SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường “Dự án Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6)” (Trang 31 - 36)

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường được đánh giá chi tiết và không thay đổi tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định tại Quyết định số 3943/QĐ-BTNMT ngày 20/12/2023.

1.1. Đánh giá tác động của việc xả nước thải của dự án đến chất lượng nguồn nước

Theo kết quả phân tích chất lượng nước mặt, khu vực đoạn sông Kỳ Cùng - nguồn tiếp nhận của Nhà máy do Công ty Cổ phần tƣ vấn Mỏ và Xây dựng thực hiện quan trắc cho thấy chất lƣợng các mẫu đều thấp hơn giới hạn cho phép so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1. Chất lượng nước mặt tại các khu vực DA sử dụng cho tưới tiêu, thủy lợi chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

Khi nhà máy thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) đi vào hoạt động, nước thải của nhà máy sẽ được xử lý để đảm bảo chất lượng trước khi xả thải ra ngoài môi trường, các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, Kq = 0,9, Kf =1,2) đối với nước thải sản xuất và theo QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, K=1,2) đối với nước thải sinh hoạt. Do vậy, nước thải của nhà máy ảnh hưởng không nhiều tới chất lượng nguồn tiếp nhận;

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của nhà máy có thể làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm. Do vậy khi Dự án đi vào hoạt động, nhà máy sẽ kiểm soát chặt chẽ lưu lượng và chất lượng nguồn nước thải trước khi thải ra môi trường.

Bảng 13. Một số tác động của các chất ô nhiễm có trong nước thải

TT Thông số Tác động

1 Các chất hữu cơ - Giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước

- Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh

2 Chất rắn lơ lửng - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh 3 Các chất dinh

dƣỡng

- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh

4

Các vi khuẩn gây bệnh

- Nước có lẫn vi khuẩn gây bênh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, tả, lỵ

- Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột

5 Kim loại nặng

- Tích tụ kim loại nặng trong nước làm ảnh hưởng chất lượng nguồn nước

- Tích tụ qua chuỗi sinh học, gây ảnh hưởng đến động thực vật thủy sinh

6 Váng dầu Ảnh hưởng tới chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh

1.2. Đánh giá tác động của việc xả nước thải của dự án đến hệ sinh thái thủy sinh Tại thời điểm lập hồ sơ, hai bên bờ chủ yếu là các thảm phủ thực vật, cây bụi, hệ sinh thái thủy sinh và môi trường ở sông không thuộc loại hệ môi trường sinh thái nhạy cảm. Chất lượng nước mặt nguồn tiếp nhận cũng khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong quy chuẩn của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1.

Nước thải của nhà máy khi đi vào hoạt động nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, tạo ra sự tích tụ sinh học theo chiều hướng bất lợi với chuỗi thức ăn.

Như đánh giá ở trên, nước thải sản xuất của nhà máy thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) sau xử lý các chỉ tiêu nằm trong mức giới hạn của QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, Kq= 0,9, Kf=1,2) và QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, K=1,2), không gây tác động ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh và môi trường sống của các loài thủy sinh (nhƣ cá, tôm,…) của nơi tiếp nhận nguồn thải.

1.3. Đánh giá tác động của việc xả nước thải của dự án đến các hoạt động kinh tế - xã hội

Việc xả nước thải chưa qua xử lý vào môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, đến sức khỏe của người dân trong khu vực và lân cận, gây ra nhiều tổn thất kinh tế cho người dân và cho xã hội.

Nước thải không được xử lý triệt để gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp, thông qua chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Ô nhiễm nguồn nước không chỉ làm giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân, gây thiệt hại kinh tế mà cho toàn xã hội. Việc ô nhiễm nguồn nước nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung làm biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái.

1.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước

Để đánh giá các tác động của việc xả thải của nhà máy thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) đến chất lượng nước sông Kỳ Cùng, Báo cáo đã sử dụng phương pháp đánh giá gián tiếp theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2022/TT-BNTMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của suối đƣợc thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng, kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông.

1.4.1. Phương pháp đánh giá

Để đánh giá sức chịu tải của sông Kỳ Cùng đối với hoạt động của nhà máy, sử dụng công thức đánh giá tại Thông tƣ 02/2022/TT-BTNMT Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông hồ:

Ltn = (Ltđ - Lnn) x FS Trong đó:

a) Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của

đoạn suối và đƣợc xác định theo công thức Lnn = Cnn x QS x 86,4;

Ltđ: Tải lượng tối đa của từng thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông và đƣợc xác định theo công thức Ltđ= Cqc x QS x 86,4;

Cqc: Giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn sông (Tại đoạn sông Kỳ Cùng tiếp nhận nước thải áp dụng bộ thông số Cột B1, QCVN 08- MT:2015/BTNMT)

Cnn: kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt, đơn vị tính là mg/l;

QS: lưu lượng dòng chảy tối thiểu của đoạn suối đánh giá là 3,84 m3/s (Theo Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt công trình thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) số 163/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 28/9/2021)

Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên.

b) FS: hệ số an toàn, đƣợc xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,3 đến 0,7, chọn 0,6.

Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt được xác định tại vị trí mặt cắt đầu của đoạn sông đƣợc đánh giá. Cụ thể:

- Vị trí lấy mẫu:

Bảng 14. Vị trí lấy mẫu TT Ký hiệu

mẫu

Tọa độ WGS84

Vị trí lấy mẫu

X Y

1 NM2 22°00'13.35"N 106°35'24.40"E Nước mặt tại khu vực hạ lưu sau đập

Bảng 15. Thông số chất lƣợng nguồn tiếp nhận

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Chất lượng nước sông Kỳ Cùng

1 pH - 7,25

2 DO mg/l 5,1

3 TDS mg/l 229

4 COD mg/l 19

5 BOD5 mg/l 10

6 TSS mg/l 18

7 NH4- mg/l 0,15

8 Cl- mg/l 112

9 SO42- mg/l 53

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Chất lượng nước sông Kỳ Cùng

10 NO2- mg/l <0,015

11 NO3- mg/l 1,28

12 PO43- mg/l 0,17

13 Tổng N mg/l 12,7

14 Tổng P mg/l 1,32

15 Tổng dầu mỡ mg/l <0,3

16 Coliform MPN/100 ml 1.500

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Bản Nhùng) Dựa vào công thức trên và chất lƣợng sông Kỳ Cùng, tính đƣợc khả năng tiếp nhận nước thải của sông Kỳ Cùng trong bảng sau:

Bảng 16. Khả năng tiếp nhận nước thải của sông Kỳ Cùng TT Thông số Đơn vị Khả năng tiếp nhận sông

Kỳ Cùng

Đánh giá khả năng tiếp nhận

1 COD kg/ngày 2.190 Còn

2 BOD5 kg/ngày 995 Còn

3 TSS kg/ngày 6.370 Còn

4 NH4- kg/ngày 149 Còn

5 Cl- kg/ngày 47.378 Còn

6 NO2- kg/ngày 7 Còn

7 NO3- kg/ngày 1.736 Còn

8 PO43- kg/ngày 26 Còn

9 Tổng dầu mỡ kg/ngày 139 Còn

Theo đánh giá về hiện trạng môi trường nền khu vực dự án thì việc triển khai xây dựng dự án là hoàn toàn khả thi tuy nhiên chủ đầu tƣ dự án cần phải có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ tất cả các nguồn thải phát sinh để không gây ảnh hưởng đến môi trường chung của Khu vực.

1.4.2. Đặc điểm nguồn tiếp nhận

Công trình thuỷ điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) đƣợc xây dựng trên dòng chính sông Kỳ Cùng.

Sông Kỳ Cùng là một trong những con sông chính chảy qua tỉnh Lạng Sơn, lưu vực sông có phía Đông Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Bắc giáp với lưu vực sông

Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp với lưu vực sông Thương, sông Cầu và phía đông giáp với lưu vực sông Lục Nam. Dòng chính sông bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa thuộc huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn.

Từ đầu nguồn sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, rồi chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tại địa phận các huyện Đình Lập đến huyện Lộc Bình, Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn sông vẫn chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đến vùng giáp ranh Văn An huyện Văn Quan và Nhạc Kỳ huyện Văn Lãng sông chảy theo hướng Bắc – Nam, đến Na Sầm thuộc huyện Văn Lãng sông lại chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi ra nhập với sông Bắc Giang ở thôn Bản Nhàn xã Hùng Việt, huyện Tràng Định – tỉnh Lạng Sơn. Từ đây sông tiếp tục chảy qua huyện Tràng Định theo hướng Đông - Tây rồi đổ sang huyện Băng Tường - Trung Quốc.

Sông Kỳ Cùng có tổng diện tích lưu vực là Flv = 6660 km2, chiều dài sông là L= 243 km, sông có khoảng 26 phụ lưu cấp 1, 37 phụ lưu cấp 2, 16 phụ lưu cấp 3.

Lưu vực sông Kỳ Cùng thuộc loại địa hình miền núi thấp và đồi, trên lưu vực có nhiều núi đá vôi, độ cao lưu vực sông thấp dần từ thượng nguồn về hạ lưu, nguồn sông bắt nguồn từ vùng núi có cao độ 625m, độ cao trung bình lưu vực là 386m, lưu vực có độ dốc trung bình là 18,8 %, chiều rộng bình quân lưu vực là 50 km. Do điều kiện địa hình lưu vực sông không dốc lắm, nên lòng sông có độ dốc nhỏ, phần thượng lưu lòng sông hẹp và dốc hơn khoảng 80‰, phần hạ lưu lòng sông mở rộng hơn và độ dốc cũng nhỏ hơn 70‰. Khu vực vùng tuyến công trình lòng sông có độ dốc rất nhỏ ít có ghềnh thác, lòng sông mùa cạn khoảng 50 m, vào mùa lũ thì lòng sông lớn hơn rất nhiều (hơn 100 m).

Tính đến tuyến đập, lưu vực sông Kỳ Cùng có diện tích lưu vực là 2450km2, chiều dài sông là 160km.

Chất lượng nước nguồn tiếp nhận: Nguồn nước sông Kỳ Cùng tại khu vực tiếp nhận nước thải dùng cho mục đích làm thủy điện, tưới tiêu, thủy lợi. Chất lượng nguồn nước mặt hiện tại tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm, qua các kết quả phân tích chất lượng nước mặt các mẫu đều thấp hơn giới hạn cho phép so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT cột B1.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường “Dự án Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6)” (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)