ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ LỆ QUYÊN NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG KEO LAI Acacia Auriculiformis x Acacia Mangium NUÔI C ẤY MÔ TẠI H
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN THỊ LỆ QUYÊN
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia
Auriculiformis x Acacia Mangium) NUÔI C ẤY MÔ TẠI
HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - NĂM 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN THỊ LỆ QUYÊN
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia
Auriculiformis x Acacia Mangium) NUÔI C ẤY MÔ TẠI
HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Lâm học
Mã số: 8 62 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS.Trần Công Quân
THÁI NGUYÊN - NĂM 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là Luận văn nghiên cứu do tôi độc lập thực hiện, những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ trước Hội đồng công nhận học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Phan Thị Lệ Quyên
Trang 4Trước tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Trần Công Quân đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn khoa học trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Lâm nghiệp, phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các đơn vị liên quan, UBND 2 xã Minh Khai và Quang Trọng, huyện Thạch An đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Phan Thị Lệ Quyên
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ ix
THESIS ABSTRACT xi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tình hình nghiên cứu về loài Keo trên thế giới và Việt Nam 4
1.1.1 Những nghiên cứu về các loài Keo lai trên thế giới 4
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về trồng rừng loài Keo ở Việt Nam 5
1.2 Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế rừng trồng 11
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 16
1.3.1 Điều kiện tự nhiên huyện Thạch An 16
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thạch An 18
Trang 61.3.3 Đánh giá chung về tổng quan khu vực nghiên cứu 20
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
2.3 Nội dung nghiên cứu 22
2.4 Phương pháp nghiên cứu 23
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 23
2.4.2 Phân tích và xử lý số liệu 25
2.4.3 Phương pháp xử lý tính toán hiệu quả kinh tế các mô hình rừng trồng 29 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1.Thực trạng công tác trồng rừng bằng Keo lai nuôi cấy mô tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 31
3.1.1 Công tác trồng rừng tại huyện Thạch An 31
3.1.2 Thực trạng công tác trồng rừng bằng Keo lai mô huyện Thạch An 35
3.2 Sinh trưởng của Keo lai nuôi cấy mô tại huyện Thạch An 36
3.2.1 Sinh trưởng đường kính (D1.3) cây Keo lai mô ở khu vực nghiên cứu 36 3.2.2 Sinh trưởng về chiều cao (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) Keo lai
mô (5 tuổi) tại khu vực nghiên cứu 37
3.2.3 Tương quan giữa đường kính (D1.3) và chiều cao (Hvn) 39
3.2.4 Sinh trưởng đường kính tán (Dt) Keo lai mô tại khu vực nghiên cứu 40
3.2.5 Tăng trưởng về trữ lượng Keo lai mô ở địa bàn nghiên cứu 42
3.2.6 Chất lượng cây và lâm phần rừng Keo lai mô huyện Thạch An 42
3.2.7 Nhận xét chung 44
3.3 Hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng Keo lai mô 5 tuổi tại huyện Thạch An 44
Trang 73.3.1 Xác định giá trị thu nhập của các mô hình cho 1ha rừng trồng Keo lai
tại các khu vực nghiên cứu 46
3.3.2 Hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng Keo lai mô ở từng mô hình
tại các vùng nghiên cứu khác nhau 47
3.4 Đề xuất biện pháp kỹ thuật chủ yếu trồng rừng keo lai mô tại huyện Thạch An, Cao Bằng 48
3.4.1 Thiết kế trồng rừng, công tác nhân giống 48
3.4.2 Chăm sóc rừng trồng Keo lai mô 51
3.4.3 Chặt nuôi dưỡng rừng 53
3.4.4 Bảo vệ rừng keo lai mô 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
1 Kết luận 54
2 Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC 60
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ và cụm từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
D1.3 Đường kính đo ở vị trí 1,3m thân cây Keo
GĐLN&KBVR Giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng
Trung tâm KN&GNLN Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Diện tích rừng trồng và đất lâm nghiệp của huyện Thạch An 32
Bảng 3.2 Diện tích, trữ lượng các loại rừng 33
Bảng 3.3 Diện tích loại đất, loại rừng (Rừng sản xuất) 34
Bảng 3.4 Tổng hợp diện tích trồng rừng theo loài cây trên địa bàn huyện 35
Bảng 3.5 Sinh trưởng về đường kính D1.3 của Keo lai mô (5 tuổi) tại khu vực nghiên cứu 36
Bảng 3.6 Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn) của Keo lai mô (5 tuổi)
tại khu vực nghiên cứu 38
Bảng 3.7 Sinh trưởng về chiều cao dưới cành (Hdc) của Keo lai mô (5 tuổi) tại khu vực nghiên cứu 39
Bảng 3.8 Phương trình tương quan giữa đường kính và chiều cao 40
Bảng 3.9 Sinh trưởng đường kính tán lá (Dt) của Keo lai mô 41
Bảng 3.10 Khả năng tăng trưởng về trữ lượng lâm phần Keo lai mô 42
Bảng 3.11 Thống kê chất lượng rừng trồng Keo lai mô 5 tuổi ở 02 xã 43
Bảng 3.12 Bảng phân cấp Kraft lâm phần 5 tuổi Keo lai mô ở hai xã 43
Bảng 3.13 Tổng hợp chi phí và thu nhập của 1ha rừng trồng Keo lai trong một chu kỳ kinh doanh ở các khu vực nghiên cứu 46
Bảng 3.14 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng Keo lai mô trong một chu kỳ kinh doanh 7 năm 47
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Biểu đồ so sánh sinh trưởng (D1.3 & Hvn) của Keo lai mô (5 tuổi)
ở hai xã Minh Khai và Quang Trọng 38Hình 3.2 Sinh trưởng của chiều cao dưới cành và đường kính tán Keo lai mô (5 tuổi) ở 02 xã Minh Khai và Quang Trọng 41
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ
Tác giả của luận văn: Phan Thị Lệ Quyên
Tên Luận văn: Nghiên cứu sinh trưởng và hiệu quả kinh tế rừng trồng
Keo lai (Acacia Auriculiformis x Acacia Mangium) nuôi cấy mô tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
Ngành khoa học của luận văn: Lâm học Mã số: 8 62 02 01
Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua đánh giá thực trạng rừng trồng rừng; sinh trưởng, tăng trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng Keo lai mô, nhằm đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh tăng cường sinh trưởng, nâng cao hiệu quả trồng rừng bằng Keo lai mô ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
2 Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thừa kế các số liệu về hiện trạng trồng rừng, diện tích, loài cây trồng, hồ sơ trồng rừng theo dự án liên quan đến trồng Keo lai mô
của huyện Thạch An
- Điều tra thực địa trên các ô tiêu chuẩn diện tích 500m2, điều tra 1/2 số cây (cách hàng đo 01 hàng) với các chỉ tiêu sinh trưởng và tăng trưởng lâm phần: D1.3, Hvn, Hdc, Dt Đánh giá chất lượng cây rừng thông qua quan sát các
cá thể cây rừng (tốt, xấu, trung bình)
- Sử dụng phương pháp chuyên gia (cán bộ dự án, Khuyến nông) kết hợp phỏng vấn để xác định dự toán chi phí trồng rừng cho 01 ha Keo lai mô, để tính hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng và đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho trồng Keo lai mô ở huyện Thạch An
Trang 12- Phân tích và xử lý số liệu: Ứng dụng xử lý thống kê bằng các hàm của phần mềm Excel tính các trị số trung bình (hàm Averrage) D1.3, Hvn, Hdc, Dt, cây tốt, trung bình và xấu; tính hệ số biến động CV% (Hàm Stdev), phương sai (S hàm VAR), tính tiết diện (G), tính trữ lượng lâm phần (M), xác định hệ
số tương quan R (hàm Correl), xác định hệ số a (hàm Intercept), b (hàm Slope) trong phương trình tuyến tính Hvn = a + bD1.3, Tính các chỉ tiêu kinh tế kinh tế trong hộp Formulas - Insert function - finacial tìm NPV, IRR và tính BCR, VAIN Tổng hợp bảng biểu, hình vẽ (biểu đồ) minh hoạ
3 Kết quả chính và kết luận
Huyện Thạch An trồng cây Keo lai mô theo dự án của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, từ năm 2018 với diện tích là 36 ha, có 20 hộ tham gia của
02 xã Minh Khai và Quang Trọng
Với Keo lai mô sau 5 năm trồng tại xã Minh Khai đã đạt trữ lượng 169,24 m3/ha với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 33,85 m3/ha/năm; còn tại
xã Quang Trọng trữ lượng đạt 121,31 m3/ha với tốc độ tăng trường bình quân
về trữ đạt 24,26 m3/ha/năm
Về hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rừng Keo lai mô có hiệu quả kinh tế vì các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR, VAIN đạt ở mức tương đối cao (chiết khấu 8%) Về giá trị NPV: Minh Khai đạt được 75.443.545 đồng/ha/5 năm Quang Trọng có NPV đạt 45.146.349 đồng/ha/5 năm Tỷ suất thu hồi vốn nội
bộ (IRR): Minh Khai đạt 30%, Quang Trọng đạt 28%; Tỷ suất thu nhập trên chi phí qua chiết khấu (BCR): Minh Khai đạt 2,541 lần, Quang Trọng đạt 2,026 lần Chỉ tiêu giá trị hiện ròng trung bình 01 ha/01năm (VAIN = NPV/5): Xã Minh Khai đạt 15.088.709 đồng/ha/năm; xã Quang Trọng đạt 9.029.270 đồng/ha/năm
Trang 13THESIS ABSTRACT Master of Science: PHAN THI LE QUYEN
Thesis title: Research on growth and economic efficiency of forests planted
with tissue culture acacia hybrid (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)
plantations at Thach An district, Cao Bang province
Major: Forestry Code: 8.62.02.01
Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and
Foresty – Thainguyen University
1 Research Objectives: Through assessment of the current status of
afforestation forests; Research on growth, growth and economic efficiency of Acacia hybrid tissue afforestation models, to propose some silvicultural technical measures to enhance growth and improve afforestation efficiency with Acacia hybrid tissue in Thach An district, Cao Bang Province
2 Materials and Method:
Method of inheriting data on current status of afforestation, area, plant species, afforestation records according to projects related to Acacia hybrid tissue planting in Thach An district
Field investigation on standard plots with an area of 500 m2, investigating 1/2 of the trees (01 row apart) with growth and forest stand growth indicators: D1.3, Hvn, Hdc, Dt Assess the quality of forest trees through observing individual forest trees (good, average, bad)
Using expert methods (project staff, Agricultural Extension) combined with interviews to determine the estimated cost of afforestation for 01 ha of Keo lai Mo, to calculate the economic efficiency of afforestation models and propose measures Silvicultural techniques for growing Acacia hybrid tissue
in Thach An district
Trang 14Analyze and process data: Apply statistical processing using Excel software functions to calculate average values (Averrage function) D1.3, Hvn, Hdc, Dt, good, average and bad trees; calculate coefficient of variation CV% (Stdev function), variance (S VAR function), calculate cross section (G), calculate forest stand reserve (M), determine correlation coefficient R (Correl function), determine coefficient a (Intercept function), b (Slope function) in the linear equation Hvn=a+bD1.3, Calculate economic indicators in the Formulas box - Insert function-finacial to find NPV, IRR and calculate BCR, VAIN Synthesis of tables, illustrations (diagrams)
3 Main findings and conclusions:
Thach An district has planted Acacia hybrid tissue under the project of the Provincial Agricultural Extension Center, since 2018 with an area of 36 hectares, with 20 households participating in 02 communes Minh Khai and Quang Trong
With Acacia hybrid tissue after 5 years of planting in Minh Khai commune, the reserve has reached 169.24 m3/ha with an average growth rate
of 33.85 m3/ha/year; In Quang Trong commune, the reserve reached 121.31
m3/ha with an average growth rate of 24.26 m3/ha/year
Regarding the economic efficiency of Acacia hybrid tissue afforestation models, it is economically effective because the indicators NPV, IRR, BCR, and VAIN are achieved at a relatively high level (8% discount) Regarding NPV value: Minh Khai achieved 75,443,545 VND/ha/5 years Quang Trong had NPV reaching 45,146,349 VND/ha/5 years Internal rate of return (IRR): Minh Khai reached 30%, Quang Trong reached 28%; Discounted income to cost ratio (BCR): Minh Khai reached 2,541 times, Quang Trong reached 2,026 times Average net present value target of 01 ha/01 year (VAIN = NPV/5): Minh Khai commune reached 15,088,709 VND/ha/year; Quang Trong commune reached 9,029,270 VND/ha/year
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trồng rừng gỗ lớn, gỗ nguyên liệu công nghiệp bằng giống cây Keo lai nuôi cấy mô đang là xu hướng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và bền vững hiện nay Cây keo ươm theo phương pháp nuôi cấy mô có ưu điểm như: thân thường lên thẳng, ít phân cành, không chẻ thân, có rễ cọc chắc chắn, thân không giòn, chịu được gió mạnh, ít đổ ngã, khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt Với các đặc tính ưu việt này, giống keo lai cấy mô có thể trồng thành cây lâu năm lấy gỗ, nâng cao giá trị kinh tế, được một số đơn vị lựa chọn trồng Đặc biệt, trữ lượng gỗ lớn, chất lượng gỗ đồng đều và rút ngắn chu kỳ kinh doanh khoảng từ 4 đến 7 năm cho gỗ làm nguyên liệu giấy, gỗ dăm, khoảng từ
8 đến 12 năm cho gỗ lớn, gỗ xẻ, gỗ dân dụng Với những ưu điểm vượt trội, đây là xu hướng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và bền vững
Thạch An là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Cao Bằng Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 69.044,8 ha, gồm: Diện tích đất có rừng là 40.214,42 ha, đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp là 19.745,58
ha, độ che phủ của rừng đạt 58,2% Huyện Thạch An, năm 2021 trồng được 970,86 ha, trong đó có 29,3 ha rừng thay thế, 201,4 ha rừng sản xuất; nhân dân
tự bỏ kinh phí trồng 740,16 ha, nhận chăm sóc 16,1 ha rừng trồng thay thế Với mục đích chuyển giao và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng các giống mới có năng suất chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu Năm 2018, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, nay là Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp Cao Bằng phối hợp với UBND 02
xã: Minh Khai, Quang Trọng (Thạch An) triển khai thí điểm mô hình “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô” với tổng diện tích 36 ha, có 20 hộ tham gia Các hộ tham gia mô hình
Trang 16được hỗ trợ 100% giống cây, 50% phân bón Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND các xã tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các hộ tham gia; cấp phát phân bón, giống cây BV10, BV32, BV16 lấy tại cơ sở cung cấp uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; thực hiện công tác chỉ đạo trồng rừng, hướng dẫn các hộ trồng đúng mật độ, khoảng cách để cây phát triển ổn định Từ khi triển khai đến nay cho thấy, cây keo của mô hình sinh trưởng tốt, cây có đường kính gốc trung bình từ 15 -
20 cm, cao khoảng 13 - 15 m, ít sâu bệnh, phát triển nhanh gấp 1,5 - 2 lần so với trồng các loại giống bản địa Sau hơn năm năm triển khai, mô hình đã được đánh giá mở ra triển vọng mới cho nông dân về đầu tư thâm canh rừng sản xuất
Tuy nhiên việc đánh giá sinh trưởng và dự tính hiệu quả kinh tế cây Keo lai nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô (Viết tắt: Keo lai mô) chưa được nghiên cứu; xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên và với mong muốn nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh khả năng sinh trưởng của các nguồn giống Keo lai mô ở những năm đầu để cung cấp những thông tin cơ
bản cho người trồng rừng, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng
và hiệu quả rừng trồng Keo lai (Acacia Auriculiformis x Acacia Mangium)
nuôi cấy mô tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng” Đây là vấn đề có tính cấp
thiết để nghiên cứu củng cố, khẳng định tính ưu việt, sự phù hợp của cây Keo lai mô tại khu vực nghiên cứu
2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá thực trạng công tác trồng rừng trên địa huyện Thạch An
- Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Keo lai mô tại khu vực nghiên cứu
Trang 17- Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình rừng trồng Keo lai mô tại huyện Thạch An
- Đề xuất một biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm năng cao khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai mô tại huyện Thạch An
3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa khoa học
Đóng góp thêm kiến thức khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu đánh giá sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế của rừng trồng, biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý để trồng rừng sản xuất bằng Keo lai mô tại huyện Thạch An
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở giúp Trung tâm Khuyến nông, các đơn vị kinh tế, các hộ gia đình đang sản xuất kinh doanh rừng trồng có thể lựa chọn lập địa, cây trồng thích hợp, kinh doanh gỗ nguyên liệu, hay trồng rừng gỗ lớn ngày càng có hiệu quả kinh tế cao hơn, tại khu vực nghiên cứu
Trung tâm Khuyến nông, các đơn vị kinh tế, các hộ gia đình đang sản xuất kinh doanh rừng trồng có thể tham khảo các kết quả mà luận văn đã đạt được, đặc biệt là những biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã được đề xuất áp dụng
để có định hướng trồng rừng ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn
Trang 18CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nghiên cứu về loài Keo trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Những nghiên cứu về các loài Keo lai trên thế giới
Nghiên cứu về cây Keo lai có nhiều tác giả trên thế giới đề cập đến, nổi bật với một số nhà nghiên cứu như:
Razali, A.K and Mohd, S.H., (1992), cho rằng: Cây keo phần lớn có nguồn gốc ở Australia, các vùng nhiệt đới hay ôn đới ấm loại cây này xuất hiện nhiều Một số khu vực phổ biến trên thế giới có nhiều loại cây gỗ này bao gồm châu Phi, châu Mỹ và miền nam châu Á Tại Việt Nam, keo được trồng nhiều tại khu vực khô và có vùng diện tích rừng, đồi lớn Năm 1986, trên đảo Hải Nam - Trung quốc, một khảo nghiệm với 20 xuất xứ của 8 loài keo đã được tiến hành, đến tuổi thứ 2
P ChittachumnonK and S SirilaK, (1991) có15 xuất xứ còn lại bao gồm các xuất xứ Keo lá tràm, Keo tai tượng, A.cincinnata, A.melanoxylon, A.oraria, A.confusa Mặc dù là Keo tai tượng không nằm trong nhóm loài và xuất dẫn đầu, nghĩa là cây hai năm tuổi tăng trưởng D <7,4 cm, H <4,7 m Năm 1985,
23 xuất xứ của 12 loài keo đã được khảo nghiệm tại 6 điểm ở Thái Lan
Thứ tự xếp hạng theo chiều cao của 10 xuất xứ dẫn đầu (36 tháng tuổi) trên 02 địa điểm thí nghiệm là: Tại Ratchaouri, Keo tai tượng xuất xứ
13846 đứng thứ 9 có chiều cao 7,2 m, loài dẫn đầu là Keo lá liềm xuất xứ
13653 xếp thứ 10 với chiều cao 6,8 m Tại Saitheng, Keo tai tượng không nằm trong 10 xuất xứ dẫn đầu, tại đây loài có xuất xứ dẫn đầu đều là Keo lá liềm
13683 có chiều cao 14,8 m, loài Aulacocarpa xếp thứ 10 với chiều cao 11,3 m
P Chittachumnon K and S SirilaK (1996), khi tiến hành khảo nghiệm xuất xứ Keo tai tượng (2,5 năm) và Keo lá liềm (2 năm) ở Riau được phân tích về đặc điểm sinh trưởng; chiều cao, đường kính và sản lượng Kết quả chỉ
Trang 19ra sự khác biệt về tất cả các tính trạng của Keo tai tượng đều hơn Keo lá liềm Xuất xứ đầy hứa hẹn cho đồn điền công nghiệp ở Riau chỉ ra hướng phát triển Keo tai tượng tốt hơn đối với Keo lá liềm
Pinso và Nasi (1991), khi đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân, vv ở cây Keo lai đều tốt hơn hai loài keo bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng thương mại Cây Keo lai còn có ưu điểm là có đỉnh ngọn sinh trưởng tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt
Pinso và Nasi (1991) còn cho biết thêm: Sinh trưởng của cây Keo lai tự nhiên đời F1 tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song kém hơn xuất xứ ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie River (Queesland, Australia), còn sinh trưởng của những cây đời F2 trở đi thì không đồng đều so với trị số trung bình và còn kém hơn cả Keo tai tượng, mặc dầu một số cây xuất sắc có khá hơn
Năm 1992 ở Inđônêxia, bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai với cây con được lai tạo bởi nuôi cấy mô phân sinh giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm Mặc dù Keo lai trên thế giới được phát hiện rất sớm và đã được nghiên cứu phát triển trong trồng rừng, tuy nhiên những công trình nghiên cứu về Keo lai lại không quá phổ biến
Tewari (1994), khi nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của một số giống keo (Acacia) trên một số loại đất đã bạc màu của Ấn Độ, tác giả đã đưa
ra kết quả về tính trội chịu hạn, chứng tỏ cây Keo không kén đất, chúng có thể sống và sinh trưởng tốt, một số loài keo như: A.Leptocarpa, A.torulosa, A.LongisPicata
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về trồng rừng loài Keo ở Việt Nam
1.1.2.1 Những nghiên cứu về trồng rừng cây Keo
Ở Việt Nam, trong vài thập kỷ qua, vấn đề trồng rừng và quản lý rừng trồng rất được coi trọng, do tình trạng diện tích rừng liên tục bị thu hẹp do
Trang 20nhiều nguyên nhân Đặc biệt một số loài cây sinh trưởng, phát triển nhanh như: Keo, Bạch đàn, với đa dạng các giống và xuất xứ của chúng cũng được đưa vào cơ cấu cây trồng trong lâm nghiệp
Quyết định 716/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/3/2019 của Bộ Nông nghiệp
và PTNTtrong công tác trồng rừng với những dòng trước đây có nhiều giống được nhà nước thừa nhận như: Keo lai dòng BV10, BV16, BV32 , Hiện nay
có một số giống Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn lai do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu chọn tạo như: Keo Lai các dòng: BV376, BV
586, BB055, BV523, BV584, BV434 và BV350; với Keo tai tượng có xuất
xứ Balimo… giống được cải thiện với việc áp dụng những tiên bộ kỹ thuật trong trồng và thâm canh rừng đóng góp vai trò đáng kể trong công tác phát triển rừng ở Việt Nam
Trần Thị Ngoại và Trần Quang Bảo (2019) nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng Keo lai trên những cấp đất khác nhau ở tỉnh Đồng Nai cho kết quả: Sinh trưởng ở mức quần thụ được xác định bằng cách kết hợp hàm mật độ và hàm sinh trưởng cây bình quân Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sản lượng
gỗ đứng đối với rừng trồng Keo lai 10 tuổi trên ba cấp đất trung bình là 291,7
m3/ha Năng suất trung bình của rừng trồng Keo lai tại tuổi 10 trên cấp đất I (42,3 m3/ha/năm) cao hơn 1,6 lần và 2,5 lần tương ứng so với cấp đất II và III Đường kính bình quân tăng từ 4,9 cm (tuổi 2) đến 16 cm (tuổi 10), so với cấp đất I (100%), giá trị này trên cấp đất II và III thấp hơn tương ứng 16,6% và 31,7% Trị số chiều cao bình quân tăng từ tuổi 2 (6 m) đến tuổi 10 (19,3 m),
so với cấp đất I (100%), giá trị này trên cấp đất II và III thấp hơn tương ứng 16,0% và 32,3% Trong khoảng 10 năm đầu, thể tích thân cây bình quân của rừng trồng Keo lai trên cấp đất I lớn hơn cấp đất II và III tương ứng là 40,8%
và 68,4% Trữ lượng gỗ của rừng trồng Keo lai chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang giai đoạn sinh trưởng chậm tại cấp tuổi 4
Trang 21Nguyễn Ngọc Bình, Đỗ đình Sâm (2001) Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo tai tượng trên các dạng lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để trồng rừng công nghiệp tại các vùng trung tâm, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên Nghiên cứu cho kết quả: Năng suất rừng trồng công nghiệp và lập địa gây trồng có quan hệ chặt chẽ với nhau; Tác giả đã dựa vào độ dốc, thực
bì đặc thù và độ sâu tầng đất để chia dạng lập địa trồng rừng keo tai tượng ở vùng trung tâm làm 5 dạng, đánh giá sinh trưởng của keo tai tượng, 8 tuổi, mật độ trung bình 930 - 1100 cây/ha trên mỗi dạng lập địa như sau: Dạng lập địa 1: Sinh trưởng đạt 25,7 m3/ha/năm; dạng lập địa 2: Sinh trưởng 21,1
m3/ha/năm; dạng lập địa 3: Sinh trưởng 15,1 m3/ha/năm; dạng lập địa 4: Sinh trưởng 18,7 m3/ha/năm và dạng lập địa 5: Sinh trưởng 5,7 m3/ha/năm
Trong nghiên cứu của Đoàn Hải Nam (2006) khi khảo sát mô hình trồng rừng thâm canh tại một số tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Gia Lai, Bình Dương đã chỉ ra chi phí bình quân trên 1 ha trồng rừng tham canh Keo lai cao gấp đôi so với đầu tử của chương trình trồng rừng sản suất theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 với mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách
và kinh phí thực hiện Dự án 5 triệu ha rừng và gấp 1,5 lần so với phương thức trồng rừng bán thâm canh hoặc trồng Tuy nhiên trên thực tế trồng rừng thâm canh cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các phương thức trồng khác Nếu trồng rừng với giống cây mọc nhanh theo phương thức quảng canh thì chu kỳ thu hoạch khá dài trên 10 năm mà năng suất chỉ đạt 7 - 10 m3/ha/năm, nhưng nếu trồng rừng thâm canh thì từ 7 - 8 năm đã cho thu hoạch gỗ với năng suất đạt khoảng 25 - 30 m3/ha/năm Điều này cho thấy vốn bỏ ra ban đầu được thu hồi sớm hơn, vòng quay ngắn hơn nên hiệu quả kinh tế vốn cũng cao hơn, thời gian thu hồi sản phẩm được rút ngắn nên đất đai được thu hồi sớm để triển khai trồng rừng vào chu kỳ sau sớm hơn (Nguyễn Huy Sơn và cộng sự, 2006)
Trang 22Đánh giá kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật để trồng rừng nguyên liệu công nghiệp và đề xuất các giải pháp ở khu vực Đông Bắc - Việt Nam Vùng Đông Bắc đã có nhiều thành công trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để trồng rừng, đặc biệt là việc lai tạo giống cây trồng, đã lai tạo thành công những loài tăng trưởng cao như cây keo lai, bạch đàn europhylla sử dụng kỹ thuật cao trong nhân giống như: Giâm hom và nuôi cấy mô Trồng rừng đã chú trọng vào những biện pháp kỹ thuật tiên tiến và nêu cao vai trò của tiến
bộ trong quản lý bảo vệ rừng, nhất là những biện pháp sinh học, như: quản lý sâu bệnh dịch hại tổng hợp (IPM) Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề bất cập trong chương trình trồng rừng ở Tây Nguyên cần được khắc phục, như: Sử dụng giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc hoặc vẫn gieo ươm và trồng rừng bằng hạt, khi cây đó Bộ NN&PTNT yêu cầu trồng bằng cây hom, cây mô mới
có hiệu quả Hệ thống các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện đồng bộ Tỷ lệ diện tích trồng rừng 1 ha quá thấp, do vậy năng suất, chất lượng, sản lượng rừng rất thấp Vì vậy cần sớm có các giải pháp khắc phục những tồn tại trên
Với keo tai tượng và keo lai, đạt năng suất 25 - 30 m3/ha/năm, thì 7-8 năm nữa với lãi suất vay 7%, với tỷ suất lãi nội bộ IRR có thể đạt 18-20% người trồng rừng có lãi Nếu trữ lượng đạt 70 m3/ha sau 8 năm, năng suất bình quân đạt gần 9 m3/ha/năm, thì với lãi suất 7 %/năm, người trồng rừng sẽ không có lãi, tỷ suất lãi nội tại IRR chỉ đạt 7,68% Theo tính toán năng suất phải đạt 12 m3/ha/năm thì lãi nội tại IRR phải đạt 10,2%, thì trồng rừng mới
có lãi Đây là cơ sở chính để đầu tư rừng trồng nguyên liệu công nghiệp, đòi hỏi phải đạt năng suất cao mới có thể thu được lợi ích kinh tế trồng rừng khi vay vốn ngân hàng 7 %/năm để đầu tư
1.1.2.2 Nghiên cứu về nhân giống nuôi cấy mô Keo lai
Ở nước ta, khi nghiên cứu về loài keo các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy có giống Keo lai, chúng xuất hiện rải rác trong rừng Keo tai tượng trồng
Trang 23xen cây Keo lá tràm, như ở: Nam Bộ như Tân Tạo, Trảng Bom, Sông Mây, Trị An và Vườn quốc gia Ba Vì ở Bắc Bộ Tỷ lệ Keo lai xuất hiện ở các tỉnh Miền Nam là 3 - 4%, còn ở Ba Vì là 4 - 5%, còn giống lai tự nhiên ở Ba Vì được xác định là giữa Keo tai tượng (xuất xứ Daitree thuộc Bang Queenland) với Keo lá tràm (xuất xứ Darwin thuộc bang Northern territoria) của Úc
Đoàn Thị Mai và cộng sự (2003), khi thí nghiệm nhân giống Keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào có kết quả thí nghiệm thu được: Chất điều hoà sinh trưởng BAP có tác dụng rõ lên quá trình tạo chồi của các dòng Keo lai thí nghiệm so với công thức đối chứng hay khi sử dụng chất kích thích sinh trưởng là Kn ở cùng nồng độ Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy, khi bổ sung BAP với nồng độ 1,5mg/l vào môi trường nuôi cấy, số lượng chồi thu được sau quá trình kích thích tạo chồi đạt từ 7,5 đến 8,2 chồi/cụm tuỳ thuộc vào các dòng thí nghiệm Khi sử dụng công thức nhân chồi này, các chồi tạo được cũng có chiều cao trung bình cao hơn so với các công thức còn lại Môi trường được bổ sung BAP với nồng độ 2,0mg/l cũng cho hệ số nhân chồi tương đối cao (đạt từ 7,6 đến 7,7 chồi/cụm) tuy nhiên chiều cao chồi thu được chỉ đạt trung bình từ 4,1 đến 4,3 cm (chỉ số này đạt 4,4 đến 4,6 cm khi
sử dụng BAP nồng độ 1,5 mg/l)
Lê Đình Khả và cộng sự (2000), nghiên cứu khả năng cố định đạm từ nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo lai cho thấy: Sau 3 tháng tuổi số lượng và khối lượng nốt sần trên rễ của Keo lai trong bầu đất cao gấp 3-10 lần các loài keo bố, mẹ Đất dưới hệ rễ của rừng Keo lai 5 tuổi, số tế bào vi sinh vật và vi khuẩn cố định đạm trong 1 gam đất cao hơn rõ rệt so với bố, mẹ Keo lai có khả năng cải tạo đất cao hơn các loài keo bố mẹ, độ phì và độ xốp của đất dưới tán rừng Keo lai cũng cao hơn so với dưới tán rừng Keo tai tượng và Keo lá tràm, vùng có năng suất Keo lai cao nhất là Đông Nam Bộ
Nguyễn Trọng Bình (2003) và một số tác giả khác đã lập biểu sinh trưởng và sản lượng tạm thời cho rừng keo lai trồng thuần loài trên phạm vi
Trang 24toàn quốc Rừng keo lai được chia thành 4 cấp đất theo chiều cao cây có tiết diện bình quân (đối tượng không tỉa thưa) và chiều cao H0 (đối tượng có tỉa thưa) Với mỗi biểu cấp đất lập 1 biểu quá trình sinh trưởng
Đặng Thành Nhân (2007), nghiên cứu sinh trưởng rừng keo lai dòng BV10 làm nguyên liệu giấy ở huyện M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk trên dạng đất cấp I: ở giai đoạn 3 tuổi cho năng suất 81 m3/ha, giai đoạn 4 tuổi 137 m3/ha, giai đoạn 5 tuổi 157 m3/ha, giai đoạn 6 tuổi 192 m3/ha, giai đoạn 7 tuổi 219 m3/ha Trên dạng đất cấp II: ở giai đoạn 3 tuổi cho năng suất 72 m3/ha, giai đoạn 4 tuổi 101 m3/ha, giai đoạn 5 tuổi 120 m3/ha, giai đoạn 6 tuổi 172 m3/ha, giai đoạn 7 tuổi 197 m3/ha Trên dạng đất cấp III: ở giai đoạn 3 tuổi cho năng suất
53 m3/ha, giai đoạn 4 tuổi 65 m3/ha, giai đoạn 5 tuổi 90 m3/ha, giai đoạn 6 tuổi 113 m3/ha, giai đoạn 7 tuổi 129 m3/ha
Phạm Thế Dũng và Hồ Văn Phúc (2004), khi nghiên cứu đánh giá về năng suất rừng trồng Keo lai ở các vùng khác nhau, cho thấy: Năng suất rừng Keo lai có sự khác nhau khi trồng ở những điều kiện lập địa khác nhau
Theo Ngô Đình Quế và các cộng sự (2010) trong phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm đã giúp cho việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả và bền vững hơn Tác giả cho rằng, tăng trưởng của rừng trồng Keo lai phụ thuộc vào điều kiện lập địa và chất đất Keo lai vùng Đông Nam Bộ sinh trưởng tốt khi trồng trên các loại đất xám và nâu vàng trên đá Bazan có địa hình phẳng, độ dày tầng đất > 100cm có năng suất đạt trên 20 m3/ha/năm Rừng sinh trưởng khá chủ yếu trên loại đất phát triển trên đá phiến thạch sét và phù sa cổ, độ dốc 150 và độ dày tầng đất mỏng
từ 30 - 50 cm cho năng suất rừng đạt từ 10 - 15 m3/ha/năm
Nguyễn Huy Sơn và Phạm Xuân Đỉnh (2016) cho rằng: Keo lai (Acacia hybrids) là loài cây trồng rừng chủ lực ở Việt Nam trong những năm qua, chủ yếu cung cấp gỗ nhỏ cho công nghiệp chế biến bột giấy và dăm mảnh xuất khẩu Do nhu cầu sử dụng gỗ lớn ngày càng tăng nên việc trồng rừng keo lai
Trang 25kinh doanh gỗ lớn là cần thiết Để góp phần làm cơ sở khoa học phát triển rừng trồng keo lai cung cấp gỗ lớn xin giới thiệu mô hình keo lai 13,5 năm tuổi trồng ở Cam Lộ, Quảng Trị Mật độ trồng ban đầu là 1.330, 1.660 và 2.500 cây/ha, sau 2 năm trồng tỷ lệ sống đạt trên 91%, sau 9,5 năm tỷ lệ sống giảm mạnh chỉ còn từ 49 - 56%, sau 13,5 năm tỷ lệ sống chỉ còn từ 31 - 47% Sau 2 năm, sinh trưởng đường kính (D1,3) đạt từ 6,19 - 7,17 cm, nhanh nhất ở mật độ 1.330 cây/ha, chậm nhất ở mật độ 2.500 cây/ha; d = 3,1 - 3,6 cm/năm,
h = 3,5 - 3,6 m/năm Sau 9,5 năm, sinh trưởng đường kính đạt từ 15,13 - 17,49 m và chiều cao đạt từ 17,52 - 18,64 m; d = 1,59 - 1,84 cm/năm, h = 1,84 - 1,96 m/năm Sau 13,5 năm, sinh trưởng đường kính đạt 17,93 - 18,91
cm, chiều cao đạt từ 21,06 - 21,98 m; d = 1,33 - 1,40 cm/năm, h = 1,56 - 1,63 m/năm Trữ lượng gỗ cây đứng (M) của rừng trồng sau 9,5 năm đạt từ 160,30
- 214,80 m3/ha, M = 16,87 - 22,61 m3/ha/năm Sau 13,5 năm tuổi trữ lượng gỗ (M) đạt từ 168,10 - 219,54m3/ha, M = 12,45 - 16,26 m3/ha /năm Số cây đạt tiêu chuẩn gỗ lớn (D1,3 > 18cm) sau 9,5 năm tuổi đạt tỷ lệ từ 16,98 - 37,93%, chưa có cây có D1,3 > 25 cm Sau 13,5 năm trồng, số cây đạt tiêu chuẩn gỗ lớn (D1,3 > 18 cm) đạt tỷ lệ từ 48 - 58%, trong đã có từ 2 - 7% số cây có D1,3 > 25 cm
1.2 Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế rừng trồng
Ứng dụng và đánh giá hiệu quả kinh tế theo quan điểm "động" có các tác giả: Nguyễn Ngọc Mai (1996); Phạm Xuân Hoàn, (2001); Nông Phương Nhung (2005); Trần Công Quân (2021)… Các tác giả này đã nghiên cứu hoàn thiện phương pháp và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả quản lý dự án đầu tư bằng các chỉ tiêu, như: NPV, IRR, BCR,…đã áp dụng phương pháp cân đối giữa chi phí và thu nhập để đánh giá hiệu quả kinh
tế cho một chu kỳ kinh doanh các lâm phần trồng rừng bằng các cây như: Keo, Bạch đàn, Mỡ, v.v…Hiện nay việc đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phương pháp này tương đối phổ biến, là cơ sở để chọn loài cây trồng, lập địa, chọn dự án, chu kỳ kinh doanh tối ưu…
Trang 26Đỗ Đình Sâm và các tác giả (2001), Khi nghiên cứu thực nghiệm các mô hình trồng rừng Keo lai nguyên liệu công nghiệp ở vùng Trung Tâm, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy: Ở vùng Trung Tâm các chỉ tiêu NPV và IRR (9%) đều thể hiện kinh doanh có lãi; ở các tỉnh Đông Nam Bộ chỉ tiêu IRR đạt khá cao khoảng từ 17% - 19% Tác giả nhận định, với chi phí trồng rừng như thời điểm nghiên cứu, nếu năng suất rừng trồng bình quân không đạt được trên 15 m3/ha/năm thì tỉ suất nội tại của vốn đầu tư sẽ không đạt được các mức như đã tính toán
Kết quả nghiên cứu của Đoàn Hoài Nam (2004) ở vùng Đông Bắc; Bắc Trung Bộ; Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cho thấy: việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (chọn giống, làm đất, bón phân, chăm sóc và mật độ trồng) đã cho năng suất rừng trồng Keo lai bình quân đạt trên 20 m3/ha/năm Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đạt được như: NPV đạt trên 14 triệu đồng/ha/7 năm; IRR = 16%, Bình quân hàng năm lãi trên 2 triệu đồng/ha/năm
Trần Duy Rương (2005) cho biết: Hiệu quả kinh tế của Keo lai được trồng ở vùng Nam Trung bộ phụ thuộc vào sự sinh trưởng, nơi nào sinh trưởng tốt thì lợi nhuận cao Rừng trồng Keo lai ở Bình Định sinh trưởng tốt, lợi nhuận ròng (NPV) từ 29,4 đến 37,1 triệu đồng/ha/7 năm, trung bình là 32,3 triệu đồng/ha/7 năm Tỷ suất thu hồi vốn nội tại (IRR) của rừng trồng Keo lai phụ thuộc vào sinh trưởng của rừng trồng, nhìn chung IRR tương đối cao đạt được từ 32,06 - 35,8%, trung bình là 33,5% Như vậy đầu tư vào trồng rừng Keo lai là có lãi khá Hiệu suất đầu tư (BCR) tương đối lớn dao động từ 3,42 - 3,8 trung bình là 3,6 lần
Theo Võ Đại Hải và các cộng sự (2005), khi nghiên cứu các mô hình rừng trồng sản xuất thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy: Cần chú ý rằng Keo lai giá trị thu nhập tính cho gỗ nhỏ những thực tế ít ra 1/3 nguyên liệu được bán tính theo giá trị gỗ lớn 1,2 - 1,3 triệu đồng/m3, nên thực tế BCR
sẽ cao hơn nữa Nếu trồng Keo lai co chu kỳ trên 15 - 20 năm, sản lượng gỗ
Trang 27có thể cho cả gỗ lớn và gỗ nhỏ, ngoài ra tính bền vững cao hơn, vì rừng trồng cho cả hiệu quả về xã hội và môi trường, nên hiện nay có nhiều vùng, khu vực đang chuyển đổi trồng rừng cung cấp gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn và các tác giả, (2006) đã đề xuất rằng: Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho 6 mô hình trồng rừng thâm canh ở các vùng sinh thái được nghiên cứu và tổng hợp vào bảng trên cho thấy hiệu quả kinh tế của các mô hình khá cao, biểu hiện bằng các chỉ tiêu trên bảng như NPV, IRR, BCR đạt giá trị càng cao thì mô hình càng có hiệu quả kinh tế Trong 6 mô hình thì cao nhất là mô hình trồng Keo lai ở Bình Dương có, NPV: 34,85 và tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR) đạt 19,20%, với tỷ suất thu nhập trên chi phí đạt 2,68 (tức là một 1 nghìn đồng vốn đầu tư bỏ ra thì sau 8 năm có thể thu về thu nhập là 2,68 nghìn đồng); Thấp nhất là mô hình trồng Thông Caribê ở Vĩnh Phúc, chu kỳ kinh doanh dài (15 năm), nhưng NPV chỉ đạt 17.910 đồng, BCR đạt 1,79 (tức là một 1 nghìn đồng vốn đầu tư bỏ ra thì sau 8 năm có thể thu về thu nhập là 1,79 nghìn đồng), IRR đạt 9,57% Các tác giả nhận định với Thông Caribê và Keo lá tràm phải kết hợp
cả mục tiêu gỗ nhỏ và gỗ lớn thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao
Frances Perkins, (1994) đã viết cuốn sách đề cập đến: Phân tích lợi ích
và chi phí trong tiếng Anh là Cost-Benefit Analysis, viết tắt (CBA), hay còn gọi là phân tích kinh tế, là phân tích mở rộng của phân tích tài chính, được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và các cơ quan quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không
Sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) đối với rừng trồng ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả sử dụng, như: Trần Công Quân (2013), Nguyễn Huy Sơn (2006); Nguyễn Xuân Quát (2001); Đoàn Hoài Nam (2007) v.v….Bởi vì, chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp tương đối dài, dòng tiền đầu
tư sẽ thay đổi theo thời gian, cần phải tính đến giá trị thay đổi này để có thể so sánh được đồng tiền thay đổi theo thời gian
Trang 28Khi phân tích hiệu quả kinh tế đối với rừng trồng keo, một số tác giả ấn định tuổi khai thác chính Theo phân tích tài chính và kinh tế đối với rừng trồng thuần loài phải chỉ rõ chu kỳ nuôi rừng, tuổi khai thác chính và những yếu tố ảnh hưởng Sản lượng gỗ của rừng trồng keo thay đổi không chỉ theo tuổi, mà còn theo lập địa Vì thế, nếu nguồn vốn đầu tư cho trồng và nuôi rừng là giống nhau thì hiệu quả kinh tế đối với rừng trồng không chỉ thay đổi theo lập địa, chu kỳ khai thác, mà còn theo lãi suất vay vốn trồng rừng Hiện nay vẫn còn thiếu những nghiên cứu về chu kỳ khai thác, hiệu quả tài chính
và kinh tế đối với rừng trồng rừng trên những lập địa khác nhau
Người tiên phong trong việc tính toán hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo
là tác giả Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001), khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trồng rừng nổi bật có áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng Trung Tâm, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng thời tính toán hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai Kết quả cho thấy ở vùng Trung tâm chỉ tiêu IRR (9%) đều thể hiện kinh doanh có lãi; ở các tỉnh Đông Nam Bộ chỉ tiêu IRR đạt khá cao khoảng từ 17% - 19% Các tác giả nhận định, với chi phí trồng rừng như thời điểm nghiên cứu, nếu năng suất rừng trồng bình quân không đạt được trên 15 m3/ha/năm thì tỉ suất nội tại của vốn đầu tư sẽ không đạt được các mức như đã tính toán
Kết quả nghiên cứu của Đoàn Hoài Nam (2004), ở vùng Đông Bắc; Bắc Trung Bộ; Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cho thấy: việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (chọn giống, làm đất, bón phân, chăm sóc và mật độ trồng) đã cho năng suất rừng trồng Keo lai bình quân đạt trên 20
m3/ha/năm Kết quả tính hiệu quả kinh tế cho thấy, tỷ lệ lãi suất nội tại (IRR = 16%), đây là hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất lâm nghiệp, tác giả nhấn mạnh năng suất cây trồng là yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của quá trình đầu tư lâm nghiệp
Trang 29Trần Duy Rương (2005), đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở Bình Định, đã nghiên cứu, khảo sát trực tiếp những diện tích rừng trồng Keo lai và tổng hợp những số liệu về chi phí và thu nhập nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế Kết quả cho thấy, năng suất của rừng trồng Keo lai bình quân đạt
20 m3/ha/năm và lợi nhuận thu được cao, trong 7 năm bình quân mỗi năm lãi được hơn 2 triệu đồng/năm, tỷ lệ lãi suất nội tại (IRR = 24%)
Đặng Thành Nhân (2007), nghiên cứu hiệu quả rừng Keo lai ở M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk trên dạng đất cấp I: Từ tuổi 3 trở đi thì kinh doanh rừng trồng keo lai có lãi Lợi nhuận tuổi 3 là 10,53 triệu đồng/ha, tuổi 4 là 23,78 triệu đồng/ha, tuổi 5 là 25,42 triệu đồng/ha, tuổi 6 là 30,11 triệu đồng/ha và tuổi 7
là 32,24 triệu đồng/ha Để thu lợi nhuận có thể thu hoạch từ tuổi 3 trở đi Tuổi
3 trở đi có BCR >1 Chương trình đầu tư có lãi IRR từ năm thứ 3 trở đi cho giá trị lớn hơn lãi suất vay nên đầu tư có lãi từ năm thứ 3 Mức lãi cao nhất để kinh doanh không thua lỗ ở tuổi 4 là 56,75%, ở tuổi 5 là 42,352%, tuổi 6 là 36,65% và tuổi 7 là 32,55%
Đặng Dung (2007), nghiên cứu hiệu quả kinh tế của rừng keo lai dòng BV10 làm nguyên liệu giấy tại các xã Cư K’Róa, huyện M’Đrăk – Đắk Lắk;
xã Đăk Rồ huyện Krông Nô và xã Quảng Khê, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông thì keo lai 6 năm tuổi đều cho lãi nhưng mức độ lãi khác nhau Khu vực
xã Đăk Rồ cho lãi cao nhất 32.124.063 đồng/ha, tiếp đến là Cư K’Roá lãi 26.815.388 đồng/ha, thấp nhất là Quảng Khê lãi 14.832.098 đồng/ha Mặt khác, thực hiện phương án trồng keo lai làm nguyên liệu giấy sẽ làm tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực lâm nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng đất đai qua đó làm tăng thu nhập của địa phương
Phạm Quang Oánh (2009), kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phương pháp phân tích chi phí - thu nhập có tính đến giá trị của đồng tiền theo thời gian (CBA), chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV (lợi nhuận được quy
về giá trị đồng tiền ở thời điểm hiện tại) đạt được từ 8,8 triệu đến 26 triệu
Trang 30đồng trong vòng 8 năm, trung bình lãi 1,1 đến 3,25 triệu đồng/ha/năm theo cấp năng suất xấu đến tốt
Tóm lại phần tổng quan tài liệu
Qua nghiên cứu tài liệu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy: Các nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể trong việc phát triển trồng rừng keo và tăng năng suất cho loài cây này Đặc biệt, công tác chọn giống và khảo nghiệm các dòng keo có năng suất cao áp dụng trồng rừng tại một số vùng sinh thái
Với những kết quả nghiên cứu cây Keo lai, đặc biệt là Keo lai mô cho thấy đây là một giống cây trồng rừng có nhiều triển vọng để trồng rừng gỗ lớn Hầu hết số liệu công bố của nhóm tác giả, lấy từ rừng trồng của những Trung tâm nghiên cứu Rất ít số liệu thống kê rừng trồng và chưa số liệu nghiên cứu sinh trưởng, hiệu quả kinh tế của loài cây Keo lai mô được trồng vùng đất của huyện Thạch An Vì vậy, việc đánh giá sinh trưởng, hiệu quả kinh tế bước đầu là cơ sở để tiếp tục theo dõi, đánh giá sinh trưởng, dự tính chu kỳ kinh doanh tối ưu với cây Keo lai mô tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng là cần thiết; Đây là cơ sở về những dẫn liệu để lựa chọn vấn đề nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận văn
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên huyện Thạch An
Trang 31- Phía Tây: Giáp huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
- Phía Nam: Giáp huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
Huyện Thạch An gồm 13 xã và 01 thị trấn, Thạch An có vị trí khá thuận lợi so với các huyện khác của tỉnh Cao Bằng, có điều kiện thuận lợi trong việc giáo lưu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, giao lưu buôn bán hàng hoá chung và sản phẩm hàng hoá lâm sản với các tỉnh bạn, nước bạn là Trung Quốc qua lối mở Nà Lạn - Đức Long, với đường biên giới Việt Trung dài 5,5 km Huyện có hệ thống nằm trên trục quốc lộ 4A từ Cao Bằng đi Lạng Sơn Trung tâm huyện là thị trấn Đông Khê cách thành phố Cao Bằng 40km
về phía Nam Đây là một điểm tương đối thuận lợi của huyện Thạch An có một thế mạnh cho phát triển thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lâm sản trong và ngoài vùng
1.3.1.2 Địa hình
Thạch An là một thung lũng chạy dài được bao bọc bởi các dải đồi núi cao địa hình bị chia cắt tương đối phức tạp, có độ dốc trung bình từ 18 - 300,
độ cao trung bình 350 - 400 m so với mực nước biển
Do kiến tạo địa chất, nên địa hình của huyện Thạch An khá phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, có nhiều nếp gấp tạo nên những vực, khe sâu; Toàn huyện được chia thành 03 vùng rõ rệt: Vùng núi đá, vùng núi đất và vùng thung lũng Có diện tích rừng và đất rừng chiếm trên 90% diện tích canh tác toàn huyện Vì vậy, có thể nói Thạch An có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế đồi rừng cũng như đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp
1.3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn
Trang 32lượng mưa tập trung vào tháng 7, tháng 8: bình quân 1.450 mm, cao nhất 1.780 mm và thấp nhất 912 mm
- Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thường gây rét đậm kéo dài, nhiệt độ có khi xuống tới
10C vào tháng 12 và tháng giêng Lượng bốc hơi lớn, độ ẩm không cao, khoảng 70 - 75% vào tháng 11, 12, tiết trời rất hanh khô Vào mùa này cũng thường xuất hiện sương muối Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và có nước lũ dâng cao, chảy xiết Độ ẩm bình quân hàng năm và khoảng 75-80%
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 20 - 22oC, trung bình cao nhất từ 25-
30oC, trung bình thấp nhất 10 - 11oC
b) Thuỷ văn
Huyện Thạch An có con các con sông chính, Thạch An còn có hệ thống khe, suối, mạch ngầm chảy qua các dãy núi đá vôi, các hồ nhỏ khá nhiều nhưng phần lớn cạn nước vào mùa khô và chảy xiết, dâng cao vào mùa mưa, gây khó khăn ảnh hưởng không nhỏ cho sản xuất nông lâm nghiệp
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thạch An
1.3.2.1 Tình hình dân số, dân tộc, lao động
* Dân số: Dân cư là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã
hội của bất kỳ địa phương nào, theo tài liệu điều tra sơ bộ dân số năm 2011 dân số toàn huyện Thạch An có tổng số 30.850 nhân khẩu, trong đó có 15.359 nam 15.491 nữ
* Lao động: Với khoảng 20.588 người trong độ tuổi lao động, Thạch An
là một địa phương các dân tộc chủ yếu sống ở vùng nông thôn (chiếm 90%) lao động chủ yếu nông nghiệp, trồng lúa nước kết hợp trồng lúa nương, trồng ngô… vốn là thế mạnh của người dân một huyện miền núi
* Dân tộc: Thành phần dân tộc huyện Thạch An có 6 dân tộc anh em
sinh sống, gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa sống hòa thuận, đoàn kết
Trang 33chủ yếu sống quần cư thành những làng bản, gần trục đường giao thông, gần những cánh đồng nơi có địa hình bằng phẳng Đồng bào các dân tộc sống xen canh, xen cư ở tất cả các xã, thị trấn nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá riêng của mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Việt Nam
1.3.2.2 Giao thông và cơ sở hạ tầng
Ngoài quốc lộ 4A từ Thành phố Cao Bằng đi Lạng Sơn, Thạch An còn nằm trên tỉnh lộ 208 đi sang huyện Phục Hòa và cửa khẩu Tà Lùng và cửa khẩu Đức Long thông thương sang Trung Quốc Các tuyến đường liên thôn,
xã nối với quốc lộ chính đến trung tâm huyện đã và đang được cải tạo, nâng cấp cũng đã từng bước tạo thành mạng lưới giao thông, vận tải cho việc vận chuyển lưu thông hàng hoá trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh
1.3.2.3 Văn hoá - giáo dục và y tế chăm sóc sức khoẻ
Trong những năm qua điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội có bước phát triển:
+ Các cấp học bao gồm: Theo số liệu báo cáo huyện có 38 trường mẫu giáo, 13 trường tiểu học, trung học cơ sở 09 trường, 01 trường THPT, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên và 01 trường phổ thông cấp 2,3 Trường học, phòng học đã được đầu tư xây dựng khá kiên cố đáp ứng nhu cầu học tập cho con em trong vùng
+ Toàn huyện Thạch An có 01 bệnh viện đa khoa, 01 phòng khám đa khoa khu vực, Trung tâm y tế dự phòng và 16 trạm y tế xã, thị trấn, tổng số lượt khám bệnh năm 2001 là 72.636 lượt người Nhìn chung các trạm xá đã
và đang được xây dựng kiên cố, trình độ chuyên môn y, bác sỹ ngày càng được nâng cao đủ điều kiện khám chữa bệnh cho người dân trong vùng
+ Đa số các xã trên địa bàn có các hệ thống mạng điện thoại cố định và
di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc
Trang 34+ Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện là 44,2% giảm 11,3% so với năm
2010 Số hộ nghèo được cứu đói 406 hộ
1.3.3 Đánh giá chung về tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.3.1 Những điều kiện thuận lợi:
- Huyện Thạch An là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Cao Bằng nói riêng và Việt Nam nói chung nên luôn nhận được sự quan tâm, đầu
tư đặc biệt của Nhà nước thông qua các chương trình hỗ trợ 134, 135, chương trình 30a cũng như nhiều các chương trình hỗ trợ khác
- Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện đang có xu hướng chuyển đổi tích cực, mở rộng quan hệ sản xuất với các địa phương lân cận Nguồn lực lao động của huyện nhiều, người dân tích cực lao động, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và có cuộc sống gắn liền với rừng
- Tiềm lực về tài nguyên rừng, diện tích đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng còn khá lớn, phù hợp với nhiều loài cây lâm nghiệp
- Tiếp cận với khoa học kỹ thuật: được hỗ trợ kinh nghiệm từ nhiều dự
án đầu tư phát triển lâm nghiệp cả trong nước và nước ngoài như: dự án 327; PAM 5322; dự án 661; trồng rừng nguyên liệu giấy, dăm, gỗ dán; dự án trồng rừng trên đất nương rẫy không cố định (theo Thông tư số: 52/2008/TT-BNN) theo chương trình mục tiêu quốc gia và Dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng sản xuất
1.3.3.2 Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục
- Huyện có trên 90% là diện tích đất lâm nghiệp; diện tích rừng trồng sản xuất của huyện Thạch An chưa phát triển ra tất cả các xã trong huyện và chủ yếu mới được phát triển trong những năm gần đây nên loài cây, mô hình rừng trồng,… đang trong quá trình thử nghiệm, xây dựng Diện tích rừng đến tuổi khai thác rất ít nên vấn đề chế biến gỗ chưa phát triển
Trang 35- Địa hình của huyện Thạch An khá phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, có nhiều nếp gấp tạo nên những kheo sâu, địa hình chia thành 03 vùng: Vùng núi đá, hầu như rất khó sản xuất; vùng núi đất,thuận lợi trồng cây lâm nghiệp; vùng thung lũng
- Người dân ở đây gặp khó khăn trong việc đi học, do địa hình miền núi, dân ở thưa nên trường, lớp xa, người dân còn nghèo nên trình độ văn hoá rất thấp; trình độ nhận thức của người dân không đồng đều do đó đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn
- Dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số, đa bản sắc Tuy nhiên, trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều phong tục lạc hậu, gây khó khăn cho việc tuyên truyền triển khai các chương trình, dự án
- Do đời sống khó khăn, do sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản, tàn phá tài nguyên rừng nhất là rừng phòng hộ, rừng tự nhiên hiện có khó bảo tồn nguyên vẹn, hiện tượng khai thác trái phép tài nguyên rừng vẫn thường xuyên xảy ra
Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạch An, tỉnh Cao
Bằng có những nét đặc thù riêng, chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân trong vùng, vì vậy để phát triển trồng rừng sản xuất cần phải giải quyết được các yếu tố hạn chế như trên vừa nêu
Trang 36CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các mô hình trồng rừng bằng loài Keo lai nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô (Gọi tắt: Keo lai mô), trên địa bàn 02 xã Minh Khai và Quang Trọng, huyện Thạch An
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ đánh giá sinh trưởng phát triển và hiệu quả kinh tế của Keo lai mô đã trồng, mục đích trồng rừng gỗ lớn (chu kỳ 10-
12 năm), tổng diện tích đã trồng 36 ha, theo dự án trồng năm 2018 (5 tuổi, tính đến hết năm 2022) hai xã Minh Khai, Quang Trọng, huyện Thạch An
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Các hộ dân trồng rừng cây Keo lai mô, trên địa bàn 02 xã: Minh Khai và Quang Trọng, huyện Thạch An, Cao Bằng
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài triển khai từ 10/2022 đến 10/2023
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng công tác trồng rừng bằng loài Keo lai mô (5 tuổi) tại Huyện Thạch An
- Đánh giá sinh trưởng của Keo lai nuôi cấy mô; Các chỉ tiêu như: + Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính 1,3m (D1.3); chiều cao vút ngọn (Hvn); chiều cao dưới cành (Hdc); đường kính tán lá (Dt)
+ Lượng tăng trưởng hàng năm và trữ lượng rừng/ha/chu kỳ
+ Đánh giá chất lượng rừng trồng bằng tỉ lệ cây cá thể trong lâm phần, như: cây sinh trưởng tốt, trung bình, kém
- Đánh giá hiệu quả cho 1 ha rừng trồng Keo lai nuôi cấy mô (5 tuổi) tại huyện Thạch An Chỉ tiêu theo dõi tính toán như sau:
Trang 37+ Xác định chi phí đầu tư cho 1 ha rừng trồng
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1 Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, các công trình có liên quan, như:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của huyện Thạch An;
- Kế thừa hồ sơ trồng rừng từ dự án thí điểm mô hình “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô” với
tổng diện tích 36 ha, có 20 hộ tham gia của Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp Cao Bằng
- Các báo cáo về công tác trồng rừng của huyện Thạch An: Các số liệu
về hiện trạng đất đai, điều kiện lập địa, tài nguyên rừng, diện tích rừng trồng, bản đồ trồng rừng
- Biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
- Dự toán chi phí đầu tư cho 01 ha rừng trồng Keo lai mô đã được Dự án phê duyệt
2.4.1.2 Điều tra thực địa trên các OTC
Đề tài căn cứ để lập OTC theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, đối với rừng rừng trồng, sử dụng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình, tạm thời trên các
mô hình trồng rừng thuần loài Keo lai mô từ năm 2018, để thu thập các số liệu về sinh trưởng Nghiên cứu lập 08 OTC cho 01 xã (xã Minh Khai và
Trang 38Quang Trọng) Tổng số OTC cần nghiên cứu là 16 OTC
Keo lai mô: 8 OTC/xã; = 16 OTC
Diện tích ô tiêu chuẩn được xác định là 500 m2 (20 x 25m) Số lượng mẫu quan sát (cây đo đếm); n = Số cây còn lại OTC/2 (hàng cách hàng đo một hàng)
Điều tra trong OTC thực hiện theo phương pháp điều tra truyền thống trong điều tra rừng (Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao, 1997)
Trong mỗi OTC đo đếm các chỉ tiêu như sau:
- Để tiện cho việc điều tra đường kính ngang ngực (D1.3), đề tài sử dụng bằng thước kẹp kính; có độ chính xác đến 0,1 mm, đơn vị tính là cm
- Chiều cao vút ngọn (Hvn) dùng thước Blumeleiss, độ chính xác đến 0,1m, đơn vị tính là m
- Đường kính tán lá (Dt) dùng thước dây có độ chính xác 0.1 dm, đo theo 2 chiều Đông Tây - Nam Bắc, đơn vị tính là m
- Điều tra chất lượng cây rừng: Dựa vào Hvn, D1.3, thân cong ít, tỉa cành tự nhiên, chất lượng cây cá thể trong lâm phần được đánh giá (tốt, xấu, trung bình) Cây tốt là những cây có chiều cao vút ngọn, đường kính 1.3m cao hơn D1.3, Hvn
của những cây trung bình, không sâu bệnh, tỉa thưa tự nhiên tốt, thân thẳng, độ
thon thân cây đồng đều Các chỉ tiêu theo dõi được ghi vào biểu mẫu sau:
Mẫu bảng 2.1 Điều tra tình hình sinh trưởng của các loài Keo lai
Ngày điều tra :………… Dòng/xuất xứ :………… Địa điểm:……… …
(m)
H DC (m)
D 1.3 (cm)
Tình hình sâu bệnh
Chất lượng
Chi chú
Trang 392.4.1.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu về dự toán chi phí trồng rừng
Phương pháp dự toán chi phí trồng rừng giống Keo lai mô, đề tài dựa trên báo cáo dự toán trồng rừng, trong hồ sơ thiết kế trồng rừng của Trung tâm KN&GNLN, kết hợp với phỏng vấn các chủ rừng (hộ) để đối sánh Kết quả các hộ dân đã tuân theo quy trình trồng rừng Keo lai mô mà cán bộ kỹ thuật của Trung tâm KN&GNLN hướng dẫn, nên chệnh lệch về chi phí đầu tư không đáng kể, vì vậy đề tài tính chung hiệu quả kinh tế cho giống Keo lai
mô ở độ tuổi 5 năm
2.4.1.3 Phương pháp để đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh
Đề tài dựa vào phương pháp chuyên gia, Như đóng góp ý kiến của: 01 cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ , 01 cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT, 01 cán bộ của Trung tâm KN&GNLN, phỏng vấn các chủ hộ trồng rừng, dựa trên kết quả nghiên cứu đã đề xuất được các giải pháp kỹ thuật cho Keo lai
mô của các chủ hộ trên địa bàn 02 xã, huyện Thạch An
2.4.2 Phân tích và x ử lý số liệu
Đề tài sử dụng phần mềm Excel để xử lý thống kê các chỉ số theo phương pháp của Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi (2016) Trong quá trình xử lý các trị số về sinh trưởng lâm phần, cho phép được loại
bỏ những cá thể có mức độ sinh trưởng tách biệt, quá to cao, hoặc quá thấp bé
so với trị số trung bình của lâm phần
Số liệu về sinh truởng và trữ lượng lâm phần sẽ được tính toán và phân tích thông qua việc sử dụng phần mền Excel, tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của Hvn, D1.3 Vào Excel sau do nhập các số liệu về Hvn,
D1.3
- Vào hộp thoại Insert Function trong menu Formulas, để tính các chỉ
số thống kê các chỉ tiêu cần phân tích như:
- Dùng hàm SUM để tính tổng số cây điều tra, tổng chi, tổng thu
Trang 40- Dùng hàm EVERAGE để tính trị số trung bình
- Dùng hàm STDEV để tính sai tiêu chuẩn mẫu S
Để tính được hệ số biến động (CV%), cần phải tính được độ lệch chuẩn (V), sau đó tính CV% và tính phương sai (S), cụ thể:
- Tính phương sau (S) trong phần mềm Excel, sử dụng hàm VAR.S để xác định sự sai khác về sinh trưởng cho từng chỉ tiêu D1.3, Hvn, Hdc và Dt của cây trong lâm phân từ các OTC đã lập và được đo đếm cẩn thận
- Tính độ lệch chuẩn (V), sử dụng hàm STEV.P sau đó sử dụng công thức để tình CV% = V/D1.3, hoặc Hvn *100 (2.3)
Để so sánh sự khác nhau trong sinh cảnh của những dòng Keo lai khác nhau, chúng tôi dùng phương pháp kiểm tra với phân phuơng sai một nhân tố
ở lần do thứ 3, dùng cho chỉ tiêu Hvn theo bảng xếp sau:
- Tính hệ số tương quan H-D với trị số tương quan r, sử dụng hàm COREL
- Tính lượng tăng trưởng bình quân chung về chiều cao và đường kính trong thời gian sinh trưởng
Trong đó: ∆
m
H H
H = 3− 1 ;
m
D D
D= 3− 1 (2.4)
- ∆ , ∆ : Là lượng tăng truởng bình quân chung về Hvn và D1.3
- m = 15: Là khoảng thời gian từ lúc lần đo thứ nhất tới lần đo thứ sáu
- Xác lập phương trình tương quan hồi quy giữa đường kính 1,3 m và chiều cao vút ngọn; chọn OTC có hệ số tương quan H-D (r lớn nhất) tương quan rất chặt, xác định bằng phương trình đã chọn, H= a + bD1.3 bằng hàm LINEAR; Sử dụng hàm LOPE để xác định giá trị b, hàm INTERCEPT để xác định hệ số a
- Tỉnh trữ lượng lâm phần bằng công thức: M = G*Hvn x f
Trong đó: