1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên lý quản trị rủi ro ôn tập theo chương

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 560,82 KB

Nội dung

23 Trang 2 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO Câu 1: Khái niệm rủi ro và các loại rủi ro *Một số quan niệm về rủi ro: - RR là sự cố không chắc chắn xảy ra - RR

NTTH-CQ57/09.04 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO 2 Câu 1: Khái niệm rủi ro và các loại rủi ro 2 Câu 2: Phân biệt rủi ro hệ thống và phi hệ thống? VD .5 Câu 3: Phân biệt rủi ro động và tĩnh? VD 6 Câu 4: Rủi ro thuần túy là gì?Rủi ro thuần túy gồm những loại nào? VD 7 Câu 5: Phân biệt rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần túy? Ví dụ? 8 Câu 6: Phân tích các yếu tố phát sinh rủi ro? .8 Câu 7: Các quy tắc QTRR và vận dụng? 10 CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP .11 Câu 1: Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? Phân tích các nguyên tắc và vai trò của quản trị rủi ro doanh nghiệp? 11 Câu 2: Phân tích những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp? Doanh nghiệp cần có những biện pháp gì để giảm thiểu tác động của những rủi ro trên? .12 Câu 3: Trình bày quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp? Cho VD minh họa 13 Câu 4: Phân tích những rủi ro phát sinh từ nội bộ doanh nghiệp? .20 Câu 5: Phân tích yếu tố rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp? Biện pháp để quản lý rủi ro tài chính? - câu 4 22 Câu 6: Phân tích yếu tố rủi ro công nghệ đối với doanh nghiệp? Biện pháp để quản lý rủi ro cnghệ? VD - câu 4 23 Câu 7: Ptích yếu tố rủi ro nguồn nhân lực đối với dngh? Bpháp để quản lý rủi ro nguồn nhân lực? VD? - câu 4 23 Câu 8: Thế nào là nhận diện và phân tích rủi ro doanh nghiệp? (Phân tích trong 1 tình huống cụ thể) - câu 3 .23 Câu 9: Đo lường rủi ro doanh nghiệp là gì? Phân tích nội dung,Ưu, nhược điểm của các phương pháp đo lường rủi ro doanh nghiệp? - câu 3 23 Câu 10: Kiểm soát rủi ro doanh nghiệp là gì? Phân tích các biện pháp kiểm soát rủi ro doanh nghiệp chủ yếu? Cho ví dụ minh họa - câu 3 23 Câu 11: Tài trợ Rủi ro doanh nghiệp là gì? Phân tích các biện pháp tài trợ rủi ro? VD - câu 3 .23 Chương 4: 23 Câu 1: So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai?Hợp đồng nào có mức độ rủi ro cao hơn? Vì sao? 23 Câu 2: Có người cho rằng: “Chứng khoán phái sinh là một trò chơi với tổng bằng không (zero-sum game)” Theo bạn, nhận diện trên đúng hay sai? Vì sao? 24 1 NTTH-CQ57/09.04 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO Câu 1: Khái niệm rủi ro và các loại rủi ro *Một số quan niệm về rủi ro: - RR là sự cố không chắc chắn xảy ra - RR là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh - Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu,… →Rủi ro là những sự kiện bất ngờ không mong đợi, khi nó xảy ra thì gây ra những tổn thất ngoài dự kiến cho con người *Các loại rủi ro (1)Căn cứ vào tính chất rủi ro: gồm RR hệ thống và RR phi hệ thống +Rủi ro hệ thống -Khái niệm: RR hệ thống là những rủi ro có ảnh hưởng đến hầu hết các loại chủ thể đang hoạt động kinh doanh trên thị trường (doanh nghiệp, nhà đầu tư,…) -Nguyên nhân: Các tác nhân kinh tế vĩ mô nằm ngoài sự kiểm soát của các chủ thể (các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà phát hành) VD: tình trạng lạm phát hoặc thiểu phát của nền kinh tế, những sự biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái… Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một giai đoạn điều chỉnh mạnh, giảm khoảng 25% từ đỉnh tháng 4 Nguyên nhân của sự sụt giảm này có đóng góp từ nhiều yếu tố rủi ro hệ thống: (1) Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung gây ra sự bất ổn vĩ mô trong suốt thời gian qua (thể hiện qua chỉ số bất ổn toàn cầu- Global Economic Policy Index) và (2) Đồng USD trên đà tăng mạnh trong một vài tháng gần đây -Rủi ro hệ thống bao gồm: RR thị trường: là RR do sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào của DN RR lãi suất: Là rủi ro xảy ra do sự biến động, lãi suất trên thị trường, làm cho chi phí huy động vốn của DN gia tăng RR tỷ giá hối đoái: xảy ra khi mức tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ biến động ngoài dự kiến của DN, nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, chi phí của DN có hoạt động XNK RR sức mua (RR lạm phát) là loại RR xảy ra do sự giảm sút về sức mua đồng tiền RR pháp luật: Là loại RR gây ra những ảnh hưởng về mặt lợi ích đến các chủ thể trong nền kinh tế do những biến động của quy định pháp lý, của hệ thống pháp luật trong quản lý ngành, quản lý kinh tế-xã hội của nhà nước +Rủi ro phi hệ thống -Khái niệm: RR phi hệ thống là rủi ro chỉ tác động trong phạm vi một tổ chức, một công ty, một ngành hay một loại chứng khoán nhất định -Nguyên nhân: từ nội tại của chủ thể, một tổ chức, một công ty hoặc một ngành kinh doanh cụ thể mà không gắn liền với tổng thể lĩnh vực hoặc toàn bộ thị trường VD : khả năng qlý, thị hiếu tiêu dùng hay những yếu tố khác gắn với thu nhập của công ty… Ví dụ, lĩnh vực viễn thông ở Ấn Độ đang trải qua giai đoạn gián đoạn; hầu hết các công ty lớn đang cung cấp dịch vụ chi phí thấp, điều này đang ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty nhỏ với thị phần nhỏ Vì viễn thông là một lĩnh vực sử dụng nhiều vốn nên nó đòi hỏi nguồn vốn rất lớn -Bao gồm: + Rủi ro kinh doanh: là sự không ổn định về thu nhập do thay đổi bất lợi trong kinh doanh (cả trong và ngoài DN) RR kinh doanh có thể làm giảm lnh của công ty Ví dụ tđổi mức thuế nhập khẩu hàng hóa là nguyên liệu sản xuất chính dẫn đến gia tăng chi phí sản xuất 2 NTTH-CQ57/09.04 + Rủi ro tín dụng (rủi ro vỡ nợ): là RR của người đi vay nợ, của nhà phát hành các công cụ nợ, liên quan đến khả năng thanh toán các khoản lợi tức hoặc vốn gốc cho chủ nợ + Rủi ro thanh khoản: là RR phát sinh do những biến động về khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền + Rủi ro quản lý: Là RR do tác động của các quyết định quản lý không hợp lý từ các nhà quản lý tổ chức, các nhà quản trị doanh nghiệp →Đa dạng hóa đầu tư giảm được rủi ro phi hệ thống (2)Căn cứ vào mức độ rủi ro: gồm rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần túy +Rủi ro đầu cơ RR đầu cơ là rủi ro miêu tả một tình huống mà trong đó có khả năng tổn thất, nhưng cũng có khả năng sinh lời RR đầu cơ được chấp nhận một cách tự nguyện vì có tính chất 2 chiều VD: +khi đầu tư vào cổ phiếu: nó gắn liền vs 2 chiều: có khả năng sinh lời khi giá cổ phiếu tăng và có khả năng tổn thất khi giá cổ phiếu giảm +Khi đánh bạc, cá độ bóng đá +Khi mua vé số: khi trúng thì sẽ có khả năng sinh lời và khi lỗ thì sẽ gặp tổn thất + Khi đầu tư vào 1 sản phẩm mới, bộ phận nghiên cứu phát triển sẽ có nhiệm vụ tìm ra và ncứu sp ms -Nếu đầu tư vào sản phẩm mới mà sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu thị yếu của người tiêu dùng, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường →đem lại doanh thu cho doanh nghiệp -Nếu đầu tư vào sp ms vs số tiền lớn, nhưng ra thị trường thì sản phẩm đó k có sức cạnh tranh với thị trường khác →gây thiệt hại cho doanh nghiệp +Rủi ro thuần túy -RR thuần túy là rủi ro miêu tả khả năng tổn thất hoặc không tổn thất -RR thuần túy có tính chất 1 chiều -RR thuần túy được bảo hiểm nhưng không phải mọi RR thuần túy đều được bảo hiểm -Ví dụ: Khi một người tham gia giao thông trên đường, có hai biến cố là xảy ra tai nạn hoặc không xảy ra tai nạn Nếu xảy ra tai nạn người đó sẽ bị tổn thất về tài chính, sức khỏe, tính mạng, tinh thần như đã phân tích ở trên Nếu tai nạn không xảy ra người đó sẽ không bị tổn thất, nhưng cũng không có lợi ích gì thêm từ sự kiện này -RR thuần túy bao gồm: •RR cá nhân: mất thu nhập từ các nguyên nhân: Tử vong sớm, tuổi già, bệnh tật tai nạn, thất nghiệp,… •Rủi ro tài sản: mất quyền sở hữu hoặc tổn thất Có thể gặp tổn thất trực tiếp hoặc tổn thất gián tiếp (ví dụ: cháy nhà, cháy nhà xưởng, bão lũ,…) •Rủi ro trách nhiệm: Bao gồm khả năng tổn thất của tài sản hiện thời hoặc thu nhập trong tương lai (Ví dụ: Bảo hiểm trách nhiệm của người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy) •Rủi ro từ lỗi của người khác (VD: Rủi ro thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu ) (3) Dưới góc độ tài chính: gồm: rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính +Rủi ro tài chính -Khái niệm: Là rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến mục tiêu doanh thu và thu nhập -Bao gồm mối quan hệ giữa một cá nhân (hoặc 1 tổ chức) và một tài sản hoặc kì vọng về một khoản thu nhập có thể bị mất hoặc tổn hại -Nguyên nhân: Do sự bất ổn và tổn thất trog thị trườg tài chíh như bđộg giá CK, tiền tệ, lãi suất, cơ cấu vốn -Ví dụ: Việc sử dụng chứng khoán nợ và các khoản nợ vay ngân hàng làm tăng mức đòn bẩy và do đó, rủi ro vỡ nợ tăng lên nhưng lợi nhuận kỳ vọng cũng tăng + Doanh nghiệp nợ quá hạn quá nhiều lần, NHTM sẽ báo lên trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, và DN này bị cho vào nhóm nợ xấu, do đó, nếu DN muốn vay nợ NH khác rất là khó khăn, từ đó, gây ảnh hưởng về tài chính của DN 3 NTTH-CQ57/09.04 +Người quản trị điều hành đưa ra chiến lược đầu tư không phù hợp, kém hiệu quả, từ đó gây thua lỗ, thất thoát vốn trong doanh nghiệp +Rủi ro phi tài chính -Khái niệm: Là những rủi ro gây ra những biến động về lợi ích nhưng không gắn với lợi nhuận và kinh tế -Ví dụ: rủi ro liên quan đến tuổi thọ, biến đổi tâm lý xã hội là một sinh vật xã hội cho nên ngoài điều kiện di truyền, con người còn chịu tác động của các yếu tố môi trường và đặc điểm dân số – xã hội nên có thể bị ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh, tâm trí và tâm lý khi về già (4) Theo ảnh hưởng các thay đổi của nền kinh tế + Rủi ro động - Khái niệm: là hậu quả từ sự thay đổi của nền kinh tế (thay đổi mức giá; sở thích; thu nhập, công nghệ,…) -RR động thường có lợi cho xã hội về lâu dài + Thường khó dự đoán hơn so với rủi ro tính, bởi chúng thường không dựa theo bất kỳ một quy luật nào VÍ DỤ: Khi thu nhập của con người tăg lên thì người dân sẽ có xu hướg mua nhữg mặt hàng hóa xa xỉ hơn, tốt hơn →từ đó sẽ có lợi cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội sx mặt hàng xa xỉ đó và về lâu dài thì mọi người sẽ hướng tới nhu cầu về mặt hàng xa xỉ nhiều hơn →Tuy nhiên, khi mng tập trung vào các mặt hàng xa xỉ thì nhu cầu về mặt hàng thiết yếu lại giảm xuống, từ đó gây rủi ro cho doanh nghiệp sx mặt hàng thiết yếu VÍ DỤ: Hiện nay, trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, các nhà máy phân xưởng thì việc sử dụng máy móc công nghệ hiện đại ngày càng nhiều Từ đó giúp nâng cao năng suất lao động cho xã hội Tuy nhiên, việc áp dụng toàn bộ các máy móc hiện đại trong sx sẽ làm cho nhiều người mất việc làm; dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng + Rủi ro tĩnh -Khái niệm: Rủi ro tính bao gồm các thiệt hại có thể xảy ra khi không có sự thay đổi trong nền kinh tế -Nguyên nhân: Rủi ro tĩnh xuất hiện do hiểm họa tự nhiên hoặc không trung thực của cá nhân -Rủi ro tĩnh không có lợi cho xã hội -Rủi ro tính thường xảy ra theo quy luật theo thời gian, kết quả là, chúng có thể được dự đoán trước -Các rủi ro tính phù hợp hơn để có thể xử lý bằng bảo hiểm hơn là rủi ro động VÍ DỤ: Rủi ro khi bão lũ miền trung Rủi ro khi bị lừa đảo mua hàng trên mạng xã hội, khi đặt mua trên trang facebook chuyên thời trang công sở nhưng sau khi nhận được sản phẩm thì lại bất ngờ vì có kiểu dáng và màu sắc hoàn toàn khác Những tưởng đây là nhầm lẫn nhất thời của chủ shop, thế nhưng, địa chỉ cửa hàng ở tận Đà Lạt, và số điện thoại cũng không liên lạc được Đồng nghĩa, lời hứa hẹn sẽ đổi trả hàng trong 7 ngày của cửa hàng là vô giá trị (5) Căn cứ vào cơ chế đánh giá rủi ro + Rủi ro thị trường Là những rủi ro xảy ra khi có sự biến động giá của các tài sản đang sở hữu Hiệu ứng domino Giá ck gim, NH M phá sn do DM nm gi trái phiu quá nhiu, FED tng lãi sut làm giá TP gim sâu; th trng bs Ví dụ: Các DN giá đầu vào tăng đáng kể nhưng giá bán đầu ra tăng không nhiều, do đó ảnh hưởng đến doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, thậm chí là không đủ tiền để bù đắp khoản tiền nhập NVL, có thể dẫn đến phá sản +Rủi ro thanh toán Do đối tác không thanh toán đúng hạn Ví dụ: Cho khách hàng mua chịu hàng hóa, nhưng đến thời hạn họ chưa thanh toán, do đó, trong trường hợp này, chủ hàng vừa mất hàg vừa k nhận lại được tiền hàng ảnh hưởng đến doanh thu của cửa hàng 4 NTTH-CQ57/09.04 +Rủi ro hoạt động Do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quy trình tác nghiệp hoặc do thiếu vốn kinh doanh Ví dụ: Khi khách hàng đã sử dụng hình thức mua hàng trực tuyến và đã tiến hành giao dịch chuyển khoản qua đơn vị bán hàng.Tuy nhiên, lại nhận được câu trả lời là do lỗi hệ thống nên họ không chấp nhận đơn hàng của khách hàng, và muốn hủy đơn hàng đó (6) Căn cứ vào nguồn gốc và hậu quả của tổn thất +Rủi ro cơ bản -Là những tổn thất mang yếu tố khách quan trong nguồn gốc và hậu quả -Rủi ro cơ bản gồm tổn thất phát sinh từ các sự kiện đơn lẻ và chỉ ảnh hưởng đến một vài cá nhân chứ k phải toàn bộ nhóm -Rủi ro cơ bản có thể là rủi ro động hoặc tĩnh -Rủi ro cơ bản không phải là trách nhiệm của riêng ai, do đó, nó được xử lý thông qua bảo hiểm xã hội như: BHYT, BHTN, BHXH,… -Ví dụ: Thất nghiệp, chiến tranh, lạm phát, lũ lụt, dịch bệnh, + Khi lạm phát trên toàn cầu tăng sẽ làm cho tiêu dùng vốn đang phục hồi yếu ớt bị thu hẹp lại, sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu + Khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine xảy ra, đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới ns chung và Việt nam ns riêng, khiến ta khó thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư một cách sâu rộng hơn; Các hoạt động giao thương, du lịch, đầu tư, tài chính cũng sẽ phần nào bị ảnh hưởng; làm gia tăng lạm phát; làm gia tăng lạm phát +Rủi ro riêng biệt -Là các tổn thất phát sinh từ các sự kiện đơn lẻ và chỉ ảnh hưởng đến một vài cá nhân Có thể được xử lý thông quan bảo hiểm tư nhận như: BHNT, BHTS,… -Ví dụ: +Vụ cháy, có thể xử lý thông qua bảo hiểm tài sản Khi vụ cháy xảy ra, đơn vị bảo hiểm tư nhân sẽ hỗ trợ tài chính cho người bị thiệt hại +Người tai nạn cũng là rủi ro riêng biệt (7) Căn cứ vào cấp độ quản trị +Rủi ro chiến lược Là những rủi ro liên quan đến chiến lược dài hạn, cốt lõi, ảnh hưởng đến tương lai của tổ chức Ví dụ: Rủi ro về công nghệ, rủi ro thị trường, rủi ro sản phẩm, -Ví dụ: + DN chưa có sự quan tâm đúng mức cho công nghệ dẫn đến sx ra sản phẩm kém và chưa đáp ứng được nhu cầu trên thị trường; ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp + Khi công ty đưa ra chiến lược để sản xuất nghiên cứu sản phẩm mới, nhưng do không tìm hiểu kỹ về thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường dẫn đến sản phẩm đó không có tính cạnh tranh, làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty + Đua nhau mở các quán trà sữa do thời điểm đầu, trà sữa là đồ uống có tính cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, về sau, thị trường trà sữa bước sang giai đoạn bão hòa, mở ra quá nhiều quán trà sữa →người tiêu dùng cũng không thích như thời điểm ban đầu →thua lỗ khi đầu tư vào các quán trà sữa →ảnh hưởng đến doanh thu +Rủi ro hoạt động Là những rủi ro thất bại của hoạt động kiểm soát và kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự vận hành và hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp Ví dụ: Rủi ro về con người, rủi ro về gian lận, rủi ro về an toàn và sức khỏe Câu 2: Phân biệt rủi ro hệ thống và phi hệ thống? VD - Khái niệm: 5 NTTH-CQ57/09.04 + Rủi ro hệ thống: là những rủi ro có ảnh hưởng đến hầu hết các loại chủ thể đang hoạt động kinh doanh trên thị trường ( DN, nđt, cá nhân, ) + Rủi ro phi hệ thống: là rủi ro khi xảy ra chỉ ảnh hưởng đến 1 vài chủ thể ( gồm: rủi ro kinh doanh, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quản lý) - Điểm giống nhau + Đều là rủi ro trong đầu tư chứng khoán + Cả 2 loại rủi ro này đều là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, là khả năng xảy ra những điều k mong muốn và khi xảy ra mang lại những tổn thất + 2 loại rủi ro đều có thể đo lường được nhưng lại không lượng hóa được xác suất và thời điểm xảy ra - Điểm khác nhau: Tiêu chí Rủi ro hệ thống Rủi ro phi hệ thống Đặc điểm Không kiểm soát được Nguyên Yếu tố khách quan, các tác nhân kinh tế Có thể kiểm soát được nhân nằm ngoài sự kiểm soát của các tổ chức, Tác động doanh nghiệp và các nhà phát hành Có nguyên nhân từ nội tại của một chủ thể, Tác động sự dao động giá của các một tổ chức, một công ty hoặc một ngành Ví dụ chứng khoán trên thị trường kinh doanh cụ thể Ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường Không tác động tới giá của tất cả các loại Câu 1 chứng khoán trên thị trường, Ảnh hưởng trong phạm vi một tổ chức, một công ty, một ngành hay một số loại chứng khoán nhất định Câu 1 Câu 3: Phân biệt rủi ro động và tĩnh? VD - Khái niệm: + Rủi ro động: là những hậu quả từ sự thay đổi của nền kinh tế + Rủi ro tĩnh: bao gồm các thiệt hại có thể xảy ra khi không có sự thay đổi trong nền kinh tế Rủi ro tĩnh xuất hiện do hiểm họa thiên nhiên hoặc sự không trung thực của cá nhân - Phân biệt: Tiêu chí Rủi ro động Rủi ro tĩnh Lợi ích Phổ biến Thường có lợi cho xã hội về lâu dài Không đem lại lợi ích cho xã hội, không có khả năng sinh lời Ít phổ biến, khó dự đoán hơn so với rủi Phổ biến hơn rủi ro động vì những tổn thất ro tĩnh vì chúng thường không dựa theo tĩnh thường xảy ra theo quy luật thời gian bất kỳ một quy luật nào và kết quả là chúng có thể dự đoán trước 6 NTTH-CQ57/09.04 Nguyên nhân Là hậu quả từ sự thay đổi của nền kinh Bao gồm các thiệt hại có thể xảy ra khi tế Các thay đổi trong mức giá, sở thích không có sự thay đổi trong nền kinh tế Rủi của khách hàng, thu nhập và công nghệ ro tĩnh xuất hiện do hiểm họa thiên nhiên (bão lũ, thiên tai hạn hán ) hay sự không trung thực của các cá nhân Câu 4: Rủi ro thuần túy là gì?Rủi ro thuần túy gồm những loại nào? VD Rủi ro thuần túy : Mô tả 1 tình huống mà chỉ bao gồm khả năng tổn thất hoặc không tổn thất - Rủi ro thuần túy gồm 4 loại : + Rủi ro cá nhân : Mất thu nhập từ các nguyên nhân : tử vong sớm, tuổi già, bệnh tật, thất nghiệp,… - Tầm quan trọng của những rủi ro đó tăng lên vs sự pt kte và tiến bộ trong tiêu chuẩn sống - Mặc dù đây là sự pt mang yn tích cực nhưng đồng nghĩa vs vc nhiều thứ sẽ mất hơn VD: Trong năm 2021, dịch bệnh Covid 19 bùng nổ và kéo dài, nhà nước ra các chỉ thị cấm người dân ra khỏi vùng, khu vực mình đang sinh sống, do đó, những người công nhân, người lao động không thể đi làm, không có thu nhập để chi tiêu, dẫn đến mất nguồn thu nhập + Rủi ro tài sản: Mất quyền sở hữu hoặc tổn thất Có thể gặp tổn thật trực tiếp hoặc gián tiếp - RRTS đk đnghia bằng 3 yếu tố: sự sở hữu 1 TS của cá nhân hoặc tổ chức, ts, và hiểm họa có thể gây nên thiệt hại VD: Một ngôi nhà gặp hỏa hoạn, người chủ nhà sẽ mất đi giá trị căn nhà, người chủ k còn nơi nào để ở, và trong thời gian đó cần thiết kế và xd lại căn nhà, người chủ sẽ phải mất thêm một khoản phí hàng tháng để sống ở nơi khác VD: Ba năm trước công ty X đã mua một chiếc xe ô tô trị giá 1 tỷ đồng Cty X thực hiện khấu hao đường thẳng với số năm khấu hao là 5 năm Nếu sau 3 năm sử dụng, chẳng may chiếc xe này bị cháy thì công ty X có thể gặp những rủi ro gì? - Tổn thất trực tiếp: mất giá trị chiếc xe ô tô - Tổn thất gián tiếp (tổn thất do hậu quả) →Mất thu nhập từ ô tô (xem xét mục đích sử dụng ô tô)… có thể làm sụt giảm doanh thu, thu nhập của công ty,…Rủi ro trách nhiệm (nếu người ngồi trên xe ô tô bị ảnh hưởng); gia tăng chi phí mua xe mới, chi phí thuê xe + Rủi ro trách nhiệm : Bao gồm khả năng tổn thất của tài sản hiện thời hoặc thu nhập trong tương lai - Hậu quả cơ bản của RR trách nhiệm là chấn thương k chủ ý của người hoặc thiệt hại về TS của hộ xuất phát từ sự cẩu thả hoặc bất cần Tuy nhiên, trách nhiệm có thể là kết quả từ những chấn thương hoặc thiệt hại có chủ ý VD: Trong khi ký kết hợp đồng với bên đối tác về vấn đề bàn giao công trình và hàng hóa đúng hạn Tuy nhiên, do ngập lụt kiến cho không thể triển khai xây dựng bàn giao công trình đúng hạn, hoản hoạn khiến hàng hóa bị cháy, dẫn đến chậm tiến độ giao hàng Đây chính là rủi ro trách nhiệm + Rủi ro từ lỗi của người khác ( Rủi ro thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu ,…) - Khi một ai đó đồng ý thực hiện 1 dịch vụ cho bạn, thì ng đó sẽ phải chịu trách nhiệm thỏa mãn nguyện vọng của bạn Khi một người thất bại trong vc thỏa mãn điều này và dẫn đến tổn thất về tài chính của bạn, khi đó sẽ tồn tại rủi ro 7 NTTH-CQ57/09.04 VD: Việc thất bại của nhà thầu trong việc hoàn thiện công trình như kế hoạch, hay sự thất bại của ngiwofi vay trong việc trả tiền dự kiến,… Câu 5: Phân biệt rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần túy? Ví dụ? Rủi ro đầu cơ Rủi ro thuần túy Miêu tả tình huống có khả năng thiệt hại nhưg có thể Miêu tả tính huống có thể thiệt hại hoặc k thiệt sih lời hại Có tính chất 2 chiều Có tính chất 1 chiều Được chấp nhận 1 cách tự nguyện Không được chấp nhận 1 cách tự nguyện Không được bảo hiểm Có thể được bảo hiểm Khó dự đoán thôg qua luật số lớn (trừ TH cờ bạc) Dễ dự đoán hơn Trên 1 khía cạnh nào đó, có thể mang lại lợi ích cho xh Không mang lại lợi ích cho xã hội Câu 6: Phân tích các yếu tố phát sinh rủi ro? 1 Yếu tố Môi trường (1)Rủi ro do môi trường tự nhiên Thường gây ra các thiệt hại to lớn về người và của, làm cho Doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề Ví dụ: Bão Noru đổ bộ vào miền trung ngay 28/9/2022, gây ảnh hưởng nặng nề Cụ thể, Tại Quảng Trị, Thiệt hại do lốc xoáy tại TT Cửa Việt, huyện Gio Linh: Nhiều quán ven biển và 120 nhà bị tốc mái, sập tường (trong đó 02 ngôi nhà sập hoàn toàn), đang tiếp tục cập nhật 04 người bị thương đã được đi cấp cứu tại cơ sở y tế Ngoài ra, chưa có báo cáo về sự cố và yêu cầu cứu hộ, cứu nạn Tại Đà Nẵng: Có nơi mưa to đến rất to, gió lớn Về thiệt hại, sự cố: Tốc mái 02 nhà, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục 89), ngã đổ 75 cây xanh và một số biển hiệu Công tác rà soát, di dân: Chưa có thông tin mới về 60 người ở dưới thuyền nổ máy tại âu thuyền Thọ Quang (2) Rủi ro do môi trường xã hội -Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, an toàn và an ninh cộng đồng,…Nếu không nắm được điều này sẽ có thể gánh chịu các thiệt hại nặng nề (VD đền bù không hợp lý do vậy k giải tỏa được mặt bằng nên dự án bị chậm tiến độ) -Ví dụ: Trước đây, VN là 1 xã hội trọng bằng cấp, nhưng sau đó, VN xảy ra tính trạng thừa thầy thiếu thợ, Hiện nay, có cách nhìn nhận khác, k chỉ đánh giá năng lực của con người qua bằng cấp mà còn nhiều phương diện khác như kỹ năng mềm, thái độ,… (3) Rủi ro do môi trường chính trị Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí kinh doanh Môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Ví dụ: + Do bất ổn chính trị ở Myanmar, Mytel của Viettel là nạn nhân trong chính biến căng thẳng ở Myanmar Tình hình Myanmar leo thang căng thẳng khi hàng chục tháp viễn thông, thiết bị thu phát sóng của Mytel (do Tập đoàn cnghiệp Viễn thôg Qđội Viettel hợp tác với cphủ Myanmar) bị tấn côg, phá hủy Theo hãng tin Reuters hoảng 700.000 người ở Myanmar đã mất truy cập Internet sau khi các tbị viễn thôg do Mytel điều hàh bị tấn côg.Có tin tức cho bt, hàg chục trạm thu phát sóng của cty này đã bị phá hủy + Ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Nga – Ukraine, gây tổn thất lớn cho Nga: tổn thất ngân hàng (hoạt động thanh toán người dân nước ngoài qua ngân hàng Nga rất khó khăn) (4) Rủi ro do môi trường pháp luật Xã hội tiến bộ ptriển, các chuẩn mực luật pháp không phù hợp không thay đổi kịp sẽ gây ra nhiều rủi ro Ngược lại, nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, thường xuyên, không ổn định cũng gây ra khó khăn Các tổ chức không nắm vững pháp luật sẽ gặp nhiều rủi ro 8 NTTH-CQ57/09.04 Ví dụ: Theo nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020, các ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế cho Tổng cục Thuế bằng phương thức điện tử, đặc biệt là liên quan đến khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế cho nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú, nhưng có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, trên nền tảng số tại Việt Nam Quy định này giúp tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể nên cũng gây ra nhiều khó khăn cho các NHTM cũng như các tổ chức, cá nhân nm 2013 xuat khau 480 dua hau indo yeu cau giay chung nhan (5) Rủi ro do môi trường văn hóa cua thuy si Do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức, của dân tộc khác từ đó có các hành xử không phù hợp, gây thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh Ví dụ: Sự khác biệt giữa văn hóa phương đông và văn hóa phương tây: Tiêu thức Người phương tây Người phương đông Quan điểm Coi trọng sự thẳng thắn Đề cao sự khéo léo, mềm mỏng Phong cách sống Đề cao cái tôi, năg lực cá nhân, cá tíh Trân trọng cái ta, phải biết hòa nhập Đúng giờ Đúng giờ là tôn trọng người khác Có thể xê dịch và k coi là vấn đề Qđiểm về cái đẹp Thích da nâu Thích da trắng (6) Rủi ro do môi trường kinh tế mtrường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, những ảnh hưởng của môi trường kinh tế chung của thế giới đến các nước là rất lớn Các động thái của các chính phủ (siêu cường) có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường thế giới, nhưng họ k thể kiểm soát nổi toàn bộ thị trường thế giới →rủi ro bất ổn môi trường kinh tế (khủng hoảng kinh tế) ví dụ: + Biến động Lãi suất tăng, một số DN BĐS đi vay nhiều (vay ngân hàng, phát hành TP…) do đó, khi lãi suất tăng làm gáh nặg nợ tăg lên (lãi vay tăg lên đág kể), từ đó lm cho Lnhuận của dnghiệp giảm sút + Thị trường xăng dầu tăng giá sẽ tác động hầu hết các DN, làm cho giá NVL đầu vào, giá cả hàng hóa tăng lên (được gọi là giai đoạn lạm phát chi phí đẩy), đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn như vậy (dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp) việc tiêu thụ đầu ra rất khó khăn, mà giá NVL đầu vào lại tăng →gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của DN 2 Yếu tố Doanh nghiệp (1)Yếu tố quản lý Rủi ro xảy ra do sự yếu kém về năng lực quản lý, thiếu kinh nghiệm của các nhà quản trị, điều hành doanh nghiệp Do vậy, nếu các nhà điều hành doanh nghiệp lựa chọn các phương án đầu tư hay những quyết định đưa ra sai lầm có thể dẫn đến chỗ phá sản Ví dụ: Mới đây một loạt vụ án bị phanh phui như vụ Phạm công danh là chủ tịch hội đồng quản trị NHTM cổ phần xây dựng VN, ông đã buộc chỉ đạo cấp dưới rút tiền trái phép của NH để trả nợ nhận chuyển nhượng VNCB, trả nợ cho tập đoàn Thiên Thanh và trả tiền hoa hồg cho nhữg người huy động vốn, dẫn đến mất khả năng thu hồi, gây thất thoát 9.000 tỷ đồng (2)Yếu tố kinh doanh Phát sih từ cơ cấu đầu tư k hợp lý (đtư qmô vốn quá lớn trog khi doah thu và lợi nhuận không tăng theo) Đây là rủi ro thể hiện ở chỗ doanh thu của DN không đủ để thanh toán các khoản chi phí trong kinh doanh Ví dụ: Trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp (gồm 2 biến định phí và biến phí) Doanh nghiệp sẽ cố gắng làm cho doanh thu, sản lượng của mình đạt mức lớn nhất để có thể bù đắp các khoản chi phí để thu được lợi nhuận Tuy nhiên, khi đầu tư quá nhiều để tăng lợi nhuận, tức là phần định phí được đẩy lên quá cao, dẫn đến việc hòa vốn khó đạt được, do đó doanh thu của doanh nghiệp k theo kịp, từ đó doanh nghiệp không có lợi Ví dụ: Kinh doanh xe điện, tuy nhiên, việc kinh doanh xe điện có chi phí rất lớn, do đó, mà doanh thu thu về chưa đạt được điểm hòa vốn và doanh nghiệp đang có xu hướng lỗ vốn 9 NTTH-CQ57/09.04 (3)Yếu tố tài chính Phát sinh do cơ cấu nguồn vốn không hợp lý (Tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu) Duy trì hệ số nợ, hệ số VCSH chưa phù hợp -Ví dụ: Việc sử dụng chứng khoán nợ và các khoản nợ vay ngân hàng làm tăng mức đòn bẩy và do đó, rủi ro vỡ nợ tăng lên nhưng lợi nhuận kỳ vọng cũng tăng + Doanh nghiệp nợ quá hạn quá nhiều lần, NHTM sẽ báo lên trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, và DN này bị cho vào nhóm nợ xấu, do đó, nếu DN muốn vay nợ NH khác rất là khó khăn, từ đó, gây ảh hưởg về tài chíh của DN 3 Do con người, nhà đầu tư - Do nthức: khi nhận diện và ptích thôg tin, csở dữ liệu k đúg dẫn đến kluận sai lầm, khác với đkiện thực tế vốn có - Do sai lầm: đầu tư theo cảm tính, đầu tư theo tin đồn, do dự trong quyết định đầu tư - Do sự cố ý phá hoại: trong hoạt động kinh doanh, DN có thể bị thiệt hại do các hành vi cố tình phá hoại như trộm cắp, tống tiền, phá phách hay do khủng bố Câu 7: Các quy tắc QTRR và vận dụng? * Khái niệm →QTRR là hoạt động nhằm từng bước giảm đến mức thấp nhất những chi phí về rủi ro, dưới tất cả các hình thức, và làm cực đại những lợi ích của rủi ro * Các quy tắc quản trị rủi ro (1) Đừng mạo hiểm nhiều hơn khả năng có thể trang trải cho những thiệt hại -Nếu giá trị thiệt hại tối đa có thể phát sinh từ một rủi ro cụ thể gây ra những thiệt hại không thể chịu đựng được thì quyết định giữ lại rủi ro là không hợp lý -Nếu mức độ nghiêm trọng của thiệt hại không thể giảm thiểu được và rủi ro không thể chuyển giao được thì phải tránh nó đi Đưa ra chỉ dẫn những rủi ro cần phải chuyển giao hoặc tránh đi (2) Cân nhắc các xác suất xảy ra -Xsuất xảy ra thiệt hại là 1 nhân tố qtrọng trog việc ra quyết định nên hành động gì với một rủi ro cụ thể -Xác suất xảy ra càng cao thì bảo hiểm càng kém hiệu quả -Với những rủi ro có xác suất xảy ra cao thì nên sử dụng phương pháp ngăn ngừa thiệt hại hướng tới giảm thiểu xác suất xảy ra thiệt hại - Chỉ rõ những rủi ro không nên mua bảo hiểm (3) Đừng mạo hiểm nhiều hơn để đổi lấy phần ít hơn Không nên giữ lại các rủi ro khi giá trị thiệt hại tiềm năng phát sinh từ rủi ro đó lớn hơn giá trị được bảo hiểm thông qua việc giữ lại rủi ro * Ứng dụng các quy tắc quản trị rủi ro trong lựa chọn công cụ QTRR Hầu hết các rủi ro có thể được phân loại theo tần suất và mức độ nghiêm trọng tiềm năng theo ma trận sau: Mức độ và tần suất Tần suất cao Tần suất thấp Mức độ nghiêm trọng cao I II Mức độ nghiêm trọng thấp III IV I: Nên Giảm thiểu nếu được hoặc Tránh rủi ro II: Nên mua bảo hiểm III: Nên giữ lại rủi ro và giảm thiểu mức độ thiệt hại có thể xảy ra IV: Nên giữ lại rủi ro 10 NTTH-CQ57/09.04 CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP Câu 1: Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? Ptích các ntắc và vai trò của qtrị rủi ro doanh nghiệp? -Khái niệm: Quản trị rủi ro doanh nghiệp là quá trình xử lý rủi ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện thông qua các hoạt động ảnh nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực thi việc kiểm soát, phát Giảm thiểu những tổn thất xảy ra cho doanh nghiệp cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó -Nguyên tắc: •Không chấp nhận rủi ro không cần thiết: Trong rủi ro có thể tiềm ẩn các cơ hội nên nhiều nhà kinh doanh có xu hướng chấp nhận một số rủi ro nhất định Tuy nhiên việc chấp nhận rủi ro phải hợp pháp và phù hợp với chuẩn bị đạo đức, vì vậy không phải rủi ro nào cũng nên chấp nhận •Ra các quyết định xử lý rủi ro ở cấp thích hợp: Quản trị rủi ro là công việc của tất cả các cấp quản trị.Tuy nhiên, những quyết định đó cần được đưa ra bởi những cấp quản trị thích hợp Ví dụ: đối với cấp quản trị chiến lược thì quản trị rủi ro tập trung vào xác định và phân tích kích các biến cố bất định có thể xảy ra trong tương lai của doanh nghiệp, trong khi đó các hoạt động kiểm soát rủi ro và một số hoạt động tài trợ rủi ro là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà quản trị cấp thấp hơn •Chấp nhận rủi ro khi lợi ích nhiều hơn chi phí: Khi chấp nhận rủi ro, các nhà quản trị phải hiểu rằng việc chấp nhận này chỉ thực sự đánh giá khi rủi ro đó không xảy ra, nếu xảy ra ra thì phải chịu một tổn thất nhất định Rủi ro được chấp nhận khi lợi ích dự tính ảnh lớn hơn chi phí phí phát sinh trong trường hợp rủi ro do không xảy ra •Kết hợp quản trị rủi ro vào vận hành và hoạch định ở mọi cấp: Quản trị rủi ro do không phải là một lĩnh vực độc lập với các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp.Nhiều rủi ro có nguồn gốc từ môi trường bên trong bao gồm các rủi ro cơ hội và rủi ro sự cố Vì vậy, để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro Trước hết các nhà quản trị phải làm tốt khâu hoạch định -Vai trò: +Giúp doanh nghiệp đánh giá chính sách rủi ro: •Xác định những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt, những rủi ro cho sẵn sàng chấp nhận •Đo lường chính xác rủi ro • Tính toán một cách tương đối các chi phí phải bỏ ra khi gánh chịu những rủi ro đó Từ đó có các biện pháp kiểm soát hoặc tài trợ cho rủi ro +Giúp doanh nghiệp đối phó với rủi ro trong mọi hoàn cảnh: Thông qua việc nhận diện và phân tích rủi ro, bên cạnh việc phát hiện ra các rủi ro chính phải đối mặt, doanh nghiệp sẽ tìm ra các rủi ro tiềm ẩn trước khi rủi ro tiềm ẩn xảy ra Do vậy,có thể giúp doanh nghiệp đối phó với rủi ro trong mọi hoàn cảnh +Giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống thông tin phản hồi: • Thông qua công tác giám sát rủi ro, do doanh nghiệp sẽ xây dựng được hệ thống thông tin phản hồi •hệ thống thông tin phản hồi giúp việc phản hồi thông tin liên quan đến rủi ro và kịp thời đưa ra các quyết định giúp doanh nghiệp vượt qua rủi ro và hạn chế các nguy cơ trong dài hạn +Giúp doanh nghiệp duy trì được các kỹ năng chuyên nghiệp: •Quản trị rủi ro có thể giúp doanh nghiệp khác khỏi nguy cơ phá sản: hoạt động quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu của mình ( Như tối đa hóa lợi nhuận, giá trị doanh nghiệp) mà không bị phá sản bởi những rủi ro phát sinh trong quá trình theo đuổi các mục tiêu đó • Quản trị rủi ro đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của doanh nghiệp ngoài vào hoạt động kiểm soát chi phí liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp 11 NTTH-CQ57/09.04 •Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tránh được những giảm sốt về thu nhập hoặc thiệt hại về tài sản: bằng việc phát hiện các rủi ro trong các dự án kinh doanh hoạt động rủi ro có thể ngăn chặn kịp thời các tổn thất, qua đó tránh hoặc giảm thiểu u những thiệt hại về thu nhập hoặc tài sản cho doanh nghiệp • Quản trị rủi ro giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp nên có thể giúp doanh nghiệp tham gia vào những dự án có khả năng sinh lời cao Câu 2: Phân tích những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp? Doanh nghiệp cần có những biện pháp gì để giảm thiểu tác động của những rủi ro trên? •Khái niệm rủi ro doanh nghiệp: rủi ro doanh nghiệp là những sự kiện có khả năng làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại hoặc thực tế đã bị thiệt hại về mặt lợi ích • Nhóm rủi ro từ môi trường kinh doanh: - Khái niệm: là những rủi ro tiềm ẩn được xác định trong môi trường vi mô, với các quy định pháp luật, các đối thủ cạnh tranh và các yếu tố thị trường xung quanh doanh nghiệp - Nguyên nhân: mang tính khách quan xuất phát từ môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa Bao gồm: RR từ môi trường tự nhiên, RR kinh tế, RR chính tị, RR pháp lý, RR văn hóa, -Ảnh hưởng đến riêng biệt 1 DN mà có thể ảnh hưởng tới tất cả các DN hoạt động trong cùng MT đó 1 Rủi ro từ môi trường tự nhiên: - Gây thiệt hại về tài sản cố định( nhà xưởng, máy móc, thiết bị) - Ảnh hưởng đến đất đai và địa điểm của doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp - Gián đoạn việc cung cấp hàng hóa,bán hàng và các hoạt động kinh doanh quan trọng khác -Ảnh hưởng đến việc kinh doanh của đối tác trong chuỗi cung ứng => Biện pháp khắc phục: + Hỗ trợ phục hồi sau thiên tai bằng các gói hỗ trợ cho người dân + Hỗ trợ người lao động trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh + Xây dựng kế hoạch một cách đầy đủ từ giai đoạn chuẩn bị, ứng phó và phục hồi trước trong và sau thiên tai với sự tham giá của các bộ phận trong DN là việc làm hết sức quan trọng VÍ DỤ: -Theo số liệu thốg kê của LHQ, mỗi năm ktế thế giới thiệt hại khoảng 250-300 tỷ USD do thiên tai -Ở Việt Nam, mỗi năm trung bình thiệt hại khoảng 5,2 tỷ USD do thiên tai (khoảng 1% GDP) 2 Rủi ro kinh tế: - Những rủi ro nảy sinh do sự thay đổi của môi trường kinh tế nơi doanh nghiệp đang hoạt động như suy thoái, khủng hoảng kinh tế, biến động lãi suất, - Các loại rủi ro chủ yếu: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá cả hàng hóa, =>Biện pháp khắc phục: ký kết các hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn, để hạn chế các rủi ro trên VÍ DỤ: + Biến động Lãi suất tăng, một số DN BĐS đi vay nhiều (vay ngân hàng, phát hành TP…) do đó, khi lãi suất tăng làm gáh nặng nợ tăng lên (lãi vay tăng lên đáng kể), từ đó làm cho Lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút + Thị trường xăng dầu tăng giá sẽ tác động hầu hết các DN, làm cho giá NVL đầu vào, giá cả hàng hóa tăng lên (được gọi là giai đoạn lạm phát chi phí đẩy), đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn như vậy (dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp) việc tiêu thụ đầu ra rất khó khăn, mà giá NVL đầu vào lại tăng, gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của DN + Các nhà xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật bản, thanh toán bằng đồng Yên Nhật, mà hiện tại đồng yên Nhật đang giảm giá rất sâu, do đó, khi xuất khẩu hàng hóa sang Nhật thì khi nhận thanh toán bằng đồng Yên Nhật thì khoản tiền nhận được không cao, có khi còn bị lỗ, từ đó, làm giảm lợi nhuận và doanh thu của DN xuất khẩu hàng hóa đó 3 Rủi ro chính trị, pháp luật, văn hóa: 12 NTTH-CQ57/09.04 - Rủi ro chính trị: sự mất ổn định của chính quyền, những thay đổi về chính sách vĩ mô như chính sách kinh tế, chính sách về lao động, VÍ DỤ: Cuộc trah chấp trên biển đôg của Philippines và TQ; VN và TQ; tham nhũg; bất ổn xh (biểu tìh) - Rủi ro pháp luật: những tđổi về pluật và sự thiếu hiểu biết về pháp luật nước sở tại và luật pháp quốc tế - Rủi ro văn hóa: do sự thiếu hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, Ví dụ: Sự khác biệt giữa văn hóa phương đông và văn hóa phương tây: Tiêu thức Người phương tây Người phương đông Quan điểm Coi trọng sự thẳng thắn Đề cao sự khéo léo, mềm mỏng Phong cách sống Đề cao cái tôi, năng lực cá nhân, cá tính Trân trọng cái ta, phải biết hòa nhập Đúng giờ Đúng giờ là tôn trọng người khác Có thể xê dịch và k coi là vấn đề Quan điểm về cái đẹp Thích da nâu Thích da trắng => Biện pháp khắc phục: tìm hiểu rõ, nắm bắt chắc chắn những yếu tố trên của nước sở tại trước khi có hoạt động đầu tư hoặc những hoạt động tương tự Câu 3: Trình bày quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp? Cho VD minh họa * Khái niệm: Quản trị rủi ro doanh nghiệp là quá trình xử lý rủi ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện thông qua các hoạt động ảnh nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực thi việc kiểm soát, phát Giảm thiểu những tổn thất xảy ra cho doanh nghiệp cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó * Quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp (6 bước) tinh huong cu the thi 5 buoc B1: Xác định chính sách Quản trị rủi ro bo nguyen tac, khung nguyen tac - Làm rõ cơ cấu tổ chức của hệ thống QTRR của tổ chức, DN Song hành là nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận tổ chức trog hthốg QTRR đbảo ycầu phân tách rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của mỗi đối tượg - Chính sách QTRR phải được thực hiện và rà soát thường xuyên - Chính sách QTRR phải đảm bảo các RR trọng yếu được phát hiện sớm và đc kiểm soát đầy đủ, được báo cáo kịp thời cho các chủ thể có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định B2: Nhận diện và phân tích Rủi ro: ❖ Khái niệm: Là qtrìh xđịh 1 cách ltục và có hthốg các rủi ro trog hđộg của tchức, hđộg kd của dn ❖ Phương pháp nhận diện rủi ro (1) Dựa trên những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ (PP thống kê) -Mục đích: •Xác định những rủi ro DN có thể đối mặt trong tương lai •Ncứu các nguyên nhân gây ra rủi ro và nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra RR -Kỹ thuật sd: Bản khảo sát và checklist rủi ro; Danh mục các RR đk bảo hiểm; BCTC; lưu đồ; thanh tra thị trường, nghiên cứu tại chỗ - Hạn chế: Không phát hiện được những RR chưa từng xảy ra trong quá khứ Gặp khó khăn trong việc đối phó với RR mới xuất hiện (2) PP hệ thống an toàn - Mục đích: Phát hiện những RR chưa từng xảy ra nhưng có thể xảy ra trong tương lai dựa trên việc nghiên cứu mô hình giả lập, môi trường kinh doanh mới - Hạn chế: - Tốn kém nhiều chi phí -Phức tạp, cần sự trợ giúp của các công cụ máy tính 13 NTTH-CQ57/09.04 ❖ Công cụ phát hiện rủi ro: -Bảng câu hỏi phân tích rủi ro - Danh mục các nguy cơ: Liệt kê các rủi ro thường gặp - Danh mục các rủi ro được bảo hiểm: Danh mục này có thể lấy từ các công ty bảo hiểm - Hệ thống chuyên gia ❖ Quy trình phát hiện RR: - Định hướng: Là bước đầu tiên bắt buộc phải thực hiện để phát hiện các rủi ro Mục đích của bước này là có được hiểu biết bao quát, tổng thể về DN và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Phân tích tài liệu: Là việc phân tích các tài liệu liên quan đến doanh nghiệp bao gồm cả tài liệu lưu hành nội bộ DN cũng như do bên ngoài cung cấp - Phỏng vấn: Nhằm tìm ra các thông tin không có trong các văn bản, tài liệu mà chỉ có được qua phỏng vấn nviên Việc phỏg vấn nhằm làm rõ những thông tin trong tài liệu hoặc bổ sung những thông tin còn thiếu - Khảo sát, điều tra trực tiếp: Giúp cung cấp những thông tin rất có giá trị, giúp phát hiện ra các rủi ro mà có thể trước đó chưa phát hiện ra ❖ Phân tích rủi ro: Sau Khi nhận diện sẽ tiến hành phân tích rủi ro Nội dung phân tích rủi ro gồm: - Xác định mối hiểm họa khi phát sinh rủi ro - Xác định nguyên nhân gây ra RR: Khách quan, Chủ quan - Phân tích các nguy cơ phát sinh khi rủi ro xảy ra B3: Đo lường và đánh giá RR - Thứ nhất, Phân loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro: + Nhóm nguy hiểm: những rủi ro khó khả năng gây thiệt hại lớn + Nhóm quan trọng: những rủi ro có thể khắc phục được bằng vay mượn + Nhóm không quan trọng: những rủi ro doanh nghiệp có thể tự khắc phục được - Thứ hai, Chỉ tiêu đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro: ➔ Biên độ rủi ro: ● thảm khốc: có khả năng gây thiệt hại lớn, làm đảo lộn chiến lược KD và tđổi hệ thống tổ chức qly ● nghiêm trọng: có khả năng gây thiệt hại lớn, làm đảo lộn hoặc clc KD, hoặc hệ thống tổ chức qly ● cao: có khả năng gây thiệt hại làm thay đổi mục tiêu lnh ● ít: có khả năng làm giảm lnh ● không đáng kể: gần như k ảnh hưởng đến DN ➔ Tần suất rủi ro ● thường xuyên xảy ra: Luôn xuất hiện rủi ro khi xuất hiện sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực nghĩa là không thể tránh được rủi ro khi có sự kiện đó ● Thỉnh thoảng: rủi ro xuất hiện nhiều lần khi có sự xuất hiện của sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực ● Hiếm khi : rủi ro ít xuất hiện mặc dù có xuất hiện sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực - Thứ ba, Các phương pháp đo lường rủi ro: ➔ Phương pháp đo lường định lượng: ~Cơ sở lý thuyết: dựa trên cơ sở lý thuyết xác suất để xác định định phân phối xác suất của ba biến số về rủi ro: số tổn thất mà doanh nghiệp gặp phải,mức độ thiệt hại của từng tổn thất, tổng giá trị tổn thất mà doanh nghiệp phải chịu trong khoảng thời gian cho trước ~phương pháp: -Xây dựng các mô hình tính xác suất xảy ra tổn thất trên cơ sở ở các dữ liệu quá khứ về tổn thất đó 14 NTTH-CQ57/09.04 -Sử dụng các mô hình mô phỏng để tích hợp cả những thay đổi của môi trường mình vào các phương pháp xác suất cần xác định ~Ưu và nhược điểm: -Ưu điểm: cug cấp các thôg tin địh lượg →dễ hìh dung hơn khả năng xảy ra và mức độ ả/h của các rủi ro -Nhược điểm: Mô hình phức tạp và dựa trên nhiều giả định về các đối tg đo lường Yêu cầu 1 cơ sở dữ liệu đủ lớn Vc ktra tính xác thực kq của 1 số mô hình chỉ đk t/hien sau 1 vài năm Mô hình rất nhạy cảm vs sự thay đổi của mtrg kte ➔ Phương pháp đo lường định tính: ~ cơ sở lý thuyết: Dựa trên nhữg đgiá của chuyên gia, ra từ đó xếp hạg rủi ro và đưa ra 1 báo cáo tổng hợp ~ phương pháp: xin ý kiến chuyên gia để xếp hạng các rủi ro ~Ưu điểm và nhược điểm -Ưu điểm: Đánh giá được các rủi ro khó đo lường Cho kết quả nhanh hơn PP định lượng khi môi trường kinh doanh thay đổi -Nhược điểm: Mang tính chủ quan => Việc kết hợp giữa các phương pháp định lượng và định tính là kim chỉ nam trong hoạt động đo lường rủi ro trong tương lai Sử dụng đồng thời hai phương pháp có hai lợi ích rất lớn Thứ nhất, doanh nghiệp có thể kết hợp được kinh nghiệm quản trị rủi ro của các chuyên gia trong nhiều năm và kết quả của mô hình định lượng Kết quả của mô hình sẽ giúp các nhà quản trị tránh được những đánh giá chủ quan và cảm tính Thứ hai, sự kết hợp này giúp bao quát được hầu hết các rủi ro của doanh nghiệp B4: Kiểm soát phòng ngừa và đối phó RR - Khái niệm: là việc sử dụng các chiến lược,chương trình hành động, công cụ, kỹ thuật , nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro với doanh nghiệp -Các biện pháp kiểm soát rủi ro + Né tránh rủi ro: ~ Nhà quản trị tìm cách phát hiện những dự án kinh doanh có nguy cơ xảy ra rủi ro cao để tránh cho doanh nghiệp không tham gia vào, do vậy không phải chịu rủi ro ~Biện pháp né tránh rủi ro giúp DN k phải chịu bất kỳ hậu quả xấu nào mà rủi ro đk phát hiện có thể gây ra Tuy nhiên né tráh rủi ro cũng đi đôi vs bỏ qua cơ hội kiếm lời và k phải rủi ro nào cũng né tránh được VÍ DỤ: +Công ty hóa muốn chất tiến hành hàng loạt các cuộc thí nghiệm tại 1 vùng nông thôn, tuy nhiên, qua nghiên cứu thấy được rằng nó có khả năng gây thiệt hại cho cộng đồng Do được yêu cầu mua bảo hiểm với chi phí cao nên công ty đã ngừng việc tiến hành thí nghiệm này + DN XNK không thể tránh được rủi ro tỷ giá hoặc rủi ro chính trị tại nơi DN hoạt động + Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro: ~ Hạn chế đến mức tối đa các rủi ro có thể đến với dn, bao gồm các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ● Ngăn ngừa rủi ro: là các biện pháp nhằm ngăn chặn nguyên nhân gây ra rủi ro làm cho rủi ro không thể xảy ra VÍ DỤ: -Để ngăn chặn rủi ro thiếu thông tin khi thâm nhập thị trường mới thì nên bán hàng thông qua đại lý trước khi bán hàng trực tiếp -Để phòng chống rủi ro hỏa hoạn, DN cần xây dựng tốt công tác phòng cháy chữa cháy -Để ngăn chặn rủi ro lao động, DN cần nghiên cứu xây dựng công trình an toàn lao động, trang bị đầy đủ dụng cụ, máy móc lao động tốt, đảm bảo an toàn, tổ chức các buổi huấn luyện an toàn lao động 15 NTTH-CQ57/09.04 ● Giảm thiểu rủi ro: với nhg rủi ro k thể ngăn ngừa Hoặc né tráh đc phải tìm cách giảm thiểu rủi ro VÍ DỤ: -DN trước khi đặt hàng hay ký kết hợp đồng mới mua hàng với bên đối tác Cần tìm hiểu kỹ thu thập đầy đủ thông tin về đối tác đồng thời về cả mặt hàng sx của bên đố Tìm hiểu những thông tin trên thị trường về đối tác và cần xem xét mọi điều khoản trong hợp đồng Từ đó, giúp DN giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với hợp đồng đó, giảm thiểu được rủi ro bị khách hàng lừa đảo -Giảm thiểu rủi ro trong quá trình sx và rủi ro sản phẩm được sx không đúng thông số kỹ thuật Sử dụng hệ thống quản lý chất lượng để giảm thiểu rủi ro -Để giảm thiểu rủi ro mất vốn, các NH cần lm tốt các khâu thẩm định, để đánh giá về các khả năng trả nợ của khách hàng →giảm thiểu được rủi ro mất vốn với những khoản vay khó đòi + Giảm thiểu tổn thất rủi ro: là biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra VÍ DỤ: + Để hạn chế rủi ro tỷ giá thì DN nên tham gia các hợp đồng phái sinh ngoại tệ + Rủi ro thiên tai Cần xây dựng 1 loạt chương trình kế hoạch từ khâu chuẩn bị, ứng khó, phục hồi để có thể giảm thiểu tổn thất do rủi ro thiên tau xảy ra B5: Tài trợ RR - Bao gồm các hoạt động ảnh nhằm dự phòng các nguồn tài chính cho các thiệt hại khi rủi ro xảy ra - Hai nhóm biện pháp căn bản: + Chấp nhận rủi ro và lập quỹ dự phòng phòng để bù đắp tổn thất nếu rủi ro xảy ra →chấp nhận rủi ro là biện pháp k tránh khỏi để không bỏ lỡ cơ hội kiếm lời Trong TH này, nhà quản trị phải dự phòng các nguồn lực tài chính ddeeer không ảnh hưởng tới hđ KD chung của DN Tuy nhiên, kk phải lúc nào cũng có thể dự phòng cho các thiệt hại có thể xảy ra bởi việc dự phòng quá nhiều lm ả/h đến nguồn tài chính của DN VÍ DỤ: -DN trích lập dự phòng cho 1 khoản phải trả do vi phạm pháp luật về môi trường diễn ra trước đó -NH cho vay khách hàng có khá nhiều nợ xấu nợ quá hạn và nợ có khả năng mất vốn tăng thì các NH đã lập tăng khoản dự phòng rủi ro tín dụng để đảm bảo khả năng thanh khoản, thanh toán cho NH + Chuyển giao rủi ro: mua bảo hiểm,sử dụng các công cụ đảm bảo trong ký kết hợp đồng, - Dn kí kết các hđồng với nhữg điều khoản đbt, như vậy rủi ro sẽ được chia sẻ cho cả bên mua và bên bán -Lưu ý: chuyển giao rủi ro luôn tồn tại chi phí rủi ro và k triệt tiêu đk hoàn toàn Tuy nhiên, chuyển giao rủi ro giúp giảm chi phí dự phòng cho DN đvs những rủi ro k thể tránh đk VÍ DỤ: -Mua bảo hiểm lao động để giảm thiểu rủi ro trong lao động cho nhân viên, người lao động Tuy nhiên, người mua bảo hiểm phải mất phí bảo hiểm -Tham gia hợp đồng tài chính phái sinh B6: Giám sát và tổng kết →Bước này nhằm đánh giá lại toàn bộ quá trình xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro có được thực hiện đúng không Doanh nghiệp cần theo dõi thường xuyên việc tuân thủ chính sách đã đặt ra về rủi ro và tiêu chuẩn khắc phục rủi ro để tìm ra những khâu cần chấn chỉnh Quá trình giám sát và tổng kết nhằm đảm bảo: - Các biện pháp áp dụng mang lại kết quả như dự kiến Quy trình áp dụng và thu thập thông tin để đánh giá rủi ro là phù hợp quản trị rủi ro trong tương lai - Kiến thức bổ sung giúp ra quyết định tốt hơn và xác định bài học nào nên áp dụng để phục vụ việc đánh giá và QTRR trong tương lai +Ví dụ về Tình huống tổng hợp cho quy trình QTRR Ví dụ 1: Một nhà cung cấp hàng hóa thường xuyên cho Công ty A bỗng nhiên chấm dứt hợp đồng cung cấp với công ty B Là người phụ trách mua hàng cho công ty A, bạn nên làm gì? Bước 1: Xây dựng chính sách quản trị rủi ro 16 NTTH-CQ57/09.04 +Mục tiêu: nhằm tránh, giảm thiểu hoặc chuyển giao rủi ro thiệt hại phát sinh từ việc công ty A chấm dứt hợp đồng công cấp với công ty B +Gỉa định rằng rủi ro thiệt hại phát sinh từ việc công ty A chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm pháp lý, và tính k trung thực trong tất cả các trường hợp mà rủi ro đó quá nhỏ hoặc phân tán thì thiệt hại do rủi ro đó gây ra k tác động nghiêm trọng tới hoạt động tài chính của cty B + Cung cấp điều kiện làm việc cho nhân viên của cty B + Những giải pháp ngăn ngừa thiệt hại và an toàn đề xuất từ công ty B Bước 2: Nhận diện rủi ro của công ty A →Nhận diện được mối hiểm họa: Đối tác vi phạm hợp đồng đã ký kết →Nguyên nhân rủi ro: -Chủ quan: thanh toán chậm; vi phạm hợp đồng; -Khách quan: Nhà cung cấp k đủ nguồn hàng; nhà cung cấp có ý định tăng giá; sự tác động của đối thủ cạnh tranh →Nguy cơ: thiếu NL sx, dẫn tới chậm tiến độ; mất nhà cung cấp thường xuyên, mất chi phí cao hơn để có nguồn cung kịp thời; hàng hóa nhập mới có thể k đảm bảo clg; giảm uy tín của DN với KH; doanh thu bán hàng giảm Bước 3: Thực hiện đo lường rủi ro cho công ty XYZ Tần suất / biên độ Cao Thấp Cao -Thiếu NVL sx, dẫn đến chậm tiến độ -Hàng hóa nhập mới có thể k đbảo chất lượng -Mất nhà cung cấp thường xuyên -Doanh thu giảm Thấp -Mất khách hàng -Giảm uy tín của DN vs KH -Có thể mất chi phí cao hơn để có nguồn hàng kịp thời Bước 4: Kiểm soát rủi ro + bước 5: tài trợ rủi ro Việc đầu tiên DN cần tìm hiểu nguyên nhân chấm dứt hợp đồng từ phía nhà cung cấp Nếu nguyên nhân xuất phát từ phí DN, DN thanh toán chậm, vi phạm hợp đồng thì có thể thương lượng vs nhà cung cấp và đưa ra điều khoản rõ ràng về thời gian thanh toán nếu vẫn vi phạm thì sẽ chịu bồi thường hợp đồng Cần ký hợp đồng rõ ràng, cụ thể Nếu xuất phát từ phía nhà cung cấp họ muốn tăng gia thì có thể thương lượng lại giá sao cho hợp lý cả 2 bên, ngoài ra DN cần có mối quan hệ vs nhiều nhà cung cấp để có thể so sánh giá và clg hàng hóa Trường hợp k thương lượng được để tiếp tục làm đối tác thì DN cần có biện pháp để tìm nhà cung cấp mới 1 cách nhanh chóng để đảm bảo nguồn hàng kịp thời Trong thời gian tìm nhà cung cấp mới lâu dài DN cần có các nguồn hàng tạm thời đảm bảo clg để đáp ứng kịp thời cho khách hàng tránh mất uy tín của DN Để k gặp phải các rủi ro trên DN cần nhận nguồn hàg từ nhiều nhà cung ứg knhau và có nguồn hàng dự trữ Bước 6: Giasm sát và tổng kết Các biện pháp áp dụng trên giúp cho công ty B tránh được rủi ro trong quá trình sx hàng hóa, có kịp và đủ nguồn hàng mới để sx, từ đó, lấy dần lại uy tín của mk trên thị trường Việc áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro và thu thập thông tin được đánh giá là có phù hợp Ví dụ 2: Một khách hàng kiện công ty của bạn về một loại thực phẩm họ đã mua sau khi ăn xong bị ngộ độc Là giám đốc công ty, bạn giải quyết tình huống này như thế nào? →Là cửa hàng trưởng của cửa hàng nói trên, trước hết em sẽ xác định đây là một rủi ro đối với cửa hàng Vì vậy, cần phải xây dựng c/s qtrr, nhận dienejl đô lường và đánh giá rủi ro để trên cơ sở đó có các biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro 17 NTTH-CQ57/09.04 Bước 1: Xây dựng chính sách QTRR Bước 2: Nhận diện rủi ro -Mối hiểm họa: +thực phẩm chất lượng kém, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm -Mối nguy hiểm: +Khách quan từ phía khách hàng: có thể do sự tiêu hóa của khách hàng k tốt, hay khách hàng đã ăn thực phẩm kém chất lượng +Chủ quan: loại thực phẩm khách hàng mua k đủ tiêu chuẩn vệ sinh ATTP -Nguy cơ rủi ro: +giảm uy tín của cửa hàng +Mất khách hàng trung thành +Mất đối tác +Tốn kém chi phí do kiện tụng, bồi thường cho khách hàng +Tốn kém chi phí kiểm định, chi phí bảo quản, sản xuất loại sp khách hàng đã mua +Làm chậm quá trình pt của cửa hàng, có thể bị ngừng hoạt động trong một thời gian +giảm lòng tin, sự trung thành của nhân viên đối với cửa hàng +nhân viên có thể xin nghỉ việc do cửa hàng phải ngừng hoạt động trong 1 tgian +tạo ddkien thuận lợi cho các đối thủ cạnh tranh pt Bước 3: Đo lường rủi ro Tần cao Thấp suất/biên độ Cao -mất khách hàng trung thành -nhân viên có thể xin nghỉ việc Thấp -mất đối tác -chi phí kiểm định, bảo quản, sx -giảm uy tín của cửa hàng -giảm lòng tin, sự trung thành của nhân viên -chậm quá trình pt của cửa hàng, có thể bị ngừng -tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh pt hđ trong 1 tgian -chi phí kiện tụng bồi thường cho khách hàng Bước 4: Kiểm soát rủi ro + giảm uy tín của cửa hàng: - Lựa chọn nhà cung ứng có uy tín - đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - thương lượng với khách hàng để tránh kiện tụng + Mất khách hàng trung thành, mất đối tác: - Tăng cường tìm kiếm khách hàng và đối tác mới thông qua các hình thức quảng cáo, xúc tiến - Tạo mqh tốt vs các đối tác + Làm chậm quá trình pt của cửa hàng: - Sử dụng các biện pháp để đưa cửa hàng vào hđ 1 cách sớm nhất + giảm lòng tin, sự trung thành của nhân viên - Cần có chính sách đãi ngộ nhân viên tốt Bước 5: Tài trợ rủi ro + Tốn kém chi phí do kiện tụng, bồi thường cho khách hàng + tốn kém chi phí kiểm định, chi phí bảo quản, sx loại sp khách hàng đã mua 18 NTTH-CQ57/09.04 →có thể tài trợ bằng vốn tự có, quỹ dự phòng để tự tài trợ hoặc chuyển giao rủi ro bằng cách mua bảo hiểm Bước 6: giám sát và tổng kết Ví dụ 3: Một giám đốc phụ trách thị trường miền trung đột ngột qua đời Hãy phân tích ảnh hưởng của sự kiện này đến hoạt động kinh doanh của DN Bước 1: xây dựng chính sách QTRR Bước 2: nhận diện rủi ro -Mối hiểm họa + Công tác nhân lực thay thế chưa tốt +Chưa có phương án dự phòng + Chưa có hướng dẫn xử lý khi có nhân lực thay đổi đột ngột gây khó khăn cho việc kinh doanh tại thị trường miền Trung -Mối nguy hiểm + Khách quan: cái chết đột ngột của giám đốc -Nguy cơ rủi ro + thiếu hụt lao động + nội bộ DN mất sự điều hành có thể gây mâu thuẫn nội bộ + chi phí đầu tư, đào tạo nguồn lực tốn kém + làm chậm quá trình triển khai clc của cty + tạo điều kiện thuận lợi cho các đối thủ cạnh tranh pt + mất mối quan hệ của giám đốc + lợi nhuận, dthu của DN giảm + mất đối tác, nhà đtư, khách hàng + ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên + thiếu hụt lao động + tốn kém chi phí đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực + cản trở hoạt động kinh doanh của DN Bước 3: đo lường rủi ro Tần suất Cao Thấp / biên độ -Thiếu hụt lao động -Mất MQH của giám đốc Cao -Mất đối tác, nhà đầu tư, khách hàng -cản trở hđ kd của DN -Nội bộ DN mất đi sự điều hành có thể gây ra mâu thuẫn Thấp -lnh, dthu của DN giảm trong nội bộ -Tạo ddkien cho đối thủ cạnh tranh pt -Ảnh hg đến tâm lý của nvien -Tốn kém chi phí đtư, đào tạo nhân lực Bước 4: kiểm soát rr + Mất đối tác nhà đầu tư, khách hàng: - Tìm nguồn khách hàng, đối tác mới thông qua các hình thức: quảng cáo, xúc tiến,… + Nội bộ DN mất sự điều hành có thể gây mâu thuẫn trong nội bộ Thiếu hụt lao động: - Có chính sách thay thế nhân lực phù hợp - Tổ chức, phân công lại cvc cho phù hợp 19 NTTH-CQ57/09.04 + Mất mối quan hệ của giám đốc: - Tạo MQH tốt đvs khách hàng, đối tác + Ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên: - Ổn định lại tâm lý của nhân viên bằng các biện pháp : đãi ngộ, quan tâm đến nhân viên - Tạo mtrg làm vc lành mạnh + Cản trở hđ kinh doanh của DN - Có phương án dự phòng khi có sự thay đổi đột ngột Bước 5: Tài trợ rủi ro + Chi phí đầu tư, đầo tạo nhân lực: có thể tự tài trợ bằng vốn tự có, quỹ dự phòng + Cần thiết lập quỹ nhân sự: - Qũy nhân sự nội bộ: ví dụ phó GĐ thay thế kiên nhiệm tạm thời - Qũy nhân sự ngoài: là cơ sở dữ liệu và những liên hệ thường xuyên để đảm bảo mạng lưới nhân sự, phục vụ nhu cầu tuyển dụng đặc biệt vs nhân sự cao Bước 6: giám sát và tổng kết Câu 4: Phân tích những rủi ro phát sinh từ nội bộ doanh nghiệp? -Khái niệm: Rủi ro doanh nghiệp là những sự kiện có khả năng làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại hoặc thực tế đã bị thiệt hại về mặt lợi ích -Nhóm rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp: +Khái niệm: Rủi ro nội bộ DN là các rủi ro tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp +Nguyên nhân gây ra rủi ro này chủ yếu là do năng lực quản lý điều hành của những người qlý dn + Nhóm rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp gắn với những yếu tố của từ doanh nghiệp cụ thể, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính, công nghệ, nhân sự, quản trị điều hành, … Một số nhóm rủi ro có thể kể đến như: 1, Rủi ro tài chính -Khái niệm: là sự xuất hiện các tình huống dẫn đến việc suy giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp và trong tình huống đặc biệt có thể làm doanh nghiệp phá sản -Đặc trưng cơ bản là giảm khả năng sinh lời nghĩa là tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh Rủi ro tài chính là loại rủi ro thường gặp nhất trong hoạt động của doanh nghiệp -Rủi ro tài chính bao gồm rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro vốn đầu tư, … -VD: Khi công ty đang sử dụng hệ số cơ cấu nợ quá cao, dẫn đến rủi ro tài chính cho doanh nghiệp + Doanh nghiệp chậm trả nợ khi đã đến hạn trả nợ thì sẽ bị ngân hàng cắt giảm hoạt động cho vay hoặc cho vay với nhiều điều kiện hơn, từ đó dẫn tới rủi ro tài chính cho DN + Doanh nghiệp nợ quá hạn quá nhiều lần, NHTM sẽ báo lên trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, và DN này bị cho vào nhóm nợ xấu, do đó, nếu DN muốn vay nợ NH khác rất là khó khăn, từ đó, gây ảnh hưởng về tài chính của DN -Biện pháp: Có những biện pháp quản lý DN tốt; Nghiên cứu và tìm hiểu kỹ chiến lược đầu tư của công ty; Nắm bắt tốt thị trường và tâm lý khách hàng 2, Rủi ro quản trị điều hành -Khái niệm: Rủi ro quản trị điều hành là những rủi ro có nguyên nhân từ sự yếu kém về trình độ quản trị, điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp Sự yếu kém về trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp -VD: +Do bổ nhiệm người thiếu năng lực lên lãnh đạo →đưa ra quyết định không chính xác cho DN +Tham ô, tham nhũng xảy ra nhưng người lãnh đạo k biết →quản lý lỏng lẻo + Người quản lý cấp cao →chiến lược KD →đưa ra quyết định hàng ngày cho DN -Hậu quả: Gây ra những hậu quả rất khó khắc phục vì nó liên quan đến tầng quản lí cấp cao 20

Ngày đăng: 14/03/2024, 23:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w