1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường “Dự án Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6)”

95 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 5,97 MB

Cấu trúc

  • Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (9)
    • 1. Tên chủ dự án đầu tƣ (9)
    • 2. Tên dự án đầu tƣ (9)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án (10)
      • 3.1. Công suất của dự án (10)
      • 3.2. Quy trình vận hành của dự án (10)
      • 3.3. Sản phẩm của dự án đầu tƣ (11)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án (11)
      • 4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án (11)
      • 4.2. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện sử dụng của dự án (11)
      • 4.3. Nguồn cung cấp nước sử dụng của dự án (11)
      • 4.4. Nhu cầu máy móc, thiết bị phục vụ vận hành dự án (12)
        • 4.4.1. Thiết bị cơ khí thủy lực (12)
        • 4.4.2. Thiết bị cơ khí thủy công (14)
        • 4.4.3. Đấu nối vào lưới điện quốc gia, thiết bị điện (14)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tƣ (15)
      • 5.1. Mô tả tóm tắt dự án (15)
      • 5.2. Vị trí của dự án (15)
      • 5.3. Danh mục các hạng mục công trình chính của dự án (19)
        • 5.3.1. Các hạng mục công trình chính (19)
        • 5.3.2. Các hạng mục công trình phụ trợ (23)
        • 5.3.3. Các loại chất thải phát sinh của dự án và hạng mục công trình bảo vệ môi trường đã đầu tƣ (23)
      • 5.4. Sơ đồ tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở (30)
  • Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, (31)
    • 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (31)
      • 1.1. Đánh giá tác động của việc xả nước thải của dự án đến chất lượng nguồn nước (31)
      • 1.2. Đánh giá tác động của việc xả nước thải của dự án đến hệ sinh thái thủy sinh (32)
      • 1.3. Đánh giá tác động của việc xả nước thải của dự án đến các hoạt động kinh tế - xã hội (32)
      • 1.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước (32)
        • 1.4.1. Phương pháp đánh giá (32)
        • 1.4.2. Đặc điểm nguồn tiếp nhận (34)
  • Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP (36)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (36)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (36)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (39)
        • 1.2.1. Nước thải sinh hoạt (39)
        • 1.2.2. Nước thải sản xuất (43)
        • 1.2.3. Nước tháo khô nhà máy (48)
      • 1.3. Xử lý nước thải (49)
        • 1.3.1. Công trình xử lý sơ bộ nước thải nhà bếp (49)
        • 1.3.2. Công trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt khu vực WC (49)
        • 1.3.3. Công trình xử lý nước thải khu vực nhà máy (51)
        • 1.3.4. Công trình xử lý nước thải khu vực nhà ăn và nhà ở công nhân (53)
        • 1.3.5. Công trình xử lý nước thải nhiễm dầu (58)
    • 2. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải (61)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (61)
      • 3.1. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn (61)
      • 3.2. Chất thải thƣợng nguồn kéo về sau mỗi đợt mƣa lũ (62)
      • 3.3. Chất thải rắn, bùn cát bồi lắng lòng hồ (63)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (65)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (66)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (66)
      • 6.1. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với nước thải (66)
      • 6.2. Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ (67)
      • 6.3. Các biện pháp phòng ngừa sự cố vỡ đập; xả lũ khẩn cấp (69)
      • 6.4. Phòng ngừa, ứng phó sự cố trong vận hành trạm biến áp (79)
      • 6.5. Phòng ngừa, ứng phó sự cố chập điện của trạm biến áp (80)
      • 6.6. Phòng ngừa, ứng phó sự cố kẹt van, cửa nhận nước (80)
      • 6.7. Phòng ngừa, ứng phó sự cố rò rỉ dầu trong máy biến áp (80)
    • 7. Biện pháp giảm thiểu các tác động khác (80)
      • 7.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động từ điện trường, từ trường (80)
      • 7.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến chế độ dòng chảy của sông Kỳ Cùng (80)
      • 7.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái (82)
      • 7.4. Các biện pháp giảm thiểu khả năng thất thoát nước hồ chứa (83)
    • 8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (85)
  • Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (86)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (86)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (88)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (88)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (90)
      • 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (90)
      • 1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (92)
      • 1.3. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến để phối hợp thực hiện (92)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật ............................................................................................................................ 85 1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (93)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (94)
  • Chương VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (95)

Nội dung

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nƣớc của dự án .... Các loại chất thải phát sinh của dự án và hạng mục công trình bảo vệ môi trƣờng đ

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tƣ

- Tên chủ dự án: Công ty Cổ phần Tập đoàn tƣ vấn đầu tƣ xây dựng Hải Lý;

- Địa chỉ liên hệ: Số 35, đường Lê Công Thanh, Phường Hai Bà Trưng, Thành Phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Trần Đức Lý

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần có mã số doanh nghiệp: 0700100458, đăng ký lần đầu ngày 25/05/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 20/09/2017 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hà Nam cấp

- Chứng nhận đăng ký đầu tƣ số 6843834754, cấp lần đầu ngày 17/05/2007, chứng nhận thay đổi lần thứ 6 ngày 29/9/2022

- Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) số 342/UBND-KT do UBND tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 24/03/2021.

Tên dự án đầu tƣ

- Tên dự án đầu tƣ: Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6)

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tƣ: Xã Trấn Ninh, xã Song Giang, huyện Văn Quan và xã Hồng Thái, xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường như sau:

+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 74/TD- PCCC do Công an tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 26/11/2021;

+ Thông báo số 1139/SCT-QLNL ngày 21/09/2020 Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở điều chỉnh của dự án Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6), tỉnh Lạng Sơn;

+ Thông báo số 40/SCT-QLNL ngày 09/01/2023 Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật điều chỉnh của dự án Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6), tỉnh Lạng Sơn;

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 163/GP-BTNMT do Bộ tài nguyên và môi trường cấp ngày 28/09/2021;

+ Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 07/07/2021 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc Quyết định Ban hành Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6)

+ Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 09/05/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn phê duyệt phương pháp cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập công trình thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6);

+ Quyết định số 1583/QĐ-UBND ngày 05/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6);

+ Quyết định số 850/QĐ-UBND ngày 02/06/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6);

- Các quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án:

+ Quyết định số 3943/QĐ-BTNMT ngày 20/12/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6)”, công suất 13MW tại xã Trấn Ninh, xã Điềm He huyện Văn Quan và xã Hoàng Việt, xã Hồng Thái huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

- Các văn bản pháp lý liên quan tới sử dụng đất đã được phê duyệt như sau:

+ Quyết định số 2648/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn v/v thu hồi và cho Công ty cổ phần Tập đoàn tƣ vấn đầu tƣ xây dựng Hải Lý thuê đất để sử dụng vào mục đích đất xây dựng Khu đầu mối dự án Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6), tỉnh Lạng Sơn;

+ Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 30/09/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn v/v sửa đổi Quyết định số 2648/QĐ-UBND ngày 19/12/2020

+ Văn bản số 547/BC-STNMT ngày 18/8/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn báo cáo UBND tỉnh Lạng Sơn phương án giải quyết hồ sơ thuê đất vùng lòng hồ dự án Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6)

+ Hợp đồng thuê đất số 68/HĐTĐ ngày 21/12/2022 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn;

+ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số CT-05695 và CT- 05696 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 23/03/2023

- Quy mô của dự án đầu tƣ: Dự án có tổng vốn đầu tƣ là 496.318.000.000 đồng (Bốn trăm chín mươi sau tỷ ba trăm mười tám triệu đồng) thuộc dự án nhóm B quy định tại Khoản 1, Điều 9 theo Luật Đầu tƣ công.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án

3.1 Công suất của dự án

Quy mô, công suất của dự án: Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) có công suất thiết kế là 13MW, điện lƣợng trung bình năm là 43,99 triệu KWh/năm

3.2 Quy trình vận hành của dự án a Quy trình sản xuất điện Đập dâng nước kết hợp đập tràn có cửa van xả lũ được xây dựng trên sông Kỳ Cùng tạo thành hồ chứa Hồ chứa thủy điện vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm, nước từ hồ chứa được dẫn qua cửa nhận nước trong thân đập dâng bờ trái sông Kỳ Cùng với 04 khoang dẫn nước vào 02 tổ máy làm quay tuabin của nhà máy thủy điện đặt bên bờ trái sông Kỳ Cùng để phát điện Nước sau phát điện sẽ không bị thay đổi về thành phần vật lý và sinh hoá đƣợc xả trả lại sông Kỳ Cùng tại vị trí ngay sau đập Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) qua kênh xả nhà máy Nguồn điện sản xuất ra sẽ truyền tải đến trạm phân phối điện OPY 35KV ngoài trời để đấu nối với hệ thống điện trong khu vực

Khi vận hành, nhà máy sử dụng hệ thống cung cấp dầu áp lực để điều khiển tua bin, hệ thống tuần hoàn nước làm mát thiết bị và dầu bôi trơn tua bin Do vậy, nước sau khi qua nhà máy, được trả lại sông Kỳ Cùng là nước sạch, không độc hại b Quy trình vận hành hồ chứa

Hồ chứa của công trình đƣợc vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm, tận dụng tối đa nguồn nước sông Kỳ Cùng cho mục đích phát điện, chế độ phát điện theo khung giờ cao điểm, thấp điểm, bình thường, cụ thể:

- Khi lưu lượng nước về hồ > Q max phát điện (Q max = 88 m 3 /s) NMTĐ sẽ phát điện với công suất thiết kế (N LM ,0MW), lượng nước thừa sẽ xả xuống hạ lưu qua tràn

- Khi lưu lượng nước về hồ < Q max phát điện: sẽ phát điện với lưu lượng nước về hồ Trong ngày tập trung phát điện vào các khung giờ cao điểm

Trong quá trình vận hành công trình thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) phải tuân thủ Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 07/7/2021 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6), (Quyết định được đính kèm phụ lục báo cáo) và đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu hạ lưu của công trình theo quy định tại Giấy phép khai thác sử dụng nước mặt số 163/GP- BTNMT ngày 28/09/2021; Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 và Thông tƣ 64/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017;

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tƣ:

Sản phẩm của dự án là điện năng Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) có công suất thiết kế là 13MW, điện lƣợng trung bình năm là 43,99 triệu KWh/năm.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án

4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án

Nguyên liệu chính vận hành nhà máy thuỷ điện là nguồn nước từ sông Kỳ Cùng đƣợc tích vào hồ chứa để sử dụng dẫn về nhà máy phát điện

Tổng lƣợng dầu sử dụng (cả bôi trơn, làm mát, các thiết bị thuỷ lực) đƣợc tập trung ở bể dầu kín của thiết bị khoảng 4000lít Lƣợng dầu tiêu hao bổ sung hàng năm khoảng 150lít

4.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện sử dụng của dự án

- Nguồn cung cấp điện: Điện đƣợc lấy trực tiếp từ nhà máy Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6)

- Nhu cầu sử dụng điện: lƣợng điện tiêu thụ trung bình khoảng 12.000 kWh/tháng

4.3 Nguồn cung cấp nước sử dụng của dự án

Nguồn nước khai thác sử dụng: trên sông Kỳ Cùng

Nhu cầu sử dụng nước cho máy phát điện như sau:

+ Lưu lượng phát điện lớn nhất là 88,0m 3 /s;

+ Lưu lượng phát điện nhỏ nhất là 15,4 m 3 /s

Nhu cầu sử dụng nước cấp kỹ thuật (nước làm mát cho các thiết bị, tổ máy trong nhà máy) khoảng 300m 3 /h Nguồn nước được lấy tại sông Kỳ Cùng thông qua bơm ly tâm hút nước trực tiếp từ hạ lưu nhà máy, qua thiết bị lọc rồi dẫn vào đường ống chung DN150mm, dẫn tới các cụm chi tiết tổ máy bằng các đường phân nhánh cấp cho hệ thống làm mát Nước sau làm mát thiết bị đi qua hệ thống tản nhiệt được trả về sông Kỳ Cùng qua cửa xả nhà máy Tính chất, thành phần của nước thải sau làm mát không làm ảnh hưởng, thay đổi so với nước cấp đầu vào lấy tại sông Kỳ Cùng;

- Nước cấp sinh hoạt: Khi Dự án đi vào hoạt động ổn định nhu cầu nhân lực cần cho hoạt động của Dự án là 20 người Nước dùng cho hoạt động của người lao động: Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân là 60 lít/người/ngày (Nguồn:

QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, quy hoạch xây dựng) Nhƣ vậy lượng nước cấp dùng cho 20 CBCNV Nhà máy là 1,2 m 3 /ngày

- Nguồn nước cấp sinh hoạt cho khu vực nhà ở công nhân, nhà ăn lấy từ giếng khoan tại khuôn viên và nguồn cấp nước sinh hoạt tại khu vực vận hành nhà máy được lấy từ sông Kỳ Cùng (thượng lưu hồ chứa, thông qua hệ thống bể lọc) Tổng lưu lượng khai thác khoảng 2m 3 /ngày đêm

- Nguồn nước cấp sản xuất (phát điện) sử dụng nước mặt trên sông Kỳ Cùng, đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt số 163/GP-BTNMT ngày 28/09/2021 Chủ dự án cam kết và tuân thủ thực hiện đúng quy định của giấy phép khai thác sử dụng nước mặt;

- Hệ thống xử lý nước:

+ Tại khu vực nhà máy: Nước được lấy từ hồ chứa thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6), qua hệ thống bể lọc bằng phương pháp lắng lọc trọng lực với vât liệu lọc đá đá 1x2 dày 20cm, đá mạt (2-:-3)mm dày 30cm, cát vàng dày 30cm, đá 1x2 dày 20cm Nước sông qua hệ thống lọc và bể chứa BTXM (Dung tích 2m 3 ) được bơm lên bồn nước inox 2m 3 để phục vụ cấp nước rửa sinh hoạt

+ Tại khu vực nhà ăn, nhà ở công nhân: Nước từ giếng khoan tại khuôn viên dự án bơm về bể chứa nước Inox (dung tích 2 m 3 ) để phục vụ sinh hoạt, đối với nước cấp cho nấu ăn sẽ được lọc qua hệ thống máy lọc nước để sử dụng

Trường hợp gặp sự cố: Nhà máy sử dụng nước cho PCCC và rửa, vệ sinh sàn

4.4 Nhu cầu máy móc, thiết bị phục vụ vận hành dự án

4.4.1 Thiết bị cơ khí thủy lực a Tua bin thủy lực

Bảng 1 Thông số tua bin thủy lực

Thông số Ký hiệu Đơn vị Trị số

Thông số Ký hiệu Đơn vị Trị số

+ Công suất định mức tổ máy Nđm MW 6,5

+ Kiểu loại tua bin Tua bin Kaplan -

+ Công suất trên trục tua bin Nt MW 6,839

+ Số vòng quay định mức nđm vòng/phút 214,3

+ Số vòng quay lồng nl vòng/phút 428,0

+ Hiệu suất trung bình TB % 92,50

+ Lưu lượng qua tua bin QT M 3 /s 44,00 b Máy phát điện

Loại máy phát : Đồng bộ 3 pha, trục đứng Công suất biểu kiến định mức, PS : 6,875 MVA

Công suất hữu công định mức, Nmp : 6,5 MW

Hiệu suất máy phát, mp : 96,0% Điện áp định mức, Uđm : 6,3 kV

Hệ số công suất định mức Cos : 0,80

Dải dao động điện áp, U :  5%

Tần số định mức, fđm : 50 Hz

Số vòng quay định mức, nđm : 214,3 v/ph

Số vòng quay lồng, nl : 406,72 v/ph

Sơ đồ đấu pha của cuộn stato : hình sao

Mô men đà yêu cầu, GD 2 : 253,47 Tm 2

Hằng số quán tính, Ta : 4,56 sec

Trọng lƣợng máy phát ƣớc tính, GMP : 87 Tấn

Trọng lƣợng rotor ƣớc tính, GRT : 43,5 Tấn

Giải pháp làm mát : Làm mát gián tiếp bằng không khí

Nhiệt độ nước cấp cho bộ trao đổi nhiệt :  30 0 C

4.4.2 Thiết bị cơ khí thủy công

Thiết bị cơ khí thủy công đƣợc bố trí cho các hạng mục công trình sau:

Bảng 2 Thống kê thiết bị cơ khí thủy công

TT Tên hạng mục Đơn vị Số lƣợng

I THIẾT BỊ CƠ KHÍ ĐẬP TRÀN

1 Cửa van vận hành Bộ 5

2 Cửa van sửa chữa Bộ 1

4 Pa lăng điện 2x20 tấn Bộ 1

3 Khe lưới và khe gầu vớt rác Bộ 4

4 Cửa van vận hành Bộ 4

5 Thép khe van vận hành Bộ 4

6 Máy nâng thủy lực Bộ 4

7 Dầm nâng lưới chắn rác Bộ 1

8 Cầu trục chân dê 2x7,5 tấn Bộ 1

III THIẾT BỊ CƠ KHÍ HẠ LƯU

1 Cửa van sửa chữa Bộ 1

2 Dầm nâng cửa van sửa chữa Bộ 1

3 Pa lăng điện 2x5 tấn Bộ 1

4.4.3 Đấu nối vào lưới điện quốc gia, thiết bị điện:

Phương án đấu nối nhà máy thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) vào lưới điện Quốc gia đã thống nhất phương án đấu nối tại Thỏa thuận đấu nối giữa Tổng Công ty điện lực Miền Mắc và Công ty Cổ phần Tập đoàn tƣ vấn đầu tƣ xây dựng Hải Lý ngày 21/4/2020 Cụ thể quy mô công trình nhƣ sau:

- Điểm đầu: Thanh cái 35kV TBA NMTĐ Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6);

- Điểm cuối: Thanh cái 35kV TBA 110kV Đồng Đăng

- Cấp điện áp đấu nối: 35kV

Hệ thống thiết bị điện bao gồm:

- Máy phát điện xoay chiều loại đồng bộ 3 pha, điện áp định mức 6,,3K;

- Máy biến áp chính công suất 10MVA điện áp 35kV, loại 1 pha, ngâm trong dầu đặt ngoài trời;

- Hệ thống cung cấp điện tự dùng;

- Hệ thống điều khiển, giám sát và bảo vệ;

- Hệ thống thiết bị phụ (hệ thống chiếu sáng, nối đất, );

- Hệ thống báo cháy tự động;

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tƣ

5.1 Mô tả tóm tắt dự án

Dự án “Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6)” đƣợc đầu tƣ với mục đích đáp ứng đủ nhu cầu điện năng của tỉnh Lạng Sơn nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung; phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh và mang lại lợi nhuận cho Chủ dự án; Hiện nay, dự án đã đƣợc đầu tƣ xây dựng với công suất thiết kế 13MW theo Quyết định chủ trương đầu tư số 342/UBND-KT và xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ, các công trình bảo vệ môi trường; đảm bảo cho dự án đi vào vận hành thử nghiệm; Các công trình đã đƣợc xây dựng nhƣ: hồ chứa, đập dâng, cửa lấy nước, nhà máy, đường dây đấu nối, bể tự xử lý nước thải sinh hoạt, bể tách dầu, kho chứa chất thải,… Thời gian dự kiến đi vào vận hành vào quý I/2024

Căn cứ vào số thứ tự 6 (Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô lớn từ 100ha trở lên), Mục III (Dự án đầu tƣ quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường) và số thứ tự 10 (Dự án khai thác và sử dụng tài nguyên nước;) mục IV (Dự án quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường) thuộc Phụ lục III của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường (Danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3 điều 28 luật bảo vệ môi trường) thì Dự án Thuỷ điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) thuộc nhóm I và được Bộ tài nguyên và môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 3943/QĐ-BTNMT ngày 20/12/2023 Do đó, dự án thuộc đối tượng lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trình Bộ tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường Theo Điều 39 và Điều 41 của Luật bảo vệ môi trường số 71/2020/QH14

5.2 Vị trí của dự án

Dự án “Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6)” đƣợc đầu tƣ xây dựng trên sông Kỳ

Cùng thuộc địa phận xã Trấn Ninh, xã Điềm He, huyện Văn Quan; xã Hồng Thái, xã Hoàng Việt huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn với tổng diện tích đất sử dụng là 231,09ha Trong đó diện tích khu công trình đầu mối là: 15,8022 ha, diện tích lòng hồ là: 215,29 ha

Vị trí địa lý các hạng mục công trình chính của dự án theo tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 107 o 15’, múi chiếu 3 o nhƣ sau:

Hạng mục công trình Tọa độ (VN 2000, KTT 107 o 15’, MC 3 o )

(Nguồn: Công ty CP tập đoàn tư vấn đầu tư xây dựng Hải Lý)

Quy mô và hiện trạng sử dụng đất của dự án:

Dự án đƣợc xây dựng trên tổng diện tích 231,09ha Trong đó diện tích đất công trình năng lƣợng thuộc khu công trình đầu mối là: 15,80224 ha Diện tích đất có mặt nước chuyên dùng là hồ thủy điện: 215,29 ha Cụ thể như sau:

+ Khu vực công trình đập đầu mối: Căn cứ theo các Quyết định số 1574/QĐ-

UBND ngày 30/9/2022 về việc sửa đổi Quyết định số 2648/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc cho thuê đất làm khu đầu mối dự án; Hợp đồng thuê đất số 68/HĐTĐ ngày 21/12/2022 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số DL066226 và DL066732 ngày 23/3/2023 thì tổng diện tích đất thuộc khu vực đầu mối là: 158.022,4m 2 (địa bàn huyện Văn Lãng: 62.788,8m 2 ; địa bàn huyện Văn Quan: 95.233,6m 2 )

+ Khu vực lòng hồ thủy điện: Căn cứ theo văn bản số 1246/QH QHPTTNĐ-

PGĐCTĐ ngày 26/06/2023 của Cục quy hoạch và phát triển tài nguyên đất thuộc Bộ tài nguyên và môi trường đã trả lời Công văn số 612/UBND-KT ngày 24 tháng 5 năm

2023 của Quý Ủy ban về việc đề nghị hướng dẫn thuê đất và thuê đất có mặt nước để thực hiện dự án thủy điện và Thông báo số 436/TB-UBND tỉnh Lạng Sơn ngày 04/09/2023 thông báo về việc Kết luận giao ban Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh (Ngày 28/08/2023) và Báo cáo số 547/BC-STNMT ngày 18/8/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường về phương án giải quyết hồ sơ thuê đất vùng lòng hồ dự án Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) nhƣ sau:

Khu vực diện tích đất có mặt nước chuyên dùng là hồ thủy điện là: 215,29 ha UBND tỉnh nhất trí giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn tƣ vấn đầu tƣ xây dựng Hải Lý quản lý vùng lòng hồ Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích kinh doanh thủy điện theo quy định

Hình 1 Vị trí thực hiện dự án

Hình 2 Sơ đồ công trình khai thác, sử dụng nước mặt khu vực dự án

5.3 Danh mục các hạng mục công trình chính của dự án

5.3.1 Các hạng mục công trình chính a Hồ chứa

Hồ thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) đƣợc thiết kế ứng với MNDBT = 191,5m; MNLKT = 192m; diện tích lòng hồ 215,29ha, hồ có dung tích toàn bộ đạt 15,867 triệu m 3

Bảng 3 Thông số hồ chứa

TT Thông số Đơn vị Giá trị

1 Mực nước dâng bình thường MNDBT m 191,50

3 Mực nước lũ thiết kế MNLTK (p=1,5%) m 191,50

4 Mực nước lũ kiểm tra MNLKT (p=0,5%) m 192,00

5 Dung tích toàn bộ W tb 10 6 m 3 15,867

6 Dung tích hữu ích W hi 10 6 m 3 4,567

(Nguồn: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật điều chỉnh công trình thủy điện Bản Nhùng) b Đập dâng Đập dâng được lựa chọn là đập bê tông trọng lực đặt trên nền đá, mái thượng lưu thẳng đứng, mái hạ lưu m=0,75, bản thượng lưu đập và bản đáy là bê tông M200 dày 1,0m, lõi đập M150 Bao gồm đập dâng bờ trái, đập dâng bờ phải Các thông số chính của đập dâng nhƣ sau:

Bảng 4 Thông số chính đập dâng

TT Thông số Đơn vị Giá trị

1 Kết cấu BTCT M200, lõi BT M150

3 Chiều cao đập max H đmax m 13,50

4 Chiều dài theo đỉnh đập L tr m 31,50

1 Kết cấu BTCT M200, lõi BT M150

TT Thông số Đơn vị Giá trị

3 Chiều cao đập max H đmax m 22,50

4 Chiều dài theo đỉnh đập L ph m 47,10

(Nguồn: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật điều chỉnh công trình thủy điện Bản Nhùng)

Tại đập dâng, bố trí 03 ống xả dòng chảy tối thiểu (02 ống tại vai phải, 01 ống tại vai trái) kết cấu ống thép tròn đường kính D600mm, mỗi ống có cao trình ngưỡng đặt ống là 187m c Công trình xả lũ

Kiểu đập tràn xả lũ là đập tràn cửa van gồm 05 khoang xả mặt kiểu Ofixerop phi chân không, cột nước thiết kế Hm

Kết cấu đập tràn: Kết cấu đập bê tông trọng lực, đáy đập đặt trên đới IIA lòng sông, chiều sâu đào 2-10m Chiều dài đập theo tim công trình 87,50m, mặt tràn bằng bê tông M300 chống xói mòn, chiều dày trung bình lớp bê tông mặt tràn 2,5m

Bảng 5 Thông số chính đập tràn xả lũ

TT Thông số Đơn vị Giá trị

A Đập tràn xả lũ Tràn cửa van kiểu Ofixerop

1 Kết cấu BTCT M200, lõi BT M150, mặt tràn BTCT M300 Bê tông trọng lực

5 Tổng chiều dài theo đỉnh đập m 158,90

7 Chiều cao lớn nhất trụ pin 24,50

(Nguồn: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật điều chỉnh công trình thủy điện Bản Nhùng) d Công trình xả dòng chảy tối thiểu

- Cao trình ngưỡng đặt ống: 187,0m (thấp hơn mực nước chết 2m);

- Đường kính ống xả: 600mm;

- Số lƣợng: 03 ống (02 ống tại vai phải đập, 01 ống tại vai trái đập);

- Van điều tiết: Điều khiển bằng điện e Tuyến năng lƣợng

- Cửa nhận nước và gian máy

Gian máy của nhà máy thuỷ điện với cửa nhận nước được thiết kế là một khối thống nhất, đặt bên vai trái đập, kích thước trên mặt bằng 40,40m x25,90m Cao độ đáy móng tại cửa nhận nước là 170,00 m và tại đáy móng ống hút là 163,90m Thông số chính cửa nhận nước như sau:

Bảng 6 Thông số chính cửa nhận nước

TT Thông số Đơn vị Giá trị

3 Cao trình ngƣỡng cửa  ng.CLN m 182,50

4 Lưu lượng thiết kế Q tk m 3 /s 88,00

(Nguồn: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật điều chỉnh công trình thủy điện Bản Nhùng)

- Nhà máy và kênh xả

Nhà máy thủy điện: Nhà máy kiểu sau đập cấu bê tông cốt thép gồm 02 tổ máy tua bin Kaplan trục đứng đặt bên bờ trái sông Kỳ Cùng

+ Cao trình lắp máy: 171,3m, cao trình sàn lắp rap: 186,80m;

+ Lưu lượng lớn nhất 88,00m 3 /s, lưu lượng đảm bảo: 5,19m 3 /s;

+ Số tổ máy: 02 tổ; công suất lắp máy: 13MW

Kênh xả: Nối tiếp nhà máy với lòng sông Kỳ Cùng là kênh xả (dẫn) ra đƣợc giới hạn bởi tường phân dòng phía đập tràn và sân vườn bờ trái nhà máy Nối tiếp đáy các cửa ra ống hút với kênh dẫn ra là đoạn nghiêng gia cố bằng bê tông cốt thép có độ dốc 1:3 Đoạn nằm nghiêng và đoạn nằm ngang đầu kênh có chiều dài 20,80m gia cố bằng bê tông cốt thép, để loại trừ áp lực thấm ở đoạn nằm nghiêng có bố trí hệ thống lỗ thoát nước bằng các ống nhựa đặt sẵn Đoạn kênh nối tiếp với lòng sông hạ lưu có chiều rộng thay đổi từ 20m đến 6,0m, chiều dài 84,2m, cao độ đáy 170,50m đƣợc xác định từ các yêu cầu bảo đảm điều kiện thuỷ lực thuận lợi ở kênh khi khởi động các tổ máy ở mức nước nhỏ nhất phía hạ lưu cao độ 171,08m

Bảng 7 Thông số chính của nhà máy thủy điện và kênh xả

TT Thông số Đơn vị Giá trị

1 Nhà máy thuỷ điện kiểu Sau đập

2 Lưu lượng thiết kế (Q max NM ) m 3 /s 88,00

3 Lưu lượng bảo đảm qua nhà máy (Qbđ NM

4 Cao trình mực nước hạ lưu nhỏ nhất (Z Hlmin ) m 171,41

5 Cột nước lớn nhất (H max ) m 20,10

6 Cột nước nhỏ nhất (H min ) m 12,50

TT Thông số Đơn vị Giá trị

7 Cột nước tính toán (H tt ) m 17,00

8 Công suất bảo đảm (N bđ ) MW 0,35

9 Công suất lắp máy (N lm ) MW 13,00

10 Điện năng mùa mƣa (E mm ) 10 6 Kw.h 26,36

11 Điện năng mùa khô (E mk ) 10 6 Kw.h 17,63

12 Điện năng bình quân năm (E 0 ) 10 6 Kw.h 43,99

13 Giờ sử dụng công suất lắp máy (h sdNlm ) h 3384

15 Loại tua bin Kaplan- trục đứng

16 Cao trình lắp máy (lm) m 171,3

17 Cao trình sàn lắp ráp ( SLR ) m 186,80

18 Kích thước nhà máy (LxB) m 44,20 x 29

- Cao trình đáy đầu kênh xả m 170,50

- Chiều rộng đáy kênh xả m 6,0 ÷ 24,80

(Nguồn: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật điều chỉnh công trình thủy điện Bản Nhùng) e Trạm phân phối điện ngoài trời:

Trạm OPY 35KV nằm ở bờ trái sông Kỳ Cùng ở cao trình 194.0m cách tim tuyến đập khoảng 14.0m về phía hạ lưu Mặt bằng bãi có kích thước 29.5 x 16m, phần lớn diện tích trên mặt bằng là nền đất Tiếp giáp với đường vận hành lên đỉnh đập

Trên bãi OPY bố trí cột tông cốt thép lắp ghép và xà ngang kim loại cho đường dây tải điện Các gối đỡ cho thiết bị điện đƣợc làm từ các cột bê tông cốt thép lắp ghép có mặt cắt 25 x 25cm với 2,8; 3,5; 5,5 chiều cao từ các cao độ mặt đất Tại đầu các cột bê tông cốt thép có hàn các kết cấu thép và thiết bị đƣợc gối lên chúng

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường được đánh giá chi tiết và không thay đổi tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định tại Quyết định số 3943/QĐ-BTNMT ngày 20/12/2023

1.1 Đánh giá tác động của việc xả nước thải của dự án đến chất lượng nguồn nước

Theo kết quả phân tích chất lượng nước mặt, khu vực đoạn sông Kỳ Cùng - nguồn tiếp nhận của Nhà máy do Công ty Cổ phần tƣ vấn Mỏ và Xây dựng thực hiện quan trắc cho thấy chất lƣợng các mẫu đều thấp hơn giới hạn cho phép so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 Chất lượng nước mặt tại các khu vực DA sử dụng cho tưới tiêu, thủy lợi chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm

Khi nhà máy thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) đi vào hoạt động, nước thải của nhà máy sẽ được xử lý để đảm bảo chất lượng trước khi xả thải ra ngoài môi trường, các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, K q = 0,9, K f =1,2) đối với nước thải sản xuất và theo QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, K=1,2) đối với nước thải sinh hoạt Do vậy, nước thải của nhà máy ảnh hưởng không nhiều tới chất lượng nguồn tiếp nhận;

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của nhà máy có thể làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm Do vậy khi Dự án đi vào hoạt động, nhà máy sẽ kiểm soát chặt chẽ lưu lượng và chất lượng nguồn nước thải trước khi thải ra môi trường

Bảng 13 Một số tác động của các chất ô nhiễm có trong nước thải

TT Thông số Tác động

1 Các chất hữu cơ - Giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước

- Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh

2 Chất rắn lơ lửng - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh

- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh

Các vi khuẩn gây bệnh

- Nước có lẫn vi khuẩn gây bênh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, tả, lỵ

- Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột

- Tích tụ kim loại nặng trong nước làm ảnh hưởng chất lượng nguồn nước

- Tích tụ qua chuỗi sinh học, gây ảnh hưởng đến động thực vật thủy sinh

6 Váng dầu Ảnh hưởng tới chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh

1.2 Đánh giá tác động của việc xả nước thải của dự án đến hệ sinh thái thủy sinh

Tại thời điểm lập hồ sơ, hai bên bờ chủ yếu là các thảm phủ thực vật, cây bụi, hệ sinh thái thủy sinh và môi trường ở sông không thuộc loại hệ môi trường sinh thái nhạy cảm Chất lượng nước mặt nguồn tiếp nhận cũng khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong quy chuẩn của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1

Nước thải của nhà máy khi đi vào hoạt động nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, tạo ra sự tích tụ sinh học theo chiều hướng bất lợi với chuỗi thức ăn

Như đánh giá ở trên, nước thải sản xuất của nhà máy thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) sau xử lý các chỉ tiêu nằm trong mức giới hạn của QCVN 40:2011/BTNMT

(cột B, K q = 0,9, K f =1,2) và QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, K=1,2), không gây tác động ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh và môi trường sống của các loài thủy sinh (nhƣ cá, tôm,…) của nơi tiếp nhận nguồn thải

1.3 Đánh giá tác động của việc xả nước thải của dự án đến các hoạt động kinh tế - xã hội

Việc xả nước thải chưa qua xử lý vào môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, đến sức khỏe của người dân trong khu vực và lân cận, gây ra nhiều tổn thất kinh tế cho người dân và cho xã hội

Nước thải không được xử lý triệt để gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp, thông qua chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người Ô nhiễm nguồn nước không chỉ làm giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân, gây thiệt hại kinh tế mà cho toàn xã hội Việc ô nhiễm nguồn nước nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung làm biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái

1.4 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước Để đánh giá các tác động của việc xả thải của nhà máy thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) đến chất lượng nước sông Kỳ Cùng, Báo cáo đã sử dụng phương pháp đánh giá gián tiếp theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2022/TT-BNTMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của suối đƣợc thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng, kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông

1.4.1 Phương pháp đánh giá Để đánh giá sức chịu tải của sông Kỳ Cùng đối với hoạt động của nhà máy, sử dụng công thức đánh giá tại Thông tƣ 02/2022/TT-BTNMT Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông hồ:

L tn = (L tđ - L nn ) x F S Trong đó: a) L nn : tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn suối và đƣợc xác định theo công thức L nn = C nn x Q S x 86,4;

L tđ : Tải lượng tối đa của từng thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông và đƣợc xác định theo công thức Ltđ= C qc x Q S x 86,4;

C qc : Giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn sông (Tại đoạn sông

Kỳ Cùng tiếp nhận nước thải áp dụng bộ thông số Cột B1, QCVN 08- MT:2015/BTNMT)

C nn : kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt, đơn vị tính là mg/l;

Q S : lưu lượng dòng chảy tối thiểu của đoạn suối đánh giá là 3,84 m 3 /s (Theo Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt công trình thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) số 163/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 28/9/2021)

Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên b) FS: hệ số an toàn, đƣợc xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,3 đến 0,7, chọn 0,6

Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt được xác định tại vị trí mặt cắt đầu của đoạn sông đƣợc đánh giá Cụ thể:

Bảng 14 Vị trí lấy mẫu

1 NM2 22°00'13.35"N 106°35'24.40"E Nước mặt tại khu vực hạ lưu sau đập

Bảng 15 Thông số chất lƣợng nguồn tiếp nhận

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Chất lượng nước sông Kỳ Cùng

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Chất lượng nước sông Kỳ Cùng

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Bản Nhùng)

Dựa vào công thức trên và chất lƣợng sông Kỳ Cùng, tính đƣợc khả năng tiếp nhận nước thải của sông Kỳ Cùng trong bảng sau:

Bảng 16 Khả năng tiếp nhận nước thải của sông Kỳ Cùng

TT Thông số Đơn vị Khả năng tiếp nhận sông

Kỳ Cùng Đánh giá khả năng tiếp nhận

9 Tổng dầu mỡ kg/ngày 139 Còn

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Hệ thống thu gom nước mưa của khu vực tuyến đập, khu nhà máy, khu nhà làm việc được xây dựng hoàn thiện với hệ thống thu gom, thoát nước như sau:

Hình 4 Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa của nhà máy thủy điện Bản Nhùng

- Nước mưa trên mái nhà: Được thu gom bằng các đường ống uPVC D110, L m sau đó chảy xuống rãnh thoát nước mưa chảy tràn bề mặt chạy quanh khuôn viên nhà máy

- Nước mưa chảy tràn bề mặt, đường nội bộ và nước mưa mái taluy khu vực nhà máy, trạm phân phối OPY: được thu gom vào các hệ thống mương BTCT có tổng chiều dài 300m, có kích thước 0,4m x 0,4m x 0,4 m và được xử lý bằng phương pháp lắng trọng lực bằng các hố lắng có kích thước 0,8m x 0,8m x 0,8m; mương được thiết kế với độ dốc 0,3%, đáy và thành bê tông cốt thép dày 10cm, sau đó qua 01 điểm xả chảy ra sông Kỳ Cùng Tại hố ga có song chắn rác nhằm giảm rác thô, đất đá do nước mƣa kéo theo làm tắc hệ thống Có tổng cộng 6 hố ga đƣợc bố trí cách nhau trung bình 50m để làm giảm lưu tốc của dòng chảy và lắng đọng bùn đất

Hệ thống thoát nước mưa của nhà máy được vận hành theo chế độ tự chảy

Nước mưa chảy tràn sân đường

Nước mưa mái Nước mưa mái taluy

Mương bê tông, hố ga Ống uPVC D110 Điểm xả số 1: X1

Sông Kỳ Cùng Điểm xả số 3: X3 Điểm xả số 2: X2

Bảng 17 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước mưa

STT Hạng mục Thông số

1 Ống thu nước mƣa mái 01 hệ thống, ống PVC D110, L = 13m

Kết cấu: BTCT có nắp đậy Kích thước: BxLxH= 0,4m x 0,4m x 0,4m Chiều dài: 300m Độ dốc: 0,3%

Khu vực: Nhà máy, trạm OPY

Kết cấu: Mương đào Kích thước: BxLxL= 0,4m x 0,4m x 0,4m Chiều dài: 1500m Độ dốc: 0,3%

Khu vực: Nhà quản lý, nhà ở công nhân, đường quản lý vận hành

Kết cấu: BTCT Kích thước: BxLxH = 0,8m x 0,8m x 0,8m

Hình 5 Hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực đập, nhà máy

Hình 6 Hình ảnh mương thoát nước mưa khu vực tuyến đường quản lý vận hành

Hướng tiêu thoát: Toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn khu vực nhà máy thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) đƣợc tiêu thoát ra sông Kỳ Cùng thông qua 2 điểm xả:

Bảng 18 Vị trí thoát nước mưa

STT Điểm xả Vị trí

1 X1 Phía Bắc sau nhà máy thủy điện 2434140.0 431644.5

Hình 7 Hình ảnh điểm xả nước mưa

Trước mùa mưa hàng năm Công ty sẽ kiểm tra, nạo vét hệ thống dẫn nước mưa, kiểm tra phát hiện hỏng hóc để sửa chữa kịp thời, và thường xuyên kiển tra sau mỗi lần mưa lớn Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho hệ thống thoát nước mưa Không để các loại rác thải, chất thải lỏng độc hại xâm nhập vào đường thoát nước

1.2 Thu gom, thoát nước thải

1.2.1 Nước thải sinh hoạt a Công trình thu gom nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà máy (NTSH1) Điểm xả X1

Hình 8 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà máy

- Nước thải từ chậu rửa mặt, thoát sàn: được thu gom bằng đường ống PVC D42, L =3m và ống PVC D76, L=5m sau đó đấu nối vào đường ống dẫn PVC D90, L

= 80m vào hệ thống xử lý nước thải (công suất 1m 3 /ngđ) sử dụng công nghệ lọc hấp phụ và hố thấm để xử lý trước khi thải ra môi trường

- Nước thải từ nhà vệ sinh: thu gom theo đường ống PVC D90, L = 11m sau đó đấu nối vào bể tự hoại 3 ngăn (dung tích 5,5m 3 ) để xử lý sơ bộ, nước thải sau xử lý sơ bộ dẫn qua đường ống PVC D90 Lm vào hệ thống xử lý nước thải (công suất 1m 3 /ngđ) sử dụng công nghệ lọc hấp phụ và hố thấm để xử lý trước khi thải ra môi trường b Công trình thu gom nước thải sinh hoạt tại khu nhà ăn (NTSH2)

Nước thải từ Lavabo, thoát sàn

Nước thải từ nhà vệ sinh

Môi trường đất trong khuôn viên dự án

Hình 9 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà ăn

- Nước thải phát sinh từ khu vực nhà ăn, nhà bếp: được thu gom bằng rãnh đặt ống 110 đục lỗ về hộp bẫy mỡ (20l), qua đường ống PVC D110, L =5 m vào hệ thống bể Bastaf và bãi lọc ngầm trồng cây để xử lý trước khi thải ra môi trường

- Nước thải từ chậu rửa mặt, thoát sàn: được thu gom bằng đường ống PVC D110, L = 10m thu gom dẫn vào hệ thống xử lý nước thải (công suất 3m 3 /ngđ) sử dụng công nghệ bể tự hoại cải tiến Bastaf kết hợp bãi lọc ngầm trồng cây để xử lý trước khi thải ra môi trường

- Nước thải từ nhà vệ sinh: thu gom theo đường ống PVC D110, L = 11m sau đó đấu nối vào bể tự hoại 3 ngăn (dung tích mỗi bể 5,5m 3 ) để xử lý sơ bộ, nước thải sau xử lý sơ bộ dẫn qua đường ống PVC D110 L=3 m vào hệ thống xử lý nước thải (công suất 3m 3 /ngđ) sử dụng công nghệ bể tự hoại cải tiến Bastaf kết hợp bãi lọc ngầm trồng cây để xử lý trước khi thải ra môi trường

Nước thải từ nhà ăn Nước thải từ nhà vệ sinh

Bãi lọc ngầm trồng cây

Mương thoát nước cạnh dự án

Nước thải từ Lavabo, thoát sàn

PVC D110 c Công trình thu gom nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà ở công nhân (NTSH3)

Hình 10 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà ở công nhân

- Nước thải từ nhà vệ sinh: thu gom theo đường ống PVC D110, L = 5 m sau đó đấu nối vào bể tự hoại 3 ngăn (dung tích mỗi bể 5,5m 3 ) để xử lý sơ bộ, nước thải sau xử lý sơ bộ dẫn qua đường ống PVC D110 L m chảy vào hệ thống xử lý nước thải (công suất 2m 3 /ngđ) sử dụng công nghệ bể tự hoại cải tiến Bastaf kết hợp bãi lọc ngầm trồng cây, đảm bảo xử lý đạt cột B QCVN14:2008/BTNMT trước khi thải ra môi trường

- Nước thải từ chậu rửa mặt, thoát sàn: được thu gom bằng đường ống PVC D110, L = 5m thu gom dẫn vào hệ thống xử lý nước thải (công suất 2m 3 /ngđ) sử dụng công nghệ bể tự hoại cải tiến Bastaf kết hợp bãi lọc ngầm trồng cây để xử lý trước khi thải ra môi trường

Bảng 19 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước thải

STT Hạng mục Đơn vị Khối lƣợng

Nước thải từ nhà vệ sinh

Bãi lọc ngầm trồng cây

Nguốn tiếp nhận Sông Kỳ cùng

Nước thải từ Lavabo, thoát sàn

4 Tuyến ống PVC D110 m 34 d Công trình thoát nước:

- Khu nhà máy: Toàn bộ nước thải sinh hoạt khu vực nhà máy sau khi được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn, bể lọc hấp phụ và hố thấm, lượng nước thải sẽ thẩm thấu vào môi trường đất tại vị trí đặt hố thấm (đặt trong khuôn viên nhà máy)

- Khu nhà ăn: Nước thải sau xử lý tại bãi lọc ngầm trồng cây dẫn qua đường ống PVC D110 , L = 6m, i = 1%, sau đó thoát ra mương thoát nước cạnh Dự án

- Khu nhà ở công nhân: Nước thải sau xử lý tại bãi lọc ngầm trồng cây dẫn qua đường ống PVC D90, L = 30m, i = 1%, sau đó thoát ra mương sông Kỳ cùng e Điểm xả nước thải sinh hoạt sau xử lý:

Số lượng điểm: 02 điểm xả nước thải sau xử lý

Tọa độ điểm xả (hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 0 15′, múi chiếu 3 0 ):

Bảng 20 Vị trí, hình thức xả thải Điểm xả

Loại công trình điểm xả

Mương thoát nước cạnh dự án Tự chảy

Phía Nam sau khu nhà ăn

Sông Kỳ Cùng phía Bắc khu nhà ở

Chất lượng nước thải sau xử lý: Đạt QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B2 quy định giá trị thông số ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước không sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; hệ số K = 1,2

Quá trình thu gom, thoát nước thải sản xuất và nước nhiễm dầu khi có sự cố tại nhà máy nhƣ sau:

1 Nước rò rỉ từ hoạt động của nhà máy và nước thải nhiễm dầu phát sinh khi có sự cố tại nhà máy

- Công trình thu gom: Toàn bộ lượng nước thải sản xuất phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động của nhà máy, nước rò rỉ từ các tổ máy trong quá trình bảo trì bảo dưỡng/gặp sự cố và nước thải phát sinh sau quá trình chữa cháy tại nhà máy được thu gom qua rãnh thu nước có kích thước BxH = 5cmx5cm, sau đó dẫn qua ống mạ kẽm DN150, chiều dài 30m về bể thu nước nhiễm dầu (tổng dung tích bể 27m 3 ; B x L x H = 2200x2500x4900mm), sau đó dùng bơm công suất 15m 3 /h bơm lên bể tách dầu (tổng dung tích bể 8m 3 ; B x L x H = 3000x1500x1850mm, gồm 02 ngăn là ngăn tách dầu nổi và ngăn vùng đệm) tại cao trình 168,8m để xử lý sơ bộ theo nguyên tắc trọng lực Phần dầu nổi đã tách nước sơ bộ được giữ tại ngăn tách dầu sau đó được bơm dẫn về thiết bị thu gom và tách dầu nổi đưa về tank dầu thải 1,5m 3 , phần nước đã tách dầu sơ bộ tự chảy sang ngăn vùng đệm và được bơm lên thiết bị tách nước nhiễm dầu để xử lý triệt để lượng dầu lần trong nước Dầu thải sau xử lý được lưu giữ tại tank dầu thải, sau đó đơn vị có đủ chức năng đến thu gom, mang đi xử lý; phần nước sạch sạch sau xử lý được bơm xả thải ra sông Kỳ Cùng phía hạ lưu nhà máy

Các biện pháp xử lý bụi, khí thải

Khí thải phát sinh từ quá trình vận hành máy phát điện dự phòng đã đƣợc lắp đặt đồng bộ ống khói ngay trên máy phát điện (loại bỏ bụi mịn và chất khí gây ô nhiễm) Khí thải sau khi xử lý đƣợc dẫn ra khỏi Phòng dầu Diesel (phòng bố trí máy phát điện dự phòng) bằng ống xả khí D90mm bằng thép, chiều dài 2m Toạ độ vị trí xả thải: X = 2434135,24; Y = 431685,11 (theo hệ tọa độ VN 2000).

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

3.1 Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn

Giai đoạn vận hành, nhà máy thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) có 20 cán bộ nhân viên sinh hoạt, làm việc trực tiếp tại nhà máy Định mức 0,5kg/ngày/người, tương đương khối lượng chất thải phát sinh 10 kg/ngày

- Thành phần, khối lƣợng CTR

+ Thành phần chất thải sinh hoạt: rau thừa, vỏ hoa quả, thức ăn thừa,…

+ Thành phần chất thông thường: giấy bao bì, vỏ hộp, lon,

+ Khối lƣợng chất thải sinh hoạt khoảng 7 kg/ngày

+ Khối lượng chất thải thông thường khoảng 3kg/ngày

+ Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải (phát sinh từ bể tự hoại) 30kg/năm

- Vị trí khu tập kết rác thải sinh hoạt: Kho chứa chất thải sinh hoạt 28m 2 , bố trí phía sau nhà máy

- Thiết bị lưu chứa chất thải :

+ 02 thùng rác dung tích 240 lít khu vực bếp nấu ăn

+ 02 thùng rác 240 lít khu vực làm việc trong Nhà máy

+ 02 thùng 240 lít tại dọc đường nội bộ và sân thuận tiện cho việc vứt rác của CBCNV làm việc và khách đến tham quan

- Phương pháp thu gom: Chủ dự án sẽ thực hiện phân loại rác tại nguồn gồm rác thải có thể tái sử dụng nhƣ giấy bao bì, vỏ hộp, lon sẽ đƣợc thu gom vào các bao tải PE và bán cho đơn vị có nhu cầu thu mua Đối với các chất thải gồm thức ăn thừa, cây, lá, vỏ hoa quả đƣợc đƣa vào thùng chứa đặt tại khu vực nhà ăn, cuối mỗi ngày người dân địa phương đến mang về cho gia súc, gia cầm Đối với các rác thải không tái sử dụng đƣợc gồm nilon, hộp sữa, cành cây, lá cây sẽ đƣợc thu gom, tập kết tại khu vực tập trung chất thải của nhà máy hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý hàng tuần theo quy định Toàn bộ chất thải sinh hoạt đƣợc vận chuyển đổ thải vào bãi rác huyện Văn Quan

Nhà máy thực hiện Quản lý chất thải sinh hoạt tuân thủ theo quy định tại khoản 6 điều 77 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và theo quy định quản lý chất thải sinh hoạt tại Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường

Hình 25: Kho chứa chất thải sinh hoạt 3.2 Chất thải thƣợng nguồn kéo về sau mỗi đợt mƣa lũ

- Đối với rác thải trôi nổi từ thƣợng nguồn kéo về tập trung tại các vị trí trên công trình đầu mối, Chủ dự án thu gom bằng phao quây, kéo về vị trí tập kết, sau đó dùng máy đào trục vớt và đổ thành từng đống

Ngoài ra, trước cửa nhận nước của dự án đã lắp đặt 01 gàu vớt rác vớt rác trôi nổi để tránh tắc nghẽn cửa lấy nước

- Sau khi tiến hành phân loại, chất thải sẽ đƣợc xử lý nhƣ sau:

+ Cây gỗ, tre nứa phù hợp để người dân tận dụng làm chất đốt

+ Chất thải đã mục nát, cỏ, lá không thể tận thu sẽ thu gom, tập kết tại bãi lưu lưu giữ của công trình (Diện tích 37.470.36m 2 , chiều cao 0,5m, công suất chứa 18.750m 3 ), hợp đồng thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý cùng CTRSH theo quy định

- Tần suất thu dọn lòng hồ 2 lần/tháng

Hình 26: Hình ảnh phao quây của dự án

3.3 Chất thải rắn, bùn cát bồi lắng lòng hồ Đối với lƣợng đất cát, phù sa lắng đọng lòng hồ, Chủ dự án tiến hành nạo vét định kỳ phù hợp:

+ Nạo vét bằng thuyền bơm hút kết hợp vận tải bằng đường thuỷ dọc theo sông

Kỳ Cùng về khu vực tập kết trong phạm vi công trình đầu mối, sàng rửa phân loại và xúc bốc bằng máy xúc lên ô tô đi tiêu thụ

+ Máy móc, thiết bị sử dụng, gồm: Thuyền hút có gầu ngoạm: 1 cái Trạm sàng rửa, công suất 20 m 3 /h: 1 trạm Máy xúc Komatsu PC 200: 1 máy

+ Đơn vị thực hiện: Công ty cổ phần tập đoàn tƣ vấn đầu tƣ xây dựng Hải Lý

+ Thời gian thực hiện: Trong suốt thời gian vận hành nhà máy Thời gian nạo vét trong năm: Vào mùa khô hàng năm, từ 15 tháng 10 năm trước đến 15 tháng 5 năm sau Thời gian nạo vét trong ngày: Từ 7 giờ đến 17 giờ, không đƣợc nạo vét vào ban đêm

+ Phối hợp với UBND huyện Văn Lãng; Văn Quan và các đơn vị liên quan để có phương án cụ thể đảm bảo an toàn trong qúa trình thi công và công tác an toàn giao thông

+ Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các loại thuế, phí khác có liên quan theo quy định đối với khối lƣợng cát, cuội, sỏi, bùn, sét thu hồi trong qúa trình thực hiện phương án

+ Chủ dự án sẽ sử dụng lƣợng đất cát, phù sa lắng đọng lòng hồ này làm vật liệu san lấp trong địa bàn tỉnh Lạng Sơn Chủ dự án sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan để xử lý lƣợng đất đất cát, phù sa lắng đọng lòng hồ này đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Để giảm thiểu mức độ ô nhiễm hữu cơ trong thời gian tích nước, vận hành hồ thuỷ điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) cần thu dọn sạch lòng hồ đến MNDBT đạt yêu cầu

+ Dự án bố trí 01 bãi lưu giữ trong khuôn viên dự án Diện tích 37.470.36m 2 ; Chiều cao: 0,5m; Công suất chứa: 18.750m 3 Bãi lưu giữ này lưu giữ tạm thời các chất thải trong lòng hồ để cho các đơn vị có nhu cầu san lấp.

Hình 27: Hình ảnh tàu thép nạo vét của dự án

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Hiện tại Công ty đã xây dựng kho chứa CTNH tại khu vực riêng biệt

- Vị trí: Sau nhà máy thủy điện

- Diện tích xây dựng 27,5 m 2 , kích thước LxBxH = 5,5m x 5m x 4,8m

- Kết cấu kho: vách khung bằng thép, tôn bao quanh, mái tận dụng là dầm cầu giao thông đập, đảm bảo kín nắng kín mƣa, bố trí cửa khóa, cửa gắn biển tên và biển cảnh báo nền kho bằng bê tông; mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH kín, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, hạn chế gió trực tiếp vào bên trong Có thiết bị bình cứu hỏa, nội quy, tiêu lệnh PCCC, theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa

+ Kho chứa CTNH gồm: Bố trí 09 thùng chuyên dụng 240 lít, các thùng chứa có nắp đậy kín không rò rỉ, không phát tán ra môi trường và ghi nhãn mác dán trên nắp thùng theo 9 danh mục phát sinh chất thải nguy hại thường xuyên

+ Chủ dự án thực hiện lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 35 thông tư số 02/2022/BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường

- Chủ dự án ký hợp đồng với Công ty Cổ phần đầu tƣ và kỹ thuật tài nguyên và môi trường ETC thu gom và xử lý chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy theo quy định (Chi tiết hợp đồng đính kèm phụ lục báo cáo)

* Trách nhiệm của Công ty về việc lưu giữ chứng từ chuyển giao chất thải nguy hại

- Yêu cầu đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải (Công ty Cổ phần đầu tư và kỹ thuật tài nguyên và môi trường ETC) cung cấp chứng từ chuyển giao chất thải nguy hại sau mỗi lần chuyển giao CTNH

- Lưu lại các liên chứng từ chuyển giao CTNH tại Công ty trong thời gian tối thiểu 3 năm;

* Hiệu quả áp dụng các biện pháp thu gom chất thải nguy hại:

Thu gom lưu chứa được toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy, phân loại trước khi chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, đƣa đi xử lý theo quy định

Hình 28 Hình ảnh kho chất thải nguy hại của nhà máy

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của dự án:

- Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ các máy móc, thiết bị để đảm bảo máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt

- Trồng cây xanh tại khu vực nhà điều hành, khu nhà máy và các khu vực đất trống thích hợp để hạn chế tiếng ồn phát tán, làm đẹp cảnh quan môi trường

- Kiểm tra thường xuyên và siết lại các ốc, vít bị lỏng, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, phương tiện máy móc của nhà máy, nhằm hạn chế các nguồn phát sinh tiếng ồn

- Bề mặt trong của các bức tường tại cơ sở sửa chữa bảo dưỡng và khu vực hoạt động của tuabin được thiết kế với bề mặt sần sùi nhằm cách âm với môi trường ngoài, hạn chế tác động của tiếng ồn đến môi trường xung quanh

- Lắp đặt các tấm đệm làm bằng cao su hoặc xốp cho các thiết bị nhằm làm giảm chấn động do thiết bị gây nên

- Trang bị thiết bị tránh tiếng ồn cho công nhân làm việc tại những bộ phận gây ồn (nhƣ dụng cụ bịt tai)

- Máy phát điện dự phòng của dự án đƣợc gia công thêm bộ giảm tiếng ồn đặt riêng tại Phòng dầu Diesel ở cuối nhà máy, cách xa khu vực nhà quản lý vận hành để giảm thiểu tiếng ồn phát tán ra môi trường và giảm thiểu tác động đến cán bộ nhân viên tại nhà máy

 Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của dự án:

- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

6.1 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với nước thải

 Đối với thiết bị tách mỡ

- Dầu mỡ đƣợc định kỳ thu gom tuần 2 lần/tuần đƣa vào kho chứa chất thải nguy hại;

- Định kỳ 1 tuần/lần thu gom cặn lắng thiết bị tách mỡ;

 Đối với bể tự hoại

- Chủ dự án thuê đơn vị có đủ chức năng hút bùn bể tự hoại với tần suất 6 tháng/lần

- Bổ sung chế phẩm vi sinh với tần suất 3 tháng/lần

 Đối với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung

- Định kỳ kiểm tra hệ thống bơm, đường ống

- Bố trí cán bộ vận hành, theo dõi hoạt động của bể bastaf, bãi lọc ngầm trồng cây, bể lọc hấp phụ, bể tự thấm,…

- Báo cáo ngay khi phát hiện ra sự cố để khắc phục kịp thời

6.2 Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ

Hiện tại hệ thống PCCC của dự án đã đƣợc xây dựng hoàn thiện Hệ thống PCCC của nhà máy nhƣ sau:

* Hệ thống đường giao thông phục vụ chữa cháy:

- Phía ngoài công trình: có 01 lối vào, chiều rộng đường đảm bảo cho xe chữa cháy hoạt động;

- Có 01 bãi đỗ xe chữa cháy bố trí tại mặt tiếp giáp phía Tây nhà máy, ích thước 25 x 12 m; sân bàng phẳng, không có độ dốc; tải trọng bảo đảm cho xe chữa cháy hoạt động

- Nguồn nước chữa cháy: nhà máy sử dụng nguồn nước chữa cháy từ sông Kỳ Cùng

* Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan:

- Giữa các phòng và các khu vực được ngăn cách bằng tường gạch kích thước

220 mm Vật liệu trên đường thoát nạn là vật liệu không cháy

* Hệ thống lối, đường thoát nạn:

- Tại các tầng hầm có 02 lối thoát nạn, chiều rộng thông thủy vế thang 0,95 m; chiều rộng, chiều cao bậc bảo đảm, bậc thang không rẻ quạt; chiều rộng chiếu nghỉ 1,15 m; loại thang gồm 02 cầu thang loại 2; các thang thoát qua tầng 1 (cao trình 186,8); trên lối thoát nạn có đầy đủ đèn chiếu sáng sự cố;

- Tại tầng 1 có 04 lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài

* Hệ thống báo cháy tự động:

- Đã lắp đặt hệ thống báo cháy tự động gồm: Hệ thống báo cháy của hãng Chungmei (Đài Loan), gồm 01 tủ báo cháy 05 kênh; tủ báo cháy đặt tại hành lang tiếp giáp phòng điều khiển trung tâm; nút ấn, chuông, đèn báo cháy bố trí trên lối thoát nạn; đầu báo cháy đƣợc phân kênh theo thiết kế

- Đã lắp đặt trạm bơm đặt trong công trình tại cao trình 169, gồm 01 bơm điện thông số 11 kW, H = 29 - 53,5 m.c.n, Q = 36 - 90 m3/h (bơm chính); 01 bơm điện thông số 11 kW, H = 29 - 53,5 m.c.n, Q = 36 - 90 m3/h (bơm dự phòng); 01 bơm bù áp thông số 2,2 kW; 01 bình tích áp 100 L và các thiết bị phụ trợ cho trạm bơm nhƣ tủ điều khiển bơm, van báo động, công tắc dòng chảy… dùng để cung cấp nước chữa cháy cho hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

- Nguồn nước: Lấy nước từ hồ thủy điện, cấp nước cho hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, cấp nước chữa cháy ngoài nhà

- Đã lắp đặt hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà (1 trụ cấp nước chữa cháy), hệ thống chữa cháy bằng nước (hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà)

- Đã lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng khí:

+ Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200 của Công ty TNHH S-TEC VINA dùng để chữa cháy cho phòng điều khiển trung tâm và phòng điện áp thấp đặt tại cao trình 182,3

+ Trung tâm báo cháy hãng HOCHIKI có chức năng báo cháy và điều khiển xả khí tự động; cụm bình khí chữa cháy gồm 02 bình khí FM200 loại 68 L, nạp 50 kg khí/bình; có còi, đèn báo xả khí, nút nhấn xả khí, dừng xả khí; bộ kích hoạt bằng bình khí mồi; hệ thống đường ống thép D50; 04 đầu phun (03 đầu phun tại phòng điều khiển trung tâm, 01 đầu phun tại phòng điện áp thấp)

* Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn:

- Trang bị 12 đèn chiếu sáng sự cố, 08 đèn chỉ dẫn thoát nạn

* Trang bị phương tiện, trang phục cho lực lượng PCCC cơ sở:

- Công trình trang bị các loại bình gồm: 16 bình bột chữa cháy ABC loại 4 kg, 16 bình khí CO2 chữa cháy loại 3 kg đặt tại hộp đựng phương tiện các tầng

Hình 29 Hệ thống PCCC tại nhà máy 6.3 Các biện pháp phòng ngừa sự cố vỡ đập; xả lũ khẩn cấp

Biện pháp giảm thiểu tác động vỡ đập; xả lũ khẩn cấp:

- Tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa theo Quyết định số 1340/QĐ-BCT ngày 07/07/2021 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc Ban hành Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6 ;

- Thực hiện phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp Thủy điện Bản Nhùng

(Kỳ Cùng 6) theo Quyết định số 850/QĐ-UBND ngày 02/6/2023 của UBND tỉnh Lạng Sơn;

- Thực hiện phương án bảo vệ đập, hồ chứa công trình thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) theo Quyết định số 1023/QĐ-UBND ngày 04/7/2023 của UBND tỉnh Lạng Sơn;

- Chủ dự án sẽ đăng ký và báo cáo hiện trạng an toàn đập tại Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đƣa vào sử dụng;

- Chủ dự án đã hoàn thiện lập Phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập công trình Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) tại Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 09/05/2022 và Phương án cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) tại Quyết định số 1583/QĐ-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn

- Khi đi vào vận hành chính thức, chủ dự án sẽ tiến hành lập phương án phòng chống lụt bão hàng năm, có phương án và kế hoạch hành động dựa trên các phân tích tình trạng bất thường có thể xảy ra, đồng thời tiến hành diễn tập ứng phó sự cố theo kế hoạch đề ra

- Thông báo về việc vận hành đóng cửa xả lũ hoặc xả lũ khẩn cấp theo quy định, thông báo cho chính quyền địa phương và người dân khu vực hạ lưu nhằm chủ động trong mọi tình huống;

- Trong trường hợp xảy ra lũ lớn, chủ đầu tư sẽ báo ngay cho Ban phòng chống lụt bão tỉnh, Chính quyền địa phương và nhân dân vùng hạ lưu;

- Thường xuyên phổ biến cho người dân về các quy định toàn cần thực hiện, tổ chức thông báo và sơ tán kịp thời trong trường hợp phải xả lũ Đồng thời thực hiện việc bảo dƣỡng, kiểm tra định kỳ hệ thống máy móc nhằm đảm bảo luôn vận hành tốt trong trường hợp xảy ra sự cố

Kế hoạch ứng cứu sự cố môi trường:

Biện pháp giảm thiểu các tác động khác

7.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động từ điện trường, từ trường Để giảm thiểu các tác động từ điện trường, từ trường chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:

- Trang bị đầy đủ các bảo hộ lao động chuyên dụng cho cán bộ làm việc tại vị trí có cường độ điện cao Khi có mưa, sấm sét không thực hiện làm việc tại các khu vực này

- Đặt biển cảnh báo tại các khu vực điện cao thế, khu vực điện có cường độ cao và khu vực trạm OPY

- Đào tạo và hướng dẫn công nhân vận hành đảm bảo an toàn theo đúng quy định tại Quyết định 1559 EVN/KTAT ngày 21/10/1999 và QCVN 01:2008/BTC nhƣ đặt các biển cảnh báo, rào chắn, tín hiệu và các trang thiết bị bảo đảm an toàn, bảo hộ lao động trong suốt quá trình vận hành và làm việc tại Nhà máy

- Định kỳ, thực hiện quan trắc, kiểm tra, đo đạc cường độ điện trường, từ trường trong các vị trí có khả năng phát ra điện trường, từ trường

7.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến chế độ dòng chảy của sông Kỳ Cùng

Công trình Dự án đã được phê duyệt Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số

163/GP-BTNMT cấp ngày 28/09/2021 Theo đó các biện pháp giảm thiểu tác động đến chế độ dòng chảy của sông theo Giấy phép nhƣ sau:

- Chỉ được khai thác, sử dụng nước khi hồ chứa của công trình thủy diện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) được cơ quan có thẩm quyền cho phép tích nước theo quy định, sau khi hoàn thành các thủ tục liên quan đến đánh giá tác động môi trường, đất đai, giải phóng mặt bằng, trồng bù rừng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan

- Thực hiện đúng các quy định cùa quy trình vận hành hồ chứa đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ theo lệnh vận hành hồ chứa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ lụt, hạn hán thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác

- Bảo đảm duy trì lưu lượng xả thường xuyên, liên tục sau đập không nhỏ hơn 3,84m 3 /s; bảo đảm việc cấp nước cho Hệ thống cấp nước thị trấn Na sầm và 02 máy bơm thủy luân cầu Na Sầm Khi ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn có yêu cầu cấp nước gia tăng ở hạ du thì công trình thủy diện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) phải xả nước về hạ du theo yêu cầu

- Trong thời gian tích nước hoặc khi xảy ra sự cố không thể vận hành, phải có giải pháp bảo đảm nguồn nước cấp cho hệ thống cấp nước thị trấn Na sầm và 02 máy bơm thủy luân cầu Na sầm và các nhu cầu sử dụng nước khác phía hạ du công trình

- Xây dựng quy chế và phương án phối hợp vận hành với đơn vị quản lý, vận hành các công trình thủy điện và các địa phương ở khu vực thượng và hạ du trong việc bảo đảm an toàn công trình, duy trì dòng chảy tối thiểu, nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu sử dụng nước khác ở hạ du công trình theo quy định, đảm bảo an toàn công trình, điều tiết cắt, giảm lũ và đảm bảo an toàn hạ du theo quy định; cung cấp, trao đổi, cập nhật thông tin, số liệu vận hành của công trình thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6)

- Hoàn thành việc lắp đặt camera và các thiết bị quan trắc tự động để thực hiện việc quan trắc, giám sát trực tuyến mực nước hồ, lưu lượng phát điện của nhà máy, lưu lượng xả dòng chảy tối thiểu, lưu lượng xả qua tràn theo quy định; kết nối, cập nhật số liệu quan trắc tại công trình vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước

- Bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; thực hiện quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa; lập sổ theo dõi lượng nước khai thác, sử dụng và việc xả dòng chảy tối thiểu hàng ngày, tháng, năm

- Thực hiện việc thông báo, cảnh báo để bảo đảm an toàn cho người dân và các hoạt động có liên quan ờ khu vực hạ lưu đập và nhà máy trước khi vận hành xả lũ qua tràn hoặc bắt đầu vận hành xả nước qua phát điện

- Chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý tài nguyên nước ở Trung ương và địa phương; cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin, dữ liệu về hoạt động khai thác, sử dụng nước của công trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu

- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo khí lượng, thủy văn, mưa lũ lớn, lũ ống, lũ quét, lũ bùn đá, sạt lở đất, các loại hình thiên tai và xây dựng phương án để bảo đảm vận hành công trình an toàn, đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản cùa nhân dân; có trách nhiệm hỗ trợ người dân địa phương nơi xây dựng công trình

- Trường hợp gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới nguồn nước, môi trường và các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác hoặc xảy ra sự cố công trình thì phải dừng ngay việc khai thác và báo cáo kịp thời đến các cơ quan chức năng ở Trung ƣơng, địa phương để có biện pháp xử lý

- Trường hợp do vận hành công trình thủy diện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản và hoạt động sản xuất của người dân địa phương ở phía thượng và hạ lưu công trình thủy diện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) thì phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả kịp thời và bồi thường thiệt hại theo quy định cùa pháp luật

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Hiện trạng các hạng mục thuộc công trình thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) không thay đổi so với Quyết định số 3943/QĐ-BTNMT ngày 20/12/2023 của BTNMT về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6).

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

 Nguồn phát sinh nước thải: nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất cụ thể nhƣ sau:

+ Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh, lavabo khu vực nhà máy;

+ Nguồn số 2: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh, lavabo, nhà bếp khu vực nhà ăn;

+ Nguồn số 3: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh khu nhà ở công nhân;

+ Nguồn số 4: Nước thải sản xuất (nước rò rỉ nhiễm dầu từ hoạt động của nhà máy và nước thải nhiễm dầu phát sinh khi có sự cố tại nhà máy)

 Lưu lượng xả nước thải tối đa: 2,7m 3 /ngày đêm Trong đó:

+ Nguồn số 1, số 2, số 3: Nước thải sinh hoạt 1,2 m 3 /ngày đêm

+ Nguồn số 4: Nước thải sản xuất 1,5 m 3 /ngày đêm

 Dòng nước thải: 04 dòng nước thải sau xử lý Trong đó:

+ Dòng số 1: Nước thải sinh hoạt khu nhà máy (Tương ứng nguồn thải số 1) sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhận là môi trường đất theo hình thức xử lý hố thấm

+ Dòng số 2: Nước thải sinh hoạt khu nhà ăn (Tương ứng nguồn thải số 3) sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhận là mương thoát nước cạnh dự án

+ Dòng số 3: Nước thải sinh hoạt khu nhà ở công nhân (Tương ứng nguồn thải số

3) sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhận là sông Kỳ Cùng

+ Dòng số 4: Nước thải sản xuất (Tương ứng nguồn thải số 4) sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhận là sông Kỳ Cùng

 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:

+ Dòng số 1: Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - cột B, hệ số K=1,2

+ Dòng số 2: Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - cột B, hệ số K=1,2

+ Dòng số 3: Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - cột B, hệ số K=1,2

Bảng 28 Giới hạn thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

TT Thông số Đơn vị tính

Giá trị tối đa cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 120

TT Thông số Đơn vị tính

Giá trị tối đa cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 1200

7 Nitrat (NO 3 - ) (tính theo N) mg/l 60

9 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 24

10 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 12

- Dòng số 4 (nước thải sản xuất): Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - cột B, hệ số K q =0,9 và K f = 1,2

Bảng 29 Giới hạn thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất

TT Thông số Đơn vị tính

Giá trị tối đa cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

10 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 10,8

 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:

- Số lượng điểm xả: Đối với dòng thải số 1 (Nước thải sinh hoạt khu nhà máy) sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhận là môi trường đất theo hình thức xử lý hố thấm, không xả thải nên dự án có tổng 03 điểm xả nhƣ sau:

+ Điểm xả số 1: Nước thải sinh hoạt khu vực nhà ăn (tương ứng dòng thải số 2):

+ Tọa độ vị trí xả nước thải: X(m) = 2434278,56; Y(m) = 431247,08 (theo hệ tọa độ VN 2000)

+ Phương thức xả nước: Tự chảy

+ Chế độ xả: Liên tục

+ Nguồn tiếp nhận nước thải: Mương thoát nước cạnh dự án

+ Điểm xả số 2: Nước thải sinh hoạt khu vực ở công nhân (tương ứng dòng thải số 3):

+ Tọa độ vị trí xả nước thải: X(m) = 2434393,31; Y(m) = 431226,548 (theo hệ tọa độ VN 2000)

+ Phương thức xả nước: Tự chảy

+ Chế độ xả: Liên tục

+ Nguồn tiếp nhận nước thải: Sông Kỳ Cùng

+ Điểm xả số 3: Nước thải sản xuất (tương ứng dòng thải số 4)

+ Tọa độ vị trí xả nước thải: X(m) = 2.434.121,11; Y(m) = 431.696,25 (theo hệ tọa độ VN 2000)

+ Phương thức xả nước: Tự chảy

+ Chế độ xả: Gián đoạn

+ Nguồn tiếp nhận nước thải: Sông Kỳ Cùng.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

Khí thải trong giai đoạn vận hành của dự án phát sinh chủ yếu từ các phương tiện cá nhân của cán bộ nhân viên làm việc tại nhà máy và hoạt động của máy phát điện dự phòng Như đã đánh giá tại mục 2, chương III của Báo cáo, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện đều thấp hơn nhiều lần so với giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, Cột B; K p = 1,0; K v =1,4 Do đó dự án không thuộc đối tượng cấp phép môi trường đối với bụi và khí thải.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

+ Nguồn số 01: Hoạt động của tổ máy phát điện số 1 Tọa độ (theo hệ tọa độ

+ Nguồn số 02: Hoạt động của tổ máy phát điện số 2 Tọa độ (theo hệ tọa độ

+ Nguồn số 03: Hoạt động của máy phát điện dự phòng Tọa độ (theo hệ tọa độ

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của 02 tổ máy phát điện và máy phát điện dự phòng của dự án phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 30 Giá trị giới hạn đối với mức ồn và độ rung của dự án

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Giá trị giới hạn theo quy chuẩn quy định QCVN 27:2010/BTNMT

QCVN 26:2010/BTNMT (khu vực thông thường)

60 (từ 21- 6h) Ghi chú: - QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Chương V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Dự kiến thời gian vận hành thử nghiệm của dự án là: 3 tháng

Công suất vận hành trong quá trình vận hành thử nghiệm dự kiến đạt: 80%

Kế hoạch vận hành thử nghiệm của dự án đƣợc trình bày nhƣ sau:

Bảng 31 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải

TT Tên công trình hạng mục Thời gian bắt đầu

Công suất dự kiến đạt đƣợc

Sau khi đƣợc cấp giấy phép môi trường, các công trình đủ điều kiện VHTN

3 tháng sau kể từ ngày hoạt động vận hành thử nghiệm

2 02 Bãi lọc ngầm trồng cây

II Nước thải sản xuất

2 01 Hệ thống xử lý nước thải tách dầu

Thiết bị dự kiến dùng để đo, phân tích mẫu:

Bảng 32 Các thiết bị dùng để đo, phân tích mẫu

TT Tên thiết bị Model thiết bị Xuất xứ

1 Máy định vị GPS Garmin Trung Quốc

2 Máy đo PH cầm tay YSI YSI 63 YSI - Mỹ

3 Máy đo đa chỉ tiêu Handy Lab 680 Si analytics- Đức

II Trong phòng thí nghiệm

2 Cân phân tích PA-240C Ohaus

3 Máy cất đạm tự động - -

TT Tên thiết bị Model thiết bị Xuất xứ

4 Tủ hút phòng thí nghiệm - Việt Nam

5 Tủ cấy an toàn sinh học - Việt Nam

6 Nồi hấp tiệt trùng BXM-30R China

7 Tủ sấy dụng cụ UN30 Memmerts

8 Tủ ủ vi sinh IN30 Memmerts

9 Bộ đo pH, nhiệt độ để bàn Mi 190 Milwaukee

11 Bể ổn nhiệt WNB 10 Memmert

12 Cận định lƣợng - Việt Nam

13 Tủ bảo quản mẫu - Việt Nam

Các phương pháp lấy mẫu, xử lý, bảo quản và vận chuyển mẫu:

Bảng 33 Các phương pháp lấy mẫu, xử lý, bảo quản và vận chuyển mẫu

Các phương pháp phân tích mẫu:

Bảng 34 Các phương pháp phân tích nước thải

TT Thông số phân tích Phương pháp thử

1 Lưu lượng SOP/MTVP/HT02

TT Thành phần môi trường Phương pháp lấy mẫu

TT Thông số phân tích Phương pháp thử

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải

Bảng 35 Kế hoạch quan trắc chất thải trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất

TT Vị trí giám sát Thông số giám sát Tần suất giám sát Quy chuẩn so sánh

Nước thải sau xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của 02 khu vực

(nhà ăn, nhà ở công nhân), trước khi xả ra ngoài môi trường

Lưu lượng, pH, BOD 5 , TSS, tổng chất tan, Sunfua, amoni, nitrat, photphat, dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, Tổng Coliforms

02 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định

QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - cột

II Nước thải sản xuất

Nước thải tại rãnh thu trước khi vào bể chứa nước thải nhiễm dầu Lưu lượng, pH,

BOD 5 , COD, TSS, amoni, Tổng N, tổng

Lấy mẫu đơn trong giai đoạn vận hành ổn định: 01 lần QCVN

40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - cột B, hệ số K q =0,9 và K f = 1,2

03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định

Nước thải sau khi xử lý, trước khi xả ra ngoài môi trường

1.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến để phối hợp thực hiện

Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện Kế hoạch

- Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ và Tư vấn môi trường Envitech

- Địa chỉ: Số 3, ngách 35, ngõ 323 phố Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Giấy chứng nhận đủ điều kiện họat động dịch vụ quan trắc môi trường mã số VIMCERTS 164 kèm theo Giấy chứng nhận số 07/GCN - BTNMT ngày 24/06/2022 về việc Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường đối với Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ và Tư vấn môi trường Envitech

Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 85 1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Điểm b Khoản 1 Điều 97, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, quy định về hoạt động quan trắc nước thải, dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh nước thải dưới 500 m 3 /ngày (24 giờ) thì không phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải

Như vậy, dự án phát sinh nước thải với lưu lượng lớn nhất 2,7m 3 /ngày đêm không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải

 Chất thải rắn sinh hoạt

Vị trí giám sát: khu vực nhà máy, nhà ăn và nhà ở công nhân

Thông số giám sát: công tác thu gom, lưu giữ, khối lượng, chủng loại

Tần suất giám sát: Thường xuyên

Vị trí giám sát: kho chứa chất thải nguy hại

Thông số giám sát: khối lƣợng, chủng loại

Tần suất giám sát: thường xuyên

Quy định áp dụng: Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và các quy định có liên quan khác

Giám sát tài nguyên nước

Chủ dự án đã hoàn thành lắp đặt các thiết bị giám sát tự động theo quy định của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 163/GP-BTNMT (Theo Hợp đồng số 0806/2023/HĐKT/BN-WPE ngày 08/6/2023 ngày 10/7/2023 và Biên bản nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 10/7/2023) Cụ thể nhƣ sau:

- Vị trí giám sát: Trên thân đập chính

- Thiết bị: Lắp đặt thiết bị quan trắc mực nước tự động cảm biến tại thân đập (Bộ chia tín hiệu 4-20mA, Model DN21000S, sai số 0,1%) + Bộ truyền dữ liệu Datalogger + Modul wifi/Sim truyền số liệu

- Chế độ: thực hiện giám sát 01 phút/1 lần

- Vị trí giám sát: Cửa van của đường ống xả DCTT

- Thiết bị: Hệ thống giám sát đo độ mở cửa van của đường ống xả DCTT Model DN21000S, tự động tính toán dựa vào độ mở cửa van + Bộ truyền dữ liệu Datalogger + Modul wifi/Sim truyền số liệu

- Chế độ: thực hiện giám sát 01 phút/1 lần

- Vị trí: trên đường ống áp lực trước turbine (mỗi tổ máy 1 thiết bị)

- Thiết bị: Bộ chia tín hiệu 4 -20mA, Model DN21000S, hệ thống tự động tính toán lưu lượng qua nhà máy + Bộ truyền dữ liệu Datalogger + Modul wifi/Sim truyền số liệu

- Chế độ: thực hiện giám sát 01 phút/1 lần

Lưu lượng xả qua tràn xả lũ:

- Giám sát độ mở cửa tràn bằng thiết bị cảm biến đo độ mở cửa van tràn xả lũ

Số liệu thực đo được tự động truyền qua hệ thống tính toán lưu lượng xả qua tràn (đƣợc lập trình tự động tính toán dựa trên quan hệ Q~f(Z,a) khi có thông số đầu vào là độ mở cửa van và mực nước hồ)

Mực nước hạ lưu nhà máy:

- Vị trí giám sát: Sau nhà máy

- Thiết bị: Lắp đặt thiết bị quan trắc mực nước tự động cảm biến tại sau nhà máy (Bộ chia tín hiệu 4-20mA, Model DN21000S, sai số 0,1%) + Bộ truyền dữ liệu Datalogger + Modul wifi/Sim truyền số liệu

- Chế độ: thực hiện giám sát 01 phút/1 lần

Ngoài ra, để giám sát vận hành Công ty sẽ lắp đặt Camera xoay 360 Plus tại phía thượng lưu để vừa giám sát việc tràn xả lũ và giám sát xả dòng chảy tối bằng hình ảnh Các dữ liệu hình ảnh sẽ đƣợc truyền trực tiếp về máy điều khiển trung tâm đặt tại nhà máy

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Khoản 2 Điều 97, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, quy định về hoạt động quan trắc nước thải, dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh nước thải dưới 500 m 3 /ngày (24 giờ) thì không phải thực hiện quan trắc tự động, liên tục nước thải Do đó dự án không thuộc đối tƣợng phải quan trắc tự động, liên tục chất thải.

Ngày đăng: 13/03/2024, 10:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w