1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật của điều dưỡng tại khoa gây mê bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc

45 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC HÌNH iv ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .3 1.1 Cơ sở lý luận .3 1.2 Cơ sở thực tiễn .17 Chương 2: Mô tả vấn đê cần giải quyết 27 2.1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc .27 2.2 Thực trạng ĐD thực hiện tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật tại khoa Gây mê Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh phúc 27 Chương 3: BÀN LUẬN 33 KẾT LUẬN 35 1 Thực trạng tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc 35 2 Các giải pháp .36 TÀI LIỆU THAM KHẢO Chữ viết tắt iii BVĐKT DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BV PT Diễn giải SSC : Bệnh viện Đa khoa Tỉnh ATPT : Bệnh viện BKATPT : Phẫu Thuật BSPT : An toàn phẫu thuật ĐD : An toàn phẫu thuật BS/KTV GM : Bảng kiểm an toàn phẫu thuật WHO : Bác sĩ phẫu thuật : Điều dưỡng : Bác sĩ/ Kỹ thuật viên gây mê : Tổ chức Y tế Thế giới iv DANH MỤC HÌNH Hình 1 Bảng checklist an toàn phẫu thuật .8 Hình 2 Điều dưỡng và bác sĩ gây mê thực hiện bảng checklist tiền mê 11 Hình 3 Điều dưỡng kiểm tra dụng cụ, gạc sau mổ 13 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.Tỷ lệ tuân thủ quy trình ATPT .31 DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Bộ tiêu chí chất lượng đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật 15 Bảng 2 Xếp mức độ an toàn phẫu thuật 17 Bảng 3 Tỷ lệ tuân thủ quy trình ATPT theo các mục BKATPT ở giai đoạn tiền mê 28 Bảng 4 Tỷ lệ tuân thủ quy trình ATPT theo các mục BKATPT ở giai đoạn trước rạch da .29 Bảng 5 Tỷ lệ tuân thủ quy trình ATPT theo các mục BKATPT ở giai trước khi NB rời phòng mổ 30 Bảng 6 Tỷ lệ của điều dưỡng tuân thủ từng bước của quy trình an toàn phẫu thuật 31 1 ĐẶT VẤN ĐỀ An toàn phẫu thuật ( ATPT) là sự phòng ngừa các sai xót có thể gây nguy hại cho người bệnh (NB) trước, trong và sau phẫu thuật Theo thông tư 43/2018/TT-BYT, an toàn trong phẫu thuật là mổ đúng người bệnh, đúng vị trí, đúng phương pháp, không được phép bỏ quên dụng cụ vật tư trong cơ thể ngưới bệnh, không gây tử vong cho người bệnh và luôn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật [3] Việc tuân thủ quy trình ATPT giúp giảm các tai biến, biến chứng phẫu thuật, giảm thời gian điều trị và gánh nặng tài chính cho NB lẫn bệnh viện Theo báo cáo WHO số ca phẫu thuật hàng năm trên toàn cầu là 230 triệu ca, số biến chứng PT gây thương tật chiếm 3-16% và có thể lên đến 25%, tử vong liên quan đến phẫu thuật 0.4-0.8% Và cứ 150 người nhập viện, có 1 trường hợp tử vong do sự cố y khoa và ½ sự cố trong bệnh viện liên quan đến phẫu thuật, biến chứng xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng của 7 triệu trường hợp thì trong đó có gần 1 triệu trường hợp tử vong liên quan đến ATPT [16],[17] Tại Việt Nam sự cố y khoa do PT còn xảy ra Điển hình là một số trường sau: 1 cháu bé 21 tháng tuổi bị cắt nhầm vào bàng quang khi PT thoát vị bẹn vào năm 2012 tại 1 BV ở tỉnh Khánh Hòa, mổ nhầm chân tại BV Việt Đức năm 2016, mổ nhầm tay tại BV 115 Nghệ An năm 2016… [12] Nhằm hạn chế tối đa các sự cố xảy ra khi PT thì WHO cũng đã đưa ra giải pháp là áp dụng bảng kiểm ATPT với 10 mục tiêu về an toàn phẫu thuật Tại Việt Nam, triển khai an toàn phẫu thuật là 1 chương trình được Bộ Y Tế đã đề ra trong thông tư 19/2013/TTBYT [10] Bên cạnh đó, thông tư 43/2018/TT-BYT, Bộ Y Tế đã ban hành những nội dung về an toàn trong phẫu thuật và ngày 02/4/2019 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo triển khai một số hướng dẫn về an toàn người bệnh và bảo đảm an toàn phẫu thuật, có hơn 400 đại biểu tham dự bao gồm đại diện các Cục, Vụ trực thuộc Bộ Y tế, đại diện các Sở y tế và các bệnh viện của 32 tỉnh, thành khu vực phía Bắc, đại diện một số tổ chức quốc tế như WHO, CDC, Uỷ ban Lancet, Liên minh G4, Safe Surgery 2020… [3],[9] Và với mục đích kiểm tra đánh giá, giám sát đảm bảo ATPT, Bộ Y Tế đã ban hành quyết định 7482/QĐ-BYT “Bộ tiêu chí chất lượng đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật” triển khai thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện phẫu thẫu để tự đánh giá và cải tiến đảm bảo an toàn phẫu thuật [2] 2 Trên cơ sở pháp lý này, tại bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc cũng đã triển khai áp dụng các văn bản hướng dẫn của Bộ Y Tế đặc biệt đối khoa Gây Mê Hồi Sức Hiện tại khoa đang sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật( BKATPT) và làm theo hướng dẫn của BYT, nhằm giảm thiểu sự cố, sai xót y khoa liên quan đến phẫu thuật Việc tuân thủ quy trình an toàn trong PT đòi hỏi ngày càng cao, để hiểu biết về sự kết nối giữa các thành viên trong nhóm đặc biệt là điều dưỡng tham gia trong nhóm PT đã tuân thủ đúng quy trình an toàn phẫu thuật, thực hiện đủ các mục trong BKATPT chưa, chưa thì với lý do gì? Từ đó có cơ sở khoa học để giúp người quản lý cải thiện được những tồn tại , tăng mức độ độ an toàn cho NB Với lý do đó nên tôi đã chọn chuyên đề “ Thực trạng tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật của điều dưỡng tại khoa Gây mê Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023” với mục tiêu MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1 Mô tả thực trạng thực tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật của điều dưỡng tại khoa Gây mê, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật của điều dưỡng tại khoa Gây mê, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm an toàn trong phẫu thuật  Phẫu thuật - Phẫu thuật là một kỹ thuật y tế được thực hiện với mục đích để chẩn đoán bệnh, điều trị, chỉnh hình, ghép tạng, giảm đau … được tiến hành phổ biến trong chăm sóc người bệnh Tuy nhiên trong quá trình tiến hành phẫu thuật, sai sót và sự cố có thể xảy ra Mọi biến cố và tai biến có thể xảy ngay trước cuộc mổ bắt đầu (phản ứng thuốc mê, tê ) … cho đến thời gian về sau, thậm chí hàng năm sau khi người bệnh đã ra viện ( để quên đồ trong cơ thể người bệnh ), gây ảnh hưởng sức khỏe, cả về thể lực và tâm lý lâu dài Hậu quả không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc mổ, còn làm tăng thời gian điều trị và nằm viện, tăng chi phí điều trị, người bệnh giảm thu nhập, tăng tỷ lệ mắc và tử vong, những đau đớn mà người bệnh phải gánh chịu cũng như vấn đề kiện cáo và pháp luật [1]  An toàn phẫu thuật - An toàn phẫu thuật ( ATPT) là sự phòng ngừa các sai xót có thể gây nguy hại cho người bệnh (NB) trước, trong và sau phẫu thuật Theo thông tư 43/2018/TT-BYT, an toàn trong phẫu thuật là mổ đúng người bệnh, đúng vị trí, đúng phương pháp, không được phép bỏ quên dụng cụ vật tư trong cơ thể ngưới bệnh, không gây tử vong cho người bệnh và luôn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật [3],[7]  Bảng kiểm an toàn phẫu thuật Bảng kiểm an toàn phẫu thuật (BKATPT) được tổ chức y tế thế giới (WHO) phát triển vào năm 2009 gồm 19 mục chia thành 3 giai đoạn chính là tiền mê, trước rạch da và trước khi người bệnh rời khỏi phòng phẫu thuật Bảng kiểm an toàn phẫu thuật: nhằm nhắc nhở nhân viên y tế (kíp mổ) thực hiện đầy đủ các bước [8] 1.1.2 Khái niệm sự cố, sai xót y khoa liên quan đến phẫu thuật [3], [12]: 4 - Sai xót y khoa: Là thất bại khi thực hiện kế hoạch được đề ra trước đó hoặc là triển khai sai kế hoạch nên không thể đạt được mục đích Đôi khi là đưa ra kế hoạch sai dẫn đến sai sót Sai sót cũng có thể xảy ra khi làm ngược lại với kế hoạch Ví dụ điều dưỡng để quên gạc khi phẫu thuật viên đóng ổ bụng và làm cho phẫu thuật viên phải mở lại bụng tìm gạc để quên [1] - Sự cố y khoa: Sự cố không mong muốn hay các tai biến/biến chứng là hậu quả xảy ra ngoài ý muốn của các can thiệp y tế gây kéo dài thời gian điều trị, bệnh tật và tử vong - Phẫu thuật sai vị trí: Là phẫu thuật ở vị trí cơ thể người bệnh không đúng với những dữ kiện ghi trong hồ sơ bệnh án, ngoại trừ những tình huống khẩn cấp như: Thay đổi vị trí phẫu thuật xảy ra quá trình phẫu thuật - Phẫu thuật sai người bệnh: Là phẫu thuật trên người bệnh không đúng với những dữ kiện về nhận diện người bệnh ghi trong hồ sơ bệnh án - Phẫu thuật sai phương pháp (sai quy trình) gây tổn thương nặng: Là phương pháp phẫu thuật thực hiện không đúng với kế hoạch phẫu thuật đã đề ra trước đó, ngoại trừ những tình huống khẩn cấp như: thay đổi phương pháp phẫu thuật xảy ra trong quá trình phẫu thuật - Bỏ quên y dụng cụ, vật tư tiêu hao trong cơ thể người bệnh sau khi kết thúc phẫu thuật hoặc những thủ thuật xâm lấn khác: ngoại trừ Y dụng cụ đó được cấy ghép vào người bệnh (theo chỉ định) Y dụng cụ đó có trước phẫu thuật và được chủ ý giữ lại Y dụng cụ không có trước phẫu thuật được chủ ý để lại do có thể nguy hại khi lấy bỏ Ví dụ như: những kim rất nhỏ hoặc những mảnh vỡ ốc vít - Tử vong: xảy ra trong toàn bộ quá trình phẫu thuật (tiền mê, rạch da, đóng da) hoặc ngay sau phẫu thuật trên người bệnh có phân loại ASA độ I 1.1.3 Mục tiêu về an toàn trong phẫu thuật theo hướng dẫn của WHO [11] - Phẫu thuật đúng NB, đúng vị trí - Sử dụng đúng phương pháp để phòng ngừa biến chứng trong gây mê - Nhận biết, phòng ngừa biến chứng tắc nghẽn đường thở hoặc chức năng hô hấp 5 - Nhận biết, phòng ngừa và chuẩn bị hiệu quả khi có nguy cơ mất máu - Đề phòng phản ứng dị ứng thuốc - Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ - Ngăn ngừa bỏ sót gạc và dụng cụ phẫu thuật - Nhận diện chính xác & an toàn mẫu bệnh phẫm - Giao tiếp và trao đổi thông tin cần thiết 1.1.4 Phân loại sai xót, sự cố y khoa theo mức độ nguy hại liên quan đến phẫu thuật [1], [12]  Sự cố, sai sót gần như sắp xảy ra - Do điều kiện làm việc không đảm bảo - Sự cố xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến người bệnh do may mắn - Sự cố xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến người bệnh do phản ứng kịp thời của nhân viên y tế  Sự cố xảy ra nhưng không nguy hại đến người bệnh - Sự cố tác động đến người bệnh nhưng không nguy hại, hoặc sai sót do sự sao nhãng, ví dụ quên đưa thuốc , thuốc đưa không đúng liều cho người bệnh - Sự cố tác động đến người bệnh nhưng được theo dõi giám sát chặt chẽ đề phòng nguy hại xảy ra  Sự cố nguy hại đến người bệnh - Người bệnh bị ảnh hưởng tạm thời, cần phải điều trị can thiệp phẫu thuật để sửa chữa - Người bệnh bị ảnh hưởng tạm thời, cần phải kéo dài thời gian nằm viện - Người bệnh bị ảnh hưởng gây tác hại thường xuyên - Người bệnh bị ảnh hưởng và cần phải can thiệp điều trị để cứu tính mạng  Chết 6 - Hậu quả sự cố làm dẫn đến tử vong 1.1.5 Nguyên nhân của các sai xót, sự cố y khoa liên quan đến phẫu thuật [1] Các biến chứng xảy ra liên quan đến nhiều yếu tố như: lỗi con người, lỗi kỹ thuật, thiếu sự phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiện phẫu thuật nhất là nhóm gây mê và phẫu thuật viên, cũng như lỗi phương tiện sử dụng do thiếu hoặc hỏng hóc Các thao tác phẫu thuật thường rất phức tạp và thường vấp nhiều sai sót Công việc hành chính trong khoa ngoại cũng có thể dẫn đến sai sót Trong một số trường hợp, có những biến chứng và nguy cơ của phẫu thuật dù đã được dự báo trước nhưng cũng không thể tránh khỏi được Những nguyên nhân chính dẫn đến sai sót, sự cố được xếp theo mức độ: - Bất cẩn/thiếu quan tâm - Nhân viên chưa được đào tạo/thiếu kinh nghiệm - Tuổi và sức khỏe của “ Nhóm phẫu thuật “ - Thiếu thông tin liên lạc - Chẩn đoán sai - Nhân viên làm việc quá sức, áp lực công việc - Đọc toa thuốc sai hoặc sai sót trong cấp phát thuốc, bao gồm cả việc ghi chép không “ rõ ràng “ trong hồ sơ bệnh án hoặc do nhầm nhãn - Thiếu công cụ ( Bảng kiểm ) để chắc chắn mọi thứ được kiểm tra kỹ lưỡng - “ Nhóm Phẫu thuật “ chưa thực sự ăn ý và gắn kết - Áp lực giảm thời gian phẫu thuật - Phương pháp phẫu thuật yêu cầu các thiết bị hoặc tư thế người bệnh khác biệt - Văn hóa tổ chức/ làm việc - Mức độ thân thiện, an toàn của môi trường làm việc - Chăm sóc / theo dõi tiếp tục sau phẫu thuật 7 - Đặc điểm người bệnh, nhất là khi người bệnh có nguy cơ như: béo phì, bất thường giải phẫu, - Sự hiểu nhầm giữa Người bệnh – Nhóm phẫu thuật do bất đồng ngôn ngữ: khách du lịch, dân tộc thiểu số … - Do bản thân người bệnh gây ra: do rối loạn ý thức, thiếu sự hợp tác 1.1.6 Các giải pháp đảm bảo an toàn NB trong phẫu thuật 1.1.6.1.Áp dụng mười mục tiêu an toàn phẫu thuật theo khuyến cáo của WHO [1] Dựa trên kết quả áp dụng thử trên thế giới, theo ý kiến các chuyên gia, WHO đã đề ra 10 mục tiêu chính trong việc thực hiện An Toàn Phẫu Thuật – ATPT : 1 Phẫu thuật đúng bệnh nhân, đúng vùng mổ 2 Khi làm giảm đau, xử dụng các phương pháp phù hợp tránh gây tổn hại cho bệnh nhân 3 Đánh giá và chuẩn bị đối phó hiệu quả với nguy cơ tắc đường thở và chức năng hô hấp 4 Đánh giá và chuẩn bị tốt để xử lý nguy cơ mất máu 5 Tránh xử dụng đồ hay thuốc gây dị ứng ở những bệnh nhân biết có nguy cơ dị ứng 6 Áp dụng tối đa các phương pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ngoại khoa 7 Tránh để quên dụng cụ mổ hay bông gạc trong vùng mổ 8 Kiểm tra đối chiếu kỹ bệnh phẩm phẫu thuật 9 Thông báo kết quả và trao đổi thông tin đến người tổ chức thực hiện an toàn phẫu thuật 10 Các Bệnh viện và hệ thống Y tế thành lập bộ phận có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi số lượng và kết quả phẫu thuật 1.1.6.2 Áp dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật theo WHO và thực hiện BKATPT của bệnh viện , [1], [17]

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:48

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w