1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học chủ nghĩa xã hội khoa học quan điểm và chính sách tôn giáo của đảng, nhà nước việt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

30 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề quan điểm và chính sách tôn giáo của đảng, nhà nước việt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trường học trường đại học
Chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 163,5 KB

Nội dung

Tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay...9Chương 2...10QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO HIỆN NAY....10Chương 3...18GIẢI PHÁP PHÁ

Trang 1

TIỂU LUẬNMÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TÊN TIỂU LUẬN:

QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO

CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

Chương 1 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÔN GIÁO 2

1 Quan niệm 2

2 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam 7

3 Tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay 9

Chương 2 10

QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO HIỆN NAY 10

Chương 3 18

GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÔN GIÁO VIỆT NAM 18

KẾT LUẬN 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 3

MỞ ĐẦU

Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhànước ta đã nhận đinh tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôngiáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa Vấn đề đạo đức tôn giáo đãđược nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Các giáo lý tôn giáo đều chứađựng một số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạođức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay

Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôngiáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận, với gần 24 triệu tín đồ

- chiếm khoảng 27% dân số cả nước, có 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc,

46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, 25 nghìn cơ sở thờ tự (trong đó Phật giáo

có khoảng 11 triệu tín đồ, Công giáo gần 7 triệu tín đồ, Cao đài khoảng 2,4triệu tín đồ, Tin lành hơn 1 triệu tín đồ,…)

Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn xác định vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo

và công tác tôn giáo là vấn đề chính trị quan trọng, quan hệ đến sự phát triểncủa đất nước, đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các tầng lớpnhân dân Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp cáchmạng Là sự vận dụng trung thành và phát triển sáng tạo quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo vào điềukiện cụ thể của cách mạng Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử nhất định.Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Đảng và Nhà nước takhông ngừng đổi mới nhận thức về tôn giáo và quản lý nhà nước trong lĩnhvực tôn giáo, tín ngưỡng Đây là nền tảng để xây dựng chủ trương, chínhsách, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào

có đạo và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này Vì

vậy, tôi chọn chủ đề Tiểu luận: “Quan điểm và chính sách tôn giáo của

Đảng, Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội”.

Trang 4

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÔN GIÁO

1 Quan niệm

Chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là một trong ba phát minh quantrọng nhất của chủ nghĩa C.Mác, thì những quan điểm về tôn giáo là mộttrong những biểu hiện rõ nét nhất lập trường duy vật về lịch sử của học thuyếtnày Nó thể hiện thông qua các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cảbản chất, nguồn gốc lẫn chức năng của tôn giáo

Trong khi các nhà duy tâm, thần học cho rằng tôn giáo có nguồn gốcsiêu nhiên, thế giới tự nhiên, xã hội loài người cũng như toàn bộ hoạt độngcủa mỗi cá nhân con người đều chịu sự chi phối, điều khiển của các lực lượngsiêu nhiên, thần thánh thì các nhà duy vật, vô thần đã có quan điểm hoàn toànđối lập

L.Phoiơbắc - nhà triết học duy vật người Đức, trong “Bản chất đạo Cơđốc”, đã khẳng định rằng, không phải thần thánh sáng tạo ra con người màcon người sáng tạo ra thần thánh theo hình mẫu của mình; rằng: “Thượng đếsiêu hình không phải là cái gì khác mà là sự tập hợp, là toàn bộ những đặctính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con người, nhờ vào sức tưởngtượng… lại đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay một thực thể độclập” [3, tr 41] Tuy nhiên, Phoiơbắc chưa chỉ ra được bản chất thực sự củatôn giáo và ở khía cạnh này, ông vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm khichỉ phê phán thứ tôn giáo hiện thời chứ không phê phán tôn giáo nói chung,càng chưa hề đề cập đến sự phê phán những điều kiện hiện thực đã làm nảysinh tôn giáo Thậm chí, ông còn cho rằng người ta vẫn rất cần một thứ tôngiáo khác thay thế, đó là “tôn giáo tình yêu” để xoá bỏ đi những áp bức, bấtcông trong xã hội

Kế thừa và vượt lên trên quan điểm của Phoiơbắc và các nhà duy vậttrước đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đứng vững trên lập

Trang 5

trường duy vật lịch sử để lý giải vấn đề bản chất của tôn giáo Ph.Ăngghen,khi nghiên cứu đạo Cơ Đốc sơ kỳ cũng đã thừa nhận nó như là sự phản ánhkhát vọng của những người nô lệ và trong bản thân nó có những điểmtương đồng với lý tưởng của chủ nghĩa xã hội Ông viết: “Trong lịch sử đạo

Cơ Đốc sơ kỳ có những điểm giống đáng lưu ý với phong trào công nhânhiện đại, đạo Cơ Đốc nảy sinh như là một phong trào của những người bị

áp bức; lúc đầu nó là tôn giáo của những người nô lệ và nô lệ đã được tha,của người nghèo và người vô quyền, của các dân tộc bị La Mã chinh phụchoặc đuổi đi tản mát Cả đạo Cơ Đốc lẫn chủ nghĩa xã hội công nhân đềutuyên truyền sự giải phóng con người trong tương lai khỏi cảnh nô lệ vànghèo khổ” [13, tr 663]

Theo đó, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hộiquyết định Mặc dù có tính độc lập tương đối nhưng mọi hiện tượng trong đờisống tinh thần, xét đến cùng, đều có nguồn gốc từ đời sống vật chất Tôn giáo

là một hiện tượng tinh thần của xã hội và vì vậy, nó là một trong những hìnhthái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhấtđịnh Nhưng khác với những hình thái ý thức xã hội khác, sự phản ánh của tôngiáo đối với hiện thực là sự phản ánh đặc thù, đó là sự phản ánh “lộn ngược”,

“hoang đường” thế giới khách quan Trên lập trường duy vật vô thần triệt để,chủ nghĩa Mác - Lênin dù có thừa nhận những giá trị tích cực nhất định của tôngiáo, song vẫn phê phán nó, vì xét cho cùng, tôn giáo vẫn hướng con người vàomột thế giới ảo tưởng, an ủi họ quên nỗi đau khổ ở cuộc sống hiện thực và hứahẹn sự đền bù cho họ ở một thế giới siêu nhiên Trong khi đó, để khắc phụcnhững khổ đau ở cuộc sống trần thế, con người cần phải có phương tiện hiệnthực, có nghị lực, dũng cảm sáng tạo vượt qua trong xã hội hiện thực Ăngghen

đã chỉ ra điểm khác nhau căn bản giữa đạo Cơ Đốc và chủ nghĩa xã hội, đó là:

“Đạo Cơ Đốc tìm sự giải thoát ấy trong cuộc sống trên trời, ở thế giới bên kiasau khi chết, còn chủ nghĩa xã hội thì tìm nó ở thế giới bên này, ở việc tổ chứclại xã hội” [15, tr 663]

Trang 6

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, sự phản kháng của tôn giáo về cơ bản vẫnmang tính tiêu cực, thụ động, nó khuyên con người chấp nhận hiện thực đểmỗi người tự hoàn thiện mình, tách khỏi mọi mối quan hệ của xã hội hiệnthực.

Vấn đề đặt ra ở đây là, nguyên nhân nào dẫn đến sự phản ánh “hoangđường”, “hư ảo” của tôn giáo? Tại sao con người lại có nhu cầu tôn giáo vàđặt niềm tin lớn lao vào tôn giáo như vậy? Đứng vững trên lập trường duy vậtlịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giải rằng sự xuất hiện và tồn tại củatôn giáo xuất phát từ hiện thực khách quan và nguồn gốc quan trọng nhất củatôn giáo chính là điều kiện kinh tế - xã hội

Cắt nghĩa về nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo, Ph.Ăngghen viết:

“Trong những thời kỳ đầu của lịch sử chính những lực lượng thiên nhiên lànhững cái trước tiên được phản ánh như thế, và trong quá trình phát triển hơnnữa thì ở những dân tộc khác nhau, những lực lượng thiên nhiên ấy đã đượcnhân cách hóa một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp Nhưng chẳngbao lâu, bên cạnh những lực lượng thiên nhiên lại còn có cả những lực lượng

xã hội tác động - những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng

xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ vớicái vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy” [14,

Trang 7

V.I.Lênin cho rằng, một mặt tôn giáo đem lại cho con người sự an ủi mơ

hồ, răn dạy họ nhẫn nhục trong cuộc sống thực để hy vọng được đền bù ở cõisống khác, mặt khác tôn giáo là sự biện hộ cho các thế lực bóc lột và khuyênnhững người bị bóc lột hãy cam chịu cuộc sống hiện tại Người viết: “Đối vớinhững ai suốt đời vẫn lao động và sống trong cảnh thiếu thốn, tôn giáo dạy họphải sống theo tinh thần cam chịu và nhẫn nhục trong cuộc sống dưới trần gian,bằng cách làm cho họ hy vọng sẽ được đền đáp khi lên thiên đường Còn đối vớinhững kẻ sống bằng lao động của người khác, tôn giáo dạy họ hãy làm điềuthiện ở thế gian, biện hộ một cách rẻ tiền cho toàn bộ cuộc đời bóc lột củachúng, và bán rẻ cho chúng những tấm thẻ để lên thiên đường của những ngườihạnh phúc” [12, tr 170]

V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, khi tôn giáo bị giai cấp tư sản lợi dụng làm công

cụ chính trị thì nó trở thành “thứ rượu tinh thần, làm cho những người nô lệ của tưbản mất phẩm cách con người và quên mất hết những điều họ đòi hỏi để đượcsống một cuộc đời đôi chút xứng đáng với con người”[12, tr 170]

Tôn giáo được V.I.Lênin xem xét gắn liền với thực tiễn đấu tranh cáchmạng của giai cấp vô sản, trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước Nga vàchâu Âu cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Chính vì vậy, V.I.Lênin nói đến vaitrò tiêu cực của tôn giáo và giáo hội cũng trong một tình huống rất cụ thể: tôngiáo và giáo hội tôn giáo bị giai cấp tư sản lợi dụng làm công cụ để bảo vệchế độ bóc lột, đầu độc quần chúng bị áp bức Lúc này, mâu thuẫn giữa giaicấp vô sản và giai cấp tư sản đã trở nên gay gắt và trong xã hội đó, “Tôn giáo

là một trong những hình thức áp bức về tinh thần, luôn luôn và bất cứ ở đâucũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ vì phải lao động suốt đờicho người khác hưởng, vì phải chịu cảnh bần cùng cô độc” [12, tr 169]

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo có nguồngốc từ trong hiện thực và phản ánh chính hiện thực đó - một hiện thực cần cótôn giáo và có điều kiện để tôn giáo xuất hiện và tồn tại Trong tác phẩm “Phêphán triết học pháp quyền của Hêghen - Lời nói đầu”, C.Mác đã viết: “Sự

Trang 8

nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sựphản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôn giáo là tiếng thở dài củachúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó làtinh thần của những trật tự không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện củanhân dân” [13, tr 570].

Luận điểm trên của C.Mác đã thể hiện rõ nguồn gốc, bản chất, chứcnăng của tôn giáo trên lập trường duy vật lịch sử Với C.Mác, tôn giáo như là

“vầng hào quang” ảo tưởng, là những vòng hoa giả đầy màu sắc và đẹp mộtcách hoàn mỹ, là ước mơ, là niềm hy vọng và điểm tựa tinh thần vô cùng tolớn cho những số phận bé nhỏ, bất lực trước cuộc sống hiện thực Vì, trongcuộc sống hiện thực, khi con người bất lực trước tự nhiên, bất lực trước cáchiện tượng áp bức, bất công của xã hội thì họ chỉ còn biết “thở dài” và âmthầm, nhẫn nhục chịu đựng Cũng trong cuộc sống hiện thực ấy, họ không thểtìm thấy “một trái tim” để yêu thương, che chở nên phải tìm đến một “tráitim” trong tưởng tượng nơi tôn giáo Trái tim đó sẽ sẵn sàng bao dung, thathứ, chở che và tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ có thể vượt qua mọi khókhăn trong cuộc sống

Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉmuốn khẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn nhấn mạnhđến sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm đau được dùng

để xoa dịu những nỗi đau trần thế Thực vậy, người ta dùng thuốc giảm đau khingười ta bị đau đớn và chừng nào còn đau đớn, thì chừng đó còn có nhu cầu dùng

nó Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy vọng và coi tôn giáonhư chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, cho dù đó chỉ là những hạnhphúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo”

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo mặc dù là sự phảnánh hoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hộinhưng nó không phải không có những yếu tố tích cực Tôn giáo chỉ là những

“bông hoa giả” tô điểm cho một cuộc sống hiện thực đầy xiềng xích Nhưng

Trang 9

nếu không có những “bông hoa giả” ấy thì cuộc sống của con người chỉ cònlại “xiềng xích” mà thôi Và nếu không có thứ “thuốc giảm đau” ấy thì conngười sẽ phải vật vã đau đớn trong cuộc sống hiện thực với đầy rẫy những ápbức, bất công và bạo lực.

Điều vĩ đại của C.Mác khi quan niệm về tôn giáo chính là ở chỗ đó.Trong khi các nhà duy vật vô thần chỉ biết phê phán bản thân tôn giáo thìC.Mác lại không phê phán tôn giáo mà phê phán chính cái hiện thực đã làmnảy sinh tôn giáo, tức là phê phán sự áp bức, bất công, bạo lực… trong xã hội

đã đẩy con người phải tìm đến với tôn giáo và ru ngủ mình trong tôn giáo.C.Mác đã nhận thấy rất rõ quan hệ nhân - quả trong vấn đề này Vì tôn giáo làmột hiện tượng tinh thần có nguyên nhân từ trong đời sống hiện thực nênmuốn xoá bỏ tôn giáo, không có cách nào khác là phải xoá bỏ cái hiện thực đãlàm nó nảy sinh Theo C.Mác, vấn đề không phải là “vứt những bông hoa giả”

đi mà là xoá bỏ bản thân cái “xiềng xích” được trang điểm bởi những bônghoa giả đó để con người có thể “giơ tay hái những bông hoa thật” cho mình,tức là tìm kiếm được hạnh phúc thật sự ngay trong thế giới hiện thực Từ đó,C.Mác đã khẳng định rằng, muốn xoá bỏ tôn giáo và giải phóng con ngườikhỏi sự nô dịch của tôn giáo thì trước hết phải đấu tranh giải phóng con ngườikhỏi những thế lực của trần thế, xoá bỏ chế độ áp bức bất công, nâng cao trình

độ nhận thức cho người dân và xây dựng một xã hội mới không còn tình trạngngười bóc lột người, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa

2 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam

Một là, Việt Nam là nước có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo Hiện nay, ở

nước ta có sáu tôn giáo lớn đã được Nhà nước thừa nhận về tổ chức là: Phậtgiáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, Hoà Hảo với khoảng 20 triệu tín

đồ Ngoài ra còn hàng chục triệu người khác vẫn giữ tín ngướng dân gian,truyền thống và cả tín ngưỡng nguyên thuỷ

Tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta chủ yếu ở cấp độ tâm lý tôn giáo Nhiềutín đồ tôn giáo tuy khá sùng đạo, nhưng hiểu giáo lý rất ít, gia nhập đạo phần

Trang 10

nhiều do lan truyền tâm lý, hoặc do vận động, lôi kéo; ý thức tôn giáo ở phầnlớn tín đồ không thật sâu sắc.

Hai là, các tôn giáo, tín ngưỡng dung hợp, đan xen và hoà đồng, không

có kỳ thị, tranh chấp và xung đột tôn giáo Các tín ngưỡng truyền thống và tàn

dư tôn giáo nguyên thuỷ in dấu ấn khá sâu đậm vào đời sống tinh thần củangười Việt Nam, theo suốt chiều dài lịch sử, đó là cái nền tâm linh để dễ dàngđón nhận sự du nhập của các tôn giáo khác Sự khoan dung, lòng độ lượng,nhân ái của dân tộc Việt Nam, cùng với yêu cầu phải đoàn kết toàn dân đểbảo vệ nền độc lập, thống nhất lãnh thổ, nên người Việt Nam tiếp nhận cáctôn giáo khác nhau một cách tự nhiên, miễn là nó không trái với lợi ích dântộc – quốc gia và truyền thống văn hoá, tín ngưỡng cổ truyền

Sự phân bố tôn giáo ở nước ta có đặc điểm nổi bật là giáo dân của cáctôn giáo thường sinh sống thành từng cộng đồng quy mô nhỏ, các cộng đồngtôn giáo khác nhau có thể sống xen kẽ nhau ở nhiều nơi, trong một làng, xãcũng có các nhóm tín đồ của các tôn giáo khác nhau sống đan xen, hoà hợpnhau, hoặc xen kẽ với những người không theo tôn giáo nào

Ba là, Các tôn giáo chính có ảnh hưởng lớn trong xã hội Việt Nam đều

du nhập từ bên ngoài, ít nhiều đều có sự biến đổi và mang dấu ấn Việt Nam

Các tôn giáo từ bên ngoài vào Việt Nam vừa theo cách du nhập tựnhiên qua giao lưu kinh tế, văn hoá như: Phật giáo, Hồi giáo; vừa có sự áp đặtsong hành với quá trình xâm lược của các đế quốc trong lịch sử như

Công giáo, Tin lành… Quá trình giao du, gặp gỡ các tôn giáo vừa thâmnhập, bổ sung, vừa cải biến lẫn nhau, khiến cho mỗi tôn giáo đều có sự biếnđổi phù hợp với đặc điểm địa lý, lịch sử và văn hoá Việt Nam

Bốn là, Sự pha trộn phức tạp giữa ý thức tôn giáo với tín ngưỡng truyền

thống và tình cảm, phong tục tập quán và nhân dân

Tín ngưỡng truyền thống dân gian mà nổi bật nhất là phong tục thờcúng tổ tiên, đã dung hợp với các tôn giáo, góp phần tạo nên đặc điểm tìnhcảm, tâm hồn, tính cách người Việt Nam Tuy vậy, sự pha trộn phức tạp giữa

Trang 11

ý thức tôn giáo với tín ngưỡng cổ truyền và tình cảm, phong tục tập quán đã

ăn sâu vào đời sống tinh thần người Việt Nam, làm cho một bộ phận khôngnhỏ quần chúng lao động rất dễ dàng tiếp nhận tình cảm, ý thức tôn giáo mới

3 Tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay

Mặc dù sự hình thành và phạm vi ảnh hưởng đối với số lượng tín đồ vàtác động chính trị – xã hội không giống nhau, đồng bào các tôn giáo đã gópphần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hàng chục vạnthanh niên có đạo đã tham gia chiến đấu và nhiều người đã anh dũng hy sinh

vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,nhiều tín đồ và giáo sĩ đã nhận thức đúng chính sách, luật pháp của Nhà nước,làm tốt cả “việc đạo” và “việc đời” Tình hình kinh tế, an ninh chính trị và trật

tự xã hội ở nhiều vùng tôn giáo khá ổn định Tuy nhiên, do nhiều nguyênnhân khác nhau, một bộ phận đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo còn băn khoăn,

lo lắng cả phần đạo và phần đời

Những năm gần đây, sinh hoạt tôn giáo có phần phát triển, nhà thờ,đình chùa, miếu mạo, thánh thất được tu sửa và tôn tạo, xây cất lại, in ấn tàiliệu, đào tạo các chức sắc… Số người tham gia các hoạt động tôn giáo giatăng Những hoạt động lễ hội gần gũi với tôn giáo nhiều, mang nhiều màu sắckhác nhau, cũng xuất hiện nhiều hiện tượng mê tín dị đoan Thực trạng trên,một mặt phản ánh nhu cầu tinh thần của một số đông quần chúng Từ khi đổimới và dân chủ hoá tự do tín ngưỡng càng có điều kiện thể hiện, đáp ứngnguyện vọng của một bộ phận nhân dân Mặt khác cũng nói lên điều khôngbình thường vì trong đó không chỉ có sự sinh hoạt tôn giáo thuần tuý, mà cònbiểu hiện lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị vàhoạt động mê tín dị đoan

Trang 12

Chương 2 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO HIỆN NAY

Cùng với sự nghiệp đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, Đảng Cộngsản Việt Nam (CSVN) đã từng bước đổi mới nhận thức về vấn đề tôn giáo vàcông tác tôn giáo Bước ngoặt trong sự đổi mới tư duy lí luận của ĐảngCSVN về vấn đề tôn giáo được đánh dấu bằng sự ra đời Nghị quyết số 24 của

Bộ Chính trị, ngày 16/10/1990 về tăng cường công tác tôn giáo trong tìnhhình mới

Về nhận thức lí luận, Nghị quyết 24 nêu lên “3 luận đề” cơ bản về vấn

đề tôn giáo, tín ngưỡng: Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần củamột bộ phận nhân dân; hai là, tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài và ba là,đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới

Để có được những tư tưởng đổi mới có tính “đột phá” nêu trên, Đảng CSVNtìm tòi, trăn trở trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo vào tình hình tôn giáo ở Việt Nam Để giảiquyết tốt vấn đề tôn giáo hiện nay, trước hết cần phải nhận thức rõ một số vấn

đề sau đây:

Thứ nhất, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay,

những điều kiện tồn tại của tôn giáo vẫn còn; vì vậy, sự tồn tại của nó vẫn làmột tất yếu khách quan Những điều kiện đó là: trình độ phát triển của lựclượng sản xuất, của khoa học - kỹ thuật còn thấp nên khả năng cải tạo thế giớichưa cao; trình độ nhận thức còn hạn chế nên chưa cho phép giải thích đầy

đủ, khoa học những hiện tượng tự nhiên, xã hội; trình độ phát triển kinh tếcòn thấp nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn; thời kỳ quá độvới những quan hệ sản xuất cũ và mới đan xen nhau nên chưa thể xoá bỏnhững hiện tượng bóc lột, bất bình đẳng trong xã hội… Thêm vào đó, chiếntranh, đặc biệt là thiên tai, vẫn xảy ra khiến cho con người cảm thấy không

Trang 13

yên tâm và vì vậy, một bộ phận người dân vẫn sẽ có nhu cầu tín ngưỡng tôngiáo như một tất yếu Vấn đề là ở chỗ, chúng ta cần có thái độ như thế nào đốivới tôn giáo.

Thứ hai, cần phải nhận thức rõ rằng, đối tượng đấu tranh trong việc giải

quyết vấn đề tôn giáo không phải là mọi tôn giáo và những sinh hoạt tôn giáo haytất cả những tín đồ tôn giáo nói chung, mà chỉ là những bộ phận người lợi dụngtôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan hoặc chống phá cách mạng, gây rối trật tự trị

an, đi ngược lại với lợi ích của quốc gia dân tộc

Thứ ba, để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, không

thể dùng mệnh lệnh hành chính hay tuyên truyền giáo dục đơn thuần mà phảichú trọng đến việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Xoá bỏ dầnphương thức sản xuất tiểu nông lạc hậu, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho người dân, kết hợp với tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độnhận thức, trình độ văn hoá để người dân tự nhận thức được vai trò thực sựcủa tôn giáo trong đời sống hiện thực của họ và chính họ, chứ không phải aikhác, tự quyết định theo hay không theo một tôn giáo nào đó

Những năm gần đây, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã có những thay đổi quantrọng trong nhận thức về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo, đưa ra nhiềuchủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp

-Với tinh thần mạnh dạn đổi mới, khắc phục những hạn chế, sai lầmtrong nhận thức trước đây, Đảng ta, lần đầu tiên trong Nghị quyết 24-NQ/TWcủa Bộ Chính ngày 16-10-1990 đã khẳng định: Tôn giáo là vấn đề còn tồn tạilâu dài Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hộimới… Có thể coi đây là bước đột phá, khởi đầu trong việc đổi mới nhận thức

về vấn đề tôn giáo của Đảng ta, bởi luận điểm này là cơ sở lý luận quan trọng

để hạn chế các biểu hiện sai sầm trong nhận thức và ứng xử với tôn giáo, làmcho chính sách của Nhà nước về tôn giáo ngày càng đúng đắn và được đôngđảo đồng bào có đạo đồng tình, ủng hộ

Trang 14

Đó là sự trở lại với quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đã bổ sung thêm những nghiên cứu về vaitrò của tôn giáo mà trước đây các nhà kinh điển Mác - Lênin chưa có điềukiện đi sâu tìm hiểu.

-Qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX , X và XI của Đảng Cộng sản ViệtNam, tinh thần đổi mới nhận thức về vấn đề tôn giáo vẫn liên tục được pháttriển và hoàn thiện thêm

Khi thừa nhận tín ngưỡng, tôn giáo là hiện tượng xã hội còn tồn tại lâudài, Đảng ta ý thức được rằng, tôn giáo vẫn là nhu cầu tinh thần của một bộphận nhân dân Tôn giáo vẫn phát huy ảnh hưởng của nó trên tất cả các lĩnhvực của đời sống xã hội theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực Trongtrường hợp này, thái độ đúng đắn nhất, biện chứng nhất là khuyến khích pháthuy các yếu tố tích cực của tôn giáo, làm cho các yếu tố này thực sự có ýnghĩa khi tham gia vào quá trình phát triển, hoàn thiện con người và xã hộiViệt Nam hiện đại Do vậy, cũng trên tinh thần đổi mới nhận thức về vấn đềtôn giáo, Đảng ta không chỉ thừa nhận những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹptrong các tôn giáo mà còn luôn khuyến khích phát huy những giá trị đó trongviệc xây dựng xã hội mới Chỉ thị 37/CT-TWcủa Bộ Chính trị ngày 2-7-1998

về công tác tôn giáo trong tình hình mới đã khẳng định “Những hoạt động tôngiáo ích nước lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợppháp của các tín đồ được đảm bảo Những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp củacác tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy”[4, tr 14]

Nhận thức đúng vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội và nhữngđóng góp của nó cho nền văn hóa, đạo đức của dân tộc, Đảng ta, trong Nghịquyết Trung ương 5 khóa VIII, về việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã chủ trương “Khuyến khích ý tưởng côngbằng, bác ái, hướng thiện trong tôn giáo”[4, tr 67] Chủ trương này tiếp tụcđược khẳng định và phát triển thêm qua các kỳ Đại hội IX, X, XI Đại hội XIkhẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Trang 15

phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước; tôn trọngnhững giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của các tôn giáo; động viên chức sắc,tín đồ, các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cựccho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[6, tr 51].

Tuy nhiên, Đảng ta cũng nhận thức rõ, bên cạnh vai trò tích cực, tôngiáo còn chứa đựng và tiềm ẩn trong nó nhiều mặt tiêu cực có thể gây nênnhững tác động xấu đối với đời sống chính trị, xã hội, đó là vấn đề mê tín, dịđoan được đan xen, dung dưỡng trong sinh hoạt tôn giáo và đặc biệt là vấn đềlợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị Vì vậy, bên cạnh việc thừa nhận vàkhuyến khích phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tích cực trong tôn giáo,Đảng ta cũng kiên quyết đấu tranh “tuyên truyền giáo dục khắc phục tệ mê tín

dị đoan; chống việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trịxấu” [4, tr 67]

Hội nghị Trung ương 7 khóa IX khẳng định: “Việc theo đạo, truyền đạocũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan,không được ép buộc người dân theo đạo Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo,người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định củaHiến pháp và pháp luật”[5, tr 50 - 51] Đại hội XI tiếp tục khẳng định chủ trương:

“Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôngiáo của nhân dân theo quy định của pháp luật Đấu tranh và xử lý nghiêm vớimọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổquốc và nhân dân”[6, tr 81]

Tại Đại hội XII của Đảng, Đảng ta khẳng định: Tiếp tục hoàn thiệnchính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hoá,đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôngiáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhànước công nhận, theo quy định của pháp luật Đồng thời, chủ động phòngngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để

Ngày đăng: 15/03/2024, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w