dám chấp nhận rủi ro do đổi mới gây ra  Chú ý tới các khía cạnh chi tiết: Mức độ mà nhà quản lý mong muốn những người lao động thực hiện công việc chính xác, tỏ rõ khả năng phân tích và chú ý đến những chi tiết nhỏ khi thực hiện công việc  Sự định hướng kết quả: Mức độ mà người quản lý chú ý nhiều đến kết quả thực hiện công việc hơn là chú ý đến quá trình thực hiện và phương pháp được áp dụng để đạt được kết quả đó  Hướng tới con người: Mức độ các quyết định của ban quản lý xem xét đến tác động của kết quả lao động đến những người lao động trong tổ chức  Hướng tới nhóm người lao động: Các hoạt động được tổ chức thực hiện theo nhóm chứ không phải là theo từng cá nhân riêng lẻ  Tính hiếu thắng: Mức độ nhân viên tỏ ra hiếu thắng và cạnh tranh với nhau hơn là tự bằng lòng và dễ dãi  Sự ổn định: Mức độ các hoạt động của tổ chức nhấn mạnh tới việc duy trì nguyên trạng chứ không phải sự tăng trưởng hay sự thay đổi 2.Chức năng của văn hoá tổ chức: Văn hóa thực hiện một số chức năng trong phạm vi một tổ chức như sau: - Thứ nhất, văn hóa có vai trò xác định ranh giới: văn hóa tạo ra sự khác biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác - Thứ hai, văn hóa có chức năng lan truyền chủ thể cho các thành viên trong tổ chức - Thứ ba, văn hóa thúc đẩy nhân viên cam kết đối với lợi ích chung của tổ chức đối với những gì lớn hơn so với lợi ích riêng của cá nhân họ - Thứ tư, Văn hóa làm tăng sự ổn định của hệ thống xã hội trong tổ chức - Cuối cùng, văn hóa có tác dụng kiểm soát để định hướng và hình thành nên thái độ và hành vi của người lao động Những chức năng của văn hóa nêu trên có ích cho cả tổ chức và cho cả người lao động Văn hóa có tác dụng nâng cao sự cam kết tổ chức và làm tăng tính kiên định trong hành vi của người lao động Những đều này rõ ràng đem đến lợi ích đích thực cho một tổ chức Theo quan điểm của người lao động, văn hóa có giá trị vì nó làm 6 Document continues below Discover more fQroumản: trị học BLAW2000 Trường Đại học… 142 documents Go to course LV09 - Những biện pháp nâng cao hiệu… 87 89% (9) Qth - chương 1 35 100% (3) Trading HUB 3 36 Xác suất 96% (28) thống kê File giáo trình bản pdf HSK 2 100% (11) 8 Giáo trình chủ nghĩ… Individual 2 3 Kinh tế vi 100% (10) mô Answer Key - Văn hóa tổ chức CoGVmHD:pLêleNgtọceThIắenglts ban… Nhóm 4_L28 20 sách giảm đáng kể sự mơ hồ Nó chỉ cho nhân viên biết mọi thứ đưcợhcutiyếnệnh…ành như th9ế2n%ào(79) và cái gì là quan trọng Nhưng chúng ta không nên bỏ qua khía cạnh phi chức năng của văn hóa, đặc biệt là của văn hóa mạnh Văn hóa cũng có thể là gánh nặng khi những giá trị chung của tổ chức không phù hợp với những yếu tố có tác dụng thúc đẩy tính hiệu quả của tổ chức Hơn nữa, văn hóa cũng có thể gây cản trở đối với sự thay đổi, sự đa dạng của nguồn lực con người trong tổ chức Bởi vì bản thân mỗ người lao động có một hệ thống giá trị và niềm tin riêng của họ Khi làm việc trong tổ chức có nền văn hóa mạnh, họ cần phải tuân thủ theo những quy phạm và hệ thống giá trị chung của tổ chức Như vậy, những mặt mạnh hay những ưu thế của từng người lao động sẽ phần nào bị hạn chế hay không có điều kiện phát huy Ngoài ra, văn hóa cũng có thể là cản trở đối với sự sáp nhập của các tổ chức Bởi vì mỗi tổ chức sẽ theo đuổi những giá trị văn hóa khác nhau so với tổ chức khác Việc sáp nhập hai hay nhiều tổ chức có nền văn hóa khác nhau đặt ra vấn đề lớn là lựa chọn giá trị văn hóa chung cho tổ chức mới và làm thế nào để duy trì hoạt động của tổ chức mới có hiệu quả 3 Các yếu tố của văn hóa tổ chức  Những giá trị cốt lõi (core values): là các giá trị liên quan đến công việc của một xã hội, một cộng đồng mà trong đó tổ chức đang hoạt động 7 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28  Những chuẩn mực (norms): là những quy tắc không chính thức về những hành vi ứng xử được các thành viên trong nhóm chia sẻ và bị ràng buộc tuân thủ  Những niềm tin (beliefs): là những điều mà người ta tin là đúng, là trung thực… và nó thường đến từ bên ngoài tổ chức (như tôn giáo, tín ngưỡng…) và nó có tác động đến giá trị chung  Những huyền thoại (legends/myths): là những câu chuyện liên quan đến những sự kiện có thật và thường được hư cấu thêm để tạo thành những hình mẫu lý tưởng  Những nghi thức tập thể (collective rites): là các hoạt động tinh thần của tập thể như lễ hội… được lặp đi lặp lại để tạo sự đồng tâm hiệp lực giữa các thành viên và tạo cho các thành viên cảm thấy họ là một phần của tổ chức  Những điều cấm kỵ (taboos): là những tập quán văn hóa của tổ chức nagwn cấm các thành viên không được phép làm hay nói về điều gì đó (ví dụ: cấm hút thuốc nơi làm việc…) 4 Biểu hiện của văn hóa tổ chức Biểu hiện của văn hóa tổ chức thể hiện qua hai giá trị: hữu hình và vô hình 4.1 Giá trị hữu hình Giá trị hữu hình của văn hóa tổ chức là những đặc điểm có thể nhìn thấy, nghe được về tổ chức, doanh nghiệp Đó là tất cả những gì thể hiện trên bề nổi của tổ chức, doanh nghiệp Những nét đặc trưng hữu hình này bao gồm: 8 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28   Kiến trúc, cách bày trí: Đây là một đặc điểm nhận dạng, nổi bật của một tổ chức, doanh nghiệp Cách bày trí đẹp mắt, kiến trúc ấn tượng của doanh nghiệp thể hiện tư tưởng, trình độ thẩm mỹ của nhà lãnh đạo; đặc biệt là cả năng lực tài chính của doanh nghiệp đó Đây cũng là một cách để tổ chức, doanh nghiệp khẳng định uy thế trước đối thủ cạnh tranh và ghi dấu ấn, hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng Người ta có thể dễ dàng nhận ra McDonald’s qua kiến trúc bắt mắt và phong cách bày trí nội thất với sự kết hợp giữa màu vàng tươi, màu đỏ và màu nâu rêu   Logo Logo có tác dụng làm cho thương hiệu của tổ chức, doanh nghiệp nổi bật và ấn tượng hơn Tạo ra sự nhận biết mạnh bằng thị giác, nhờ đó có thể được ghi nhớ lâu hơn trong tâm trí đối tác và khách hàng Chẳng hạn như logo của FPT được thiết kế với ba gam màu đặc trưng mang ý nghĩa riêng: màu cam thể hiện sinh lực, sáng tạo, chia sẻ cộng đồng; màu xanh lá cây biểu hiện sự thay đổi, phát triển; màu xanh dương đậm liên tưởng đến trí tuệ và sự bền vững, thống nhất 9 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28 Thái độ là sự thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động Thái độ của một nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến với các đối tác, khách hàng của tổ chức, doanh nghiệp Vì nhân viên là cầu nối, là trung gian kết nối giữa doanh nghiệp đến với từng đối tác, khách hàng Một người nhân viên có thái độ, cách ứng xử tốt, khéo léo sẽ lưu lại trong tâm trí đối tác, khách hàng một cái nhìn tốt, tổng quan về doanh nghiệp và sẽ muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp này Khi đến với Haidilao, tất cả khách hàng ở đây đều sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất Thái độ phục vụ của các nhân viên ở đây rất thân thiện, niềm nở và đặc biệt là trong mọi câu nói, hành đông giao tiếp với khách hàng đều luôn nở nụ cười trên môi và khiến khách hàng cảm thấy mình được quan tâm từng chút một, kể cả trong trường hợp nhà hàng rất đông khách thì nhân viên cũng vẫn bao quát hết được Điều này khiến cho các thực khách đều sẽ luôn quay trở lại hoặc đặt Haidilao là sự lựa chọn ưu tiên để thưởng thức bữa ăn   Phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là tập hợp các hành vi, cách tiếp cận được các nhà lãnh đạo áp dụng khi hướng dẫn, chỉ đạo Đây là những hoạt động, tư duy có ảnh hưởng đến một nhóm người để đạt được mục đích của doanh nghiệp Phong cách lãnh đạo giúp các nhà quản trị có thể nắm quyền sở hữu, kiểm soát, chịu trách nhiệm về quy mô, phạm vi của các nhiệm vụ cần thực hiện Một phong cách phù hợp cũng sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển tốt nhất Nhân sự trong công ty có thể dựa vào điều này để hoàn thiện về tư duy, kỹ năng, trình độ, phẩm chất, năng lực Ngược lại, nếu nhà lãnh đạo hoạt động với phong cách không phù hợp, họ sẽ kìm hãm sự phát triển của tổ chức Các thành viên trong công ty có thể mất đoàn kết, thiếu tôn trọng lẫn nhau, không có sự hợp tác, hỗ trợ trong công việc Kéo theo đó, hiệu quả công việc càng đi xuống  Nếp nghĩ của những con người trong tổ chức Con người rất dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh họ, vì thế bên trong một tổ chức, doanh nghiệp có nếp nghĩ như thế nào sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự vận hành của nó Tập tính của con người là luôn làm theo những lối nghĩ, hành vi đã có sẵn trong một môi trường, xã hội nào đó Trong một tổ chức, doanh nghiệp nếu người đứng đầu, lãnh đạo có suy nghĩ, tư tưởng tiến bộ, chỉn chu, đúng đắn thì tất cả mọi người trong doanh 11 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28 nghiệp đó dần dần cũng sẽ bị ảnh hưởng và tiếp bước những nếp nghĩ đó của người lãnh đạo 5 Các loại hình văn hóa tổ chức 5.1 Văn hóa Gia đình Mang đặc điểm của nhiều doanh nghiệp nhỏ, công ty khởi nghiệp và tổ chức theo mô hình gia đình, văn hóa Gia đình tập trung vào bên trong Loại hình văn hóa này bồi dưỡng cho nhân viên, chú trọng vào hoạt động giao tiếp, cộng tác cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân Theo đó, nền văn hóa nói trên hướng đến mục tiêu tạo ra một đại gia đình hòa thuận Ưu điểm: Bằng cách thay thế hệ thống phân cấp tổ chức truyền thống (nghiêng về cấu trúc theo chiều ngang), văn hóa Gia đình gỡ bỏ rào cản và xây dựng nên đội ngũ vững mạnh, khắng khít Khi mối quan hệ định hướng nở rộ, mọi người chia sẻ kiến thức, còn nhà lãnh đạo sẵn sàng trưng cầu ý kiến đóng góp cũng như ý tưởng từ nhân viên Mô hình này cũng dựa trên sự thay đổi, giống như tính linh hoạt của các công ty khởi nghiệp Mô hình gia đình là mô hình hạnh phúc Khi cảm thấy hạnh phúc, gắn bó, được xem trọng, hỗ trợ cũng như tôn trọng, nhân viên có nhiều khả năng nỗ lực vượt bậc hơn, qua đó chính họ và doanh nghiệp sẽ đều hưởng lợi Đối với những công ty phụ thuộc vào hình thức làm việc từ xa hoặc có tỷ lệ nhân viên tuyến đầu/lưu động cao (như nhân viên bán hàng và nhân viên làm việc bên ngoài văn phòng khác), loại hình văn hóa của tổ chức nói trên sẽ vô cùng hiệu quả nhờ gắn kết đội nhóm và thúc đẩy mức độ trung thành Nhược điểm: Khi công ty trở nên lớn mạnh hơn, cấu trúc theo chiều ngang này có thể tạo ra những hạn chế vì thiếu đi cấp quản lý mạnh mẽ, quyết đoán cần thiết để định hướng rõ ràng và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển Nếu cố gắng làm bạn tốt với tất cả nhân viên, nhà lãnh đạo sẽ khó mà vận dụng thẩm quyền hoặc đưa ra quyết định ít được đón nhận Khi lấy tính cá nhân làm trọng tâm, xung đột về tính cách sẽ xảy ra vì không có hệ thống phân cấp vốn quan trọng trong quá trình ra quyết định Mọi người có thể không biết vị trí của mình ở đâu Môi trường làm việc thiếu vắng các quy tắc sẽ tạo điều kiện cho những hành vi không phù hợp (như phân biệt đối xử) diễn ra Bên cạnh đó, trong văn hóa Gia đình, mọi người có thể ngần ngại lên tiếng phản đối ý kiến của số đông 12 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28  5.2 Văn hóa Sáng tạo Đây là nền văn hóa vận hành dựa trên cảm giác phấn khích và phát triển nhờ phá vỡ hiện trạng Thể hiện ở tinh thần sẵn sàng mạo hiểm, văn hóa Sáng tạo đề cao sự đổi mới và sáng kiến, cũng như tự tin khai thác làn sóng thay đổi Với loại hình văn hóa này, công ty cũng thất bại nhanh và khẩn trương rút kinh nghiệm để thực hiện các thay đổi cần thiết trong lần tới Ví dụ tiêu biểu về phong cách này chính là các công ty công nghệ: tinh thần kinh doanh, năng động và có tầm nhìn xa Ưu điểm: Loại hình văn hóa của tổ chức này đặt mục tiêu cao và thường đạt được những mục tiêu đó, cả về biên lợi nhuận lẫn mức độ gắn kết của nhân viên Mô hình văn hóa Sáng tạo tưởng thưởng sự tự tin và tinh thần sáng tạo Các tổ chức có văn hóa này luôn chào đón những người có ý tưởng sáng tạo, dù họ giữ vị trí nào trong công ty Đây còn là môi trường hỗ trợ cá nhân phát triển chuyên môn vì luôn đề cao chất lượng ý tưởng của từng nhân viên Tương tự như văn hóa Gia đình, văn hóa Sáng tạo vô cùng linh hoạt nhưng lại tập trung vào bên ngoài và có cái nhìn tinh tường về tương lai Nền văn hóa sáng tạo thường đặt ra các câu hỏi như: "Chúng ta có thể làm những gì mà người khác chưa làm hoặc không thể làm?" Nhược điểm: Vì mang cách tiếp cận theo hướng cá nhân nên văn hóa Sáng tạo có thể tạo ra sự cạnh tranh tại nơi làm việc Phong cách này có thể đem đến động lực mạnh mẽ, nhưng cũng có nguy cơ gây ra căng thẳng và bất an quá độ cho nhân viên Nguyên nhân là họ lo sợ đồng nghiệp sẽ vượt trội so với mình, dẫn đến danh tiếng và tài chính của họ bị ảnh hưởng nặng nề Tương tự, khi chấp nhận rủi ro cao, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nguy cơ thất bại Qua đó, các cá nhân cũng như chính tổ chức có thể chịu nhiều tổn hại  5.3 Văn hóa Thị trường Đây là loại hình văn hóa của tổ chức quyết liệt nhất Hãy sẵn sàng cho một nơi làm việc tập trung vào mục tiêu, thời hạn và nhu cầu đạt được kết quả Tại đó, hiệu quả làm việc của nhân viên được giám sát chặt chẽ Văn hóa Gia đình và Sáng tạo mang tính linh hoạt, còn văn hóa Thị trường cần sự ổn định thì mới vận hành được Do đó, ta sẽ thường thấy loại văn hóa này ở các công ty lớn và lâu năm 13 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28 Văn hóa Thị trường cũng hướng ra bên ngoài, tập trung vào khách hàng và cách đánh bại đối thủ cạnh tranh Trong văn hóa này, doanh nghiệp xem trọng danh tiếng và luôn muốn đi trước một bước Ưu điểm: Kết quả, kết quả và kết quả Với trọng tâm là thành công cùng động lực thúc đẩy từ cấp lãnh đạo đầy tham vọng, đội nhóm thường đạt được mục tiêu, vượt xa kỳ vọng và góp phần tối đa hóa lợi nhuận Loại hình văn hóa của tổ chức này gắn kết các đội ngũ để giành thắng lớn, mang lại lợi ích cho khách hàng hoặc cổ đông Bên cạnh đó, nhân viên cũng sẽ cảm thấy hài lòng trong môi trường làm việc nói trên Vì tại đây, không những được hưởng chính sách đãi ngộ hào phóng, nhân viên còn có thể liên tục rèn giũa và phát triển chuyên môn của mình Nhược điểm: Tình trạng kiệt sức Áp lực phải liên tục đạt được thành quả trong môi trường có tính cạnh tranh cao có thể tác động đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên, cũng như khả năng cộng tác của họ Qua đó, năng suất và tinh thần làm việc sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến khía cạnh tài chính của tổ chức chịu tổn hại nặng nề  5.4 Văn hóa Cấp bậc Đây là nền văn hóa thiên về thứ bậc của từng người Loại hình văn hóa của tổ chức này chú ý đến hình thức, với chuỗi mệnh lệnh thiết lập sẵn cùng các nhà lãnh đạo nắm quyền hạn cao nhất Về bản chất, văn hóa Cấp bậc có cấu trúc doanh nghiệp truyền thống Ưu điểm: Nhờ rõ ràng về vai trò cũng như trách nhiệm của từng nhân viên nên loại hình văn hóa này mang lại hiệu quả, có tính phối hợp và tổ chức Khác với văn hóa Sáng tạo (chấp nhận rủi ro), mô hình này đặt trọng tâm ở chính sách, kế hoạch, quy trình và sự chính xác Văn hóa Cấp bậc hướng tới sự phát triển bền bỉ thông qua quá trình thay đổi từ từ với ưu tiên là tính ổn định và hoạt động kinh doanh vận hành trơn tru Đây là môi trường làm việc hoàn hảo cho những người thích định hướng rõ ràng Cấu trúc này tạo cảm giác an toàn và đặt ra lộ trình thăng tiến cụ thể cùng vị thế cũng như tầm ảnh hưởng tăng lên theo đó Như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy cực kỳ có động lực Nhược điểm: 14 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28 Tính ổn định có thể nhanh chóng biến thành sự cứng nhắc Có lẽ cũng không đáng ngạc nhiên khi văn hóa Cấp bậc còn có tên là văn hóa kiểm soát Trong nền văn hóa này, gần như không có chỗ cho sự sáng tạo bộc phát Vì thiếu đi tinh thần đổi mới vừa đề cập, công ty có thể rơi vào tình thế chậm thích ứng và năng lực cạnh tranh của họ có nguy cơ giảm sút Kinh nghiệm thực tế không quan trọng bằng cấp bậc Mô hình này có thể không đáp ứng được nhu cầu về tính linh hoạt của một số người Ví dụ: vấn đề đau ốm hoặc chăm sóc con nhỏ Nhu cầu của công ty luôn là ưu tiên hàng đầu Đồng thời, vì sự ghi nhận thể hiện qua quá trình thăng tiến nên mô hình văn hóa Cấp bậc có thể tạo ra mức độ cạnh tranh không lành mạnh Qua đó, doanh nghiệp sẽ chịu nhiều thiệt hại về chi phí hơn Khi có nhiều tầng quản lý cấp cao, doanh nghiệp có thể tiêu tốn nhiều hơn, từ đó đặt áp lực lên ngân sách, dẫn đến chế độ đãi ngộ dành cho các nhân viên khác không còn hào phóng như trước 6 Xây dựng văn hóa tổ chức Một số bước cơ bản xây dựng văn hoá tổ chức hiệu quả:  Tầm nhìn: Tầm nhìn là hình ảnh trong tương lai của tổ chức Tổ chức cần biết được các điểm đến trong tương lai của mình để cùng đưa các hoạt động của tổ chức đó đi đúng hướng Nếu không biết tương lai sẽ đi đến đâu thì tổ chức khó có thể biết là sẽ thực hiện những hoạt động nào cho phù hợp và rõ ràng Ví dụ: tầm nhìn của Trung tâm Mắt Hải Yến là trở thành một trong các cơ sở chăm sóc mắt nổi trội của khu vực Đông Nam Á (1); tầm nhìn của bệnh viện FV là trở thành nhà cung cấp dịch vụ y tế hàng đầu Châu Á (2),  Sứ mệnh: Sứ mệnh của tổ chức là lý do để tổ chức đó ra đời, tồn tại, và phát triển Một câu hỏi đơn giản liên quan đến sứ mệnh của tổ chức là: tổ chức này ra đời, tồn tại, và phát triển để làm gì? Ví dụ: sứ mệnh của Trung tâm Mắt Hải Yến là mang đến các dịch vụ chăm sóc mắt chất lượng và toàn diện (1); sứ mệnh của bệnh viện FV là tạo uy tín bằng chất lượng chuyên môn xứng tầm quốc tế (2),  Giá trị cốt lõi: Là những nguyên tắc nền tảng của tổ chức Giá trị của một tổ chức có thể được ví như là tính cách của một con người Ví dụ: các giá trị cốt lõi của Trung tâm Mắt Hải Yến là 15 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28 bệnh nhân là trung tâm, chuyên nghiệp, hiệu quả, và bền vững (1); một số giá trị cốt lõi của bệnh viện FV là bệnh nhân là tất cả, trình độ chuyên môn cao và coi trọng đạo đức nghề nghiệp (2),… Các thành tố tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi sẽ chi phối các mục tiêu và hoạt động của tổ chức để tạo nên một nét văn hoá riêng biệt cho tổ chức đó Để xây dựng được văn hoá của tổ chức cần có sự phối hợp thực hiện của tất cả các cấp trong tổ chức đó, từ lãnh đạo cấp cao để hoạch định tầm nhìn, đến nhóm quản lý cấp trung để xây dựng các mục tiêu, và đến nhân viên để thực hiện các hoạt động của tổ chức Nhân viên như những linh kiện nhỏ cấu thành nên một bộ máy doanh nghiệp, vậy nên văn hóa tổ chức dành cho nhân viên cũng vô cùng quan trọng:   Đảm bảo nhân viên nắm rõ giá trị cốt lõi và mục tiêu của doanh nghiệp Bước đầu tiên để doanh nghiệp có thể xây dựng văn hóa trong công ty là hãy đảm bảo rằng các nhân viên hiện tại nắm rõ được mục tiêu cũng như kỳ vọng của nhà lãnh đạo đối với hiệu suất công việc Nhà quản lý cần có một buổi truyền đạt về mục tiêu cũng như giá trị cốt lõi của tổ chức Tiếp đến, nhà quản lý cần áp dụng những điều đã truyền đạt vào trong công việc Ví dụ nếu văn hóa công ty hướng tới đội ngũ minh bạch, các nhân viên có thể phải báo cáo rõ ràng về tiến độ công việc, các bước thực hiện, những khó khăn, thách thức và đôi khi là cả những sai lầm Về phía nhà lãnh đạo thì nên minh bạch trong các đãi ngộ, phúc lợi cho nhân viên  Hoàn thiện khung tiêu chí cho nhân viên Đây là điều cần thiết để phát triển nhân sự toàn diện Nhà quản lý cần xác định rõ từng vị trí công việc sẽ cần có những kỹ năng như thế nào, từ kỹ năng mềm, nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức chuyên ngành,… và mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu như thế nào để thăng tiến lên vị trí cao hơn Và theo đó, doanh nghiệp sẽ lập nên một khung tiêu chuẩn cho từng đối tượng để nhân viên có thể dựa vào đánh giá, mình đang thiếu thứ gì và cần cải thiện điều gì Có thể thực hiện điều này định kỳ theo tháng hoặc theo quý để có sự đánh giá chính xác nhất   Coi trọng việc công nhận, khen thưởng nhân viên Sự công nhận thành tích nhân viên là một trong những yếu tố then chốt giúp phát triển văn hoá công ty Doanh nghiệp đưa ra những mức thưởng phạt công minh sẽ tạo động lực cho nhân viên phát huy được hết khả năng của họ Doanh nghiệp có thể công nhận 16 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28 nhân viên qua các hình thức như: Thăng chưc, tặng quà thưởng, khích lệ bằng tài chính,… Đây cũng sẽ tạo nên hiệu ứng lan truyền Khi các nhân viên còn lại thấy những đạt thành tích tốt được khen thưởng xứng đáng, họ cũng sẽ cố gắng để đạt được như vậy   Tổ chức các hoạt động teambuilding định kỳ Tổ chức các sự kiện teambuilding để khuyến khích bầu không khí tích cực đang diễn ra tại nơi làm việc Đây cũng chính là đãi ngộ hấp dẫn mà mọi người tìm kiếm ở một tổ chức Những hoạt động này là một cách hiệu quả giúp gắn kết nội bộ Doanh nghiệp có thể tổ chức các trò chơi vui nhộn giúp nhân viên giải toả căng thẳng, hoặc tổ chức chuyến đi nghỉ dưỡng cuối năm cho nhân viên Thông qua những hoạt động trong teambuilding, nhân viên có thể mở lòng mình để đón nhận những giá trị văn hóa mà doanh nghiệp muốn gửi gắm   Đào tạo nội bộ giúp thúc đẩy sự phát triển của nhân viên Đào tạo nội bộ không chỉ là giải pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp tích cực mà còn là giải pháp kinh doanh hiệu quả cho tổ chức Những nhân viên tham gia khóa đào tạo nội bộ sẽ xây dựng kỹ năng, cập nhật những thay đổi của ngành, từ đó giúp họ làm việc hiệu quả hơn Vì thế, doanh nghiệp nên xây dựng kế hoạch đào tạo nội bộ cho nhân viên một cách cụ thể và thích hợp Tìm hiểu xem mỗi bộ phận cần thêm những kỹ năng và kiến thức chuyên môn nào, từ đó xây dựng các bài học thích hợp cho từng phòng ban Hiện nay, với sự phát triển vượt bật của công nghệ, doanh nghiệp có thể tận dụng các phần mềm nhân sự, nền tảng đào tạo trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí 17 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28 II ỨNG DỤNG VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA GOOGLE THEO MÔ HÌNH CỦA EDGA H.SCHEIN EDGA H.SCHEIN là cựu giáo sư tại Trường Quản lý MIT Sloan, đã ghi dấu ấn trong lĩnh vực phát triển tổ chức trong nhiều lĩnh vực, bao gồm phát triển bản thân, tham vấn quy trình nhóm và văn hóa tổ chức Ông có một mô hình văn hóa tổ chức được xác định ba cấp độ khác biệt, đó là: 1.Cấp độ vật thể: bao gồm những cơ cấu và quá trình hữu hình của tổ chức (khó giải mã) a.Đồng phục: chiếc áo đồng phục màu đen, logo “google” bản năm 2015 chính giữa áo cùng với cụm “Word of Mouth” màu trắng bên dưới có nghĩa là truyền miệng, ý nghĩa lan truyền, phủ sóng google đi mọi nơi b.Logo: logo Google được thiết kế bởi Ruth Kedar, bao gồm tên thương hiệu ghi bằng kiểu chữ Catull rất đơn giản nhưng mạnh mẽ Ý tưởng thiết kế logo google bắt nguồn từ lỗi chính tả "googol" - có nghĩa là các chữ số 1 và tiếp theeo là 100 zero - Về màu sắc: logo Google gồm màu xanh, đỏ, vàng và xanh lá cây Sự đa dạng màu sắc trong logo tượng trưng cho sự may nắm, thành công, thể hiện tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo và mong muốn đem lại những giá trị tốt đẹp nhất cho thế giới Hai màu xanh lá và xay dương đem đến sự nhẹ nhàng và gần gũi với thiên nhiên Còn màu đỏ và màu vàng thể hiện sự nhiệt huyết, trẻ trung, tươi mới c.Slogan: “Don’t be evil” xuất hiện khi Google bắt đầu kiếm ra tiền từ công cụ tìm kiếm của mình vào cuối những năm 90 Trong những ngày đầu, việc áp dụng câu thần chú "Don’t be evil" rất đơn giản: Đừng để các mẩu quảng cáo leo lên đầu kết quả tìm kiếm một cách tùy ý, không tính phí tìm kiếm thông tin, không gửi spam, không đặt banner quảng cáo lên trang chủ d.Lễ hội: DevFest là sự kiện lớn thường niên được tổ chức bởi Google Developer Group tại hơn 1.000 chapters thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới Với những chủ đề nóng hổi trong hệ sinh thái GOOGLE, DevFest là nơi những người trẻ yêu thích công nghệ sẽ được học hỏi và kết nối cùng cộng đồng để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ tại địa phương Không dừng lại ở đó, kỳ hội 18 Văn hóa tổ chức GVHD: Lê Ngọc Thắng Nhóm 4_L28 còn mang đến cho người tham dự cơ hội được tiếp cận với hàng trăm cơ hội thực tập và làm việc tại các công ty hàng đầu quốc gia nằm trong khuôn khổ đối tác đồng hành của chương trình Khóa huấn luyện 10 ngày về chủ đề Flutter, các lập trình viên trẻ sẽ được tham gia hoàn thành một ứng dụng di động trên nền code cho sẵn, cùng với sự dẫn dắt của những “đàn anh” mentors trong ngành, và giành lấy giải thưởng Ngoài ra, vào ngày cuối cùng, hơn 10 diễn giả nổi tiếng trong nước và ngoài nước sẽ cùng chia sẻ và thảo luận về các chủ đề “nóng” nhất trong giới công nghệ Người tham dự DevFest sẽ được tìm hiểu những công nghệ mới nhất trong hệ sinh thái Google qua các chủ đề như Flutter, Cybersecurity, Data Science, Web 3.0,… e.Kiến trúc: Google thiết kế không gian làm việc vô cùng sáng tạo cho nhân viên của mình Phòng làm việc cũng có rất nhiều cây xanh và nhiều góc nhỏ được trang trí đầy sáng tạo phục vụ cho việc họp nhóm H danh là công ty quan tâm đặc biệt đến nhân viên, nhất là nhu cầu giải trí nên các văn phòng luôn có các trò chơi, các nhân viên có thể chơi bóng đá, bóng rổ,… ngay tại căn phòng để thư giãn, đọc sách để xả stress Mỗi quốc gia, mỗi trụ sở là một phong cách khác nhau để đem lại hiệu quả công việc tốt nhất Trụ sở chính của Google, được thiết kế theo phong cách hiện đại và độc đáo Nó bao gồm một loạt các tòa nhà được nối với nhau bằng các cầu kính và cầu vồng, tạo ra một không gian làm việc rộng lớn và sáng tạo Điểm nhấn của trụ sở tại Dublin – Thụy Sĩ là phòng họp quả trứng 19

Ngày đăng: 15/03/2024, 15:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan