1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong trường mầm non”

21 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Phương Pháp Giáo Dục Steam Vào Các Hoạt Động Cho Trẻ Mẫu Giáo Nhỡ 4-5 Tuổi Trong Trường Mầm Non
Trường học trường mầm non
Thể loại sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 227,5 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây ở Việt Nam, phương pháp giáo dục STEAM được nhắc đến nhiều. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc đòi hỏi sự sáng tạo cao. Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEAM là một trong những xu hướng giáo dục chính trong thế kỷ 21. Nó được coi là một phương pháp sư phạm phổ biến để cải thiện khả năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, tìm hiểu khoa học và tư duy phản diện, đồng thời phát triển nhận thức cho trẻ. Steam là cụm từ viết tắt các chữ cái đầu của các từ trong tiếng Anh: Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Chế tạo và Mathematics – Toán học. Steam là phương pháp ứng dụng giáo dục tương tác đa chiều vào giảng dạy, là sự kết hợp giữa Stem và Nghệ thuật (Art) được áp dụng trong trường học. Từ giáo dục STEM sang STEAM là bổ sung thêm kiến thức nghệ thuật. Đây là sự kết hợp giữa tư duy sáng tạo nghệ thuật để ứng dụng vào cuộc sống, là mô hình theo đuổi triết lý giáo dục tích hợp, hướng vào việc hình thành cho người học kiến thức nền tảng rộng, liên lĩnh vực và đặc biệt chú trọng tới hình thành và phát triển ở người học năng lực hoạt động thực tiễn. Đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, việc thêm yếu tố nghệ thuật là rất cần thiết, giúp kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ. Phương pháp giáo dục Steam sẽ giúp cho trẻ có kỹ năng tư duy logic và cách giải quyết vấn đề khéo léo. Đấy chính là yếu tố cần có ở mỗi cá nhân, nhất là trong thế giới hội nhập ngày nay. Ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến là giáo viên luôn tin tưởng mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh, khả năng, năng khiếu riêng và đều có cơ hội thành công. Kết hợp việc học với vui chơi, giải trí để giúp trẻ có tinh thần thoải mái nhất. Xây dựng chương trình học phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, đánh giá từng chặng đường tiến bộ của trẻ. Nhận thấy những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ rất lớn, bản thân tôi là một giáo viên luôn thích sự tìm tòi, khám phá. Hơn nữa, sau khi tiến hành khảo sát qua mức độ nhận thức của trẻ về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, nghệ thuật do lớp mình phụ trách kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ đạt các yếu tố trên là rất ít. Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học của huyện cũng đã nhấn mạnh nội dung khuyến khích giáo viên chủ động ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong các hoạt động giáo dục trẻ, càng thôi thúc tôi muốn được áp dụng phương pháp học tập này cho học sinh của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn, để các con tìm ra những nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động đơn giản. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo nhỡ 45 tuổi trong trường mầm non” để nghiên cứu trong năm học 20222023. 2. Mục đích nghiên cứu: Đa dạng hóa các phương pháp giáo dục cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non. Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến trong dạy trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 4 5 tuổi trong trường mầm non 4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại lớp MGN B8 trường mầm non Đại Mạch nơi tôi đang công tác với tổng số là 27 trẻ. 5. Kế hoạch nghiên cứu: Với đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian 8 tháng từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo. “Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo nhỡ 45 tuổi trong trường mầm non”là mang khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học đến với trẻ một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những đồ dùng, vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động.

Trang 1

2 Những thuận lợi và khó khăn

1 Biện pháp 1: Tự học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn,

nghiên cứu tài liệu về phương pháp giáo dục STEAM

2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM

3 Biện pháp 3: Lồng ghép nội dung giáo dục STEAM vào

các hoạt động phù hợp

4

Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để hình thành cho trẻ tư duy tích hợp và năng lực giải quyết vấn đề của cuộc sống hiện đại

1 Đối với trẻ

2 Đối với giáo viên

3 Đối với phụ huynh

Phần III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I Kết luận

II Khuyến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây ở Việt Nam, phương pháp giáo dục STEAM đượcnhắc đến nhiều Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thựctiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trườnglàm việc đòi hỏi sự sáng tạo cao Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu làtrang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến cáclĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học Các kiến thức và kỹ năngnày phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ

Trang 2

hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩmtrong cuộc sống hằng ngày.

Giáo dục STEAM là một trong những xu hướng giáo dục chính trong thế

kỷ 21 Nó được coi là một phương pháp sư phạm phổ biến để cải thiện khả năngsáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, tìm hiểu khoa học và tư duy phản diện,đồng thời phát triển nhận thức cho trẻ

Steam là cụm từ viết tắt các chữ cái đầu của các từ trong tiếng Anh:Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Chế tạo vàMathematics – Toán học Steam là phương pháp ứng dụng giáo dục tương tác đachiều vào giảng dạy, là sự kết hợp giữa Stem và Nghệ thuật (Art) được áp dụngtrong trường học

Từ giáo dục STEM sang STEAM là bổ sung thêm kiến thức nghệ thuật.Đây là sự kết hợp giữa tư duy sáng tạo nghệ thuật để ứng dụng vào cuộc sống, là

mô hình theo đuổi triết lý giáo dục tích hợp, hướng vào việc hình thành chongười học kiến thức nền tảng rộng, liên lĩnh vực và đặc biệt chú trọng tới hìnhthành và phát triển ở người học năng lực hoạt động thực tiễn Đối với trẻ ở độtuổi mẫu giáo, việc thêm yếu tố nghệ thuật là rất cần thiết, giúp kích thích khảnăng tư duy và sáng tạo của trẻ Phương pháp giáo dục Steam sẽ giúp cho trẻ có

kỹ năng tư duy logic và cách giải quyết vấn đề khéo léo Đấy chính là yếu tố cần

có ở mỗi cá nhân, nhất là trong thế giới hội nhập ngày nay

Ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến là giáo viên luôn tin tưởngmỗi đứa trẻ đều có thế mạnh, khả năng, năng khiếu riêng và đều có cơ hội thànhcông Kết hợp việc học với vui chơi, giải trí để giúp trẻ có tinh thần thoải máinhất Xây dựng chương trình học phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, đánhgiá từng chặng đường tiến bộ của trẻ Nhận thấy những lợi ích mà STEAMmang lại cho trẻ nhỏ rất lớn, bản thân tôi là một giáo viên luôn thích sự tìm tòi,khám phá Hơn nữa, sau khi tiến hành khảo sát qua mức độ nhận thức của trẻ vềkhoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, nghệ thuật do lớp mình phụ trách kếtquả cho thấy tỷ lệ trẻ đạt các yếu tố trên là rất ít

Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học của huyện cũng đã nhấn mạnh nộidung khuyến khích giáo viên chủ động ứng dụng phương pháp giáo dụcSTEAM trong các hoạt động giáo dục trẻ, càng thôi thúc tôi muốn được áp dụngphương pháp học tập này cho học sinh của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ độnghơn, để các con tìm ra những nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt độngđơn giản

Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong trường mầm non” để nghiên cứu trong năm học 2022-2023

Trang 3

2 Mục đích nghiên cứu: Đa dạng hóa các phương pháp giáo dục cho trẻ

trong các hoạt động ở trường mầm non Ứng dụng phương pháp giáo dục tiêntiến trong dạy trẻ

3 Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 4 -5 tuổi trong trường mầm non

4 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại lớp MGN B8 trường

mầm non Đại Mạch nơi tôi đang công tác với tổng số là 27 trẻ

5 Kế hoạch nghiên cứu: Với đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu thực

nghiệm trong thời gian 8 tháng từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023

là trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnhvực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học Các kiến thức và kỹ

Trang 4

năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh khôngchỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sảnphẩm trong cuộc sống hằng ngày Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa

lý thuyết và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cáchsáng tạo

“Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong trường mầm non”là mang khoa học, công nghệ, kĩ

thuật, nghệ thuật và toán học đến với trẻ một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũivới những đồ dùng, vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻ những điều thú vị tronghoạt động

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.Thực trạng:

Là một ngôi trường nằm ở phía tây của huyện Đông Anh gần với khucông nghiệp Thăng Long, trường gồm 28 lớp với 908 cháu và 78 giáo viên vànhân viên trẻ đầy nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm Trong 2022 - 2023 tôiđược nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi với tống số 27trẻ/2 giáo viên Cùng với chỉ đạo của phòng giáo dục Đông Anh, Ban giám hiệunhà trường cũng chỉ đạo các lớp chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện cho trẻ Đặc biệt chỉ đạo cho giáo viên đầu tư và tạo điều kiện cho đượchoạt động tích cực, tiếp cận với những phương pháp giáo dục hiện đại phù hợpvới xu hướng giáo dục trên thế giới đồng thời lấy trẻ làm trung tâm.Trong quátrình thực hiện, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

2 Những thuận lợi và khó khăn:

- Giáo viên hàng năm đều tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên

- Đa số phụ huynh quan tâm đến con, đến các hoạt động của lớp sẵn sàngủng hộ lớp về vật chất cũng như đồ dùng phương tiện để hoạt động tạo điều kiệncho cô và trẻ thực hiện các giao lưu, ngày hội sáng tạo…

- Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn, nhiệt tình, yêunghề, mến trẻ, tích cực tham gia các hoạt động, luôn luôn sáng tạo trong các lĩnhvực

b Khó khăn:

- Về phía giáo viên:

Trang 5

+ Các hình thức tổ chức, phương pháp vẫn còn dập khuôn theo phương

pháp cũ, sợ bị sai và chưa mạnh dạn tổ chức dưới hình thức đổi mới nên trẻkhông hứng thú tập trung

+ Giáo viên chưa chú trọng tới khai thác các kỹ năng của từng cá nhân trẻ,chưa khơi gợi hết được khả năng tìm tòi, sự sáng tạo của trẻ

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC

KHI THỰC HIỆN BIỆN PHÁP

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

Từ những trăn trở ấy, bản thân tôi đã nghiên cứu tìm ra một số giải phápứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổitrong trường mầm non và tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:

1.Biện pháp 1 Tự học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu tài liệu

về phương pháp giáo dục STEAM

Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụcho bản thân là điều đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên Muốn thực hiệnđược điều đó giáo viên phải có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng dưới nhiều hình

Trang 6

thức khác nhau Tìm tòi, nghiên cứu qua sách báo, các phương tiện thông tinwebsite, ứng dụng twinkl, kênh truyền hình, youtube, tham gia lớp tập huấncủa nhà trường về STEAM để trau dồi kiến thức Để hiểu được khái niệm, đặctrưng, ý nghĩa, lợi ích, cách thức lồng ghép của STEAM vào chương trìnhGDMN.

Phương pháp giáo dục STEAM là nội dung tương đối mới mẻ và chưađược áp dụng phổ biến nên kiến thức của tôi về phương pháp này rất ít Chính vìvậy, để ứng dụng STEAM vào các hoạt động sao cho phù hợp là một việc khókhăn Trước tiên, tôi tìm hiểu rõ STEAM là gì? Tại sao dạy học theo định hướngSTEAM trong giai đoạn hội nhập hiện nay là xu thế tất yếu? Lợi ích củaSTEAM mang lại cho giáo dục mầm non như thế nào?

Sau đó, tôi tìm kiếm những tài liệu về phương pháp STEAM của thạc sỹPhạm Thị Cúc Hà, hệ thống Just kids - Busy Bees Việt Nam Cuốn sách: GiáoDục STEM/ STEAM của tác giả Nguyễn Thành Hải, cuốn 52 Thí nghiệmSTEAM của Liz Lee Heinecke hay cuốn sách Perfect Square của tác giảMichael Hall Tôi tự đọc, tự nghiên cứu để rút ra được những vấn đề cần thiếtđối với giáo viên trong việc áp dụng phương pháp vào giảng dạy

Việc tự nghiên cứu trau dồi kiến thức cần thường xuyên, tích cực và cóhiệu quả Ngoài thời gian tổ chức các hoạt động một ngày của trẻ, vào buổi trưa,buổi tối hoặc cuối tuần, tôi lên kế hoạch nghiên cứu từng nội dung, hình thức tổchức của STEAM Sau khi đọc các tài liệu trong sách, tìm kiếm thông tin trêncác website; tôi đăng kí tham gia lớp tập huấn về STEAM online của chuyên gia

về STEAM để lĩnh hội những kiến thức và cách thức tổ chức hoạt động; bêncạnh đó trao đổi với đồng nghiệp của tôi đang làm việc tại một số trường mầmnon tại Hà Nội áp dụng STEAM trong dạy học để có kỹ năng thực tế, giải đápcác vướng mắc trong quá trình tổ chức ứng dụng STEAM vào hoạt động học

Để tìm kiếm kho tàng thí nghiệm hay trong STEAM tôi lựa chọn trêntrang youtube và các trang facebook của các trường mầm non STEAM Sau đólựa chọn những thí nghiệm tích hợp vào trong hoạt động học để trẻ của lớp mìnhđược trải nghiệm, hứng thú và tiếp thu kiến thức trong niềm vui khám phá.Trong quá trình thực hiện, tôi cũng có kế hoạch vận động phụ huynh ủng hộ một

số nguyên vật liệu như: giấy in, bìa carton, thực phẩm, để tôi có thêm nguyênvật liệu tổ chức cho tất cả trẻ tại lớp được tham gia

Tôi nhận thấy đây là một phương pháp có nhiều hình thức kết hợp rất hay

và sáng tạo Tôi tự nhủ phải trân trọng và phát huy ưu điểm tích cực trongSTEAM đồng thời không ngừng học tập hơn nữa để đáp ứng nhu cầu giáo dụccủa trường mầm non, áp dụng và thực hiện dạy trẻ có hiệu quả

2.Biện pháp 2 Xây dựng kế hoạch giáo dục ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM

Trang 7

Nguyên tắc của giáo dục STEAM là không thay thế chương trình GDMN màchỉ tích hợp (chỉ là phương pháp tiếp cận chương trình GDMN) vì vậy cần lồng ghépvào chương trình GDMN cho phù hợp.

* Xây dựng mục tiêu giáo dục STEAM

Để thiết kế được mục tiêu giáo dục cho trẻ theo hướng tiếp cận STEAM,cần phải nghiên cứu Chương trình GDMN cũng như năng lực STEAM của trẻtrong các hoạt động giáo dục.Việc nghiên cứu này dựa trên các lĩnh vực pháttriển: ngôn ngữ; nhận thức; thể chất; thẩm mĩ; tình cảm và kỹ năng xã hội để xácđịnh mục tiêu phát triển các kỹ năng của trẻ ở các lĩnh vực tương ứng Giáo viên

và cha mẹ trẻ thấy được mức độ phát triển của trẻ ở thời điểm hiện tại, mục tiêuphát triển khi được tiếp cận STEAM trong hoạt động học cũng như mục tiêumong đợi từ phía nhà giáo dục và người nuôi dưỡng trẻ

Từ những mục tiêu phát triển đó, tôi sẽ nghiên cứu lựa chọn các vấn đề,

sự kiện, tình huống nảy sinh trong học tập, trong đời sống để xây dựng thành cácnội dung STEAM cho trẻ Xác định tên các nguyên lý và hiểu biết tích hợpSTEAM mà trẻ được hình thành, chỉ ra các thành phần năng lực tư duy phảnbiện, hợp tác cũng như giải quyết vấn đề thực tiễn có thể hình thành cho trẻ.Như vậy, cần thiết kế mục tiêu giáo dục cho trẻ theo tiếp cận STEAM dựa trênchính các mục tiêu chung của chương trình GDMN và mục tiêu riêng về cácnăng lực hình thành sớm cho trẻ trước tuổi học bao gồm:

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong hoạt động học ứng dụng STEAM

thường xuyên xuất hiện các nhiệm vụ đòi hỏi trẻ phải thiết kế kỹ thuật, lập trìnhđiều khiển dựa trên các thuật toán từ đơn giản đến phức tạp và cuối cùng phảitạo ra được sản phẩm minh họa cho vấn đề đã được giải quyết Ví dụ: Có cáchnào để giúp bạn Lợn không?

- Trẻ hiểu được cặn kẽ về kiến thức khoa học sơ đẳng: Với các vấn đề cần

khám phá, trẻ phải tiếp cận vấn đề đó ở nhiều khía cạnh bằng cách trả lời cáccâu hỏi: như thế nào? vì sao? Ví dụ: Nhà của bạn Lợn anh và Lợn em đượcxây dựng như thế nào? Vì sao lại bị đổ?- Đó chính là khoa học (S)

- Trẻ có suy nghĩ như một kỹ sư và sử dụng công nghệ Ví dụ: Làm thế

nào để nhà đứng vững được mà không bị đổ - Đây chính là phần công nghệ vàchế tạo (T và E)

- Phát huy được sự sáng tạo của trẻ: Trẻ suy nghĩ thiết kế trước khi thực

hiện việc thiết kế ngôi nhà cho chú lợn Quá trình vẽ chính là Nghệ thuật (A),tính toán và đo trong quá trình thực hiện (Bé cần đến hình khối gì để làm tườngnhà? ) - chính là toán (M)

- Trẻ biết cách làm việc theo nhóm: Trẻ đưa ra ý kiến thảo luận và hợp tác

với các bạn nhằm hoàn thành một đề án hay một dự án theo kế hoạch

Trang 8

* Xây dựng kế hoạch giáo dục ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM

Xây dựng kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và thực hiện cácmục tiêu đã đề ra Với lứa tuổi 4-5 tuổi việc lập kế hoạch phải dựa vào kế hoạchnăm, kế hoạch tháng Lập kế hoạch là một biện pháp chủ yếu và quan trọng Có

kế hoạch giúp cho người giáo viên hình dung rõ ràng, cụ thể từng công việc, chủđộng trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra dựa trên nội dung chươngtrình, đặc điểm lứa tuổi Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu các tiết học qua cáctháng của cả năm học từ đó tôi đã lập kế hoạch đưa các bài tập vào mục tiêu, kếhoạch tháng và kế hoạch thực hiện cụ thể trong các hoạt động của trẻ trongtháng

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC BÀI TẬP STEAM THÁNG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG ỨNG DỤNG PP STEAM

HĐ Ngoài trời Làm trò chơi thả bóng10

HĐ Ngoài trời Thí nghiệm: Cái chai kỳ diệu

HĐ Ngoài trời Chế tạo máy bay bằng giấy

HĐ Tạo hình Làm ô tô chuyển động.

2

HĐ Ngoài trời Chong chóng gió

HĐ Góc Thí nghiệm: Sự kỳ diệu của nam châm

trong môi trường nước, cát

3 HĐ Ngoài trờiHĐ Góc Thí nghiệm: Sự kỳ diệu của âm thanh

Máy tưới cây tự động

Trang 9

4 HĐ Góc Máy lọc nước mini

5 HĐ Ngoài trời Thùng rác thông minh

Nội dung giáo dục tiếp cận STEAM mang dấu ấn của khoa học, côngnghệ, kỹ thuật, toán học, nghệ thuật Các nội dung này cho phép trẻ có mứcnhận thức khác nhau cùng tham gia, đóng góp, tạo ra sự tương tác và phát triểntrong quá trình tham gia vào hoạt động Bước đầu trẻ phát triển khả năng giảiquyết vấn đề, tư duy và sáng tạo Qua đó trẻ được củng cố, rèn luyện kiến thức,

kĩ năng trẻ đã biết, đồng thời thu nhận các kiến thức, kĩ năng mới một cách tựnhiên, thông qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói của cô giáo Điềuquan trọng nhất là làm sao để trẻ cảm thấy hứng thú với những gì trẻ đang đượchọc Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bảnthân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trảinghiệm trực tiếp của mình Những trải nghiệm đó khiến cho trẻ nhớ lâu và cảmthấy yêu thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tựnhiên

3 Biện pháp 3 Lồng ghép nội dung giáo dục STEAM vào các hoạt động phù hợp

Trong năm học việc thực hiện chương trình giáo dục thường dựa theochương trình của Bộ giáo dục và sự hướng dẫn của Phòng giáo dục chính vì vậychưa có tiết học riêng hay một hoạt động riêng để tổ chức hoạt động STEAM

mà chỉ lồng ghép giáo dục STEAM vào các hoạt động phù hợp Việc tổ chứcdạy trẻ lồng ghép giáo dục STEAM trong các hoạt động là một việc làm rất cầnthiết Đây chính là cơ hội để giáo viên cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ mộtcách tốt nhất Nhưng lồng ghép như thế nào cho phù hợp, điều đó phụ thuộc vàogiáo viên, muốn thực hiện tốt giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn hìnhthức phù hợp, nội dung sáng tạo với bài dạy, với chủ đề và nhận thức của trẻ.Qua đó, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hứng thú

* Hoạt động học

Sau khi đã lựa chọn được những dự án phù hợp tôi sẽ đưa vào lồng ghéptrong các tháng để tổ chức các hoạt động học Trong từng hoạt động cụ thể cầnlinh hoạt ứng dụng phương pháp STEAM để đạt được hiệu quả cao nhất Tuỳtheo những hoạt động khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ làhoàn toàn khác nhau Qua các ứng dụng trong hoạt động học, trẻ được củng cố,rèn luyện kiến thức, kĩ năng trẻ đã biết, đồng thời thu thập các kiến thức, kĩ năngmới một cách tự nhiên, thông qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói củangười lớn

- Ví dụ: Hoạt động khám phá

Trang 10

a Khám phá các kiểu nhà - S (Khoa học):

- Cho trẻ kể về ngôi nhà mà trẻ đang ở Cho trẻ xem tranh ảnh về các kiểunhà trên máy tính Trò chuyện đàm thoại về các kiểu nhà (hình dáng, vật liệu)

- Cho trẻ xem video về cách người ta có thể xây dựng nên được ngôi nhà

có thể đứng được mà không bị đổ (Vừa xem cô vừa dừng video và đàm thoạivới trẻ)

b Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng

- Trẻ thảo luận về chọn chất liệu, nguyên liệu sẽ làm, làm ngôi nhà đó nhưthế nào? Ngôi nhà có mấy tầng? Làm thế nào để ngôi nhà đứng vững và thânnhà được gắn vào nhau Khi làm nhà xong con có cần cho thêm gì nữa không?

- M (Toán): Thân nhà các con sẽ ghép thành dạng hình gì ( Vuông, chữnhật, tròn ) Mái nhà có dạng hình gì? Ngôi nhà phải có mấy tầng? Làm thế nào

để các tường bao bằng nhau và ngôi nhà có thể đứng được

c Thiết kế - A (Tạo hình): Các nhóm tự thảo luận và đưa ra ý tưởng thiết

kế của nhóm mình Một trẻ sẽ vẽ theo ý tưởng của cả nhóm

d Trẻ thực hiện - E (Kỹ thuật): Trẻ chọn nguyên liệu, dựng khung, lắpghép Trẻ nhận xét, rút ra kinh nghiệm

Hình ảnh 1 - phụ lục

- Làm quen với văn học:

Ví dụ: Truyện hai con dê qua cầu

Sau khi kể truyện và giáo dục trẻ tôi đặt câu hỏi gợi mở để cho trẻ rút rabài học cũng như giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo

- Theo con làm thế nào để giúp hai chú dê qua được cầu mà không bị ngã?Con có những phương án nào có thể chia sẻ cho cô và các bạn nghe?

a S (Khoa học): Chia trẻ thành nhóm nhỏ để trẻ bàn luận, trao đổi vớinhau tìm ra những phương án

- Sau khi trẻ đưa ra những phương án, cho trẻ xem tranh ảnh, video vềmột số cây cầu Trò chuyện đàm thoại về các cây cầu đó (hình dáng, vật liệu)

b Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng

- Trẻ thảo luận về chọn chất liệu, nguyên liệu sẽ làm, làm cây cầu đó nhưthế nào? Làm thế nào để cây cầu đứng vững

- M (Toán): Trụ, thành, lòng cầu các con sẽ ghép thành dạng hình gì(Vuông, chữ nhật, tròn )

c Thiết kế - A (Tạo hình): Các nhóm tự thảo luận và đưa ra ý tưởng thiết

kế của nhóm mình Một trẻ sẽ vẽ theo ý tưởng của cả nhóm

d Trẻ thực hiện - E (Kỹ thuật): Trẻ chọn nguyên liệu: khối gỗ sẵn cóxung quanh lớp, ống hút, một số thanh phách tre, dựng khung, lắp ghép Trẻnhận xét, rút ra kinh nghiệm

Hình ảnh 2 - phụ lục

Ngày đăng: 15/03/2024, 12:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w