Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc động kinh của người bệnh điều trị ngoại trú tại Khoa Khám Bệnh- Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ năm 2023...182.3.1.. Thực trạng tuần thủ sử dụng thuốc của ng
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Khái niệm động kinh: Động kinh là một rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương (thần kinh) trong đó hoạt động của não bị thay đổi, gây ra co giật hoặc thời gian hành vi và cảm giác bất thường và đôi khi là mất ý thức trong thời gian ngắn Cơn động kinh toàn bộ (generalized seizure) xảy ra do sự phóng điện đồng thời của các neuron ở toàn bộ vỏ não Cơn động kinh cục bộ (focal, local, partial, seizure) xảy ra do sự phóng điện của các neuron chỉ khu trú ở một phần vỏ não Cơn động kinh không chỉ biểu hiện triệu chứng lâm sàng và điện não đồ mà còn có thể có những triệu chứng thần kinh, tâm thần Những triệu chứng này ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh.
- Động kinh (Epileptic) là những cơn ngắn, đột khởi định hình, chu kỳ và tái phát chứng tỏ một kích thích quá ngưỡng của các tế bào vỏ não mà điển hình nhất là những cơn giật.
Hình 1 1 Hình ảnh mô phỏng người bệnh động kinh
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) và Liên hội quốc tế chống động kinh xác định: “Động kinh là sự tái diễn từ hai cơn động kinh trở lên trên 24 giờ không phải do sốt cao và các nguyên nhân cấp tính khác như rối loạn chuyển hóa, ngừng thuốc hay rượu đột ngột ”[6], [20].
1.1.1.3 Cơ chế bệnh sinh của động kinh [6]
Có 2 cơ chế chính gây nên hiện tượng phóng điện kịch phát của các tế bào thần kinh:
-Các tế bào thần kinh tăng khử cực của màng: có các xung điện ngược chiều đi từ đuôi gai sang sợi trục về thân các nơron bên cạnh và tăng hoạt động của hệ thống mạng lưới đuôi gai tại khu vực của các “ nơron động kinh”.
- Ức chế giải phóng chất GABA là chất có khả năng tăng ngưỡng chịu đựng kích thích của các tế bào nổn thần kinh, do đó các tế bào nơron dễ bị kịch thích hơn khiến phát ra các xung điện kịch phát hình thành cơn động kinh.
1.1.1.4 Dịch tễ bệnh động kinh
-Theo thống kê ở nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ người bị động kinh vào khoảng 0,5-1% dân số Tỷ lệ mới mắc trung bình hàng năm là 20-70 người trong 100.000 dân Tỷ lệ trên có sự khác nhau giữa các khu vực trên thế giới, giữa các nước trong khu vực và giữa các vùng khác nhau trong mỗi nước Theo Trần Văn Cường (2001) tỷ lệ động kinh của Việt Nam là 0,35%.
- Lứa tuổi: đa số động kinh xảy ra ở trẻ em, khoảng 50% số người bệnh động kinh dưới 10 tuổi và đến 75% số người động kinh dưới 20 tuổi Tuổi càng lớn thì tỷ lệ động kinh càng thấp, nhưng đến 60 tuổi trở lên thì tỷ lệ động kinh lại tăng lên, tỷ lệ khoảng 1/1000 (P.Loiseau, 1990).
-Giới: Tỷ lệ động kinh ở nam và nữ tương đương nhau.
-Tính chất gia đình: Khoảng 10% đến 20% người bệnh động kinh có yếu tố gia đình (cha, mẹ bị động kinh) [6], [21].
Trên lâm sàng tùy theo tính chất kích thích mà chia làm hai nhóm lớn là động kinh cục bộ (do kích thích chỉ một phần, một thùy của não) và động kinh toàn bộ (do kích thích lan tỏa toàn bộ vỏ não). Động kinh cục bộ: Là những cơn động kinh chỉ xảy ra ở một số vùng nhất định trong não bộ
- Động kinh cục bộ đơn giản (Simple Partial Seizures): biểu hiện cơ co giật chỉ xảy ra ở 1 bộ phận của cơ thể như 1 chi, ở đầu cổ, … thường rất ngắn, dưới 90 giây, trong cơn bệnh nhân hoàn toàn tỉnh Ngoài ra có thể kèm theo biểu hiện ảo thanh, ảo khứu,….
- Động kinh cục bộ phức tạp (Complex Partial Seizures): biểu hiện cơn co giật biểu hiện ở vùng rộng lớn hơn trên cơ thể như có thể nửa người, 2 chân,2 tay, … Thời gian kéo dài cơn co giật thường dưới 2 phút Vị trí phóng điện thường xuất phát nhóm noron thần kinh vị trí thùy thái dương với tỉ lệ khoảng 80%, biểu hiện đa dạng thường gặp khó kiểm soát hành vi, cảm xúc biến đổi thất thường, nói lời vô nghĩa, bệnh nhân có thể mất ý thức. Động kinh toàn thể: Xảy ra khi tất cả vùng não bộ bị ảnh hưởng, triệu chứng rất phong phú Các thẻ chính hay gặp của cơn động kinh toàn thể:
- Cơn động kinh co cứng - co giật: Là hình thái thường gặp nhất, diễn biến cơn trải qua 2 quá trình co cứng và co giật Giai đoạn co cứng kéo dài khoảng 8-10 giây cơ đột ngột co cứng lại khiến cho người bệnh có thể ngã và mất ý thức, tay chân duỗi gồng cứng đờ, tím môi vì ngưng thở Sau đó xuất hiện hiện tượng co giật toàn thân kéo dài khoảng 2- 3 phút, có thể kèm sùi bọt mép, trợn mắt, bệnh nhân có thể cắn vào lưỡi trong cơn giật Sau đó đến giai đoạn cơ giãn ra, người bệnh tỉnh lại dần và không nhớ sự việc xảy ra Trường hợp cơn động kinh xuất hiện khi bệnh nhân ngủ say lúc tỉnh lại bệnh nhân thường cảm thấy đau đầu nhức mỏi mỏi người nhiều.
- Động kinh co cứng hoặc co giật đơn thuần: biểu hiện cơn chỉ đơn thuần có co cứng hoặc co giật Hình thái cơn này thường ít xảy ra.
- Động kinh vắng ý thức (Absence seizures): cơn thường kéo dài khoảng 3 - 30 giây với biểu hiện đột ngột ngưng các hoạt động đang diễn ra: đang nói dừng nói, đang hoạt động dừng hoạt động có thể khiến rơi đồ, đột nhiên nhìn chăm chú vào 1 vật gì đó
… và người bệnh hoàn toàn không nhận thức được điều đó Hết cơn vắng ý thức, bệnh nhân lại tiếp tục các hành động đang dang dở Cơn vắng ý thức hay gặp ở trẻ em đặc biệt trẻ em gái Ở trẻ em trai thường hay gặp cơn vắng ý thức không điển hình (hội chứng Lennox – Gastaut) dễ thay đổi tính cách, di chứng suy giảm trí tuệ.
- Động kinh rung giật cơ: biểu hiện lâm sàng người bệnh đột ngột bị giật cơ
1 phần cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể như biểu hiện của bị sốc điện Diễn biến cơn giật cơ rất nhanh trong vài giây.
- Mất trương lực cơ: biểu hơn cơ người bệnh đột ngột bị ngã, đầu gật vè phía trước, rơi vật, hay sụp mí mắt do mất trương lực cơ đột ngột 1 nhóm cơ của cơ thể, cơn xảy ra đột ngột và bệnh nhân vẫn nhận thức rõ.
1.1.1.6 Nguyên nhân gây động kinh[10]
-Do sang chấn sọ não.
- Di chứng của các bệnh nhiễm trùng: viêm não, viêm màng não, sốt kén, kén sán não
-Thời kỳ chu sinh: trước, trong và sau lọt lòng, đẻ khó, Forceps, giác hút
-Bệnh lý mạch máu não: chảy máu não, nhồi máu não, dị dạng mạch não
-Khối choán chỗ trong sọ não: u não, áp xe não
-Nhiễm độc: thuốc, rượu, ma túy
-Chuyển hóa, nội tiết: đái tháo đường, hạ đường huyết
-Yếu tố gia đình: 10% có tính chất gia đình.
-Một số chưa xác định được nguyên nhân.
Phân loại động kinh có vai trò quan trọng, không những trong thực hành lâm sàng, mà còn góp phần tạo nên sự thống nhất trong nghiên cứu động kinh trên toàn thế giới Cho đến nay có nhiều bảng phân loại động kinh, trong đó có ba bảng phân loại được chú ý hơn cảlà[4], [6], [9]:
* Phân loại quốc tế về động kinh (năm 1981):
-Cơn cục bộ: + Cơn cục bộ đơn giản (không có rối loạn ý thức).
+ Cơn cục bộ phức tạp (có rối loạn ý thức).
+Cơncục bộ toàn hóa thứphát.
-Cơn toàn bộ: + Cơn kiểu vắng ý thức.
+Cơn toàn bộ cơn lớn.
*Phân loại các hội chứng động kinh theo phân loại quốc tế (năm
1989): - Động kinh và hội chứng động kinh cục bộ.
- Động kinh và hội chứng động kinh toàn bộ.
- Động kinh và hội chứng động kinh không xác định được cục bộ hay toàn bộ.
*Bảng phân loại bệnh lần thứ X năm 1992 của TCYTTG (ICD10,
G40.0: Động kinh cục bộ vô căn
G40.1: Động kinh cục bộ triệu chứng với cơn cục bộ đơn giản.
G40.2: Động kinh cục bộ triệu chứng với cơn cục bộ phức tạp.
G40.3: Động kinh toàn thể vô căn.
G40.4: Động kinh toàn thể khác.
G40.5: Những hội chứng động kinh đặc biệt.
G40.6: Những cơn lớn không biệt định.
G40.7: Những cơn nhỏ không biệt định.
G40.9: Động kinh không biệt định.
1.1.1.8 Tiêu chuẩn chẩn đoán động kinh
Tiêu chuẩn chung đểchẩn đoán động kinh gồm lâm sàng và điện não [2], [6]: Động kinh = Lâm sàng + Điện não
+Người bệnh phải có từ hai cơn trở lên.
+Cơn xuất hiện đột ngột.
+Trong một thời gian ngắn.
+Định hình: Cơn lặp lại giống nhau.
+Biểu hiện lâm sàng phù hợp với một loại cơn nhất định.
+Có thể có triệu chứng nhiều khả năng là cơn động kinh.
Cơ sở thực tiễn
Các nghiên cứu trên thế giới về thực trạng sử dụng thuốc điều trị động kinh rất khác nhau, nhìn chung tỷ lệ người bệnh động kinh tuân thủ sử dụng thuốc còn thấp và nguyên nhân chính dẫn đến không tuân thủ là do quên:
Nhóm tác giả Jianming Liu, Zhiliang Liu, Hu Ding, Xiaohong Yang nghiên cứu trên 368 người bệnh động kinh điều trị tại Bệnh viện đa khoa quân đội Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2013 có 48,1% người bệnh không tuân thủ sử dụng thuốc Lý do chính không tuân thủ là quên hoặc không có thuốc trong tay 69,6%; tiếp theo là một thái độ tiêu cực 12,8%; mối quan hệ chưa tốt giữa nhân viên y tế và người bệnh 9,5%; tác dụng phụ 5,4%; không có khả năng mua thuốc 1,9%; lý do khác 0,8%[16].
Nhóm tác giả Guo Y, Xiao-Yan D, Ru-Yi L, Chun-Hong S, Yao D, Shuang
W nghiên cứu trên 184 người bệnh động kinh,không có suy giảm nhận thức tại trường đại học y khoa Tỉnh Chiết Giang, Hàng Châu, Trung Quốc năm 2015.Kết quả MMAS-8 chỉ ra rằng 39,7% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc thấp;34,2% tuân thủ vừa phảivà 26,1% tuân thủ cao[14].
Wael M.Gabr và Mohamed EE Shams nghiên cứu trên 116 người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện quốc gia Riyadh, Ả Rập Xê Út từtháng 12/2011 đến 01/2014: có 61,7% tuân thủ sử dụng thuốc;71,4% người bệnh đơn trị liệu tuân thủ [18].
1.2.2 Tại Việt Nam Ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh động kinh ngày càng tăng, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực trạng sử dụng thuốc của người bệnh vẫn còn thấp và do nhiều nguyên nhân:
Tác giả Nguyễn Kim Hà nghiên cứu trên 145 người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Hoài Đức từ tháng 3/2004 đến tháng 9/2004: có 51,7% tuân thủ sử dụng thuốc; 87,6% tuân thủ đúng loại thuốc; 89,7% tuân thủ đúng số lần uống thuốc trong ngày; 89,0% tuân thủ đúng liều lượng; 34,7% nguyên nhân không tuân thủ là do quên[3].
Nghiên cứu của Đỗ Lê Thùy và cộng sự: Trong 194 người bệnh động kinh đang được quản lý điều trị tại 16 trạm y tế xã, phường của Tỉnh Thái Nguyên từ tháng6/2009 đến tháng 10/2010 có: 32,8% người bệnh không tuân thủ sử dụng thuốc.Nguyên nhân là do thấy giảm hoặc ít cơn(39,3%);do không thấy giảm cơn (19,7%); do tác dụng không mong muốn của thuốc (8,2%); sợ ảnh hưởng đến sinh sản (13,1%); hay quên (8,2%); Do người nhà không lấy thuốc đều (11,5%)[8]. Đỗ Văn Dung và cộng sự nghiên cứu tại Ninh Bình năm 2012: Trong127 người có 84,2% người bệnh tuân thủ liều lượng thuốc điều trị (thành thị 100%; nội đồng 75,0%; ven biển 85,0%; miền núi 63,6%) 70,2% người bệnh tuân thủ thời gian uống thuốc (thành thị 88,2%; nơi khác 62,5%)[1].
Nhóm tác giả Hà Thị Huyền, Nguyễn Thị Thanh Mai: Nghiên cứu trên 300 cha mẹ có con bị động kinh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện nhi Trung Ương năm 2013: 89,3% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc Lý do không tuân thủ đúng chủ yếu do cha/mẹ quên vì bận công việc (48,2%); tự thay đổi loại thuốc (56,2%); tự thay đổi liều thuốc do trẻ hay bị nôn (39,1%) Tuân thủ đưa trẻ đi tái khám theo hẹn đạt 60,7%; lý do không tuân thủ tái khám chủ yếu do cha/ mẹ chưa thu xếp được công việc (49,5%) [5].
Tác giả Hoàng Hải Yến nghiên cứu trên 126 người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại Thái Nguyên từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016 Theo số điểm MMAS-
8 có tuân thủ sử dụng thuốc cao, tuân thủ trung bình và tuân thủ thấp lần lượt là:36,5%; 38,9%; 24,6% Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến không tuân thủ sử dụng thuốc là: 88,8% do hay quên; 42,5% người bệnh lo sợ tác dụng phụ của thuốc; 32,5% sợ bị nghiện thuốc; 40,0% người bệnh có cảm giác bị kỳ thị trong cộng đồng[12].
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Bệnh viện tâm thần Tỉnh Phú Thọ
Hình 2 1 Bệnh viện tâm thần Tỉnh Phú Thọ Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ được thành lập tháng 7/1977 theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 26/7/1977 của UBND tỉnh Vĩnh Phú với quy mô 100 giường bệnh và biên chế 86 cán bộ, CC-VC, Bệnh viện được xây dựng trên diện tích: 9.732m2 Năm 1997 tỉnh Vĩnh Phú được chia tách thành 2 tỉnh là tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc, Bệnh viện Tâm thần được đổi tên thành Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ và vẫn đóng trên địa bàn thị xã Phú Thọ – tỉnh Phú Thọ.
Ngày 02/12/2009 Tại Quyết định số: 4212/QĐ-UBND Bệnh viện được Chủ tịch UBND Tỉnh Phú Thọ công nhận Bệnh viện đạt tiêu chuẩn hạng II tuyến tỉnh Ngày 30/10/2014 tại Quyết định số: 2620/QĐ-UBND, Bệnh viện được Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ công nhận Bệnh viện giữ vững tiêu chuẩn Bệnh viện hạng II tuyến tỉnh.
Hiện nay Bệnh viện được bố trí thành 13 Khoa, Phòng; 141 cán bộ, CC-VC, trên80% cán bộ, CC-VC có trình độ đại học, sau đại học, có y đức, tâm huyết với nghề, tận tâm với người bệnh Với 200 giường bệnh thực kê, hàng năm Bệnh viện đều hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, có đủ khả năng phục vụ 180 – 200 người bệnh điều trị nội trú hàng ngày (trên 3.000 lượt người bệnh/ năm), quản lý điều trị ngoại trú trên 5.000 người bệnh tại cộng đồng/năm Hiện nay Bệnh viện tiếp nhận điều trị được tất cả các loại bệnh tâm thần, động kinh, các bệnh lý ở cơ, xương, khớp, thần kinh, một số bệnh nội khoa thông thường… theo phân tuyến kỹ thuật đã được phê duyệt. Ngoài điều trị bằng thuốc, Bệnh viện còn áp dụng nhiều phương pháp điều trị hiện đại, tiên tiến như: Sử dụng thuốc an thần kinh thế hệ mới, liệu pháp tâm lý, thư giãn luyện tập, hoạt động trị liệu, hòa nhập, phục hồi chức năng, giải trí cho người bệnh… Bệnh viện đã thực hiện tốt mô hình: “ Hệ thống cửa mở có quản lý”, đây là mô hình hiện đại, khoa học và nhân đạo, tạo môi trường tốt cho công tác điều trị và phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh, Bệnh viện ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy cho nhân dân trong địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
Thông tin chung về Khoa khám bệnh -Bệnh viện tâm thần Tỉnh Phú Thọ
- Khoa Khám Bệnh có 10 nhân viên trong đó:
+03 bác sỹ: 02 Bác sỹ chuyên khoa cấp I ;01 Bác sỹ đang học CKI
+ 07 điều dưỡng viên : 03 Điều dưỡng CKI, 03 Điều dưỡng đang học CKI,
Quy trình quản lý và điều trị ngoại trú người bệnh động kinh tại Bệnh viện tâm thần Tỉnh Phú Thọ 15 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Quy trình quản lý và điều trị ngoại trú người bệnh động kinh thực hiện như sau:
+Người bệnh được cấp sổ điều trị ngoại trú trong các trường hợp sau: Người bệnh động kinh đã điều trị nội trú ổn định chuyển ra Khoa khám bệnh điều trị ngoại trú tiếp.
+ Người bệnh đang lấy thuốc ngoại trú tại Khoa khám bệnh, chuyển giấy chuyển viện mới, khám kiểm tra lại bệnh ổn định, lập bệnh án ngoại trú điều trị theo dõi tiếp.
+Hàng tháng người bệnh đến khám, lấy thuốc điều trị theo hẹn trong sổ (sau 30 ngày điều trị).
- Dựa trên danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo thông tư số 46/2016/TT –BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế (Phụ lục 2), tính đến hết ngày 30/6/2018Khoa khám bệnh đang quản lý, cấp phát thuốc điều trị ngoại trú cho 4.483 người bệnh, trong đó có 1.251 người bệnh động kinh.Theo số liệu báo cáo trong tháng
6 chỉ có 1.075 người bệnh động kinh đến khám lấy thuốc điều trị ngoại trú, đạt 85,9%.
- Quy trình buổi tái khám điều trị ngoại trú được thực hiện như sau: Người bệnh xếp sổ tại phòng chờ→ Điều dưỡng tiếp đón→ Bác sỹ khám và chỉ định xét nghiệm
→Phòng kế toán đóng dấu, thu thẻ bảo hiểm y tế→ Người bệnh đi làm và chờ lấy kết quả xét nghiệm → Bác sỹ xem kết quả xét nghiệm, kê đơn, hướng dẫn cách dùng thuốc →Điều dưỡng sao thuốc, hướng dẫn thuốc, hẹn ngày tái khám vào sổ và đánh máy đơn thuốc →Bác sỹ ký đơn thuốc→ Phòng hành chính kiểm tra lại đơn thuốc, đóng dấu → Nhân viên khoa dược duyệt đơn thuốc (tại phòng hành chính) → Phòng tài vụ thanh toán, lấy thẻ bảo hiểm y tế→ Kho dược lấy thuốc → Người bệnh về uống thuốc và tái khám theo lịch.
Hình 2.2 Người bệnh động kinh chờ khám lấy thuốc ngoại trú
2.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng: Người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại Bệnh viên Tâm thần Phú Thọ từ tháng 8/2023 đến tháng 9/2023.
- Người bệnh được chẩn đoán động kinh đang điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện tâm thần Phú Thọ từ lần thứ 2 trở đi cho đến thời điểm phỏng vấn - Tự nguyện tham gia phỏng vấn, có khả năng giao tiếp.
-Những người bệnh không có khả năng tự giao tiếp, không đồng ý phỏng vấn.
-Người bệnh bị động kinh đang điều trị ngoại trú, nhưng lần tái khám này người bệnh phải nhập viện điều trị nội trú.
2.2.2 Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu
Thực hiện chọn mẫu thuận tiện, chúng tôi lựa chọn được 60 người bệnh đủ điều kiện và đồng ý tham gia nghiên cứu.
+Bước 1: Lựa chọn các đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn lựa chọn.
+ Bước 2: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu Nếu đồng ý, đối tượng nghiên cứu ký vào bản đồng thuận và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu.
+ Bước 3: Đánh giá thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh tại khoa khám bệnh khi người bệnh tái khám và không phải nhập viện điều trị. 2.2.4 Các khái niệm, thước đo, đánh giá
Bộ câu hỏi: gồm 3 phần
Phần A: gồm 5 câu hỏi tìm hiểu thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu Phần B: gồm 8 câu hỏi, tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc điều trị động kinh của người bệnh.
Phần C: gồm 4 câu hỏi, tìm hiểu về nhu cầu được hỗ trợ từ nhân viên y tế của người bệnh.
Phần B gồm 8 câu hỏi, từ câu 1 đến 7 mỗi câu trả lời không được tính 1 điểm, trả lời có được tính 0 điểm (ngoại trừ câu 5 tính ngược lại, trả lời 0 tính 1 điểm, trả lời có tính 1 điểm) Câu số 8 đánh giá theo mức chọn lựa của người bệnh (từ 1 đến 4 điểm), sau đó tính điểm trung bình câu 8.
Phân loại mức tuân thủ của người bệnh:
Tuân thủ trung bình: 6 – 8 điểm
Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc động kinh của người bệnh điều trị ngoại trú tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ năm 2023
Qua phỏng vấn 92 người bệnh, chúng tôi nhận thấy thực trạng sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú như sau:
2.3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 2.1: Thông tin chung của ĐTNC (n`)
Nhận xét: độ tuổi mắc bệnh của người động kinh từ 18 đến trên 55 tuổi, Tỷ lệ
3 Trình độ học vấn Trung học cơ sở 31 33.7
Từ trung cấp trở lên 4 4.4
Công nhân, cán bộ viên chức 15 16.3
4 Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên 3 3.3
5 Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 48 52.2
Ly dị, ly thân, góa 17 18.5 nam / nữ ≈ 1,4/1 Trình độ học vấn: người bệnh chủ yếu có trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thông, trình độ từ trung cấp trở lên chiếm thấp nhất chỉ 4,4% Nghề nghiệp: Người bệnh là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 34,8%; tiếp đến là hưu trí 26,1%; thấp nhất là học sinh, sinh viên 3,3% Tình trạng hôn nhân: Người bệnh đã kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất 52,2%; ly dị, ly thân, góa chiếm tỷ lệ thấp nhất 18.5%.
2.3.2 Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của ĐTNC
Bảng 2.2: Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của ĐTNC (n`)
STT Nội dung Số lượng
1 Đôi khi quên uống thuốc 22 23,9
2 Có ngày không uống thuốc trong 2 tuần qua 11 11.9
3 Ngừng thuốc hoặc giảm liều mà không báo trước cho
13 14.1 bác sỹ vì cảm thấy mệt hơn khi uống thuốc
4 Quên mang thuốc khi đi xa 10 10.8
5 Ngày hôm qua uống hết thuốc 85 92.4
6 Ngừng uống thuốc khi cảm thấy khỏe hơn 14 15.2
7 Cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống
Nhận xét: Có 23,9% người bệnh đôi khi quên uống thuốc, 14,1% người bệnh tự ý ngừng hoặc giảm liều mà không báo cho bác sĩ vì cảm thấy mệt khi uống thuốc hay 15.2% người bệnh ngừng thuốc khi cảm thấy khỏe hơn.
Luôn luôn Đôi khi Hầu như không bao giờ Không bao giờ
Biểu đồ 2.1: Mức độ khó nhớ tất cả các loại thuốc đang uống
Nhận xét: 65% người bệnh không cảm thấy khó nhớ tất cả các loại thuốc đang uống, 13,3% người bệnh hầu như không bao giờ và 10% người bệnh luôn luôn cảm thấy khóa nhớ thuốc đang uống.
Tuân thủ sử dụng thuốc thấp Tuân thủ sử dụng thuốc trung bình Tuân thủ sử dụng thuốc cao
Biểu đồ 2.2: Mức độ tuân thủ sử dụng thuốc của ĐTNC (n`)
Nhận xét: Theo thang đo MMAS-8, kết quả biểu đồ 2.2 cho thấy: Có 45.7% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc cao chiếm tỷ lệ cao nhất, 30.4% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc trung bình, 23.9% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc thấp chiếm tỷ lệ ít nhất.
2.3.3 Nhu cầu hỗ trợ của người bệnh
Bảng 2.3: Tỷ lệ người bệnh đi tái khám, lấy thuốc đúng theo lịch hẹn
Tái khám, lấy thuốc Số lượng (n) Tỷ lệ% Đúng lịch hẹn 61 66.3
Nhận xét: Bảng 2.3 cho thấy có 66,3% người bệnh tái khám, lấy thuốc đúng lịch hẹn chiếm tỷ lệ cao nhất, 33,7% người bệnh tái khám, lấy thuốc không đúng hẹn.
93.30% Được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc Không được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ người bệnh nhận được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc
Nhận xét: Biểu đồ 3.3 cho thấy có 93,3% người bệnh được tư hướng dẫn sử dụng thuốc; vẫn còn 6,7% người bệnh không được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc.
Các phương pháp tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc nguời bệnh nhận được
Bác sỹ Điều dưỡng Người phát thuốc Nhân viên tổ tư vấn Phát tài liệu hướng dẫn Khác
Biểu đồ 2.4: Phương pháp tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc người bệnh nhận được
Nhận xét: có 73,3% người bệnh nhận được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sỹ chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp đến là điều dưỡng 68,3%; người phát thuốc 60,0%; 1,7% người bệnh nhận được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc từ nguồn khác chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Bảng 2.4: Nhu cầu được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bệnh (n`)
Nhu cầu được tư vấn,
Số lượng (n) Tỷlệ (%) hướng dẫn sử dụng thuốc
Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy 100% người bệnh có nhu cầu được tư vấn,hướng sử dụng thuốc Như vậy công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người bệnh cần được triển khai liên tục và có hệ thống để đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
BÀN LUẬN
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Qua khảo sát 92 người bệnh động kinh đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Phú Thọ từ tháng 8 đến 9/2023 chúng tôi thấy rằng tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ tỷ lệ nam/nữ là 1,4/1 tương ứng 53 người bệnh nam và 39 người bệnh nữ Không có chứng minh nào cho sự phân bổ giới tính liên quan tới bệnh động kinh nhưng kết quả nghiên cứ có sự tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đó khi ghi nhận người bệnh động kinh nam nhiều hơn nữ Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng năm 2021 cho tỷ lệ nam/nữ khoảng 1,4/1, nghiên cứu của Phạm Hồng Đức năm 2022 cho kết quả tương tự Về tuổi của người bệnh, chúng tôi thấy có sự phân bổ đồng đều trong các nhóm tuổi từ 18 trở lên Kết quả nghiên cứu cho thấy có 31,5% người bệnh từ 18 đến 34 tuổi, 35,9% người bệnh 35 đến 54 tuổi và 32,6% người bệnh trên 55 tuổi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng không có độ tuổi đặc trưng mắc bệnh động kinh.
Về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC), chúng tôi ghi nhận đa số người bệnh có trình độ trung học phổ thông và trung học cơ sở với tỷ lệ tương ứng 33,7% và 34,8% Bên cạnh đó vẫn còn người bệnh mù chữ hay trình độ thấp chỉ học hết tiểu học với gần 27% Người bệnh có trình độ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 4,4% Có thể thấy Phú Thọ là một tỉnh còn đang phát triển, địa hình đồi núi nhiều do đó người dân còn nhiều hạn chế Nghề nghiệp của ĐTNC chủ yếu là nông dân, hưu trí và lao động tự do Thấp nhất là đối tượng sinh viên chiếm 3,3% Về tình trạng hôn nhân, 52,2% người bệnh đã kết hôn, 29,3% người bệnh chưa kết hôn và 18,5% người bệnh đã ly dị hoặc ở góa Có thể thấy, người bệnh động kinh vẫn có thể có cuộc sống hôn nhân bình thường, nếu tích cực tuân thủ sử dụng thuốc và điều trị duy trì bệnh.
Thực trạng tuần thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại bệnh viện Tâm thần Phú Thọ năm 2023
Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh Đối với người bệnh điều trị ngoại trú, việc tuân thủ sử dụng thuốc đúng liều, đúng thời gian đóng vai trò quan trọng và phụ thuộc hoàn toàn vào người bệnh Khi được hỏi về việc đôi khi quên uống thuốc, vẫn còn 22/92 người bệnh chiếm tỷ lệ 23,9% gặp tình trạng này Đối với mỗi người bệnh, tình trạng quên uống thuốc đôi ki do tuổi cao, do bận rộn công việc mà người bệnh bỏ qua thời gian uống thuốc trong ngày Tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu trước đó của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng Có thể thấy, trong bất cứ nhóm người bệnh nào, bất kể thời gian, địa điểm nghiên cứu vẫn luôn tồn tại tình trạng quên uống thuốc Do đó cần có các biện pháp từ phí cơ quan quản lý, người than trong gia đình để hỗ trợ người bệnh thực hiện tốt thời gian uống thuốc trong ngày của người bệnh Tương tự câu hỏi đôi khi quên uống thuốc, khi hỏi về việc có ngày quên uống thuốc trong vòng 2 tuần qua, có 11 người bệnh, tương ứng 11,9% thừa nhận họ đã xảy ra tình trạng này.
Bên cạnh việc quên uống thuốc, tình trạng ngừng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ vẫn đang diễn ra Có hai nguyên nhân khiến người bệnh tự ý ngừng thuốc hoặc giảm thuốc đó là tình trạng sức khỏe mệt hơn hoặc tốt hơn Từ xa xưa người Việt Nam luôn có quan niệm nóng/mát đối với việc sử dụng thuốc, người bệnh luôn quan niệm việc sử dụng thuốc làm cơ thể nóng trong người, từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, xuất hiện các phản ứng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe Do đó, khi sử dụng thuốc biệt dược thông thường người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể không thoải mái Vì vậy đôi khi người bệnh sẽ nghĩ tới nguyên nhân do sử dụng thuốc, họ tự ý dừng hoặc giảm liều thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ Điều này ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị của người bệnh Ngược lại, khi người bệnh sử dụng thuốc và đáp ứng thuốc thì tình trạng bệnh cũng sẽ cải thiện rõ rệt, người bệnh lầm tưởng tình trạng bệnh đã đỡ/ khỏi do đó họ cũng sẽ tự ý dừng thuốc Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai trong việc sử dụng thuốc điều trị Mặc dù khi người bệnh sử dụng thuốc, tình trạng bệnh được cải thiện nhưng người bệnh vẫn cần sử dụng hết liệu trình để đảm bảo không xảy ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc Trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng ngừng thuốc hoặc giảm liều khi thấy mệt vẫn xảy ra với 14,1% người bệnh, hay 15,2% người bệnh ngừng thuốc khi cảm thấy khỏe hơn Kết quả có sự tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng.
Tình trạng quên mang thuốc khi đi xa cũng là một vấn đề mà nhiều người bệnh gặp phải Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy vẫn còn 10,8% người bệnh gặp tình trạng này Đây cũng là những điều bình thường xảy ra trong cuộc sống, vì vậy mỗi người bệnh luôn cần sự hỗ trợ từ gia đình và người thân Đồng thời 16,3% người bệnh cũng cảm thấy phiền toái vì việc ngày nào cũng phải uống thuốc Thông thường khi mang trong mình căn bệnh nào đó thì người bệnh sẽ không thể có tinh thần thoải mái hoàn toàn, việc tuân thủ liệu trình điều trị phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh hoạt hàng ngày của họ Do dó tâm lý cảm thấy phiền là điều hoàn toàn bình thường, vì vậy người bệnh rất cần sự hỗ trợ cả thể chất và tinh thần từ phía nhân viên y tế. Đánh giá chung về mức độ tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh, chúng tôi thấy rằng mới chỉ có 45,7% người bệnh ở mức tuân thủ cao, 30,4% người bệnh tuân thủ mức trung bình và còn 23,9% người bệnh tuân thủ thấp. Chúng tôi thấy rằng kết quả này tương đối tích cực trong điều kiện nghiên cứu thực hiện tại một tỉnh còn phức tạp về địa hình, trình độ học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu còn thấp Tuy vậy, vẫn cần có những kế hoạch cụ thể để hỗ trợ người bệnh tuân thủ điều trị thuốc động kinh tốt hơn.
Nhu cầu hỗ trợ của người bệnh
Bên cạnh việc đánh giá thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh, chúng tôi cũng tìm hiểu một số vấn đề liên quan khác để từ đó có thể xây dựng các giải pháp hỗ trợ người bệnh Trông số 92 người bệnh tham gia khảo sát, có 66,3% người bệnh thực hiện việc khám lại tái khám đúng hẹn, và 33,7% người bệnh chưa thực hiên jtoots việc tái khám đúng hẹn Có nhiều nguyên nhân người bệnh đưa ra, nhưng tập trung chủ yếu các nguyên nhân như là do điều kiện kinh tế, do đi lại khó khăn, do cảm thấy khỏe hơn, do không có người hỗ trợ đưa đi… Vì vậy, mỗi người bệnh cần được tư vấn và hỗ trợ tích cực hơn nữa để giúp họ thuận lợi trong việc tái khám đúng hẹn.
Khi được hỏi về việc nhận tư vấn sức khỏe từ nhân viên y tế, còn 6,7% người bệnh cho rằng họ chưa nhận được tư vấn trong những lần tái khám Thực tế cho thấy, với số lượng người bệnh đông, đặc thù của người bệnh ngoại trú là đến khám, lấy thuốc và ra về do đó đôi khi việc tư vấn sức khỏe cho người bệnh chưa được thực hiện đầy đủ Việc tư vấn sức khỏe, hướng dẫn tập trung cho người bệnh ngoại trú gặp nhiều khó khăn do đặc thù người bệnh không tập trung Vì vậy phương án được chúng tôi nghĩ tới là mở rộng mạng lưới y tế cơ sở trong việc quản lý và hỗ trợ người bệnh ngoại trú.
Ưu điểm và tồn tại
3.3.1.1 Về phía Bệnh viện và Khoa khám bệnh
- Trong những năm qua Bệnh viện tâm thần Phú Thọ đã Thực hiện tốt quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” Các khoa, phòng trong Bệnh viện luôn thực hiện tốt câu khẩu hiệu “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo”.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại Bệnh viện hiện đại vì vậy đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người bệnh đến khám và điều trị.
- Bệnh viện đã thành lập “Tổ chăm sóc khách hàng” từ ngày 15/4/2016, trực thuộc Khoa Khám Bệnh, Tổ chăm sóc khách hàng thường xuyên gọi điện thăm hỏi tình hình sức khoẻ và nhắc lịch tái khám cho người bệnh.
-Bác sỹ Khoa Khám bệnh đều có trình độ chuyên môn cao.
- Đa số nhân viên trong Khoa có tuổi đời trẻ nên có tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Khoa dược khi cấp thuốc cho người bệnh đã ghi hướng dẫn cụ thể cách uống, thời gian uống như trong đơn lên từng loại thuốc giúp cho người bệnh dễ nhớ hơn.
- Trong quá trình uống thuốc có vấn đề gì bất thường, người bệnh có thể gọi điện đến số điện thoại cố định của khoa (trong giờ hành chính) được nhân viên y tế tư vấn nhiệt tình.
-Quy trình khám rõ ràng, hợp lý và được thực hiện tương đối đầy đủ.
3.4.1.2 Về phía người bệnh và gia đình người bệnh
-100% người bệnh động kinh điều trị ngoại trú đều có bảo hiểm y tế.
- Qua thực tế những lần không uống thuốc đầy đủ, người bệnh lên cơn co giật nhiều, phải nhập viện điều trị nên người bệnhvà gia đình người bệnh đã ý thức được việc tuân thủ sử dụng thuốc hơn.
-Số lượng người bệnh đông, nhân lực lại thiếu.
-Thời gian tư vấn của cán bộ y tế cho người bệnh chưa nhiều.
-Thời gian chờ khám và nhận thuốc còn lâu.
-Điều dưỡng chưa được tập huấn nhiều về bệnh động kinh và các phương pháp giáo dục sức khoẻ (GDSK) cho người bệnh.
- Nội dung tư vấn, GDSK cho người bệnh còn sơ sài, còn mang tính hình thức, chưa sâu sát cụ thể đến từng trường hợp người bệnh.
- Hầu hết chỉ mới tập trung vào hình thức tư vấn trực tiếp, các hình thức khác chưa được quan tâm, đặc biệt là chưa tạo được môi trường cho người bệnh chia sẽ kinh nghiệm với nhau.
- Trình độ hiểu biết của mỗi người bệnh khác nhau nên điều dưỡng chưa xây dựng được cách tư vấn, GDSK phù hợp với từng người bệnh.
-Người bệnh phải uống nhiều loại thuốc và số lượng cũng nhiều nên khó nhớ.
- Một số người bệnh còn thiếu hiểu biết về bệnh và tầm quan trọng của việc tuân thủ sử dụng thuốc.
Nguyên nhân của hạn chế
- Số lượng người bệnh đến khám, chữa bệnh ngày càng tăng trong khi đó đội ngũ nhân viên y tế còn thiếu về số lượng, do đó thời gian tư vấn của cán bộ y tế cho người bệnh chưa nhiều: Khoa có 10 nhân viên nhưng hiện tại có 01 điều dưỡng đang nghỉ thai sản, bác sĩ Khoa khám bệnh hay phải đi công tác, đi chỉ đạo tuyến.
-Thời gian cho khám, nhận thuốc còn lâu, người bệnh còn phải đi lại nhiều.
Hình 3 1 Người bệnh chờ khám lấy thuốc ngoại trú
-Do kỹ năng tư vấn, GDSK của một số điều dưỡng còn hạn chế nên khi tư vấn, GDSK cho người bệnh chưa hiệu quả.
- Do hạn chế về nhân lực, trang thiết bị (chưa có phòng truyền thông GDSK đểtư vấn mà phải tư vấn trực tiếp rất nhanh trong quá trình người bệnh đến khám tại phòng khám, không có buổi tư vấn cụ thể) nên hiệu quả tư vấn, GDSK cho người bệnh chưa cao.
- Người bệnh phải uống nhiều loại thuốc và số lượng cũng nhiều nên khó nhớ: Do người bệnh động kinh có những rối loạn về tâm thần đi kèm nên phải uống phối hợp thêm thuốc khác Trong khi đó để đảm bảo trần đơn thuốc, do một số loại thuốc có giá thành cao, người bệnh phải chuyển sang dùng thuốc khác cùng biệt dược nhưng số lượng thuốc người bệnh phải uống nhiều hơn.
VD: Encoratechono 500mg x 60 viên (02 viên/ngày: 10h uống 01 viên, 20h uống 01 viên) = 141.000đ Nếu thay sang Encorate 200 mg x 150 viên (05 viên/ ngày: 10h uống 02 viên, 20h uống 03 viên) = 75.000đ.
-Do độ tuổi, trình độ học vấn, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự quan tâm của gia đình đối với mỗi người bệnh khác nhau nên một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế về bệnh.
-Người bệnh thiếu hiểu biết về bệnh và tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc đúng hướng dẫn.
+ Người bệnh và gia đình sợ các tác dụng phụ của thuốc như: Ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, ngủ nhiều, làm người chậm chạp
+ Người bệnh biết bệnh tình của mình nhưng không tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện.
-Do người bệnh không đủ điều kiện kinh tế:
+ Nhiều người bệnh nhà ở xa, kinh tế khó khăn Quá trình mắc bệnh kéo dài, vừa phải chi phí cho cuộc sống, thuốc men điều trị nên người bệnh luôn có tâm lý lo lắng Mặc dù người bệnh đã được hỗ trợ 1 phần chi phí khám chữa bệnh do nguồn quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
+ Nhiều người bệnh khi đi tái khám phải có người nhà đi cùng, phải thuê xe đi lại tốn kém.
- Do chưa bố trí được thời gian đi tái khám: Bệnh viện triển khai cấp thuốc định kỳ tại phòng khám do còn phải đi làm nên nhiều khi người bệnh, gia đình người bệnh chưa bố trí được công việc để đi khám lấy thuốc định kỳ.
- Do sự thiếu hỗ trợ của người nhà người bệnh trong việc điều trị Sự hỗ trợ của người thân là yếu tố quan trọng trong tuân thủ sử dụng thuốc