luôn ảnh hưởng trực tiếp đến sựphát triển của nền kinh tếĐể quản lí một nền kinh tế, các nhà quản lý cần nắm được thực trạng và nguyênnhân, mức độ của từng nguyên nhân ảnh hưởng đến sự b
Trang 1BÀI KHÁ TỐT NHƯNG VẪN CHƯA TẬN DỤNG HẾT KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 9.5
BÀI TẬP NHÓM
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ
-XÃ HỘI Ở MALAYSIA
Trang 2MỞ ĐẦU
Nằm ở vị trí trung tâm và nhạy cảm nhất của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, làthành viên quan trọng của ASEAN, Malaysia đang ngày càng chứng tỏ được vị thế cũngnhư tiềm năng của mình Học tập từ những thành tựu phát triển của các nước phát triểncho thấy, những vấn đề về nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cácchính sách thu hút đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu v.v luôn ảnh hưởng trực tiếp đến sựphát triển của nền kinh tế
Để quản lí một nền kinh tế, các nhà quản lý cần nắm được thực trạng và nguyênnhân, mức độ của từng nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của hiện tượng kinh tế xãhội đó Qua đó, phát hiện được mặt mạnh, mặt yếu, tiềm năng cà các nguồn lực còn có thểkhau thác nhằm phục vụ cho việc lập chương trình, hướng tới mục tiêu phát triển tiếp theo
Sự biến động của mọi hiện tượng kinh tế - xã hội đều có hai mặt: đinh tính và địnhlượng Do đó, trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến vấn đề là phân tích sự biến động của
MALAYSIA”
1 Sự cần thiết của đề tài
Kể từ ngày giành được độc lập (31/8/1957), Malaysia đã đạt được những thành tựunổi bật, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả chính trị xã hội Trong đề tài này chúng tôi
sẽ đi vào phân tích chi tiết các yếu tố trong tăng trưởng kinh tế, xã hội và xác định mức độảnh hưởng của các nhân tố đó tới tiến trình phát triển của Malaysia
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 3Nghiên cứu, phân tích số liệu, viết báo cáo của nền kinh tế - xã hội Malaysia, đểnắm được thực trạng, nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của chúng đến đến nền kinh tế, từ
đó, đưa ra điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng và các nguồn lực nhằm phục vụ cho việc lậpchương trình, kế hoạch hướng tới mục tiêu phát triển tiếp theo cho nền kinh tế Malaysia
3 Đối tượng và phạm vu nghiên cứu
Đ i tượng nghiên cứu: phân tích số liệu kinh tế- xã hội ở Malaysiang nghiên c u: phân tích s li u kinh t - xã h i Malaysiaứu: phân tích số liệu kinh tế- xã hội ở Malaysia ệu kinh tế- xã hội ở Malaysia ế- xã hội ở Malaysia ội ở Malaysia ở Malaysia
Ph m vi nghiên c u: ạm vi nghiên cứu: ứu: phân tích số liệu kinh tế- xã hội ở Malaysia
V không gian: đ tài nghiên c u t t c các y u t trong n n kinh t , xãứu: phân tích số liệu kinh tế- xã hội ở Malaysia ất cả các yếu tố trong nền kinh tế, xã ả các yếu tố trong nền kinh tế, xã ế- xã hội ở Malaysia ế- xã hội ở Malaysia
h i c a Malaysiaội ở Malaysia ủa Malaysia
V th i gian: đ tài nghiên c u s d ng các s li u thu th p t năm 1985 -ứu: phân tích số liệu kinh tế- xã hội ở Malaysia ử dụng các số liệu thu thập từ năm 1985 - ụng các số liệu thu thập từ năm 1985 - ệu kinh tế- xã hội ở Malaysia ập từ năm 1985 ừ năm 1985 2013
-4 Phương pháp nghiên cứu
4.a Phương pháp thống kê mô tả
Mô tả các đặc trưng của mô hình cũng như những đặc trưng về các số liệu sử dụng
Mô tả tổng quát xu hướng nổi bật, những ảnh hưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Trong đó nhóm đã thực hiên mô tả các số liệu cụ thể đó là GDP, GDP/người, vốn,lao động, FDI, tỉ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu,
…, các chỉ số liên quan đến vấn đề xã hội như tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ người biết chữ, chỉ sốHDI,…
Thực hiện mô tả các số liệu trên để thấy xu hướng tăng hay giảm, ổn định hay biếnđộng để từ đó thấy được sự vận động của các hiện tượng kinh tế
4.b Phương pháp mô hình hóa:
Nhóm đã vận dụng lý thuyết học trong môn kinh tế lượng để lập ra các mô hình thểhiện mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, chạy mô hình đưa ra các kết quả sau đó thực
Trang 4hiện các kiểm định kết quả thu được để xem xét sự tồn tại của mô hình, sự tồn tại của cácbiến phụ thuộc, kiểm tra các hiện tượng như đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai
số ngẫu nhiên thay đổi,… Khi vi phạm các kiểm định này nhóm sẽ tiến hành chạy lại môhình mới bằng các cách như bỏ biến, thêm biến, nếu các kiểm định đã phù hợp nhóm sẽđưa ra các kết luận về mối quan hệ giữa các biến số để thấy được sự tác động giữa chúng
M t s mô hình s d ng đ h i quy: ột số mô hình sử dụng để hồi quy: ố mô hình sử dụng để hồi quy: ử dụng để hồi quy: ụng để hồi quy: ể hồi quy: ồi quy:
Mô hình thể hiện sự tác động của K,L đến GDP trong đó GDP là biến phụ thuộc,K,L là biến độc lập, mô hình được triển khai thừ hàm Cobb_Douglas: Y = A K α L β
Mô hình có d ng nh sau:ạm vi nghiên cứu: ư LnY =LnA +αlnK +βlnL
Mô hình thể hiện sự tác động của FDI đến tăng trưởng trong đó GDP là biến phụthuộc, FDI là biến độc lập
Mô hình có d ng nh sau:ạm vi nghiên cứu: ư LnGDP=β0+β1LnFDI
Mô hình thể hiện sự tác động của FDI đến năng suất các nhân tố tổng hợp TFP trong
đó TFP là biến phụ thuộc, FDI là biến độc lập
Mô hình các d ng nh sau:ạm vi nghiên cứu: ư LnTFP=β0+β1LnFDI
Mô hình thể hiên sự tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đóchuyển dịch cơ cấu thể hiện bằng hệ số cosφ là biến phụ thuộc và các biến độc lập là FDI
và DI (vốn đầu tư); FDI và EX; FDI và EDU (tỷ lệ người biết chữ trên 15 tuổi)
Mô hình có d ng nh sau: ạm vi nghiên cứu: ư φ=β0+β1LnFDI + β2LnDI
φ=β0+β1LnFDI +β2LnEX
φ=β0+β1LnFDI +β2LnEDU
Trang 5Ngu n d li u: ồi quy: ữ liệu: ệu: ch y u đủa Malaysia ế- xã hội ở Malaysia ượng nghiên cứu: phân tích số liệu kinh tế- xã hội ở Malaysia ất cả các yếu tố trong nền kinh tế, xã ừ năm 1985 -c l y t s li u b ng Excel mà PGS.TS Bùi Quangệu kinh tế- xã hội ở Malaysia ả các yếu tố trong nền kinh tế, xãBình cung c p, và có tìm hi u, s d ng thêm m t s s li u liên quan t Ngân hàngất cả các yếu tố trong nền kinh tế, xã ểu, sử dụng thêm một số số liệu liên quan từ Ngân hàng ử dụng các số liệu thu thập từ năm 1985 - ụng các số liệu thu thập từ năm 1985 - ội ở Malaysia ệu kinh tế- xã hội ở Malaysia ừ năm 1985 -
Th gi i WBế- xã hội ở Malaysia ới WB
5 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tàiphân tích của nhóm chúng tôi gồm 3 phần: thứ nhất, phân tích tình hình kinh tế củaMalaysia; thứ hai, phân tích tình hình xã hội ở Malaysia; thứ ba, kết luận
II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ MALAYSIA
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Malaysia cải thiện tăng gần như liên tục Tuy nhiên, chịu ảnhhưởng từ 2 cuộc khủng hoảngkinh tế châu Á (1998) và thế giới (2009), tốc độ tăng trưởngsụt giảm nghiêm trọng nhưng đều đã lấy lại được thăng bằng nhanh chóng và tiếp tục tăngtrưởng vững chắc với tốc độ cao Năm 1998, tăng trưởng đã xuống ở mức -7.6% Chỉ sau
đó 1 năm nền kinh tế đã hồi phục mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng đạt 6.1% năm Năm 2009,cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế ở khu vực ĐôngNam Á, và Malaysia cũng không phải ngoại lệ khi mà các con số đo lường sự tăng trưởngcho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng, tăng trưởng GDP năm 2009 với tốc độ -1.5% Và sau 3quý liên tiếp suy thoái kinh tế, Malaysia đã chính thức thoát khỏi cuộc khủng hoảng và đạttốc độ tăng trưởng 7.4% vào năm 2010 nhờ vào nhu cầu quốc tế và nội địa tăng mạnh đến
từ hiệu ứng tích cực của các biện pháp kích thích kinh tế và ổn định chính sách tiền tệ [1]
GDP đầu người của Malaysia có tăng đều qua các năm, trừ 2 năm khủng hoảngkinh tế là 1998 và 2009, với tốc độ bình quân khoảng 3,4%/năm Qua 29 năm, mứcGDP/người của Malaysia đã tăng 2,68 lần, từ mức 2609USD năm 1985 lên mức 6997USDnăm 2013, chứng tỏ mức sống người dân đã được cải thiện đáng kể [2]
Trang 6Cơ cấu ngành của Malaysia đã có sự chuyển dịch tích cực từ nông nghiệp sangcông nghiệp- xây dựng và dịch vụ Ngành nông nghiệp từ chỗ chiếm khoảng 19% (1985)
đã giảm xuống chỉ còn khoảng 7% (2013); trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp củaMalaysia giảm nhẹ từ 47% xuống khoảng 38%; ngành dịch vụ chiếm vị trí quan trọng nhấttrong nền kinh tế, là yếu tố đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng của Malaysia, tỷtrọng GDP của dịch vụ tăng rõ rệt qua các năm, và đến năm 2013 đã chiếm 54,01% GDP[3] Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đến chuyển dịch cơ cấu là FDI,trong khi các yếu tố như vốn, xuất nhập khẩu và trình độ giáo dục không có ý nghĩa khi xétđến mối tương quan riêng lẻ giữa chúng và chuyển dịch cơ cấu [4] Điều này khá phù hợpvới lý thuyết, khi FDI vừa đóng góp vào vốn, công nghệ và cả trình độ tay nghề Phần lớncác doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành công nghiệp nên góp phần làm tăng tỷ trọngCông nghiệp Mối quan hệ dương giữa FDI và φ càng khẳng định thêm điều đó Sự chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế và các chính sách kinh tế đã tác động đúng hướng đến lực lượnglao động, cụ thể, trong giai đoạn 1985 – 2012, tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệpgiảm từ 30,4% xuống còn khoảng 12,6%, trong khi lao động trong công nghiệp tăng nhẹ từ23,8% lên 28,4%; tăng mạnh nhất là tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ, từ 45% lên đến59% [5] Malaysia đang phấn đấu, đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Tập trung chiến lược để phát triển công nghiệp vừa và nhỏ để các doanh nghiệp cóthể tự sản xuất và học tập công nghệ từ những nước phát triển hơn, với mục tiêu là tự tạolợi thế cạnh tranh cho quốc gia hơn là chỉ dừng lại ở mức bắt chước sản xuất
Việc sử dụng hiệu quả nguồn lực và thực hiện những chính sách hợp lý đã giúpMalaysia đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định Ở Malaysia, cùng với sự phát triển kinh tếtrong nước và sự đầu tư từ nước ngoài mạnh mẽ nên Malaysia thu hút được số lượng rấtlớn lao động nhập cư từ các nước đang phát triển Tuy nhiên, công việc chủ yếu của laođộng nước ngoài tại Malaysia có được là do các công việc này không thu hút được laođộng trong nước, đó là các công việc giản đơn trong các khu công nghiệp, nhà xưởng quy
mô vừa và nhỏ, các ngành nghề không cần nhiều kỹ thuật hoặc độc hại và thu nhập không
Trang 7cao Lao động ở Malaysia cũng có sự gia tăng đều qua các năm, từ 7.056.530 năm 1990 tới
2012 đã lên con số 12.717.901, trong đó đa số là nam giới [6] Mặc dù lực lượng lao độngcủa Malaysia không lớn nhưng nhờ năng suất lao động cao và tăng liên tục qua từng năm(năm 2014 đạt 24857 USD/lao động)[7] nên có thể thấy vai trò quan trọng của nguồn lựcnày, chiếm khoảng 17 – 30% trong tăng trưởng GDP Với 1% tăng lên của lao động (L) thìGDP sẽ tăng lên 1,68%
Tiếp theo chính là đóng góp vô cùng quan trọng của Vốn (K) Trong giai đoạn từ
1985 đến 2012, tổng vốn đầu tư của Malaysia tăng trưởng không ổn định Từ năm 1985 –
1997, lượng vốn đầu tư của Malaysia tăng liên tục qua các năm,đạt mức hơn 50 tỉ USD vàonăm 1997 Tuy nhiên, do khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan vào năm 1997 kéo theo khủnghoảng kinh tế ở hàng loạt các quốc gia trong khối ASEAN đã khiến cho nguồn vốn trongnước cũng như nguồn vốn FDI giảm mạnh với tốc độ -43% - thấp nhất trong lịch sửMalaysia Trong những năm tiếp theo, lượng vốn đầu tư tăng dần trở lại, với tốc độ tăngtrung bình khoàng 6,1%, giúp cho nền kinh tế dần phục hồi Nhưng bên cạnh đó tốc độtăng trưởng vẫn không ổn định, khi mà các năm 2001, 2003, 2005 đạt mức tăng trưởng âm
10 năm sau khủng hoảng tiền tệ 1998, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 một lần nữaảnh hưởng lớn tới nguồn vốn đầu tư của Malaysia khi liên tiếp trong 2 năm 2008, 2009, tốc
độ tăng trưởng nguồn vốn lần lượt giảm xuống ở mức -2,9% và -20% Với sự điều tiếthợp lý của Chính phủ, năm 2010, đã ghi nhận tốc độ tăng kỷ lục ở mức 47,3% giúp nềnkinh tế phục hồi mạnh mẽ Trong những năm sau đó, từ 2011– 2013, nguồn vốn đầu tư củaMalaysia tăng trưởng ổn định với tốc độ khoảng 7,8%/ năm, đạt mức 64 tỉ USD năm 2013(Việt Nam chỉ khoảng 54 tỉ USD) [8] Trong nghiên cứu sự tương quan giữa đóng góp củavốn, lao động và TFP vào tăng trưởng thì vốn chiếm tỷ trọng cao nhất, trong khoảng từ19% - 98% và với 1% tăng lên của vốn thì GDP tăng lên 0,23% Bên cạnh đó, hiệu quả sửdụng nguồn vốn đầu tư của Malaysia khá cao, với ICOR chỉ khoảng 4,9 là một lợi thếgiúp Malaysia cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, trở nên hấp dẫn hơn trongcon mắt các nhà đầu tư [10] Vả quả thật đúng như vậy khi tốc độ gia tăng vốn FDI đã có sự
Trang 8biến động rõ rệt Có thể thấy vào năm 1985, dòng vốn FDI vào nước này mới chỉ có 0.9 tỷUSD nhưng đã nhanh chóng đạt mức 5.5 tỷ USD vào năm 1997 Tuy nhiên do hậu quả củacuộc khủng hoảng tài chính châu Á, dòng vốn FDI vào Malaysia năm 1998 và 2001 lầnlượt giảm xuống còn 3 tỷ USD và 0.7 tỷ USD Đến năm 2009, do hậu quả của cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới, dòng vốn FDI chỉ đạt mức 0.1 tỷ USD, nhưng đã nhanh chóng lấylại đà tăng trưởng và đạt mức 9.8 tỷ USD vào năm 2011 [9] Bên cạnh đó, tỷ trọng đóng góp
của FDI vào tổng vốn chiếm một phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế tại
Malaysia Năm 1985, FDI chỉ chiếm 2.2% thì tới năm 2011, con số này đã là 5.2% Ảnh
hưởng của FDI tới tăng trưởng kinh tế được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu khác nhau
và các nghiên cứu đó cho thấy FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Ở
Malaysia tác động của FDI tới nền kinh tế mang tính chất dài hạn, tác động của FDI lêntăng trưởng kinh tế là đáng kể hơn tác động của DI (đầu tư trong nước) Tức là khi nguồnvốn FDI được thực hiện sẽ không làm sản lượng tăng ngay mà chúng có độ trễ nhất định
Cụ thể, từ kết quả quả hồi quy, vốn FDI thu hút từ nước ngoài vào Malaysia có ảnh hưởngtích cực GDP của nước này, tuy nhiên ảnh hưởng của nó không phải là quá lớn, với 1% tăngthêm của FDI thì GDP tăng thêm 0,195% Điều này có thể giải thích là do lượng vốn FDI củaMalaysia còn khá nhỏ so với dòng vốn đầu tư trong nước, bên cạnh nó là công tác quản lýnguồn vốn còn chưa tốt nên khả năng tận dụng tối đa nguồn vốn FDI là chưa cao
Một yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng của Malaysia đó là năng suất cácyếu tố tổng hợp TFP Mặc dù tốc độ tăng trưởng TFP không ổn định, nhiều năm đạt mứctăng trưởng âm, tuy nhiên tỷ phần đóng góp trong tăng trưởng của TFP là khá lớn (cao nhất
là năm 2005 với 97,27%), lớn hơn nhiều so với đóng góp từ lao động và chỉ kém đóng góp
từ vốn Điều gì ảnh hưởng tới TFP? Từ kết quả hồi quy theo mối quan hệ giữa các yếu tốFDI, DI, L, EX và IM với TFP thì hai yếu tố FDI và L không ảnh hưởng tới TFP Có thểgiải thích là do TFP liên quan đến chất lượng lao động cũng như trình độ quản lý, do đókhông phụ thuộc vào số lượng lao động Về mặt lý thuyết, FDI là kênh chuyển giao côngnghệ hiệu quả đối với các nước đang phát triển, qua đó có tác động tích cực đối với TFP
Trang 9nhưng ở Malaysia thì hoàn toàn khác khi kết quả cho thấy FDI không có đóng góp gì choTFP Tỷ phần đóng góp lớn từ vốn và TFP cho thấy nền tảng tăng trưởng của Malaysia làrất tốt, đảm bảo cho một quá trình phát triển bền vững và lâu dài.
Tăng trưởng ổn đinh của Malaysia không chỉ đến từ nguồn lực mà còn xuất phát từnhững chính sách kinh tế hợp lý, đặc biệt giúp nền kinh tế Malaysia nhanh chóng vượt qua
2 cuộc khủng hoảng vào các năm 1998 và 2009 Năm 1997, cuộc khủng hoảng tiền tệ ởThái Lan diễn ra và lan rộng sang các nước trong khu vực đã gây ra hậu quả nặng nề chonền kinh tế Malaysia : lạm phát cao nhất trong vòng 15 năm trở lại, tốc độ tăng trưởngGDP thấp kỉ lục -7,35% Chính phủ Malaysia đã kết hợp chính sách tài khóa mở rộng vànới lỏng tỷ giá hối đoái Cụ thể trong 3 năm 1998, 1999, 2000, chi tiêu chính phủ vượt mứcthu 46%, 35% và 51% và tỷ giá hối đoái tăng từ 2,8 lên 3,9 Kết quả thu được là năm 2000,tốc độ tăng trưởng GDP đã dương trở lại, đạt mức 6,13% cùng với đó là tỷ lệ lạm phátđược kéo xuống còn 1,53% kéo theo tỷ lệ thất nghiệp giảm ở mức 3,1% Năm 2008, khicuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra, nền kinh tế Malaysia đã không tránh khỏi sự ảnhhưởng của nó, với tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống mức -7,359% và lạm phát chạmngưỡng kỉ lục 5,44%, kéo theo thất nghiệp tăng lên ở mức 3,7% [12] Chính phủ Malaysianhanh chóng thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, thể hiện ở việc thu thuế giảm 5,66%
và chi chính phủ so với thu ngân sách tăng lên 40.01% , làm cho lạm phát giảm xuống mứcrất thấp xuống chỉ còn 0,58% Nhờ vào biện pháp kích cầu này của chính phủ Malaysia,năm 2009, nền kinh tế Malaysia đã có dấu hiệu phục hồi trở lại Chính sách này được chínhphủ Malaysia tiếp tục duy trì đến năm 2010, tạo đà cho sự phát triển ổn định trong nhữngnăm tiếp theo
Ngoài 2 biến động lớn trên, những sự chính sách của chính phủ Malaysia đã mangđến sự ổn định cho nền kinh tế Chính sách tài khóa mà Malaysia đang áp dụng luôn đemlại cán cân thu chi ngân sách hợp lý (thâm hụt trung bình 6% so với GDP) kèm theo mứcthu thuế ổn định Cụ thể, trong giai đoạn 1996 – 2012, thu ngân sách của Malaysia tăngkhoảng 8,758%/năm, đạt mức 26.418.000.000 ringit, trong đó ngân sách từ thu thuế chiếm
Trang 10một phần rất lớn Từ năm 2000 trở về trước, có những năm thu thuế chiếm tới hơn 70% thungân sách (71,3% năm 1996) Tuy vậy, từ sau năm 2000, tỷ trọng thu thuế trong thu ngânsách có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn chiếm tới hơn 50% trong thu ngân sách nhà nước.Thu ngân sách tăng, tuy nhiên ngân sách của Malaysia luôn bị thâm hụt Chi ngân sáchtrong giai đoạn 1996 – 2012 có tốc độ tăng bình quân gần xấp xỉ thu ngân sách -8,746%/năm, nhưng giá trị chi ngân sách luôn vượt mức thu ngân sách Từ năm 1996 –
2012, chi ngân sách luôn vượt mức thu với trung bình 32,71%/năm và thâm hụt khoảng8,55% so với GDP Chính phủ Malaysia đã nỗ lực để kiểm soát mức chi tiêu vượt quá ngânsách này và mức thâm hụt ngân sách đang có xu hướng giảm trong những năm gầnđây,xuống mức 6,91% năm 2012.Mặc dù có xu hướng giảm nhưng thâm hụt ngân sách củaMalaysia vẫn rất lớn trong khi ở các nước trong khu vực, mức thâm hụt ngân sách chỉ vàokhoảng 5% (khoảng 6% đối với Việt Nam) [13]
Trong khi đó, chính sách tiền tệ mà Malaysia đang thực hiện rất thành công, cụ thể
là tỷ giá hối đoái và tốc độ tăng cung tiền M2 ổn định qua các năm [14] Do đó, lạm phátluôn được duy trì ở mức ổn định, trong khoảng từ 2% - 5% Khủng hoảng kinh tế năm
1998 ghi nhận con số lạm phát đạt 5,27% Và tới năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế thếgiới dẫn tới lạm phát là 5,44%, thấp nhất trong giai đoạn này là năm 1987 với 0,29% [11]
Tăng trưởng ổn định kéo theo tiền lương thực tế của Malaysia tăng với tốc độ gần4%/năm trong khu vực nông nghiệp thời kì 1961-1972 tốc độ 2,18% năm 1968-1992, sựgia tăng này có xu thế nhanh hơn trong những năm 1990 Không những thế, tỉ lệ thấtnghiệp đã giảm xuống từ 8,2% năm 1987 xuống còn 2,8% năm 1997 Tỷ lệ dân số tham giathị trường lao động nhờ vậy cũng gia tăng Tỷ lệ tham gia thị trường lao động tăng cả trongnhóm lao động nam và lao động nữ, sự gia tăng tỉ lệ tham gia thị trường lao động tăngmạnh trong thời kì 1989-1997, nói lên rằng thời kì này nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ
và tạo ra được nhiều công ăn việc làm hơn Từ năm 1993, thị trường lao động malaysia đãbắt đầu thiếu lao động gây căng thẳng trong thời kì trước khủng hoảng Châu Á và tạo áplực lớn cho tăng lương, tiền lương thực tế đã tăng với tốc độ 6,2%/năm trong thời kì 1990-
Trang 111994, cao hơn so với tốc độ gia tăng năng suất của nền kinh tế khiến cho chi phí trên mộtlao động tăng trong năm 1995-1996
Tuy nhiên cùng với khủng hoảng châu Á, tiền lương thực tế đã bị giảm mạnh do tácđộng kép của tình hình bất lợi trên thị trường lao động và sự giảm giá đồng tiền bản địa.Như vậy, không chỉ cơ cấu ngành đã có sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa vàchuyển dịch lên các ngành có giá trị gia tăng cao hơn, mà cơ cấu lao động cũng đượcchuyển dịch mạnh mẽ theo hướng các việc làm các chất lượng cao hơn được tạo ra trêntoàn xã hội,trong đó năng suất lao động gia tăng là cơ sở chủ yếu cho sự gia tăng tiền lương
và cải thiện tình hình của người lao động
III PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÃ HỘI MALAYSIA
Dân số Malaysia có sự tăng trưởng ổn định, đảm bảo nhu cầu phát triển của nềnkinh tế với những chính sách dân số hợp lí Năm 1985, tổng số dân của Malaysia là15.764.340 thì tới năm 2013 con số đó là 29.716.965
Dân số thành thị và nông thôn có sự chuyển dịch rõ rệt, khi mà năm 1985 số dânthành thị chỉ chiếm 46% thì tới 2013 con số đó là 73% đạt tốc độ, cho thấy sự đô thị hóacao và nhanh ở Malaysia [5] Sự phát triển kinh tế hướng vào con người, nhất là ngườinghèo Thực hiện chiến lược phát triển toàn diện, cùng với việc đạt được chỉ tiêu tăngtrưởng GDP cao đã giúp cho Malaysia có sự cải thiện đáng kể trong quá trình giảm nghèo
Tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia ở Malaysia giảm từ 19.4% vào năm 1987 xuống còn 6.1%năm 1997 và tính tới năm 2012 thì con số này chỉ còn lại 1.7% Đi cùng với xu hướng đó,
tỷ lệ người nghèo ở nông thôn cũng giảm dần qua các năm từ 24.8% vào năm 1987, 13.5%vào năm 2002 và xuống còn 3.4% vào năm 2012 Từ những con số thống kê trên, khoảngcách nghèo theo chuẩn quốc gia ở Malaysia có sự chuyển biến rõ ràng từ 1.4 năm 2004xuống còn 0.8 vào năm 2007 Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em cũng được giữ ổn định ở mức5% [15]
Trang 12Bên cạnh tốc độ phát triển kinh tế ổn định, thì việc cải thiện đời sống cũng như cácchính sách giảm nghèo ở Malaysia đạt được những thành tích rất đáng kể Malaysia đangthành công trong công cuộc xóa nghèo Tuy nhiên bất bình đẳng ở Malaysia đang ở mứccao so với các nước trong khu vực Mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ởMalaysia được đo lường và biểu diễn thông qua hệ số GINI, năm 1987 là 0.47, năm 2004GINI con số này là 0.38, cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm 2008 đã có những ảnh hưởnglàm gia tăng sự bất bình đẳng với GINI năm 2009 đo được là 0.46 [16] Ở Malaysia,
GDP/người và hệ số Gini có mối quan hệ nghịch biến với tỷ lệ nghèo đói, với 1% tăng lêncủa GDP/người, tỷ lệ nghèo đói lại giảm đi khoảng 2,01%, cho thấy tác động của tăng thunhập lên đói nghèo là khá lớn Vậy nên cần phải có những chính sách, giải pháp thích hợpnhằm gia tăng phúc lợi cho nhóm dân số có thu nhập thấp này
Chỉ số HDI của Malaysia là 0,761(2011), nằm ở nhóm các nước có chỉ số cao vàđứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore (0,866) Tuổi thọ trung bình củangười dân Malaysia cải thiện liên tục qua từng năm, trong giai đoạn 1985 – 2012, tuổi thọtrung bình tăng tới 5,34, đạt mức 74,84 năm 2012 , trên mức trung bình của thế giới (71)
Có được sự cải thiện đáng kể này là nhờ vào mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu ngườităng dần qua các năm, từ mức 226 USD (1995) lên mức 676 USD (2012) Bên cạnh tuổithọ, yếu tố tiếp theo đó chính là thu nhập Với thu nhập bình quân đầu người đạt gần 7000USD, Malaysia thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình cao Thu nhập bình quân củaMalaysia tăng đều qua các năm, trừ 2 năm khủng hoảng là 1998 và 2009 Sau 28 năm, thunhập bình quân của người dân Malaysia tăng 2,68 lần, cho thấy đời sống ngày càng đượccải thiện
Nền giáo dục của Malaysia được đánh giá nền giáo dục có chất lượng cao, với nhiều
ưu thế đặc biệt là chương trình đạt chuẩn quốc tế với học phí thấp (tiếng Anh được xem làtiếng phổ thông trong trường học) Hệ thống giáo dục được chính phủ quan tâm và có sựđầu tư mạnh mẽ, ngân sách chi cho giáo dục cuả Malaysia đứng thứ 2, sau quốc phòng
Trang 13IV KẾT LUẬN
Malaysia là một nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước tương đối mở và côngnghiệp hóa Với tốc độ phát triển cao Malaysia sở hữu một trong những hồ sơ kinh tế tốtnhất tại châu Á, GDP tăng trưởng trung bình 6,5% mỗi năm trong giai đoạn từ 1957 đến
2005 Năm 2005, quốc gia này có GDP xếp thứ 34 thế giới theo PPP Năm 2011, GDP(PPP) của Malaysia là khoảng 450 tỷ đô la Mỹ, là nền kinh tế lớn thứ ba trong ASEAN vàlớn thứ 29 trên thế giới Bên cạnh đó, đời sống dân cư ở Malaysia cũng có sự cải thiện tốt,với thu nhập bình quân đầu người đạt 6997USD/người, các chính sách có liên quan tới pháttriển xã hội, đảm bảo an sinh, phúc lợi cho người dân cũng được chính phủ quan tâm Tỷsuất tử vong của trẻ sơ sinh năm 2009 là 6%, tuổi thọ bình quân của người dân Malaysiacũng thuộc hạng cao 75 tuổi (2009) so với tuổi thọ trung bình của thế giới là 71 tuổi Vớimục tiêu phát triển Malaysia thành một điểm đến du lịch y tế, 5% ngân sách phát triển lĩnhvực xã hội của chính phủ được dành cho chăm sóc sức khỏe
Qua những phân tích trên, nhóm cơ bản đã xác định rõ được tình hình kinh tế - xãhội ở Malaysia và có những cái nhìn toàn diện, sâu sắc, làm nền tảng cho việc xây dựngcác chính sách, kế hoạch phát triển cho quốc gia này Từ đó rút ra những kinh nghiệm pháttriển, làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách, kế hoạch phát triển phù hợp ở ViệtNam
Trang 14[2] Biểu đồ 2: Thu nhập bình quân đầu người Malaysia
GDP đầu người (giá USD cố định 2005)
GDP đầu người (giá USD cố định 2005)
Trang 15[3] Biểu đồ 3: Chuyển dịch cơ cấu ở Malaysia từ 1985-2013
Chuyển dịch cơ cấu từ năm 1985 - 2013
Giá trị gia tăng của nông nghiệp (% của GDP) Giá trị gia tăng của công nghiệp (% của GDP) Giá trị gia tăng của dịch vụ và sản phẩm khác (% của GDP)
[4] Biểu đồ 4: Cơ cấu lao động theo ngành ở Malaysia
Trang 16[5] Biểu đồ 5: Dân số Malaysia từ 1985-2013
Dân số của Malaysia giai đoạn từ 1985-2013
[6] Biểu đồ 6: Tình hình lao động Malaysia từ 1985-2013
1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 20130
Lao động của Malaysia giai đoạn 1985-2013
Số lao động nam Số lao động nữ
Trang 17[7] Biểu đồ 7: Năng suất lao động Malaysia giai đoạn 1985-2013
Năng suất lao động
[8] Biểu đồ 8: Vốn đầu tư của Malaysia giai đoạn 1985-2013
Cơ cấu vốn ở Malaysia giai đoạn 1985-2013
Tổng vốn đầu tư trong nước (USD cố định 2005)
Tổng vốn (triệu USD) (USD cố định 2005)
Tốc độ tăng tổng vốn đầu tư trong nước (%)
Tốc độ tăng tổng vốn (%)