1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận văn học cổ đại trung quốc (tiên tần – tần hán – nguỵ tấn nam bắc triều)

15 146 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tiên Tần là thời kỳ manh nha, hình thành và bước đầu phát triển của văn học Trung Quốc, những giá trị văn hóa được thiết lập trong giai đoạn này có ảnh hưởng sâu sắc đến các giai đoạn sa

Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 VĂN HỌC CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC (Tiên Tần – Tần Hán – Nguỵ Tấn Nam Bắc Triều) A TIÊN TẦN 1 Một số đặc điểm chung Tiên Tần là thời kỳ trước đời Tần, tức là từ khởi thủy cho đến năm 221 TCN, trước khi Tần Thủy Hoàng Đế thống nhất Trung Quốc Tiên Tần là thời kỳ manh nha, hình thành và bước đầu phát triển của văn học Trung Quốc, những giá trị văn hóa được thiết lập trong giai đoạn này có ảnh hưởng sâu sắc đến các giai đoạn sau Văn hóa thời Tiên Tần mang tính tổng hợp, văn học chưa hoàn toàn thoát ly khỏi văn hóa nên các tác phẩm văn học Tiên Tần không có sự phân biệt rạch ròi mà thường kết hợp giữa văn – sử – triết, thi – nhạc – vũ Các tác phẩm văn học thời Tiên Tần thường là các sáng tác tập thể, do người đời sau thu thập và chỉnh lý thành sách nên khó mà xác định ai là tác giả ban đầu, năm sáng tác, bản sáng tác gốc 2 Quá trình phát triển của văn học Tiên Tần 2.1 Xã hội nguyên thủy: Văn học truyền miệng 2.1.1 Bối cảnh lịch sử Đây là giai đoạn đầu tiên và dài nhất của xã hội loài người Sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm, công cụ lao động bằng đá thô sơ Loài người tri thức hạn hẹp, chưa có chữ viết 2.1.2 Thể loại Thơ ca, âm nhạc, vũ đạo Vào thời kỳ này, văn học chưa hoàn toàn thoát ly khỏi văn hóa, cho nên các tác phẩm văn học không có sự phân biệt rạch ròi mà thường kết hợp giữa thi – nhạc – vũ Âm điệu và định luật trong thơ ca có nguồn gốc từ tiết tấu lao động của con người Người xưa cho rằng khi âm khí quá thịnh, thì dương khí bị tắc, không vận hành theo quy luật bình thường, sẽ làm cho tinh thần u uất, dẫn đến không thư thái, gân cốt teo co lại, khiến con người không khỏe mạnh, từ đó sáng tác ra vũ đạo để tăng cường khai thông dẫn đạo, khơi thông tích tụ, u uất Người xưa tin rằng nhạc vũ chứa đựng sức mạnh vô cùng to lớn mạnh mẽ, có thể hiệu lệnh quỷ thần, có thể dẫn đến sự cộng hưởng của thiên nhiên, gọi chim tiên thú lạ đến, làm trăm loài thú nghe thấy âm thanh mà nhảy múa, làm cho thiên hạ hài hòa yên ổn Thần thoại, truyền thuyết Thần thoại, truyền thuyết là kết quả từ sự khám phá tự nhiên của người xưa Trong xã hội tự nhiên, thiên nhiên vừa gần gũi vừa đe dọa con người, do đó đánh thức khát vọng khám phá, lý giải và chinh phục thiên nhiên 1 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 Thần thoại, truyền thuyết ra đời từ nhu cầu giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội của người cổ đại Người nguyên thủy với khả năng tư duy hạn chế, không thể lý giải được các hiện tượng tự nhiên nên đã giải thích mọi thứ bằng cách quy chiếu hoạt động của thế giới tâm linh để hình thành thế giới bên ngoài Tự nhiên trong trí tưởng tượng của họ đều là do các vị thần tạo ra (thần trời, thần mưa, thần gió, thần sét, thần biển, ) Ví dụ: Thần Nữ Oa trong truyền thuyết đã tạo ra nam và nữ vì thế bà trở thành vị nữ thần cho họ kết đôi với cuộc hôn nhân Từ đó bà trở thành hình tượng quan trọng trong việc thiết lập chế độ hôn nhân, căn bản của xã hội loài người thời xưa 2.2 Xã hội nô lệ 2.2.1 Bối cảnh lịch sử Vào giai đoạn này đã xuất hiện Giáp Cốt Văn, ánh dấu bước đầu văn học từ văn học truyền miệng chuyển sang văn học viết Hình thái đầu tiên của văn học ở thời kỳ này là các bài bói, chú ngữ, điệu nhảy dùng trong nghi lễ cúng bái 2.2.2 Thể loại Thơ Tiêu biểu nhất là Kinh Thi Kinh Thi là tập thơ gồm nhiều bài thơ được sưu tầm, do Khổng Tử chỉnh lý Khi Nho giáo được đề cao, được gọi là Kinh Thi (nghĩa là tập thơ được đặt vào hàng kinh điển của Nho gia) Các tác phẩm trong Kinh Thi đều là lời ca theo âm nhạc thuộc bốn bộ phận: Quốc phong, tiểu nhã, đại nhã, tụng Khổng Tử đánh giá rất cao về Kinh Thi: “Các trò sao không học Thi? Thi có thể cảm phát tâm trí làm cho người ta phấn khởi, có thể nhận xét thấy rõ những điều hay dở của bản thân mình, có thể biết cách sống chung với quần chúng, có thể biết cách xử trí khi gặp cảnh oán hận Gần có thể ăn ở hết lòng hết sức với cha mẹ, xa có thể một lòng một dạ với quân vương Còn biết thêm nhiều tên chim muông cây cỏ” Kinh Thi vừa là tác phẩm văn học có giá trị vừa là một tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc đương thời Bộ thi thể hiện tính hiện thực, phản ánh cuộc sống giàu sang phú quý của quý tộc, đối lập với cuộc sống cực khổ của nhân dân lao động Bên cạnh đó, Nho giáo rất phát triển vào thời kỳ này, do đó mà Kinh Thi được xem là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu vào giai đoạn Tiên Tần và được các nhà Nho đánh giá cao về tác dụng giáo dục tư tưởng 2.3 Xã hội phong kiến 2.3.1 Bối cảnh lịch sử Văn học Tiên Tần chủ yếu là văn học từ thời nhà Chu trở đi Chính bối cảnh lịch sử đầy biến động của nhà Chu, đặc biệt là thời Xuân Thu – Chiến quốc, đã hình thành một giai tầng mới – tầng lớp kẻ sĩ (những tri thức có học vấn uyên bác, họ đưa ra hàng loạt các chủ trương chính trị khác nhau nhằm ổn định xã hội) Từ đó đã nảy sinh sự hưng thịnh, phát triển tư tưởng học thuật Bách gia chư tử 2.3.2 Thể loại 2 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 Tản văn Tản văn lịch sử: thuộc thể loại tự sự Tác phẩm tiêu biểu là Tả truyện của Tả Khâu Minh Tản văn chư tử: thuộc thể loại thuyết lí Tiêu biểu là tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử Đây là một bộ sách ghi lại ngôn hành của Khổng Tử, có chỗ ghi lại cả hành vi lời nói của các môn đồ Khổng Tử 3 Tiểu kết Văn học tiên Tần là khởi nguồn của văn học Trung Hoa, là nền móng vững chắc cho “toà nhà” văn học Trung Quốc Tuy nhiên không phải sự mở đầu nào cũng non nớt, ấu trĩ mà giai đoạn văn học này đóng vai trò rất quan trọng, rất tiêu biểu, có ảnh hưởng đến sự phát triển của các giai đoạn văn học sau này và các nước trong khu vực B TẦN HÁN 1 Nhà Tần (221 TCN - 206 TCN) 1.1 Bối cảnh lịch sử Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất đất nước, chấm dứt tình trạng cát cứ xưng hùng của sáu nước chư hầu phong kiến, lần đầu tiên xây dựng nên một chế độ phong kiến chuyên chế tập quyền Nhà Tần ra đời đã tạo điều kiện cho sự hình thành dân tộc Hán và sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa Về chính trị, nhà Tần đã thống nhất Trung Hoa sau nhiều thập kỷ chiến tranh, tạo ra sự ổn định chính trị và đơn nhất hóa quyền lực Về kinh tế, buôn bán chịu sự hạn chế nghiêm ngặt từ các chính sách sưu thuế nặng nề, mà giao thương hàng hoá là một trong những con đường chính giúp cho việc trao đổi văn hóa thuận lợi giữa các vùng miền, các nước lân cận, việc này đã khiến cho Về văn hoá, triều đình nhà Tần đã thực hiện một loạt cải cách lớn về văn tự, thống nhất và chuẩn hóa hệ thống chữ viết, dùng chữ tiểu triện và chữ lệ tương đối đơn giản, thuận tiện thay cho chữ cổ vừa phức tạp lại không thống nhất Việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển văn hóa và học thuật sau này Hàng trăm trường phái tư tưởng bao gồm Nho gia, Đạo gia, Pháp gia nở rộ trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc, tuy nhiên, sau khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi vào năm 221 TCN, ông và cận thần của mình quyết định cai trị với một triết lý duy nhất là Pháp gia và đàn áp các trường phái tư tưởng khác Một trong những chính sách đàn áp nổi bật thời đó là đốt sách chôn nho, Tần Thuỷ Hoàng ra lệnh đốt bỏ hết các bộ sách cổ quý giá, kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ sách sẽ bị phạt nặng, văn hoá và học thuật bị tàn phá nghiêm trọng 1.2 Đặc điểm văn học Trong việc cai trị đất nước, vua Tần dùng quan lại làm thầy, đốt sách, sách nhiễu các nho sĩ, đồng thời thực hiện chính sách chuyên quyền văn hóa hà khắc và ngu dân, áp dụng tư tưởng độc tôn pháp gia khiến cho con đường phát triển văn học triều Tần gặp nhiều khó khăn, không nhận được nhiều quan tâm, việc tích lũy tinh hoa văn học dưới thời nhà Tần chưa có gì nổi bật, phong phú Chỉ có một số tác phẩm được lưu truyền như chiếu chỉ, kỷ niệm, văn bản pháp luật 3 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 và bia đá, tuy có phong cách và đặc điểm riêng nhưng nội dung tổng thể lại hạn hẹp và ít tài năng văn chương, nhà văn thành đạt nhất chỉ có Lý Tư 1.3 Thể loại Dưới thời vua Tần, thể loại văn học chủ yếu được sáng tác là văn xuôi, vì định hướng của triều đình nhà Tần coi trọng luật pháp hơn giáo dục sách vở, nên đa phần các tác phẩm thuộc dòng văn xuôi chính luận, chủ yếu bàn về những vấn đề chính trị quan trọng đương thời, như tường trình các chính sách của quan lại, biện pháp củng cố quyền lực nhà vua, sức mạnh quốc phòng, Xét về sự gọn gàng, hài hoà trong cách diễn đạt, sự trôi chảy của âm vần, âm điệu, thể loại được nhận xét là tiền thân của tiểu luận chính trị nhà Hán 2 Nhà Hán (206 TCN - 220) 2.1 Bối cảnh lịch sử Nhà Tần dưới ách cai trị tàn bạo đã ra sức bóc lột, vắt kiệt sức lực, ép người dân khổ sở muôn phần dẫn đến nỗi oán hận trong lòng nhân dân ngày một lớn, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi Hạng Võ và Lưu Bang đã dựa vào các lực lượng khởi nghĩa để lật đổ nhà Tần, sau cuộc phân tranh Sở - Hán, Lưu Bang đã đánh bại Hạng Vũ, lên ngôi hoàng đế, lập nên triều đại nhà Hán Nhà Hán bắt đầu từ năm 206 TCN, chia làm hai thời kỳ: Tây Hán (206 TCN - 8) và Đông Hán (25 - 219), giai đoạn giữa là triều đại nhà Tân (9 - 23) do Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán lập nên Về chính trị, nhà Hán sau khi ổn định trật tự xã hội đã ra sức xây dựng đất nước, mở rộng quy mô lãnh thổ và ảnh hưởng, tiến hành thôn tính các bộ lạc du mục để có được đồng minh mới và nguồn cung bổ sung cho quân đội Sự hình thành một quốc gia trung ương tập quyền khiến cho các văn nhân thi sĩ đời Hán có tầm nhìn xa rộng hơn, từ đó cho ra đời các tác phẩm lớn Về kinh tế, thời kỳ này kinh tế phát triển khá ổn định, mạnh mẽ với sự tăng trưởng chưa từng có tiền lệ của dân số, quy mô thành thị, thủ công nghiệp phát triển kích thích hoạt động giao thương, các thành thị buôn bán ngày một nhiều Sự tăng trưởng kinh tế đã làm gia tăng sự giàu có và lớn mạnh của một số gia đình và công chúng, và điều này đã tạo ra một tầng lớp người có thể tài trợ và ủng hộ các hoạt động văn học Về văn hoá, nhà Hán sau khi lên nắm quyền cai trị đã nỗ lực cho tìm kiếm, thu gom lại các cuốn sách đã bị đốt Độc tôn Nho giáo, học thuyết Nho của Đổng Trọng Thư (từ Đông Hán trở đi) được coi là hệ tư tưởng chính thống Giai cấp thống trị đã áp dụng một loạt các biện pháp có lợi cho sự phát triển của văn học, thêm vào đó là sự tăng cường sức mạnh đất nước, sự tiến bộ xã hội, đã khiến văn học dưới thời Hán đạt được thành tựu nhất định Tư tưởng sáng tác của các tác giả, số lượng, chủng loại tác phẩm đều đạt đến mức độ hoàn thiện, trình độ nghệ thuật đều rất đáng chú ý Văn học thời Hán trên nhiều phương diện tinh thần, quan điểm thẩm mỹ, hình thức đều đã lưu lại tinh hoa muôn đời cho hậu thế 2.2 Đặc điểm văn học Thời đại nhà Hán chính là thời đại mà giá trị văn hoá bắt đầu được coi trọng Văn học đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân, số lượng các tác phẩm rất dồi dào 4 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 Văn học nhà Hán phản ánh tinh thần Nho giáo, với tư tưởng tôn giáo và đạo đức làm chủ yếu Các tác phẩm văn học thường tập trung vào việc khuyến khích đạo đức, xây dựng gia đình hạnh phúc, trách nhiệm chính trị, và quan tâm đến lợi ích của cộng đồng Văn học nhà Hán còn là sự kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo, văn học Hán đã kế thừa và phát triển từ các triều đại trước đó, nhưng cũng mang những yếu tố sáng tạo riêng Các tác phẩm tiểu thuyết, truyện kỳ, và thơ ca được sáng tác theo phong cách và hình thức mới, đồng thời giữ được tinh thần và giá trị truyền thống Văn học thời kỳ này thường mang tính lịch sử, kể lại và ghi chép về các sự kiện, triều đại, và nhân vật quan trọng của thời kỳ Hán Các tác phẩm văn học thường phản ánh cuộc sống hàng ngày, sự phát triển xã hội, và những câu chuyện hư cấu dựa trên sự thật lịch sử Thể loại rất đa dạng, phong phú, bao gồm ca dao, truyện kỳ, tiểu thuyết, bài viết mang tính triết học và thơ ca Các nhà văn và học giả của thời kỳ này đã khai thác và phát triển các thể loại văn học này để thể hiện tài năng sáng tác và truyền đạt thông điệp của mình Văn học Hán đã có tầm ảnh hưởng rất lớn không chỉ trong lịch sử Trung Quốc, mà còn trong văn hóa châu Á nói chung Các tác phẩm văn học nhà Hán đã được sao chép và truyền bá trong suốt hàng thế kỷ, góp phần vào việc xây dựng cơ sở văn hóa và tri thức của Trung Quốc và các quốc gia ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa 2.3 Thể loại Đời nhà Hán xuất hiện nhiều thể loại văn học mới đặt nền móng cho đời sau, những thể loại đáng chú ý gây tiếng vang thời này gồm có phú, thi ca nhạc phủ, sử ký 2.2.1 Phú Hán phú là hình thức văn học điển hình nhất thời Hán, nằm trung gian giữa thơ ca và văn xuôi, là loại văn yêu cầu từ ngữ trau chuốt, truyền tải tư tưởng rõ ràng, chủ yếu miêu tả tỉ mỉ sự uy nghiêm, tráng lệ của cung điện, cảnh sinh hoạt hoàng gia, các cuộc tuần du, săn bắn của nhà vua Phú là thể văn hợp với công việc làm vui lòng bề trên, không cần ý tứ quá thâm sâu, chỉ cần lời lẽ bóng bẩy, du dương, vì thế rất được ưa chuộng Vương triều nhà Hán phát triển toàn đến cực thịnh, thêm kẻ thống trị đề xướng, Hán phú cũng bắt đầu tiến vào thời kì hưng thịnh, xuất hiện Hán phú danh gia Tư Mã Tương Như Trong 6 bài phú nổi tiếng lưu danh còn sót lại của ông, hai bài Tử hư phú và Thượng lâm phú là sáng tác tiêu biểu nhất, đã xác lập nên cấu trúc một bài phú điển hình Các tác giả sau này đã dựa vào thể thức của hai bài phú này làm mẫu, chỉ thay đổi ngôn từ và đề tài Những bài phú đã thể hiện đầy đủ lãnh thổ rộng lớn, các đô thị phồn vinh, kiến trúc cung đình tráng lệ, những thành tựu về văn hoá và quân sự của nhà Hán Vì phải tuân theo yêu cầu ngôn từ hoa mỹ nên số lượng từ mới rất dồi dào, từ đó đã làm phong phú thêm kho tàng từ vựng sáng tác, nhiều từ ngữ, câu cú mới được ra đời, nhiều bài văn, bài thơ ra đời sau năm Kiến An đều lấy cảm hứng từ Hán phú về ngôn từ, phép tu từ và nghệ thuật kể chuyện Sự phát triển của Hán phú cũng đóng vai trò nhất định trong việc thúc đẩy sự hình thành các quan niệm văn học, thời nhà Đông Hán cũng bắt đầu tách văn học ra khỏi các ngành học thuật nói chung, trải qua quá trình thảo luận và tìm hiểu về các đặc điểm của văn học, khái niệm văn học ngày càng trở nên rõ ràng hơn 5 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 2.2.2 Thi ca Nhạc phủ Thành tựu cao nhất về văn học thời Hán không chỉ có Hán phú mà còn có thi ca Nhạc phủ, thi ca có lịch sử lâu đời, từ thời cổ đại đã có địa vị quan trọng Vua Hán tôn sùng Nho học, nên rất tự nhiên chú trọng phát triển thi ca, trong đó chính sách quan trọng nhất là phát triển cơ cấu âm nhạc - Nhạc phủ Buổi đầu, nhạc phủ được dùng trong trong dịp lễ tế, hoặc để ca tụng và giúp vui cho đế vương Về sau, do nó phô diễn được ý thức, tình cảm của đủ loại giai cấp, nhất là giai cấp nông dân (vì những bài dân ca được tuyển chọn nhiều nhất), bởi thế, ngoài vai trò trên, nó còn là một thể loại sáng tác, một lối “hát xướng” được nhiều giới yêu chuộng Thi ca Nhạc phủ được xem là sáng tác từ dân gian, có sức sống mãnh liệt, thông tục dễ hiểu, trong sáng tự nhiên, phản ánh hiện thực cuộc sống, châm biếm kẻ thống trị, biểu đạt tình cảm chân thực của quần chúng nhân dân lao động, nên có địa vị cao trong văn học sử Trung Quốc, thường được ví là Kinh thi thời Hán Thi ca Nhạc phủ đã góp phần tạo dựng và hoàn thiện thể thơ năm chữ, nó không chỉ ảnh hưởng đến việc sáng tác thơ năm chữ của giới tri thức thời Đông Hán mà còn trực tiếp đặt nền móng cho sự phát triển của thơ ca Kiến An Kể từ khi có Nhạc phủ cho đến thời kì cận đại, lúc nào cũng có những sáng tác mô phỏng Nhạc phủ, từ đó đã tạo nên một loại thơ đặc biệt trong lịch sử thơ ca Trung Quốc 2.2.3 Sử ký Việc ghi chép sử ở Trung Quốc có từ rất sớm, thời nhà Chu đã xuất hiện chức vị quan sử, song các công trình đó chưa thể trình bày lịch sử Trung Quốc một cách hoàn chỉnh, chỉ ghi chép một số sự kiện trọng đại, một số khu vực và thời đại Năm 106 TCN, Tư Mã Thiên nối nghiệp cha làm Thái sử lệnh và bắt đầu viết Sử ký - bộ thông sử đầu tiên và đồ sộ nhất của Trung Quốc, ghi chép toàn bộ lịch sử từ đời Hoàng đế (2689 TCN - 2597 TCN) đến niên hiệu Thái Sơ đời Hán Vũ Đế (104 TCN - 103 TCN) Sử ký là hệ thống sách sử hoàn chỉnh đầu tiên do một cá nhân biên soạn, toàn bộ sách có 130 quyển, hơn 52 vạn chữ Bộ Sử ký đã tổng kết được lịch sử mấy ngàn năm trước thời Hán Vũ Đế, miêu tả được bộ mặt tinh thần của các nhân vật đủ mọi tầng lớp trong xã hội Tư Mã Thiên đã nghiêm khắc phê phán hoặc hết lời ca ngợi những nhân vật đó Những nhân vật bị lên án trong Sử ký như những tên quan lại tàn ác đều bị người đời sau khinh bỉ, phỉ nhổ Những nhân vật được tác phẩm ca ngợi như Hạng Vũ, Tín Lăng quân, Hầu Doanh, , đều được tri thức đời sau hâm mộ.Sử ký có địa vị rất cao trong lịch sử văn học, có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với đời sau, đặc biệt là ảnh hưởng đối với việc sáng tác tiểu thuyết Tác phẩm đã mở đầu một phong cách văn học mới, là truyện ký lịch sử, sau này Trung Quốc trở thành nước viết nhiều truyện lịch sử nhất thế giới Một số nhân vật, cốt truyện, chi tiết là kho đề tài vô tận cho nghệ thuật văn học đời sau 3 Tiểu kết Văn học Tần Hán là một giai đoạn đặc biệt và quan trọng của văn học Trung Quốc, với sự đa dạng thể loại, khám phá tri thức và triết lý, chú trọng vào sự thực tế, phong cách tinh tế và sáng tạo, và tầm ảnh hưởng lâu dài 6 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 C NGỤY TẤN NAM BẮC TRIỀU 1 Bối cảnh lịch sử chung Về xã hội Ông Tông Bạch Hoa từng viết trong cuốn Mĩ học tản bộ: “Cuối thời Hán, Ngụy, Tấn và Lục triều là những thời kỳ chính trị, xã hội hỗn loạn nhất ở Trung Quốc Xã hội hỗn loạn dẫn đến tư tưởng không có sự chuyên nhất.” Trong suốt lịch sử thăng trầm của các triều đại Trung Quốc cổ đại, có hơn 30 triều đại lớn nhỏ được thành lập và sụp đổ trong vòng chưa đầy bốn trăm năm Chiến tranh liên miên đã dẫn tới tình trạng hỗn loạn chính trị, dân số thời kì này đã giảm đi 80% làm cho văn học đã xuất hiện nhiều chủ đề phản ánh sự loạn lạc Về kinh tế Trong thời Ngụy Tấn, việc thôn tính đất đai trở nên nghiêm trọng mang lại quyền lực kinh tế mạnh mẽ cho giới quý tộc Những gia đình quý tộc này kiểm soát xã hội, chính quyền mạnh mẽ dẫn đến tình trạng lũng đoạn về chính trị Vì vậy văn học thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ của bình dân với quý tộc Sự ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo Tư tưởng văn học của thời kì này có thể được tóm tắt là: Sự trỗi dậy của huyền học, sự du nhập của Phật giáo và sự hồi sinh của Đạo giáo Vào thời nhà Ngụy, nhà Tấn và Lục triều, mặc dù việc giải phóng con người trên lĩnh vực tư tưởng đã dẫn đến sự bác bỏ truyền thống Nho giáo tuy nhiên những quan niệm Nho giáo truyền thống vẫn còn Tuy nhiên vào thời này, một số nhà tư tưởng đã cố gắng thay đổi Nho giáo ở thời nhà Hán, dung hòa Nho giáo và Đạo giáo tạo nên Huyền học Họ cố gắng từ bỏ sự áp bức tinh thần do Nho giáo của nhà Hán gây ra, nhảy sang một thái cực khác, đó là mơ ước thoát khỏi ảnh hưởng của xã hội đối với con người và theo đuổi tự do, độc lập Vì vậy, các tác giả của thời kì này theo đuổi chủ nghĩa cá nhân và văn chương duy mỹ Văn chương đã trở nên mang tính tự giác, ý thức con người tạo nên ý thức văn chương 2 Đặc điểm văn học Văn học Ngụy Tấn Nam Bắc Triều kéo dài khoảng 400 năm và trải dài qua 4 giai đoạn: Văn học Kiến An, văn học Chính Thực, văn học nhà Tấn và văn học Nam Bắc Triều 2.1 Văn học Kiến An (thời Tam quốc 196 – 220 SCN) 2.1.1 Bối cảnh lịch sử Văn học Kiến An ra đời vào cuối thời Đông Hán, đó là thời kỳ hỗn loạn và chia rẽ chính trị nhất trong lịch sử Trung Quốc, mâu thuẫn xã hội gay gắt Trong bối cảnh đó, văn học Kiến An nổi lên theo yêu cầu của thời đại và trở thành xu hướng chủ đạo của thế giới văn học lúc bấy giờ Nho giáo bị lung lay khiến các nhà văn có niềm yêu thích mãnh liệt với văn học, văn học bước vào thời đại tự ý thức, sự giải phóng tư tưởng văn nhân và theo đuổi sự tự giác đã thúc đẩy giới văn nhân bộc lộ tài năng của mình 7 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 2.1.2 Thể loại Thành tựu chính của văn học Kiến An là thơ năm chữ Thơ của văn học Kiến An kế thừa và phát triển tinh thần chủ nghĩa hiện thực của Thi ca Nhạc Phủ nhà Hán Tức văn học có tác dụng phản ánh hiện thực xã hội, bên cạnh đó thông qua việc phản ánh sự hỗn loạn của thời đại để thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả Vì vậy thơ Kiến An là sự kết hợp giữa tính hiện thực và trữ tình Ngoài ra, thơ Kiến An đã có những thay đổi mang đặc trưng riêng của mình Thơ Kiến An không giữ lại phong cách thơ miêu tả cuộc sống cung đình thời nhà Hán, cũng không giữ lại màu sắc tươi mới, trong sáng mà chuyển sang phong cách nghệ thuật phóng khoáng buồn bã Thơ ngũ ngôn phát triển là vì như học giả Nguyễn Hiến Lê nói: “Trong tình cảnh hỗn độn ấy, văn nhân không còn nhàn để đẽo gọt câu văn, không còn dùng phú để ca tụng vua chúa nữa, mà hay viết thơ ngũ ngôn (cổ phong) để than thở cho thân thế hoặc miêu tả cảnh thăng trầm trong xã hội, cho nên thi ca chiếm địa vị của phú, vì thơ dễ diễn tả tình cảm hơn phú.” 2.1.3 Chủ đề Văn học Kiến An ra đời trên sự sụp đổ của nhà Hán và sự lung lay của Nho giáo nên nó đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến xã hội và con người, phản ánh chân thực hiện thực xã hội cuối thời nhà Hán cũng như tư tưởng tình cảm của giới nhân văn Miêu tả hiện thực xã hội đen tối, những cuộc đời bi thảm trong chiến tranh, khát vọng thống nhất đất nước, ca ngợi cuộc sống hoà bình và mưu cầu một tương lai tốt đẹp hơn Thời kì văn học Kiến An là thời kì tự giác trong văn học, con người được phản ánh không chỉ có vai trò nghĩa vụ xã hội mà còn có sở thích cá nhân, cuộc sống riêng tư Vì vậy, văn học cũng thể hiện được triết lý về cuộc sống hay lý tưởng, hoài bão của tác giả trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ 2.1.4 Đại diện tiêu biểu Tam Tào: Tào Tháo, Tào Phi, Tào Thực Tào Tháo là nhà văn kiệt xuất của văn học Kiến An, là người khai sáng phong khí mới cho văn học Kiến An, Tào Phi chiếm địa vị quan trọng trong thơ thất ngôn, Tào Thực là người đầu tiên ra sức sáng tác thơ ngũ ngôn, đưa thơ ngũ ngôn lên tầm cao mới chưa từng có 蒿里行 Hao Lí Hành (Tào Tháo) là một bài thơ ghi lại sự kiện quân Quan Đông tấn công Đổng Trác, phê phán hiện tượng quân Quan Đông chỉ quan tâm tranh giành quyền lực và chém giết lẫn nhau, bày tỏ sự cảm thông với những người dân đang gặp hoàn cảnh khốn cùng Thơ của Tào Tháo gắn liền với đời sống và những trải nghiệm chân thực, vì vậy người ta nói đọc thơ của Tào Tháo như đọc một bản lịch sử ngắn gọn về cuối nhà Hán 2.2 Văn học Chính Thực (cuối thời nhà Ngụy 240 – 249) 2.2.1 Bối cảnh lịch sử Sau khi nhà Tư Mã lên nắm chính quyền thì ra lệnh giết những người bất đồng ý kiến Địa vị của giới quý tộc ngày càng được củng cố, để che đậy hành động của mình, họ lại hết sức đề cao lễ nghĩa Nho giáo, dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng về mặt đạo đức khiến nỗi đau tinh thần của tầng lớp trí thức trở nên đặc biệt gay gắt và sâu sắc, nhiều nhà văn đã chết trong cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt này, lí tưởng chính trị của các nhà văn bị suy sụp và vỡ mộng 8 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 Vì vậy, dưới tình hình chính trị như thế này, giới trí thức dễ gặp nguy hiểm và tai họa, lui về sống ẩn dật, lấy rượu làm thú vui là lựa chọn duy nhất của họ Đồng thời, trong thời kì này, huyền học trở nên phổ biến, chứa đựng tinh thần đi tìm chân lý trước các hiện tượng xã hội, thoát khỏi lối suy nghĩ cứng nhắc, mê tín Quyền tự do tinh thần của Trang Tử nhấn mạnh cũng được các nhà huyền học coi trọng, huyền học đã không những trở thành tư tưởng trong đấu tranh chính trị, mà còn là phương tiện để giới trí thức thỏa mãn ham muốn của mình 2.2.2 Thể loại Thơ Đặc điểm thơ Chính Thực là ủng hộ tư tưởng của Lão Trang Do môi trường lịch sử, xã hội cụ thể và sự tìm tòi không ngừng của nhà văn trong nghệ thuật thơ, thơ ngũ ngôn đã hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của Thi ca Nhạc phủ, làm phong phú thêm kỹ năng diễn đạt của thơ ngũ ngôn Mặt khác bởi vì tình hình chính trị nên thơ Chính thực thường sử dụng những hình ảnh trừu tượng để vạch trần, chế giễu thói đạo đức giả Thơ chính thực chia thành hai trường phái của hai nhóm tác giả với phong cách nghệ thuật khác nhau: Thơ của Hà Yến, Vương Bật: đề cao Đạo Giáo, rời xa thực tế, không kế thừa truyền thống văn học Kiến An Thơ của Nguyễn Cơ, Kỷ Khang: kế thừa văn học Kiến An, thể hiện đặc điểm của thời đại Thơ của họ có nội dung sâu sắc hơn, kỹ thuật nghệ thuật tinh xảo hơn và thành tựu của họ vượt xa trường phái thơ của Hà Yến và Vương Bật 2.2.3 Chủ đề Thơ ca lúc này rất khác so với văn học Kiến An, những tác phẩm phản ảnh nỗi đau khổ của người dân và bày tỏ khát vọng cao cả ít đi Thay vào đó, các nhà thơ đã dùng hình ảnh trừu tượng để thể hiện cảm xúc mãnh liệt của mình, cảm giác lo lắng, buồn bã, hoảng loạn trước hiện thực cuộc sống Ngoài ra, văn học còn châm biếm sự trụy lạc, suy đồi, tàn ác của giới cầm quyền, phê phán lễ nghi và thói đạo đức giả của Nho giáo, tuy nhiên những tác phẩm này thường không trực tiếp miêu tả cụ thể về nhân vật, sự kiện mà chủ yếu thể hiện những thăng trầm do sự kiện lịch sử gây ra Văn học còn thể hiện mong muốn thoát khỏi hiện thực cuộc sống, lui về sống ẩn dật, tôn sùng tự nhiên của các tác giả 2.2.4 Đại diện tiêu biểu Trúc lâm thất hiền, tiêu biểu Nguyễn Cơ và Kỷ Khang Không thể không nhắc đến bức thư 与山巨源绝交书 (Thư đoạn tuyệt quan hệ với Sơn Cự Nguyên) của nhà văn Kỷ Khang Bức thư này được viết sau khi biết tin Sơn Đào (山涛) muốn tiến cử ông từ Tào Lang về làm tướng quân ở Trung Lang, trong thư bác bỏ đề nghị của Sơn Đào, chỉ ra bản chất con người đều có ưu điểm riêng, bản thân ông vốn lười biếng không thể bị phép tắc xã giao kiềm chế, ràng buộc Đồng thời việc ông nhấn mạnh việc tôn sùng tự nhiên không chỉ là coi thường lễ nghi thế tục của tư tưởng Nho giáo mà còn thể hiện sự ngưỡng mộ của ông đối với tư tưởng của Lão Trang Tác phẩm này trở nên nổi tiếng vì nó phản ánh được 9 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 thái độ của Kỷ Khang nói riêng cũng như những Văn nhân thời bấy giờ nói chung, có xu hương rời xa chính trị hỗn loạn lựa chọn lối sống ẩn dật, trở về với thiên nhiên 2.3 Văn phong triều đại nhà Tấn (thời kì hưng thịnh từ năm 280 – 289) 2.3.1 Bối cảnh lịch sử Về chính trị, có hai giai đoạn lịch sử của nhà Tấn Nhà Tây Tấn là sự kế tục của Tào Ngụy sau khi Tư Mã Viêm chiếm quyền lực Nhưng sau đó bị rơi vào một cuộc nội chiến và cuộc xâm lược của Ngũ Hồ Các quốc gia nhỏ này đánh lẫn nhau và với nhà Tây Tấn Sau Khi Tây Tấn bị lật đổ, một số quan liêu chạy về phía nam đưa Tư Mã Duệ lên ngôi vua lập ra nhà Đông Tấn Chính những biến động đó, huyền học phát triển mạnh mẽ, như một cái hầm trú cho các trí thức lẩn trốn hiện thực Do sức ép của của chính trị và sự lẩn trốn của các tầng lớp tri thức, các tác phẩm không còn mang tính hiện thực như thời kỳ văn học Kiến An Thời Tây Tấn tuy vẫn còn dư âm của văn học Kiến An, nhưng phần lớn các nhà văn coi trọng hình thức và kỹ xảo Thời Tây Tấn, không có sự bắt buộc khuyến khích theo tư tưởng tôn giáo nào Đạo giáo đã trở nên thịnh hành và mang tư tưởng vạn vật thuận theo tự nhiên, thoát khỏi sự ảnh hưởng của Nho giáo kinh điển và bước vào con đường văn học tự giác Phản đối sự xâm phạm của luật pháp đến bản chất con người Một mặt, các học giả thời Tây Tấn không hòa nhập được với môi trường tư tưởng thoải mái và đa dạng, bị thúc đẩy bởi những ham muốn như danh vọng và vật chất, họ hướng quan điểm của mình về cuộc sống đời thường tầm thường Vì vậy, xuất hiện nhiều tác phẩm về cuộc sống gia đình, vợ chồng, con cái,… Đến thời Đông Tấn, Huyền học hòa nhập với Phật Giáo Vì vậy, tư tưởng của các nhà văn cũng có sự thay đổi, tư tưởng thỏa hiệp với cái ác, không thích đầu tranh Đặc sắc nhất là những bài thơ về tiền nhân, thơ phong cảnh 2.3.2 Thể loại Thơ Đặc điểm của thơ thời kỳ này là thơ ca trở thành bài giảng triết học duy tâm, đầy tính thuyết giáo, khô khan Đa số là chủ nghĩa hình thức và thơ huyền ngôn Nguyên nhân chính những biến động về lịch sử, làm cho các sĩ tử thời bây giờ chán nản, lẩn tránh hiện thực, họ theo huyền học như để quên đi sự tàn khốc của hiện tại, đem nỗi nhung nhớ, mong ước vào những bài thơ Phê bình văn học Chính vì những sáng tác của văn học thời kỳ này xem trọng chủ nghĩa hình thức, xem trọng thẩm mỹ Song song đó, điều tất yếu phê bình văn học cũng sẽ phát triển Tuy các nhà phê bình thời Tấn thường bất mãn với những khuynh hướng này nhưng lại có lúc không tránh khỏi hùa theo không khí đó Văn biền ngẫu Văn biền ngẫu khá thịnh hành trong thời kỳ này Văn biền ngẫu thường sử dụng các yếu tố đối ngẫu, trái ngược nhau để tạo thành những cặp câu có tính liên kết, chặt chẽ về mặt bố 10 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 cục Văn biền ngẫu không phải là thơ, bởi một vế có thể gồm nhiều chữ, số lượng linh hoạt, nhưng vế sau lại yêu cầu một sự đối đáp theo quy luật Phong trào biền ngẫu ấy chịu ảnh hưởng của đạo Phật Văn nhân nhiều người ngày nào cũng gõ mõ tụng kinh mà khi tụng thì phải tiếng bổng tiếng trầm, rồi khi đọc văn, họ quen miệng, cũng ngâm nga và muốn văn dễ ngâm thì họ phải viết sao cho có vần, có điệu Thời này văn biền ngẫu chú trọng đến 4 thanh (bình, thượng, khứ, nhập) để câu văn thêm nhạc 2.3.3 Chủ đề Thơ ca thời kỳ này cực coi trọng tính thẩm mỹ, câu từ cầu kỳ, sử dụng nhiều điển tích, phần đông ủy mị Chủ đề chủ yếu là kể về những câu chuyện cuộc sống thường ngày, nỗi niềm của các nhà thi sĩ, rất ít bài thơ hùng hồn, đối diện với hiện thực ở thời kỳ này 2.2.4 Đại diện tiêu biểu Tạ Linh Vân (谢灵运) cha đẻ của phong cách thơ mới – thơ phong cảnh Tác phẩm nổi tiếng của ông là Đăng Trì Thượng Lâu (登池上楼) vừa miêu tả cảnh vật một cách rõ ràng những cũng đồng thời thể hiện tâm trạng của nhà thơ Tạ Linh Vân rất giỏi miêu tả tỉ mỉ, đưa thơ Trung Hoa từ việc bày tỏ tâm tư, khát vọng đến miêu tả cảnh vật, truyền tải cảm xúc, lồng ghép cảnh vật và bắt đầu chú ý đến việc miêu tả âm thanh, màu sắc Ông đã dùng thơ để giải quyết muộn phiền trong nội tâm, ông nghiên cứu Phật giáo và khao khát lý thuyết Phật giáo nên ông lồng ghép những quan điểm, quan niệm cuộc sống vào thơ phong cảnh để tăng thêm nội hàm cho bài thơ Ngoài ra, ông còn giỏi vận dụng những nhận xét huyền học để tăng thêm chiều sâu cho thơ, đây là di sản của thời đại, có thể nói thơ ông mang đậm chất thời đại Vì vậy, người đời sau đã nhận xét về thơ của ông như thế này: “Cảm xúc phải cực kỳ đẹp mới diễn tả được sự vật, ngôn từ phải cạn kiệt mà theo đuổi cái mới” 2.4 Văn học Nam Bắc Triều Trong thời kì này, lãnh thổ Trung Quốc bị chia cắt hai miền Nam Bắc Bắc triều kế thừa Ngũ Hồ thập lục quốc, là triều đại tân hưng Hồ – Hán dung hợp, chính vì vậy liên tục có mâu thuẫn giữa các dân tộc, chiến tranh không dứt, các giai cấp đối lập, còn Nam triều khá ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển ổn định Nhân khẩu Trung Nguyên từ thời loạn Hoàng Cân và loạn Vĩnh Gia đã liên tục dời về phương nam, mang theo sức lao động và kỹ thuật sản xuất, thế nên khu vực Giang Nam phồn vinh hơn, khiến cho kinh tế Trung Quốc chuyển dịch về phương nam Đó là lý do tại sao văn học của Nam triều đạt được nhiều thành tựu hơn so với văn học Bắc triều 11 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 2.4.1 Nam triều Văn học Nam triều là chỉ văn học của 4 triều: Tống, Tề, Lương Trần 2.4.1.1 Chủ đề văn học Chủ đề sáng tác văn học lúc này trở nên rất đa dạng, chủ đề phong cảnh, điền viên, du tiên, cung đình và biên tái đều đã xuất hiện, đặt nền móng cho sự phát triển văn học sau này Đồng thời, văn học Nam triều thoát khỏi sự ràng buộc của triết học, đạo đức, phát triển độc lập (tách ra khỏi lĩnh vực học thuật, có địa vị ngang hàng với Nho học, Huyền học và sử học), tìm tòi lý luận các vấn đề khác nhau là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của văn học thời kỳ này Văn học thời kì này chủ yếu đi theo hai xu hướng: lấy cung đình làm trung tâm để sáng tác, chủ yếu để phục vụ cho mục đích giải trí trong cung đình; hoặc tìm kiếm sự mới lạ, bày tỏ suy nghĩ, tình cảm và sở thích cá nhân trong cuộc sống đời thường (do yêu cầu phục vụ cho việc chính trị hóa đã dần yếu đi) Khuyết điểm cơ bản của văn học Nam triều là tác phẩm ít phản ánh những mâu thuẫn xã hội và đời sống nhân dân, tâm trạng chính trị của nhà văn Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là tình hình chính trị hỗn loạn, chế độ môn phiệt ngăn cản con đường làm quan của các học trò nghèo, giới quý tộc môn phiệt thống trị lĩnh vực văn học, mà đời sống các tác giả ở tầng lớp cao hưng thịnh song tư tưởng suy thoái Văn học quá chú trọng về mặt hình thức thẩm mỹ, nên sáo rỗng về mặt nội dung Thời Lưu Tống (420 – 479): Văn chương phong cảnh với diễn đạt hoa mỹ trở nên phổ biến và đạt đến một tầm cao nhất định Thời Nam Tề (479 – 502): Phong cách thơ Vĩnh Minh ra đời, đưa thơ cổ điển Trung Quốc tiến một bước lớn trong quá trình hoàn thiện vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật Thơ Vĩnh Minh bắt đề cao nhịp điệu trong thơ, ngôn từ trở nên ngắn gọn và đơn giản hơn, loại bỏ sự cứng nhắc và khó hiểu của thơ thời Lưu Tống Thời Tiêu Lương (502 – 557): Tiếp tục khám phá nghệ thuật thơ Vĩnh Minh, đồng thời xuất hiện văn học phong cách cung đình Phong cách cung đình được hình thành trong cung đình, mô tả cuộc sống cung đình, mối quan hệ nam nữ và cuộc sống ngông cuồng, đề cao tính giải trí Phong cách này dần nổi lên và thống trị giới thơ ca cho đến thời Trần Thời Trần (557 – 589): Tiếp tục phát triển phong cách thơ Vĩnh Minh, đề cao vẻ đẹp hình thức từ thời Tề, Lương, nhưng ngày càng trở nên cực đoan khiến cho các tác phẩm văn học trở nên chỉ có hình thức thẩm mỹ và sáo rỗng về mặt nội dung 2.4.1.2 Thể loại Thơ Chủ yếu miêu tả cuộc sống quý tộc, cung đình So với các thời kì trước, thơ ca thời này có xu hướng theo đuổi cái đẹp hình thức, ngày càng chú ý đến nhịp điệu trong thơ, do sự phát triển của Phật giáo và việc dịch kinh Phật đã thúc đẩy sự phát triển của âm vận học, trong quá trình dịch, người ta phát hiện ra tiếng Hán có bốn thanh điệu, từ đó họ bắt đầu điều chỉnh thanh luật trong thơ ca Tuy nhiên, vì quá tập trung vào hình thức nên nội dung dần trở nên sáo rỗng 12 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 Văn biền ngẫu Thời Nam Bắc triều, văn biền ngẫu chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong văn học, lấn át các loại văn khác như tản văn Thể loại này quan tâm tới cách luật, sử dụng điển cố Nội dung phần nhiều thoát ly sinh hoạt thực tế, biểu đạt một chút phú quý nhàn sầu Nhìn chung văn biền ngẫu chỉ chú trọng về hình thức Nhược điểm lớn nhất của nó là rất gò ép trong diễn tả tư tưởng, tình cảm Cũng bởi đây là thời kì theo đuổi tính thẩm mỹ, khám phá vẻ đẹp hình thức của thơ ca nên thể loại trở nên phổ biến hơn hết Tiểu thuyết Chịu ảnh hưởng của danh sĩ thanh đàm, thúc đẩy sự xuất hiện của tiểu thuyết dật sự, có thể phân thành “tiểu thuyết chí quái” và “tiểu thuyết chí nhân” Lý luận văn học Thời Nam Bắc Triều là thời kỳ hoàng kim trong lịch sử phê bình văn học Trung Quốc, các nhà văn nổi tiếng lần lượt cho ra đời những kiệt tác, đề xuất lý luận của họ đều xuất sắc, phê bình văn học trở thành một thể loại độc lập Có thể nói, văn học không ngừng phát triển và phê bình văn học đã đánh dấu sự trưởng thành của văn học Bởi lúc này văn học đã thoát khỏi xiềng xích của Nho giáo, bắt đầu đi theo xu hướng tìm ra ý nghĩa cho sự tồn tại độc lập của nó Việc khám phá các hình thức, thanh luật trong thơ ca đã thúc đẩy sự phát triển lý luận văn học 2.4.2 Bắc triều 2.4.2.1 Chủ đề văn học Nếu văn học Nam triều mang thiên hướng hoa lệ tinh tế, thì phong cách Bắc triều mang thiên hướng hào phóng thô khoáng Các tác phẩm của Bắc triều thiên về chủ nghĩa hiện thực hơn là lãng mạn, thường miêu tả và phản ánh đời sống hiện thực của nhân dân Vì miền Bắc chiến tranh liên miên, tình hình chính trị rối ren khiến cho đời sống nhân dân bấp bênh Đồng thời, các dân tộc sống ở đây vốn đến từ phương Bắc, đã quen với cuộc sống du mục trên thảo nguyên nên tính cách và quan niệm sống cũng cởi mở hơn rất nhiều so với phương nam Bên cạnh đó, văn học miền Bắc còn chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi Nho giáo kinh điển, do giai cấp thống trị đề cao Nho giáo, thiết lập nghi lễ triều chính theo Nho giáo, nên phong cách cũng có xu hướng bảo thủ, coi trọng sự đơn giản, trung thực Ở phương Bắc, giai cấp thống trị là người từ các dân tộc khác, thiếu kinh nghiệm chính trị, do vậy đã trọng dụng thế tộc người Hán, dẫn đến việc chọn lọc vay mượn văn hóa hai bên, lâu dần hình thành nên sự kết hợp giữa các nền văn hóa Họ ưa thích văn phong của Nam triều, song vẫn tiếp thu có chọn lọc, họ ủng hộ phái lí luận, bài trừ văn học cung đình sa đọa và phù phiếm Vì vậy văn học của Bắc Triều có sự mô phỏng Nam Triều về mặt hình thức nhưng khác hoàn toàn về mặt nội dung Nhìn chung, miền Bắc không phải là mảnh đất màu mỡ để phát triển văn học vì những người biết chữ đều đã xuống phía Nam, chỉ còn lại những học giả nho giáo ở phía Bắc 2.4.2.2 Thể loại 13 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 Văn xuôi: Đơn giản và tập trung vào lợi ích chính trị bởi các triều đại phương Bắc cai trị bằng Nho Giáo đòi hỏi văn chương phải có tính thực tiễn và lợi ích chính trị Đời sống được phản ánh trong văn xuôi Bắc triều luôn có tính tích cực, mạnh dạn và lành mạnh Văn biền ngẫu: Có học hỏi kỹ năng sáng tác văn biền ngẫu của Nam Triều, tuy còn non nớt nhưng đã tạo nên nét độc đáo của văn xuôi Bắc Triều 3 Tiểu kết Văn học Nam triều phát triển khá mạnh, mà văn học Bắc triều lại không có quá nhiều thành tựu nổi bật, tương đối nghèo nàn, có thể nói là tụt hậu rất nhiều so với văn học Nam triều Văn học Nam triều chủ yếu là thơ và văn biền ngẫu, tính trữ tình cao, hình thức hoa mỹ, tao nhã, trong khi đó văn học Bắc triều tuy có học tập phong cách sáng tác của Nam triều, nhưng lại chú trọng giá trị thực tiễn trong các tác phẩm hơn, nổi bật nhất là thể loại văn xuôi với lối viết phóng khoáng, mạnh mẽ, từ ngữ súc tích, lối viết đơn giản, ngắn gọn 14 Văn học Trung Quốc-03 Nhóm 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Hiến Lê, Đại cương văn học sử Trung Quốc, NXB Trẻ, 1997 2 TS Trần Lê Hoa Tranh, Giáo trình Lịch sử Văn học Trung Quốc, Khoa Ngữ văn và Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, 2001 3 TS Nguyễn Đình Hảo, TS Nguyễn Thanh Châu, Giáo trình Văn học Trung Quốc, Trường Đại học Đà Lạt, 2005 4 Phùng Hoài Ngọc, Giáo trình Văn học Trung Quốc, Khoa Sư phạm, Đại học An Giang, 2011 5 Lê Huy Tiêu, Lương Duy Thứ, Lịch sử Văn học Trung Quốc tập 1,2, NXB Giáo dục, 2007 6 罗世琴,试论魏晋南北朝时期音乐与文学关系的变迁,中国政府大学学报,2011 LINK THAM KHẢO 1 https://davukhuc.wordpress.com/2015/07/12/183/ 2 https://www.zgbk.com/ecph/words?SiteID=1&ID=86072&SubID=44198 3 http://www.cllc.gxnu.edu.cn/gdwx/2472/listm.htm 4 https://nguoikesu.com/nhan-vat/nha-tan 5 https://bom.so/WQHZwa 6 https://bom.so/Zr1okI 7 http://renxueyanjiu.com/index.php?m=content&c=index&a=show&catid=63&id=2109 8 http://www.lwgsw.com/ZhongWenXiWenXueLunWen/57428.html 9 https://baike.baidu.com/item/南北朝/6417 15

Ngày đăng: 15/03/2024, 06:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w